"Chính sách đàn áp tôn giáo xuyên suốt bao nhiêu năm của nhà nước cộng sản Việt Nam"
Chánh trị sự Bùi Văn Quan : Chế độ độc tài dùng tôn giáo làm công cụ tay sai, cơ quan kinh tài và tuyên truyền.
Chánh trị sự Hứa Phi : Còn Cộng sản thì không có quyền tự do tôn giáo.
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với ông Hứa Phi, Chánh trị sự, Trưởng Ban đại diện khối Nhơn Sanh đạo Cao Đài, đồng Chủ tịch Hội đồng Liên Tôn Việt Nam, hiện đang ngụ tại Lâm Đồng ; và ông Bùi Văn Quan, Quyền Chánh Trị sự nơi Thánh thất và Điện thờ Phật Mẫu Mountain View ở Dallas, Texas, thành viên Ban Liên Hiệp môn đệ Cao Đài.
Chánh trị sự Hứa Phi và Chánh trị sự Bùi Văn Quan
Song Chi : Thưa các ông, hiện tại ở Việt Nam có bao nhiêu tổ chức/hệ phái Cao đài khác nhau, tổ chức Cao Đài nào được nhà nước cộng sản Việt Nam công nhận và cấp phép cho sinh hoạt, còn những tổ chức nào không được cấp phép ? Các tổ chức/ hệ phái này khác nhau như thế nào, hệ phái nào có số lượng tín đồ đông nhất ?
Bùi Văn Quan : Có tất cả 37 tổ chức/ hệ phái Cao Đài khác nhau. Tổ chức Cao Đài nào quốc doanh do nhà nước Cộng sản dựng lên thì được cấp phép cho sinh hoạt ; Còn Cao Đài gốc không theo nhà nước thì không được cấp phép và không được sinh hoạt.
Các tổ chức hệ phái có những nghi lễ khác nhau, kinh sách có phần sửa đổi, không giống theo Cao Đài Chơn Truyền 1926.
Hứa Phi : Đạo Cao Đài khai mở ngày rằm tháng 10 năm 1926, được cấp tư cách pháp nhân năm 1965 trong nền Đệ Nhất Cộng hòa. Trước 1975, đạo Cao Đài có nhiều chi phái khác nhau nhưng giữ đúng chơn truyền đạo. Sau 1975, một nửa vẫn giữ chơn truyền, một nửa đi theo hệ thống quốc doanh. Riêng đạo Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh, chúng tôi gọi là Đại đạo Tam Kỳ Phổ Độ Cao Đài Tòa thánh Tây Ninh hiện tại có hai hệ thống. Một là hệ thống bảo thủ chơn truyền. Hai, năm 1976, nhà nước thành lập Hội đồng Chưởng quản Cao Đài Tây Ninh, sinh hoạt theo chỉ thị, nghị định của đảng. Sau đó năm 1997 nhà nước cộng sản cấp Hiến chương cho hệ thống Cao Đài quốc doanh này, vì thế chúng ta thường gọi tắt Cao Đài 1926 và Cao Đài 1997 để phân biệt.
Tín đồ đông, ít không quan trọng, quan trọng là tâm con người hướng về Đấng Chí tôn, hướng về chơn truyền luật pháp đạo.
Từ 1978 Cộng sản chiếm Tòa thánh Tây Ninh, trên 300 thánh thất và cơ sở của đạo họ chiếm hết. Đưa qua Hội đồng Chưởng quản Cao Đài quốc doanh quản lý gần hết 300 thánh thất. Người đạo chơn truyền còn giữ được 18 thánh thất, 6 điện thờ. 18 thánh thất này ở Châu Đốc, Vĩnh Long, Gò Công, Long An, Vũng Tàu, Bình Thuận v.v.
Ngoài ra, ở từng địa phương chúng tôi mượn cơ sở của các chánh trị sự ở địa phương đó làm văn phòng phật đạo.
Song Chi : Thưa, so với hai tôn giáo khác lớn khác là Phật giáo và Công giáo/Thiên Chúa giáo, thì tình trạng đạo Cao Đài bị kiểm soát ra sao, nhẹ nhàng hơn hay hà khắc hơn ?
Bùi Văn Quan : So với hai tôn giáo lớn là Phật Giáo và Công Giáo thì tình trạng Cao Đài bị nhà nước Cộng Sản Việt Nam kiểm soát gắt gao và tàn bạo hơn.
Hứa Phi : Nói một cách khách quan, Công giáo có Tòa Thánh Vatican. Tòa thánh Vatican có một sự tương tác đối thoại rộng rãi cho nên nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ít đàn áp Công giáo. Bên Phật giáo thì có Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất. Giáo hội PGVNTN thì tu theo truyền thống của Phật Thích Ca Mâu ni, giữ đúng chơn truyền, GHPGVN thì tu theo đảng Cộng sản. Phật giáo Hòa Hảo cũng chia ra làm 2 thành phần : Phật giáo thuần túy, tu theo đúng chơn truyền của Đức Huỳnh Giáo chủ, Huỳnh Phú Sổ, còn Phật giáo Hòa Hảo đi theo Ban trị sự là đi theo đường lối của Mặt trận Tổ quốc và đảng Cộng sản Việt Nam.
Tin Lành có Tin Lành Miền Nam Việt Nam, Tin Lành Miền Bắc Việt Nam tu theo đường hướng của chế độ Cộng sản, còn Tin Lành Lutheran Việt Nam-Hoa Kỳ, Tin Lành Đấng Christ…thì không theo.
Những tổ chức nào không theo chế độ thì đều bị đàn áp hết.
Song Chi : Xin hai ông kể về một số vụ việc đàn áp cụ thể, nghiêm trọng và tàn bạo nhất của nhà nước cộng sản đối với đạo Cao Đài từ sau 30/4/1975 cho đến nay ?
Bùi Văn Quan : - Sau năm 1975, những Chức sắc Thiên phong, những chức việc bàn trị sự và tín đồ Cao Đài bị nhà cầm quyền bắt đi tù cải tạo khổ sai, thậm chí họ bị thủ tiêu cho đến bây giờ không ai biết thân xác chôn dấu nơi đâu.
- Nhà cầm quyền Việt Nam lập ra Bản án Cao Đài năm 1976 chụp mũ quy tội cho quý chức sắc tiền khai làm tay sai theo đế quốc Pháp, Nhựt, Mỹ, nên có quyết định 124 tịch thu Tòa Thánh Tây Ninh và hơn 300 Thánh thất và Điện thờ Phật Mẫu, cũng như tài sản của Đạo Cao Đài.
- Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam lập ra Chi phái Cao Đài 1997 để đồng hóa và tiêu diệt đạo Cao Đài, hầu che mắt người đạo Cao Đài, người dân Việt Nam và cộng đồng trên thế giới.
- Năm 2014, Chi phái 1997 đứng đầu ở hải ngoại là ông Trần Quang Cảnh đăng ký thương hiệu chủ quyền Đại đạo Tam Kỳ Phổ độ. Năm 2015, cơ quan quản lý cấp bằng phát minh và thương hiệu giấy phép tạm.
Khi phát hiện âm mưu, chúng tôi làm đơn khiếu nại yêu cầu Bộ Thương mại Hoa Kỳ bác đơn cầu chứng chủ quyền Đại đạo Tam Kỷ Phổ độ của ông Trần Quang Cảnh. Kết quả : tháng 7/2019, Hội đồng xét xử hủy bỏ giấy phép cầu chứng tạm.
Hứa Phi : Năm 1976 Cộng sản ra bản án Cao Đài, đưa ra 12 văn bản. Bây giờ tôi không thể kể hết 12 văn bản được, tôi kẻ vài văn bản thôi. Ví dụ thông báo số 10 : tất cả chức sắc của đạo từ cấp cơ sở tới cấp trung ương phải do nơi Nhà nước quyết định và bổ dụng.
Kế hoạch số 42 của trung ương đảng nói rằng chúng ta không phát triển tôn giáo, chúng ta để cho những người lớn tuổi từ từ chết đi thì đạo Cao Đài sẽ tiêu vong.
Nghị quyết 35 nói rằng bất cứ ai không đi theo hệ thống nhà nước sẽ bị triệt tiêu v.v.
Về những cá nhân đạo Cao Đài bị giết hại, chỉ nêu lên một số vụ thôi, ví dụ như Phối sư Trần Quang Vinh sau khi Cộng sản cưỡng chiếm miền Nam thì bị bắt rồi bị bắn ; Phối sư Thượng Trọng Thanh bị ám sát, sĩ tải Nguyễn Thành Phương, Nguyễn Thành Giảm, Trương Văn Quảng…bị bắt giam sau này chết trong tù luôn. Phái viên 307 Lê Ngọc Minh bị giam giữ và hạ độc v.v.Biết bao nhiêu người đấu tranh cho nền đạo từ năm 1975 cho đến nay chết trong lao tù cộng sản.
Song Chi : Thưa, bản thân các ông có những kinh nghiệm, trải nghiệm cá nhân nào về việc bị đàn áp, khống chế, vô hiệu hóa… này ?
Bùi Văn Quan : Chúng tôi kết hợp cùng các tín đồ nơi hải ngoại và quốc nội tham dự hằng năm với Bộ Ngoại giao, Hội Hoa kỳ, Quốc hội Hoa kỳ, những hội nghị quốc tế IFF trình những thỉnh nguyện thư tố giác nhà cầm quyền Việt Nam, yêu cầu Liên Hiệp Quốc và những nước yêu chuộng tự do nhân quyền và tín ngưỡng giúp đỡ và can thiệp. Nhà cầm quyền Việt Nam đã dùng Quyết định 124 để tịch thu cơ sở thờ phụng và kinh tế của đạo Cao Đài, nay cũng chiếu vào Quyết định này mà môn đệ Cao Đài đòi họ trả lại toàn thể chủ quyền của đạo Cao Đài mà họ đã tịch thu.
Hứa Phi : Bản thân tôi bị tù 2 lần. Bị tù 6 tháng năm 1979 khi phản đối bản án Cao Đài. Lúc đó tôi mới 24 tuổi. Người ta đưa tôi về địa phương để quản chế, khi đưa về địa phương buộc tôi phải đi lao động công ích. 1 tuần trình diện 1 lần, rồi nửa tháng, rồi 1 tháng.
Đến năm 1997 tôi lại bị tù khi phản đối việc Cộng sản Việt Nam cấp cho hệ thống Cao Đài 1997 cái Hiến chương, lấy tất cả các cơ sở đạo. 6 năm trong xà lim, rồi bị đưa đi làm công ích xã hội, tới ngày hôm nay cũng chưa có cái giấy giải chế gì hết.
Năm 1991 Việt Nam mới được Hoa Kỳ gỡ bỏ CPC (Country of Particular Concern) tôi mới được tự do chút chút. Nhưng tôi vẫn bị đi làm công ích liên tục và lúc nào cũng có công an giám sát. Nói thẳng là bị quản thúc từ hồi đó tới giờ. Ngay cả năm 2015 tôi được mời qua Thái Lan trao đổi về tình hình tôn giáo quốc tế, mới ra phi trường Tân Sơn Nhứt đã bị tịch thu hộ chiếu. Sau này những cơ quan quốc tế có mời tôi đi, chẳng hạn như gần đây nhất trao đổi tình hình tự do tôn giáo tại Indonesia, Thái Lan, New York, nhà cầm quyền không cấp lại passport, hộ chiếu cho tôi. Hình như tôi bị quản thúc suốt đời.
Song Chi : Ngoài việc sử dụng bạo lực để đàn áp, nhà nước cộng sản Việt Nam đã sử dụng những biện pháp nào để lợi dụng đạo Cao Đài, tha hóa người tu hành, gây chia rẽ giữa tôn giáo này với tôn giáo kia v.v. ? Theo hai ông, những biện pháp này có thành công không ?
Bùi Văn Quan : Cộng sản Việt Nam dùng Nghị quyết 36 gây chia rẽ, lũng đoạn, nghi kỵ giữa các cộng đồng tôn giáo và cộng đồng quốc gia. Họ dùng mồi danh lợi, quyền, sắc để khuyến dụ, ru ngủ tín đồ Cao Đài nghe theo Chi phái 1997. Nhưng biện pháp này cho kết quả không cao.
Hứa Phi : Chính sách của Cộng sản chia rẽ là cốt lõi. Họ dùng đủ mọi cách. Cho nên chúng tôi mới thành lập Hội đồng Liên tôn năm 2013, mục đích là để đoàn kết trở lại trong tinh thần không phân biệt tôn giáo để đối chọi lại mưu đồ của Cộng sản chia rẽ tôn giáo.
Rồi người ta xen vào nội tình của các tôn giáo, người ta dùng cái phẩm tước, tự vì ai cũng ham danh ham lợi, mà những người không có đủ tư cách đạo đức, ham cái danh thì dễ bị nhà cầm quyền mua chuộc. Chuyện quan trọng nhứt người ta đánh phá ở ngay trong gia đình luôn, ví dụ như con em mà có đi học, đi xin việc làm, có những vấn đề gì đó thì chế độ Cộng sản này làm khó, từ chỗ gia đình nhiều khi bất hòa với người tu hành, nếu ai vượt qua được thì mới đi vào con đường chính đáng. Vì chúng ta tu hành thì chúng ta gác bỏ chuyện gia đình qua một bên, mới phục vụ được cho đạo.
Nhưng không bao giờ thành công hết. Tại vì hiện tại chúng ta đang đấu tranh giữa cái Thiện và cái Ác. Khi Cộng sản chiếm được quyền lực rồi thì họ biến tất cả các tôn giáo đi theo con đường, kế hoạch, lý thuyết của cộng sản. Bằng mọi cách người ta phải triệt tiêu những người chân tu, dựng lên những người đi theo hướng của họ nên chúng tôi mới đấu tranh, chúng tôi phải đánh thức lương tâm, lương tri của mỗi tín đồ, chúng ta phải nhìn vào chơn truyền của mỗi tôn giáo, không để cho cộng sản lợi dụng, và chúng ta không bị lợi dụng.
Song Chi : Và trong những thủ đoạn đó, theo hai ông, thủ đoạn nào là tinh vi, thâm độc nhất ?
Bùi Văn Quan : Thủ đoạn tinh vi : Nhà nước cộng sản Việt Nam dựng lên Cao Đài quốc doanh, vừa làm công cụ vừa che mắt để lừa gạt nhân sanh và thế giới hiểu lầm rằng ở Việt Nam có tự do tôn giáo.
Thủ đoạn thâm độc : là Bản án Cao Đài để hạ uy tín các vị tiền khai nền đại đạo, đó lá án oan.
Song Chi : Xin hai ông cho một sự so sánh về chính sách tôn giáo của nhà nước Việt Nam Cộng hòa trước đây và nhà nước cộng sản Việt Nam bây giờ ? Sự khác nhau đó, nếu có, là vì sao ?
Bùi Văn Quan : Chế độ Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975 là một chế độ Hữu thần, luôn tôn trọng tự do, dân chủ, nhân quyền và tự do tín ngưỡng tôn giáo. Không xâm phạm sinh hoạt nội bộ tôn giáo. Không chiếm đoạt cơ sở thừa phượng và tài sản của các tôn giáo. Nhất là không xem vào việc phong cấp phẩm vị.
Sự khác biệt giữa Hữu thần và Vô thần : Trái lại, nhà nước cộng sản Việt Nam từ năm 1975 đến bây giờ là một chế độ độc tài, dùng tôn giáo làm công cụ tay sai, cơ quan kinh tài và tuyên truyền, nên tất cả mọi tự do dân chủ, nhân quyền từ xã hội đến tín ngưỡng tôn giáo đều bị hạn chế, phải tuân theo khuôn khổ của họ định quyết. Tài sản và các cơ sở bị chiếm đoạt, tổ chức hành chánh đạo bị xóa bỏ, phong phẩm vị do đảng Cộng sản quyết định.
Hứa Phi : Một số người cũng chê trách nền Đệ Nhất Cộng hòa, nói là Tổng thống Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo. Nếu mà đàn áp Phật giáo sao Phật giáo vẫn xuống đường biểu tình hiên ngang nọ kia, chế độ Cộng sản bây giờ Phật giáo có dám xuống đường không ? Cho nên so sánh giữa nền Đệ nhất Cộng hòa và chế độ Cộng sản chế độ nào tự do hơn ? Cho nên chúng ta phải nhìn vào lịch sử đừng để cho Cộng sản tuyên truyền, mặc dù nền Đệ Nhất Cộng hòa cũng không hoàn hảo lắm, một nền dân chủ còn phôi thai nhưng mà nó vẫn còn tốt hơn. Tới nền Đệ Nhị Cộng hòa nếu có người nói đàn áp tôn giáo tại sao biết bao nhiêu chức sắc của các tôn giáo nằm trong các cơ quan, nằm trong Quốc hội của thế chế đó. Còn bây giờ đến chế độ Cộng sản thì phải là đảng viên cộng sản mới được chứ có chức sắc tôn giáo thuần túy nào đâu.
Song Chi : Theo hai ông, tất cả những sự đàn áp, lũng đoạn mà nhà nước Việt Nam đã và đang gây ra cho đạo Cao Đài đã gây ra hậu quả gì cho sự phát triển của đạo Cao Đài ở Việt Nam ?
Bùi Văn Quan : Đại đa số tín đồ Cao Đài đã lầm lạc đi theo Cao Đài cộng sản, gây ra hậu quả trầm trọng cho sự phát triển hiện nay ở Việt Nam.
Hứa Phi : Chính sách của Cộng sản là phải tiêu diệt tôn giáo. Mỗi tôn giáo người ta có một cách tiêu diệt riêng, thí dụ như đạo Cao Đài thì bây giờ người ta lại bổ những chức sắc là đảng viên Cộng sản đi vô nắm quyền đạo, thứ hai là những cơ sở phúc lợi của đạo Cao Đài chẳng hạn như Viện Đại học, Dưỡng lão đường, Ấu Nhi Viện, cơ quan phước thiện, rồi những cơ sở của đạo… nhà cầm quyền Cộng sản triệt tiêu hết, ngay cả Đài Phát thanh của đạo Cao Đài người ta cũng xâm chiếm luôn, cho nên đạo Cao Đài bây giờ nếu mà nói truyền bá giáo lý thì chỉ có những người bảo thủ chơn truyền ở trong tộc đạo, hương đạo, đi tới từng địa phương trao đổi, hướng dẫn với nhau. Ví dụ như tôi là Trưởng Ban đại diện khối Nhơn sanh thì tôi phải có tinh thần trách nhiệm đi tới từng địa phương đưa ra giáo lý, giáo thuyết, chủ trương của nền đạo tân luật pháp chánh truyền, phải giữ đúng luật đạo như vậy. Và tôi nói với đồng đạo rằng bây giờ chúng ta muốn phục quyền hội thánh, muốn giữ nền đạo, chúng ta phải lo cho quê hương dân tộc, chúng ta phải có một chánh phủ lo cho người dân, chứ còn Cộng sản không bao giờ đạo phát triển. Tôi nói thẳng một câu là khi nào còn Cộng sản thì tất cả các tôn giáo không có quyền tự do hành đạo và đạo Cao Đài không có được phục quyền đâu.
Song Chi : Sau 2 lần, năm 2005 và năm 2006, bị liệt vào danh sách các Quốc Gia Cần Quan Tâm Đặc Biệt (Country of Particular Concern) về Tự do tôn giáo, ngày 2/12/2022 vừa qua Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lai đưa Việt Nam vào "Danh sách Theo dõi Đặc biệt" (Special Watch List) và cũng có người cho rằng với những vi phạm nghiêm trọng trong thời gian qua, lẽ ra Hoa Kỳ nên đưa Việt Nam trở lại vào danh sách CPC và có những biện pháp chế tài nghiêm khắc thì đúng hơn. Nhưng có vẻ như sự nhân nhượng, dễ dãi của chính phủ Hoa Kỳ và các nước dân chủ phương Tây về vấn đề nhân quyền đối với Việt Nam suốt một thời gian dài khiến cho tình trạng đàn áp tôn giáo ở Việt Nam không hề được cải thiện. Theo các ông, những người tu hành chân chính cũng như tất cả những ai quan tâm đến tự do tôn giáo ở Việt Nam cần phải làm gì để thúc đẩy tự do tôn giáo và bảo vệ các tôn giáo khỏi bị lũng đoạn, tha hóa ?
Bùi Văn Quan : Việt Nam là một quốc gia có Hiến pháp, Luật pháp, Việt Nam cũng đã ký kết những công pháp quốc tế, phải tôn trọng tự do, dân chủ, nhân quyền.
Chúng tôi là những nhà tu hành chân chính, cũng như những ai quan tâm đến tự do tôn giáo ở Việt Nam, nên có những báo cáo cho Hoa Kỳ, cho quốc tế những vi phạm nghiêm trọng, đàn áp khốc liệt về tôn giáo ở Việt Nam. Nếu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không cải thiện, đề nghị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nên đưa Việt Nam xứng đáng vào CPC-những quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo.
Hứa Phi : Những nước lớn thì người ta đều có tư lợi, quyền lợi của nước lớn, là một nước nhỏ đang phát triển thì mình phải có cách của mình để đấu tranh. Trên tinh thần đấu tranh thì phải kết hợp giữa con người và quyền năng thiêng liêng vì chúng ta là người tôn giáo, chúng ta phải tin tưởng tuyệt đối vào quyền năng thiêng liêng, Đức Chí tôn, Đức Chúa, Đức Phật… thì mới có thể mạnh dạn đấu tranh để tồn tại, để hướng dẫn con người giữa cái Thiện và cái Ác, chúng ta phải loại bỏ cái Ác, đi trên con đường Thiện.
Một, mọi người Việt Nam yêu nước chúng ta phải dấn thân, người ở hải ngoại thì phải liên hệ, vận động với những nước yêu chuộng tự do. Hai, trên tinh thần dân tộc chúng ta phải đoàn kết từ quốc nội tới hải ngoại. Quyết tâm của chúng ta phải loại trừ chế độ cộng sản bằng mọi cách. Nếu đất nước thoát khỏi gọng kềm Cộng sản thì quyền tự do tôn giáo sẽ có. Tôi nói thẳng không còn Cộng sản thì quyền tự do tôn giáo sẽ có, nếu còn Cộng sản thì không có quyền tự do tôn giáo.
Tại sao nhà cầm quyền CSVN muốn tiêu diệt tôn giáo ? Tại vì tôn giáo là phương hướng để hướng dẫn con người đi tới Chân, Thiện, Mỹ, tìm tới sự tự do, sự công bằng, bình đẳng xã hội, người không bóc lột người, Cộng sản rất sợ tôn giáo. Ở Việt Nam có 5 nền tôn giáo lớn, Phật giáo khoảng trên 10 triệu tín đồ, Công giáo khoảng 7 triệu, Phật giáo Hòa Hảo khoảng 7 triệu, Cao Đài khoảng 6 triệu, rồi tất cả những tôn giáo khác nữa… Vì Cộng sản sợ tôn giáo, thì mình phải lấy lập trường tôn giáo đối chọi lại.
Trước đây sự tuyên truyền của chủ nghĩa cộng sản nở rộ nơi những nước tự do, bây giờ sự tuyên truyền của Cộng sản không còn hiệu quả nữa. Hiện tại nhơn loại đang quay lưng với chế độ Cộng sản, chế độ độc tài. Người ta thấy rõ Cộng sản chỉ đem lại đói nghèo. Cho nên chúng tôi ở tại quốc nội bất cứ cực khổ như thế nào, đấu tranh bị đàn áp như thế nào thì chúng tôi cũng đặt niềm tin nơi quyền năng thiêng liêng, hồn thiêng sông núi và tinh thần của người Việt Nam chúng ta ở quốc nội và hải ngoại.
Song Chi : Chân thành cảm ơn hai ông.
Song Chi
Nguồn : RFA, 12/06/2023
Hiện nay có nhiều người viết báo, viết sách, viết chuyên đề về Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ (Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ) nói tắt là Đạo Cao Đài dùng chữ hệ phái thay cho chi phái hay dùng lẫn lộn nhau, tạo ra ấn tượng rằng hai định từ ấy có giá trị như nhau. Tháng 9-2021 Ban Tôn Giáo chính phủ xuất bản Chuyên đề 5 viết về Đạo Cao Đài cũng dùng định từ hệ phái Cao Đài thay thế cho chi phái.
Dùng định từ chi phái và hệ phái như vậy có đúng hết không ?
Theo tôi, muốn có câu trả lời chính xác phải căn cứ vào kinh sách công văn hành chánh của Hội Thánh Cao Đài đã lưu hành. Nếu Hội Thánh Cao Đài đã dùng cả hai định từ ấy dầu chỉ một lần thì cả hai cùng đúng hay chấp nhận được. Nếu Hội Thánh Cao Đài chưa từng dùng một trong hai định từ ấy thì định từ đó không đúng.
Tại sao phải căn cứ vào văn bản của Hội Thánh Cao Đài ?
Bởi vì mỗi tôn giáo có hệ thống pháp luật, giáo lý và nội qui khác nhau ; không thể lấy những khái niệm hay cách hiểu của tổ chức tôn giáo hay xã hội không phải Đạo Cao Đài gán cho Đạo Cao Đài.
Hiện nay trên xã hội có nhiều nghìn đầu sách đề danh hiệu Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ trên bìa sách, kinh sách ; vậy làm sao phân định được đầu sách nào là của Đạo Cao Đài ?
Ngay trang bìa trước kinh sách của Hội Thánh Cao Đài đều có viết câu : Hội Thánh Giữ Bản Quyền. Trang đầu có công văn của Hội Thánh kiểm duyệt hay Lời Giới Thiệu. Về thời gian xuất bản từ năm 1926 đến năm 1983. Về hình thức khi đó chưa có internet nên là bản in giấy và dùng mẫu chữ đánh máy cơ. Bất cứ một đầu sách hay công văn nào thiếu một trong những yếu tố trên thì chớ có vội tin là của Hội Thánh Cao Đài.
Căn cứ vào đâu để xác định như vậy ?
Xin thưa rằng căn cứ vào Chương trình hiến pháp của Đạo Cao Đài lập năm 1928.
Tại Điều 22 qui định : Nghiêm cấm trong Ðạo không ai đặng lấy danh Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ và dùng THIÊN ÂN, THIÊN NHÃN mà đề vào bìa Kinh sách, Bố cáo, vân vân… hay là in Thánh Tượng, Kinh sách (bán hoặc phát không) nếu Kinh sách và Thánh Tượng ấy không có trình ban kiểm duyệt xem xét trước và đóng con dấu kiểm duyệt
Ðiều thứ 23 : Ai phạm nhằm hai điều lệ trên đây thì các Kinh sách, Tượng ấy phải đem nạp cho Tổng Lý hủy bỏ. Người có lỗi ấy sẽ giao về Bình Viện phân đoán, chiếu theo điều lệ thứ 9 (Chương III)
Thảng như người ngoại Ðạo mà phạm nhằm điều lệ thứ 22 thì Quản Lý Nội Viện chạy tờ Châu Tri cho Chư Ðạo Hữu các nơi biết, mà không dùng đến Kinh sách, Tượng in sái phép ấy.
Ðiều thứ 24 : Kể từ ngày ban hành "Chương Trình Hiến Pháp" duy có một mình Hội Thánh "Cửu Trùng Ðài" được quyền in Kinh sách, Tượng để hiệu "Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ".
Một vài điểm cần lưu ý :
Những kinh sách hay công văn hành chánh nào có sau năm 1983 đều không phải của Hội Thánh Cao Đài. Bởi vì năm 1983 nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã xóa trắng Hội Thánh Cao Đài. Hiện nay chi phái 1997 che dấu thân phận thật sự của họ và ăn cắp căn cước của Đạo Cao Đài để xài nên công văn của chi phái 1997 dùng mẫu và con dấu y hệt như của Hội Thánh Cao Đài chỉ khác nhau về thời gian và mẫu chữ dùng là vi tính.
Cũng xin lưu ý trường hợp giả mạo điển hình. Bộ sách Đại Đạo Sử Cương do Hiền Tài Trần Văn Rạng biên soạn được Hội Thánh Cao Đài kiểm duyệt và cho in để lưu hành trước năm 1975. Hiện nay bộ sách nầy được đưa lên internet cũng lấy trang kiểm duyệt và giới thiệu của Hội Thánh Cao Đài để lên trước rồi bên trong thêm rất nhiều nội dung khác. Hiện nay tác giả bộ Đại Đạo Sử Cương còn sống, nhưng không thấy ông lên tiếng về việc các nội dung có thêm nầy. Do vậy người không am tường sẽ lầm tin sách trên internet ấy là của Hội Thánh Cao Đài.
Hội Thánh Cao Đài dùng chữ chi phái (1934)
Theo chỗ tìm hiểu của chúng tôi thì toàn bộ kinh sách, công văn từ năm 1926 cho đến năm 1983 Hội Thánh Cao Đài chỉ dùng chữ chi phái. Hội Thánh Cao Đài dùng định từ chi phái với ý nghĩa được xác định tại Đạo Nghị Định thứ 8 (1934).
Ðiều thứ nhứt : Những Chi Phái nào do bởi Ðại-Ðạo Tam-Kỳ Phổ-Ðộ làm gốc lập thành mà không do nơi mạng lịnh Hội Thánh, thì cả chúng sanh chẳng đặng nhìn nhận là của Chí Tôn và phải định quyết là Bàng Môn Tả Ðạo.
Theo đó có Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (nguồn gốc khai sáng) rồi mới có chi phái. Từ ngày thành lập cho đến năm 1983 Hội Thánh Cao Đài không nhìn nhận một chi phái nào là của Hội Thánh lập thành. Chúng tôi không thấy Hội Thánh Cao Đài xài chữ hệ phái, dù chỉ một lần.
Đảng Cộng sản Việt Nam dùng định từ chi phái và hệ phái.
Trong khi Hội Thánh Cao Đài chỉ dùng định từ chi phái thì Đảng Cộng sản Việt Nam dùng cả chi phái và hệ phái. Đảng Cộng sản Việt Nam dùng như vậy cho hai giai đoạn, hai kế hoạch khác nhau.
Giai đoạn xóa trắng Đạo Cao Đài : xài chữ chi phái (1978-1992).
Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh ra "Bản án Cao Đài" ngày 20/7/1978 lên án chức sắc khai đạo là tay sai của thực dân pháp và phản quốc. Hệ tư tưởng của Đạo Cao Đài là phản động. Trang 01 dòng 3 từ dưới lên và đầu trang 02 viết : Vì vậy tôn giáo Cao Đài phát triển nhanh chóng lan rộng ở một số tỉnh, tập hợp được nhiều tín đồ. Thực dân Pháp hốt hoảng, dùng chánh sách "Chia để trị" gây mâu thuẫn trong nội bộ giới cầm đầu, nên đạo Cao Đài bị phân hóa chia ra nhiều Chi phái…
Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Tây Ninh ra Quyết nghị ngày 13/12/1978, giải tán hành chánh tôn giáo Cao Đài từ trung ương đến địa phương. Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tây Ninh ra Quyết định 124 tịch thu rất nhiều tài sản tôn giáo đều xài chi phái. Đó là giai đoạn trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam giao cho tỉnh Tây Ninh tiêu diệt và xóa sổ Đạo Cao Đài.
Giai đoạn một, xài chữ chi phái là muốn xóa trắng Đạo Cao Đài theo cách bao vây Đạo Cao Đài, cô lập Tòa Thánh Tây Ninh để Đạo Cao Đài tự chết. Cuộc bao vây, cô lập thực hiện trong 14 năm bị thất bại. Đảng Cộng sản Việt Nam chuyển sang hệ phái.
Giết Đạo Cao Đài rồi lấy căn cước xài : xuất hiện hệ phái (1992)
Với bản chất tráo trở nên khi thất bại trong âm mưu xóa trắng Đạo Cao Đài, Đảng Cộng sản Việt Nam mới ra Thông báo 34 (1992) và hàng loạt các công văn hướng dẫn chỉ thị sau đó để thay đổi cách tiêu diệt Đạo Cao Đài.
Chữ hệ phái Cao Đài do Ban Chấp Hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam dùng lần đầu tiên vào ngày 14/11/1992 trong Thông Báo 34 truyền đạt ý kiến của Ban Bí Thư về chủ trương công tác đối với Đạo Cao Đài (1).
Các diễn tiến sau đó như Hướng dẫn 21 ngày 29/1/1994 của Ban Dân Vận Trung ương ; Thông Báo số 10 TB/TGCP ngày 30/12/1995 ; Kế hoạch 01 của Tỉnh ủy Đảng Cộng sản tỉnh Tây Ninh ngày 27/5/1996 ; Quyết định 42 của Tỉnh ủy Đảng Cộng sản tỉnh Tây Ninh ngày 29/5/1996 cho đến Chuyên đề 5 vào tháng 9/2021 đều xoay chung quanh Thông báo 34 (1992) của Ban Bí Thư nên đều xài chữ hệ phái Cao Đài. Các ghi nhận trên đây thể hiện Đảng Cộng sản Việt Nam đã tính toán từng giai đoạn khi tung ra chữ hệ phái trong Thông báo 34 và cả guồng máy chính trị theo đó mà nhảy múa và tung hứng.
Thông báo số 34-TB/TW (Mật) ngày 14/11/1992 của Ban chấp hành Đảng cộng sản Việt Nam
Đảng Cộng sản Việt Nam không thể ngang nhiên chiếm Tòa Thánh Tây Ninh và cho cán bộ trực tiếp quản lý Đền Thánh, Đền Thờ Phật Mẫu và các nơi tôn nghiêm của đạo. Cho nên Đảng Cộng sản Việt Nam lên kế hoạch lập chi phái tại Tòa Thánh Tây Ninh. Nhiệm vụ của chi phái nầy là làm công cụ để tiêu diệt Đạo Cao Đài và lấy căn cước của nạn nhân ra xài trước quốc tế. Đảng Cộng sản Việt Nam dùng phản đồ để diệt đạo, phản đồ được ban cho lợi ích nên hai nhóm lợi ích gặp nhau và chi phái 1997 ra đời. Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa phản đồ Nguyễn Thành Tám ra làm dân biểu quốc hội (1997-2002), Kiều Ngọc Minh, Nguyễn Văn Thọ, Phạm Thị Ngộ và hàng loạt chức sắc vào đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Năm 2021 Lê Phương Hồng ra ứng cử dân biểu quốc hội…
Như vậy chữ hệ phái Cao Đài thể hiện sự tráo trở và gian manh của Đảng Cộng sản Việt Nam : sau khi định xóa trắng đạo Cao Đài bị thất bại thì chuyển kế hoạch lập ra chi phái 1997 làm công cụ diệt đạo Cao Đài và lấy căn cước của nạn nhân ra sử dụng.
Chi phái và hệ phái khác nhau thế nào ?
Về nguồn gốc và ý nghĩa, định từ chi phái có trong hệ thống giáo lý và pháp luật đạo. Trên thực tế Hội Thánh Cao Đài dùng để chỉ những tổ chức tôn giáo có nguồn gốc từ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ lập thành mà không có mạng lịnh Hội Thánh.
Pháp luật đạo là binh khí diệt tà quyền. Đạo không thể cấm cản người tách mình ra lập thành chi phái. Nhưng Hội Thánh trang bị hệ thống pháp luật giúp người đạo nhận diện để áp dụng pháp luật vào chi phái. Đảng Cộng sản Việt Nam xài chi phái là sa vào khuôn khổ pháp luật đạo nên thất bại. Đảng Cộng sản Việt Nam nghiên cứu và thay thế bằng hệ phái để tô son trét phấn cho tay sai né tránh hệ thống pháp luật của đạo.
Định từ hệ phái Cao Đài do Đảng Cộng sản Việt Nam áp đặt cho Đạo Cao Đài, nó không có trong hệ thống pháp luật đạo nên không thể áp dụng pháp luật đạo cho hệ phái Cao Đài. Cụ thể là Đạo Nghị Định thứ 8 áp dụng cho chi phái chứ không áp dụng được cho hệ phái. Đó là cách Đảng Cộng sản Việt Nam che chắn cho tay sai là chi phái 1997. Mặt khác nó hạ thấp giá trị khai sáng ra Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ của Hội Thánh tại Tòa Thánh Tây Ninh xuống ngang hàng với các chi phái thành ra cá mè một lứa với nhau. Đảng Cộng sản Việt Nam nghiên cứu để xài chữ hệ phái Cao Đài thật là nhất cử tam tứ tiện.
Tại sao Hội Thánh Cao Đài không xài định từ hệ phái ?
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ xây dựng trên triết lý QUỐC ĐẠO. Nghĩa là đạo có tổ chức rõ ràng và nghiêm minh như cách tổ chức một quốc gia. Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ có hiến pháp là Pháp Chánh Truyền, hiến pháp có tam quyền phân lập, lập pháp, hành pháp và tư pháp minh bạch. Có hệ thống hành chánh đạo Nam và Nữ song song nhau từ trung ương đến địa phương. Kinh sách đều có sự kiểm duyệt và giữ bản quyền.
Một quốc gia có lãnh thổ, dân tộc và chính quyền. Quốc gia luôn luôn bảo vệ tính toàn vẹn và thống nhất nên không chấp nhận cho bất cứ cá nhân hay tổ chức nào tách một phần dân tộc, lãnh thổ để tạo ra một quốc gia khác.
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là Quốc Đạo nên cũng không chấp nhận cho bất cứ cá nhân nào lấy một phần nhân sự tôn giáo, lấy một số cơ sở tôn giáo để lập ra chi phái. Pháp luật đạo không chấp nhận chi phái và định quyết đó là bàng môn tả đạo.
Mục đích chúng tôi tra cứu về định từ chi phái và hệ phái là để trình chánh rằng Hội Thánh Cao Đài không xài định từ hệ phái. Trong hệ thống pháp luật và giáo lý đạo không có hệ phái.
Thượng Đế ban cho con người quyền tự do làm điều đúng và tự do làm điều sai để thể hiện phẩm hạnh trong xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam cố ý tung hỏa mù để gây lầm lẫn đó là quyền tự do của họ, chúng tôi không thể cấm cản nhà cầm quyền dùng chữ hệ phái Cao Đài.
Chúng tôi muốn thưa với những hiền nhân quân tử nghiên cứu về Đạo Cao Đài rằng định từ chi phái là của Đạo Cao Đài. Định từ hệ phái Cao Đài là của Đảng Cộng sản Việt Nam. Dầu cho vô tình dùng chữ hệ phái Cao Đài vẫn là làm hại Đạo Cao Đài và có lợi cho Đảng Cộng sản Việt Nam. Khi nghiên cứu nên căn cứ vào pháp luật, kinh sách, công văn của Hội Thánh Cao Đài để tăng độ khả tín. Chúng tôi tha thiết mong rằng xã hội có nhiều bài viết thể hiện được chân thiện mỹ để góp phần xây dựng nhân quyền, xây dựng tự do tôn giáo cho dân tộc và nhân loại.
Dương Xuân Lương
Nguồn : VNTB, 24/01/2022
(1) https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2018/04/2642-thong-bao-34.html#more
Hội nghị về Tự do Tôn giáo và Niềm tin tại khu vực Đông Nam Á là một sự kiện thường niên, được Ủy ban Cứu người Vượt biển (BPSOS) và một số tổ chức phi chính phủ (NGOs) ở Hoa Kỳ khởi xướng từ năm 2015.
AFP
Hội nghị lần thứ VII năm nay diễn ra trong hai ngày 29 và 30/11qua hình thức trực tuyến vớichủ đề" Đạo Cao Đài ở Việt Nam : thách thức và triển vọng".
Lên tiếng trong tư cách người điều hợp chương trình,Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc điều hành BPSOS, cho biết mục đích chính của Hội nghị năm nay :
"Năm nay chúng tôi chọn hình thức mới, trọng tâm là Cao Đài nhưng vẫn mang tính chất đa tôn giáo như mọi năm, nghĩa là vẫn mời những chức sắc và tín đồ của các tôn giáo khác vào để lắng nghe, chia sẻ, góp ý".
"Buổihội luận gồm có bốn tham luận đoàn. Thứ nhất tập trung vào cách nhìn của quốc tế. Thứ hai tập trung phân tích và lý giải tình cảnh đạo Cao Đài từ 1975 cho đến ngày hôm nay ;Thứbalà chia sẻ những kinh nghiệm đấu tranh, đối phó có hiệu quả trong thời gian qua và cuối cùng là tập trung hình thành một sách lược lớn để mọingười (Cao Đài)thuộc mọikhuynh hướng khác nhau, đồng ý hay không đồng ý với nhau, có thể góp ý để khôi phục lại cơ đạo. Đấy là cách thức chúng tôi thực hiện và sẽ làm y hệt như vậy đối với các tôn giáokhác".
Phát biểu tại Hội nghị, Ủy viên Anurima Bhargava của Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF)-một tổ chức không ngừng kêu gọi Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC)- nói :
"Chúng tôi lên đây để nói vềsự đàn áp tôn giáomà Cao Đàilà một trường hợp điển hình. Chính phủ Việt Nam hiện tại chỉ công nhậnnhóm Cao Đài mà họ dựng lên sau 1975, gọilà ChipháiCao Đài1997. Nhà Nước Việt Nam sử dụngChiphái1997 đểchèn ép, đàn áp những ngườitrongGiáo phái Cao Đài chơn truyền là những tín đồ độc lập"
Bà Bhargava cũng cho biết khi bà đến Việt Nam vào năm 2019, bà và những thành viên của USCIRF đã có cơ hộigặp gỡ các thành viênCao Đài độc lập. Qua đó, bà được biếtnhómtín hữu Cao Đài chơn truyềnkhông theo phái do Nhà nước ủng hộ, vẫn tiếp tục bị đàn áp. Bà nói tiếp :
"Báo cáo hàng năm của USCIRF cho thấy nhà chức trách Việt Nam hợp lực vớinhóm Cao Đài do Nhà nước ủng hộ để quấyrối, sách nhiễu các tín hữu Cao Đàichơn truyền, cốtình lấnchiếmthánh thất, đất đai, tài sản của họ, buộc họ tham gia, phục tùng nhóm Cao Đài do Nhà nước ủng hộ nếu không muốn bị trừng phạt".
"Nhữngchuyện như thế kéo dài hết năm này sang năm khác. Một trong những điều tôicảm nhận rõ từ sau chuyếnthămhồi 2019 của tôi là Cao Đài chơn truyền ở Việt Nam không được quyền thể hiện đức tin theo cách của họ. Tôi nghĩ USCIRF phảitiếp tục áp lựcViệt Nam tôn trọng tự do tôn giáo và các quyền con ngườicăn bản.USCIRFphảitiếp tục khuyến nghị chính phủMỹ đưatự do tôn giáothành yếutố không thể thiếu trong tương quan 2 quốc gia".
Tiếp lời Ủy viên Bhagava của USCIRF,Giám đốc Văn phòng Tự do Tôn giáo Thế giới, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, ông Dan Nadel cho biết :
"Báo cáo mới nhất của Bộ NgoạiGiaocho rằng từ sự việc phân rẽ đạo Cao Đài thành hai thực thể năm 1997. Nhóm Cao Đài của Nhà nước đã thực hiện những hành động đe dọa, đàn áp, khống chế những đồng đạomà họ cho là ‘phản cách mạng’. Chúng tôi thừa nhận có những hành động như vậy. Chúng tôi muốn đảm bảo rằng những tín đồ của giáo pháiCao Đài chơn truyền phải được chính phủcũng như các thành viên của giáo phái Nhà nước đối xử bình đẳng. Bất cứ điều gì liên quan mà quí vị cung cấp để chúng tôi nêu ra trong vòng đốithoại nhân quyềnsong phương với phía Việt Nam đều được chúng tôi vô cùng lưu ý".
Vẫn theo lời ông Dan Nadel,xã hội không thể thực sự tự do,lành mạnhnếumọi người không thểsống một cuộc sốngtheo lương tâm hoặc niềm tin sâu xa nhất của mình.
Đại sứJosh Douma, Đặc phái viên về Tự do Tôn giáo hay Niềm tin của chính phủ Hòa Lan, Chủtịch Liên minh vềTự do Tôn giáo hay Niềm tin, tổ chức bao gồm 33 quốc gia cam kết trên thế giới,nói rằng :
"Trong tư cáchChủ tịch Liênminh về Tự do Tôn giáo hay Niềm tin,tôi dám nóitự do tôn giáo hoặc tín ngưỡnglà điềuquan trọng đối với mọi cá nhânở khắpmọi nơi,là quyền được khắc ghi trong Tuyên ngôn Quốc tếNhân quyềncũng như trong Công ước Quốc tếvềQuyền Dân sự và Chính trị, được theo đuổi trên tất cảmọilĩnh vực củacácchính sách đối ngoại".
Đại sứ Josh Douma nhấn mạnh :
"Việt Namlà ứng viên vào một ghế tại Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc năm 2023, vì thế họ phải cải thiệnvà đảmbảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế của mìnhnhư quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng,xem xétlại Luậttín ngưỡng và tôn giáo sao chophù hợp với quốc tế".
Về những thách thức và triển vọng cho đạo Cao Đài ở Việt Nam, bà Victor Sheaha, Tuyên úy Cao Đài đầu tiên tại Hoa Kỳ,người đồng sáng lập MạngLưới Cao Đài Today,cho rằng thách thức lớn nhất của Cao Đài Việt Nam, là giữ vững niềm tin vào Giáo hộiCao Đài chính thống, đòi lại Tòa Thánh Tây Ninh trong tay Hội đồng Chưởng quản được Nhà Nước lập ra, kiên trì chống lại sự cấm đoán và phân biệt đối xử của nhà cầm quyền Việt Nam.
Góp tiếng trong hội nghị lần này còn có những vị chức sắc Cao Đài trong và ngoài nước nhưSĩ Tài Phùng Văn Phong, Tòa Thánh Tây Ninh,Lễ sanh Hương Muội, ThánhThất Mountain ViewởDallas, Texas,Chánh Trị sự Hứa Phi, Tổng đạo Đức Trọng, Châu đạo Lâm Đồng và Chánh Trị sự Nguyễn Xuân Mai ở Vĩnh Long.
Ngoài ra còn có Hòa thượng Thích Thiện Minh, từng là tù nhân tôn giáo lâu năm nhất từ 1979 đến 2005.
Nhiều quan điểm thẳng thắn, cấp thời được nêu ra, trong đó đáng chú ý nhất là ý kiếncủa nhà hoạt động Trương Minh Tam, một người có kiến thức về pháp lý :
"Dưới góc độ một chuyên gia luật thì tôi muốn đóng góp hai ý kiến. Rất mong quí vị hãy cùng với chúng tôi đọc lại cái ‘bản án’, và nếu như có cơ hội thì chúng tôi sẵn sàng cùng quí vị để tiến hành cuộc đấu tranh pháp lý trường kỳ đối với Nhà Nước Việt Nam".
Hay của Thượng tọa Thích Thông Siêu :
"Bây giờ chúng ta đitheoquá khứ, mò tìm quá khứ thì tốn rất nhiều thời gian, thế giới cũng không biết đâu mà đi theo ủng hộ mình"
"Ý thứ hailà để choBan Pháp Lý hiện tại của BPSOS, để cho thế giới nhìn nhận sự việc từ đây về sau, còn những bằng chứng quá khứ thì để đó, cần thì mình chưng ra chứ không đi theo hỏa mù của cộng sản. Cơ bản nhất là chúng ta thành lập lại từ đầu, nuôidưỡng lực lượng nòng cốt trẻ".
Quốc tế không thể can thiệp vào nội bộ một nước, thí dụ như Việt Nam, ngoại trừ biện pháp chế tài, là lời giám đốc điều hành BPSOS Nguyễn Đìn Thắng.
Tuy nhiên, ông nói tiếp, muốn có được sự ủng hộ và yểm trợ của quốc tế, cần phải có một lộ trình thực hiện năm bước, bảybước, đến từng chặng một và chỉ ra cho quốc tế biết họ có thể can thiệp và yểm trợ chúng ta ở chặng nào, bằng cách nào. Tuy vậy, ông Thắng nhìn nhận, trên tất cả, quan trọng nhất vẫn là những nỗ lực về mặt pháp lý.
Thanh Trúc
Nguồn : RFA, 01/12/2021
Tình liên đới giữa các tôn giáo và các sắc dân
Nguyễn Đình Thắng, machsongmedia, 10/08/2019
Trong cuộc tổng vận động do BPSOS tổ chức năm nay ở thủ đô Hoa Kỳ, điểm nổi bật mà nhiều người chú ý là sự kiện 2 nạn nhân bị bách hại vì lý do tôn giáo ở Việt Nam được Tổng Thống Hoa Kỳ tiếp kiến ngày 17 tháng 7. Nhưng đó lại không là điểm làm tôi hài lòng và thích thú nhất.
Với tôi, điều hài lòng và thích thú nhất là hình ảnh của đại diện cho 6 tôn giáo cùng khai mạc buổi họp khoáng đại ngày 11 tháng 7 tại hội trường của Quốc Hội Hoa Kỳ. Hình ảnh này đẹp và mang nhiều ý nghĩa.
Từ trên sân khấu nhìn xuống, tôi thấy các giới chức của Bộ Ngoại giao, của Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế, của các tổ chức nhân quyền quốc tế và cử toạ người Việt đều đứng thẳng tắp và trang nghiêm. Tôi không đọc được ý tưởng của mỗi người nhưng tin rằng họ cảm nghiệm được tinh thần trăm con cùng mẹ cha giữa các tôn giáo và giữa các sắc dân Việt Nam đang diễn ra trước mắt họ.
Lễ cầu nguyện đa tôn giáo, đa sắc dân tại Ngày Vận Động Cho Việt Nam năm 2019, ngày 11/07/2019, Quốc Hội Hoa Kỳ (ảnh BPSOS)
Và có thể, cũng như tôi, họ đã để ý thấy những cử chỉ rất nhỏ nhưng lại mang ý nghĩa rất lớn.
Vì là người đứng ở đầu cánh phải, LM Lê Quốc Thăng, Tổng thư ký Ủy ban Công lý và Hòa bình trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, được ban tổ chức trao micro để mở đầu lễ cầu nguyện chung. LM Thăng với tay trao micro lại và mời Thượng Toạ Thích Vĩnh Phước, vị sư trú trì chùa Phước Bửu, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cử hành lễ cầu nguyện. Kế đến, LM Thăng lại mời Ông Đỗ Minh Đức, đại diện Cao Đài đến từ Houston, cầu nguyện theo nghi thức của tôn giáo Cao Đài. Rồi mới đến lượt LM Thăng tiếp lời cầu nguyện.
Sau đó là anh Y Phíc Hdok, một tín đồ Tin Lành người Tây Nguyên còn rất trẻ, đã cầu nguyện bằng tiếng Ê Đê. Tôi không hiểu ngôn ngữ Ê Đê nhưng hình dung được niềm hãnh diện của những người Ê Đê ở Việt Nam và khắp nơi trên thế giới khi xem đoạn video tường thuật. Lời cầu nguyện trong ngôn ngữ của chính họ đã vang lên nơi hội trường của Quốc Hội Hoa Kỳ. Chả bù ở trong nước Việt Nam, nhiều khi họ phải cầu nguyện lén, làm lễ chui.
Kế đến là Mục Sư Tin Lành người Hmong Vàng Chí Mình. Cũng thế, MS Mình cầu nguyện bằng tiếng Hmong, không phải chỉ cho khoảng trên 200 con người đang đứng trang nghiêm trong hội trường mà còn cho tất cả những người Hmong ở Việt Nam và khắp thế giới.
Cuối cùng là anh Nguyễn Hữu Tài, em trai của tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo Nguyễn Hữu Tấn, người đã bị cắt cổ chết trong đồn công an. Anh Tài chấm dứt buổi lễ cầu nguyện chung kéo dài 10 phút.
Mười phút ngắn ngủi ấy đã thể hiện hình ảnh thật tuyệt vời về tình liên đới giữa các tôn giáo và các sắc dân của người Việt chúng ta, cả trong lẫn ngoài Việt Nam, cho các bạn bè quốc tế. Không hiểu có phải vì vậy mà những ngày sau đó, nhiều tổ chức đã hẹn gặp BPSOS để tìm hiểu thêm về tình trạng của các tôn giáo bị bách hại ở Việt Nam. Và có cả những tổ chức ở các nước khác đã đến nhờ chúng tôi hỗ trợ và tư vấn.
Phái đoàn đa tôn giáo, đa sắc tộc tiếp xúc Bộ Ngoại giao, ngày 11/07/2019 (ảnh HUJ)
Khi vận động quốc tế, chúng tôi luôn tạo cơ hội để các tôn giáo và các sắc tộc người Việt thể hiện tình liên đới. Khi chúng ta còn thờ ơ với nhau thì lẽ nào quốc tế lại vồn vã với mình ?
Tôi mong rằng buổi lễ cầu nguyện chung ngày hôm ấy không chỉ là hình ảnh biểu tượng một lần rồi thôi, mà là sự thể hiện truyền thống ăn sâu trong tâm khảm mỗi người Việt chúng ta về tình liên đới bất luận tôn giáo, sắc dân, vùng miền. Chúng ta phải sống thực như vậy từng giờ, từng phút.
Trong tinh thần đó, tôi nhắc những người đã từng sinh hoạt với BPSOS từ bấy lâu nay, bất luận thuộc tôn giáo nào hoặc sắc dân nào, có bận lắm thì cũng đừng quên gửi đến các anh chị em của mình theo Đạo Cao Đài lời chúc mừng, mừng họ đã bảo vệ thành công danh hiệu của tôn giáo trước âm mưu chiếm hữu bởi một tổ chức quốc doanh.
Lời chúc mừng đến từ quý vị có khi còn ý nghĩa hơn là những lời chúc tụng giữa các tín đồ Cao Đài với nhau trong lúc này.
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch BPSOS
Nguồn : machsongmedia, 10/08/2019
****************
Đạo Cao Đài : thắng lợi pháp lý về danh hiệu tôn giáo
Nguyễn Đình Thắng, machsongmedia, 09/08/2019
Chúc mừng thắng lợi pháp lý để bảo vệ danh hiệu của tôn giáo mình
Tôi chúc mừng tất cả các tín đồ Cao Đài ở trong và ngoài Việt Nam về quyết định của Bộ Thương mại Hoa Kỳ hủy giấy phép đã cấp cho Chi Phái 1997 độc quyền sở hữu danh hiệu chung của đạo Cao Đài. Thành quả này có được là do một số tín đồ Cao Đài đã đổ nhiều công sức, tài chính, và tâm huyết trong hơn một năm qua, bất chấp những điều tiếng và sự đánh phá đến từ nhiều phía.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ hủy giấy phép đã cấp cho Chi Phái 1997 (Cao Đài giả) độc quyền sở hữu danh hiệu chung của đạo Cao Đài.
Trước hết và trên hết, thành quả này mang ý nghĩa lịch sử. Qua vụ kiện, nay toàn bộ hồ sơ chứng minh danh hiệu chung của toàn đạo Cao Đài được lưu trữ vĩnh viễn trong văn khố của Phòng Quản lý các Phát minh và Thương hiệu thuộc Bộ Thương mại Hoa Kỳ. Nghĩa là sẽ không bất kỳ ai có thể cầu chứng tên chung của đạo Cao Đài làm thương hiệu riêng được nữa. Đây là một kỳ tích trong nỗ lực bảo vệ cơ đạo của quý vị.
Một ý nghĩa không kém quan trọng là, cơ quan có thẩm quyền của Hoa Kỳ đã phán quyết rằng tổ chức do Đảng cộng sản Việt Nam dựng lên năm 1997 không là đạo Cao Đài, dù nó đã đổi tên cho gần giống với đạo Cao Đài để rồi mạo nhận là đạo Cao Đài. Phán quyết có hiệu lực quốc tế này là căn cứ pháp lý để phân định sự khác biệt giữa Chi Phái 1997 và đạo Cao Đài.
Ý nghĩa thứ ba là, văn bản phán quyết này sẽ giúp quốc tế hiểu rằng Chi Phái 1997 được Đảng cộng sản Việt Nam dựng lên để diệt đạo Cao Đài qua kế sách mạo nhận là đạo Cao Đài để rồi chiếm đóng Tòa Thánh Cao Đài, đánh chiếm hầu hết các Thánh Thất Cao Đài, và ép các tín đồ Cao Đài phải tùng phục.
Với các ý nghĩa trên, vụ kiện thành công vừa rồi là một khúc ngoặt trên con đường mà quý vị đang dấn bước để bảo vệ tôn giáo của mình. Đây là lúc mọi tín đồ Cao Đài chân chính cần vượt qua những khác biệt đang có để dốc sức nhằm đạt cho kỳ được các mục tiêu chung sau đây :
1. Củng cố niềm tin và quyết tâm của các tín đồ Cao Đài ở trong và ngoài nước ;
2. Ở trong nước, nhanh chóng tập hợp và tổ chức các đồng đạo thành từng đơn vị đủ vững chãi để đẩy lùi áp lực từ Chi Phái 1997 ;
3. Ở trong nước, làm sáng tỏ bản chất của Chi Phái 1997 đối với các tín đồ còn mù mờ ;
4. Ở ngoài ngước, vận động thêm sự hậu thuẫn của quốc tế.
Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ mọi nhóm tín đồ Cao Đài với thực tâm bảo vệ cho quyền tự do tôn giáo của chính mình và của đồng đạo, kể cả những nhóm có thể đang không hợp tác hoặc đang mâu thuẫn với nhau.
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch BPSOS
Nguồn : machsongmedia, 09/08/2019
Trong khi các nhóm Cao Đài độc lập ở hải ngoại bị tản lực thì một nhóm người xoay chiều đã lẳng lặng cầu chứng thương hiệu "Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh" với chính quyền Liên Bang Hoa Kỳ từ năm 2014.
Là chủ nhân của thương hiệu này, họ có quyền yêu cầu mọi thánh thất Cao Đài phải ngưng sử dụng tên của tôn giáo mình nếu không được họ cho phép. Theo tôi, đó là lý do đủ để các nhóm Cao Đài vượt qua sự khác biệt nhỏ và chung sức cho việc lớn : sự tồn vong của toàn đạo.
Chiếm danh xưng ở hải ngoại
Trong 2 bài trước, tôi đã viết về kế hoạch mà Chi Phái Tây Ninh 1997, một tổ chức do Đảng cộng sản Việt Nam dựng lên năm 1997, đánh cắp căn cước của Đạo Cao Đài được sáng lập trước đó 71 năm. Họ đã không ngưng ở đó. Năm 2011, họ triển khai kế hoạch để chiếm tên của Đạo Cao Đài ở hải ngoại. Đó là bước đầu trên lộ trình đánh cắp nốt căn cước của Đạo Cao Đài trên toàn thế giới.
Người thực hiện kế hoạch này là ông Trần Quang Cảnh, cựu Chủ tịch Hội đồng đại diện của Cơ quan truyền giáo hải ngoại. Đây là một tổ chức được những tín đồ Cao Đài ở hải ngoại thành lập năm 1998 với tôn chỉ là đối phó với chính sách diệt Đạo Cao Đài của Đảng cộng sản Việt Nam.
Lộ trình đánh cắp nốt căn cước của Đạo Cao Đài diễn tiến như sau :
Tên của tôn giáo bị đăng ký trở thành thương hiệu
Năm 2005, ông Cảnh dùng danh nghĩa Cơ quan truyền giáo hải ngoại để về Việt Nam móc nối với chính quyền và Chi Phái Tây Ninh 1997. Khi hay tin, Hội Đồng Giám Sát của tổ chức này ra thông báo phủ nhận tính cách đại diện của ông Cảnh : "Nội dung các cuộc vận động không phù hợp với tôn chỉ và mục đích của Cơ quan truyền giáo hải ngoại".
Thông báo của Cơ quan truyền giáo hải ngoại phủ nhận tính cách đại diện của ông Trần Quang Cảnh
Ông Cảnh rời bỏ Cơ quan truyền giáo hải ngoại và hợp tác với Chi Phái Tây Ninh 1997. Ngày 17 tháng 6, 2011, Ông Cảnh được Chi Phái Tây Ninh 1997 hợp thức hóa chức Chánh Trị Sự và phong phẩm Lễ Sanh của chi phái này. Ngày 18 tháng 6, 2011, Ông Cảnh được ông Nguyễn Thành Tám, người đứng đầu Chi Phái Tây Ninh 1997, giao nhiệm vụ "hướng dẫn chức sắc, chức việc và tín đồ nam, nữ ở nước ngoài hướng về Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh" – tức là tuyên vận cho Chi Phái Tây Ninh 1997.
Ông Trần Quang Cảnh và ông Nguyễn Thành Tám, San Francisco, ngày 20/09/2016 (ảnh của Chi Phái Tây Ninh 1997)
Thực hiện nhiệm vụ tuyên vận này, ngày 19 tháng 7, 2012 ông Cảnh đăng ký tổ chức "CaoDai Overseas Missionary" với tiểu bang California, như một tổ chức tôn giáo. Địa chỉ dùng để đăng ký là nhà riêng của vợ chồng Ông Cảnh – vợ của ông Cảnh, Bà Võ Kim Thoàn, sau này cũng được phong chức Lễ Sanh của Chi Phái Tây Ninh 1997. Theo đơn đăng ký hoạt động, một mục tiêu của tổ chức CaoDai Overseas Missionary là giữ liên lạc với các thánh thất và tổ chức Cao Đài ở trên thế giới cùng với Hội Thánh Cao Đài ở trong nước – tức là Chi Phái Tây Ninh 1997 ; đúng theo nhiệm vụ mà ông Cảnh được giao phó.
Nguyễn Đình Thắng
Nguồn : machsongmedia, 26/03/2018
Chính quyền cộng sản Việt Nam chọn cách riêng để triệt Đạo Cao Đài : đánh cắp căn cước. Tại buổi họp với Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do tôn giáo quốc tế và rồi Bộ ngoại giao Hoa Kỳ ngày 21 tháng hai vừa qua, các giới chức dự họp đã ngỡ ngàng khi tôi đã phát biểu như vậy.
Đó là buổi họp mà BPSOS sắp xếp cho phái đoàn vận động tự do tôn giáo, gồm những tín hữu hay người am tường về Phật giáo, Phật giáo Hòa hảo, Tin lành Tây Nguyên, Tin Lành Hmong và Công giáo. Tôi có mời một tín đồ Cao Đài tham gia phái đoàn, nhưng vào phút chót người ấy không đi được nên tôi phải nói thay.
Đại sứ lưu động Sam Brownback và phái đoàn vận động tự do tôn giáo, ngày 21/02/2018 (ảnh HT TVL)
Trong phần trình bày về Đạo Cao Đài, tôi khởi đầu bằng lời khẳng định rằng Bộ ngoại giao và Tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam, cũng như các tổ chức quốc tế, đều bị qua mặt trong suốt 20 năm qua. Họ lẫn lộn giữa hai tổ chức khác nhau đại diện cho hai tôn giáo khác nhau : một đằng là Đạo Cao Đài được sáng lập cách đây gần một thế kỷ và đằng kia là một chi phái do nhà nước Việt Nam dựng lên mới được 20 năm và không được Đạo Cao Đài công nhận.
Cú lừa trắng trợn dài hai thập niên bắt đầu bị đưa ra ánh sáng
Đạo Cao Đài, sáng lập năm 1926, được chính quyền Việt Nam Cộng Hòa công nhận tư cách pháp nhân năm 1965, với tầm hoạt động quốc gia và quốc tế và có cơ sở trung ương đặt tại Tòa Thánh Tây Ninh.
Sau khi chiếm miền Nam, chế độ cộng sản không chấp nhận Đạo Cao Đài. Ngày 20/7/1978, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Tây Ninh công bố "bản án Cao Đài", cáo buộc rằng Đạo Cao Đài là một tôn giáo phản động, chống đối chính quyền cách mạng. Tiếp theo đó, ngày 13/12/1978 Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh ra nghị quyết giải tán cơ cấu hành chánh Đạo Cao Đài, và Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh đã thực hiện nghị quyết này. Các cơ quan lãnh đạo Đạo Cao Đài phải ngưng hoạt động, chỉ để lại Hội đồng Chưởng Quản dưới Hiệp Thiên Đài để liên lạc với tín đồ và đối phó với chính quyền.
Năm 1996, Tỉnh ủy Tây Ninh của Đảng cộng sản đề ra kế mới để tiêu diệt Đạo Cao Đài, ghi trong bản Kế Hoạch 01, ngày 27 tháng 5, 1996. Bản kế hoạch này xác định rằng chủ trương của Đảng cộng sản là tiêu diệt Đạo Cao Đài bằng cách "khoanh lại trong địa phương Tây Ninh, đến một lúc nào đó sẽ tiêu vong" đã thất bại, cho nên phải thay đổi bằng cách lập ra một chi phái để làm phương tiện xóa Đạo Cao Đài. Ngày 29 tháng 5, 1996 Đảng bộ tỉnh Tây Ninh thành lập Ban chỉ đạo gồm các viên chức nhà nước để dựng lên một tôn giáo mới với những điều kiện :
- Xác định tôn giáo Cao đài Tây Ninh là một chi phái
- Không sử dụng cơ bút
- Bộ máy giáo hội hai cấp
Tôn giáo mới này, tạm gọi là Chi Phái Tây Ninh 1997. Tôi không dùng từ "Cao Đài" vì nghĩ rằng tôn giáo mới này không chỉ khác mà còn nghịch lại với Đạo Cao Đài.
Về danh hiệu thì Đạo Cao Đài có tên chính thức là "Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ" (6 chữ), gọi tắt là Đạo Cao Đài (3 chữ). Trong khi đó, chi phái mà nhà nước cộng sản dựng lên có danh hiệu là "Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Cao Đài Tây Ninh" (10 chữ), gọi tắt là Đạo Cao Đài Tây Ninh (5 chữ). Về luật pháp thì đây là hai tổ chức khác nhau.
Về tín lý, hai tổ chức có nhiều điểm khác biệt về căn bản. Đạo Cao Đài 1926 có 3 hội là Hội Nhơn Sanh, Hội Hội Thánh và Thượng Hội, lập nên quyền vạn linh ngang bằng với quyền của Đức Chí Tôn tại thế. Chi Phái Tây Ninh 1997 không có Thượng Hội nên cũng không có quyền vạn linh.
Chi Phái Tây Ninh 1997 cũng không có Bàn trị sự. Trong Đạo Cao Đài, các Ban trị sự cấu thành "Hội Thánh Em" để thay mặt Hội Thánh (còn được gọi là Hội Thánh Anh) hành đạo nơi địa phương; khi Hội Thánh Anh bị uy hiếp hay bị xóa bỏ thì Hội Thánh Em phải lo khôi phục. Không có Ban trị sự thì Pháp Chánh Truyền của Đạo Cao Đài không được thể hiện ở phần hạ tầng, đến các tín đồ.
Cũng thể hiện tín lý là việc cầu phong chức sắc. Chức sắc của Đạo Cao Đài thì phải được thiên phong, nghĩa là qua thể thức cầu cơ bởi Hiệp Thiên Đài tại Cung Đạo để chấm phái (Thái, Thượng, Ngọc) tương ứng với Nho, Tiên và Phật. Trong khi đó, chức sắc của Chi Phái Tây Ninh 1997 là phàm phong, còn gọi là "banh phong" – nghĩa là dùng 6 trái banh sơn 3 mầu vàng, xanh, đỏ để bắt banh chọn phái cho các chức sắc. Như vậy, mọi chức sắc của Chi Phái Tây Ninh 1997 đều không đủ tiêu chuẩn chức sắc theo Đạo Cao Đài.
Về tổ chức, cơ cấu của Chi Phái Tây Ninh 1997 chỉ có hai cấp, khác với cơ cấu tổ chức 5 cấp của Đạo Cao Đài. Trong Đạo Cao Đài thì Tòa Thánh Tây Ninh đóng vai trò "trung ương" đối với các chi phái. Trong khi đó, Chi Phái Tây Ninh 1997 dù chiếm ngự Tòa Thánh Tây Ninh vẫn không thể xác định tư cách trung ương đối với các chi phái Cao Đài khác.
Về hiến chương, Đạo Cao Đài có đủ hai Hội thánh Hiệp Thiên Đài lo về Tư pháp (Điều 8) và Cửu Trùng Đài lo về Hành pháp (Điều 9). Chi phái Tây Ninh 1997 không có Hội thánh Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài mà chỉ có chức sắc Hiệp Thiên Đài và chức sắc Cửu Trùng Đài ; Hội đồng Chưởng Quản, do người của nhà nước cài cắm, nắm toàn quyền, một mình một chợ.
Về luật đạo, hai bên cũng khác nhau. Trong Đạo Cao Đài, Đạo Luật Mậu Dần (1938), Điều III, Mục 7 ghi : "Nếu như một ai còn đương quyền Đời mà muốn vào hàng phẩm Chức Việc, thì phải từ bỏ quyền Đời đặng để trọn tâm lo tròn trách nhậm Đạo". Thế nhưng, các chức sắc thành lập và nắm quyền của Chi Phái Tây Ninh 1997 lại tham gia các tổ chức chính quyền và của đảng cộng sản, kể cả các tổ chức chịu trách nhiệm tiêu diệt Đạo Cao Đài :
- Ông Hồ Ngọc Thơ, Hội trưởng Hội đồng Chưởng Quản, là Phó chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Đại hội lần thứ IV nhiệm kỳ 1994 – 1999), đồng thời cũng là Ủy viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh, là tổ chức đã ra "bản án Cao Đài" năm 1978.
- Ông Nguyễn Thành Tám, Phó hội trưởng thường trực Hội đồng Chưởng Quản, là Ủy viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh (Khóa V, nhiệm kỳ 1994 – 1999), tổ chức đã ra "bản án Cao Đài" năm 1978. Năm 1997, ông Nguyễn Thành Tám là Dân biểu quốc hội.
- Bà Huỳnh Thị Nhìn, Ủy viên Hội đồng Chưởng Quản, cũng là Ủy viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh (Khóa V nhiệm kỳ 1994 – 1999), tổ chức đã ra "bản án Cao Đài" năm 1978.
Về nội quy, tất cả nhân sự hành đạo của Đạo Cao Đài đều phải mặc đạo phục theo qui định. Chi Phái Tây Ninh 1997 lập ra Ban Trật Tự Nội Ô mặc thường phục là vi phạm nội quy của Đạo Cao Đài. Họ là lực lượng do nhà nước cài vào. Trên thực tế chính họ dùng bạo lực để trấn áp người theo Đạo Cao Đài.
Khi tín lý, luật đạo và hiến chương khác nhau thì rõ ràng đó là hai tôn giáo khác nhau. Khi danh hiệu, nội quy và cơ cấu tổ chức đều khác nhau thì rõ ràng đó là hai tổ chức khác nhau.
Trên nguyên tắc, khi khác nhau thì mỗi bên sinh hoạt riêng, tôn trọng lẫn nhau. Đằng này Chi Phái Tây Ninh 1997 đã chiếm lĩnh Tòa Thánh Tây Ninh và các cơ ngơi của Đạo Cao Đài, và rồi tự giới thiệu với tín đồ, với quần chúng và với quốc tế rằng mình là Đạo Cao Đài. Trong các văn thư, giấy tờ, tài liệu, trang web, chương trình truyền hình… họ đều dùng danh hiệu Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ (6 chữ) mặc dù tên của họ là khác, gồm 10 chữ.
Theo luật pháp Hoa Kỳ, thì đó là đánh cắp căn cước (identity theft), dẫn đến hàng loạt các hệ lụy về luật pháp như là lạm dụng danh hiệu (trademark), xâm phạm tài sản trí tuệ (intellectual property), chuyển quyền sở hữu tài sản (conversion), cạnh tranh bất công (unfair competition), gây tổn thương vật chất và căng thẳng tinh thần (physical damage và emotional distress)…
Đại Sứ Lưu Động David Saperstein, vị tiền nhiệm của Ông Sam Brownback, đón tiếp phái đoàn của Chi Phái Tây Ninh 1997, tháng 9, 2016 (ảnh của Chi Phái Tây Ninh 1997)
Tại buổi họp với Bộ ngoại giao và Ủy hội về Tự do tôn giáo quốc tế, để giải thích hiện tượng khá lạ lùng này, tôi đã ví von : Hãy tưởng tượng Đảng Phát-xít Ý thời Đệ Nhị Thế Chiến dựng lên tổ chức, lấy tên là Catolica (nghe hao hao như Catholic), do người trong đảng cầm đầu với mục đích tiêu diệt Giáo hội Công giáo (Catholic Church). Tín lý của họ không tin rằng Chúa Giê-Su là con của Đức Chúa Trời. Về tổ chức họ không công nhận Giáo hoàng và nghi thức tấn phong, mà chọn linh mục, giám mục và hồng y bằng cách rút thăm. Họ đã dùng bạo lực để trục xuất các chức sắc của Giáo hội Công giáo và chiếm ngự Tòa Thánh Vatican. Và rồi họ tự nhận mình là Giáo hội Công giáo. Với sự ví von có chút tính khôi hài này, mọi người đã hiểu ngay.
Tôi chỉ ra rằng năm 2016, giới chức Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã đón tiếp phái đoàn của Chi Phái Tây Ninh 1997, đinh ninh đó là thành phần đại diện Đạo Cao Đài. Hàng năm Tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam cũng mời chức sắc Chi Phái Tây Ninh 1997 đến dự các buổi khánh tiết mà tưởng rằng họ là chức sắc Đạo Cao Đài. Các giới chức Hoa Kỳ không phải là những người duy nhất đã bị mắc mưu bởi sự đánh cắp căn cước. Các giới chức của Liên Hiệp Quốc và của nhiều quốc gia Phương Tây cũng ngộ nhận như vậy. Và kể cả rất nhiều tín đồ Cao Đài ở trong và ngoài nước cũng lầm lẫn.
Nhưng để phân định trắng đen thì không gì bằng căn cứ vào phán quyết của các chức sắc của Hiệp Thiên Đài, cơ quan tư pháp của Đạo Cao Đài. Ngày 26/11/2015, cơ quan Hiệp Thiên Đài đã ra thông báo, có phần ghi :
"Hành vi của Đầu Huynh Đạo Sư Phàm Phong Thượng Tám Thanh là nghịch Thiên, phạm Pháp không phải là chức sắc Thiên Phong của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh nên chúng tôi gọi theo Thế danh Nguyễn Thành Tám không gọi Thánh danh Đầu Sư Thượng Tám Thanh…".
Cũng trong thông báo ấy, các chức sắc Hiệp Thiên Đài khẳng định rằng Chi Phái Tây Ninh 1997 là "bàng môn tả đạo", không được Đạo Cao Đài công nhận dù chỉ trong tư cách một chi phái.
Lập tức, ông Nguyễn Thành Tám đã đóng cửa văn phòng Hiệp Thiên Đài và đuổi các chức sắc Hiệp Thiên Đài ra khỏi Tòa Thánh Tây Ninh. Như vậy, cuối năm 2015, nghĩa là chỉ mới đây thôi, tổ chức do nhà nước dựng lên đã hoàn tất việc chiếm lĩnh triệt để Tòa Thánh Tây Ninh của Đạo Cao Đài.
Tôi chia sẻ với các giới chức dự phiên họp rằng chính tôi trước đây cũng hiểu lầm rằng chính sách của nhà nước Việt Nam là rượu mới, bình cũ, nghĩa là cài người vào thành phần lãnh đạo của Đạo Cao Đài để rồi lèo lái và lũng đoạn. Nhưng không, chính sách của họ là rượu khác, bình khác : Tổ chức đang chiếm ngự Tòa Thánh Tây Ninh của Đạo Cao Đài là một tổ chức hoàn toàn khác, đại diện cho một tôn giáo cũng hoàn toàn khác. Nhưng họ lại đánh cắp căn cước của Đạo Cao Đài.
Tôi chỉ tình cờ khám phá thực tế này cách đây chưa được một năm. Dựa vào một trao đổi ngẫu nhiên với một tín đồ Cao Đài mới ở Việt Nam sang Hoa Kỳ, tôi lục lọi các tài liệu về sự ra đời của Chi Phái Tây Ninh 1997. Rõ ràng, nó khác với Đạo Cao Đài.
Tôi đề nghị với các giới chức Bộ ngoại giao và Ủy hội Tự do tôn giáo quốc tế là từ nay chính quyền Hoa Kỳ phải phân biệt giữa hai tổ chức đại diện cho hai tôn giáo khác nhau, và tích cực tiếp xúc với những thành phần thực sự đại diện Đạo Cao Đài. Họ xin thêm thông tin để từ nay ứng xử cho đúng. Tôi để lại bản thông tin tóm tắt và hứa sẽ gửi thêm thông tin chi tiết và đầy đủ trong vài tuần tới đây. Tôi cũng sẽ phổ biến các thông tin này để mọi người cùng tìm hiểu.
Nguyễn Đình Thắng
Nguồn : machsongmedia.com, 02/03/2018