Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Các nhà lãnh đạo đảng từ lâu đã áp dụng các phương pháp tư bản chủ nghĩa và khuyến khích kinh doanh để mang lại sự thịnh vượng kinh tế mà họ coi là điều cần thiết để duy trì tình trạng độc đảng.

dcstq01

Bắc Kinh đang tung ra một chiến dịch tuyên truyền mạnh mẽ với các bộ phim, các chuyến du lịch lịch sử và các sứ mệnh không gian về Đảng cộng sản Trung Quốc / AFP

Đảng cộng sản Trung Quốc tròn một trăm tuổi vào tháng 7 này, một cột mốc quan trọng mà Bắc Kinh đang kỷ niệm bằng những màn bắn pháo hoa, những hành động phô trương và một chiến dịch nhiệt thành nhằm tôn vinh quá khứ cách mạng của Đảng cộng sản Trung Quốc.

Đảng cộng sản Trung Quốc thường quanh quẩn giữa bi kịch và chiến thắng từ lúc ra đời như một phong trào ngầm và tình trạng thống trị hiện tại ở quốc gia đông dân nhất thế giới. Đảng cộng sản Trung Quốc lên nắm quyền vào năm 1949, và những thập niên đầu cầm quyền rất hỗn loạn, khi Mao Trạch Đông phát động các cuộc thanh trừng triệt để và chương trình công nghiệp hóa thảm khốc dẫn đến một trong những nạn đói chết người lớn nhất lịch sử.

Cái chết của Mao vào năm 1976 đã nhanh chóng dẫn đến những thay đổi chính trị và kinh tế dưới thời Đặng Tiểu Bình, đã biến một quốc gia nghèo khó thành một cường quốc kinh tế toàn cầu.

Tập Cận Bình lên nắm quyền vào cuối năm 2012, đã tự phong là một chính khách có tầm nhìn xa như Mao và Đặng. Khi Đảng cộng sản Trung Quốc gần đạt kỷ lục 74 năm cầm quyền của Đảng Cộng sản Liên Xô, ông Tập đang tiếp tục cam kết đảm bảo quá trình trẻ hóa Trung Quốc trước một trăm năm cai trị của Đảng cộng sản Trung Quốc vào năm 2049. Dưới đây là một cái nhìn ngắn gọn về quá khứ và kế hoạch của Đảng cộng sản Trung Quốc trong tương lai.

Đảng cộng sản Trung Quốc được thành lập khi nào ?

Lịch sử của Đảng cộng sản Trung Quốc ghi lại sự hình thành của các tổ chức cộng sản đầu tiên của Trung Quốc vào năm 1920, khi các nhà hoạt động theo chủ nghĩa Marx trên khắp cả nước bắt đầu thành lập các nhóm địa phương.

Chỉ hơn một chục đại diện từ các nhóm như vậy đã tập trung tại một ngôi nhà gạch ở Khu Tô giới Pháp, Thượng Hải vào ngày 23 tháng 7 năm 1921, cho Đại hội thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc.

Tham dự đại hội có Mao Trạch Đông, một trong hai người tham gia cuộc họp vẫn còn là đảng viên khi đảng này lên nắm quyền vào năm 1949. Những người còn lại đã bị giết, bị trục xuất hoặc rời đi, mặc dù một số ít sau đó tham gia lại hoặc được phép làm việc cho chính phủ cộng sản.

Khi DCSTQ bắt đầu kỷ niệm ngày thành lập vào cuối những năm 1930, Mao và một nhà cách mạng khác tham dự đại hội đầu tiên chỉ có thể nhớ đại hội diễn ra vào tháng nào chứ không thể nhớ chính xác ngày tháng. Mao chọn ngày 1 tháng 7 để đánh dấu ngày kỷ niệm, và mặc dù các nhà sử học sau đó đã xác định được ngày thực tế, Đảng cộng sản Trung Quốc vẫn tiếp tục kỷ niệm ngày 1 tháng 7 cho đến ngày nay.

Đảng cộng sản Trung Quốc giành chính quyền như thế nào ?

Cuộc cách mạng Cộng sản của Trung Quốc kéo dài nhiều thập niên và được đánh dấu bằng các cuộc nổi dậy vũ trang, chiến tranh du kích và các chiến dịch quân sự truyền thống.

Những người Cộng sản ban đầu làm việc với Quốc dân Đảng vào giữa những năm 1920 để cố gắng thống nhất một đất nước với nhiều lãnh địa cát cứ. Sự hợp tác kết thúc sau khi lực lượng Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch tiến hành một cuộc thanh trừng đẫm máu các nhóm Cộng sản vào năm 1927. Đảng cộng sản Trung Quốc đã phát động một cuộc nổi dậy toàn diện vào tháng 8 năm đó.

Mao, một nhà cách mạng lão thành vào thời điểm đó, đã rời xa chủ nghĩa Mác truyền thống tập trung vào giai cấp công nhân thành thị. Thay vào đó, Mao phát động một cuộc nổi dậy ở nông thôn nhằm huy động tầng lớp nông dân đông đảo của Trung Quốc. Lực lượng của Tưởng Giới Thạch đã gây những tổn thất nặng nề cho Hồng Quân Trung Quốc, đỉnh điểm là cuộc Trường Chinh trong hai năm 1934-1935, một cuộc rút lui qua một quãng đường hơn một ngàn dặm của Hồng Quân mà sau đó được ca ngợi là chiến lược giúp Mao giành được chính quyền.

Các lực lượng Cộng sản và Quốc dân đảng đã thực hiện một thỏa thuận đình chiến không dễ dàng vào cuối những năm 1930 để chống lại sự xâm lược quân sự của Nhật Bản đối với Trung Quốc. Nhưng cuộc nội chiến bùng phát ngay sau Thế chiến II và chính phủ Quốc dân đảng, bị ảnh hưởng nặng nề bởi tham nhũng và tình trạng suy sụp kinh tế, đã sụp đổ dưới sự tấn công dữ dội của Cộng sản.

Tưởng Giới Thạch rút về Đài Loan, thuộc địa cũ của Nhật Bản nằm dưới sự kiểm soát của Quốc dân đảng vào năm 1945. Mao tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân vào ngày 1 tháng 10 năm 1949.

Đảng cộng sản Trung Quốc cầm quyền như thế nào ?

Đảng cộng sản Trung Quốc thống trị mọi cơ quan quyền lực nhà nước ở Trung Quốc – chính phủ, cơ quan lập pháp, tư pháp và lực lượng vũ trang – và tiếp cận hầu hết mọi ngóc ngách của đời sống nhân dân.

Đảng uỷ cấp cao kiểm soát việc hoạch định chính sách và có cấp bậc cao hơn các bộ của chính phủ. Đảng viên nhiều hơn nhân viên các cơ quan chính phủ từ Bắc Kinh đến các văn phòng thôn, quản lý các công ty quốc doanh và giám sát các nhóm dân sự và tôn giáo, phòng thương mại và công đoàn.

Quy định của Đảng cộng sản Trung Quốc yêu cầu tất cả các tổ chức có từ ba đảng viên trở lên phải thành lập chi bộ. Luật pháp Trung Quốc yêu cầu các doanh nghiệp đủ điều kiện phải thành lập tổ chức đảng và tạo điều kiện cho họ hoạt động.

Đảng viên Đảng cộng sản Trung Quốc là ai ?

Từ hơn 50 thành viên khi thành lập, Đảng cộng sản Trung Quốc đã phát triển thành một trong những tổ chức chính trị lớn nhất thế giới, tự hào với hơn 95 triệu đảng viên.

Trong quá trình tồn tại, Đảng cộng sản Trung Quốc đã thay đổi gần như không thể nhận ra được, từ một nhóm kín rời rạc thành một lực lượng quân đội có kỷ luật và sau đó trở thành một bộ máy hành chính to lớn do giới chóp bu chuyên nghiệp kiểm soát. Việc trở thành đảng viên cũng ít được coi là cam kết chính trị mà là để thúc đẩy sự nghiệp và kiếm lợi từ quyền lực nhiều hơn – một xu hướng mà ông Tập đã tìm cách thay đổi bằng các chiến dịch thanh trừng các quan chức tham nhũng và buông thả.

Khi nước Cộng hòa Nhân dân được thành lập, Đảng cộng sản Trung Quốc chỉ chiếm chưa đến 1% dân số và 69% đảng viên không biết chữ. Ngày nay, đảng viên chiếm 6,7% trong tổng số 1,4 tỷ dân của Trung Quốc và 52% đảng viên có trình độ ít nhất là trung học cơ sở, tăng từ khoảng 37% một thập kỷ trước đó.

Trong khi công nhân và nông dân chiếm khoảng 2/3 số đảng viên vào năm 1978, thì tỷ lệ đảng viên là công nhân, nông dân, người chăn nuôi và ngư dân đã giảm xuống dưới 34% trong năm nay.

DCSTQ chào đón các doanh nhân vào hàng ngũ đảng vào đầu những năm 2000 và hiện có một số nhà tư bản nổi tiếng nhất của Trung Quốc là đảng viên — Jack Ma, tỷ phú sáng lập công ty thương mại điện tử khổng lồ Alibaba Group Holding Ltd.

Cân bằng giới tính là một lĩnh vực mà Đảng cộng sản Trung Quốc không thay đổi nhiều. Mặc dù đã nhấn mạnh rằng "phụ nữ nắm giữ một nửa bầu trời", đảng viên nữ chỉ chiếm 11,9% vào năm 1949 và chỉ 28,8% vào tháng 6 năm nay.

Đảng cộng sản Trung Quóc có còn cộng sản không ?

Những người sáng lập Đảng cộng sản Trung Quốc được xưng tụng là những người theo chủ nghĩa Marx và theo chủ nghĩa dân tộc nhiệt thành đã thông qua một hiến chương ban đầu kêu gọi lật đổ giai cấp tư sản và thành lập một xã hội không có giai cấp.

Ngày nay, sau khi cai trị Trung Quốc hơn bảy thập kỷ, Đảng cộng sản Trung Quốc vẫn xem "việc hiện thực hóa chủ nghĩa cộng sản" là lý tưởng cao nhất. Trên thực tế, các nhà lãnh đạo đảng từ lâu đã áp dụng các phương pháp tư bản chủ nghĩa và khuyến khích tinh thần kinh doanh để mang lại sự thịnh vượng kinh tế mà họ coi là điều cần thiết để duy trì tình trạng độc đảng.

Đặng Tiểu Bình, lãnh đạo tối cao vào cuối những năm 1970, đã định hướng lại cho Đảng cộng sản Trung Quốc từ cách mạng sang hiện đại hóa, đưa ra các cải cách thị trường nhằm hồi sinh một nền kinh tế kế hoạch đã bị đổ vỡ do nhiều năm quản lý yếu kém và bất ổn chính trị. Trong khi Đặng không thách thức sự cai trị của Cộng sản, chỉ đạo một cuộc đàn áp đẫm máu đối với các cuộc biểu tình trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 mà ông sợ rằng có thể lật đổ đảng, các chính sách của Đặng đã dẫn đến việc nới lỏng sự kìm kẹp từng là độc tài toàn trị và cho phép người dân Trung Quốc bình thường có nhiều tự do cá nhân hơn.

Về phần mình, Tập đã tìm cách khôi phục vị trí Đảng cộng sản Trung Quốc như sức mạnh trong đời sống nhân dân và tái lập ý thức sứ mệnh cách mạng của đảng. Khi làm như vậy, Tập đã viện dẫn nhiều ý tưởng của Mác và các thực hành thời Mao hơn bất kỳ nhà lãnh đạo nào khác kể từ thời Mao, mặc dù các chuyên gia nói rằng lời kêu gọi của ông ta nhằm củng cố tình trạng độc đảng chứ không phải phục hưng ý thức hệ giáo điều.

Tầm nhìn của Tập Cận Bình đối với Đảng cộng sản Trung Quốc và Trung Quốc là gì ?

"Đảng, chính phủ, quân đội, xã hội, giáo dục, bắc, nam, đông, tây, trung tâm — đảng lãnh đạo mọi thứ", Tập tuyên bố trong một bài phát biểu năm 2017 mang tính bước ngoặt đưa ra các đường nét trong học thuyết chính trị thường được nhắc đến là "Tư tưởng Tập Cận Bình". ngày nay.

Được bổ sung vào điều lệ Đảng cộng sản Trung Quốc như một "hệ tư tưởng chỉ đạo" vào năm 2017, công thức này dựa trên lý thuyết của chủ nghĩa Mác và tóm tắt các chính sách đặc trưng của Tập, bao gồm cả việc nhấn mạnh rằng Đảng cộng sản Trung Quốc nắm quyền kiểm soát tuyệt đối đối với xã hội Trung Quốc. Trên thực tế, Tập có quyền hoạch định chính sách tập trung trong các đảng bộ, khuyến khích sự sùng bái cá nhân Tập, trấn áp bất đồng chính kiến ​​và đưa ra chủ nghĩa dân tc cũng như chính sách đối ngoi cng rn hơn.

Tập cũng đã tăng cường sự kiểm soát của đảng đối với nền kinh tế, đề cao vai trò của các doanh nghiệp nhà nước trong các ngành chiến lược đồng thời nhấn mạnh rằng khu vực tư nhân – đóng góp chính cho tăng trưởng và việc làm mới – sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Trung Quốc.

Tập nói rằng Đảng cộng sản Trung Quốc là lực lượng không thể thiếu đằng sau sự trỗi dậy của Trung Quốc từ xung đột nội bộ và tình trạng bị các thế lực ngoại bang sỉ nhục, đồng thời đặt mục tiêu đưa nước này trở thành một cường quốc toàn cầu thực sự và thịnh vượng vào năm 2049, sinh nhật lần thứ 100 của nước Cộng hòa Nhân dân. Các quan chức nói rằng mục tiêu này chỉ có thể đạt được với sự lãnh đạo quyết đoán của Tập. Tập đã loại bỏ các điều khoản cấm cai trị suốt đời trong hiến pháp và dường như đã sẵn sàng phá vỡ tiền lệ gần đây để giành lấy nhiệm kỳ lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc thứ ba vào năm tới.

Chun Han Wong

Nguyên tác : Is China’s Communist Party Still Communist ?, The Wall Street Journal, 30/06/2021

Anh Khoa dịch

Nguồn : VNTB, 03/07/2021

Additional Info

  • Author Chun Han Wong, Anh Khoa
Published in Diễn đàn

Đài Loan quyết tự vệ đến cùng

Thanh Hà, RFI, 02/7/2021

Trong bài diễn văn hôm 01/07/2021 nhân kỷ niệm 100 năm Đảng cộng sản Trung Quốc được thành lập, ông Tập Cận Bình hứa hẹn "thống nhất" Đài Loan, "dập tắt" mọi ý đồ ly khai và tuyên bố độc lập của hòn đào với 24 triệu dân này. Lập tức, chính quyền Đài Bắc ngay chiều qua tuyên bố "quyết tâm bảo vệ chủ quyền và dân chủ Đài Loan" đến cùng. Công luận Đài Loan coi như không có sự kiện Đảng cộng sản Trung Quốc tròn 100 tuổi.

dailoan1

Một phần quang cảnh Đài Bắc, Đài Loan, chụp từ trên cao, ngày 19/11/2020.  Reuters – Ann Wang

Từ Đài Bắc, thông tín viên Adrien Simorre tường trình :

Không một bài viết nào trên báo chí Đài Loan sáng ngày 01/07/2021. Điều đó chứng tỏ công luận xứ này ít quan tâm đến sự kiện 100 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc. Ngay cả đảng đối lập Đài Loan là Quốc Dân Đảng, vốn có lập trường hòa hoãn với Bắc Kinh cũng không chuyển lời chúc mừng tới Bắc Kinh trong dịp này.

Cần phải nói là quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan đã nguội lạnh đáng kể từ 2016 và với việc đắc cử của một vị tổng thống Đài Loan chủ trương độc lập. Sau việc Bắc Kinh siết gọng kềm với Hồng Kông và trước những cuộc tập trận liên tục của quân đội Trung Quốc, ngày càng có nhiều người Đài Loan bác bỏ mọi dự án sáp nhập với Hoa Lục. Theo thăm dò gần đây nhất có đến 90 % những người được hỏi bác bỏ ý tưởng này.

Đảng Lực lượng Thời đại xuất thân từ phong trào "Hướng Dương" của sinh viên năm 2014 – chủ trương chống lại ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với Đài Loan, cách nay hai ngày thậm chí đã tổ chức một sự kiện trên mạng internet, mang tên "Hổ thẹn thay cho Đảng cộng sản Trung Quốc". Biểu tượng thể hiện tình liên đới ngày càng lớn giữa Đài Loan và Hồng Kông, ba nhà đấu tranh dân chủ Hồng Kông được mời tham dự sự kiện nói trên.

Về phần mình, truyền thông Đài Loan dành trang nhất cho sự kiện Đài Bắc và Washington nối lại đàm phán để ký kết một thỏa thuận thương mại. Bắc Kinh coi đây như là một hành động đối đầu với Trung Quốc và thời điểm đưa ra thông báo Mỹ và Đài Loan nối lại đàm phán là một vố đau đối với Trung Quốc.

Dù vậy, trong bài diễn văn tại Quảng Trường Thiên An Môn hôm 01/07/2021 lãnh đạo Tập Cận Bình đã nhấn mạnh đến quyết tâm "thống nhất" Đài Loan với "đất mẹ" và đe dọa "đập tan mọi ý đồ đòi độc lập của Đài Loan". Trong một thông cáo cùng ngày, chính quyền Đài Bắc đáp trả : "Quyết tâm của chúng tôi bảo vệ chủ quyền và nền dân chủ Đài Loan không thay đổi".

Thanh Hà

*********************

Tập Cận Bình hứa tăng cường quân sự, thống nhất Đài Loan

Thụy My, RFI, 01/07/2021

Trong bài diễn văn đọc tại buổi lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc hôm nay 01/07/2021, chủ tịch Tập Cận Bình ca ngợi đà tiến "không thể đảo ngược" của Trung Quốc, tiếp tục phát triển quân sự, hứa hẹn "thống nhất" Đài Loan, đồng thời đe dọa đập tan những thế lực nào muốn khuất phục Trung Quốc.

dailoan2

Chủ tịch Tập Cận Bình từ khán đài trên quảng trường Thiên An Môn hát quốc ca nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc. Ảnh ngày 01/07/2021. Reuters – Carlos Garcia Rawlings

Nêu ra sự kiện hàng trăm triệu người đã ra khỏi cảnh nghèo khổ cùng cực sau vài thập niên, Tập Cận Bình nhấn mạnh "sự phục hưng vĩ đại của Trung Quốc đã bước vào một tiến trình lịch sử không thể đảo ngược". Theo AFP, đây là dấu hiệu gởi đến Washington vốn thường xuyên nói rằng Trung Quốc là đối thủ về chính trị và kinh tế.

Ông Tập hứa hẹn tiếp tục tăng cường quân sự, "thống nhất" với Đài Loan, ổn định xã hội tại Hồng Kông đồng thời bảo vệ an ninh và chủ quyền Trung Quốc.

Reuters dẫn tuyên bố của Tập Cận Bình : "Giải quyết vấn đề Đài Loan và thống nhất hoàn toàn tổ quốc là nhiệm vụ lịch sử không thể nào lay chuyển được của đảng cộng sản, và là khát vọng của nhân dân Trung Quốc". Ông kêu gọi "đồng bào" hai bên bờ eo biển cùng tham gia tiến trình "thống nhất hòa bình", đập tan các âm mưu đòi Đài Loan độc lập.

Theo ông Tập, cường quốc nước ngoài nào sách nhiễu, đàn áp hay muốn khuất phục Trung Quốc sẽ phải đổ máu trước "Vạn lý Trường thành bằng sắt do hơn 1,4 tỉ người Trung Quốc hợp thành".

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde gởi về bài phóng sự về buổi lễ hoành tráng tại Thiên An Môn :

"Đám đông reo hò khi nhìn lên bầu trời. Khoảng 30 chiếc trực thăng vừa xuất hiện phía trên quảng trường Thiên An Môn, tạo thành con số 100 để đánh dấu dịp đảng được 100 tuổi. Những khách mời không được quyền mang theo điện thoại di động, nên họ nhờ các nhà báo chụp giùm tấm ảnh cùng với chiếc vé vào cửa để kỷ niệm.

"Không có một Trung Hoa mới nếu không có Đảng cộng sản Trung Quốc", sinh viên các trường đại học thủ đô hát. Không có diễn binh, thay vào đó là những bộ áo đầm mang màu sắc tươi sáng. Chế độ muốn cho thấy một hình ảnh trẻ trung và tân tiến của đảng.

Bên cạnh đó là tinh thần tiến công kiên quyết. Nếu ai đó vẫn còn chưa chịu hiểu, thì đây, 100 phát đạn đại bác được bắn đi từ những khẩu pháo dựa vào tường Đại sảnh đường Nhân Dân. Người ta nghe thấy tiếng những thiết bị bay không người lái.

Từ phía trên khán đài ở Tử Cấm Thành, ông Tập Cận Bình tuyên bố : "Người Trung Quốc không chỉ giỏi trong việc phá hủy thế giới cũ mà còn giỏi xây dựng nên thế giới mới. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Hoa mới đóng góp được vào công cuộc phát triển Trung Quốc". Cả quảng trường nhất loạt vỗ tay hoan nghênh chủ tịch nước.

Một sinh viên trường đại học Bắc Kinh là đảng viên cho biết : "Chúng tôi hết sức tự hào, hôm nay là một ngày quan trọng".

Bầu trời bỗng trở nên xám xịt. Vừa mặc áo mưa vào là các tình nguyện viên đã yêu cầu cởi ra, cũng như khi đội lên chiếc nón kết lúc trời nắng, một tiếng đồng hồ trước đó. À ra vậy, ngay cả trang phục của những người tham dự cũng là một phần của màn diễn đã được tính toán từng ly từng tí cho các camera của truyền hình quốc gia Trung Quốc.

Dịp kỷ niệm diễn ra vào lúc đảng đã kết nạp thêm 2.430.000 đảng viên mới trong năm 2020, và khoe khoang thành công trong cuộc chiến chống đại dịch Covid. Trước khi bước lên xe buýt, một nhà báo Tân Hoa Xã hỏi chúng tôi có những cuộc biểu tình lớn như vậy tại Châu Âu hay không. Trả lời : ‘Có, nhưng chủ yếu để phản đối chính phủ’".

Theo ông Lôi Cường (Wu Qiang), giáo sư đại học Thanh Hoa đã từ chức sau khi ủng hộ Hồng Kông, dịp kỷ niệm này còn là cách để ăn mừng việc Trung Quốc thoát khỏi số phận của các đảng cộng sản Đông Âu và Liên Xô cũ, đã tan rã sau chiến tranh lạnh. Đảng tìm cách gắn liền sự sống còn của mình với quốc gia, dân tộc, nhằm tạo tính chính danh.

Không có gì ngạc nhiên khi vài chục triệu người chết đói và bị thanh trừng thời Mao không hề được nhắc đến.

Thụy My

Nguồn : RFI, 01/07/2021

***********************

Kỷ niệm 100 năm Đảng cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình cảnh báo không để nước khác "bắt nạt"

Saigonnhonews, 30/06/2021

Nhà lãnh đạo Trung Quốc cảnh báo các thế lực nước ngoài "sẽ bị đập bể đầu, trào máu" nếu họ cố ngăn chặn sự trỗi dậy của Bắc Kinh. 

dailoan3

Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại lễ kỷ niệm 100 năm thành lập ĐCSTQ ở Thiên An Môn ngày 1-7 - Ảnh: THX

Tại lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc được tổ chức sáng nay 01/07/2021 giờ Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình – Tổng bí thư đảng – nói với khán giả trên Quảng trường Thiên An Môn rằng Đảng cộng sản Trung Quốc là lực lượng duy nhất có khả năng bảo đảm sự trỗi dậy của đất nước và đưa ra lời cảnh báo hùng hổ chống lại bất kỳ kẻ thù nào cản đường.

Trong bài phát biểu ca tụng Đảng cộng sản Trung Quốc như một vị cứu tinh, chống lại sự áp bức trong và ngoài nước, ông Tập nói rằng sự cai trị tiếp tục của đảng là điều cần thiết để bảo đảm Trung Quốc tiếp tục trở thành một cường quốc giàu có và tiên tiến trên thế giới. Ông khẳng định, Trung Quốc sẽ không bao giờ đạt được sự phồn vinh và sức mạnh ngày hôm nay nếu không có những cuộc chiến đấu chống lại sự xâm lược của nước ngoài và sự lạm dụng ở trong nước.

Tuy nhiên ông không hề đề cập tới những tội ác trong sự cai trị của Đảng cộng sản Trung Quốc nhiều thập niên qua – chẳng hạn như cuộc Cách mạng Văn hóa thời Mao Trạch Đông hay vụ thảm sát những người biểu tình ở Thiên An Môn dưới thời Đặng Tiểu Bình năm 1989. Ông ta cũng tuyên bố những điều trái với sự thật lịch sử, chủ yếu để chuyển tải hình ảnh một nước Trung Quốc tự tin và an toàn dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc.

Ông nói : "Người Trung Quốc chưa bao giờ bắt nạt, áp bức hay nô dịch các dân tộc khác, không phải trong quá khứ, không phải bây giờ và cả trong tương lai (?). Đồng thời, người dân Trung Quốc sẽ không bao giờ cho phép các thế lực nước ngoài bắt nạt, đàn áp hoặc nô dịch chúng tôi""Ai nuôi dưỡng ảo tưởng làm điều đó sẽ sứt đầu mẻ trán và đổ máu trên cái Vạn Lý Trường Thành bằng thép được xây dựng từ máu thịt của 1,4 tỷ người dân Trung Quốc", ông nói thêm.

Bài diễn văn của ông Tập đã làm dậy lên những tiếng reo hò và những tràng pháo tay sôi nổi từ hàng chục nghìn người trên Quảng trường Thiên An Môn – những người được lựa chọn cẩn thận, chỉ bao gồm các đảng viên, công nhân, sinh viên học sinh – để nghe bài phát biểu quan trọng của ông nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc. Buổi lễ năm nay, dù là một cột mốc quan trọng, đã không có buổi duyệt binh hoành tráng như buổi lễ kỷ niệm 70 năm thành lập nhà nước cộng sản Trung Quốc năm 2019 ; nhưng cũng có màn biểu diễn phi cơ chiến đấu trên bầu trời quảng trường Thiên An Môn và bắn 100 phát đại bác chào mừng.

Ông Tập đã bày tỏ sự tôn kính đối với những người sáng lập đảng, nhưng trọng tâm của ông là về vai trò của Đảng cộng sản Trung Quốc trong tương lai như là một phương tiện mang tới "sự trẻ hóa vĩ đại của đất nước Trung Quốc".

Ông nói, Trung Quốc là lực lượng vì hòa bình trên thế giới và muốn thống nhất hòa bình với Đài Loan, hòn đảo dân chủ, tự trị mà Bắc Kinh tuyên bố là lãnh thổ của mình. Nhưng bằng những từ ngữ mang lại tràng pháo tay lớn, ông Tập đã cảnh báo chống lại cái mà ông gọi là "các âm mưu" nhằm đạt được độc lập hoàn toàn cho Đài Loan.

"Không ai được đánh giá thấp quyết tâm kiên cường, ý chí kiên định và năng lực mạnh mẽ của nhân dân Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia", ông Tập nói.

Trung tâm thủ đô Bắc Kinh đã bị phong tỏa trong một mạng lưới an ninh nghiêm ngặt trong suốt thời gian chuẩn bị và diễn ra buổi lễ.

Nguồn : Saigonnhonews, 01/07/2021

Additional Info

  • Author Thanh Hà, Thụy My
Published in Diễn đàn

Đảng cộng sản Trung Quốc toàn trị trong thế công chống các nền dân chủ

Sự kiện Trung Quốc rầm rộ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng cộng sản là chủ đề được hầu như toàn bộ báo Pháp ra ngày hôm nay 01/07/2021 chú ý, bên cạnh mối lo càng lúc càng tăng về nguy cơ biến thể Delta của virus gây dịch Covid-19 lan rộng, cũng như đợt nắng nóng chết người đang đè nặng trên miền Tây Canada và vùng tây bắc nước Mỹ..

toantri1

Lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc trên quảng trường Thiên An Môn (Bắc Kinh-Trung Quốc) ngày 01/07/2021.  AP - Ng Han Guan

Lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc là đề tài trang nhất trên hai tờ La Croix Les Echos, với nhiều bài phân tích, đánh giá khác nhau cùng với phần xã luận. Trên một số tờ báo còn lại, dù không được nêu lên trang nhất, nhưng sự kiện này đã được nhấn mạnh trong nhiều bài viết bên trong.

Trung Quốc và tham vọng bành trướng

Đối với nhật báo công giáo La Croix, nhân dịp Đảng cộng sản Trung Quốc mừng sinh nhật thứ 100 câu hỏi cần phải đặt ra là "Trung Quốc sẽ đi đến tận đâu ?" - tựa lớn chiếm gần như toàn bộ trang nhất.

Theo La Croix, các hoạt động chào mừng nhân lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc là dịp để Bắc Kinh phô trương sức mạnh, sự gắn kết và uy lực kinh tế. Ở trong nước, với 91 triệu thành viên, Đảng cộng sản Trung Quốc đã kiểm soát toàn bộ xã hội, và tiếp tục bám rễ vào tất cả các thể chế của đất nước.

Còn ở nước ngoài, theo tờ báo công giáo Pháp, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang triển khai một chiến lược gây ảnh hưởng không thể cưỡng lại, trong khi càng lúc càng thúc đẩy một sự cạnh tranh đáng lo ngại với các nền dân chủ.

Trong bài phân tích dài bên trong mang tựa đề : "Kinh tế, ngoại giao... Trung Quốc ở trong thế công", La Croix điểm qua một loạt những động thái ngày càng hung hăng của Bắc Kinh đang khiến các nền dân chủ phương Tây lo ngại, đặc biệt trên vấn đề Đài Loan.

Tờ báo nhận thấy là ở nước ngoài, chính sách ngoại giao "chiến lang" hiếu chiến đã cho thấy rõ bộ mặt của Trung Quốc dưới quyền của Tập Cận Bình. Đảng cộng sản Trung Quốc giờ đây không còn e ngại khi phải phô trương cơ bắp để đạt được "giấc mơ Trung Hoa".

Nhà sử học Pháp Michel Bonnin lo lắng ghi nhận : "Hệ thống toàn trị này đang lao về phía trước, với Tập Cận Bình mong muốn khôi phục quyền lực đế quốc Trung Hoa của những năm xưa".

Theo La Croix, dự án khổng lồ "những con đường tơ lụa mới" đánh dấu mong muốn bành trướng ra toàn cầu của Trung Quốc. Được triển khai ban đầu trên lục địa Á-Âu và các vùng biển lân cận, chính sách phát triển cơ sở hạ tầng này hiện bao gồm cả Trung Đông và Châu Phi, vươn rộng đến Châu Đại Dương, Bắc Cực và gộp luôn cả các nước Châu Mỹ Latinh.

Đối với tờ báo, đây hoàn toàn không phải là một dự án vô vị lợi, mà đằng sau vỏ hào phóng là một loạt mục tiêu địa lý chiến lược.

Theo bà Nadège Rolland, chuyên gia nghiên cứu về các vấn đề chiến lược Châu Á thuộc trung tâm National Bureau of Asian Research, thì chính sách bành trướng đó đã "chuyển thành các phiếu bầu tại Liên Hiệp Quốc về các vấn đề liên quan đến lợi ích của Trung Quốc, bao gồm cả nhân quyền, mà Đảng cộng sản Trung Quốc không coi là một quyền phổ quát".

Một ví dụ rõ nét : Đã có 46 quốc gia ủng hộ cuộc đàn áp của Bắc Kinh đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Sau Hồng Kông sẽ là nền dân chủ Đài Loan ?

Một vấn đề nổi cộm khác được La Croix nêu bật : "Sau Hồng Kông, mà mọi sự có vẻ như đã an bài, vấn đề Đài Loan đang gây lo ngại, với câu hỏi là liệu Bắc Kinh có tìm cách thâu tóm bằng võ lực vùng lãnh thổ bị Đảng cộng sản Trung Quốc coi là một tỉnh nổi loạn hay không ?

Theo Mathieu Duchâtel, giám đốc chương trình Châu Á tại Viện Montaigne thì : "Gọng kềm đang siết chặt lại, nhưng một cuộc chiến tranh xâm lược không phải là một lựa chọn vì Trung Quốc không chắc thắng. Cái giá phải trả sẽ quá cao và không có gì đảm bảo rằng Hoa Kỳ sẽ không can thiệp".

Tuy nhiên một số chuyên gia khác vẫn lo ngại trước nguy cơ Bắc Kinh lỡ đà. Trước các động thái của Trung Quốc khiêu khích Đài Loan bằng quân sự càng lúc càng tăng cường độ, chuyên gia Marianne Peron-Doise thuộc Viện Irsem cảnh báo : "Vấn đề với sự leo thang quân sự này là phải dừng lại ở một điểm hoặc đi xa hơn".

Còn đối với bà Nadège Rolland, luận điệu hiếu chiến của Trung Quốc không có giới hạn : "Được chủ nghĩa dân tộc trong nước kích động, chế độ của ông Tập đang bị sự sống còn của mình ám ảnh. Nếu cần phải hành động đối với Đài Loan, thì ông ta sẽ làm".

Nhà nghiên cứu về Trung Quốc Michel Bonnin, giám đốc nghiên cứu tại trường EHESS cho biết thêm : "Trong môt chế độ mà toàn bộ quyền lực tập trung trong tay Tập Cận Bình, không còn ai dám mâu thuẫn với ông ta, khiến ông ta có thể mất đi ý niệm về thực tế và đưa ra những quyết định mạo hiểm".

Đừng mù quáng mà cần thấy rõ bản chất toàn trị của Trung Quốc

Trong bài xã luận mang tựa đề ngắn gọn là "Toàn trị", La Croix ghi nhận chua chát là Bắc Kinh ngày nay có thể tự hào về kết quả tốt cả về kinh tế và trong cuộc chiến chống Covid, nhưng với cái giá là người dân bị giám sát trên diện rộng, quyền tự do bị tước bỏ, các sắc dân thiểu số bị di dời.

Vấn đề, theo tờ báo Pháp, là trong thời gian gần đây, tuyên truyền của chế độ không chỉ nhắm vào người dân trong nước, mà trên mạng xã hội, các bộ trưởng và đại sứ Trung Quốc không còn bận tâm che giấu sự khinh thường mô hình dân chủ, thái độ hung hăng thường thay cho các mưu toan cám dỗ trước đây.

Đối với La Croix, phương Tây cần phải nhận thức rõ ràng về bản chất của chế độ Bắc Kinh, và bây giờ là lúc để nhớ lại rằng trong những năm gần đây, Liên Hiệp Châu Âu đã xem Trung Quốc vừa là "đối tác", vừa là "đối thủ mang tính hệ thống", và không nên mù quáng trước bản chất độc tài toàn trị của môt chế độ tại một đất nước vừa là một cường quốc vừa là một nền văn minh vĩ đại. 

Trung Quốc thịnh vượng không phải là nhờ Đảng

Dù không phải là tựa chính, nhưng sinh nhật thứ 100 của Đảng cộng sản Trung Quốc cũng được nhật báo kinh tế Les Echos đưa lên trang nhất, với một tấm ảnh chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình giơ tay chào bên trên một tấm băng đỏ mô phỏng một biểu ngữ tuyên truyền viết bằng chữ trắng "Đảng cộng sản Trung Quốc đón mừng 100 tuổi của mình".

Bên dưới tiêu đề trên, Les Echos đã giới thiệu bài phân tích về "Cách thức Tập Cận Bình đã làm sống lại tư tưởng của Mao", kèm theo một bài phỏng vấn nhà nghiên cứu Pháp Jean Pierre Cabestan nêu bật "Cách thức Đảng viết lại lịch sử". Bài báo thứ ba là một điều tra về điều gọi là "Du lịch đỏ đang trong hồi phát triển mạnh".

Bài xã luận của tờ báo kinh tế Pháp rất độc đáo với ghi nhận là sự thịnh vượng mà người Trung Quốc hiện nay có được không phải là nhờ ơn Đảng là là nhờ ơn thị trường. Thế mà nước này lại tổ chức kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng cộng sản một cách hoành tráng, phớt lờ ngày kỷ niệm quan trọng nhất : đó là ngày mà Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới cách đây đúng hai mươi năm.

Đối với Les Echos, nhiều năm tuyên truyền ròng rã đã khuyến khích người Trung Quốc tin rằng chính chế độ đã giúp xóa bỏ tình trạng đói nghèo cùng cực và thúc đẩy tăng trưởng theo cấp số nhân. Thế nhưng những thành công này, trước hết đến từ sự đón nhận mà thế giới đã dành cho Trung Quốc, bằng cách liên kết nước này với cuộc chơi lớn của thương mại thế giới.

Còn báo Le Monde thì tiếp tục loạt ba bài đặc biệt về sinh nhật thứ 100 của Đảng cộng sản Trung Quốc. Bài thứ hai hôm nay là một ký sự lý thú chiếm trọn hai trang báo khổ lớn mang tựa đề "Trở thành đảng viên Đảng cộng sản, ước mơ tột đỉnh của thành phần ưu tú đỏ tại Trung Quốc".

Theo tờ báo, với 92 triệu thành viên và các tiêu chí kết nạp hà khắc, Đảng cộng sản Trung Quốc – mà đa số hiện nay đều là những người tốt nghiệp đại học – đang duy trì một quyền khống chế cực kỳ chặt chẽ trên dân chúng.

Le Monde nhận thấy đây là một chiến lược do chính chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề ra, đoạn tuyệt với đường lối của các lãnh đạo tiền nhiệm.

Có nên lo lắng quá mức về Delta ?

Như đã nói ở trên, mối lo càng lúc càng tăng về nguy cơ biến thể Delta của virus gây dịch Covid-19 lan rộng là một chủ đề quan trọng khác được báo Pháp hôm nay chú ý. Không hẹn mà gặp, cả Le Figaro lẫn Le Monde đều dành tựa lớn trang nhất cho biến thể Delta.

Trong dòng tựa lớn, Le Figaro ghi nhận một cách khách quan : "Biến thể Delta ở Pháp : Điều gì gây lo lắng, điều gì giúp yên tâm".

Điều gây lo lắng, theo tờ báo cánh hữu là biến thể xuất xứ từ Ấn Độ này dễ lây lan hơn, đang lan rộng khắp thế giới, dần dần chiếm ưu thế trước các biến thể từ Anh (Alpha), Nam Phi (Beta) hoặc Brazil (Gamma). Ở những quốc gia mà biến thể này chiếm ưu thế, các đường cong dịch bệnh bắt đầu vươn lên trở lại, làm dấy lên lo ngại rằng điều đó cũng sẽ diễn ra ở Pháp. Hiện tại, nó chỉ chiếm 10 đến 20% các ca nhiễm mới, nhưng sẽ chiếm đa số trước khi hết hè.

Câu hỏi đặt ra là có nên lo sợ về một đợt sóng thứ tư vào mùa thu này hay không ? Đối với tờ báo, mọi thứ sẽ phụ thuộc vào số lượng người Pháp sẽ được tiêm chủng trước thời hạn đó. Lý do là vì dù dễ lây lan hơn, biến thể Delta vẫn rất dễ bị vac-xin khống chế, trong bối cảnh thuốc chủng không còn thiếu một cách tàn nhẫn như vào mùa xuân.

Vấn đề tuy nhiên là làm sao thúc giục được người dân đi tiêm chủng. Chính phủ đang tìm cách thuyết phục những người còn do dự và bắt đầu nghĩ đến việc tiêm chủng bắt buộc, một cấm kỵ tồn tại cho đến nay, với đối tượng bị nhắm trước tiên là giới nhân viên y tế.

Mục tiêu là để không phải tái phong tỏa đất nước hoặc đóng cửa trường học vào đầu năm học tới.

Delta phá hoại tiến trình ra khỏi khủng hoảng ?

Le Monde thì có vẻ tương đối bi quan. Trong hàng tựa lớn trang nhất, tờ báo nhìn thấy là "Biến thể Delta đe dọa tiến trình thoát ra khỏi khủng hoảng"

Theo Le Monde, đà lan rộng của biến thể Delta gây lo ngại nơi chính quyền, đang lo ngại trước khả năng có thêm một làn sóng của Covid-19 thứ tư nên đã tìm cách thúc đẩy mạnh hơn nữa chiến dịch tiêm chủng.

Theo Viện Pasteur, Pháp vẫn có nguy cơ lâm vào "tình huống xấu nhất" vào mùa thu, mặc dù đã có tiêm vac-xin, nếu số người miễn dịch không đủ đông.

Dẫu sao thì theo tờ báo, Delta đã chịu trách nhiệm về làn sóng thứ ba ở Anh, nhưng vac-xin đã giúp làm giảm đáng kể số ca nhập viện và tử vong

Chuyên gia Bruce Aylward của WHO cảnh báo : "60% dân số thế giới phải được tiêm vac-xin để ngăn chặn dịch bệnh". Nhà dịch tễ học này còn lo lắng : Các biến thể có thể khuyến khích các nước giàu giữ lại số thuốc chủng của họ thay vì chia sẻ cho nước khác.

Nắng nóng chết người tại Canada

Trang nhất đập mắt nhất hôm nay là của tờ Libération, với bức ảnh mặt trời rực nắng trên nền cam bên trên hàng tựa "Canada 49,6°C". Ngay bên dưới, tờ báo ghi nhận rằng do biến đổi khí hậu, miền tây Canada đã bị mức nóng kỷ lục, với nhiệt độ mấp mé 50°C.

Câu hỏi mà tờ báo đặt ra là phải chăng sắp tới đây, Pháp cũng bị lâm vào tình trạng này ? Theo Libération, kỷ lục tuyệt đối về nhiệt độ ở Pháp hiện là 46°, ghi nhận vào cuối tháng 6 năm 2019 ở thị trấn Vérargues, ở tỉnh Hérault. Kỷ lục trước đó có từ năm 2003, khi diễn ra một đợt nắng nóng đặc biệt chết người, với 44,1 độ vào giữa tháng Tám.

Theo Libération, các dự báo khí hậu mới do các nhóm nghiên cứu của cơ quan khí tượng Pháp Météo France thiết lập ước tính rằng nước Pháp có thể tăng gần 4 độ trong giai đoạn 2070-2100 so với năm 1976-2005, nếu lượng khí thải nhà kính không giảm. Nhiệt độ tăng 6 độ thậm chí có thể được quan sát thấy vào mùa hè. Miền tây bắc và đông nam của Pháp cũng như các vùng núi được cho là sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn cả.

Trọng Nghĩa

Additional Info

  • Author Trọng Nghĩa
Published in Quốc tế

Đảng cộng sản Trung Quốc, cỗ máy viết lại lịch sử

Đảng cộng sản của Liên Xô cũ chẳng bao giờ có dịp kỷ niệm 75 năm cuộc cách mạng 1917, còn Đảng cộng sản Trung Quốc cầm quyền từ 71 năm qua, chưa bao giờ mạnh như thế. Tuy nhiên chế độ ngày càng độc tài hơn, cố tình xóa đi những chương đen tối trong lịch sử và trở thành mối đe dọa cho các láng giềng.

chinois1

Màn trình diễn xếp hình tại buổi gala tổ chức ngày 28/06/2021 ở Bắc Kinh nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc. AP - Ng Han Guan

Cổ vũ chích ngừa để ngăn một làn sóng dịch mới, đầu tư quy mô cho ngành y tế, cuộc đua vào điện Elysée sắp tới, thất bại của đội tuyển bóng đá Pháp là các chủ đề chính của báo chí Paris hôm nay 30/06/2021. Trung Quốc cũng là đề tài rất được chú ý.

Trung Quốc : Mối đe dọa cho thế giới tự do

Bắc Kinh tưng bừng kỷ niệm 100 năm Đảng cộng sản Trung Quốc, do một nhóm trí thức thành lập vào tháng Bảy năm 1921 tại Thượng Hải, dưới sự giám sát chặt chẽ của Matxcơva. Bài xã luận của Le Monde mang tựa đề "Các nền dân chủ trước thách thức Trung Quốc" nhận định, từ đó đến nay, học trò đã qua mặt ông thầy. Đảng cộng sản của Liên Xô cũ chẳng bao giờ có dịp kỷ niệm 75 năm cuộc cách mạng 1917, còn Đảng cộng sản Trung Quốc cầm quyền từ 71 năm qua, chưa bao giờ mạnh như thế.

Cũng không có đảng nào lãnh đạo bằng ấy người lâu như vậy. Trong vòng 40 năm, Trung Quốc đã trở thành cường quốc kinh tế thứ nhì thế giới, mỗi ngày lại đào sâu thêm khoảng cách với đối thủ Ấn Độ và nhanh chóng tiến gần với Hoa Kỳ. Kinh tế Trung Quốc thậm chí còn có thể vượt qua Mỹ trước cuối thập niên này, và việc ngăn chặn được đại dịch Covid làm gia tăng uy tín của đảng nơi người dân.

Tuy nhiên theo Le Monde, thành công này chưa hoàn hảo. Bởi vì kèm theo đó là vi phạm nhân quyền trầm trọng, ngăn trở các quyền tự do. Bởi vì dựa một phần vào mô hình phát triển không bền vững, và vì Trung Quốc xáo trộn trật tự quốc tế, bác bỏ đa phương mỗi khi thấy không có lợi.

Các nhà lãnh đạo Bắc Kinh nhấn mạnh đến "tính chất Trung Hoa" trong "chủ nghĩa xã hội" của họ, và cũng không cho thấy ý định xuất khẩu. Thế giới, may thay, sẽ không bị Hán hóa. Nhưng thành công của Trung Quốc là thách thức cho phương Tây. Trừ phi có một sự đảo lộn – mà hiện chưa thấy dấu hiệu nào – Trung Quốc sẽ không trở thành một quốc gia dân chủ. Phần còn lại của thế giới sẽ phải sống chung với một Trung Quốc hùng mạnh, dân tộc chủ nghĩa, đầy đe dọa, ít nhất là đối với các láng giềng.

Trước người khổng lồ mới này, sức nặng của mỗi nước đều không đáng kể, trừ Hoa Kỳ. Do Bắc Kinh tìm cách chia rẽ cộng đồng quốc tế, lời đáp phải là các liên minh địa lý đa dạng về kinh tế cũng như chiến lược. Nhưng điều này vẫn chưa đủ. Trước thách thức Trung Quốc, các nền dân chủ phương Tây, nhất là Liên Hiệp Châu Âu, không chỉ nên tự hài lòng với các tố cáo vi phạm nhân quyền mà cần chứng tỏ sự thành công của mô hình dân chủ.

Đảng chính là Tập Cận Bình, đứng trên tất cả

Trong bài "Các thách thức của một đảng bách niên", Le Monde cho rằng Đảng cộng sản Trung Quốc đối mặt với xu hướng độc tài toàn trị.

Bắc Kinh đang sống với nhịp độ dồn dập : Mở lại một bảo tàng thường trực chuyên về đảng hôm 22/06, bắn pháo bông tại sân vận động Olympic Bắc Kinh hôm 28/06 trước 90.000 khán giả, trao huy chương cho 29 đảng viên ưu tú ngày 29/06, trình diễn ánh sáng ở Thượng Hải kể từ ngày 30/06…Và cái đinh của đợt kỷ niệm là buổi lễ cho tổng bí thư Tập Cận Bình chủ trì tại quảng trường Thiên An Môn ngày 01/07, nhưng nội dung là gì thì vẫn còn bí mật.

Các nhà quan sát phương Tây từ vài năm qua nhận thấy cả một chế độ được huy động để phục vụ cho một con người và mục tiêu của người đó : biến Trung Quốc thành đại cường số một thế giới từ nay đến 2049. Nghịch lý nằm ở chỗ, Trung Quốc tự tách biệt với một thế giới mà nước này muốn trở thành trung tâm.

Tập Cận Bình tuyên bố "đảng đứng trên tất cả" nhưng thực tế đảng chính là ông Tập. Hỏi một ngàn người Trung Quốc, chưa chắc có một người nói ngay được tên bảy ủy viên thường trực Bộ Chính trị. Không biết có diễn binh hay không, nhưng những ngày gần đây tiêm kích, trực thăng bay đầy trên bầu trời Bắc Kinh. Từ khi thành lập năm 1927, quân đội chỉ tuân lệnh của đảng, và Tập Cận Bình không bỏ lỡ một cơ hội nào để nhắc nhở ông không chỉ là tổng bí thư kiêm chủ tịch nước mà còn là chủ tịch Quân ủy trung ương. Chính với chức vụ duy nhất này mà Đặng Tiểu Bình đã ra lệnh thảm sát các sinh viên ngay trên quảng trường Thiên An Môn.

Độc tài toàn trị và số phận Hồng Kông, Đài Loan

Ngày mai chắc hẳn Tập Cận Bình sẽ nhấn mạnh đến "phép lạ" thành công của đảng, thành tích "xóa đói giảm nghèo" và về công nghệ - một số triển lãm còn mang lại ấn tượng chắc chắn người Trung Quốc sẽ lên đến tận Hỏa tinh. Nhưng đây không phải là lúc để "ăn năn" về nhân quyền.

Khi ủng hộ Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tháng 12/2001, Hoa Kỳ tin rằng nước này sẽ trở nên dân chủ. Ngược lại, vào dịp kỷ niệm 100 năm, Trung Quốc gởi đi thông điệp "chủ nghĩa xã hội theo kiểu Trung Hoa"là thành tựu chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại.

Một năm sau khi áp đặt luật an ninh, Bắc Kinh thậm chí chẳng cần giả vờ tôn trọng nguyên tắc "một đất nước, hai chế độ" ở cựu thuộc địa Anh nữa. Sau Hồng Kông sẽ đến Đài Loan ? Sẽ rất đáng ngạc nhiên nếu Tập Cận Bình không nêu ra số phận hòn đảo 23,5 triệu dân mà chế độ cộng sản chưa bao giờ "thu hồi" được. Đó là thất bại duy nhất mà Bắc Kinh nhìn nhận. Ông Tập sẽ dùng từ thống nhất "hòa bình" hay không ? Ông ta biết rằng một cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ có thể làm thay đổi số phận của mình, nhưng những người dân tộc chủ nghĩa thì vẫn sục sôi.

Một nguy cơ khác đối với Tập Cận Bình là việc kế tục. Năm 2018 ông ta đã chấm dứt quy tắc giới hạn hai nhiệm kỳ 5 năm do Đặng Tiểu Bình lập ra từ 1982 nhằm tránh những sai lầm mao-ít và tôn sùng lãnh tụ. Nhiều người cho rằng ông Tập sẽ còn trị vì đến 2027 hay tận 2032. Nhà sử học Michel Bonnin nhận định : "Cho đến thời Hồ Cẩm Đào, Trung Quốc là một chế độ độc tài không hoàn chỉnh ; nhưng giờ đây có nguy cơ chế độ toàn trị Trung Quốc trở nên quá hoàn hảo và mất đi tính linh hoạt".

Xóa bỏ quá khứ nạn đói, thanh trừng thời Cách mạng văn hóa

Cũng về Đảng cộng sản Trung Quốc, Le Mondeđăng bài đầu tiên trong loạt ba bài phóng sự công phu nhân kỷ niệm 100 năm thành lập, mang tựa đề"Đảng cộng sản Trung Quốc, một cỗ máy viết lại lịch sử".

Nếu đảng là bậc thầy trong nghệ thuật tuyên truyền về những thành công của mình, đảng cũng không để cho ai viết về lịch sử của mình, thậm chí tùy tiện viết lại theo ý thích.

Trong khi vô số hoạt động văn nghệ, triển lãm…diễn ra nhân dịp này, chỉ có mỗi một cuốn sách được ra đời. Đó là cuốn "Lịch sử tóm tắt của Đảng cộng sản Trung Quốc", do chính đảng xuất bản hồi tháng Hai. Có đến hơn một phần tư, tức 146 trên tổng số 531 trang sách được dành cho tám năm vừa qua dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình. Chỉ vỏn vẹn 12 trang nói chung chung về cả một thập niên 1966-1976 trong đó Cách mạng văn hóa chiếm chưa đầy 2 trang và không hề nói đến việc đàn áp tàn bạo giới trí thức.

Cũng không có một chữ nào về nạn đói khủng khiếp nhất lịch sử loài người (1958-1961), chỉ nhìn nhận rằng năm 1962 "tình hình rất khó khăn do Đại nhảy vọt". Đảng hoàn toàn im lặng về Sách Đỏ - in hơn 1 tỉ cuốn từ 1964 đến giữa thập niên 70, đã gây tác động trên toàn thế giới, dịch ra khoảng 60 thứ tiếng và phổ biến tại hơn 150 nước. Cuốn sách mà mọi người Trung Quốc đều phải nhập tâm và mang theo bên mình, đã bị cấm bán từ tháng 2/1979, ngày nay chỉ có thể tìm được ở vài chợ bán đồ cũ.

Lờ đi vụ thảm sát Thiên An Môn, tô hồng Vạn lý Trường chinh

Nếu phong trào sinh viên 1989 được ghi sơ qua trong lịch sử, là để giải thích rằng một nhúm người đã lợi dụng các sai lầm của đảng và chính phủ để "nổi dậy phản cách mạng" khiến đảng phải có những biện pháp để "tái lập trật tự". 

Những cái chết thảm khốc của những người trẻ ? Xin đừng mơ được nhắc đến ! Ngược lại, cuộc Vạn lý Trường chinh của Mao từ Giang Tây đến Thiểm Tây để chạy trốn quân đội Quốc dân đảng, từ tháng 10/1934 đến tháng 10/1935, được nhuốm lên màu sắc huyền thoại.

Bị tổng thống Mỹ Donald Trump đẩy vào cảnh khó khăn, Tập Cận Bình hồi tháng 5/2019 đã đến Giang Tây để kêu gọi người dân Trung Quốc chuẩn bị cho một cuộc "Vạn lý Trường chinh mới", nhưng không hề nói hồi đó từ 100.000 quân khi đến nơi chỉ còn chưa đầy 8.000 người sống sót. Tập Cận Bình nhắc nhở "khi muốn hủy diệt ký ức một dân tộc, điều đầu tiên là phải hủy diệt lịch sử", có nghĩa mọi sự kiện khác với lịch sử chính thức đều phải bị lên án. Cơ quan tuyên truyền của đảng hồi tháng Tư đã lập đường dây nóng để tố cáo những "sai lạc" và đến giữa tháng Năm, hai triệu nội dung "tiêu cực" đã bị xóa khỏi internet.

Áp lực Bắc Kinh lên các trường đại học Úc

Le Figarochú ý đến"Các trường đại học Úc dưới ảnh hưởng Trung Quốc". Human Rights Watch (HRW) lên án việc Bắc Kinh sử dụng các sinh viên để gây áp lực lên các khoa.

Hôm 24/0/2019 tại trường đại học Queensland ở Brisbane, vài giờ sau khi luật an ninh quốc gia mới được thông qua, đánh dấu hồi kết của nền dân chủ Hồng Kông. Khoảng vài chục sinh viên biểu tình ôn hòa để ủng hộ người Hồng Kông, nhưng họ nhanh chóng bị cả trăm người dân tộc chủ nghĩa lao vào giựt biểu ngữ và hành hung. Trước sự ngạc nhiên của mọi người, nhà trường không kiện cáo, và cũng không phản ứng gì khi hôm sau tổng lãnh sự Trung Quốc ở Brisbane hoan nghênh "thái độ yêu nước".

Giọt nước tràn ly, Drew Pavlou, một sinh viên 22 tuổi bị hành hung trong vụ này liên tục lên tiếng tố cáo mối quan hệ của trường với Bắc Kinh. Cũng như nhiều nơi khác, khoa của anh rất lệ thuộc vào nguồn tiền từ đông đảo sinh viên Trung Quốc (160.000 người năm 2020), chiếm đến 40% du học sinh. Riêng trong năm 2019, các trường đại học Úc thu được 12 tỉ euro, chiếm 27% tổng ngân sách. Hệ quả là nhiều giảng viên phải tự kiểm duyệt về các chủ đề Đài Loan, Hồng Kông, Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ…

Pavlou nhận thấy luật im lặng về Trung Quốc đã trở thành nguyên tắc trong trường. Dù là sinh viên giỏi, anh bị đuổi học một năm ; rất tích cực trên mạng xã hội, anh nhận được hàng trăm lời dọa giết. Đối với sinh viên người Hoa, phân nửa số người được HRW hỏi chuyện cho biết đã từng bị các sinh viên Trung Quốc khác sách nhiễu, hăm dọa ; các sinh viên này "đỏ" đến nỗi một chỉ trích nhẹ nhàng cũng bị coi là đối đầu.

Đồng nhân dân tệ ảo : Công cụ của Trung Quốc để chống bitcoin

Trên lãnh vực kinh tế, Les Echos nhận định e-yuan, đồng nhân dân tệ kỹ thuật số là công cụ để chống bitcoin, giúp Bắc Kinh trở thành bá chủ về tiền ảo.

Trung Quốc ngày càng không muốn dung túng cho đồng tiền ảo vô chính phủ, tự do, phi tập trung và khó trị. Nhân dân tệ ảo được chính quyền quản lý và kém minh bạch, đi ngược hẳn với blockchain, công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin. Đối với Bắc Kinh, các sáng tạo về tiền tệ phải nhằm tăng cường việc kiểm soát của chính quyền đối với nền kinh tế và các công dân, còn bitcoin nhằm vượt khỏi các ngân hàng, thiết lập một trật tự tiền tệ mới.

Tuy nhân dân tệ chưa phải là đồng tiền chuyển đổi tự do, nhưng từ tháng 10 năm ngoái 10 triệu đồng e-yuan (1,2 triệu euro) đã được phân phát cho 50.000 cư dân Thâm Quyến để chi tiêu tại 3.300 cửa hàng thí điểm. Trong 6 giai đoạn để lập ra tiền ảo, Trung Quốc đang ở giai đoạn 5, trong khi Châu Âu và Hoa Kỳ mới vượt được một giai đoạn và đang còn tranh cãi.

Nếu đồng đô la dựa vào sức mạnh toàn cầu của Wall Street và đồng bảng Anh nhờ danh tiếng của thị trường tài chính Luân Đôn, đồng nhân dân tệ 2.0 phải nhờ vào thị trường tài chính Thượng Hải. Từ nhiều năm qua, Bắc Kinh cố gắng quốc tế hóa đồng tiền của mình để đua chen với đô la và euro, và mục tiêu là 15 đến 20 năm nữa.

Thụy My

Additional Info

  • Author Thụy My
Published in Châu Á

Đảng cộng sản Trung Quốc che đậy quá khứ để kỷ niệm 100 năm 

Saigonnhonews, 29/06/2021

Thao túng lịch sử – thổi phồng những thành tích và chiến thắng, xây dựng hàng loạt bảo  tàng và tượng đài trong khi che đậy thậm chí xóa bỏ những sai lầm và tội ác trong quá khứ – nhằm lừa mị người dân là thủ đoạn thường xuyên của Đảng cộng sản Trung Quốc và các đảng độc tài tương cận. Vào lúc Đảng cộng sản Trung Quốc kỷ niệm 100 năm thành lập vào thứ Năm sắp tới, chiến dịch lừa mị này càng được đẩy mạnh.

cheday1

Zhongnanhai (Trung Nam Hải), trụ sở của Đảng cộng sản Trung Quốc ở Bắc Kinh. Hình : 維基 小霸王 / Wikipedia.

Tại ngôi nhà mà Mao Trạch Đông và 12 người khác đã gặp nhau 100 năm trước bàn chuyện thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch kiêm Tổng Bí thư Tập Cận Bình mới đây đã cùng các nhân vật lãnh đạo Bộ Chính trị đọc lời thề giữ vững các nguyên tắc và "hy sinh tất cả" vì đảng và nhân dân.

Khoảng sân tối tăm của một ngôi nhà ít ai biết tới ở Thượng Hải năm 1921 bây giờ là một đài tưởng niệm xa hoa, một tâm điểm chú ý khi Trung Quốc kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng cộng sản, tổ chức cai trị quốc gia đông dân nhất và nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Bây giờ địa điểm diễn ra đại hội đảng đầu tiên đó là nơi ghi lại "nỗi nhục nhã" của Trung Quốc dưới tay các lãnh chúa và đế quốc, sự "thức tỉnh" của nó vào đầu thế kỷ 20 và sự hồi sinh sau chiến thắng của đảng năm 1949 trong một cuộc nội chiến mà cuối cùng những người theo chủ nghĩa quốc gia của Tưởng Giới Thạch phải lưu vong ra đảo Đài Loan.

Đài tưởng niệm nằm lọt thỏm trong một khu phố cao cấp với các cửa hàng và nhà hàng phản ánh một điều gì đó rộng lớn hơn: một dự án tạo ra huyền thoại nhằm khuếch đại thông điệp của Trung Quốc ở trong và ngoài nước, tuân theo lời kêu gọi của ông Tập làhãy kể những câu chuyện tích cực hơn về Trung Quốc.

Nhưng ngay cả khi Trung Quốc ăn mừng, nó vẫn tiếp tục xóa bỏ quá khứ.

Một đoạn video gây xôn xao đã nêu bật những thành tựu đáng tự hào nhất của Trung Quốc, bao gồm việc chế tạo quả bom nguyên tử đầu tiên, việc xây dựng cơ sở hạ tầng uy tín và chuyến bay không người lái lên sao Hỏa gần đây.

Nhưng Đảng cộng sản Trung Quốc cũng bỏ qua là những biến động lớn của thế kỷ 20 mà các nhà sử học cho rằng đã giết chết hàng triệu người Trung Quốc: nạn đói trong chiến dịch "Đại Nhảy Vọt" năm 1958-1960, thập niên hỗn loạn "Cách mạng Văn hóa" từ năm 1966 và cuộc thảm sát hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người hoạt động dân chủ ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.

Robert Bickers, một nhà sử học về Đảng cộng sản Trung Quốc tại Đại học Bristol của Anh nhận xét : "Có rất nhiều sự kiện lịch sử của đảng mà đảng cần phải quên. Đảng đã dành rất nhiều nỗ lực trong suốt 100 năm qua để bảo đảm rằng chỉ có một câu chuyện thống nhất về lịch sử đảng được tôn vinh".

"Chủ nghĩa hư vô lịch sử"

Đảng cộng sản Trung Quốc từ lâu đã tìm cách kiểm soát lịch sử. Nỗ lực đó đã được tăng cường dưới thời ông Tập Cận Bình, người đã phát động chiến dịch chống lại "chủ nghĩa hư vô lịch sử" – một khái niệm được định nghĩa là bất kỳ nỗ lực nào sử dụng quá khứ để đặt nghi vấn về vai trò lãnh đạo của đảng hoặc "tính tất yếu" của chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc.

Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc đã thành lập một đơn vị chuyên về lịch sử để tuyên truyền câu chuyện chính thức về quá khứ mà Đảng cộng sản Trung Quốc muốn truyền tới người dân. Năm nay, Bắc Kinh đã thiết lập một đường dây điện thoại nóng để người dân báo cáo cho chính quyền về những lời nói hoặc hành vi bị coi là chủ nghĩa hư vô lịch sử.

Glenn Tiffert, một nhà sử học tại Viện Hoover thuộc Đại học Stanford, cho biết chiến dịch kiểm soát lịch sử này phản ánh sự bất an của đảng và bắt nguồn từ việc ông Tập lo ngại rằng Đảng cộng sản Trung Quốc có thể sụp đổ giống như đảng anh em ở Liên Xô, bị lật đổ vào năm 1991. "Dường như đó là một mối bận tâm đặc biệt của ông ta ngay từ đầu. Đó là một phần của cách tiếp cận tổng hợp, có hệ thống hơn nhằm thiết lập lại quyền lực của đảng và bảo đảm nó không đi theo con đường của Đảng cộng sản Liên Xô", ông Tiffert nói.

Bất chấp những nỗ lực của ông Tập nhằm nhấn mạnh tính liên tục của những nỗ lực kéo dài hàng thế kỷ của Đảng cộng sản Trung Quốc nhằm trẻ hóa đất nước Trung Quốc, khu tưởng niệm ở Thượng Hải cho thấy đảng đã đi xa khỏi cội nguồn của mình.

Trong khi đảng mô tả những thập niên đầu tiên của mình như một thành công của các ý tưởng của chủ nghĩa Marx, nhưng nó không đề cập đến những mâu thuẫn lý thuyết cho phép đảng vứt bỏ chủ nghĩa tập thể của thời Mao và khởi động các cải cách thị trường biến nền kinh tế Trung Quốc thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và cũng là nền kinh tế bất bình đẳng nhất.

Một danh sách "các sự kiện và số liệu" của đảng do Nhật báo Thượng Hải chính thức công bố trong tháng này hầu như không đề cập đến ý thức hệ, mà nói rằng sứ mệnh của đảng là "tìm kiếm hạnh phúc cho người dân Trung Quốc và trẻ hóa đất nước Trung Quốc".

Tiffert nói : "Không phải là về niềm tin vào chủ nghĩa cộng sản nữa, mà là vào hàng hóa. Và để duy trì điều đó, họ muốn che đậy tất cả những sai lầm".

(theo Reuters)

********************

Đảng cộng sản tròn 100 tuổi, Trung Quốc của Tập Cận Bình sẽ đi về đâu ?

Minh Anh, RFI, 28/06/2021

Đảng cộng sản Trung Quốc ngày 01/07/2021, mừng 100 năm tuổi và bắt đầu một thế kỷ thứ hai dưới sự chỉ đạo của ông Tập Cận Bình, người đã áp đặt một cách thức điều hành đoạn tuyệt với những người tiền nhiệm. Nhà nghiên cứu về Trung Quốc học, Marc Julien, trên tạp chí Diplomatie (số ra tháng 6-7/2021) đặt câu hỏi : Vào lúc những thách thức từ nội bộ và bên ngoài ngày một lớn, Trung Quốc của Tập Cận Bình sẽ đi về đâu ?

dcstq1

Tại Trung Quốc, Đảng cộng sản tổ chức rầm rộ dịp kỷ niệm 100 ngày thành lập Đảng, mùng 1 tháng 7 năm 1921. Ảnh minh họa. Hector Retamal AFP

Tập Cận Bình là nhà lãnh đạo quyền lực nhất kể từ thời Mao Trạch Đông là điều không ai phủ nhận. Lên cầm quyền trong bối cảnh cạnh tranh quyền lực gay gắt (với Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang), Tập Cận Bình buộc phải tập trung mọi nỗ lực để củng cố quyền lực và khẳng định thế mạnh của Đảng cộng sản Trung Quốc kể từ ngày đầu lên nắm quyền năm 2012. Điều này được thể hiện rõ qua 3 đặc điểm trong cách thức điều hành của ông Tập Cận Bình.

Bộ máy an ninh : Công cụ kiểm soát Đảng

Thứ nhất là khái niệm "an ninh quốc gia". Để kiểm soát, Đảng cần phải quản lý được bộ máy an ninh. Khái niệm "an ninh quốc gia" vì vậy mà được phát triển nhằm kiểm soát chặt chẽ mọi hình thức đe dọa cổ điển và không cổ điển, cho đến kinh tế, văn hóa và ý thức hệ, đến từ bên ngoài lẫn bên trong đất nước.

Để củng cố quyền kiểm soát Đảng, một mặt, Tập Cận Bình năm 2014 cho thành lập Ủy ban An ninh Quốc gia Trung ương (CNSC) – cơ quan điều hành các ủy ban và cơ quan chuyên trách an ninh của Đảng và Nhà nước. Mặt khác, ông tiến hành cải cách rộng lớn Quân ủy Trung ương (CMC), cơ quan lãnh đạo Quân đội Giải phóng Nhân dân (APL) tối cao. Cả hai cơ quan này đều do đích thân Tập Cận Bình chủ trì.

Ngoài ra, người ta còn nhận thấy có xu hướng quân sự hóa các lực lượng an ninh nội địa tại Trung Quốc, như công an vũ trang nhân dân, lực lượng bán quân sự an ninh nội địa…

Thứ hai, với Tập Cận Bình, cần phải chấn chỉnh lại nền kỷ luật và ý thức hệ, vốn dĩ là hai mặt của một vấn đề. Một nền kỷ luật nghiêm ngặt cho phép áp dụng đúng đắn ý thức hệ, trong khi đó, ý thức hệ biện minh cho nền kỷ luật do quyền lực đòi hỏi. Để thiết lập kỷ luật, Tập Cận Bình có trong tay công cụ đáng gờm là Ủy ban Kỷ luật Trung ương Đảng, cho phép tiệt trừ mọi đối thủ tiềm tàng, bằng các chiến dịch chống tham nhũng "diệt ruồi và hổ".

Viết lại lịch sử

Để nâng cao ý thức hệ, Tập Cận Bình cho phát huy hết công suất cỗ máy tuyên truyền, kêu gọi "gia nhập nghiêm túc đường hướng của Đảng". Ông không ngần ngại sử dụng lại khẩu hiệu thời Mao Trạch Đông : "Đảng, Nhà nước, quân đội, xã hội và đại học, Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung, Đảng lãnh đạo tất !".

Thế nên, lịch sử của Đảng cũng phải được viết lại, phải được đánh bóng. Những giai đoạn đen tối như cuộc Cách Mạng Văn Hóa (1966-1976) hay vụ thảm sát Thiên An Môn (1989)… cũng chỉ được nói phớt qua, bị cấm đoán hay được biện minh là một nỗ lực chống tham nhũng và những đặc quyền. Phần lớn lịch sử đảng dành nói về công trạng của Tập Cận Bình, được coi là người kế thừa Mao có một tầm nhìn tích cực.

Chỉ có điều hệ quả của việc tái khẳng định sức mạnh siêu việt của Đảng và phổ biến khái niệm an ninh quốc gia của ông Tập Cận Bình đã dẫn đến trạng thái củng cố hơn nữa chủ nghĩa chuyên chế và kiểm soát xã hội, mà hai nạn nhân chính lại là Khu tự trị Tân Cương và Đặc khu kinh tế Hồng Kông, siết chặt kiểm soát tôn giáo, văn hóa, sắc tộc và các quyền tự do cơ bản.

Phiêu lưu ngoại giao

Trên phương diện đối ngoại, Bắc Kinh ngày càng có thái độ xác quyết và hung hăng, không ngần ngại dùng vũ lực để đe dọa các nước láng giềng tại Châu Á. Với phương Tây, mối quan hệ ngày càng trở nên căng thẳng khi tiến hành một nền ngoại giao "chiến lang". Trung Quốc giờ cũng không còn do dự khi đáp trả các biện pháp trừng phạt của Châu Âu hay trừng phạt kinh tế những nước nào làm phật lòng mình. Khi tỏ thái độ tự tin, Đảng cộng sản Trung Quốc chứng tỏ sẵn sàng đối mặt với bất kể cuộc khủng hoảng nào, chống lại bất kỳ đối thủ nào.

Cuối cùng, tác giả kết luận, Đảng cộng sản Trung Quốc lớn mạnh, nhưng rủi ro cũng tăng theo trên nhiều mặt : dân số, bất bình đẳng xã hội, sinh thái, kinh tế, đối đầu với Mỹ và các rủi ro xung đột khu vực. Tập Cận Bình đã thâu tóm thành công quyền lực, nhưng tham vọng hoàn thành "giấc mơ một nước Trung Hoa hồi sinh" của ông có nguy cơ gây ra những rạn nứt mới trong lòng Đảng cộng sản. Và nhất là vì Trung Quốc chọn đi theo con đường chủ nghĩa chuyên chế, nên sức mạnh kinh tế, công nghệ và quân sự cũng đáng lo như chính những điểm yếu của nước này !

Minh Anh

Nguồn : RFI, 28/06/2021

***********************

Tập Cận Bình củng cố quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc như thế nào ?

The Economist, Nguyễn Thanh Hải, Nghiên cứu quốc tế, 28/06/2021

Khi Tập Cận Bình tiếp quản, Đảng đang trong tình trạng bị chia rẽ bởi đấu đá nội bộ. Ở thời điểm hiện tại, thứ ông Tập muốn chính là không ai trong Đảng có thể thách thức vị thế của ông.

dcstq2

Chỉ vài ngày sau khi lên nắm quyền vào tháng 11 năm 2012, Tập Cận Bình đã cho triệu tập phiên họp "học tập tập thể – 集体学" ca B Chính tr. Bên trong tòa nhà c thuc qun th Trung Nam Hi, nơi đặt tr s Đảng, lướt nhìn các y viên tham d (gm 22 nam và 2 nữ), ông Tập khó có thể thấy thoải mái. Hầu hết họ có được vị trí ngày hôm nay không phải do sự hẫu thuẫn của ông Tập, mà là từ người tiền nhiệm của ông. Đảng đã bị suy yếu sau cuộc đấu đá quyền lực khốc liệt. Vậy có thể đặt niềm tin vào ai đây ? Bên ngoài bức tường cao kia, xã hội Trung Quốc đang thay đổi chóng mặt, một tầng lớp trung lưu đông đảo đang nổi lên và một cuộc cách mạng thông tin đang bùng nổ từ sự ra đời của Internet. Có thể đặt niềm tin vào công chúng không ?

Trước sự lan truyền của một bức vẽ truyền thống được cho là lời sấm về vận mệnh của Trung Quốc, ông Tập đã bày tỏ lo ngại. "Nhiều điểm thiếu sót" đã làm suy yếu khả năng của Đảng trong việc hoàn thành "sứ mệnh lịch sử" của mình cũng như thích ứng với sự thay đổi đang diễn ra. Một số Đảng viên đã không giữ vững được niềm tin, ông nói. Xương của họ đang mất đi can-xi. Lưu ý đến trường hợp của Mùa xuân Ả Rập vừa nổ ra, ông cảnh báo rằng ở những quốc gia khác, sự phẫn nộ của công chúng đã dẫn đến tình trạng hỗn loạn xã hội và khiến các chính phủ sụp đổ. Ở Trung Quốc, tham nhũng có thể "hủy hoại Đảng và Đất nước", ông nói.

Đó là cụm từ mà những người tiền nhiệm của ông Tập cũng đã từng sử dụng. Tuy nhiên, ý ông muốn đề cập ngoài tình trạng tham nhũng thông thường còn có một mối nguy chính trị bên trong nội bộ Đảng mà nạn tham nhũng tràn lan là dấu hiệu cảnh báo cho điều đó. Ông Tập lên nắm quyền trong bối cảnh nội bộ các quan chức cấp cao của Đảng vừa có sự rạn nứt nghiêm trọng nhất kể từ thập niên 1980. Những mục tiêu nổi bật nhất của chiến dịch mà ông Tập sắp triển khai là các nhân vật có thân thế "khủng" trong Đảng bị ông cáo buộc là "sống xa hoa và phung phí" cũng như có âm mưu "lật đổ Đảng để nắm quyền" thông qua việc dàn dựng một cuộc đảo chính trong thực tế.

Để biết tại sao ông Tập tiến hành cải cách, thanh trừng thành phần tham nhũng và mở rộng quyền lực của Đảng, điều quan trọng là phải hiểu những thách thức mà ông đối mặt vào thời điểm năm 2012. Chiến dịch có quy mô như ta thấy là vì cáo buộc lần này liên quan tội âm mưu đảo chính, các Đảng viên cấp cao chưa từng bị gán tội danh này kể từ sau vụ bắt giữ Giang Thanh – vợ của Mao và "Bè lũ bốn tên" vào năm 1976. Những người mà chiến dịch nhắm đến đều thuộc nhóm các nhân vật quyền lực nhất Trung Quốc. Trong đó có Bạc Hy Lai, cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh ; Chu Vĩnh Khang, người phụ trách giám sát các lực lượng an ninh và cơ quan tư pháp của Trung Quốc, bao gồm cảnh sát và tòa án ; Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu, hai vị tướng từng là những sĩ quan cấp bậc cao nhất trong lực lượng vũ trang. Tất cả họ hiện đang ở trong tù trừ trường hợp của tướng Từ Tài Hậu đã chết (do ung thư).

Cho đến tận bây giờ, một thập niên sau khi âm mưu bị đưa ra ánh sáng, người ta vẫn chưa biết chính xác những nhân vật này đã làm gì để khiến ông Tập phải lo lắng đến vậy. Âm mưu của họ vẫn còn được các quan chức nhắc đến một cách bí hiểm, điều đó cho thấy những hậu quả mà họ gây ra có tác động rất sâu sắc. Chi tiết duy nhất được tiết lộ là về tội tham nhũng của những nhân vật này. Tuần báo Phượng Hoàng, một tạp chí thân Đảng ở Hồng Kông, cho biết các nhà điều tra đã tìm thấy trong tầng hầm tại tư gia của Từ Tài Hậu hơn một tấn tiền mặt gồm đô-la, euro và nhân dân tệ.

Nhưng có một điều thấy được rõ ràng là ông Bạc, được ông Chu hậu thuẫn, là một mối đe dọa chính trị nghiêm trọng. Giống như ông Tập, ông Bạc cũng là một "Thái tử Đảng" – con trai của một vị lão thành cách mạng Trung Quốc. Trên con đường ông Tập đi đến chức vụ Tổng bí thư, ông Bạc ở Trùng Khánh đã nổi lên và làm lu mờ hình ảnh của ông Tập qua những thành tích như trấn áp các băng nhóm tội phạm kiểu mafia, vung tiền xây dựng nhà cho người nghèo và khuyến khích hoài niệm về chủ tịch Mao, đặc biệt là qua các bài "nhạc đỏ". Điều này cho thấy những thay đổi đang diễn ra trong lĩnh vực chính trị. Ở thời đại của các mạng xã hội như Weibo và WeChat, một chính trị gia cấp tỉnh cũng có thể trở thành ngôi sao toàn quốc mà không cần sự trợ giúp từ truyền thông nhà nước. Ông Bạc bị bắt vào năm 2012 theo sau việc vợ ông sát hại một doanh nhân người Anh và thuộc cấp thân tín của ông xin tị nạn ở lãnh sự quán Mỹ. Đây là vụ bê bối chính trị lớn nhất thời hậu Mao.

Như Tony Saich từ Đại học Harvard nhận xét trong một quyển sách sắp xuất bản, cuộc đấu đá chính trị mà ông Bạc và các đồng minh của ông tham gia "thể hiện những tầm nhìn khác về tương lai của Trung Quốc cũng như các cách tiếp cận chính trị khác" so với quan điểm của nhà lãnh đạo Trung Quốc lúc bấy giờ là Hồ Cẩm Đào. Ông Bạc đã khai thác được sự phẫn nộ của công chúng về vấn đề tham nhũng và bất bình đẳng. Các bài nhạc đỏ giúp gợi nhớ lại thời kỳ mà cuộc sống dường như công bằng hơn, mặc dù khắc khổ hơn. Ông Tập chắc hẳn đã suy nghĩ nhiều về trường hợp nổi tiếng của ông Bạc. Điều thú vị là cách tiếp cận chính trị của ông Tập hiện nay rất giống với cách mà ông Bạc đã từng làm.

Vào năm 2012, có rất ít dấu hiệu cho thấy quần chúng đang chuẩn bị nổi dậy. Tuy nhiên Internet, dù đã bị kiểm duyệt, vẫn là một vũ khí lợi hại giúp người dân tổ chức các cuộc biểu tình về những vấn đề địa phương. Internet rồi sẽ dẫn đến điều gì ? – câu hỏi này khiến ông Tập không khỏi lo lắng và nhớ về trường hợp của Liên Xô cùng những hiểm họa của một cuộc cách mạng thông tin đã từng xảy ra trước khi có Internet : Chính sách Công khai hóa do Mikhail Gorbachev khởi xướng.

Giấc mộng của Tập Cận Bình

Ngay sau phiên họp của Bộ Chính trị, ông Tập đã than phiền rằng không ai "đủ dũng cảm để đứng lên và kháng cự" khi Đảng Cộng sản Liên Xô sụp đổ. Vài tuần sau, ông hồi tưởng lại việc Liên Xô đã sụp đổ một cách "đột ngột kèm theo chấn động lớn" như thế nào sau hơn 90 năm tồn tại và hơn 70 năm cầm quyền. "Tại sao ?" ông hỏi. "Bởi vì mọi người đều có thể tự do nói và làm những gì mình muốn. Đó là loại đảng chính trị gì ? Nó chỉ là một đám đông hỗn loạn". Vào năm 2018, ông tiếp tục đề cập về sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Liên Xô, nhắc nhở rằng, chỉ với 2 triệu Đảng viên họ đã đánh bại được Hitler nhưng khi Đảng có 20 triệu Đảng viên thì lại đánh mất quyền lực. "Tại sao ? Bởi vì lý tưởng và niềm tin về Đảng đã biến mất". Dưới khẩu hiệu của "cái gọi là Chính sách Công khai hóa", các thành viên đã được quyền chỉ trích đường lối của Đảng.

Vào thời khắc kỷ niệm tiếp theo đánh dấu một thế kỷ cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 2049, "giấc mộng Trung Hoa" về một "sự phục hưng vĩ đại" sẽ thành hiện thực, ông Tập nói. Bảo vệ Đảng tránh rơi vào kết cục giống như Liên Xô hay một sự kiện như Thiên An Môn lặp lại là điều rất quan trọng để có thể đạt được giấc mộng đó. Theo lời ông Tập, chỉ dưới sự dẫn dắt của Đảng, đất nước Trung Quốc mới thịnh vượng và mạnh mẽ hơn. Nếu không có Đảng, Trung Quốc sẽ rơi vào hỗn loạn, ông nói.

Nhiều người sẽ cho rằng giờ đây ông Tập có thể thảnh thơi. Việc học theo phong cách chính trị của ông Bạc dường như đang có hiệu quả. Khả năng xảy ra một sự kiện tương tự Thiên An Môn là rất thấp. Ngoài lý do quảng trường được bảo đảm an ninh nghiêm ngặt giống như tại các sân bay thì sự ủng hộ của người dân dành cho chế độ cũng là một yếu tố khó có thể phủ nhận. Trong cuốn sách vừa ra mắt, "The Party and the People" (Đảng và nhân dân), Bruce Dickson từ đại học George Washington cho rằng rất ít người Trung Quốc sẵn sàng đứng lên đấu tranh cho dân chủ "bởi vì họ tin rằng họ đã và đang sống dưới chế độ dân chủ". Việc quản trị đất nước có những cải thiện, nền kinh tế đang phát triển và chất lượng cuộc sống đang tốt lên được xem là bằng chứng cho điều đó, ông nói. Nhiều người cho rằng dân chủ có nghĩa là cai trị vì lợi ích chung của xã hội.

Nhưng ông Tập vẫn rất cảnh giác. Năm ngoái, ông đã tiến hành một cuộc thanh trừng khác nhắm vào hệ thống cảnh sát, mật vụ, tư pháp và nhà tù, những lĩnh vực mà ông Chu (người bị kết án tù chung thân vào năm 2015) từng quản lý. Một lần nữa, mục đích là để diệt trừ tham nhũng nhưng cũng đồng thời "xóa bỏ sâu sắc và triệt để ảnh hưởng xấu" của ông Chu. Do vậy, cuộc chiến chống tham nhũng vẫn đang là một chiến dịch chính trị mang tư duy của những cuộc đấu đá đã có từ một thập niên trước.

Mức độ lo lắng của ông Tập không được thể hiện quá rõ ràng trong các bài viết được dịch sang tiếng Anh. Bộ sách ba tập do ông chấp bút "The Governance of China" (Về quản lý đất nước Trung Quốc) được quảng bá như sự chắt lọc của "Tư tưởng Tập Cận Bình" chỉ gồm các bài phát biểu tương đối an toàn, những phần gai góc hơn đều bị lược bỏ. Đọc qua những ấn phẩm chỉ có phiên bản tiếng Hoa, ta thấy một bức tranh khác xuất hiện. Năm 2016, ông Tập đề cập đến những Đảng viên "công khai lên án Đảng". Năm 2018, ông nói : "Các vấn đề chính trị trong nội bộ Đảng về cơ bản vẫn chưa được giải quyết". Ông cáo buộc một số Đảng viên "chỉ biết ủng hộ suông" với ban lãnh đạo Đảng và vẫn còn tham nhũng. Phát biểu hồi tháng 1 tại Trường Đảng Trung ương, nơi đào tạo các quan chức cấp cao, ông Tập cho biết đất nước đang phải đối mặt với sự gia tăng của "các mối nguy chưa từng có" cả trong và ngoài nước.

Một trong những mối bận tâm của ông Tập là củng cố sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội (mà ông là Tổng tư lệnh). Năm 2017, ngay sau khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng xác định ông là "hạt nhân" của ban lãnh đạo Đảng, ông Tập đã có bài phát biểu trước giới lãnh đạo quân đội. Ông một lần nữa nhắc đến sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô, phong trào mùa xuân Ả Rập và các cuộc cách mạng màu. Một nguyên nhân lớn của những biến cố này là do "tại những thời khắc quan trọng, quân đội chỉ đứng ngoài quan sát, hoặc thậm chí là đổi phe", ông nói. Và trong một lần hiếm hoi đề cập đến sự kiện Thiên An Môn, ông Tập cho biết lý do chính để có thể kết thúc "nhanh chóng" các cuộc biểu tình vào năm 1989 là vì quân đội vẫn giữ được lòng trung thành.

Cuộc chiến chống tham nhũng mà ông Tập khởi xướng một phần là để bảo vệ Đảng khỏi các mối đe dọa từ bên trong. Đây là chiến dịch kéo dài nhất kể từ khi thời kỳ cải cách bắt đầu. Hơn 200 quan chức đương nhiệm và đã nghỉ hưu với cấp bậc từ phó tỉnh trưởng trở lên, trong đó có một tá tướng lĩnh cao cấp, đã bị cơ quan kỷ luật nội bộ của Đảng điều tra. Khoảng 3/4 đã bị kết án tù hoặc đang phải hầu tòa. Trong 5 năm đầu ông Tập cầm quyền, cơ quan này đã chuyển hồ sơ sang cho các công tố viên trung bình gần 12.000 quan chức mỗi năm, nhiều hơn gấp đôi so với 5 năm trước đó. Một lượng lớn hơn nhiều bị trừng phạt theo những cách khác, chẳng hạn như khai trừ khỏi Đảng. Các quy định mới ban hành vào năm 2017 được cho là đã bổ sung nhiều biện pháp bảo vệ hơn cho những người bị bắt giữ, chẳng hạn như phải thông báo việc bắt giữ cho gia đình nghi phạm trong vòng 24 giờ và các cuộc thẩm vấn phải được ghi hình lại. Nhưng các cán bộ của Đảng vẫn được trao rất nhiều quyền hành động bí mật nếu họ thấy rằng việc thông báo có thể cản trở cuộc điều tra của họ. Tình trạng tra tấn được cho là còn rất phổ biến. Quyết tâm của ông Tập nhận được sự ủng hộ từ công chúng.

Ở cấp cao nhất, ông Tập có một cách tiếp cận khác. Thay vì trao nhiều quyền lực hơn cho các cơ quan chóp bu của Đảng – Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, ông lại cắt giảm nó đi. Hành động này nhằm tạo ra các cơ chế mới để đảm bảo rằng quyền lực được tập trung vào tay ông Tập. Ông đã cho thành lập các ủy ban giám sát những lĩnh vực như kinh tế, đối ngoại, an ninh quốc gia và chính ông là người đứng đầu tất cả các ủy ban này. Hiến pháp sửa đổi vào năm 2018 giúp ông Tập dễ dàng nắm giữ quyền lực trọn đời hơn (ông Tập gần như chắc chắn sẽ giành chiến thắng để lãnh đạo thêm 5 năm nữa trong Đại hội Đảng được tổ chức vào năm sau).

Khi ông Tập lên nắm quyền thì Đảng đã mất đi nhiều quyền kiểm soát đối với xã hội. Hồi những năm 1980, trong hầu hết mọi nơi làm việc đều có một lãnh đạo là người của Đảng. Sau đó thì khối doanh nghiệp tư nhân đã giúp tạo ra một tầng lớp trung lưu và những người này ít có liên hệ trực tiếp với Đảng. Dưới thời ông Tập, Đảng đã "quay trở lại kiểm soát mọi tổ chức trong xã hội", David Shambaugh từ đại học George Washington cho biết. Một lần nữa, Đảng đang trở thành một thế lực mạnh mẽ chi phối đời sống thường nhật của người dân.

The Economist

Nguyên tác : "Trying to heal the party’s wounds", The Economist, 23/06/2021.

Nguyễn Thanh Hải biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 28/06/2021

Additional Info

  • Author Reuters, Minh Anh, The Economist, Nguyễn Thanh Hải
Published in Diễn đàn

Vào ngày 1 tháng 7, Đảng cộng sản Trung Quốc sẽ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 của mình. Đảng luôn tự gọi mình là "vĩ đại, vinh quang và đúng đắn". Và khi bắt đầu thế kỷ thứ hai, đảng có lý do chính đáng để tự hào. Đảng không chỉ tồn tại lâu hơn nhiều so với dự đoán của nhiều nhà phê bình ; mà thậm chí còn tỏ ra ngày càng mạnh hơn. Khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, nhiều chuyên gia đã nghĩ rằng Trung Quốc cũng sẽ sụp đổ theo. Để biết họ đã nhận định sai như thế nào, hãy xem việc Tổng thống Joe Biden đã tuyên bố tại một hội nghị thượng đỉnh vào ngày 13 tháng 6 vừa qua rằng không chỉ Mỹ mâu thuẫn với Trung Quốc, mà phần lớn thế giới nghi ngờ "liệu ​​các nn dân ch có th cnh tranh [được vi Trung Quc] hay không".

biquyet1

Một đảng đã cai trị Trung Quốc trong 72 năm mà không có sự trao quyền của cử tri. Đó không phải là một kỷ lục thế giới. Lenin và những người thừa kế đã nắm giữ quyền lực ở Moskva lâu hơn một chút, tương tự là Đảng Lao động ở Triều Tiên. Nhưng không có chế độ độc tài nào khác có thể chuyển mình từ một chế độ đói kém như Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, với công nghệ và cơ sở hạ tầng tiên tiến khiến những con đường và hệ thống đường sắt sắt ọp ẹp của Mỹ phải xấu hổ. Những người cộng sản Trung Quốc đã trở thành những nhà độc tài thành công nhất thế giới.

Đảng cộng sản Trung Quốc có thể duy trì quyền lực của mình vì ba lý do. Đầu tiên, đảng rất tàn nhẫn. Đúng vậy, họ từng do dự trước khi đè bẹp các cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989. Nhưng cuối cùng đảng đã đáp trả người biểu tình bằng súng đạn, khiến đất nước phải khuất phục.

Các nhà lãnh đạo hiện tại của Trung Quốc không có dấu hiệu gì cảm thấy hối tiếc về vụ thảm sát. Ngược lại, Chủ tịch Tập Cận Bình than thở rằng Liên Xô sụp đổ vì các nhà lãnh đạo của họ không đủ "sức mạnh để đứng lên và kháng cự" tại thời điểm quan trọng. Điều đó hàm ý rằng : không giống như chúng tôi, họ không có gan để tàn sát những người biểu tình không vũ trang bằng súng máy.

Lý do thứ hai lý giải khả năng cầm quyền lâu dài của đảng là sự linh hoạt về ý thức hệ. Chỉ vài năm sau khi Mao qua đời vào năm 1976, một nhà lãnh đạo mới, Đặng Tiểu Bình, bắt đầu loại bỏ các "công xã nhân dân" vốn kiềm chế năng suất lao động của vị cố chủ tịch và thiết lập các lực lượng thị trường hoạt động hiệu quả ở nông thôn. Những người theo chủ nghĩa Mao đã không hài lòng, nhưng sản lượng đã tăng vọt. Sau biến cố Thiên An Môn và sự sụp đổ của Liên Xô, Đặng đã chiến đấu chống lại các thành phần Mao-ít bảo thủ và đón nhận chủ nghĩa tư bản với lòng nhiệt thành lớn hơn. Điều này dẫn đến việc đóng cửa nhiều công ty quốc doanh và tư nhân hóa nhà ở. Hàng triệu người mất việc làm, nhưng Trung Quốc đã phát triển vượt bậc.

Dưới thời ông Tập, đảng đã thay đổi một lần nữa, để tập trung vào ý thức hệ chính thống. Những người tiền nhiệm gần đây của ông đã cho phép một mức độ bất đồng chính kiến nhất định ; nhưng ông Tập đã chấm dứt điều đó. Mao một lần nữa được ca ngợi. Các cán bộ của Đảng thấm nhuần "tư tưởng Tập Cận Bình". Bộ máy hành chính, quân đội và cảnh sát đã thanh trừng những quan chức lệch lạc và tham nhũng. Các doanh nghiệp lớn đang được chấn chỉnh. Ông Tập đã xây dựng lại đảng từ cơ sở, tạo ra một mạng lưới theo dõi ở địa phương và đưa cán bộ vào các công ty tư nhân để giám sát họ. Xã hội chưa bao giờ bị kiểm soát chặt chẽ như vậy kể từ thời Mao.

Nguyên nhân thứ ba dẫn đến thành công của đảng là Trung Quốc đã không biến mình thành một chế độ "đạo tặc" hoàn toàn, trong đó của cải chỉ dành cho những người có quan hệ tốt. Tham nhũng đúng là đã trở nên tràn lan, và những gia đình quyền lực nhất thực sự là những người siêu giàu. Nhưng nhiều người cảm thấy cuộc sống của họ cũng đang được cải thiện và đảng đủ tinh để nhận ra những mong muốn của họ. Đảng đã bãi bỏ thuế nông thôn và tạo ra một hệ thống phúc lợi cung cấp lương hưu và trợ cấp chăm sóc y tế cho tất cả mọi người. Các lợi ích không phải là nhiều, nhưng chúng được đánh giá cao.

Trong những năm qua, các nhà quan sát phương Tây đã tìm ra rất nhiều lý do để dự đoán sự sụp đổ của đảng. Có chắc chắn là sự kiểm soát của một nhà nước độc đảng sẽ không thể tương thích với sự tự do mà một nền kinh tế hiện đại yêu cầu hay không ? Một ngày nào đó, chắc chắn đà tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ cạn kiệt, dẫn đến sự vỡ mộng và các cuộc biểu tình. Hoặc nếu không, tầng lớp trung lưu rộng lớn mà tăng trưởng kinh tế tạo ra chắc chắn sẽ đòi hỏi nhiều quyền tự do hơn – đặc biệt là vì rất nhiều con cái của họ đã được tự mình trải nghiệm dân chủ khi họ theo học ở phương Tây.

Những dự đoán này đã bị "việt vị" trước sự ủng hộ kéo dài mà người dân dành cho Đảng cộng sản. Nhiều người Trung Quốc đánh giá cao Đảng vì giúp cải thiện sinh kế cho họ. Đúng là lực lượng lao động của Trung Quốc đang già đi, thu hẹp lại và quen với việc được nghỉ hưu sớm một cách quá mức, nhưng đó là những khó khăn mà chính phủ nào cũng gặp phải, dù có độc tài hay không. Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ dường như vẫn sẽ tiếp tục trong một thời gian nữa.

Nhiều người Trung Quốc cũng ủng hộ các biện pháp mạnh tay của đảng. Họ nói hãy xem Trung Quốc đã nghiền nát Covid-19 và vực dậy nền kinh tế của mình nhanh chóng như thế nào, trong khi các nước phương Tây vẫn đang vấp ngã. Họ thích thú với ý tưởng về việc khôi phục niềm tự hào và sức mạnh của Trung Quốc trên vũ đài thế giới. Điều này phù hợp với thứ chủ nghĩa dân tộc mà đảng đang muốn thúc đẩy. Truyền thông nhà nước gắn đảng với quốc gia và văn hóa dân tộc, trong khi đả kích Mỹ là vùng đất của bạo loạn chủng tộc và các vụ thảm sát bằng súng. Họ cho rằng lựa chọn khác ngoài chế độ độc đảng chính là sự hỗn loạn.

Khi bất đồng chính kiến ​​ni lên, ông Tp s dng công ngh để gii quyết trước khi nó tích t. Đường ph Trung Quc tràn ngập camera, được tăng cường bởi các phần mềm nhận dạng khuôn mặt. Các phương tiện truyền thông xã hội bị giám sát và kiểm duyệt. Các quan chức có thể giải quyết vấn đề từ sớm hoặc bắt giam những công dân dám nêu các vấn đề này lên. Những người có suy nghĩ "lệch lạc" có thể bị mất việc làm và mất cả tự do. Cái giá cho sự thành công của đảng, thông qua đàn áp tàn bạo, quả thật khủng khiếp.

Không đảng nào tồn tại mãi mãi

Mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với ông Tập không đến từ quần chúng, mà từ chính nội bộ đảng. Bất chấp mọi nỗ lực của Tập, đảng vẫn hứng chịu chủ nghĩa bè phái, sự thiếu trung thành và sự buông thả về ý thức hệ. Các đối thủ bị cáo buộc âm mưu tiếm quyền đã bị bỏ tù. Chính trị Trung Quốc ngày càng trở nên thiếu minh bạch hơn trong những thập niên qua, nhưng những cuộc thanh trừng không ngừng của ông Tập cho thấy ông nhận ra vẫn còn nhiều kẻ thù giấu mặt.

Thời điểm bất ổn lớn nhất có thể sẽ là thời điểm diễn ra sự chuyển giao quyền lực. Không ai biết ai sẽ thay thế ông Tập, hoặc thậm chí đâu là những quy tắc điều chỉnh quá trình chuyển giao đó. Khi loại bỏ các giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước vào năm 2018, Tập đã báo hiệu rằng ông muốn nắm giữ quyền lực vô thời hạn. Nhưng điều đó có thể làm cho việc chuyển giao quyền lực sau này thêm bất ổn. Mặc dù nguy cơ đối với đảng không nhất thiết sẽ dẫn đến một nền cai trị văn minh hơn mà những người yêu tự do mong muốn, nhưng đến một lúc nào đó, ngay cả triều đại này của Trung Quốc cũng sẽ cáo chung.

The Economist

Nguyên tác : "China’s Communist Party at 100 : the secret of its longevity", The Economist, 26/06/2021.

Phan Nguyên biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 25/06/2021

Additional Info

  • Author The Economist, Phan Nguyên
Published in Diễn đàn

Trường thọ nhờ tàn bạo và kinh tế, Đảng cộng sản Trung Quốc trăm năm cô đơn

 

Ảnh bìa The Economist tuần này có nền màu đen, một cây đèn cầy nhỏ với ánh lửa đỏ bao trùm, và dòng tựa lớn "Quyền lực và hoang tưởng", ở dưới là hàng chữ nhỏ "Đảng cộng sản Trung Quốc ở tuổi 100".

dcstq1

Lực lượng công an tại quảng trường Thiên An Môn ngày 22/06/2021, trước khi đóng cửa vào hôm sau để chuẩn bị lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc. Vụ thảm sát tại đây năm 1989 không hề được nhắc đến trong tài liệu của đảng.  AP - Mark Schiefelbein

Tuần báo Anh dành đến 8 bài viết nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc, đề cập đến nhiều khía cạnh từ lịch sử, thanh trừng nội bộ đảng cho đến việc giám sát người dân, xâm nhập lãnh vực tư nhân, vươn vòi ra tận nước ngoài…

Ngày 01/07 tới sẽ bước sang thế kỷ thứ hai của mình, Đảng cộng sản Trung Quốc luôn tự đánh giá là "vĩ đại, quang vinh và đúng đắn". Một đảng đã lãnh đạo Hoa lục trong 72 năm mà không hề được cử tri bầu lên. Đó chưa phải là kỷ lục thế giới : Lênin và những người kế tục đã chiếm lĩnh quyền lực ở Moskva lâu hơn, cũng như đảng Lao Động ở Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên Trung Quốc nghèo khổ với vài chục triệu người chết đói dưới thời Mao Trạch Đông nay đã trở thành cường quốc kinh tế thứ nhì, và cộng sản Trung Hoa là những kẻ độc tài giàu có nhất thế giới.

Khi những cụm khói bốc lên trên quảng trường Thiên An Môn và những đoàn xe tăng bố trí dày đặc trên những trục đường chính của Bắc Kinh, khó thể nghĩ rằng Đảng cộng sản sau vụ thảm sát hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người trong hai ngày 03 và 04/06/1989, vẫn nắm chặt được quyền hành cho đến nay để kỷ niệm 100 năm.

Tàn ác, linh hoạt về ý thức hệ, phát triển kinh tế : Ba bí quyết

Trong bài "Bí mật của sự trường thọ", The Economist nhận định Đảng cộng sản Trung Quốc duy trì được đế chế của mình vì ba lý do. Trước hết là sự tàn bạo. Những lằn đạn xối xả, súng máy và xe tăng được dùng để đáp trả tiếng loa kêu gọi dân chủ của sinh viên Thiên An Môn năm 1989, và các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện nay không hề hối hận về vụ thảm sát. Trái lại, Tập Cận Bình còn cho rằng Liên Xô sụp đổ vì "không đủ người để đối phó", hàm ý chê bai người Nga không đủ can đảm sát hại hàng loạt công dân trẻ tuổi không vũ khí.

Lý do thứ hai là sự linh hoạt về ý thức hệ. Vài năm sau cái chết của Mao năm 1976, Đặng Tiểu Bình bắt đầu giải tán các "công xã nhân dân" để đi theo kinh tế thị trường. Phái mao-ít bực tức, nhưng sản lượng tăng vọt. Sau khi Liên Xô giải thể và vụ Thiên An Môn, Đặng lại càng hăng hái theo con đường tư bản. Nhiều công ty quốc doanh bị đóng cửa, địa ốc được tư nhân hóa, hàng triệu người bị sa thải nhưng kinh tế phát triển mạnh.

Dưới thời Tập Cận Bình, đảng lại quay về với ý thức hệ "chính thống". Những người tiền nhiệm cho phép một số bất đồng chính kiến ôn hòa, còn Tập dập tắt. Mao lại được ca ngợi, cán bộ đảng phải học tập "tư tưởng Tập Cận Bình", bộ máy hành chính, quân đội và công an bị thanh lọc. Tập xây dựng lại cơ sở đảng, lập mạng lưới dọ thám ở các khu phố và cài đảng viên vào các doanh nghiệp tư nhân để giám sát. Xã hội Trung Quốc chưa bao giờ bị kiểm soát chặt chẽ đến thế kể từ thời Mao.

Lý do thứ ba là kinh tế. Tham nhũng lan tràn, những người quyền lực nhất trở thành siêu giàu có, nhưng nhiều người cũng cảm thấy cuộc sống được cải thiện. Đảng khôn ngoan bỏ đánh thuế ở nông thôn, lập hệ thống phúc lợi, dù không nhiều nhưng cũng được hoan nghênh.

Đàn áp, giám sát bằng công nghệ và chân rết của đảng 

Khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, nhiều nhà quan sát nghĩ rằng sau đó sẽ đến lượt cộng sản Trung Quốc. Sự kiểm soát của một nhà nước độc đảng không phù hợp với sự tự do của nền kinh tế hiện đại, và một ngày nào đó, khi tăng trưởng lao dốc sẽ dẫn đến phản kháng. Còn nếu không, giai cấp trung lưu rộng lớn cũng sẽ đòi hỏi được tự do nhiều hơn, nhất là nếu con cái họ biết đến dân chủ khi du học ở phương Tây.

Tuy nhiên nhiều người dân Hoa lục vẫn ủng hộ Đảng cộng sản vì cuộc sống khá hơn, hãnh diện với vị thế vừa tìm lại của Trung Quốc trên thế giới, với dân tộc chủ nghĩa mà đảng ra sức kích thích. Báo chí quốc doanh trộn lẫn đảng với dân tộc và văn hóa, bóp méo nước Mỹ như là mảnh đất kỳ thị chủng tộc, và các vụ xả súng.

Khi bất đồng nổi lên, ông Tập dùng công nghệ để chận đứng. Các đường phố Hoa lục giăng mắc camera, được tăng cường các phần mềm nhận diện. Chế độ không cho phép có bất kỳ "góc chết" nào và mọi sự cố bất ngờ phải được xử lý ngay: một chiếc xe đậu sai chỗ, một nhóm người tụ tập… Mạng lưới đảng viên cơ sở tích cực dọ thám người xung quanh.

Các mạng xã hội bị theo dõi và kiểm duyệt để cán bộ có thể giải quyết sớm vấn đề hoặc trấn áp ngay. Những ai chia sẻ các tư tưởng "xấu" có thể bị mất việc và mất cả tự do. Cái giá cho sự thành công của đảng qua việc đàn áp tàn bạo thật khủng khiếp.

Thanh trừng liên tục : Tập Cận Bình còn nhiều kẻ thù giấu mặt

Nhưng mối đe dọa lớn nhất không phải từ quần chúng mà ngay trong nội bộ đảng. Bất chấp mọi nỗ lực, đảng vẫn phải gánh chịu nạn bè phái, thiếu trung thành, buông thả về ý thức hệ. Các đối thủ bị cáo buộc âm mưu tiếm quyền đã bị bỏ tù, nhưng chiến dịch thanh trừng không ngơi nghỉ của ông Tập cho thấy ông ta vẫn còn nhiều kẻ thù đang ẩn nấp.

Vài ngày sau khi lên nắm quyền tháng 11/2012, Tập Cận Bình triệu tập cuộc họp "nghiên cứu tập thể" của Bộ Chính trị. Nhìn 22 ủy viên trong phòng họp, có thể ông ta không cảm thấy an lòng, vì đa số ngoi lên được vị trí cao cấp này nhờ những người tiền nhiệm chứ không phải ông. Ai là người có thể tin được ? Bên ngoài Trung Nam Hải, xã hội Trung Quốc chuyển động mạnh với sự xuất hiện giai cấp trung lưu, một cuộc cách mạng thông tin đang diễn ra nhờ internet. Có thể tin tưởng vào quần chúng hay không ?

Theo The Economist, để hiểu vì sao Tập Cận Bình thanh trừng, cần biết về thách thức mà ông ta phải đối phó năm 2012. Đó là mối nghi ngờ về một âm mưu quy mô nhất - kể từ khi Giang Thanh, vợ góa của Mao bị bắt trong vụ "Bè lũ bốn tên" năm 1976 - liên quan đến các nhân vật đầy quyền lực. Có thể kể : Bạc Hy Lai (Bo Xilai), cựu bí thư Trùng Khánh ; Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang), người lãnh đạo ngành công an và tư pháp ; hai tướng cao cấp nhất là Quách Bá Hùng (Guo Boxiong) phó chủ tịch thứ nhất Quân ủy Trung ương ; Từ Tài Hậu (Xu Caihou), phó chủ tịch Quân ủy. Giờ đây, một thập niên đã trôi qua, vẫn chưa thể biết được họ đã làm những gì để Tập Cận Bình phải ra tay, ngoài cáo buộc tham nhũng.

Mọi đảng viên phải hành hương về những "thánh địa cách mạng"

Cũng về Đảng cộng sản Trung Quốc, L’Express có bài phóng sự nói về "du lịch đỏ" đang nở rộ tại Hoa lục. Đảng ra sức tuyên truyền, tìm cách xóa hết mọi sự kiện tiêu cực của chế độ.

Du khách đua nhau chụp ảnh kỷ niệm trước "chiếc tàu đỏ" bằng gỗ, nơi đại hội đảng đầu tiên diễn ra năm 1921. Thành phố Gia Hưng (Jiaxing) 1,2 triệu dân nằm cách Thượng Hải 80 km tràn ngập những đoàn người đi theo gia đình hoặc cơ quan, một số mặc áo thun có in con số 100 màu đỏ trên nền trắng. Để chuẩn bị lễ hội, các tuyến xe điện trên mặt đất, công viên, xa lộ, một khu thương mại mới toanh và nhiều tòa nhà cao tầng mọc lên xung quanh di tích, những băng-rôn kêu gọi người dân gắn bó với "Giấc mơ Trung Hoa", cuốn theo "dòng chảy của lịch sử"…

Với 91 triệu đảng viên, Đảng cộng sản Trung Quốc là đảng lớn thứ nhì thế giới sau đảng BJP của Ấn Độ. Hai năm nữa, Đảng cộng sản Trung Quốc sẽ vượt qua đảng cộng sản Liên Xô về tuổi thọ (74 năm), nhưng không có glasnost nào như Mikhail Gorbatchev. Tháng 10/2017, Tập Cận Bình tuyên bố: "Đảng, Nhà nước, quân sự, dân sự, giáo dục, Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung, đảng lãnh đạo tất cả !".

Để kỷ niệm 100 năm thành lập, những tuần lễ gần đây chiến dịch tuyên truyền đại quy mô được tung ra, và càng gần đến ngày 01/07 càng mạnh mẽ. Một chỉ thị thúc giục tất cả các đảng viên "hành hương" về những "thánh địa cách mạng" như Gia Hưng hay Diên An (Yan’an) ở Thiểm Tây (Shaanxi).

Vô số bài báo, chương trình truyền hình và các bộ phim ca ngợi các anh hùng cách mạng được chiếu hàng ngày, hơn một chục bộ phim dài tràn ngập màn ảnh. Đặc biệt là "Trường Tân Hồ" (Trận đánh ở hồ Trường Tân), kể lại cuộc chiến đấu của các "chí nguyện quân" Trung Hoa chống lại "quân Mỹ xâm lược" trong cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), trong khi trên thực tế chính Bắc Triều Tiên vượt qua biên giới xâm lăng miền Nam.

Thiên An Môn và nạn đói khủng khiếp nhất thế giới bị xóa khỏi lịch sử đảng

Ở Thượng Hải, một bảo tàng cộng sản Trung Quốc vừa mở cửa trở lại sau thời gian dài đại tu. Một địa điểm mang tính biểu tượng: Tập Cận Bình và sáu ủy viên thường trực khác của Bộ Chính trị năm 2017 đã đến đây giơ cao cánh tay tuyên thệ trung thành với đảng. Bên cạnh là tòa nhà thuộc tô giới Pháp, nơi đại hội đảng đầu tiên bị cảnh sát Pháp thời đó làm gián đoạn, phải di chuyển đến chiếc tàu du lịch ở Nam Hồ (Nanhu), Gia Hưng.

Những cuộc hành hương này nhằm mang lại hình ảnh hoàn toàn tích cực cho một thế kỷ cộng sản chủ nghĩa. Đảng còn xuất bản cuốn "kinh thánh đỏ" của mình với những dấu ấn trong lịch sử, những gì tiêu cực đều bị xóa bỏ hay rút gọn. Tất nhiên là vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 04/06/1989 không hề được nhắc đến, tương tự đối với chiến dịch đại nhảy vọt của Mao Trạch Đông đã làm 30 đến 50 triệu người chết đói từ 1959 đến 1961.

Cách mạng văn hóa (1966-1976), thời kỳ Hồng vệ binh hoành hành làm hàng triệu người chết oan, chỉ được nói ngắn gọn với tiêu đề "quay lại trên con đường tái thiết xã hội chủ nghĩa". Mao được ca ngợi là người chống tham nhũng và đặc quyền, trong khi ở phiên bản năm 2010, nhà độc tài này phải chịu trách nhiệm về những "thảm họa" đã gây ra cho nhân dân.

Giáo sư Jean-Pierre Cabestan, trường đại học Báp-tít Hồng Kông khẳng định: "Tập Cận Bình tìm cách xóa bỏ thời kỳ cải cách của Đặng Tiểu Bình(1978-1979), tạo ra một câu chuyện mang tính liên tục, một hình ảnh thiện lành cho Đảng cộng sản Trung Quốc, được minh họa bằng thành công của xóa đói giảm nghèo". Trong logic đó, chế độ kiểm duyệt những sự kiện lịch sử không phù hợp với chuyện kể của mình. Chính quyền cổ vũ dân chúng tố cáo những ai "bóp méo" lịch sử cách mạng, qua một đường dây nóng được thiết lập ngày 09/04, để tạo "môi trường tích cực cho công luận".

Không có đảng phái nào tồn tại vĩnh viễn !

Theo chân Mao, Tập cũng gia tăng sùng bái cá nhân tại khắp các trường học, doanh nghiệp. Một phụ nữ ở Bắc Kinh cho L’Express biết con bà mới ở cấp tiểu học nhưng đã phải học chính trị và tư tưởng Tập Cận Bình. Mỗi ngày Nhân dân Nhật báo đều dẫn lời tổng bí thư, và các tuyên bố của bác Tập hiện diện ở các biểu ngữ giăng mắc trên đường phố.

Theo giáo sư Cabestan, phía sau sự đoàn kết mặt ngoài, vẫn có những bất đồng dù đa số giữ im lặng. Trong số đó có các nạn nhân của chiến dịch chống tham nhũng đồng thời dập tắt những tiếng nói chỉ trích. Chẳng hạn Nhậm Chí Cường (Ren Zhiqiang), doanh nhân 45 năm tuổi đảng, con một nhà lão thành cách mạng, do dám gọi Tập Cận Bình là "thằng hề" nên đã lãnh án 18 năm tù.

Việc sửa đổi Hiến Pháp để ông Tập làm chủ tịch suốt đời cũng gây bất mãn, vì khuynh hướng cởi mở trong đảng bị bóp nghẹt. Đặng Tiểu Bình muốn giới hạn vai trò của đảng so với nhà nước, Tập Cận Bình làm ngược lại. Với Tập, Đảng cộng sản Trung Quốc nay có toàn quyền, thúc đẩy chủ nghĩa mác-xít theo kiểu mao-ít, và ông ta đóng vai trò trung tâm trong đời sống chính trị.

Dù vậy, xã hội Trung Quốc vẫn bằng lòng với hệ thống hiện nay, hoặc ủng hộ, hoặc biết rằng không có chọn lựa nào khác. Một "người hành hương" ở Gia Hưng nói với L’Express, Đảng cộng sản Trung Quốc có thể tồn tại tiếp 100 năm nữa, "các nền dân chủ cứ thay đổi liên tục, không thể xây dựng được gì". Và mặc kệ nếu các tiếng nói bất đồng đều bị dập tắt hay đối thoại với thế giới ngày càng trở nên khó khăn, Trung Quốc bị cô lập trên trường quốc tế.

The Economist cho rằng thời điểm bất ổn nhất là lúc giao thời. Không ai biết được sẽ có người nào lên thay Tập Cận Bình hay không và đó là ai, những quy tắc nào sẽ chi phối thời kỳ chuyển đổi. Khi hủy bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ năm 2018, Tập Cận Bình cho thấy ông ta muốn nắm quyền suốt đời, nhưng điều đó cũng khiến quá trình chuyển giao trở nên rủi ro hơn. Tờ báo vẫn cho rằng không có đảng nào tồn tại vĩnh viễn.

Hồ sơ các tuần báo Pháp

Trang bìa L’Express tuần này dành cho chủ tịch đảng cực hữu "Marine Le Pen, chiến lược cho kỳ bầu cử tổng thống", khi trong vòng đầu cuộc bầu cử cấp vùng, đảng Tập hợp Quốc gia đã mất đến hàng trăm ngàn cử tri. Thu hút những người còn do dự, bình thường hóa thêm nhưng không làm mất lòng các cử tri cực đoan, tập trung cho vòng một bầu cử tổng thống ; đó là những thách thức cho ứng cử viên cực hữu.

L’Obs nói về việc "Nhà nước Pháp đã giao khoán những nhiệm vụ chiến lược cho tư nhân như thế nào". Tuần báo cánh tả chỉ trích chính quyền chi ra những số tiền lớn cho các đơn vị tư vấn trong nhiều lãnh vực. Chỉ riêng trong việc hoạch định chính sách trong thời kỳ đại dịch, trong 10 tháng đã ký đến 26 hợp đồng, chi ra hơn 1 triệu euro mỗi tháng.

Le Point chạy tựa "Những chiến binh của Erdogan tại Châu Âu" với các bài điều tra về tổ chức "Sói Xám" của Thổ Nhĩ Kỳ đang lặng lẽ xâm nhập vào các quốc gia thành viên Liên Hiệp Châu Âu. Những bước chân âm thầm của những "con sói" vào cộng đồng người Thổ ở khắp nơi, có liên can đến không ít vụ khủng bố, giết mướn, buôn lậu, bạo động…

Trang nhất Courrier International nhuộm một màu vàng rực với dòng tựa "Đậu nành đầy quyền lực". Loại nông sản chính trong chuỗi thực phẩm thế giới, là "vàng xanh mới" của Brazil, nhưng dẫn đến nạn thâm canh, phá rừng, đầu cơ… để phục vụ cho khách hàng lớn nhất thế giới là Trung Quốc.

Thụy My

Additional Info

  • Author Thụy My
Published in Châu Á

Kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc : thời điểm nhậy cảm trên con đường đưa ông Tập Cận Bình đến Đại hội Đảng lần thứ XX. Lãnh tụ Trung Quốc tứ bề thọ địch để giữ được quyền lực thêm một nhiệm kỳ thứ ba. Trong nội bộ Đảng, có một cuộc đấu đá không hồi kết giữa các phe nhóm.

dcstq1

Chủ tịch Tập Cận Bình trong cuộc họp của Quốc hội, Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh tư liệu chụp ngày 15/03/2013. © Reuters

RFI giới thiệu bài viết "100 năm Đảng cộng sản Trung Quốc : Tập Cận Bình hay cuộc đấu đá không hồi kết" của nhà nghiên cứu Alex Payette, đồng sáng lập cơ quan tư vấn Cersius - Canada chuyên về chiến lược và địa chính trị, đăng trên trang mạng Asialyst hôm 05/06/2021. 

Toàn cảnh mịt mờ trước Đại hội Đảng 

Hơn một năm trước Đại hội Đảng lần thứ XX, trên đỉnh cao quyền lực ông Tập Cận Bình đã chuẩn bị để lao vào một trận chiến hòng tiếp tục trị vì đất nước ít nhất là thêm một nhiệm kỳ thứ ba. Nếu thành công, đây sẽ là một bước ngoặt lịch sử kể từ ngày Trung Quốc tiến hành cải cách dưới thời Đặng Tiểu Bình. Theo nhà nghiên cứu về chính trị Trung Quốc, Alex Payette, "cuộc chiến này là sự nối tiếp của chiến dịch bài trừ tham nhũng được khởi động từ 2013". Ai cũng biết đấy không hơn không kém là biện pháp để lãnh đạo Bắc Kinh thanh trừng các đối thủ chính trị. Hiện tại có bao nhiêu phe nhóm trong tầm ngắm của ông Tập Cận Bình ?

Tác giả bài viết phân tích về cái thế chênh vênh của ông Tập Cận Bình trong nội bộ Đảng : Càng gần Đại hội, những màn thanh toán giữa các phe nhóm càng gay gắt và những bí mật ở bên trong thậm chí rò rỉ cả ra bên ngoài. Không khí ngột ngạt đó bắt nguồn từ hàng loạt các đợt thanh trừng đội lốt một chiến dịch bài trừ tham nhũng được khởi động từ 2013. Những thành phần trong tầm ngắm của họ Tập đã tìm cách chống phá ông và đương nhiên là ông "hoàng đế đỏ" này đã phản công.

"Những đòn đánh qua đánh lại liên tục đó không giúp Tập Cận Bình bảo đảm được vị thế trong nội bộ Đảng". Thêm vào đó như giải thích của nhà quan sát về tình hình chính trị Trung Quốc Alex Payette, đối với Đảng, dấu ấn của ông Tập không thể sánh được với Mao Trạch Đông hay Đặng Tiểu Bình. Tới nay, những cải cách của họ Tập thực ra mới chỉ là những sự "điều chỉnh" nội bộ, qua việc cân nhắc một vài đồng minh thân thiết của ông ở cấp tỉnh, hay cấp bộ và đương nhiên là phải nhắc tới chiến dịch "đả hổ diệt ruồi" gây khá nhiều bất mãn hay chính xác hơn là Tập Cận Bình đã tạo ra những "kẻ thù vô hình". Cái thế chênh vênh đó lại càng thúc đẩy chủ tịch Trung Quốc siết chặt gọng kềm để bảo vệ chiếc ghế của mình. Cái vòng luẩn quẩn đó do cố ý hay vô tình, cô lập ông Tập Cận Bình trên đỉnh cao quyền lực.

Tư bản đỏ xa cách Tập Cận Bình

Nhóm đầu tiên tách rời Tập Cận Bình theo nhà quan sát Alex Payette là những "hoàng tử đỏ" của Đảng : đó là giới "con ông cháu cha" họ lợi dụng chức vụ để làm giàu.

Thoạt đầu, các hoàng tử đỏ này thậm chí đã giúp ông Tập củng cố vị thế trong guồng máy của Đảng và Nhà nước. Nhưng kể từ 2017 những nhà tư bản đỏ này đã thất vọng khi chủ tịch Trung Quốc "theo chân Donald Trump lao vào cuộc đọ sức đẩy quan hệ Mỹ-Trung sát bờ vực thẳm". Tầng lớp này muốn gì ? Họ chỉ muốn một mối bang giao "ổn định và tích cực" với siêu cường kinh tế số 1 thế giới để làm ăn. Chính sách đối đầu của Bắc Kinh gây thiệt hại về mặt tài chính cho các nhà tư bản đỏ Trung Quốc.

Ý thức được điều này Tập Cận Bình từng bước gạt họ sang một bên kể từ 2018. Trong số đó có nhà tỷ phú Nhậm Chí Cường (Ren Zhiqiang), ông vua địa ốc, chủ nhân đại tập đoàn bất động sản Hoa Viên hay doanh nhân nổi tiếng trong quân đội Trung Quốc là ông Trần Tiểu Lộ (Chen Xiaolu), con trai của một trong 10 vị nguyên soái lừng danh Quân Đội Giải Phong Nhân Dân Trung Quốc, Trần Nghị (Chen Yi).

Giới ngân hàng cũng là nạn nhân của Tập Cận Bình : thống đốc Ngân Hàng Phát Triển Trung Quốc, Trần Nguyên (Chen Yuan) con trai của một trong Bát Đại Nguyên Lão từng được Đặng Tiểu Bình kính nể, cũng đã bị "thanh trừng"… 

Danh sách này khá dài. Tác giả bài viết trên báo mạng Asialyst lưu ý : trước mắt nhóm này chưa thể tiến hành một cuộc "khởi nghĩa" chống lại ông Tập. Nhưng đừng quên rằng những nhà tư bản đỏ ấy "có nhiều kênh liên hệ với phương Tây, với giới tư bản ở Hồng Kông (...) và hãy còn nắm giữ nhiều lá bài kinh tế trong tay". Alex Payette gián tiếp cho rằng không nên xem thường khả năng hành động của nhóm này từ nay đến Đại hội Đảng mùa thu sang năm.

Người của "chế độ cũ" 

Mối đau đầu thứ hai đối với Tập Cận Bình là một số "đồng minh thân thiết nhất" trong nội bộ Đảng vẫn giữ liên hệ với tay chân của ông Giang Trạch Dân. Một thời giới quan sát đã tin chắc rằng, Trần Mẫn Nhĩ (Chen Min’er), ủy viên Bộ Chính Trị, bí thư Trùng Khánh và ông Lý Cường (LiQiang), ủy viên bộ Chính Trị, bí thư Thành Ủy Thượng Hải là những ứng viên có thể thay thế ông Tập. Thế nhưng gần đây cả hai ông này bị sụt điểm trong mắt hoàng đế họ Tập, bởi vì khác với chủ tịch Trung Quốc các ông Lý Cường và Trần Mẫn Nhĩ vẫn duy trì quan hệ mật thiết với nhà tỷ phú Mã Vân, chủ nhân Alibaba đang bị thất sủng.

Alex Payette kết luận : sự nhập nhằng trong liên hệ kiểu này khiến Tập Cận Bình không chỉ định người thừa kế. Nhưng đây cũng là nguồn gốc của một vấn đề thứ ba : thái độ im lặng của ông Tập trong việc chỉ định "hoàng thái tử" đó gây nhiều bức xúc trong hàng ngũ các đảng viên cao cấp đầy tham vọng. Tác giả không loại trừ khả năng những "tay sừng sỏ" trong Đảng rồi sẽ quay sang "phò" phe nhóm vẫn còn chịu ảnh hưởng từ thời Giang Trạch Dân. 

dcstq0

Cũng tác giả bài viết trên tờ Asialyst nêu lên một kịch bản khá thú vị : để xoa dịu phần nào bất mãn của những tay "đàn em", trong khi chờ đợi chỉ định người kế vị, ông Tập Cận Bình cũng có thể khai thác hai lá bài. Thứ nhất là cất nhắc những người thân tín của mình vào một số chức vụ quan trọng. Ông Tập có thể dành chiếc ghế chủ tịch Quốc hội của ông Lật Chiến Thư (Li Zhanshu) cho bí thư Thành ủy Trùng Khánh Trần Mẫn Nhĩ chẳng hạn. Chủ tịch Trung Quốc cũng có toàn quyền để thay đổi nhân sự Hội đồng Nhà nước… hay cất nhắc những người trung thành với ông vào chức vụ phó thủ tướng…

Lá bài thứ nhì, chủ tịch Trung Quốc có thể tùy nghi sử dụng là phớt lờ những giới hạn về tuổi tác. Ở đây, một lần nữa, danh sách những người có thể được cất nhắc hay giáng chức tùy tình thế cũng rất dài. Trong số này, nhà nghiên cứu Alex Payette đặc biệt chú ý đến trường hợp của ông Vương Hỗ Ninh (Wang Huning). Ông này là ủy viên Thường Vụ Bộ Chính Trị, chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu Chính sách Trung ương, chủ nhiệm Ủy ban Chỉ đạo Kiến thiết Văn minh Tinh thần Trung ương. Ông cũng là cha đẻ của "Tư tưởng Tập Cận Bình" hay luận thuyết Giấc Mộng Trung Hoa.

Alex Payette cho rằng Tập Cận Bình củng cố được quyền lực trong guồng máy Đảng chủ yếu là nhờ họ Vương. Câu hỏi đặt ra là sau Đại hội XX mùa thu 2022 nhà lý luận này có còn hữu ích nữa hay không ? Bởi chính ông Vương Hỗ Ninh bị chỉ trích nhiều về đường lối cứng rắn trong cuộc đọ sức Mỹ-Trung. Nhưng trong kịch bản thay thế họ Vương thì ai đủ sức tin cậy để ông Tập Cận Bình cất nhắc vào chiếc ghế chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu Chính sách Trung ương của Đảng cộng sản Trung Quốc ?

Câu hỏi sau cùng được tác giả bài viết "100 năm Đảng cộng sản Trung Quốc : Tập Cận Bình hay cuộc đấu đá không hồi kết" nêu lên là tương lai Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị Trung Quốc đi về đâu ? Đó mới là cốt lõi của vấn đề.

Tập Cận Bình có thể thu hẹp cơ chế này xuống còn 5 thành viên thay vì 7 hay 9 : đó là kịch bản hai đời lãnh đạo tiền nhiệm của ông từng làm. Giang Trạch Dân chẳng hạn đã mở rộng ủy ban này để triệt hạ những người thân tín của Đặng Tiểu Bình, gài người tín nhiệm chung quanh người đi sau là Hồ Cẩm Đảo và để tiếp tục hiện diện ở hậu trường khi quyền lực được chuyển giao từ Hồ Cẩm Đào đến tay ông Tập Cận Bình.

Alex Payette kết thúc bài tham luận với nhận xét như sau : câu hỏi đặt ra sau Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc tháng 10/2022 không phải là "ai" sẽ bước vào Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị mà phải là cơ chế đó sẽ "gồm bao nhiêu thành viên". Tất cả vấn đề tập trung vào một câu hỏi đó.

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 21/06/2021

Additional Info

  • Author Alex Payette, Thanh Hà
Published in Diễn đàn

Khi Tập Cận Bình (Xi Jinping) lên cầm quyền năm 2012, tôi tràn trề hy vọng cho Trung Quốc. Là giáo sư một trường uy tín chuyên đào tạo các nhà lãnh đạo hàng đầu của Đảng cộng sản Trung Quốc, tôi đủ hiểu biết lịch sử để kết luận rằng thời điểm Trung Quốc mở cửa hệ thống chính trị đã qua rồi. Sau một thập niên trì trệ, Đảng cộng sản Trung Quốc cần cải cách hơn bao giờ và Tập, tỏ dấu hiệu cho thấy là người có thiên hướng thay đổi, dường như sẽ là người dẫn dắt cuộc cải cách đó.

thatbai1

Đại hội 19 của Đảng cộng sản Trung Quốc, Bắc Kinh, tháng 10 năm 2017 - Fred Dufour / AFP - Ảnh minh họa

Khi ấy tôi đã đi được một nửa quá trình kéo dài hàng thập niên vật lộn với hệ tư tưởng chính thức của Trung Quốc dù tôi có trách nhiệm giáo huấn hệ tư tưởng đó cho các quan chức. Có thời là một người Marxist nồng nhiệt, tôi đã chia tay với chủ nghĩa Marx và nhìn sang tư tưởng của Phương Tây để tìm câu trả lời cho những vấn đề của Trung Quốc. Có thời là người bảo vệ kiêu hãnh cho chính sách chính thức, tôi bắt đầu biện hộ cho tự do hóa. Có thời là đảng viên trung kiên của Đảng cộng sản Trung Quốc, tôi đã bí mật nghi ngờ sự trung thực trong niềm tin của đảng và mối quan tâm của đảng đối với nhân dân Trung Quốc.

Vì thế tôi không nên ngạc nhiên khi hóa ra Tập không phải là nhà cải cách. Trong suốt nhiệm kỳ của ông ta, chế độ đã thoái hóa hơn nữa vào một chế độ quả đầu chính trị chỉ cốt duy trì quyền lực thông qua sự tàn bạo và nhẫn tâm. Chế độ đã trở nên ngày càng đàn áp và độc tài. Một sự sùng bái cá nhân bao quanh Tập, người đã siết chặt quyền kiểm soát đảng về ý thức hệ và xóa bỏ chút không gian còn lại dành cho phát ngôn chính trị và xã hội dân sự. Những người không sống ở Trung Quốc lục địa trong tám năm qua khó có thể hiểu được chế độ đó đã trở nên tàn bạo như thế nào, đã gây ra bao nhiêu bi kịch thầm lặng. Sau khi lên tiếng chống lại hệ thống, tôi biết tôi không còn an toàn khi sống ở Trung Quốc.

Giáo dục một người cộng sản

Tôi sinh ra trong một gia đình quân đội cộng sản. Năm 1928, khi cuộc nội chiến Trung Quốc bắt đầu, ông ngoại tôi gia nhập cuộc khởi nghĩa nông dân do Mao Trạch Đông (Mao Zedong) dẫn dắt. Khi Đảng cộng sản và Quốc dân đảng tạm gác thù địch trong thời Thế Chiến thứ Hai, cha mẹ tôi và phần lớn gia đình bên ngoại tôi chiến đấu chống quân xâm lược Nhật Bản trong đoàn quân do Đảng cộng sản lãnh đạo.

Sau chiến thắng của Đảng cộng sản năm 1949, cuộc sống thật tốt đẹp cho một gia đình cách mạng như gia đình tôi. Cha tôi chỉ huy một đơn vị Quân Giải phóng Nhân dân gần Nam Kinh, còn mẹ tôi quản lý một văn phòng trong chính quyền thành phố đó. Cha mẹ tôi cấm hai chị tôi và tôi lợi dụng các đặc quyền của cơ quan họ, để chúng tôi không trở thành "các cô chiêu tư sản hư hỏng". Chúng tôi không thể đi lại bằng chiếc xe hơi công vụ của cha tôi và các cận vệ của ông không bao giờ làm những việc vặt trong gia đình tôi. Tuy vậy, tôi được hưởng lợi từ vị thế của cha mẹ tôi và không bao giờ phải chịu đựng nỗi thống khổ mà rất nhiều người Trung Quốc phải chịu trong những năm tháng thời Mao. Tôi không biết gì về hàng chục triệu người bị chết đói trong thời kỳ Đại Nhảy Vọt.

Tất cả những gì tôi nhìn thấy là tương lai tươi sáng của chủ nghĩa xã hội. Tủ sách của gia đình tôi đầy những trước tác Marxist, chẳng hạn như Tuyển tập StalinCán bộ cần đọc. Khi còn là thiếu niên tôi dùng những cuốn sách này làm sách đọc thêm ngoại khóa. Mỗi khi giở những trang sách ấy ra, lòng tôi tràn đầy niềm kính phục. Cho dù tôi không nắm được tính phức tạp trong các lập luận của sách, sứ mệnh của tôi thật rõ ràng : Tôi phải yêu tổ quốc mình, thừa kế sự nghiệp cách mạng của cha mẹ tôi và xây dựng một xã hội cộng sản chủ nghĩa không còn người bóc lột người. Tôi là một tín đồ thật sự.

Tôi có được sự hiểu biết tinh tế hơn về tư tưởng cộng sản sau khi gia nhập Quân Giải phóng Nhân dân năm 1969, ở tuổi 17. Cuộc Cách mạng Văn hóa đang lên cao trào, Mao đòi hỏi mọi người phải đọc sáu cuốn sách của Karl Marx và Friedrich Engels, kể cả Tuyên ngôn Cộng sản. Một đoạn văn không thực tế trong cuốn tuyên ngôn đó đã để lại ấn tượng lâu dài trong tôi : "Thay cho xã hội tư sản kiểu cũ với những giai cấp và hận thù giai cấp chúng ta sẽ có một xã hội mới, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người". Mặc dù vào thời điểm đó tôi không thật sự hiểu rõ quan niệm về tự do, những lời nói ấy in sâu vào đầu óc của tôi.

Quân Giải phóng Nhân dân cử tôi về một trường y khoa quân đội. Công việc của tôi là quản lý thư viện của trường, trong đó có nhiều bản dịch tiếng Trung Quốc các tác phẩm "phản động", phần lớn là văn chương và triết học chính trị Tây Phương. Nổi bật nhờ đóng bìa màu xám, những cuốn sách này chỉ dành riêng cho người trong cuộc của chế độ với mục đích giúp họ làm quen với những đối thủ ý thức hệ của Trung Quốc, nhưng tôi cũng bí mật đọc được. Tôi có ấn tượng nhất với cuống Thăng trầm của Đế chế Thứ Ba của nhà báo Mỹ William Shirer và tuyển tập các truyện ngắn Xô Viết. Tôi nhận ra rằng có một thế giới ý tưởng bên ngoài những cuốn sách kinh điển Marxist. Nhưng tôi vẫn tin chủ nghĩa Marx là chân lý duy nhất.

Tôi rời quân đội năm 1978 và có được việc làm trong công đoàn do đảng điều hành tại một nhà máy sản xuất phân bón ở ngoại ô thành phố Tô Châu. Khi ấy, Mao đã chết và Cách mạng Văn hóa đã kết thúc. Người kế vị ông ta, Đặng Tiểu Bình (Deng Xiaoping) mở ra một giai đoạn cải cách và mở cửa, và trong một phần của nỗ lực này, ông ta chiêu mộ một thế hệ mới những cán bộ có đầu óc cải cách có thể điều hành đảng trong tương lai. Mỗi tổ chức đảng địa phương phải chọn ra một vài đảng viên để phục vụ trong nhóm này, và tổ chức đảng thành phố Tô Châu đã chọn tôi. Tôi được cử theo học chương trình hai năm tại Trường Đảng thành phố Tô Châu, nơi tôi và các bạn cùng lớp nghiên cứu học thuyết Marx và lịch sử Đảng cộng sản Trung Quốc. Chúng tôi cũng được học chút ít về văn chương cổ điển Trung Quốc, môn học mà chúng tôi đã bị lỡ do giáo dục bị gián đoạn trong thời Cách mạng Văn hóa.

Tôi đã nghiền ngẫm cuốn Tư Bản Luận hai lần, đã học được những chỗ đúng và chỗ sai của học thuyết Marx. Điều hấp dẫn tôi nhất là những ý tưởng của Marx về lao động và giá trị - nói đúng ra, đó là việc nhà tư bản tích lũy của cải bằng cách lợi dụng người lao động. Tôi cũng ấn tượng với cách tiếp cận triết học của Marx, chủ nghĩa duy vật biện chứng, cho phép ông nhìn nhận các hệ thống chính trị, pháp lý, văn hóa và đạo đức của chủ nghĩa tư bản được xây dựng trên nền tảng của sự bóc lột kinh tế.

Khi tôi tốt nghiệp năm 1986, tôi được giữ lại trường làm giảng viên, lúc ấy trường đang thiếu người dạy. Tôi nhận lời, và làm cho một số nhà lãnh đạo thành phố tức giận vì họ nghĩ tôi sẽ có một tương lai hứa hẹn hơn nếu làm cán bộ đảng. Thay vì vậy, công việc mới đã khởi động sự nghiệp của tôi như là một nhà nghiên cứu trong hệ thống truyền bá ý thức hệ của Đảng cộng sản Trung Quốc.

Từ sinh viên trở thành thầy giáo

Trên đỉnh cao của hệ thống truyền bá đó là Trường Đảng trung ương ở Bắc Kinh. Từ năm 1933, trường này đã đào tạo nhiều thế hệ cán bộ cấp cao nhất của Đảng cộng sản Trung Quốc, những người điều hành guồng máy quan lại Trung Quốc từ cấp thành phố trở lên. Trường có quan hệ mật thiết với giới tinh hoa trong đảng và luôn được một ủy viên Bộ Chính trị phụ trách. (Chủ tịch của trường từ 2007 đến 2012 không ai khác hơn là Tập Cận Bình).

Tháng Sáu năm 1989, chính phủ đàn áp những người biểu tình đòi dân chủ ở Quảng trường Thiên An Môn, giết chết hàng trăm người. Trong thâm tâm, tôi kinh hoàng khi thấy Quân giải phóng nhân dân nổ súng vào các sinh viên đại học ; điều đó trái với lời dạy tôi học được từ bé rằng quân đội bảo vệ nhân dân, chỉ có "bọn quỷ Nhật" và bọn phản động Quốc dân đảng mới giết dân.

Kinh hoàng với cuộc phản kháng, cùng sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu, giới lãnh đạo chóp bu Đảng cộng sản Trung Quốc quyết định phải chống lại sự lỏng lẻo về ý thức hệ. Đảng ra lệnh cho các trường đảng địa phương phải cử một số giảng viên lên Trường Đảng Trung ương để chỉnh đốn về tư tưởng. Trường tôi dạy ở Tô Châu chọn tôi. Thời gian ngắn ngủi ở Trường Đảng Trung ương lại làm tôi muốn học tập ở đó lâu hơn nữa. Sau một năm chuẩn bị thi tuyển, tôi được nhận vào chương trình thạc sĩ ở khoa lý luận của trường. Thế là tôi đã hiến dâng cho đường lối của Đảng cộng sản tới mức mà sau lưng tôi, các bạn học gọi tôi là "Mụ Marx Già". Năm 1998, tôi nhận bằng tiến sĩ và gia nhập đội ngũ giảng viên của trường.

Một số học trò của tôi là sinh viên cao học bình thường, những người đang giảng dạy học thuyết chính trị Marxist và lịch sử Đảng cộng sản Trung Quốc. Nhưng những người khác là cán bộ đảng trung - cao cấp ; kể cả lãnh đạo chính quyền các tỉnh, thành phố và các bộ trưởng trong chính phủ. Vài học viên của tôi là ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng cộng sản, cơ quan có chừng vài trăm đại biểu ngồi trên đỉnh quyền lực của đảng và phê chuẩn các quyết định quan trọng.

Dạy ở Trường Đảng Trung ương không phải là việc dễ. Máy quay video trong các phòng học ghi lại bài giảng của chúng tôi để cấp trên xem lại. Chúng tôi phải làm cho môn học trở nên sinh động, không được diễn giải học thuyết quá linh hoạt hoặc lôi kéo sự chú ý vào các điểm yếu của học thuyết. Thường thường, chúng tôi phải nghĩ ra những câu trả lời khôn ngoan cho những câu hỏi khó mà các quan chức-học viên trong lớp đặt ra.

Đa số những câu hỏi của họ xoay quanh những mâu thuẫn khó hiểu trong ý thức hệ chính thống, vốn được soạn thảo để biện minh cho các chính sách mà Đảng cộng sản Trung Quốc thực hiện trong thực tiễn. Một sửa đổi bổ sung vào hiến pháp Trung Quốc năm 2004 nói rằng, chính phủ bảo vệ nhân quyền và quyền tư hữu. Nhưng thế thì quan điểm của Marx rằng hệ thống cộng sản chủ nghĩa bãi bỏ quyền sở hữu tư nhân sẽ thế nào ? Đặng muốn "cho phép một bộ phận dân chúng giàu lên trước" để động viện nhân dân và kích thích năng suất. Điều đó làm sao phù hợp với lời hứa của Marx rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ cung cấp cho mỗi người tùy theo nhu cầu ?

Tôi vẫn trung thành với Đảng cộng sản Trung Quốc nhưng thôi thường xuyên nghi vấn niềm tin của chính mình. Trong thập niên 1980, giới học thuật Trung Quốc đã có cuộc tranh luận sinh động về "Chủ nghĩa nhân đạo Marxist" - một dòng tư tưởng Marxist nhấn mạnh vào sự phát triển toàn diện của cá nhân con người. Vài học giả tiếp tục cuộc tranh luận đó trong thập niên 1990 dù quy mô của sự thảo luận có thể chấp nhận được đã bị thu hẹp. Tôi nghiên cứu Bản thảo Kinh tế và Triết học năm 1844 của Marx, trong đó nói mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là giải phóng cá nhân. Tôi tán thành các nhà triết học Marxist nhấn mạnh vào tự do - nổi bật nhất là Antonio Gramsci và Herbert Marcuse.

Ngay từ luận án thạc sĩ, tôi đã phê phán ý tưởng con người luôn luôn nên hy sinh quyền lợi cá nhân để phục vụ đảng. Trong luận văn tiến sĩ, tôi thách thức câu khẩu hiệu cổ Trung Quốc "quốc phú binh cường" bằng lập luận rằng Trung Quốc chỉ có thể hùng mạnh nếu đảng cho phép công dân được giàu có. Giờ đây tôi đưa lập luận này lên một bước xa hơn. Trong các bài nghiên cứu và trò chuyện, tôi cho rằng doanh nghiệp nhà nước đã thống trị quá đáng nền kinh tế Trung Quốc, và cần cải cách sâu rộng hơn nữa để cho phép các công ty tư nhân cạnh tranh. Tôi nhấn mạnh, không nên coi tham nhũng chỉ là sự thất bại về đạo đức của cá nhân cán bộ mà phải là vấn đề có tính hệ thống sinh ra từ sự quản lý chặt của chính phủ đối với nền kinh tế.

Lý thuyết và thực tiễn

Suy nghĩ của tôi có vẻ như phù hợp một phần với suy nghĩ của người kế vị ông Đặng, ông Giang Trạch Dân (Jiang Zemin). Quyết tâm phát triển kinh tế Trung Quốc, ông Giang đã tìm cách kích thích doanh nghiệp tư nhân và đưa Trung Quốc vào Tổ chức Thương mại thế giới. Nhưng những chính sách này mâu thuẫn với học thuyết thâm căn cố đế của Đảng cộng sản Trung Quốc coi trọng nền kinh tế kế hoạch hóa và sự tự túc quốc gia. Bởi vì học thuyết của Marx, của Mao hoặc của Đặng đều không giải quyết được những mâu thuẫn này, Giang cảm thấy cần thiết phải đưa ra một cái gì đó mới mẻ. Ông ta gọi đó là thuyết "Ba Đại Diện".

Tôi được nghe về học thuyết mới này lần đầu là cùng với mọi người. Buổi tối ngày 25 tháng Hai năm 2000, tôi xem Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) tường thuật về thuyết Ba Đại Diện. Ông Giang nói, đảng phải đại diện cho ba phương diện của Trung Quốc : "những yêu cầu phát triển của các lực lượng sản xuất tiên tiến", tiến bộ văn hóa và quyền lợi của đa số. Là giáo sư Trường Đảng Trung ương, tôi lập tức hiểu rằng học thuyết này báo hiệu một sự chuyển dịch quan trọng trong ý thức hệ của Đảng cộng sản Trung Quốc. Đặc biệt, điểm thứ nhất trong Ba Đại Diện ám chỉ rằng Giang đang từ bỏ tín điều cốt lõi của chủ nghĩa Marx rằng các nhà tư bản là một nhóm xã hội bóc lột. Thay vì vậy, Giang mở cửa đảng cho hàng ngũ của họ - một quyết định mà tôi tán thành.

Ban Tuyên giáo trung ương, cơ quan phụ trách công tác tư tưởng của Đảng cộng sản Trung Quốc, chịu trách nhiệm quảng bá học thuyết mới của Giang, nhưng họ có một vấn đề : Học thuyết Ba Đại Diện đang bị giới cực hữu tấn công. Giới này nghĩ rằng Giang đã đi quá xa trong việc dụ dỗ giới doanh nhân. Hy vọng né tránh cuộc xung đột này, Ban Tuyên giáo chọn cách làm nhẹ đi lý thuyết Ba Đại Diện. Tờ Nhân Dân nhật báo đăng một bài dài nguyên trang chứng minh tính đúng đắn của thuyết Ba Đại Diện với nhiều trích dẫn tham khảo từ các văn bản của Marx, Engels, Lenin, Stalin, Mao và Đặng.

Tôi thấy làm như vậy không thuyết phục. Mục đích của thuyết Ba Đại Diện là gì nếu nó chỉ nhắc lại hệ tư tưởng sẵn có ? Tôi khinh ghét cách làm thiển cận của guồng máy tuyên truyền của đảng. Tôi quyết tâm trình bày ý nghĩa thật sự của thuyết Ba Đại Diện, một học thuyết mà trong thực tế đã đánh dấu một sự khởi đầu can đảm cho Trung Quốc. Chuyện này hóa ra lại đưa tôi vào cuộc xung đột với guồng máy quan liêu thâm căn cố đế của Đảng cộng sản Trung Quốc.

Giới tinh hoa vô học

Cơ hội cho tôi quảng bá sự hiểu biết đúng đắn về thuyết Ba Đại Diện đến vào năm 2001, khi Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), sau khi nghe một đồng nghiệp nói rằng tôi quan tâm đặc biệt tới học thuyết mới của Giang, đã mời tôi viết kịch bản một chương trình truyền hình về học thuyết đó. Tôi bỏ ra sáu tháng nghiên cứu và viết kịch bản phim tài liệu ; tôi thảo luận rất kỹ với các nhà sản xuất ở mạng lưới truyền hình. Kịch bản của tôi nhấn mạnh vào nhu cầu phải có những chính sách canh tân mới để đáp ứng những thách thức của một thời đại mới : Tôi nhấn mạnh vào điều mà ông Giang nhấn mạnh : đó là, giờ đây chính phủ sẽ phải giảm can thiệp vào nền kinh tế và vai trò của đảng không còn là làm cuộc cách mạng bạo lực chống lại giai cấp tư sản bóc lột - thay vì vậy đảng phải khuyến khích việc tạo ra của cải và cân bằng lợi ích của các thành phần khác nhau trong xã hội.

Vào buổi chiều ngày 16 tháng Sáu, bốn phó chủ tịch cấp cao của CCTV họp trong một phòng thu tại đại bản doanh của mạng truyền hình để xem xét ba tập phim mỗi tập 30 phút. Khi họ xem phim, mặt họ tối sầm lại : "Dừng ở đây", một người trong bọn họ nói khi tập phim thứ nhất kết thúc.

"Giáo sư Thái, bà có biết tại sao bà được mời sản xuất một chương trình về thuyết Ba Đại Diện không ?", ông ta hỏi. "Đảng đang đưa ra một học thuyết tư tưởng mới, và chúng ta cần quảng bá nó", tôi đáp. Quan chức này không nao núng. "Nghiên cứu và canh tân của bà có thể được trình bày ở Trường Đảng Trung ương, nhưng truyền hình chỉ trình chiếu những nội dung an toàn nhất", ông ta nói. Tại thời điểm đó, không ai biết chắc chắn học thuyết Ba Đại Diện cuối cùng có nghĩa là gì, và ông ta lo ngại rằng kịch bản của tôi có thể lạc điệu với quan điểm của Ban Tuyên giáo. "Nếu có bất kỳ sự khác biệt nào thì hậu quả sẽ hết sức lớn", ông ta nói.

Một quan chức điều hành khác của Đài chen vào. "Năm nay là kỷ niệm 80 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc !", ông ta kêu lên. Một dịp kỷ niệm như vậy cần ca tụng những chiến thắng hào hùng của đảng chứ không phải là thảo luận về những thách thức mà đảng đang đối mặt. Vào lúc ấy, tôi chợt hiểu. Những quan chức của CCTV không quan tâm tới ý nghĩa thật sự của ý thức hệ. Họ chỉ muốn làm cho đảng có vẻ tốt đẹp và lấy lòng cấp trên của họ.

Trong mười ngày tiếp theo đó, chúng tôi mò mẫm sửa lại phim tài liệu. Chúng tôi cắt bỏ những từ ngữ, câu cú có khả năng gây phản ứng ; chúng tôi làm việc cả ngày lẫn đêm trong lúc kịch bản của tôi phải trải qua vài cuộc thẩm định về chính trị, do các nhóm từ khắp guồng máy đảng thực hiện. Cuối cùng, khoảng một tá quan chức đến dự buổi thẩm định cuối cùng, trong đó tôi được biết nhiều hơn về tính chất đạo đức giả của đảng. Tại một điểm, một thành viên cao cấp của ủy ban thẩm định phát biểu ý kiến. Trong tập phim thứ hai của bộ phim tài liệu, tôi có trích dẫn hai câu nói nổi tiếng của Đặng Tiểu Bình vốn thường được liên kết với nhau : "Nghèo đói không phải là chủ nghĩa xã hội ; phát triển là một sự thật khó khăn".

"Nghèo đói không phải là chủ nghĩa xã hội à ?" vị quan chức nêu câu hỏi một cách hồ nghi. "Thế thì chủ nghĩa xã hội là gì ?". Ông ta tiếp tục phê phán, càng lúc càng lớn tiếng. "Và phát triển là sự thật khó khăn à ? Hai câu này liên quan với nhau thế nào ? Nói tôi biết xem !".

Tôi chết điếng vì kinh ngạc. Đây là lời chính xác của Đặng, còn quan chức cao cấp này - lãnh đạo Cục Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình Nhà nước, cơ quan có quyền giám sát tất cả các phương tiện truyền thông - lại không biết tới ư ? Tôi lập tức nghĩ tới lời phê phán của Mao đối với guồng máy quan liêu thời Cách mạng Văn hóa : "Họ không đọc sách, và họ cũng không đọc báo".

Hệ tư tưởng trống rỗng

Trong suốt năm 2001, một phần trong nỗ lực quảng bá học thuyết độc đáo của Giang, Ban Tuyên giáo bắt đầu biên soạn một bản đề cương nghiên cứu thuyết Ba Đại Diện - một bản tóm tắt sẽ được phát hành như là một tài liệu của Ban Chấp hành trung ương mà toàn đảng phải đọc và thực hiện. Có lẽ vì tôi đã làm chương trình trên CCTV và đã đọc tham luận về thuyết Ba Đại Diện tại một hội nghị khoa học, họ yêu cầu tôi giúp.

Cùng với một học giả khác và 19 quan chức tuyên giáo, tôi được gửi tới trung tâm huấn luyện của Ban Tuyên giáo trong vùng bán sơn địa phía tây Bắc Kinh. Ban đã vạch ra một dàn ý tổng quát của bản đề cương và bây giờ họ yêu cầu chúng tôi lấp nội dung vào cái dàn ý đó. Nhiệm vụ của tôi là biên soạn phần về xây dựng đảng.

Soạn thảo tài liệu cho Ban Chấp hành trung ương là một công việc có độ bí mật cao. Các đồng nghiệp của tôi và tôi bị cấm rời khỏi khu nhà, và cũng không được tiếp khách. Khi Ban Tuyên giáo triệu tập cuộc họp thì những ai không được mời sẽ không được hỏi về cuộc họp đó. Chúng tôi, những người soạn thảo, được ăn ở và đi dạo cùng nhau nhưng bị cấm thảo luận về công việc của từng người. Tôi là phụ nữ duy nhất trong nhóm. Trong bữa ăn tối đàm đàn ông tán gẫu và kể chuyện tiếu lâm. Tôi thấy những cuộc trò chuyện có hơi men và nhạt nhẽo đó thật dung tục và luôn bỏ ra ngoài chỉ sau khi ăn vài đũa. Cuối cùng, một người khác trong nhóm kéo tôi ra ngoài. Anh ta giải thích, nói chuyện về công việc chính thức chỉ làm chúng tôi gặp rắc rối, cho nên chỉ nói chuyện về tình dục sẽ an toàn hơn, vui vẻ hơn.

Giúp soạn đề cương nghiên cứu là nhiệm vụ viết lách quan trọng nhất trong đời tôi nhưng đó cũng là công việc nhố nhăng nhất. Công việc của tôi là đọc hàng đống tài liệu ghi lại những ý nghĩ của Giang Trạch Dân, kể cả những bài phát biểu mật và những văn bản chỉ lưu hành nội bộ. Sau đó tôi sẽ rút ra những trích dẫn phù hợp và đặt chúng vào nhiều đề mục nhỏ và ghi nguồn. Tôi không thể thêm bớt văn bản, nhưng tôi có thể đổi dấu chấm thành dấu phẩy và nối kết câu trích này với câu trích kia. Tôi ngạc nhiên thấy lời giải thích chính thức cho một trong những chiến dịch ý thức hệ quan trọng nhất của đảng thời kỳ hậu Mao Trạch Đông chỉ là công việc cắt dán.

Bởi vì nhiệm vụ quá dễ dàng, tôi dùng nhiều thời gian chờ đợi trong nỗi chán chường chờ công việc của tôi được xem xét. Một hôm tôi hỏi một thành viên khác, một giáo sư từ Đại học Nhân dân Trung Quốc : "Có phải chúng ta chỉ đang tạo ra một phiên bản khác của Mao Trạch Đông ngữ lục ?", tôi muốn nói tới cuốn Sách Đỏ Nhỏ - cuốn sách bỏ túi ghi những câu châm ngôn của Mao bị rút ra khỏi văn cảnh của chúng, được lưu hành trong suốt thời Cách mạng Văn hóa. Ông giáo sư nhìn quanh và bật cười gượng gạo. "Đừng lo. Chúng mình đang ở một nơi cảnh sắc tuyệt vời, thức ăn ngon và những chuyến đi dạo thú vị. Chúng mình biết tìm đâu một kỳ nghỉ dưỡng thoải mái thế này ? Hãy tìm một cuốn sách mà đọc. Vấn đề chỉ là mình có mặt ở đây mỗi khi họ gọi mình đi họp", ông ta bảo tôi.

Tháng Sáu năm 2003 một hội nghị báo chí được tổ chức tại Đại sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh để công bố đề cương nghiên cứu và tất cả chúng tôi, những người đã góp phần soạn thảo nó, đều được yêu cầu tham dự. Ông Lưu Vân Sơn (Liu Yunshan), ủy viên Bộ Chính Trị và lãnh đạo Ban Tuyên giáo, trình bày báo cáo. Lúc ông ấy và các quan chức khác ngồi trên sân khấu, tôi cảm thấy một cảm giác nặng nề. Hiểu biết của tôi về thuyết Ba Đại Diện như là một bước ngoặt quan trọng trong ý thức hệ của đảng cầm quyền đã hoàn toàn bị loại ra khỏi tài liệu và bị thay bằng một thứ gì đó nhạt nhẽo, vô vị. Nhớ lại những cuộc tán gẫu dâm đãng quanh bàn ăn tối mỗi đêm, lần đầu tiên tôi cảm nhận rằng cái hệ thống mà từ lâu tôi coi là thiêng liêng thực ra đã phi lý không thể chịu đựng nổi.

Ý tưởng để bán

Kinh nghiệm của tôi về bản đề cương nghiên cứu dạy cho tôi rằng những ý tưởng mà đảng hô hào quảng bá một cách khoa trương thực ra chỉ là những công cụ dùng để lừa bịp nhân dân Trung Quốc. Chẳng bao lâu sau tôi hiểu ra rằng chúng cũng là một cách thức để làm tiền. Một quan chức mà tôi biết ở Tổng cục Báo chí và Xuất bản, cơ quan kiểm soát quyền xuất bản sách và tạp chí, kể tôi nghe một câu chuyện đáng buồn về cuộc tranh giành doanh thu xuất bản trong nội bộ Đảng cộng sản Trung Quốc.

Trong nhiều năm, nhà xuất bản Hồng Kỳ là một trong ba tổ chức chịu trách nhiệm xuất bản sách giáo dục của đảng. Năm 2005, nhà xuất bản đang chuẩn bị đưa ra một cuốn sách thông thường thì một quan chức của Ban Tổ chức Trung ương, cơ quan đầy quyền lực chịu trách nhiệm về các quyết định nhân sự của Đảng cộng sản Trung Quốc, nhảy vào và nhấn mạnh rằng chỉ có ban của ông ta mới có thẩm quyền xuất bản một cuốn sách như vậy. Ông ta cố buộc Tổng cục Báo chí và Xuất bản ngăn cản việc xuất bản cuốn sách đó. Nhưng nhiệm vụ chính của nhà xuất bản Hồng Kỳ chính là xuất bản sách về ý thức hệ. Để thoát ra khỏi cuộc tranh giành rối rắm này, Tổng cục đã xem xét cuốn sách với hy vọng sẽ tìm ra những vấn đề có thể biện minh cho việc cấm xuất bản - nhưng thật khó xử, họ đã không tìm được gì.

Tại sao Ban Tổ chức xen vào việc xuất bản sách ? Tất cả chỉ vì tiền. Nhiều ban ngành có những quỹ đen, dùng cho việc thụ hưởng xa hoa của các quan chức cao cấp và chia cho nhân viên như là "phụ cấp phúc lợi". Cách dễ dàng nhất để kiếm tiền cho các quỹ này là xuất bản sách. Vào thời đó, Đảng cộng sản Trung Quốc có hơn 3,6 triệu tổ chức cơ sở đảng ; dự tính mỗi cơ sở phải mua một bản của cuốn sách mới. Nếu cuốn sách được bán với giá 10 tệ một bản thì có nghĩa doanh thu bán sách tối thiểu phải là 36 triệu tệ - tương đương khoảng 5 triệu Mỹ kim hiện nay. Bởi vì tiền mua sách được lấy từ ngân sách của đảng bộ cơ sở, thực chất của việc mua sách này là buộc một tổ chức công phải trả tiền cho một tổ chức công khác. Bởi vậy đừng ngạc nhiên khi thấy mỗi năm Ban Tổ chức lại đề ra một chủ đề giáo dục chính trị mới. Và đừng ngạc nhiên khi thấy hầu như mọi định chế trong Đảng cộng sản Trung Quốc đều có bộ phận xuất bản. Khi mà hầu hết các đơn vị đều phát minh ra những cách thức mới để kiếm tiền thì tính chất dễ bị hối lộ đã thấm sâu vào chế độ.

Mặc dù sự vỡ mộng của tôi tăng lên, tôi vẫn không hoàn toàn từ bỏ Đảng cộng sản. Cùng với nhiều học giả bên trong đảng, tôi vẫn hy vọng Đảng cộng sản Trung Quốc sẽ chấp nhận cải cách và đi về hướng một hình thức dân chủ nào đó. Trong những năm cuối của thời kỳ Giang Trạch Dân, đảng bắt đầu chấp nhận nới lỏng tương đối cuộc thảo luận nội bộ về những vấn đề nhạy cảm, chừng nào các cuộc thảo luận đó không công khai cho dân chúng. Tại Trường Đảng Trung ương, các giáo sư đồng đội và tôi cảm thấy được tự do nêu lên giữa chúng tôi những vấn đề sâu kín trong hệ thống chính trị Trung Quốc. Chúng tôi nói về tiết giảm vai trò của cán bộ đảng trong việc quyết định những vấn đề hành chính mà các quan chức chính quyền xử trí tốt hơn. Chúng tôi thảo luận ý tưởng về tính độc lập của tư pháp, điều đã ghi trong hiến pháp nhưng không bao giờ thực hiện trong thực tế.

Chúng tôi vui mừng khi thấy trong thực tế đảng đã thử nghiệm chế độ dân chủ, cả trong hoạt động của đảng lẫn trong xã hội ở cấp cơ sở. Tôi nhìn tất cả những chuyện này như là dấu hiệu đầy hy vọng của sự tiến bộ. Nhưng những biến cố sau đó chỉ củng cố thêm sự vỡ mộng của tôi mà thôi.

Con đường khác

Điểm thay đổi quyết định xảy ra vào năm 2008 khi tôi có chuyến đi ngắn nhưng có tính quyết định đến Tây Ban Nha. Thăm viếng đất nước đó là một phần của việc trao đổi học thuật, tôi đã học được bằng cách nào mà Tây Ban Nha đã chuyển mình từ chế độ chuyên chế sang chế độ dân chủ sau cái chết của nhà độc tài Francisco Franco năm 1975. Tôi không thể không so sánh kinh nghiệm Tây Ban Nha với kinh nghiệm Trung Quốc. Mao chết chỉ sau Franco mười tháng và cả hai nước đều trải qua những thay đổi to lớn trong ba thập niên sau đó. Nhưng trong khi Tây Ban Nha thực hiện cú nhảy sang chế độ dân chủ một cách nhanh chóng và hòa bình và đạt được sự ổn định xã hội lẫn sự thịnh vượng kinh tế thì Trung Quốc chỉ chuyển biến một phần, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang một nền kinh tế hỗn hợp mà không tự do hóa chính trị. Tây Ban Nha có thể dạy Trung Quốc điều gì ?

Tôi đi đến một kết luận bi quan rằng Đảng cộng sản Trung Quốc không muốn cải cách chính trị. Thứ nhất cuộc chuyển hóa của Tây Ban Nha được khởi động bởi các lực lượng cải cách trong chế độ thời hậu Franco, chẳng hạn như Quốc vương Juan Carlos Đệ Nhất, người đặt lợi ích quốc gia lên trên quyền lợi cá nhân. Đảng cộng sản Trung Quốc, giành được quyền lực năm 1949 thông qua bạo lực, đã gắn bó sâu sắc với ý tưởng rằng đảng được độc quyền vĩnh viễn về quyền lực chính trị. Hồ sơ của đảng, đặc biệt là vụ đàn áp cuộc biểu tình ở Thiên An Môn, chứng tỏ rằng đảng sẽ không từ bỏ quyền lực một cách hòa bình. Và không nhà lãnh đạo nào thời hậu ông Đặng có can đảm thúc đẩy cải cách chính trị, họ chỉ đơn giản muốn đẩy gánh nặng cho các nhà lãnh đạo tương lai.

Tôi cũng học được rằng sau cái chết của Franco, Tây Ban Nha nhanh chóng tạo ra một môi trường thuận lợi cho cải cách, củng cố tính độc lập của tư pháp, mở rộng quyền tự do báo chí. Tây Ban Nha thậm chí còn kết hợp các lực lượng đối lập vào tiến trình chuyển tiếp. Đảng cộng sản Trung Quốc trái lại đã đối xử với những đòi hỏi về công bằng xã hội và công bằng kinh tế như là những mối đe dọa tới quyền lực của nó, đàn áp xã hội dân sự và hạn chế quyền tự do của người dân. Chế độ và nhân dân đã lâm vào tình trạng đối đầu trong nhiều thập niên, làm cho việc hòa giải hòa hợp là không thể hình dung được.

Hiểu biết mà tôi mới tiếp thu được về cuộc chuyển hóa dân chủ ở Tây Ban Nha, cùng với những điều tôi đã biết về chuyển hóa dân chủ ở các nước khối Xô Viết cũ, đã đưa tôi tới sự từ bỏ về căn bản hệ tư tưởng Marxist mà tôi đã một thời đặt vào đó niềm tin không thể lay chuyển. Tôi bắt đầu nhận ra rằng những học thuyết mà Marx thúc đẩy trong thế kỷ mười chín đã bị giới hạn bởi tri thức của ông và hoàn cảnh lịch sử của thời đại ông. Hơn thế nữa, tôi nhìn thấy phiên bản chủ nghĩa Marx được tập trung hóa cao độ và đàn áp mà Đảng cộng sản Trung Quốc quảng bá thì mang nợ của Stalin hơn là của Marx. Càng ngày tôi càng nhận ra nó như là một hệ tư tưởng được hình thành để phục vụ cho lợi ích của chế độ độc tài. Tôi bắt đầu nói bóng gió trong các bài giảng và bài viết của mình rằng không nên tôn thờ chủ nghĩa Marx như một chân lý tuyệt đối và Trung Quốc nên bắt đầu cuộc hành trình tới thể chế dân chủ. Năm 2010, khi một số học giả có khuynh hướng tự do xuất bản một tuyển tập gọi là Tiến tới Chủ nghĩa Hợp hiến, tôi đã đóng góp một bài bàn về kinh nghiệm Tây Ban Nha.

Tầm nhìn của tôi - được chia sẻ với các học giả tự do khác - là Trung Quốc phải bắt đầu thực hiện dân chủ bên trong đảng, mà trong dài hạn, sẽ dẫn tới một chế độ dân chủ lập hiến. Trung Quốc phải có một nghị viện, thậm chí một đảng đối lập thực sự. Trong thâm tâm, tôi lo ngại rằng Đảng cộng sản Trung Quốc sẽ chống lại một cách quyết liệt một cuộc chuyển hóa kiểu như vậy, nhưng tôi giữ kín ý nghĩ đó cho riêng mình. Thay vào đó, khi nói chuyện với các đồng nghiệp và sinh viên, tôi chỉ lập luận rằng một cuộc chuyển hóa như vậy sẽ là tốt cho Trung Quốc, thậm chí sẽ tốt cho chính đảng cộng sản, vì đảng có thể củng cố tính chính danh của mình bằng cách làm cho đảng có trách nhiệm giải trình với nhân dân hơn. Nhiều quan chức mà tôi dạy công nhận rằng đảng đang đối mặt với những vấn đề nhưng họ không thể tự mình nói ra điều đó. Thay vì vận họ thận trọng khuyến khích thôi thuyết phục cấp trên của họ.

Thất vọng với Tập Cận Bình

Vấn đề là ngay chính vào thời điểm ấy, người kế vị của Giang, Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao) lại đi theo hướng ngược lại. Năm 2003, trong quá trình thâu tóm quyền lực, Hồ đã đưa ra lý thuyết "Tầm nhìn Khoa học về Phát triển" thay thế cho thuyết Ba Đại Diện của Giang. Quan niệm này là một nỗ lực nữa nhằm biện hộ cho mô hình phát triển hỗn hợp của Trung Quốc với một lớp vỏ mỏng là hệ tư tưởng có âm hưởng Marxist và né tránh những vấn đề lớn mà Trung Quốc đang đối đầu. Sự phát triển thần tốc của Trung Quốc đã sản sinh ra mâu thuẫn xã hội như ruộng đất của nông dân bị tước đoạt cho phát triển và các nhà máy bóc lột công nhân để tăng thêm lợi nhuận. Số người khiếu nại đòi chính phủ bồi thường gia tăng một cách ngoạn mục, và trong cả nước số vụ biểu tình cuối cùng đã vượt qua con số 100.000 vụ mỗi năm. Đối với tôi, sự bất mãn cho thấy rằng Trung Quốc ngày càng khó phát triển kinh tế mà không tự do hóa chính trị.

Hồ nghĩ khác. "Đừng làm rối mọi chuyện", ông ta nói năm 2008 trong buổi lễ kỷ niệm 30 năm chính sách cải cách và mở cửa. Tôi hiểu câu nói này có nghĩa là những cải cách về kinh tế, chính trị và ý thức hệ mà đảng đã thực hiện cho tới đó cần phải được duy trì chứ không thúc đẩy thêm nữa. Hồ đang tự bảo vệ mình chống lại những lời tố cáo từ cả hai phía : từ những người bảo thủ nghĩ rằng cải cách đã đi quá xa, và từ những người tự do nghĩ rằng cải cách đã đi không đủ xa. Thế là Trung Quốc, dưới sự giám sát của ông Hồ, đã đi vào một giai đoạn trì trệ về chính trị, một cuộc suy thoái tương tự như những gì mà Liên Xô trải qua dưới thời ông Leonid Brezhnev.

Chính vì thế, tôi nhìn ông Tập với niềm lạc quan khi đã rõ rằng ông ta sẽ nắm quyền. Tất cả những cuộc cải cách dễ dàng đã được thực hiện từ 30 năm về trước, bây giờ là lúc những cải cách khó khăn hơn. Do danh tiếng của thân phụ Tập, một cựu lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc có khuynh hướng tự do và phong cách linh hoạt mà bản thân Tập thể hiện trong những chức vụ trước, tôi và những người khác ủng hộ cải cách đã hy vọng nhà lãnh đạo mới của chúng tôi sẽ có dũng khí thi hành những sự thay đổi táo bạo cho hệ thống chính trị Trung Quốc. Nhưng không phải ai cũng có niềm tin như vậy vào Tập. Những người hoài nghi mà tôi biết chia thành hai nhóm. Và cả hai đều chứng tỏ họ có tầm nhìn tiên tri.

Nhóm thứ nhất bao gồm các thái tử đảng - là con cái của những nhà sáng lập Đảng cộng sản Trung Quốc. Tập là một thái tử đảng, cũng như Bạc Hy Lai (Bo Xilai), nhà lãnh đạo năng động của đảng bộ Trùng Khánh. Tập và Bạc vươn lên các chức vụ cao ở cấp tỉnh và cấp bộ gần như cùng một lúc và cả hai đều được kỳ vọng sẽ tham gia cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng cộng sản Trung Quốc - Ban Thường vụ Bộ Chính Trị, và là những ứng viên hàng đầu sẽ lãnh đạo Trung Quốc. Nhưng Bạc sớm rớt khỏi cuộc tranh quyền lãnh đạo năm 2012 khi ông ta dính líu vào vụ vợ ông chủ mưu ám sát một doanh nhân người Anh, và các chính trị gia lão thành của đảng ủng hộ một ông Tập an toàn hơn, kiên định hơn. Những thái tử đảng mà tôi biết, quen với tính tàn nhẫn của Tập, dự báo rằng cuộc tranh giành Bạc-Tập sẽ không chấm dứt ở đó. Thật vậy, sau khi Tập nắm được quyền lực, Bạc bị kết tội tham nhũng, bị tịch thu toàn bộ tài sản và bị kết án tù chung thân.

Một nhóm khác những người hoài nghi bao gồm các học giả có uy tín. Hơn một tháng trước ngày khai mạc Đại hội Đảng lần thứ 18 vào tháng 11 năm 2012, khi Tập sẽ chính thức được giới thiệu là tân Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc, tôi có dịp trò chuyện với một phóng viên kỳ cựu của một tạp chí lớn của Trung Quốc, và một giáo sư hàng đầu của trường tôi, người đã theo dõi sự nghiệp của Tập trong một thời gian dài. Hai người này vừa kết thúc một buổi phỏng vấn, và trước khi chia tay, người phóng viên ném ra một câu hỏi cuối : "Tôi nghe nói Tập Cận Bình sống trong khu gia cư của Trường Đảng Trung ương một thời gian. Nay ông ta sắp trở thành tổng bí thư của đảng. Giáo sư nghĩ sao về ông ta ?" Đôi môi của vị giáo sư nhíu lại và ông nói với vẻ khinh miệt rằng Tập đau khổ vì "kiến thức không đầy đủ". Người phóng viên và tôi giật mình với lời đánh giá thẳng thừng đó.

Bất chấp những quan điểm tiêu cực như vậy, tôi vẫn tự nguyện gạt sang một bên sự bất tín và đặt hy vọng vào ông Tập. Nhưng chẳng bao lâu sau cuộc nổi lên của Tập, tôi bắt đầu có những nỗi nghi ngờ của chính mình. Một bài diễn văn mà ông ta đọc vào tháng 12 năm 2012 cho thấy một nhà cải cách và một tinh thần tiến bộ, nhưng những tuyên bố khác lại ám chỉ một cuộc đi giật lùi về thời trước cải cách. Ông Tập đang đi về cánh tả hay cánh hữu ? Tôi mới vừa nghỉ hưu khỏi Trường Đảng Trung ương, nhưng vẫn giữ liên lạc với các đồng nghiệp cũ. Có lần khi tôi trò chuyện với vài người trong bọn họ về các kế hoạch của Tập, một người trong bọn nói : "Vấn đề không phải là Tập đi theo hướng tả hay hữu mà là ở chỗ ông ta thiếu óc phán đoán căn bản và nói năng phi logic". Mọi người rơi vào im lặng. Tôi lạnh cả sống lưng. Với những khiếm khuyết như thế, làm sao chúng tôi có thể kỳ vọng ông ta sẽ dẫn dắt cuộc chiến đấu để cải cách chính trị ?

Chẳng bao lâu sau tôi đi đến kết luận là chúng tôi không nên kỳ vọng. Sau khi ông Tập công bố kế hoạch cải cách toàn diện cuối năm 2013, giới kinh doanh và học thuật thích thú dự đoán rằng ông ta sẽ thúc đẩy các cuộc cải cách lớn. Tôi có cảm giác trái ngược hẳn. Kế hoạch đã né tránh tất cả những vấn đề cốt yếu của cải cách chính trị. Những vấn đề lâu đời của Trung Quốc về tham nhũng, nợ công quá cao, và các doanh nghiệp nhà nước không có lợi nhuận đã bén rễ từ lâu trong quyền lực chính thức của đảng được can thiệp vào các quyết định kinh tế mà không có sự giám sát của công chúng. Cố gắng tự do hóa nền kinh tế trong lúc siết chặt quyền kiểm soát chính trị là một mâu thuẫn. Tuy nhiên Tập đang phát động một chiến dịch tư tưởng lớn nhất kể từ sau cái chết của Mao để làm sống lại sự cai trị theo chủ nghĩa Mao. Kế hoạch của ông ta kêu gọi tăng cường giám sát xã hội và dập tắt tự do biểu đạt. Một lệnh cấm mọi cuộc thảo luận về chế độ dân chủ hợp hiến và những giá trị phổ quát đã được quảng bá một cách trơ trẽn dưới danh nghĩa "quản trị, quản lý, dịch vụ và luật pháp".

Xu hướng này tiếp tục với một gói các cải cách luật pháp được thông qua năm 2014, phơi bày đầy đủ hơn nữa ý định của đảng sử dụng luật pháp làm công cụ để duy trì sự cai trị của chế độ toàn trị. Vào lúc này, các khuynh hướng ngoan cố của Tập và sự đàn áp chính trị của Đảng cộng sản Trung Quốc đã quá rõ ràng. Nếu như có thời tôi có niềm hy vọng mơ hồ ở Tập và ở đảng thì các ảo mộng của tôi bây giờ đã tan vỡ. Những biến cố liên tiếp sau đó chỉ khẳng định rằng, khi liên quan tới cải cách thì Tập đã đưa Trung Quốc từ trì trệ tới suy thoái. Năm 2015, đảng vây bắt hàng trăm luật sư. Năm sau đó, đảng khởi động một chiến dịch kiểu Cách mạng Văn hóa chống lại một tỷ phú bất động sản hay nói thẳng. Phản ứng của tôi đối với sự kiện đó đã đẩy tôi vào vùng nước nóng.

Cọng rơm cuối cùng

Tỷ phú bất động sản đó, ông Nhậm Chí Cường (Ren Zhiqiang), đã ngày càng xung khắc với ông Tập, người bị ông phê phán đã kiểm duyệt truyền thông Trung Quốc. Tháng Hai năm 2016, website Đảng cộng sản Trung Quốc chụp mũ Nhậm là "chống đảng". Tôi không biết rõ Nhậm nhưng trường hợp của ông làm tôi chấn động mạnh bởi vì từ lâu tôi đã dựa vào một nguyên tắc rằng trong nội bộ Đảng cộng sản Trung Quốc chúng tôi được phép - thậm chí được khuyến khích - phát biểu tự do để giúp cho đảng sửa chữa sai lầm. Ông Nhậm là một đảng viên lâu năm đã bị biến thành quỷ chỉ vì làm đúng như thế. Đã từng sống qua thời Cách mạng Văn hóa, tôi biết những người bị chụp mũ "chống đảng" sẽ bị tước đoạt mọi quyền và bị ngược đãi khủng khiếp. Bởi vì lời bào chữa cho Nhậm sẽ không bao giờ được đăng trên truyền thông bị kiểm duyệt, tôi đã viết một bài biện hộ và đăng trong một nhóm thảo luận trên mạng WeChat, hy vọng bạn bè của tôi sẽ chia sẻ nó với các bạn bè của họ. Bài của tôi được phát tán rộng.

Mặc dù phần lớn bài viết của tôi chỉ trích dẫn hiến pháp và điều lệ của đảng, ủy ban kỷ luật của Trường Đảng Trung ương đã cáo buộc tôi nhiều lỗi lầm trầm trọng. Tôi phải đối mặt với hàng loạt cuộc thẩm vấn đầy đe dọa trong đó những người thẩm vấn tôi sử dụng áp lực tâm lý và đặt ra những chiếc bẫy ngôn từ trong cố gắng có được lời thú nhận sai lầm về những sai phạm của tôi. Thật hết sức khó chịu nhưng tôi nhận ra quy trình này là một thử thách tâm lý. Tôi nhận ra rằng nếu tôi không biểu lộ sợ hãi họ sẽ đánh mất một nửa cuộc chiến. Và thế là một tình huống bế tắc diễn ra : tôi cứ tiếp tục đăng bài, và chính quyền cứ tiếp tục gọi tôi đến thẩm vấn. Chẳng bao lâu sau, tôi rút ra rằng các cơ quan an ninh đang nghe lén điện thoại của tôi, đọc thư tín điện tử của tôi và đi theo tôi để biết tôi đi đâu, gặp ai. Các giáo sư đã nghỉ hưu của Trường Đảng Trung ương thường chỉ phải xin phép nhà trường để đi sang Hồng Kông hoặc ra nước ngoài nhưng bây giờ nhà trường ám chỉ rằng trong tương lai tôi phải báo cáo Bộ Công An để họ duyệt những chuyến đi như vậy.

Tháng Tư năm 2016, văn bản của một bài diễn văn mà tôi đã đọc mấy tháng trước tại Đại học Thanh Hoa (Tsinghua University) trong đó tôi lập luận rằng nếu ý thức hệ vi phạm vào lẽ phải thông thường thì nó hạ cấp thành lời dối trá - được đăng tải trên một website có ảnh hưởng ở Hồng Kông. Thời điểm thật tồi tệ : Tập chỉ mới vừa công bố rằng một số cuộc hỏi đáp tự do diễn ra ở Trường Đảng Trung ương đã đi quá xa và ông ta thúc giục phải giám sát kỹ hơn các giáo sư của trường. Hậu quả là, vào đầu tháng Năm, tôi lại bị ủy ban kỷ luật của trường gọi tới và bị tố cáo là chống lại Tập. Từ đó trở đi Đảng cộng sản Trung Quốc cấm tôi đăng bài ở tất cả các phương tiện truyền thông Trung Quốc - báo in, báo mạng, truyền hình. Ngay cả danh tính của tôi cũng không được xuất bản. Rồi một đêm tháng Bảy tôi lại bị triệu tập tới một cuộc họp ở Trường Đảng Trung ương, nơi một thành viên của ủy ban kỷ luật đặt một chồng hồ sơ dày cả gang tay lên bàn trước mặt tôi. "Đã có chừng này tài liệu về bà", ông ta nói. "Hãy nghĩ lại đi". Rõ ràng tôi đã được cảnh báo phải im lặng, và rằng nếu tôi tiếp tục đăng tải dù chỉ một chữ, tôi sẽ bị xem xét thi hành kỷ luật, gồm cả việc cắt giảm quyền lợi hưu trí của tôi. Tôi rất giận cách tôi bị đối xử, dù tôi hiểu rằng những người khác còn bị đối xử khắc nghiệt hơn nữa.

Trong tất cả những năm tháng làm đảng viên của Đảng cộng sản Trung Quốc, tôi chưa bao giờ vi phạm một quy định nào, chưa từng bị gọi lên khiển trách. Nhưng giờ đây, tôi thường xuyên bị các cán bộ đảng thẩm vấn. Hội đồng kỷ luật của trường nhiều lần đe dọa cái viễn cảnh nhục nhã là tôi phải đứng trước một cuộc họp công khai và đông người và công bố hình phạt chính thức. Vào cuối mỗi cuộc hỏi cung, các thẩm vấn viên đều yêu cầu tôi giữ bí mật. Tất cả là một phần của cái thế giới ngầm không thể bị phơi bày dưới ánh sáng mặt trời.

Thế rồi xảy ra vụ che giấu sự tàn bạo của cảnh sát đã kích hoạt cuộc đoạn tuyệt cuối cùng của tôi với Tập và đảng. Trước đó, vào tháng Năm năm 2016, Lỗi Dương (Lei Yang), một nhà khoa học môi trường, đang trên đường ra phi trường đón bà mẹ vợ thì, trong một tình huống hãy còn mù mờ - anh bị chết trong khi bị cảnh sát Bắc Kinh giam giữ. Để trốn tránh trách nhiệm gây ra tội ác, cảnh sát đã vu khống Lỗi, cáo buộc anh gạ gẫm gái mãi dâm. Các bạn học thời đại học của anh tức giận với âm mưu lăng nhục đó, đã hợp sức lại giúp gia đình anh tìm kiếm công lý ; họ khởi động một chiến dịch vang vọng khắp Trung Quốc. Để dẹp yên cơn giận dữ, các nhà lãnh đạo chóp bu của Đảng cộng sản Trung Quốc ra lệnh điều tra. Công tố viện đồng ý tổ chức khám nghiệm tử thi độc lập và một phiên xét xử được lên kế hoạch để xem xét vụ việc.

Sau đó xảy ra một việc lạ kỳ : Cha mẹ của Lỗi, vợ và các con anh bị cấm cố tại gia, và chính quyền địa phương đề nghị với họ một khoản bồi thường lớn, khoảng 1 triệu Mỹ kim, để họ từ bỏ cuộc mưu cầu sự thật. Khi gia đình của Lỗi từ chối, số tiền được tăng lên tới 3 triệu Mỹ kim. Ngay cả sau khi 3 triệu Mỹ kim được ném vào nhà, vợ của Lỗi vẫn đòi hỏi làm sạch thanh danh người chồng quá cố của mình. Thế rồi chính quyền gây áp lực với cha mẹ của Lỗi, họ phải quỳ trước mặt con dâu và van xin cô từ bỏ vụ kiện. Vào tháng Mười Hai, công tố viện công bố rằng họ sẽ không truy tố người nào về cái chết của Lỗi, còn luật sư của gia đình tiết lộ rằng ông ta bị cưỡng bức phải rút ra khỏi vụ án.

Khi tôi nghe về kết quả này, tôi ngồi suốt đêm tại bàn làm việc, cố vượt qua nỗi đau buồn và giận dữ. Cái chết của Lỗi là trường hợp quá rõ ràng về tội phạm nhưng thay vì trừng trị các sĩ quan cảnh sát chịu trách nhiệm, cấp trên của họ đã cố dùng những đồng tiền thuế mà người dân chắt chiu kiếm được để dàn xếp vụ án bên ngoài tòa. Các quan chức bao che cho tội lỗi của nhau hơn là phục vụ người dân. Tôi tự hỏi mình, Nếu như các quan chức Đảng cộng sản Trung Quốc có khả năng thực hiện những hành động bỉ ổi như vậy thì làm thế nào có thể tin tưởng ở đảng ? Hơn hết thảy, tôi tự hỏi làm cách nào mà tôi vẫn là một phần của hệ thống này ?

Sau 20 năm lưỡng lự, hoang mang và khổ sở, tôi quyết định bước ra khỏi bóng tối và làm cuộc đoạn tuyệt hoàn toàn với đảng. Bước đại nhảy vọt thụt lùi của Tập làm cho tôi không có lựa chọn nào khác. Năm 2018 Tập bãi bỏ các giới hạn nhiệm kỳ của chức vụ chủ tịch, làm dấy lên kỳ vọng tôi sẽ phải sống mãi dưới sự cai trị của Stalin kiểu mới. Mùa hè sau đó, tôi có thể đi sang Hoa Kỳ theo thị thực du lịch. Trong lúc ở Hoa Kỳ, tôi nhận được thông tin từ một người bạn bảo tôi rằng chính quyền Trung Quốc đang tố cáo tôi có các hành vi "phản đảng", sẽ bắt giam tôi nếu tôi trở về. Tôi quyết định kéo dài chuyến thăm viếng của tôi đến khi mọi chuyện lắng xuống. Thế rồi đại dịch Covid-19 bùng phát và các chuyến bay sang Trung Quốc bị hủy bỏ, thế là tôi phải chờ đợi lâu hơn. Cũng trong thời gian này, tôi ghê tởm cách Tập xử lý vụ bùng phát dịch và ký tên vào thỉnh nguyện thư ủng hộ bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang) người bác sĩ nhãn khoa ở Vũ Hán đã bị cảnh sát quấy nhiễu vì cảnh báo cho bạn bè về một bệnh dịch mới và cuối cùng đã chết vì dịch bệnh đó. Tôi nhận những cuộc điện thoại khẩn từ giới chức của Trường Đảng Trung ương yêu cầu tôi trở về.

Nhưng bầu không khí ở Trung Quốc ngày càng đen tối. Ông Nhậm, nhà tư bản bất động sản bất đồng chính kiến, đã biến mất hồi tháng Ba và ngay sau đó bị khai trừ khỏi đảng và bị kết án 18 năm tù giam. Trong khi đó, vấn đề của tôi với nhà cầm quyền còn dính tới việc công bố mà không có sự đồng ý của tôi một cuộc trò chuyện riêng tư trên mạng giữa tôi và một nhóm nhỏ bạn bè trong đó tôi gọi Đảng cộng sản Trung Quốc là "cái xác sống chính trị" và nói rằng Tập nên từ chức. Khi tôi gửi cho bạn bè một bài ngắn mà tôi viết để lên án đạo luật an ninh quốc gia ở Hồng Kông của Tập, vài người cũng tiết lộ nó.

Tôi biết mình đang gặp rắc rối. Chẳng bao lâu sau đó tôi bị khai trừ khỏi đảng. Trường Đảng tước đoạt mọi quyền lợi hưu trí của tôi. Tài khoản ngân hàng của tôi bị đóng băng. Tôi yêu cầu chính quyền ở Trường Đảng Trung ương bảo đảm an toàn cá nhân nếu tôi trở về. Các quan chức ở đó tránh trả lời câu hỏi của tôi mà thay vì vậy họ đưa ra những lời đe dọa mơ hồ tới con gái tôi ở Trung Quốc và đứa con trai nhỏ của nó. Đến lúc này thì tôi chấp nhận sự thật : không còn đường về nữa.

Cai Xia (Thái Hà)

Nguyên tác : bản tiếng Anh của Stacy Mosher, The Party that Failed - An Insider Breaks with the Chinese Communist Party Foreign Affairs Jan/Feb 2021

Huỳnh Hoa dịch

Nguồn : Viet-studies, 31/12/2020

Additional Info

  • Author Cai Xia, Huỳnh Hoa
Published in Diễn đàn

Các doanh nhân quyền lực và Đảng cộng sản Trung Quốc : Khi gió xoay chiều

Quan tâm đến Châu Á, Le Monde dành cả trang Kinh tế - Doanh nghiệp để giới thiệu hai bài viết về việc Đảng cộng sản Trung Quốc đang siết lại "gọng kìm" đối với các doanh nghiệp tư nhân, cũng như những doanh nhân liều lĩnh chỉ trích chính quyền.

doanhnhan0

Những doanh nhân quyền lực : (từ trái sang phải) Liu Chuanzhi (ông chủ của Lenovo), Guo Guangchang (ông chủ của Fosun) và Jack Ma (ông chủ của Alibaba)

Hai năm trước, khi các nhà lãnh đạo nước ngoài công du chính thức Trung Quốc, họ thường dừng chân ở Hàng Châu, nơi đặt trụ sở chính của tập đoàn Alibaba để gặp ông chủ công ty, Jack Ma (Mã Vân) hiện thân lớn nhất cho sự thành công của một Trung Quốc mở cửa với thế giới và với công nghệ mũi nhọn.

Là người sáng lập Alibaba, Jack Ma không chỉ làm chuyển đổi nền thương mại, đưa bán hàng trực tuyến thành phương thức thương mại phổ thông, mà ông còn tạo ra một cuộc cách mạng tài chính. Nhờ Alipay của Alibaba và WeChat Pay do Tencent, đối thủ của Alibaba, tung ra, Trung Quốc đã từ đồng tiền giấy in hình Mao Trạch Đông tiến thẳng lên phương thức thanh toán trực tuyến, bỏ qua phương thức thanh toán bằng séc hoặc thẻ ngân hàng.

Thế nhưng, trong 2 tháng qua, các cuộc điều tra nhắm vào tập đoàn Alibaba, do Jack Ma sáng lập, đã diễn ra liên tục. Le Monde lấy làm tiếc là lẽ ra Jack Ma đã phải cảnh giác sớm hơn. Trong vài tháng, những lời chỉ trích trên mạng nhắm vào ông đã tăng lên gấp bội. Jack Ma bị chỉ trích là tham lam, kiêu ngạo, bóc lột nhân viên. Đối với Le Monde, vấn đề không phải là có quá nhiều chỉ trích nhắm vào người sáng lập Alibaba mà điều đáng lưu ý là cơ quan kiểm duyệt Trung Quốc đã làm ngơ, để mặc những lời chỉ trích đó lan truyền nhanh chóng trên các mạng xã hội.

Trong hai tháng, Alibaba như rơi vào lốc xoáy

Đầu tháng 11, nhà chức trách đã cấm công ty tài chính Ant Group của Alibaba niêm yết trên sàn chứng khoán. Theo Wall Street Journal, quyết định này do đích thân chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra. Le Monde điểm lại hàng loạt vụ việc sau đó. Mới đây, ngay trước Giáng Sinh, vào ngày 24/12, cơ quan quản lý cạnh tranh đã thông báo mở một cuộc điều tra nhắm vào Alibaba với cáo buộc lạm dụng độc quyền.

Đến ngày 27/12, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc yêu cầu tái cơ cấu mạnh mẽ Ant Group và doanh nghiệp cũng sẽ phải tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi - thanh toán. Tập đoàn cũng sẽ phải thành lập một công ty cổ phần tài chính có đủ vốn, bảo vệ dữ liệu cá nhân khách hàng… Các giám đốc điều hành của Alibaba không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tuyên bố họ sẽ tiến hành "cải tổ" hoạt động kinh doanh và công bố kế hoạch sớm nhất có thể. Theo hãng tin Mỹ Bloomberg, nhà chức trách Trung Quốc còn "khuyên" Jack Ma không nên rời Trung Quốc.

Jack Ma nghỉ hưu vào tháng 9/2019, nhưng vẫn là cổ đông chính của Alibaba và là biểu tượng của một ngành công nghiệp đã trở nên quá mạnh đối với Bắc Kinh, cũng như các tập đoàn Google và Amazon đã trở nên quá mạnh đối với nhiều nhà lãnh đạo Mỹ và Châu Âu.

Đối với thông tín viên Le Monde, Frédéric Lemaitre, tại Bắc Kinh, thông điệp của chính quyền Trung Quốc là Đảng cộng sản vẫn nắm quyền kiểm soát nền kinh tế và đưa ra quyết định dựa trên những điều họ cho là có lợi nhất cho Trung Quốc chứ không phải do áp lực từ Washington. Lần này, nhờ nền kinh tế và triển vọng tăng trưởng đủ tốt, ít nhất là tăng 8% vào năm 2021, Bắc Kinh có thể chấp nhận rủi ro làm suy yếu các tập đoàn vốn được coi là tinh hoa của Trung Quốc.

Đến lượt giới doanh nhân hứng cơn thịnh nộ của Đảng cộng sản Trung Quốc

Vụ Alibaba bị chế độ Bắc Kinh nhắm tới cũng là một trong số nhiều ví dụ cho thấy Trung Quốc đang tìm cách vô hiệu hóa các doanh nhân quyền lực. Sau các nhà bất đồng chính kiến, đến lượt các doanh nhân quyền lực lọt vào tầm ngắm của Đảng cộng sản Trung Quốc : Trong những tháng gần đây, nhiều doanh nhân không ngần ngại chỉ trích chính quyền đã phải hứng cơn thịnh nộ của Bắc Kinh, bị bắt và bị kết án nặng. Bắc Kinh đang quyết tâm đưa khu vực tư nhân vào tầm kiểm soát.

Thông tín viên Le Monde tại Thượng Hải, Simon Leplâtre, nêu ra hàng loạt trường hợp khác : Lý Hoài Thanh, một doanh nhân giàu có với nhiều hoạt động từ thiện, người đã lập quỹ giúp đỡ những người mắc bệnh bụi phổi, vì cáo buộc một thứ trưởng Công an tham nhũng mà cơ sở kinh doanh của ông bị điều tra. Ông bị bắt vào năm 2018 với tội danh lừa đảo, tống tiền và kích động lật đổ Nhà nước và bị kết án 20 năm tù.

Vào tháng 08, doanh nhân Sun Dawu, 72 tuổi, người sáng lập Dawu Group, một trong những tập đoàn cung cấp thịt gà và thịt heo quy mô lớn nhất ở Trung Quốc, chỉ trích trên mạng xã hội Weibo về sự can thiệp của cảnh sát trong một vụ tranh chấp về sử dụng đất nông nghiệp. Đây không phải là lần đầu tiên ông than phiền trước công chúng. Đến ngày 11/11, ông bị bắt cùng với 27 người khác là người thân trong gia đình và cũng là các giám đốc điều hành của công ty. Theo thông cáo của cơ quan an ninh địa phương, họ bị cáo buộc tội "gây rối trật tự công cộng" và "phá hoại các hoạt động". Vì các lãnh đạo chủ chốt của công ty bị bắt, chính quyền địa phương nắm quyền kiểm soát một số hoạt động của Dawu Group.

Còn Nhậm Chí Cường (Ren Zhiqiang), trùm bất động sản 69 tuổi, bị kết án 18 năm tù. Án phạt nhắm vào con trai của một nhà lãnh đạo cộng sản đã phát đi một tín hiệu rõ ràng : không quan hệ, không địa vị, cũng không có khối tài sản nào có thể bảo vệ bất cứ ai dám vượt qua lằn ranh đỏ và công khai tấn công giới lãnh đạo Trung Quốc hoặc chế độ cộng sản.

Le Monde nhấn mạnh những vụ việc như trên diễn ra khi Đảng cộng sản Trung Quốc bắt tay vào một chiến dịch lớn nhằm tăng cường quyền kiểm soát đối với khu vực tư nhân, theo chỉ thị của Ban chấp hành trung ương Đảng hồi tháng 09. Ông Kellee Tsai, giáo sư khoa học xã hội tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông, chuyên về doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc, cho biết đó là tài liệu đầu tiên kêu rõ ràng giới doanh nhân tư nhân tăng cường lòng trung thành và tôn kính đảng, đồng thời nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc giáo dục tư tưởng và chính trị cho giới chủ tư nhân.

Vac-xin ngừa Covid-19 : Vết rạn nứt giàu-nghèo

Một chủ đề thu hút được sự chú ý chung của nhiều báo Pháp, từ Libération đến Les Echos, La Croix… là vac-xin ngừa Covid-19.

Báo thiên tả Libération nói đến "vết rạn nứt vac-xin" giữa nước giàu và nước nghèo. Trong khi chính quyền các nước phát triển đã "vơ vét" phần lớn vac-xin để tiêm chủng cho dân, hơn một nửa dân số trên toàn thế giới sẽ còn phải chờ đợi rất lâu. Hồi đầu tháng 11, khi thế giới hân hoan trước các thông báo đầu tiên về việc vac-xin sắp được lưu hành trên thị trường, tổ chức phi chính phủ Oxfam đã dội một gáo nước lạnh vào công chúng khi nhấn mạnh vac-xin sẽ hiệu quả ở mức 0% đối với những người không được tiêm.

Sau đó, nhiều tổ chức đã họp bàn để phát động chiến dịch tố cáo việc các nước giàu "vơ vét" phần lớn vac-xin ngay cả khi chúng còn chưa được sản xuất. Chẳng hạn Canada đã đặt mua số vac-xin đủ để mỗi người dân được tiêm đến 5 mũi… Các nước giàu chỉ chiếm 14% dân số thế giới nhưng tính đến hồi đầu tháng 12 đã đặt mua đến 53% lượng vac-xin có nhiều triển vọng nhất. 67 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình có nguy cơ "bị bỏ rơi".

Một thế giới hai tốc độ

Báo công giáo La Croix thì đặt câu hỏi liệu các nước phía nam bán cầu có phải đợi đến năm 2022 mới có vac-xin hay không. Đại dịch lần này lại làm dấy lên câu hỏi về việc bảo vệ bằng sáng chế trong tình trạng khẩn cấp về y tế. 

La Croix nói đến "một thế giới với hai tốc độ". Theo một nghiên cứu của trường Y tế công Bloomberg thuộc Đại học Johns-Hopkins của Mỹ, 1/5 dân số thế giới có thể sẽ không được tiêm chủng trước năm 2022, thậm chí nhiều nghiên cứu còn nói đến mốc thời gian 2024. Hơn 4 tỉ liều vacxin, đủ tiêm cho hơn 2 tỉ người đã được các nước giàu có đặt mua. Lượng vac-xin còn lại được chia sẻ cho các nước khác, chiếm hơn 4/5 dân số toàn cầu, trong đó có các nước Mỹ La-tinh vốn chiếm 5/13 quốc gia bị dịch tàn phá nặng nề nhất thế giới.

Pháp : Chậm mà chắc ?

Liên quan tới nước Pháp, báo Le Figaro nhận định chiến lược tiêm chủng khởi động rất chậm, với "những bước đi rất ngắn". Chẳng hạn, đến ngày 29/12, trong khi nước láng giềng Đức đã tiêm được cho gần 42.000 người thì tại Pháp mới chỉ có 70 người được tiêm mũi đầu tiên. Nước Anh bắt đầu chiến dịch từ giữa tháng 12 đã tiêm được cho 800.000 người, còn tại Mỹ, con số này là 2,13 triệu.

Tuy nhiên, một điều phối viên chương trình tiêm chủng Covid của Pháp giải thích với Le Figaro là việc không triển khai chiến dịch tiêm chủng quá nhanh lại giúp bảo đảm cho công tác tiêm phòng được thực hiện trong những điều kiện tốt hơn, cả về mức độ an toàn và đạo đức. Pháp là nước duy nhất trên thế giới quy định phải tham khảo ý kiến và có sự đồng ý của từng người trước khi tiêm ngừa, đồng thời tham khảo ý kiến của gia đình họ. 

Cuba : Hiệu ứng phụ của cải cách kinh tế

Nhìn sang Nam Mỹ, báo kinh tế Les Echos quan tâm đến các cuộc cải cách kinh tế của Cuba, dự kiến chính thức bắt đầu vào ngày 01/01/2021, được cho là diễn ra không thuận lợi.

Công cuộc chuẩn bị cải cách đã được tiến hành từ vài năm nay. Cuba đang trong hoàn cảnh khó khăn vì ngành du lịch gần như đình trệ, biện pháp cấm vận kinh tế thời tổng thống Mỹ Donald Trump ngày càng nghiêm trọng. Một trong những điểm mấu chốt của công cuộc cải cách mà chủ tịch Miguel Diaz-Canel mong muốn là sự hợp nhất của hai loại tiền tệ - đồng peso và đồng peso chuyển đổi - hệ thống "có một không hai" trên thế giới. Theo Les Echos, sự hợp nhất hai loại tiền tệ này thực chất là sự phá giá và sẽ dẫn đến lạm phát nhập khẩu trong ngắn hạn, nhưng đồng thời sẽ kích thích hoạt động xuất khẩu của Cuba.

Thế nhưng, công cuộc cải cách không phải là không có hiệu ứng phụ. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, chiếm 85% nền kinh tế, quá trình chuyển đổi được dự báo sẽ gây nhiều khó khăn : Chi phí sản xuất sẽ tăng đáng kể, kéo theo giá thành sản phẩm tăng mạnh. Đối với người dân, những thay đổi này cũng sẽ khó khăn không kém vì ngoài việc hợp nhất hai loại tiền tệ, chính quyền đã tuyên bố tự do hóa giá cả và cắt giảm trợ cấp.

Để giảm cú sốc trong dân chúng, Nhà nước Cuba đã dự kiến tăng 525% lương tối thiểu và 450% lương hưu. Thế nhưng, tờ báo kinh tế của Pháp nhận định biện pháp nói trên "không thấm tháp gì" so với mức tăng giá được dự báo. Dưới áp lực của dân chúng, chính phủ Cuba hôm thứ qua 29/12 đã từ bỏ biện pháp tăng mạnh giá điện, nhưng cũng không chắc biện pháp đó đủ làm giảm sự bất bình trong công luận.

Pierre Cardin - sự ra đi của biểu tượng thời trang thế kỷ XX

Về văn hóa nghệ thuật, trừ Le Monde phát hành sớm từ chiều hôm qua, các báo Pháp hôm nay đều dành bài viết giới thiệu cuộc đời của nhà tạo mẫu lừng danh Pháp, Pierre Cardin. Nhà tạo mẫu 98 tuổi từ giã cõi đời vào ngày hôm qua 29/12/2020 ở ngoại ô Paris. Báo chí Pháp ngợi ca ông là người có tầm nhìn xa trông rộng về thời trang, nhà thiết kế mẫu mốt của tương lai, người đã xây dựng thành công một đế chế trên toàn thế giới với hơn 700 sáng chế, không chỉ về trang phục mà cả về nước hoa, bát đĩa, đồ nội thất, cigare… Ông là nhà thiết kế cuối cùng của lứa các nhà tạo mẫu nổi danh tại Pháp ngay sau Đệ Nhị Thế Chiến.

Thùy Dương

Additional Info

  • Author Thùy Dương
Published in Châu Á