Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

"Các thế lực thù địch vẫn đang tìm mọi cách phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta ; chúng ra sức xuyên tạc, vu cáo Đảng, Nhà nước ta, đánh thẳng vào hệ tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng, kích động, chia rẽ nội bộ Đảng, chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân, hòng làm tan rã Đảng ta, chế độ ta từ gốc, từ bên trong, hết sức thâm độc và nguy hiểm".

89nam1

Theo Nguyễn Phú Trọng, Internet một trong những thế thù địch - Nguồn : congankotum.gov.vn

Trên đây là đoạn có nội dung phản ảnh tâm trạng hoang mang cao độ nhất trong bài viết của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhân dịp kỷ niệm 89 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2019) đã được phổ biến trên hệ thống báo-đài nhà nước.

Thù địch và diễn biến hòa bình

Nhưng "Các thế lực thù địch" là ai ? Chưa bao giờ ông Trọng hay Đảng cộng sản Việt Nam dám chỉ đích danh. Chỉ biết bấy lâu nay, mỗi khi nói đến tình trạng chống đảng từ trong ra ngoài, ngành Tuyên giáo do Ủy viên Bộ Chính trị Võ Văn Thưởng đứng đầu thường cáo buộc có sự cấu kết trong-ngoài giữa "các phần tử phản động cực đoan người Việt ở nước ngoài" và "thành phần bất mãn, cơ hội" ở trong nước, nhưng không bao giờ nêu ra chứng cớ.

Lập luận này giống như kế hoạch tấn công của Tuyên giáo nhắm vào điều gọi là "diễn biến hòa bình mà cơ quan này cáo buộc là của các nước Tư bản chủ nghĩa do Mỹ cầm đầu. Theo lãnh đạo của Tuyên giáo, mục tiêu của diễn biến hòa bình là vận động và thúc đẩy các mầm mống chống đối để loại Đảng cộng sản ra khỏi chính quyền, như đã xẩy ra ở các nước xã hội chủ nghĩa và Nga trong giai đoạn 1989-1991.

Nhưng sự thật là đảng cầm quyền muốn dùng hai tấm "bình phong" này để phủ nhận là cả hai "thế lực" đều xuất phát từ nội bộ đảng cầm quyền. Tai hại hơn dự liệu, dù đã xây dựng và chỉnh đốn từ khóa đảng XI (2011-2016), nhưng trận cuồng phong "suy thoái tư tưởng chính trị", "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" nay không còn giới hạn trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên mà đã lây sang cả Quân đội và Cộng an, hai lực lượng rường cột bảo vệ đảng.

Chỉ thị theo dõi tư tưởng cán bộ, đảng viên, bộ đội, công an và nhân dân đã được học tập trong cả nước. Các biện pháp đề phòng, ngăn ngừa và phản ứng kịp thời, đặc biệt tại những "điểm nóng", đã được chỉ đạo từ trung ương xuống cơ sở.

Đó là lý do ông Nguyễn Phú Trọng đã thừa nhận trong bài viết : "Công tác xây dựng Đảng vẫn còn rất nhiều việc phải làm, nhất là việc đấu tranh chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ; những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" ; tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu, xa dân…".

Để cứu đảng, ông Trọng khuyến cáo :

"Trong điều kiện Đảng ta là đảng cầm quyền, hoạt động trong môi trường phát triển kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập ; cán bộ, đảng viên giữ nhiều trọng trách, hằng ngày, hằng giờ tiếp xúc với hàng và tiền, gắn liền với lợi ích cá nhân, đối mặt với bao cám dỗ, với mặt trái của cơ chế thị trường, chúng ta càng phải chăm lo giữ vững bản chất cách mạng và tính tiên phong của Đảng. Nếu không nhận thức sâu sắc điều này, nếu cán bộ, đảng viên không tích cực và kiên trì rèn luyện thì rất dễ bị thoái hoá, biến chất. Vấn đề giữ vững bản chất của Đảng - là một Đảng Cộng sản, đảng cách mạng chân chính, hoạt động vì sự nghiệp của giai cấp công nhân, của dân tộc, vì lợi ích của nhân dân là vấn đề hết sức cơ bản và quan trọng".

Viết ra tư tưởng giáo điều như nước chảy của mình như thế, nhưng người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam quên rằng sau lưng những chững ngôn ngữ tự bốc thơm mình như "đảng cách mạng chân chính, hoạt động vì sự nghiệp của giai cấp công nhân, của dân tộc, vì lợi ích của nhân dân" là một chuỗi dài giả tạo và mạo nhận ?

Thành công hay thất bại ?

Trước hết, nếu "chân chính" thì hãy can đảm hỏi dân xem họ có đồng ý như thế không. Bởi vì chân chính phải có đạo lý dân tộc. Nhưng lịch sử đã chứng minh Đảng cộng sản Việt Nam, do ông Hồ Chí Minh thành lập và lãnh đạo từ 1930 đến khi ông qua đời năm 1969, và về sau là trách nhiệm của người người thừa kế, đã đẩy dân tộc vào 2 cuộc chiến tranh dài 30 năm (1945-1975) , gọi là chống Pháp giành độc lập (1945-1954) và chống Mỹ cứu nước (1954-1975).

Vậy có ai biết bao nhiêu xương máu của người Việt đã đổ ra để cho Đảng cộng sản Việt Nam giành được thắng lợi cuối cùng ngày 30/04/1975 bằng lương thực và vũ khí của khối cộng sản Nga-Tầu ? Và liệu chiến thắng trên chiến trường có bù đắp được những tổn thương vì chia rẽ vùng, miền và hận thù dân tộc vẫn đang dai dẳng đeo đuổi từ thế hệ này qua thế hệ khác ?

Theo ước tính của Thế giới, có khoảng từ 2 đến 4 triệu người Việt Nam đã bị thiệt mạng trong 2 cuộc chiến huynh đệ tương tàn do Đảng cộng sản Việt Nam chủ động. Tổn thất vật chất là vô kể, nhưng đỗ vỡ về tinh thần của dân tộc sẽ chẳng bao giờ có thể hàn gắn được chừng nào Đảng cộng sản Việt Nam vẫn tồn tại.

Đó là chưa kể đến tổn thất của hàng trăm ngàn con người và tài sản mà nhân dân Việt Nam phải gánh chịu trong hai cuộc chiến với Pol Pot-Khmer đỏ ở biên giới Tây Nam và trên lãnh thổ Campuchia (1975-1989) và với quân Trung Quốc ở biên giới phía bắc từ 1979 đến 1990.

Thêm vào đó, còn có ước tính mấy chục ngàn con người vô tội đã bỏ mình ở Biển Đông trên đường chạy trốn cộng sản để vượt biển tìm tự do, và gần 4 triệu người Việt khác đã phải sống lưu vọng trên thế giới từ sau ngày quân cộng sản chiếm miền Nam năm 1975.

Đó là lý do tại sao, từ mấy năm qua, vô số cán bộ, đảng viên đã phẫn nộ để "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" nhằm gửi một thông điệp cho lãnh đạo đảng. Trong nhiều trường hợp, lãnh đạo đảng nhìn nhận đã có rất nhiều đảng viên chán đảng, bỏ sinh hoạt đảng, tự ra khỏi đảng và công khai chống đường lối cai trị độc tài và độc tôn của đảng dựa trên nền tảng của Chủ nghĩa cộng sản vô thần, ngoại lai. Trong khi tầng lớp thanh niên, lớp người từng được hy vọng là kế thừa của đảng cũng đã chán đảng và tìm cách không gia nhập đảng, đoàn.

Đó là hậu quả nhãn tiền sau 89 năm Đảng cộng sản có mặt trên đất nước hiền hòa và nhân hậu Việt Nam.

Nhưng đối với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, người cực kỳ giáo điều và cuồng tín chủ nghĩa cộng sản thì vẫn cứ nói bừa trong bài viết kỷ niệm 89 năm có đảng rằng :

"Thực tế gần một thế kỷ qua cho thấy, ở Việt Nam không có một lực lượng chính trị nào khác, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam, có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách cam go để đưa dân tộc đến bến bờ vinh quang, giành được hết thắng lợi này đến thành công khác".

Viết vung vít như thế nhưng ông Trọng có biết đảng của ông đang bị nhân dân lên án và nguyền rủa vì những hành động sai lầm đã gây thảm họa cho dân tộc nhường nào không ?

Do đó khi ông khoe Đảng cộng sản đã "hoạt động vì sự nghiệp của giai cấp công nhân, của dân tộc, vì lợi ích của nhân dân" là ông muốn che đi mặt trái của đồng tiền giả vì lịch sử đã chứng minh đảng chỉ biết lo cho quyền lợi của mình và luôn luôn đặt lợi ích của mình trên quyền lợi của dân tộc.

Nếu không thì lại sao lại cấm dân ra báo để độc quyền dư luận ? Không chấp nhận đảng đối lập để độc quyền cai trị. Không cho dân tự do ứng cử vào các chức vụ Đại biểu nhân dân mà chỉ duy trì chủ trương "đảng cử dân bầu" phản dân chủ ?

Kiên định cái gì ?

Và tại sao ông Nguyễn Phú Trọng lại kiên định Chủ nghĩa phá sản cộng sản ngoại lai và buộc cán bộ, đảng viên giữ các chức vụ lãnh đạo then chốt phải làm theo để đầy đọa dân tộc ?

Và vì ai mà ông kiện định "đổi mới nhưng không đổi màu", "hội nhập mà không hòa tan" để duy trì chủ trương "đổi mới kinh tế" nhưng "không đổi mới chính trị" y hệt như chính sách của Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ?

Cụ thể ông nói :

"Đảng ta kiên định chỉnh đốn để đổi mới, xây dựng, chứ không phải "đổi màu", không làm thay đổi bản chất của một Đảng cách mạng chân chính. Đây là công việc rất quan trọng, cơ bản, lâu dài, đầy khó khăn, phức tạp, nhưng chúng ta phải kiên trì, kiên quyết làm, không lúc nào nghỉ ngơi, vì đây là nhân tố quyết định bảo đảm cho sự thành công, thắng lợi của cách mạng nước ta".

(Quân đội Nhân dân, 30/01/2019)

Do đó, sẽ chẳng ngạc nhiên khi thấy ông tự ca thành công về kinh tế trong năm 2018 là do biết đoàn kết trong đảng, và vì giữ được :

"Truyền thống trung thành vô hạn với lợi ích của dân tộc và giai cấp, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là truyền thống giữ vững độc lập, tự chủ về đường lối ; nắm vững, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin".

Nhưng cũng chính ông Trọng đã nói với tổ soạn thảo hiến pháp vào ngày 23/10/2013 rằng : "Đến hết thế kỷ này không biết đã có Chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa ?"

Sự hoài nghi của ông Trọng đã nói lên nhiều điều, trong đó quan trọng nhất là ông cũng lơ-tơ-mơ về cái đích mà chính đảng của ông đã định mốc cho toàn dân đi theo. Chẳng hạn như đảng cứ lải nhải mãi câu kinh kệ "chủ trương nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa", nhưng Kinh tế cộng sản đã ngã gục trước Kinh tế tư bản từ lâu rồi.

Vì vậy ông quên viết khi kỷ niệm 89 năm có đảng là các nước láng giềng phồn thịnh Châu Á như Nam Hàn, Nhật Bản, Mã Lai Á, Tân Gia Ba, Thái Lan có cần phải theo Chủ nghĩa cộng sản đâu mà nhân dân họ vẫn hạnh phúc và kinh tế vẫn phát triển phồn thịnh ?

Bằng chứng như Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tại buổi chia sẻ tầm nhìn 2019 ngày 30/01/2019 rằng :

"Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình thấp, bình quân đầu người đứng 138/188 quốc gia và vùng lãnh thổ, tức chỉ ngang bằng GDP bình quân đầu người của Malaysia cách đây 20 năm, của Thái Lan cách đây 15 năm và Indonesia cách đây 10 năm".

Ông nói thêm :

"Đất nước ngày càng lớn mạnh nhưng so với quốc tế chưa thấm gì. Cách đây 40 năm Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan đều như Việt Nam, nhưng đến nay họ đi nhanh hơn và phát triển như vũ bão. Ta vẫn ở mức độ thường thường bậc trung".

(Tuổi Trẻ, 30/01/2019)

Trong khi đó ông Trọng khoe chủ trương "đốt lò" đẹp tham nhũng của ông đã đạt nhiều thành công như :

"Tính từ sau Đại hội XII của Đảng (tháng 1/2016) đến nay, trong vòng chưa đầy 3 năm, hơn 60 cán bộ cấp cao thuộc diện Trung ương quản lý đã bị xử lý kỷ luật, trong đó có 5 Ủy viên Trung ương Đảng đương nhiệm và 3 đồng chí trong số đó đã bị đưa ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương, thậm chí có 1 Ủy viên Bộ Chính trị đã bị khai trừ ra khỏi Đảng và lĩnh án 30 năm tù ; 11 đồng chí nguyên là Ủy viên Trung ương Đảng đã nghỉ hưu cũng bị xử lý kỷ luật. Đây là bước đột phá trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy nhà nước và của toàn hệ thống chính trị, góp phần quan trọng củng cố lòng tin của các tầng lớp nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng".

Nhưng vào ngày 29/01/2019, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International- TI) công bố Chỉ số cảm nhận tham nhũng (Corruption Perceptions Index – CPI) năm 2018, cho biết Việt Nam chỉ đạt 33/100 điểm, xếp hạng 117/180 toàn cầu.

Theo TI, các chỉ tiêu minh mục của Việt Nam năm 2018 giảm 2 điểm so với năm 2017. Điểm số CPI 2018 của Việt Nam được tính dựa trên cơ sở 8 nguồn dữ liệu là những khảo sát quốc tế độc lập, theo công bố của tổ chức Hướng tới Minh bạch (Towards Transparency-TT) cũng hôm 29/01, cơ quan đầu mối quốc gia của TI tại Việt Nam".

Tuy về mặt thống kê, việc giảm điểm này của Việt Nam được xem là không đáng kể, nhưng, xét trên thang điểm từ 0 – 100 của CPI, trong đó 0 là rất tham nhũng và 100 là rất trong sạch, thì tham nhũng trong khu vực công ở Việt Nam vẫn được xem là "rất nghiêm trọng", theo TT (VOA, 01/02/2019).

Vì tin của Tổ chức Minh bạch Quốc tế không có lợi cho lời khoe của ông Trọng nên báo đài nhà nước đã bị cấm không đăng.

Như vậy thì dân tin đảng "làm láo báo cáo hay", hay tin vào những người "nói thật mất lòng" khi câu hỏi 89 năm có Đảng được nêu lên thì mấy mươi năm nhân dân đã máu đổ thịt rơi ?

Phạm Trần

(06/02/2019)

Published in Diễn đàn

"Đảng vững mạnh, Đất nước phát triển, Dân tộc trường tồn" là tựa một bài báo được ký tên với chức danh Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Các báo đều phải đăng bài viết này gọi là chào mừng "nhân dịp kỷ niệm 89 năm Ngày thành lập Đảng (3/2/1930 - 3/2/2019)".


manh1

Tổng bí thư cho rằng hiện vẫn còn một bộ phận thanh niên giảm sút niềm tin, phai nhạt lý tưởng cách mạng, sống thực dụng.

Toàn bài viết đều có gam màu hồng của tụng ca quanh chủ đề như tựa của bài báo. Xin được trao đổi cùng tác giả Nguyễn Phú Trọng vài ý.

Thứ nhứt, bài báo có đoạn viết : "Đặc biệt, công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tiêu cực đã được Đảng và Nhà nước ta lãnh đạo, chỉ đạo, làm nhiều lần, làm tích cực từ nhiều năm nay, nhưng thời gian gần đây càng được đẩy mạnh hơn bao giờ hết, được chỉ đạo thực hiện ráo riết, quyết liệt và đạt nhiều kết quả cụ thể, rõ rệt".

Chiều ngày 30/01/2019, tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên cựu Thứ trưởng Bộ Công an Trần Việt Tân nhận 36 tháng tù, còn ông Bùi Văn Thành lĩnh 30 tháng tù về "tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Nhân vật chính trong vụ án này là Phan Văn Anh Vũ (còn gọi là Vũ "nhôm"). Mức án 36 tháng tù và 30 tháng tù và không kèm theo phần tuyên tịch biên tài sản có được do phạm tội, đã biến phiên tòa bỗng chốc là sân khấu hài kịch cho những lời hoa mỹ về công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của ông chủ lò Nguyễn Phú Trọng. 

Điều đó còn cho thấy đảng cộng sản không hề vững mạnh theo nghĩa trong sạch, mà là vững mạnh trong lũng đoạn chính sách quốc gia.

Thứ hai, bài báo có câu khẳng định đầy tự tin : "Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay".

Việc ‘tự sướng’ ấy là đang tự huyễn hoặc để bốc thơm nhau. Bởi nếu có đủ tiềm lực – vị thế - uy tín, thì chắc chắn làm gì có chuyện phải chờ đợi từ 3 đến 5 năm sau khi Hiệp định CPTPP hiệu lực, Việt Nam mới có các tổ chức nghiệp đoàn độc lập, mới có quyền tự do lập hội. Và nếu thật sự có vị thế - uy tín, thì chắc chắn Hiệp định EVFTA đã nhận được cái gật đầu của Ủy ban Thương mại Quốc tế của Quốc hội EU.

Chủ đề nhân quyền cho Việt Nam là bài toán mà EU vẫn chờ đợi đáp số cụ thể từ nhà cầm quyền Việt Nam, chứ không phải các mỹ từ ‘tiềm lực – vị thế - uy tín’ như bài báo ký tên Nguyễn Phú Trọng.

Thứ ba, bài báo tiếp tục tự tin khi cho rằng : "Thực tế gần một thế kỷ qua cho thấy, ở Việt Nam không có một lực lượng chính trị nào khác, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam, có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách cam go để đưa dân tộc đến bến bờ vinh quang, giành được hết thắng lợi này đến thành công khác".

Nếu thực sự có đủ bản lĩnh, thì đảng cộng sản Việt Nam đã chấp nhận những cuộc cạnh tranh công bằng trong quản trị quốc gia. Đàng này vẫn là độc đảng, vẫn tiếp tục trấn áp thô bạo bất kỳ ai đưa ra yêu cầu đa nguyên, đa đảng. Ngoài ra cách hiểu của đảng cộng sản trong việc "đưa dân tộc đến bến bờ vinh quang, giành được hết thắng lợi này đến thành công khác", là chưa rõ khi mang so sánh với quốc gia nào khác. 

Bởi nền kinh tế liên tục có những thay đổi, thiếu sự ổn định suốt 44 năm qua, khiến mãi đến hôm nay Việt Nam vẫn là quốc gia có nền công nghiệp gia công bằng sức người là chính. Nhiều thương hiệu, nhãn hàng nổi tiếng ở miền Nam Việt Nam như Bia Sài Gòn, kem đánh răng Hynos, Perlon, xà bông Cô Ba… đã thuộc về quyền sở hữu nước ngoài. Xe hơi La Dalat của Công ty Xe hơi Sài Gòn với mức nội địa hóa đến 40%, sản xuất từ năm 1970, đã bị bóp chết sau tháng 4/1975.

"Trong cách viết một bài báo, tôi cho rằng thật dại dột khi tự xác nhận là mình đã đến đỉnh, đến bến bờ vinh quang, vì sau đó thì dân tộc này sẽ từ trên đỉnh cao ấy, từ bến bờ vinh quang ấy, họ sẽ tuột xuống và trôi dạt về đâu ? Bến bờ vinh quang thì không thể có chuyện mỗi công dân Việt Nam khi vừa chào đời đã cùng gánh khoản nợ công cùng mọi người là gần 54,5 triệu đồng.

Những người làm nghề biên tập như chúng tôi khi nhận bài báo ký tên Nguyễn Phú Trọng viết để kỷ niệm ngày thành lập đảng 3/2/2019, đã nói với nhau rằng có lẽ tay thư ký báo chí muốn xỏ lá ông tổng bí thư. Ai từng phải đến dự mấy lớp học về tư tưởng Hồ Chí Minh, sẽ nhớ chuyện báo cáo viên cứ ra rả việc ông Hồ Chí Minh từng huấn thị về ‘Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính’. Như vậy, nếu đặt trong huấn thị ấy, không nhiều khả năng ‘Đảng vững mạnh’ như lời tựa của tác giả Nguyễn Phú Trọng". Biên tập viên Nguyễn Hồng Phúc, nhận xét.

Trúc Giang

Nguồn : VNTB, 03/02/2019

Published in Diễn đàn

Hàng năm cứ đến dịp kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3 tháng 2, bộ máy tuyên truyền trong nước liên tục tung hô công lao của đảng trong việc dẫn dắt dân tộc đi tới tương lai tươi sáng.

dang1

Ảnh minh họa chụp bên ngoài Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình ở Hà Nội trước đây. AFP

Trong khi đó lâu nay, nhiều người từng lên tiếng cần phải xóa bỏ chế độ độc đảng và theo hướng dân chủ, đa nguyên, đa đảng thì mới có thê giúp đất nước phát triển được hết mọi tiềm năng và tránh khỏi bao trì trệ như lâu nay.

Cụ thể những ngày qua, trang thông tin của Đảng Cộng sản Việt Nam lặp lại rằng ngày 3/2/1930 là mốc son trong lịch sử của dân tộc với sự ra đời của Đảng. Cả dân tộc đoàn kết bền lòng nhờ sự lãnh đạo của Đảng và chủ nghĩa xã hội là đường lối đúng đắn, sáng tạo.

Không đồng tình, Nhà văn Phạm Đình Trọng, nguyên đại tá quân đội đã từ bỏ đảng, nhận xét :

"Từ khi đảng ra đời đã gây nhiều tội ác cho dân tộc, đã dìm dân tộc vào cuộc bạo loạn Xô viết Nghệ Tĩnh tháng 9 năm 1930, là khởi đầu của máu và nước mắt của dân tộc Việt Nam. Và suốt gần một thế kỷ, với việc đấu tranh gia cấp của đảng đã dìm dân tộc Việt Nam vào máu và lửa, đã bịt mọi con đường giải phóng dân tộc bằng đường lối hòa bình".

Trong khi đó thì vào ngày 1 tháng 2 năm 2019, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do về vấn đề này, Thiếu tướng Lê Kế Lâm, nguyên Chuẩn Đô đốc Hải quân Việt Nam, lại thừa nhận :

"Cái lớn nhất là đảng giải phóng được dân tộc khỏi ách đô hộ, giành được độc lập, thống nhất đất nước. Dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. Nếu không có chủ trương đổi mới thì không có tình hình kinh tế như hiện nay. Ngày xưa người Việt Nam khổ biết bao nhiêu, bây giờ tất nhiên chưa bằng được các nước, nhưng so với trước kia thì có thể cách nhau rất lớn, được tự do, mọi người được đi học, cuộc sống chưa được ấm no lắm nhưng so với trước kia thì khá hơn rất nhiều. Nhân dân được tự do làm ăn, người dân thấy cuộc sống có nhiều thay đổi tốt đẹp".

Tuy nhiên, Giáo sư Nguyễn Đình Cống thì cho rằng tuyên truyền của đảng thì luôn đề cao vai trò của đảng, quang vinh, tuyệt vời, vĩ đại… nhưng đánh giá của nhân dân thì cũng khác nhau, đặc biệt là giới trí thức, những người có hiểu biết. Riêng ông thì đảng chiến thắng được cuộc chiến tranh, chiếm được miền nam, thống nhất đất nước, nhưng chỉ thống nhất được lãnh thổ, chứ không thống nhất được lòng dân. Ông cho rằng trong mấy chục năm qua, đảng có những nhầm lẫn rất lớn :

"Đảng chủ trương theo đường lối cộng sản, chủ nghĩa Mác Lênin. Rồi họ đánh thắng Pháp, chiến thắng miền nam, họ nhầm tưởng rằng là nhờ chủ nghĩa Mác Lênin nên họ thắng, nên bây giờ họ kiên trì theo chủ nghĩa Mác Lênin. Tôi cho đó là nhầm lẫn rất lớn, là vì cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin là đấu tranh giai cấp, công hữu hóa… Không phải đảng cộng sản nhờ những cái ấy mà thắng lợi. Vì mỗi lần bày ra những chuyện đó là đảng đều thất bại đem lại tai họa cho dân tộc, ví dụ như cải cách ruộng đất. Nhầm là nhầm như thế nào, trong chiến tranh, nhờ là nhờ vào người dân, lòng yêu nước của dân, chứ không phải nhờ chủ nghĩa Mác Lênin".

Cơn quan ngôn luận của đảng cộng sản cho rằng, 89 năm qua kể từ ngày có đảng, là đảng đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam giành độc lập, và theo đảng là đưa một chủ nghĩa tiến bộ là chủ nghĩa cộng sản, đến với dân tộc Việt Nam. Sự thật như thế nào ?

dang2

Ảnh minh họa chụp bên ngoài Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình ở Hà Nội trước đây. AFP

Trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986-1990 trở về sau, khi đất nước Việt Nam lâm vào tình trạng đói kém kiệt quệ, khi đó đảng phải mở cửa, cho phát triển kinh tế tư nhân, cho nước ngoài vào… thì theo Giáo sư Nguyễn Đình Cống đó là sự sửa sai, chứ không phải đổi mới. Vì đảng bị buộc vào tình thế phải làm, mà dân làm chứ không phải đảng làm. Ông cho rằng, chẳng qua là trước đây đảng trói nông dân vào hợp tác xã, đảng phá nát nền công nghiệp và thương nghiệp của miền nam. Rồi bày trò ngăn sông cấm chợ làm cho dân đói. Bây giờ đảng mở trói cho người ta. Nhưng trước đây ai bắt đảng trói người ta ?

Khi làm cách mạng, ngay ông Hồ Chí Minh cũng nói là lập quyền dân, đưa lại quyền cho dân, tạo dựng dân chủ. Nhưng theo Giáo sư Nguyễn Đình Cống, chính đảng đã cướp quyền dân. Đảng bày ra trò bầu cử là ‘đảng cử, dân bầu’ nhưng thật ra là của đảng hết. Đảng đã tự đặt mình lên cao hơn chính phủ, cao hơn quốc hội… cao hơn tất cả. Đảng cướp quyền của dân, muốn làm gì thì làm. Ông cho rằng đấy là những nhận thức nhầm lẫn của đảng cộng sản hiện nay.

Khi tung hô chào mừng kỷ niệm 89 năm ngày thành lập đảng cộng sản Việt Nam, tờ báo, trang tin nào của nhà nước cũng chỉ kêu gọi trung thành với đảng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến" "tự chuyển hóa" trong nội bộ đảng viên, chứ không nhắc đến việc điều gì đã ngăn cản sự phát triển của đất nước. Đó cũng là câu hỏi được nhiều nhân sĩ trí thức yêu nước từng nêu lên : "Đa nguyên, đa đảng cần thiết cho sự phát triển hiện nay của Việt Nam như thế nào ?"

Liên quan câu hỏi này, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Mạc Văn Trang, một đảng viên đã từ bỏ đảng cho biết :

"Cái sự phát triển của xã hội loài người thì như chúng ta đều biết, nước nào đa nguyên, có đảng đối lập, tam quyền phân lập, thì họ sẽ phát triển nhanh và bề vững, dân trí, nhân quyền, nhân cách con người ngày càng được nâng cao. Ngược lại các nước độc tài toàn trị về hình thức ngắn hạn thì thấy có vẻ ổn định, nhưng về lâu dài thì không bền vũng được. Thứ hai là không có tự do thì làm gì có sáng tạo. Không được tự do suy nghĩ, tự do sáng tạo, tự do biểu đạt thì xã hội không thể phát triển được".

Chúng tôi cũng nêu câu hỏi này với Thiếu tướng Lê Kế Lâm và được ông cho biết :

"Cái đó thì chưa thể nói được, tùy theo sự phát triển của xã hội, trình độ nhân dân. Chứ bây giờ mà nói ra thì không thể được, cái chuyện đó là nằm trong chủ trương của lãnh đạo nhà nước Việt Nam. Nói ý kiến cá nhân thì không thể nói được những chuyện như thế".

Trong khi đó, nhà văn Phạm Đình Trọng thì cho rằng đa nguyên, đa đảng’ cần thiết cho phát triển hiện nay là điều đương nhiên. Nhưng sự cản trở lớn nhất cho sự phát triển của Việt Nam chính là sự tồn tại của đảng cộng sản, cản trở con đường đi tới của dân tộc. Theo ông, đa nguyên đa đảng là tất yếu phải có, phải đến, nhưng với sự tồn tại và độc tài của đảng cộng sản thì không thể có được. Bởi vì đa nguyên đa đảng cho người dân quyền chọn lựa đảng phái chính trị, thì đảng cộng sản đã cướp cái quyền đó thì không bao giờ có đa nguyên đa đảng cả.

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Mạc Văn Trang đề nghị giải pháp :

"Tôi nghĩ giải pháp bây giờ chỉ có Khai Dân Trí, Chấn Dân Khí, như cụ Phan Chu Trinh nói tức là người ta thấy được cuộc sống không chỉ sống ăn no mặc ấm, mà phải có nhân quyền, nhân cách, nhân phẩm. Con người được tự do suy nghĩ, tự do sáng tạo, tự do biểu đạt. Cái này thì phải dần dần, thì người dân mới có sự chuyển hóa, đặc biệt là thì thế hệ trẻ, người ta mới coi đó là giá trị thiêng liêng để đấu tranh bảo vệ".

Giáo sư Nguyễn Đình Cống đưa ra lời khuyên, nếu muốn phát triển phải thay đổi từ một đảng cách mạng thành một đảng chính trị thì mới tồn tại được. Chứ như hiện nay không những đảng sẽ đem tai họa cho đất nước mà sự tồn tại của đảng cũng khó bền vững.

Trung Khang

Nguồn : RFA, 01/02/2019

Published in Diễn đàn
samedi, 02 février 2019 21:33

Văn hóa rác

Trên thế giới có lẽ không một dân tộc nào yêu văn hóa hơn dân tộc Việt. Hai từ văn hóa đã xuống đường, len lỏi vào mọi ngóc ngách xã ấp, xóm làng, khóm phường, phố thị, đầu đường xó chợ. Nó chui vào tận góc bếp gầm chạn từng nhà, nhảy xổm lên chễm chệ ngồi trong các cửa quan quyền. Nó múa may trong các lễ hội, sinh hoạt giải trí, tôn giáo, chính trị.

vanhoa1

Nhà văn hóa ấp 1, xã Long Trị, thị xã Long Mỹ, vừa được xây dựng xong và đưa vào sử dụng… Ảnh minh họa

Người Việt như chưa bao giờ được tận hưởng khoái lạc văn hóa. Họ hít thở, ôm ấp, khóc cười, tự sướng với nó. Họ như chưa bao giờ được hãnh diện về văn hóa dân tộc. Nay họ được đánh thức dậy sau giấc ngủ dài. Văn hóa không chỉ được luận bàn trên báo chí hay trong các tài liệu, sách vở nghiên cứu bác học trên trời. Nó đi vào cuộc đời, sinh động như gánh xiếc, diêm dúa như phường chèo, phong phú như cỏ dại. Nào là tổ văn hóa, khóm văn hóa, phường văn hóa, nhà văn hóa, sở văn hóa, văn hóa ẩm thực, văn hóa giao thông, văn hóa thể thao, văn hóa đình chùa, văn hóa ứng xử, văn hóa Hà Nội, văn hóa nghìn năm Thăng Long…

Nó nhiều đến mức người ta quay cuồng, ngụp lặn trong cơn lốc văn hóa, không kịp tiêu hóa thích ứng và cũng không biết xã hội này đang vận hành theo mô hình văn hóa nào. Biện pháp tốt nhất là hồ hởi phấn khởi theo kiểu bầy đàn hay cứ sống theo kiếp vô sinh và cố chết nhẹ nhàng với nó. Nói khác, một kiếp nhân sinh đúng quy trình, sống theo bản năng và chết theo lý trí.

Có lẽ suốt dòng lịch sử dân tộc, chưa bao giờ văn hóa được hỗ trợ và định hướng mạnh mẽ như trong cái thời đại rực rỡ mang tên Hồ Chí Minh này. Hậu quả là một nền văn hóa bốc phét. Khởi đầu bốc phét có thể chỉ là tính đảng, dần trở thành thói quen chung của xã hội và tạo ra quán tính Việt đặc thù. Nhưng bốc phét là vỏ bọc của lường gạt và dối trá vì vậy nó bất cần luận chứng, đạo lý hay sự thật. Từ đó, dối trá đi vào mọi lãnh vực đời sống, là chìa khóa để thành công, là lá bùa hộ mệnh để tồn tại và người ta thoải mái sử dụng nó như lẽ tự nhiên.

vanhoa2

Một trong 10 phát ngôn ấn tượng của Thủ tướng tại hội nghị doanh nghiệp lần hai - Zing, 18/05/2017

Rất nhiều người đã lên tiếng báo động về vấn đề văn hóa đất Việt. Nào là giáo dục xuống cấp, con người tha hóa,vô cảm, bạo lực gia đình và xã hội, đạo đức suy đồi, tình người cạn kiệt… Người ta truy tìm nguyên nhân, vặn óc đề ra giải pháp, dùng hết khả năng viết lách để trình bày. Đáng tiếc là dù sau bao cố gắng, vấn đề không những vẫn nguyên vẹn mà mỗi lúc càng tệ hại hơn.

Có một thực tế người ta vẫn cố né tránh, không dám đề cập đến : đó là Đảng cộng sản Việt Nam, một đống rác lịch sử. Khi một đảng phái chính trị xây dựng trên sự dối trá và dối trá như căn bệnh truyền nhiễm lây sang cả một dân tộc thì văn hóa phải suy tàn. Mong chờ sự lương thiện, tử tế, tình người, sự công bằng, tính ngay thẳng thật thà, liêm sỉ, thượng tôn pháp luật… khi dối trá là nền tảng của chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục, tín ngưỡng thì chẳng khác nào kẻ mộng du.

Vài câu chuyện có thật về văn hóa xứ người :

1. Nhân chuyến về thăm Việt Nam, đứa con trai 27 tuổi của người tôi quen được một người bạn ở Việt Nam đèo xe scooter đi hóng gió Sài Gòn. Đến ngã tư đèn đỏ, người bạn vẫn chạy và rẽ phải. Cảnh sát giao thông đã chận lại và đòi lập biên bản phạt tiền. Sau cuộc điều đình chớp nhoáng, số tiền phạt là 100 000 VND. Người bạn chỉ có 80 000 VND nên dở bài năn nỉ. Vừa ngay khi viên cảnh sát đồng ý, cậu "việt kiều yêu nước" buộc miệng nói : Không sao đâu, N. Có tiền trả mà !". Thế là vụ bôi trơn kết thúc tốt đẹp, tiền đầy đủ vào túi người đại diện pháp luật.

2. Luật pháp nước ngoài bắt buộc người ngồi trong xe ô tô phải choàng dây an toàn. Gia đình tôi quen có nuôi một chú chó cảnh, giống chihuahua. Theo luật, chủ xe cũng phải mua dây an toàn phụ dành riêng cho nó. Một hôm, cô con gái muốn chở thú cưng đi chơi nhưng không tìm thấy sợi dây. Gia đình bảo cô cứ bỏ chú cún vào xe chở đi không cần dây. Cô phản đối kịch liệt vì cho đó vừa nguy hiểm vừa phạm pháp. Cuối cùng, sau gần một tiếng đồng hồ lục tung trong nhà, cả hai có thể an vị ngồi trong xe với dây an toàn choàng vai.

3. Cô con gái gia đình tôi quen xin vào học một trường trung học cấp 3 nổi tiếng tại thủ đô. Nhà trường yêu cầu cô phải có địa chỉ thường trú ở thủ đô. Trong thời gian học cấp 2, cô sống cùng cha mẹ ở tỉnh ngoại thành, cách trường khoảng 18 km. Giải pháp đơn giản nhất là mượn tạm địa chỉ của người chú hiện đang sống ở thủ đô để xin học rồi mỗi ngày đi về bằng xe bus. Cô dứt khoát không bằng lòng vì cho đó là dối trá. Cuối cùng cha mẹ phải thuê riêng cho cô một căn hộ gần trường để đi học.

Cách suy nghĩ và hành xử của những đứa trẻ trong3 câu chuyện kể trên có thể, đối với một số người, bị cho là ngớ ngẩn, gàn dở hay buồn cười. Các chính trị gia phương Tây có lúc cũng từng bị chế giễu là ngây thơ. Họ sinh ra và lớn lên trong một xã hội tự do dân chủ và hưởng được một nền giáo dục lành mạnh. Vì vậy, họ không quen những giả dối, đểu cáng, mánh khoé lọc lừa. Mọi giải pháp vẫn sẽ bế tắc nếu thể chế chính trị này vẫn tồn tại. Vấn đề là ở thượng tầng, đầu mối của mọi rác rưởi văn hóa. Trong kinh tế, cái quan trọng đối với người dân là công ăn việc làm chứ không phải những con số GDP. Các lý thuyết kinh tế sẽ trở nên tầm phào nếu không đạt được kết quả cụ thể. Cũng vậy, tiếp tục ngồi vạch ra những vấn nạn văn hóa xã hội, tìm cách sửa đổi trên nền tảng của dối trá chính trị là vô tình tiếp tục tiếp tay cho bạo quyền. Nó chẳng có giá trị nào khác ngoài việc khoe khoang kiến thức hơn người và không khéo lại đi vào vết xe đổ của đường lối mị dân. Không ai tìm cách sửa chữa một căn nhà sắp sụp vì thiếu móng. Vẫn chưa đủ nếu chỉ có cái tâm. Phải can đảm nói l

ên sự thật. Nếu kẻ thù của người Tàu là người Tàu (theo Bá Dương) thì chính người Việt là kẻ thù của nhau. Nguy hiểm nhất là những kẻ đã nhận ra sự bất lực của chính mình, phải sử dụng dối trá và bạo lực hay bám víu ngoại bang để tìm lối thoát.

Hoàng Thủy Ngữ

(02/02/2019)

Published in Văn hóa
jeudi, 31 janvier 2019 09:47

Tư tưởng đảng viên ở đâu ?

Chưa bao giờ mà cả Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và một số lãnh đạo chủ chốt Bộ Chính trị đã phải cùng lượt lên tiếng báo động về nguy cơ suy thoái trong nội bộ, đồng thời khuyến cáo phải phòng ngừa "bị tác động, hướng lái chính sách theo giá trị "tự do, dân chủ" của các thế lực thù địch".

baodong1

Hội nghị tổng kết công tác năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Ngành Nội chính Đảng ngày 22/01/2019 tại Hà Nội. 

Hiện tượng này xuất phát từ các diễn văn, phát biểu và bài viết cuối năm 2018 về công tác xây dựng đảng và tuyên giáo-báo chí.

Nội dung bao gồm nhiều lĩnh vực, nhưng vẫn tồn tại đứng đầu là tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị trong cán bộ, đảng viên, kể cả những người đã nghỉ hưu và cựu chiến binh. Do đó cách dùng chữ trong diễn văn hay cách trình bày lần này gay gắt hơn.

Những câu chữ thường được sử dụng gồm : "không cho phép ai làm trái quan điểm, Cương lĩnh, đường lối của Đảng" ; "cần kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ; không để suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ ; tuyệt đối không được chủ quan và để bị động bất ngờ, đặc biệt đối với các địa bàn chiến lược, trọng điểm cũng như trong lĩnh vực diễn biến hòa bình…".

Nội chính - Ngoại nhập

Đứng đầu và nói nhiều vẫn chỉ một mình ông Trọng. Ông khuyến cáo cán bộ ngành Nội chính phải :

" Tham mưu kiểm tra, giám sát việc xây dựng, ban hành, thực thi pháp luật có đúng đường lối, quan điểm của Đảng không ? Có bị tác động, hướng lái chính sách theo giá trị "tự do, dân chủ" của các thế lực thù địch, chống đối không ?… Các đồng chí phải "gác gôn" cho Đảng trên lĩnh vực này, không cho phép ai làm trái Cương lĩnh, quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng".

(Diễn văn tại Hội nghị ngành Nội chính Đảng, ngày 22/01/2019, tại Hà Nội).

Theo phân công thì Ban Nội chính là cơ quan tham mưu của Ban Chấp hành trung ương mà trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực nội chính và phòng, chống tham nhũng.

Nếu Nội chính mà để cho đảng viên bị nhiễm trùng phản đảng từ bên ngoài, nhất là của "các thế lực thù địch" mà chính đảng cũng không biết từ đâu tới, hay do ai chủ động thì nguy to. Do đó, ông Trọng đã yêu cầu Nội chính phải :

"Nắm chắc tình hình, phối hợp tham mưu lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết kịp thời các vấn đề nổi lên về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, nhất là về an ninh biên giới, an ninh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, an ninh tôn giáo, an ninh nông thôn ; hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động ; hoạt động của các loại tội phạm nguy hiểm ; những bức xúc, khiếu kiện đông người kéo dài, phức tạp... không để phát sinh "điểm nóng", bị động, bất ngờ".

Nhưng khi nói đến an ninh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số là ông Trọng muốn ám chỉ đến những liên hệ không tốt với đảng của một số sắc tộc trên Tây Nguyên có gốc Lực lượng Fulro và vùng Tây bắc lãnh thổ Việt-Lào. Tại hai vùng lãnh thổ nhạy cảm này, người dân tộc Tây Nguyên vẫn thường là nạn nhân của kế hoạch chiếm đất có hệ thống của cán bộ, đảng viên người Kinh (thuần Việt). Trong khi "người dân tộc" sống giáp ranh với Lào, đặc biệt dân tộc H’Mông lại là nạn nhân của kỳ thị tôn giáo và tập quán nên hay xẩy ra những xung đột với chính quyền.

Về điều được gọi là "an ninh tôn giáo" và "điểm nóng" thì, tuy ông Trọng không nói ra nhưng ai cũng biết đảng luôn luôn muốn coi chừng để biết những người có đạo, hay công nhân lao động có trung thành với đảng không ?

Do đó, công tác gọi là "tôn giáo vận" và "công tác công đoàn" đã được giao cho Bộ Công an quản lý theo dõi chặt chẽ. Những người theo đạo Công giáo, đặc biệt tại hai Giáo phận Vinh và Hà Tĩnh (mới thành lập ngày 22/12/2018) ở miền Trung đã bị đặt vào khung "an ninh tôn giáo" để theo dõi, sau khi các tín đồ và một số linh mục lãnh đạo đã xuống đường chống Formosa trong vụ công ty này xả thải làm chết cá và hủy hoại môi trường biển trong khu vục 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế hồi tháng 04 năm 2016.

Ngoài ra quan hệ giữa Chính quyền cộng sản với Giáo hội Công giáo không tốt đẹp trong các vụ nhà nước chiếm đất Nhà Thờ đã xẩy ra tại Hà Nội (điển hình là vụ Thái Hà, đất Tòa Khâm Sứ), Sài Gòn (vụ Thủ Thiêm, Nhà dòng Chúa Cứu Thế), Vĩnh Long (dòng Thánh Phao Lô), Đan viện Thiên An (Huế) vẫn chưa được giải quyết ổn thỏa.

Đã có nhiều vụ Tu sĩ Công giáo và Phật giáo ngoài quốc doanh xuống đường đòi đất, chống thu hồi bất hợp pháp nhưng nhà nước vẫn chiếm và coi hành động hợp pháp của Tu sĩ có động lức liên quan đến "an ninh tôn giáo" cần phải theo dõi.

Quân đội - Công an

Đó là lý do tại sao trong vài năm vừa qua, Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã bám sát Quân đội và Công an để bảo vệ chế độ.

Phát biểu tại Hội nghị Quân chính toàn quân ngày 10/1/2019, ông Trọng hô hào :

"Tập trung xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và Nhân dân. Chủ động, nhạy bén, kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ; các biểu hiện cơ hội, chủ nghĩa cá nhân, giảm sút niềm tin, mơ hồ, mất cảnh giác ; không để suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Tiếp tục đổi mới, tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác dân vận, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thắt chặt mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Quân đội với Nhân dân, củng cố vững chắc thế trận lòng dân, tăng thêm niềm tin yêu của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và Quân đội".

Ông Trọng nói đến "quan hệ máu thịt" giữa dân, quân và đảng, nhưng ông là người phải biết rõ dân đã chán đảng đến tận mang tai sau 44 năm thống nhất đất nước. Câu tuyên truyền ngày xưa "cán bộ đi trước, làng nước theo sau" đã bị nhân gian đổi thành "cán bộ ăn hết, làng nước trơ ra".

Trước đó, ngày 07/01/2019, ông Nguyễn Phú Trọng, trong tư cách Bí thư Quân ủy trung ương đã nói với lãnh đạo Quân đội :

"Trên nền tảng tư tưởng chiến lược, quân đội tiếp tục tập trung nghiên cứu, nắm chắc, đánh giá chính xác, dự báo đúng và sớm tình hình để chủ động tham mưu với Đảng, Nhà nước về nhiệm vụ quân sự quốc phòng, tuyệt đối không được chủ quan và để bị động bất ngờ, đặc biệt đối với các địa bàn chiến lược, trọng điểm cũng như trong lĩnh vực diễn biến hòa bình".

Nhưng "các địa bàn chiến lược, trọng điểm" là ở đâu ? Tại sao đã từ lâu không thấy ông Trọng nói gì đến tình hình Biển Đông, nơi Trung Quốc đang củng cố các vị trí quân sự tại 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa mà trước đây là các bãi và đá của Việt Nam bị Trung Quốc đánh chiếm từ ngày 14/03/1988. Đó là : Vành Khăn, Tư Nghĩa, Subi, Gaven, Chữ Thập, Gạc Ma và Châu Viên.

Về lĩnh vực được gọi rất mơ hồ là "diễn biến hòa bình", ông Trọng vẫn lửng lơ không minh bạch định hình như bấy lâu nay, nhưng Hội đồng lý luận trung ương và Ban Tuyên giáo đảng đã nhiều lần lấy bài học khối Liên Xô tan rã năm 1991 là hệ qủa của "chiến lược chính trị của các nước tư bản chủ nghĩa chống lại chủ nghĩa xã hội". Chiến lược này, theo phía Việt Nam, không bằng tiếng súng mà qua đấu tranh không đổ máu của quần chúng, hay còn gọi là "cuộc cách mạng nhung" do khối các nước tư bản, đứng đầu là Hoa Kỳ, bảo trợ.

Đó là lý do tại sao Hội đồng Lý luận trung ương, Ban Tuyên giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phòng đã từ lâu đề cao chủ trương của Bộ Chính trị, cơ quan kiểm soát và lãnh đạo toàn diện đảng và nhà nước, buộc cán bộ, đảng viên phải kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh, và phải tuyệt đối trung thành với Đảng để chống lại "diễn biến hòa bình".

Theo quan điểm của lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, thì "diễn biến hòa bình" có mục đích tối hậu là loại đảng ra khỏi vai trò lãnh đạo với những kế hoạch :

- Đòi đa nguyên, đa đảng chính trị ;

- Đòi phi chính trị hóa Quân đội ;

- Phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin ngoại lai ;

- Xét lại con người và tư tưởng của Hồ Chí Minh ;

- Duyệt xét vai trò lịch sử đích thực của Đảng Cộng sản Việt Nam ;

- Đòi cho tư nhân ra báo để cạnh tranh, thao túng dư luận ;

- Đòi lập hội, công khai hoạt động của các Tổ chức xã hội dân sự ;

- Đòi quyền tự do biểu tình để gây bất ổn xã hội…

Vì vậy, dù hai quyền "lập hội" và "biểu tình" có ghi trong Điều 25 Hiến pháp năm 2013 (Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định) nhưng, Chính phủ và Quốc hội đã cố tình trì hoãn không đem ra thảo luận từ nhiều năm qua.

Cả hai dự Luật này đều có bàn tay soạn chung của các Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động, Liên đoàn Lao động Việt Nam v.v…

Nên biết, Hội đồng Lý luận trung ương, theo Bách khoa toàn thư mở là "cơ quan tham mưu cho Đảng Cộng sản Việt Nam về các vấn đề lý luận chính trị, chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa xã hội, định hướng và hoạch định các chính sách, chuẩn bị văn kiện cho Đại hội Đảng Toàn quốc".

Trong khi Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, người có bằng tiến sĩ Xây dựng đảng đã từng giữ chức Trưởng ban Tư tưởng-Văn hóa trung ương (Tuyên giáo sau này) và Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận trung ương nên ông được coi là người cực kỳ bảo thủ và là đệ tử trung thành của Chú nghĩa Cộng sản.

Đó là lý do tại sao ông đã nói với các tướng lãnh tại Hội nghị Quân ủy trung ương ngày 07/01/2019 rằng :

"Lực lượng quân đội phải đi đầu trong công tác đấu tranh, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, kiên quyết đập tan mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch và các phần tử xấu".

Sau Quân đội, ông Trọng còn nằm chức quantrọng khác là Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an trung ương. Trong Hội nghị của Thường vụ Đảng ủy Công an trung ương ngày 28/11/2018 tại Hà Nội, ông Trọng đã ra lệnh Công an phải :

"Triển khai quyết liệt, giữ vững an ninh chính trị, không để hình thành tổ chức chính trị đối lập trong nội địa".

Ông cảnh giác mọi người rằng :

"Vẫn còn tiềm ẩn không ít nguy cơ, tuyệt nhiên không được chủ quan, không được ngủ quên trên vòng nguyệt quế, âm mưu chống phá của các thế lực thù địch còn lâu dài, suy thoái trong nội bộ còn âm ỉ, rồi tình trạng khiếu kiện đông người, vấn đề an ninh mạng… Cho nên, phải khẳng định rõ thành tựu to lớn, sự vững vàng, kiên định của lực lượng công an, vị trí, vai trò quan trọng của lực lượng công an ; đồng thời đấu tranh phản bác lại những tư tưởng, luận điệu xuyên tạc, hạ thấp uy tín của lực lượng công an".

Tuyên truyền ai nghe ?

Bằng chứng khác của tình trạng rối ren tư tưởng loạn cào cào đang làm đảng hoang mang tột độ đến từ Hội nghị Tuyên giáo toàn quốc ngày 29/12/2018.

Chỉ đạo Hội nghị là ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư. Nhưng ông Vượng cũng chỉ biết kêu gọi chung chung "đấu tranh chống "diễn biến hòa bình", ngăn chặn "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ…".

Đến phiên người đứng đầu ngành Tuyên giáo, Ủy viên Bộ Chính trị Võ Văn Thưởng lại hát theo để yêu cầu cán bộ Tuyên giáo phải :

"Tuyên truyền, kịp thời định hướng tư tưởng chính trị, dư luận xã hội, mở đường cho chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Thông tin kịp thời, có định hướng là điều kiện quan trọng để định hướng tư tưởng và dư luận, chủ động ngăn chặn và đấu tranh với những luồng thông tin, quan điểm sai trái, các luận điệu xuyên tạc, phản động ; thống nhất quan điểm về tầm quan trọng của cuộc đấu tranh trên không gian mạng hiện nay, từ đó xây dựng và phát triển mạnh mẽ lực lượng đấu tranh trên mặt trận này, ngăn chặn và triệt phá kịp thời mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch ; chủ động, kịp thời định hướng thông tin chính thống đến người dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị".

Trước đó, chiều ngày 28/12/2018, báo chí Việt Nam cho biết :

"Ban Tuyên giáo trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019".

Tại đây, ông Thưởng nói :

"Thách thức từ mạng xã hội đối với báo chí là rất lớn, nhưng thách thức lớn hơn chính là tư tưởng, tâm thế thất bại, thua cuộc của người làm báo... Bên cạnh đó, thách thức lớn nhất đối với hoạt động báo chí hiện nay là có nguy cơ bị truyền thông xã hội "vượt mặt", mất vị trí độc quyền cũng như qua mặt về tốc độ trong việc cung cấp thông tin đến độc giả".

Cuối cùng, người cầm đầu ngành tuyên truyền lại vẫn như con gà chạy quẩn cối xay khi kêu gọi :

"Ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, góp phần tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh".

Ông Thưởng còn khuyến cáo cần :

"Nắm chắc tư tưởng, tình trạng của cán bộ, đảng viên và nhân dân trước những biến động khó lường của xã hội".

Cuối cùng, hãy nghe Thượng tướng Lương Cường, Bí thư trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị nói trước Hội nghị cán bộ chính trị toàn quân ngày 11/01/2019 về nhiệm vụ :

"Xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, kịp thời quán triệt quan điểm, tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc ; chủ động thông tin, tuyên truyền, định hướng tư tưởng, dư luận cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trước những vấn đề mới, phức tạp, nhạy cảm ; tích cực đấu tranh phòng, chống "diễn biến hòa bình", "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, chế độ xã hội chủ nghĩa và uy tín của Quân đội".

Tướng Cường yêu cầu các Chính ủy phải :

"Chủ động thông tin, tuyên truyền nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, đối ngoại quốc phòng, kịp thời định hướng tư tưởng, dư luận trong cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trước những sự kiện chính trị quan trọng ; tích cực đổi mới nội dung, hình thức đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng".

Như vậy, từ Đảng đến Quân đội, Công an và hai ngành tuyên truyền hàng đầu của đảng là Ban Tuyên giáo và Tổng cục Chính trị đều kêu gọi cán bộ đảng viên phải kiên định tư tưởng để giữ cho đảng không tan. Trong khi lãnh đạo Đảng lại nhìn đâu cũng chỉ thấy "các thế lực thù địch" thì tư tưởng đảng viên đang đi về đâu ?

Phạm Trần

(31/01/2019)

Published in Diễn đàn

Đảng cộng sản không biết hổ thẹn, than vãn Facebook không giúp bịt miệng dân !

Hôm 9/1/2019, Bộ Thông tin và truyền thông (Bộ Thông tin và truyền thông) đã than vãn "Facebook vi phạm rất nghiêm trọng luật pháp Việt Nam ". Luật pháp gì mà Facebook đã vi phạm ? Là luật rừng bởi Facebook không giúp nhà cầm quyền bịt mồm dân, dám để dân "nói xấu" đảng. Cụ thể, lãnh đạo Bộ Thông tin và truyền thông cho biết : "Chúng tôi yêu cầu gỡ bỏ các tài khoản nói xấu lãnh đạo trong vòng 48 tiếng nhưng họ chỉ gỡ sau vài tháng. Mới đây, Facebook đã gỡ 3.000 status nói xấu, gồm cả tài khoản nhưng sau đúng một năm khi Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu".

facebook1

"Chúng tôi yêu cầu gỡ bỏ các tài khoản nói xấu lãnh đạo trong vòng 48 tiếng nhưng họ chỉ gỡ sau vài tháng..." (Bộ Thông tin và truyền thông Việt Nam)

Đáp lại yêu cầu của Bộ Thông tin và truyền thông, Facebook đã trả lời rằng các bài viết không vi phạm "các tiêu chuẩn cộng đồng". Cũng nhờ Bộ Thông tin và truyền thông chỉ trích Facebook mà các nước khác được dịp nhìn rõ bộ mặt hoảng loạng và độc tài toàn trị của Đảng cộng sản. "Đảng ta" luôn khoác loác rằng nhân dân luôn tín nhiệm Đảng, nhưng sợ hãi đến bệnh hoạn vu khốngcác phê bìnhôn hòa của quốc dân là vi phạm "an ninh mạng". Đảng ta vỗ ngực tự nhận là "lực lượng anh hùng", nhưng lại sợ hãi "nói xấu".

Trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập tháng 9/1945, Hồ Chí Minh đã phát biểu rằng tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng, ai cũng có quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc. Quyền tự do tối thiểu của con người là được bày tỏ chính kiến. Chỉ vì sợ hãi và bất lực trước sự bày tỏ chính kiến ngày càng gia tăng của quốc dân, mà cường quyền đã sao chép luật an ninh mạng Trung Quốc, để dễ dàng kiểm soát và bóp nghẹt tự do của quốc dân.

Việt Nam hiện không có chiến tranh, nhưng đảng cộng sản phải hình thành và nuôi ăn một lực lượng quân đội khổng lồ, hơn mười ngàn người, không phải để chiến đấu chống quân địch ngoại bang, nhưng là để bịt miệng và tấn công chính đồng bào Việt Nam. Như Trung tướng Trần Độ, nguyên Ủy viên Trung ương đảng, kiêm Phó Chủ tịch quốc hội đã nhận xét như sau :

Nổi bật lên là một bộ máy độc đoán, độc tài toàn trị, đàn áp thẳng tay các ý kiến khác. Có một đội ngũ "lưỡi gỗ" rất đông đảo, chuyên "ngụy biện", "nói lấy được", "nói bừa bãi", "trắng trợn" bất chấp lẽ phải, đạo lý và cả luật pháp, và có lúc dùng nhiều thủ đoạn như "lưu manh".

Trong khi ấy, bộ máy đã tạo nên một xã hội không có tự do dân chủ, đầy tệ nạn tham nhũng, đầy tệ nạn xã hội, làm tất cả mọi người trong xã hội không lúc nào được yên tâm và thường xuyên lo lắng, sợ hãi… một Đảng cầm quyền xa rời nhân dân, cai trị nhân dân, bắt nhân dân phải sống hết thảy theo ý của Đảng : nhân dân bị tước hết mọi quyền tự do dân chủ. Tất cả quyền và lợi trong xã hội, thâu tóm trong tay Đảng và cụ thể là trong tay một nhóm đảng viên có địa vị ở các cấp.

(Nhật Ký Rồng Rắn)

Trong mắt của Bộ chính trị, "thế lực thù địch" là những con người quan tâm đến thực trạng đất nước, bày tỏ sự bất mãn trước một chế độ tham nhũng nghiêm trọng, và lên tiếng trước sự oan ức của đồng bào. Chóp bu cộng sản giáo điều hiện nay như những con ếch điên cuồng, "ngồi dưới đáy giếng", luôn trong tư thế sẵn sàng tấn công bất kỳ ai dám yêu cầu nhân quyền và mưu cầu hạnh phúc bằng các thủ đoạn bẩn thỉu và bạo lực. Có một quốc gia hạnh phúc và đáng sống nào như thế hay không ?

Luật an ninh mạng : chà đạp hiến pháp và nhân quyền

Mẫu số chung của các quy định trong luật an ninh mạng : "hoạt động chống Nhà nước Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam". Chỉ xét riêng về luận điểm này, điều luật là rất tùy tiện, mơ hồ và vi hiến bởi Điều 2 Hiến pháp khẳng định : "Nước Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là do nhân dân làm chủ".

Nhà nước là do "nhân dân làm chủ". Vì thế, nhân dân hoàn toàn có quyền phản đối nếu toàn bộ chính quyền không làm tròn chức trách, tham nhũng không có giới hạn, hủy hoại tài nguyên đất nước và tha hóa đạo đức xã hội. Người chủ nào mà không có quyền lực sa thải nhân viên khi nhân viên đã được chứng minh là vi phạm luật pháp lẫn đạo đức ? Quyền lực cai trị của chính quyền đến từ nhân dân vì thế, mọi người dân đều có quyền tham gia và giám sát hoạt động của nhà nước và chính phủ.

Ở những quốc gia dân chủ, việc công dân bày tỏ chính kiến về các vấn đề của nhà nước luôn được khuyến khích và hoan nghênh. Trong chuyến viếng thăm Việt Nam năm 2015, Tổng thống Obama đã phát biểu : "Tôi nghe chỉ trích mỗi ngày… nhưng nhờ các cuộc tranh luận chỉ ra các khiếm khuyết của chính phủ đã tạo điều kiện cho mọi người đóng góp ý kiến, đã giúp nước Mỹ lớn mạnh, thịnh vượng và công bằng hơn".

Rõ ràng, các quy định của luật An ninh mạng là một sự chà đạp nhân quyền trắng trợn, thể hiện sự lạm quyền thô bạo của chính quyền cộng sản, nhằm đàn áp cũng như bóp nghẹt bất đồng chính kiến, duy trì quyền lực cai trị.

Thay lời kết : một đạo luật bất công thì không phải là luật

Một đặc điểm nổi bật về sự tiến hóa của con người chính là cảm giác ngượng ngùng, biết xấu hổ về những hành động sai trái của bản thân. Cảm giác biết xấu hổ là phổ cập hầu như ở mọi nền văn hóa và xã hội. Theo kết luận từ của các nhà khoa học , sự hổ thẹn là cần thiết cho các cá nhân trong xã hội hoặc đoàn thể duy trì sự gắn kết và phát triển. Tóm lại, sự hổ thẹn, tủi nhục hoặc ngượng ngùng giúp con người hành động đúng đắn vì lợi ích chung của xã hội hoặc đoàn thể, ngăn chặn các cá nhân gây ra các sai phạm để không bị loại khỏi xã hội.

Bất kỳ ai quan tâm thực trạng chính trị Việt Nam cũng dễ dàng nhận ra Đảng cộng sản, đặc biệt Ban tuyên giáo và Bộ chính trị, đã mất cảm giác biết hổ thẹn hoặc tủi nhục từ những năm 1945. Trong khi chính quyền ở các quốc gia dân chủ bảo đảm cho quốc dân những quyền tự do tối thiểu và bình đẳng trước pháp luật, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam chỉ có một mối quan tâm duy nhất là duy trì quyền lực của chế độ và gia tăng quyền lợi cho các đảng viên.

Nhân dân tạo ra chính phủ vì thế họ có quyền đồng thuận tuân thủ hoặc phản đối các luật lệ mà chính phủ tạo ra. Nếu chính phủ tạo ra các luật lệ công bằng, bảo đảm nhân quyền thì nhân dân sẽ đồng ý tuân thủ các luật lệ đó. Ngược lại, nếu chính phủ tạo ra những luật lệ bất công, thì trách nhiệm của một người yêu nước là phản đối nó và kêu gọi thiết lập một chính phủ mới, chấp nhận đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết và bảo đảm nhân quyền cho nhân dân.

Thánh Augustine từng nói : một đạo luật bất công thì không phải là luật. Martin Luther King cũng viết : chúng ta không chỉ có trách nhiệm pháp lý mà còn có trách nhiệm đạo đức để tuân thủ các đạo luật công bằng. Nhưng, chúng ta phải có trách nhiệm đạo đức để không tuân thủ các đạo luật bất công.

Nhà cầm quyền cộng sản nghĩ rằng luật an ninh mạng sẽ giúp họ kéo dài quyền lực cai trị, bằng cách bịt miệng người dân. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh rằng ngày càng có nhiều người dân trong nước vượt qua nỗi sợ, bày tỏ chính kiến, bỏ mặc điều luật an ninh mạng bất công. Nếu các đảng viên có đầu óc và lương tri, họ sẽ dễ dàng nhận ra chế độ cộng sản không có bất kỳ một lý do nào để tồn tại và phải được thay thế bằng thể chế dân chủ đa nguyên.

Edward Abbey nói : "Một người yêu nước phải luôn luôn sẵn sàng chống lại chính quyền để bảo vệ đất nước". Những ai đang khát khao thay đổi thực trạng lụn bại của đất nước để mang tới tương lai tươi sáng cho con cháu : hãy vượt qua nỗi sợ và khéo léo tìm đến nhau và liên kết với nhau. Khai sáng các giá trị dân chủ đúng đắn đến với càng nhiều người càng tốt.

Có hạt giống nào ngay sau khi gieo trồng là lập tức đâm hoa, kết trái hay không ? Muốn có hoa trái của sự thay đổi tốt đẹp cho tổ quốc, thì mỗi người phải dũng cảm "gieo hạt giống" thay đổivà kiên nhẫn chăm sóc nó. Nếu ai không dám dấn thân chính trị, thì đương nhiên sự thay đổi tích cực không thể có. Sự thay đổi bắt đầu từ chính mỗi người trong chúng ta.Vì thế, hãy can đảm thắp lên một ngọn nến cho một tương lai nhân quyền và dân chủ cho con cháu của chúng ta, chứ đừng nên dừng lại ở việc nguyền rủa bóng đêm cộng sản.

"Thắp lên một ngọn nến, chứ đừng chỉ nguyền rủa bóng đêm".

Mai V. Phạm

(14/01/2019)

Published in Quan điểm

Trong bài "Phép thử ổn định cho Việt Nam năm 2019" David Hutt nhận xét rằng Luật An ninh Mạng có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 sẽ đem đến cho Đảng Cộng sản cầm quyền quyền lực lớn hơn để kiểm duyệt internet ở một quốc gia đang phát triển nhưng phong trào dân chủ bị đàn áp.

challenge1

Ông Nguyễn Phú Trọng tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước. © AFP

Điểm qua các sự kiện diễn ra ở Việt Nam trong năm qua David Hutt cho rằng với giới doanh nghiệp việc Thỏa thuận toàn diện và tiến bộ về quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 14/1/2019 là thời điểm quan trọng bởi 95% thuế quan đối với các hàng hoá nhập khẩu vốn chiếm 10% GDP của Việt Nam sang các quốc gia tham gia thỏa thuận sẽ được loại bỏ. 

Bên cạnh đó còn có Hiệp định Thương mại Tự do quan trọng không kém với Liên Hiệp Châu Âu dự kiến cũng sẽ có hiệu lực trong năm 2019 nếu Việt Nam vượt qua được trở ngại về hồ sơ nhân quyền mà một số các quốc gia Châu Âu còn nghi ngờ .

Về mục tiêu kinh tế, theo các nhà kinh tế thì có thể Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu đề ra như trong năm 2018 ; chẳng hạn như GDP tăng trưởng 6,6%-6,8%, lạm phát và thất nghiệp dưới 4%, tỷ lệ nghèo đói giảm từ 1-1,5%. Nhưng thách thức lớn nhất là giới hạn nợ nước ngoài ở dưới mức 53% GDP. Tuy nhiên thách thức về chính trị đang trở nên khó khăn hơn do hậu quả của việc tăng đô thị hoá, tầng lớp trung lưu gia tăng và các đòi hỏi về quyền sở hữu đất đai tư nhân.

Các cuộc biểu tình chống Luật Đặc khu trên toàn quốc hồi tháng Sáu đủ lớn và nhạy cảm đến mức Đảng Cộng sản quyết định hoãn luật đặc khu và chờ sang năm 2019. Nếu cố thông qua luật này một lần nữa, chắc chắn sẽ có biểu tình nổ ra trên toàn quốc. Theo David Hutt thì quy mô các cuộc biểu tình và mức độ đáp ứng của Đảng cầm quyền đối với sự bất mãn của dân chúng sẽ quyết định số phận của Luật Đặc khu. 

Tuy nhiên sự kiện chính trị mà tác giả cho rằng nổi bật hơn hẳn trong năm 2018 là quyết định của Đảng Cộng sản chấp thuận cho ông Nguyễn Phú Trọng đảm nhận luôn chức Chủ tịch nước thay cho ông Trần Đại Quang. Với sự thay đổi về mặt tổ chức này, Việt Nam đã có cơ cấu gần giống cơ cấu của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ những năm 1990, và bề ngoài đưa tầm vóc của Trọng vào ngang hàng với nhà cầm quyền tối cao Trung Quốc Tập Cận Bình.

Động thái này đặt ra một số câu hỏi là liệu có phải Trọng đang cố gắng tích lũy thêm quyền lực riêng cho mình ; hoặc liệu đây là một sự xói mòn việc chấp nhận nguyên tắc phân chia quyền lực tồn tại trong nhiều thập kỷ ; hay vai trò kép của Trọng chỉ là một sự thay đổi tạm thời hơn là sự thèm khát nhiều quyền lực tập trung hơn.

Ngoài việc củng cố quyền lực riêng, Trọng tập trung vào sự sống còn của Đảng bằng hành động thanh trừng các quan chức được cho là vi phạm đạo đức, tham nhũng, bất tài . Chiến dịch chống tham nhũng bắt đầu vào năm 2016 đã tăng tốc trong năm 2017 với việc bắt giữ nhiều Đảng viên nặng ký Đinh La Thăng, bí thư thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh, là cựu thành viên Bộ Chính trị đầu tiên bị tù vì tham nhũng.

Chiến dịch chống tham nhũng năm 2018 đã được thực hiện có hệ thống hơn : thay vì nhắm vào các quan chức cấp cao, cơ quan điều tra nhắm đến các sĩ quan công an, các nhà lãnh đạo quân đội và các quan chức tỉnh tham nhũng. Trừ khi có sự thanh trừng lẫn nhau trong nội bộ đảng khi các quan chức bị gắn nhãn tham nhũng, chiến dịch chống tham nhũng có thể sẽ vẫn vậy nhưng không trở thành một cuộc thanh trừng vào năm 2019.

Khó mà suy đoán được về thế hệ lãnh đạo tiếp theo. Nhưng ai thay thế ông Trọng, hoặc ông Trọng sẽ đưa ai lên thay thế sẽ là quyết định chính trị quan trọng nhất của Đảng trong thập kỷ tới. David Hutt dẫn nhận xét các nhà phân tích cho rằng ông Trọng gần như chắc chắn sẽ từ chức vào năm 2021. Nhưng liệu lại sẽ có một luật mới ra đời cho phép chủ tịch nước cầm quyền suốt đời theo mô hình của Tập Cận Bình ?

Vấn đề mới mà Đảng cộng sản phẩi đối mặt là sự bất bình đẳng ngày càng gia tăng dù sự quan tâm về vấn đề tham nhũng cấp bách đã phần nào suy giảm.

Dù tính hợp pháp của Đảng cộng sản dựa trên việc đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trong gần một thập kỷ ; không có dấu hiệu cho thấy tốc độ tăng trưởng sẽ giảm đi vào năm 2019 và có thể mở rộng bất chấp sự suy giảm kinh tế toàn cầu. Đầu tư ngày càng phát triển, cũng như niềm tin vào thị trường Việt Nam.

Đảng cộng sản đang cố gắng cân bằng ngoại giao với càng nhiều quốc gia thân thiện càng tốt. Nhưng điều này sẽ khó thực hiện khi căng thẳng địa chính trị - cụ thể là Mỹ - Trung Quốc và Mỹ - Nga - hiện gây áp lực cho các nước nhỏ phải chọn lựa đồng minh.

Quan hệ Nga-Mỹ không ổn định đang đặt Việt Nam vào thế khó, đặc biệt là khi Mỹ tìm cách mở rộng quan hệ quân sự với Việt Nam trong khi Nga là nhà cung cấp vũ khí chính cho Việt Nam. Quan hệ của Mỹ - Trung Quốc cũng tạo một vấn đề ngoại giao lớn hơn cho Hà Nội. Mặc dù Việt Nam vẫn là đối thủ chính trong khu vực của Trung Quốc ở Biển Đông, Trung Quốc vẫn là một trong những đối tác thương mại chính và là nguồn đầu tư quan trọng mới.

Có lẽ vì vậy mà khi Washington ngày càng coi Việt Nam là một đồng minh quan trọng trong việc chống lại sự bành trường tác toàn cầu của Bắc Kinh, thì Hà Nội vẫn cố giữ cho cả hai cường quốc hài lòng và không tiến đến quá gần ai.

Tổng thống Donald Trump đã đến thăm Việt Nam hai lần kể từ khi nhậm chức vào tháng 1 năm 2017, duy trì mối quan hệ tốt đẹp vốn được người tiền nhiệm Barack Obama rèn giũa. Có tin đồn rằng Việt Nam muốn lên kế hoạch cho chuyến thăm cấp nhà nước cho ông Trọng tới Washington vào năm 2019 để thúc đẩy sâu hơn mối quan hệ này.

Một lý do có thể khiến cho Trọng muốn làm chủ tịch nước là vì là nguyên thủ quốc gia, ông ta sẽ có một vị trí tốt hơn để thiết lập chính sách đối ngoại của Việt Nam trong các chuyến thăm cấp nhà nước. Tác giả David Hutt nhận định không chỉ kinh tế mà còn địa chính trị sẽ là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Đảng Cộng sản trong năm 2019.

David Hutt

Nguyên tác : Stability tests abound for Vietnam, Asia Times, 31/12/2018

Phương Thảo dịch

Nguồn : VNTB, 01/01/2019

Published in Diễn đàn
jeudi, 06 décembre 2018 15:12

Lột xác cho hồn phách đi đâu ?

Đảng Cộng sản Việt Nam đã lên kế hoạch thanh lọc hàng ngũ từ Hội nghị trung ương 9 tháng 12/2018 để đem hồn phách nhập vào khóa XIII mà không biết là mình vẫn cũ.

Chuyện này bắt đầu từ quyết định lấy phiếu tín nhiệm các chức danh ủy viên Bộ Chính trị (17 người), ủy viên Ban bí thư (14 người), ủy viên Ban Chấp hành trung ương (gồm 178 ủy viên chính thức và 20 ủy viên dự khuyết) và thường trực cấp ủy các cấp.

lot1

Việc lấy phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội. (Ảnh : TTXVN).

Tính chung, nếu lấy cả cấp thường trực Huyện thì ván cờ hên xui có thể dính tới cả trăm ngàn người. Nhưng canh bạc mới, nghe qua tưởng như nhiều người sẽ mất nồi cơm lại chẳng có gì to tát cả. Bởi vì người cầm con dao phay sinh sát, ông Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói : "Lấy phiếu tín nhiệm không phải cốt là để truy trách nhiệm hay thay đổi cán bộ ngay. Chỉ căn cứ vào chỗ đó mà thay đổi cán bộ thì đã chín chưa, chuẩn xác chưa ? Ở đây có tính chất răn đe, ngăn ngừa, giáo dục, cảnh tỉnh là chính. Đương nhiên, nếu ai thấp dưới 50% là phải xử lý vì đã quy định" (VOV, 14/11/2018).

Như vậy, thì việc lấy phiếu tín nhiệm có vờ vĩnh, mị dân không, nhất là khi đảng không dám làm qua 2 bước "tín nhiệm cao" và "tín nhiệm thấp" mà lại bày ra 3 bước : "tín nhiệm cao", "tín nhiệm" và "tín nhiệm thấp" để giữ người cùng phe là chính.

Bằng chứng đã xẩy ra trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội ngày 25/10/2018 khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ bị tới 137 phiếu "tín nhiệm thấp", cao nhất trong số 48 chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn. Nhưng ông ta vẫn có 140 phiếu "tín nhiệm cao" và 194 phiếu "tín nhiệm" nên số phiếu 137 không làm cho ông cảm thấy nhục để tự ý từ chức.

Đó là lý do tại sao nhiều cử tri Hà Nội đã nói với ông Trọng rằng cuộc lấy phiếu "chưa thực sự thuyết phục, vẫn còn tình trạng nể nang".

Nhưng ông Trọng lại có cái nhìn khác. Ông bảo cử tri : "Nếu chỉ 2 mức tín nhiệm thì độ rủi ro, nói thật là hơi cao quá".

Ông nói : "Với 3 mức là tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp, mà "anh nào tín nhiệm thấp cũng là buồn lắm rồi, chứ không phải không buồn đâu, cũng tâm trạng lắm rồi".

Phản ảnh tình trạng đâu đâu cũng chỉ "tắm nửa người", ông Trọng phân bua với cử tri : "Giả sử độ một nửa phải thay thì lấy ai làm, thay kịp khôn ? Có khi mình chỉ nghe một thông tin này thôi chưa chắc đã chính xác thì đã cho ông này phiếu thấp thì nguy hiểm lắm" (Dân Trí, 24/11/2018).

Tính lo xa của ông Trọng, nếu chỉ nghe một tai thì may ra lọt nhưng hai tai phải nhét chữ từ miệng ông thì không chừng bị điếc luôn vì ông không muốn làm đến nơi đến chốn.

Với chủ trương lấy phiếu tín nhiệm "kiểu gì cũng giữ được người" cho trăm họ cùng vui, từ trung ương đến cơ sở, như đang xẩy ra ở một số tỉnh, thành và các cơ sở đảng khiến mục tiêu tuyên truyền của kế hoạch tinh giảm biên chế và làm sạch đội ngũ không đạt.

Vì vậy, khi biết dự án lấy phiếu tín nhiệm Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban Chấp hành Trung ương, ba cơ chế nắm trọn quyền Đảng, Nhà nước và Quốc hội được công bố thì người dân hy vọng gì ?

Thứ nhất, dư luận thờ ơ vì tuy quan trọng nhưng lại do chính 178 ủy viên chính thức và 20 ủy viên dự khuyết của Ban Chấp hành trung ương bỏ phiếu cho nhau thì có khác nào họ đã mặc áo thụng vái nhau trong cuộc cờ đổi mới mà vẫn như cũ.

Thứ hai, việc ông Nguyễn Phú Trọng bầy trò lấy phiếu tín nhiệm ở cấp cao nhất, sau khi được nhận thêm chức Chủ tịch nước, nhằm mục đích gì, nếu không phải chỉ củng cố địa vị thì cũng muốn nuôi hy vọng Điều lệ đảng sẽ được tu chính đề ông không bị ràng buộc chỉ được làm Tổng bí thư hai nhiệm kỳ, kết thúc vào tháng 01/2021.

Trong bối cảnh hỏa mù này, có một điều rất rõ là tuy người dân, chủ nhân của đất nước, là người làm ra tiền nuôi ông Trọng và những người ăn trên ngồi trốc trong Ban Chấp hành trung ương đảng lại không được hỏi ý, dù là gián tiếp của cuộc lấy phiêu tín nhiệm giới lãnh đạo cao nhất, thì có phản dân chủ không ?

Chuyện vớ vẩn là như vậy nên không ai lạ khi thấy tại Trụ sở trung ương Đảng ngày 04/11/2018, Ban Chỉ đạo xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược nhiệm kỳ 2021- 2026, do ông Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban, đã đặt tiêu chuẩn chọn người lãnh đạo thay cho mọi người.

Ông Trọng nói : "Công tác quy hoạch cán bộ, nhất là quy hoạch cán bộ cấp chiến lược là công việc rất hệ trọng và đây là một bước chuẩn bị nhân sự cho Đại hội nhiệm kỳ tới của Đảng".

Đó là nhiệm kỳ đảng XIII, dự trù bắt đầu từ giữa tháng 01/2021, nhưng ông Trọng lại mau mắn ỡm ờ rằng : "Quy hoạch không phải là công tác nhân sự, nhưng là cơ sở rất quan trọng cho công tác nhân sự, vì thế trong quá trình thực hiện phải công phu, kỹ lưỡng, nghiêm túc, nếu phát hiện những trường hợp vi phạm, hoặc không đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì đưa ra khỏi quy hoạch, đồng thời bổ sung nhân tố mới đủ điều kiện vào quy hoạch".

Ông nói : "Đây là vấn đề nhạy cảm, do đó phải làm hết sức thận trọng, bảo đảm đúng nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng về công tác cán bộ, công tâm, khách quan, tuyệt đối không được thiên vị, cá nhân".

Có vẻ như ông không muốn đích thân nhúng tay chọn người, nhưng ông lại đặt điều kiện rằng : "Cán bộ được đưa vào quy hoạch phải có trình độ về mọi mặt, có trình độ lý luận cơ bản, nắm vững chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, am hiểu công tác xây dựng Đảng, có trình độ chuyên môn… tuyệt đối không đưa vào quy hoạch những người có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", cơ hội chính trị, quan điểm lệch lạc, mất đoàn kết, tham nhũng, tiêu cực, người thân, người quen không đủ điều kiện, tiêu chuẩn. Kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm những trường hợp chạy quy hoạch, chạy phiếu".

Tất cả những tiêu chuẩn của ông Trọng đang được ông Phạm Minh Chính, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức trung ương thi hành rộng khắp trong đảng.

Bằng chứng tại hội nghị giao ban trực tuyến toàn Ngành Tổ chức xây dựng Đảng tháng 12/2018 diễn ra chiều 03/12/2018, Ban Tổ chức trung ương thông báo sẽ chuẩn bị 3 công tác quan trọng gồm :

1) Đề án Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026, và đang tổ chức thực hiện các bước một cách dân chủ, công khai, minh bạch công tác quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương ;

2) Đề án Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương, cấp ủy cấp huyện" ;

3) Đề án Quy chế làm việc (mẫu) của đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương; đang tiếp tục hoàn thiện trình Bộ Chính tri, Ban Bí thư 8 đề án từ nay đến tháng 1 năm 2019.

(Tài liệu Đảng Cộng sản Việt Nam)

Kiên định cái đã tan

Song song với Ban Tổ chức trung ương, Ban Văn kiện đảng XIII do ông Trọng là Trưởng ban, một lần nữa khẳng định : "Kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Kiên định đường lối đổi mới ; kiên định sự lãnh đạo của Đảng".

Ông Trọng nói như con sáo : "Nói kiên định không phải là bảo thủ, giáo điều, mà kiên định đi lên với sáng tạo; kiên định nhưng phải sáng tạo và sáng tạo phải trên cơ sở kiên định. Kiên định và sáng tạo là hai mặt có sự thống nhất biện chứng với nhau, kiên định mà không sáng tạo sẽ rơi vào bảo thủ, giáo điều; và ngược lại, sáng tạo mà không trên cơ sở kiên định sẽ rơi vào chủ nghĩa xét lại, cơ hội, phiến diện, cực đoan, vô nguyên tắc. Đây là cái tài, cái giỏi, bản lĩnh của Đảng ta, chúng ta đã xử lý tốt mối quan hệ giữa kiên định cái gì và đổi mới cái gì. Đây là bài học rất thành công của cách mạng nước ta, sự vững vàng của Đảng ta" (VOV, 05/12/2018).

Ông Nguyễn Phú Trọng nói như nước chảy mà có biết rằng những điều ông nói vẫn xưa cũ và phô trương rỗng tuếch như cái xác không hồn chả ai muốn nghe.

Đó là lý do tại sao ông và cả đảng đang bấn loạn xà ngầu với quốc nạn "tự chuyển biến" và "tự chuyển hóa" trong đảng.

Phạm Trần

(06/12/2018)

Published in Diễn đàn

Hai mươi ngày sau khi Giáo sư Chu Hảo tuyên bố ra khỏi đảng, Đảng cộng sản Việt Nam còn chạy theo để khai trừ vuốt đuôi. Việc khai trừ một người không còn là đảng viên nữa là chủ đề của những câu chuyện đàm tiếu ngoài vỉa hè và cả trên báo chí. "Tội" của Giáo sư Chu Hảo, theo Ủy ban Kiểm tra trung ương là "suy thoái về tư tưởng chính trị", "tự diễn biến, tự chuyển hóa".

chuyen0

Theo phép duy vật biện chứng của Marx thì mỗi sự vật hiện tượng đều có sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập… Chuyển hóa và diễn biến là biểu hiện của sự vận động thúc đẩy các sự vật hiện tượng phát triển.

Ai cũng biết ông Nguyễn Phú Trọng có bằng Tiến sĩ xây dựng Đảng. Có vẻ như ông rất tự hào về trình độ lý luận của mình. Ông thường đề cao lý luận và những người có lý luận. Nghe đâu, người đặt ra tiêu chuẩn bí thư "phải là người có lý luận và phải là người miền bắc" là do ông đưa ra và người đủ tiêu chuẩn ấy còn ai xứng ngoài ông.

Có thể nói ông Nguyễn Phú Trọng luôn tỏ ra là người kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin nhất Việt Nam. Lúc nào ông cũng lo đảng viên đi chệch hướng trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, những cụm từ như "suy thoái", "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" được ông nhắc đi nhắc lại nhiều lần kể cả những lúc họp hành, xuống cơ sở hay tiếp xúc với cử tri.

Có điều lạ là mặc dù bằng cấp chính trị cao như vậy nhưng ông nói và đảng của ông làm nhiều khi lại mâu thuẫn với những nguyên lý của chủ nghĩa Mác. Ở đây nói về việc ông chống tự diễn biến, tự chuyển hóa.

Theo phép duy vật biện chứng thì mỗi sự vật hiện tượng đều có sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Sự thống nhất và đấu tranh đó là nguồn gốc của sự vận động và phát triển, làm cho cái cũ mất đi cái mới ra đời. Chuyển hóa và diễn biến là biểu hiện của sự vận động thúc đẩy các sự vật hiện tượng phát triển.

Vì vậy, không thể hiểu được Đảng cộng sản Việt Nam vừa lấy chủ nghĩa Mác -Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động, lại vừa chống chuyển hóa, chống diễn biến.

Nói thì vậy nhưng thực tế họ chống là chống đảng viên xa rời đảng, đưa ra những luận điểm, ủng hộ những nhân tố phù hợp với sự phát triển. Còn đảng vẫn tự cho mình quyền diễn biến, chuyển hóa. Mà đảng là ai khác, nếu không phải là những đảng viên cụ thể ? Có điều, những đảng viên cụ thể ấy là những đảng viên có quyền và có thể lái đất nước theo con đường phù hợp với lợi ích cá nhân của họ.

Nếu Đảng cộng sản Việt Nam không diễn biến, không chuyển hóa chắc chắn đã không thể tồn tại.

Vậy Đảng cộng sản Việt Nam đã tự diễn biến, chuyển hóa như thế nào ?

Thời kỳ 1986 trở về trước, Đảng cộng sản Việt Nam trung thành tuyệt đối với chủ nghĩa Mác-Lênin tới mức mù quáng. Họ kịch liệt lên án chủ nghĩa xét lại, đứng về phía Trung Quốc phê phán Liên Xô, mặc dù họ coi Liên Xô là trung tâm phe xã hội chủ nghĩa, coi Đảng cộng sản Liên Xô là cầm đầu phong trào cộng sản quốc tế. Họ lên án chủ trương chung sống hòa bình của Khrushchyov, cho Liên Xô là mơ hồ về lập trường giai cấp, là phản bội chủ nghĩa Mác-Lênin. Vụ án xét lại chống đảng năm 1967 là một vụ án bi thảm trong lịch sử Đảng, bắt giam không xét xử nhiều đảng viên cộng sản mà chủ yếu là đảng viên cao cấp.

Tuy nhiên, việc áp dụng chủ nghĩa Mác-Lênin ngày càng bộc lộ những khiếm khuyết và sai lầm. Trong lĩnh vực kinh tế, mô hình quản lý chủ nghĩa xã hội đã triệt tiêu động lực sản xuất và làm lực lượng sản xuất không thể phát triển. Tại Việt Nam cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1986 đã đưa đất nước đến bờ vực thẳm. Để cứu nguy, Đảng cộng sản Việt Nam đã có những diễn biến, chuyển hóa, ngược lại với những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin. Cụ thể là :

- Xóa bỏ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, tuy vẫn gắn cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Xóa bỏ ngăn sông cấm chợ, cho hàng hóa lưu thông.

- Giải tán hợp tác xã, chia ruộng đất cho nông dân.

- Giảm hẳn tỉ trọng doanh nghiệp nhà nước trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân, để kinh tế tư nhân phát triển lấn át kinh tế quốc doanh.

- Từ một nền kinh tế khép kín, tự cấp tự túc, chuyển hóa thành chấp nhận đầu tư nước ngoài.

- Chấp nhận kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Thậm chí cho phép đảng viên kinh doanh. Điều này có nghĩa là không có cái gọi là bóc lột giá trị thặng dư, trong khi các nhà lý luận coi giá trị thặng dư là phát hiện thiên tài của Mác.

- Sau khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, Đảng cộng sản Việt Nam đã thay đổi mạnh mẽ về chính sách đối ngoại. Hội nghị Thành Đô đã khiến cho Việt Nam lệ thuộc nặng nề vào Trung Quốc. Đó là một sự chuyển hóa, diễn biến tiêu cực, có hại cho toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và tương lai của dân tộc. Từ chỗ coi Trung Quốc là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất, "chuyển hóa" thành láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt.

Nêu ra vài ví dụ để thấy rằng, Đảng cộng sản Việt Nam miệng thì hô hào chống chuyển hóa, chống diễn biến nhưng thực chất họ đã tự chuyển hóa, tự diễn biến. Những gì họ giữ lại là nhằm đảm bảo cho sự thống trị của họ mà thôi. Đó là độc quyền lãnh đạo, sử dụng chuyên chính để đàn áp nhân quyền. Về kinh tế thì giữ lại cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa để dễ bề thao túng nền kinh tế.

Mọi sự tự diễn biến, tự chuyển hóa của Đảng cộng sản Việt Nam nhằm kéo dài sự tồn tại của họ chứ không hẳn theo xu hướng phát triển chung của nhân loại. Nếu vì lợi ích của đất nước, của dân tộc thì họ đã vứt hẳn chủ nghĩa Mác-Lênin vào sọt rác.

Nhìn vào quá trình tự diễn biến, tự chuyển hóa, thấy có những vấn đề được đặt ra từ lâu nhưng bị coi là sai lầm, tự diễn biến, tự chuyển hóa và người nêu ra và phổ biến bị kỷ luật hoặc không được tin dùng. Ví dụ Kim Ngọc và vấn đề sửa sai trong hợp tác hóa nông nghiệp. Vào những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, ai mà đứng ra đường hô Trung Quốc là đồng chí tốt, bạn bè tốt chắc chắn sẽ bị lôi vào đồn thẩm vấn. Cũng thời gian đó, ai hô Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam thì không sao nhưng sau này, các bạn trẻ viết, dán chữ "Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam" ở nơi công cộng xong phải bỏ chạy vì sợ bị truy lùng. Dựng bia chiến thắng khi đó thì không sao nhưng sau này phải đục bỏ.

Vì vậy, trong dân gian mới có câu "sáng đúng, chiều sai, sáng mai lại đúng". Câu đúc kết ấy rất chính xác khi nói về những thay đổi bất thường của Đảng cộng sản Việt Nam.

Bây giờ, những phát ngôn và việc làm của Giáo sư Chu Hảo bị coi là tự chuyển hóa, tự diễn biến, nhưng rồi sẽ có lúc họ sẽ phải thừa nhận, như ông Kim Ngọc với tội khoán nông nghiệp trước đây. Tư tưởng, quan điểm của những người bị coi là suy thoái như Giáo sư Chu Hảo, trước nữa là các ông Trần Xuân Bách, Trần Độ, Võ Văn Kiệt... và ngày nay là những tù nhân lương tâm, những người hoạt động dân chủ, nhân quyền bị coi là phản động, tất cả là vì sự phát triển của đất nước. Nó khác với sự tự chuyển hóa, tự diễn biến của lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam vì lợi ích của họ.

Bây giờ, nói đến đa nguyên, tam quyền phân lập, dân chủ, nhân quyền là những điều húy kỵ, nhưng rồi sẽ đến lúc xã hội coi đó là điều đương nhiên. Biết làm sao, khi đó là sự phát triển tự nhiên và tất yếu của loài người văn minh mà thế lực nào muốn kéo lùi xã hội trở về thời kỳ mông muội chỉ là sự cố gắng trong tuyệt vọng.

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : RFA, 06/12/2018

Published in Diễn đàn

Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trong buổi tiếp xúc cử tri vào tháng 12/2017 đã tuyên bố rằng, người dân yêu nước vẫn luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.

Quan điểm của bà Tâm là quan điểm chung của nhiều nhân vật đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam và Chính phủ Việt Nam. Và mặc dù đã có Luật trưng cầu dân ý, tuy nhiên, chưa bao giờ Nhà nước Việt Nam thực hiện một cuộc "tín nhiệm" của người dân đối với đất nước.

tinnhiem1

Tình trạng khó xử cho chính nhà lãnh đạo Việt Nam : Những người biểu tình Việt Nam phản đối chuyến viếng thăm của Chủ tịch Trung Quốc

VIETNAM-CHINA-DIPLOMACY

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đón tiếp ông Tập Cận Bình  tại Hà Nội ngày 05 tháng 11 năm 2015. AFP

Trong một bài nghiên cứu gần đây đăng tải trên trang thông tin của Đại học Yale, Tom Fawthrop, một nhà báo và nhà làm phim đã cung cấp một góc nhìn về "niềm tin" của dân chúng Việt với Chính phủ qua câu chuyện "hữu hảo Việt – Trung".

Việt – Trung có một lịch sự lâu dài và đầy rắc rối, gần đây là qua sự kiện chiến tranh Biên giới 1979 cho đến vấn đề chủ quyền Biển Đông. Dù bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào năm 1991, tuy nhiên, người dân Việt Nam không nhanh chóng quên chỉ dấu lịch sử đó, bằng chứng là họ xuống đường phản đối Trung Quốc, liên quan đến ba đặc khu kinh tế.

Theo Tom Fawthrop, "các cuộc phản đối hàng loạt của tháng Sáu phản ánh một cách cảm quan rằng, người dân Việt Nam không còn tín nhiệm với chính phủ của họ trong xử lý các dự án đầu tư từ Trung Quốc – vốn trộn lẫn bởi tham nhũng, thiếu minh bạch và chiếm đất".

Qua các biểu tình đoàn kết chống đối buộc Fawthrop kết luận rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam phải phát triển một tầm nhìn và một chiến lược bảo vệ nền văn hóa và độc lập của đất nước khỏi chủ nghĩa bá quyền từ Trung Quốc. 

Rất ít khi chứng kiến cảnh đồng loạt xuống đường tại đất nước cộng sản này, nhưng một đạo luật mới về đặc khu kinh tế được Quốc hội Việt nam tranh luận vào tháng 6 đã gây ra các cuộc biểu tình chưa từng có. Dân chúng phẫn nộ vì đề xuất mở ba địa điểm chiến lược tại Việt Nam với kỳ hạn thuê 99 năm, họ tin rằng - dự án này chắc chắn sẽ rơi vào tay các công ty Trung Quốc.

Chế độ cộng sản của Việt Nam thường đánh quỵ các lời kêu gọi về nền dân chủ đa đảng. Mặc dù vậy, xã hội dân sự và một số tiếng nói cải cách bên trong chính phủ đã có thể trì hoãn và sửa đổi các chính sách (gắn liền với Trung Quốc) không được người dân ưa chuộng.

Cố vấn kinh tế, ông Lê Đăng Doanh dự đoán một "phản ứng mạnh mẽ từ người dân Việt Nam", South China Morning Post dẫn lời. Ông đã ký một bản kiến nghị với Quốc hội, kêu gọi hoãn. Các "phản ứng mạnh mẽ" bùng nổ tại ít nhất sáu thành phố và thị tứ bao gồm thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Vinh và Hà Nội, và khiến bộ máy an ninh quốc gia cộng sản mất cảnh giác.

Việt Nam đã chứng kiến một loạt các cuộc biểu tình nhỏ hơn trong những năm gần đây, chủ yếu chống lại chính phủ Trung Quốc, ủng hộ tuyên bố lịch sử của Việt Nam đối với các đảo ở Biển Đông. Một người bảo vệ nhân quyền và blogger với 42.500 người theo dõi trên Facebook - Anh Chi giải thích : "những cuộc biểu tình gần đây của người Việt Nam nhằm chống lại cuộc xâm lược, mở rộng của Chính phủ Trung Quốc ở Biển Đông". Những vụ bê bối đầu tư của Trung Quốc cũng gây ra các cuộc biểu tình như dự án mỏ bauxite năm 2009 và một vụ tràn chất thải độc hại năm 2016, quét sạch cá dọc theo bờ biển dài 120 km (người dịch - có lẽ tác giả nhầm lẫn giữa Đài Loan và Trung Quốc ?).

Internet của Việt Nam với hơn 60% dân số sử dụng, theo số liệu của Liên Hợp Quốc, và quốc gia này đứng thứ 7 thế giới về số lượng người dùng Facebook (58 triệu người dùng). Các nhà phê bình chính trị nghi ngờ rằng Trung Quốc có thể đã trao đổi khả năng giám sát với Việt Nam, nhưng thừa nhận không có bằng chứng đủ rõ ràng. "Chúng tôi biết rằng cảnh sát an ninh mạng Việt Nam được đào tạo tại Trung Quốc", blogger Mạnh Kim viết vào tháng Sáu. "Chúng tôi không thể loại trừ việc Trung Quốc đã giúp Việt Nam thiết kế và trang bị cơ sở hạ tầng an ninh mạng của mình".

Cuộc tranh luận nhằm phản đối dự thảo luật đặc khu kinh tế diễn ra sôi nổi trên mạng xã hội. Đức Giám mục Paul Nguyễn Thái Hợp, một nhân vật hàng đầu của cộng đồng Công giáo Việt Nam, đã nêu trong một bản kiến nghị với Quốc hội rằng biện pháp này có thể gây hại cho lợi ích quốc gia, đặc biệt là an ninh và chủ quyền lãnh thổ, và người Trung Quốc "thông qua các tập đoàn tư bản của họ, những tập đoàn được chống lưng bởi vốn và ưu đãi để chinh phục những khu vực đặc biệt này như một cuộc xâm lược mềm".

Anh Chi thừa nhận rằng ông "hiếm khi thấy sự quan tâm của người dân đối với Quốc hội, một cơ quan lập pháp thường đóng vai trò là một con dấu cao su cho Ủy ban Trung ương Đảng cộng sản".

Hàng chục ngàn người Việt Nam phản đối trực tuyến và trên đường phố. Chuyên gia Việt Nam Carl Thayer giải thích rằng các khu vực có thể mang lại lợi ích kinh tế, nhưng các địa điểm rất nhạy cảm : Quảng Ninh nằm gần biên giới với Trung Quốc ; đảo Phú Quốc nằm trong phạm vi tuyên bố đường chín đoạn của Trung Quốc, gần các dự án và xây dựng cảng của Trung Quốc ở vùng duyên hải Campuchia ; và Bắc Vân Phong nằm ở tỉnh Khánh Hòa (nơi có vịnh quân sự Cam Ranh).

Trung Quốc có thể sẽ là nhà đầu tư lớn trong khu vực, và Đông Nam Á là một phần của "Một vành đai - một con đường". Vũ Quang Việt, cựu nhân viên kinh tế của Liên Hiệp Quốc hoài nghi về lợi ích và cho rằng, "các ưu đãi được đề xuất sẽ chỉ khuyến khích phát triển bất động sản và các dự án sòng bạc, nó sẽ không gia tăng các ngành công nghệ cao mà Việt Nam cần để thúc đẩy nền kinh tế". 

Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu nhà nước và lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam, trì hoãn việc thông qua luật cho đến tháng 10 và sau đó một lần nữa cho đến tháng 5 năm 2019 - một phần chiến thắng cho các nhà phê bình. Nhưng (có vẻ - lời người dịch) các nhà lãnh đạo của Việt Nam hy vọng sẽ thông qua luật vào năm tới, với sự hỗ trợ của việc kiểm soát Facebook bằng Luật An ninh mạng, vốn mở rộng giám sát và kiểm duyệt, để chống lại các blogger đối lập.

Trung Quốc là một câu hỏi hóc búa cho các nhà lãnh đạo Việt Nam. Học sinh Việt Nam được dạy rằng các triều đại Trung Quốc đã chiếm đóng đất nước của họ trong gần một thiên niên kỷ (111 trước công nguyên - 938 sau công nguyên). Gần đây nhất là năm 1979, Trung Quốc xâm lược Việt Nam và "trừng phạt Hà Nội" khi Hà Nội lật đổ chế độ Pol Pot tàn bạo - vốn tàn phá Campuchia với hàng triệu người bị di dời, nô lệ, tra tấn và bị giết. Trung Quốc và Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ trong những năm 1990 với thương mại, đầu tư và ngoại giao. Trong khi đó, xung đột mở vẫn tiếp tục về việc quân sự hóa Trung Quốc của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông và việc đánh chìm các tàu đánh cá Việt Nam ở vùng biển tranh chấp vẫn diễn ra như một thách thức to lớn.

Lãnh đạo Việt Nam hôm nay tìm cách cân bằng giữa việc lên án chính thức các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông và tiếp cận thực dụng chương trình hợp tác thương mại và đầu tư. Bắc Kinh xếp đầu bảng trong danh sách những nước xuất khẩu và nhập khẩu thương mại với Việt Nam.

Các cuộc phản đối hàng loạt của tháng Sáu phản ánh một cách cảm quan rằng, người Việt không còn tin tưởng chính phủ. Và nỗi lo sợ về sự xâm chiếm của Trung Quốc không chỉ giới hạn ở những nhà bất đồng chính kiến lưu vong ở Mỹ và Pháp, mà còn ở trong nhiều người – vốn nằm trong đội cố vấn cấp cao của chính phủ.

Ông Phạm Chí Dũng cho rằng, các nhà cải cách gần gũi với chính phủ Hà nội đã chia sẻ sự vỡ mộng về chính sách mơ hồ và mối quan hệ "quá ấm" giữa Hà Nội với Trung Quốc.

Hà Nội đang tiến gần đến việc xem xét cẩn thận hơn và điều chỉnh các dự án đầu tư của Trung Quốc - nhưng cũng dường như quan tâm nhiều hơn đến việc thu hút thêm tài trợ của Trung Quốc để phát triển cơ sở hạ tầng. Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên bố tại hội chợ triển lãm quốc tế của Trung Quốc tổ chức tại Thượng Hải, rằng Việt Nam là "vùng đất hứa hẹn cho các nhà đầu tư quốc tế, trong đó có Trung Quốc". Ông nói thêm rằng Việt Nam cần 25 tỷ USD mỗi năm để phát triển cơ sở hạ tầng.

Tư tưởng bảo thủ của Hà Nội có thể quá gần với mô hình Trung Quốc, và các nhà cải cách trong đảng lẫn trong chính phủ, cùng với sự trỗi dậy mạnh mẽ của chủ nghĩa dân tộc trong xã hội, ngày càng xem xét tính hợp pháp của Chính phủ cộng sản Hà Nội. Bởi họ cho rằng, lãnh đạo Hà Nội đang thiếu tầm nhìn cho chiến lược phát triển – một chiến lược bảo vệ nền văn hóa, sự độc lập trước Trung Quốc.

Hoa Nghi

Nguồn : VNTB, 02/12/2018

Published in Diễn đàn