Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lại sẽ có dịp tuyên bố "mình phải có thế nào người ta mới thế chứ". Ông Trọng đã được đón tiếp tại Nhà Trắng năm 2015. Nay, nay ngài Tổng bí thư hy vọng sẽ đi vào lịch sử với việc được bước vào Phòng Bầu dục lần thứ hai và tuyên bố nâng cấp quan hệ. Nhưng "Đối tác Chiến lược" với Mỹ không thay thế cho nội trị và hội nhập sâu rộng với Trật tự dựa trên luật lệ.

doitac1

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Phó tổng thống Mỹ Joe Biden ở Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 7/7/2015 - AFP

___________

Chộn rộn cả ở Mỹ lẫn Việt Nam

Tháng 1/2024 sang năm, cử tri Đài Loan sẽ quyết định chọn đường hướng đối ngoại của bà Thái Anh Văn hay của ông Mã Anh Cửu. Hai chính khách hàng đầu này của Đài Loan đang công du nước ngoài, đi về hai hướng khác nhau. Bà Thái bay về hướng Đông, trên đường đi Nam Mỹ và sẽ ghé lại Los Angeles (Mỹ). Trong khi đó, cựu Tổng thống Mã bay sang hướng Tây, qua Nam Kinh (Trung Quốc) viếng đền thờ Tôn Trung Sơn. Cả hai người đều nhắm ảnh hưởng đến dư luận công chúng, chuẩn bị cho cuộc bầu cử năm tới. Đấy chính là dấu hiệu cho thấy dân Đài Loan đang sống trong dân chủ tự do thật sự ! (1).

Dư luận Việt Nam từ tối 29/3/2023 đến nay cũng đang dậy sóng về chuyện Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mùa hè tới đây có sang thăm Mỹ theo lời mời của Tổng thống Joe Biden hay không ? 779 tờ báo trong nước, dưới cái gậy chỉ huy của một Tổng biên tập duy nhất là Tuyên giáo Trung ương, lại được dịp cùng tấu lên trong một dàn đồng ca về thắng lợi của ngoại giao của Việt Nam (2). Nhưng người dân Việt Nam thì không hề có tiếng nói ông Trọng sang Mỹ nên làm gì cho ích quốc lợi dân. Đi hay không, nhiều khi do tự ông và một vài đồng chí trong Bộ Chính trị quyết định.

Tuy nhiên, các tờ báo của Hà Nội dịp này cũng được phép trích lại một cách khá đầy đủ các bài viết của truyền thông Mỹ, rằng năm 2023 này là thời điểm chín muồi cho một tiếp xúc cấp cao. Nếu sang 2024, nước Mỹ sẽ bị chìm trong vận động tranh cử Tổng thống. Sang 2025 càng bất khả, vì Đảng cộng sản Việt Nam chuẩn bị cho Đại hội 14 năm sau đó. Đề tài "Người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam sẽ lại được đón tiếp tại Nhà Trắng ?" quả thật là đề tài nóng ở cả hai nước. Với mối quan hệ chặt chẽ giữa Mỹ và Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như hiện nay, nhất là kinh tế và an ninh, việc không có một chuyến thăm của một lãnh đạo Việt Nam nào đến Nhà Trắng kể từ khi ông Phúc được Tổng thống Donald Trump mời thăm Washington năm 2017 là không tương xứng (3). 

Các báo Việt Nam còn được đăng lại khá chi tiết bài viết trên trang web của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) về các trụ cột tạo nên "Đối tác chiến lược" : i) khám phá một thỏa thuận nhằm thúc đẩy khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng để đảm bảo nguồn đầu vào ổn định và đa dạng, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ ; ii) coi an ninh ở Biển Đông là ưu tiên hàng đầu… iii) hai nước có thể đẩy mạnh hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu và iv) tiếp tục các cuộc đối thoại có chất lượng chiến lược về tất cả mọi lĩnh vực, từ kinh tế đến chính trị, từ môi trường đến an ninh liên khu vực…

Trung Quốc vẫn có thể phá bĩnh

Rút kinh nghiệm từ năm ngoái, trong không khí căng thẳng xung quanh vụ Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đi Đài Loan, Hà Nội lại tiếp Ngoại trưởng Nga sang thăm, rồi ngăn không cho mẫu hạm Ronald Reagan vào Đà Nẵng, dù đã lên kế hoạch từ trước. Thế là chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Blinken bị đình hoãn cho đến tháng tư năm nay. Mà từ nay đến tháng 7 vẫn có nhiều chuyện có thể xảy ra xung quanh căng thẳng Trung – Mỹ liên quan đến Đài Loan, Biển Hoa Đông và Biển Đông. Bản lĩnh như Thái Anh Văn mà vẫn phải yêu cầu Mỹ đừng làm chuyện này chuyện kia để chọc giận thêm Trung Quốc, tuy kỳ này bà vẫn quyết định ghé qua Los Angeles.

Việt Nam dẫu có nhún nhường với Trung Quốc bao nhiêu đi nữa thì vẫn không thể ngăn cản họ phá bĩnh, ngăn cản họ bành trướng và xâm chiếm biển đảo, thậm chí cả trên đất liền nếu như mỗi khi họ thấy có cơ hội. Chắc hẳn Việt Nam ý thức được rằng, Trung Quốc do dự làm chuyện đó khi còn sự hiện diện của Mỹ trên Biển Đông mà thôi. Chính Mỹ mới là nước có thể góp phần bảo vệ sự toàn vẹn chủ quyền cho Việt Nam chứ không có nước nào khác có thể làm được chuyện đó. Hơn nữa, với "khúc ruột ngàn dặm" dài nhất của Việt Nam đang trên đất Mỹ thì thêm lý do, duyên nợ với Mỹ phải được coi trọng nhất. Đó sẽ là cơ sở hậu cần quan trọng cho Hà Nội trong mọi lãnh vực để có thể sống bên cạnh Trung Quốc (4). 

Tổng thống Joe Biden từng làm nghị sĩ lâu năm nên biết cung cách cư xử trong chính trị Mỹ. Với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ phách lối, trong vòng ba tháng sau khi đắc cử, ông Joe Biden không nói chuyện bằng điện thoại với ông Erdogan, mặc dù ông Erdogan chúc mừng ông Joe Biden rất sớm. Hiện nay ông Joe Biden và Thủ tướng Israel Netanyahu có sự bất đồng ý kiến về cách đối xử với Palestine, về lối cai trị trong nước Do Thái, ông Joe Biden khuyên mà ông Netanyahu không nghe. Khi nhà báo hỏi Tổng thống Biden là ông có tiếp ông Netanyahu ở Tòa Bạch Ốc hay không thì ông Joe Biden trả lời trong vòng nhiệm kỳ này thì không. Tổng thống Joe Biden cho mọi người thấy rõ thái độ dứt khoát của ông ấy. Nếu Mỹ không nâng cấp quan hệ với Việt Nam và không mời ông Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ thì làm thế nào hiểu được đường lối đối với Việt Nam của Mỹ ra sao ?

Nếu thật sự vì dân, vì nước

OK ! Sống cạnh một tay trọc phú lại vũ phu, bất chập mọi luật lệ và đạo lý thì phải giả vờ làm chư hầu, cũng là điều có thể chấp nhận. Nhưng để chuyến vào Nhà Trắng lần thứ hai thực sự đi vào lịch sử, Văn phòng Tổng bí thư nên khuyên ông Trọng làm hai điều sau đây trước và sau khi sang Mỹ về. Điều thứ nhất, ông Trọng có thể hãnh diện ngồi xe lăn để "đi vào" Nhà Trắng, giống như Tổng thống Franklin D. Roosevelt năm nào. Sức khỏe của ông giờ đây không còn là "bí mật quốc gia" nữa. Bàn dân thiên hạ ai chả biết. Ông không nhất thiết phải đi theo kiểu "chấm phẩy" rồi chỉ cho phép vô tuyến quay đoạn ông đã ngồi xuống hay chỉ đứng một nơi bắt tay với đối tác. Nên nhớ là truyền thông Mỹ từ xứ sở tự do. Kiểu gì thì họ cũng quay được đoạn ông chuyển động như một "người máy", mà như thế thì thì thật là bất tiện. Chi bằng ông cứ ngồi xe lăn và cho một vệ sỹ đẩy ông vào phòng khánh tiết.

Điều thứ hai, nếu ông Trọng điều khiển được "thanh kiếm và lá chắn" Tô Lâm cùng làm thì chuyến đi của ông không chỉ đi vào lịch sử mà sẽ còn vang dội non sông. Ấy là sau khi đi Mỹ về ông hãy cho thực hiện những điều đã được hiến định, từ luật biểu tình đến quyền lập hội… đặc biệt những điều ước Việt Nam đã thỏa thuận và ký kết với quốc tế. Nếu tiến được xa hơn, ông cho điều chỉnh ngay hai bộ luật 117 và 331. Bớt bắt bớt đi ông Tổng bí thư ạ ! Một đất nước mà nhìn đâu cũng thấy kẻ thù là hiện tượng không bình thường ! Xây dựng quốc gia hùng mạnh, có hiệu quả là tiến trình trong đó xã hội dân sự là một thành phần quan trọng cần được phát huy. Đất nước không có đặc tính xã hội dân sự là một quốc gia bị Nhà nước hóa, Công an trị và như vậy, người dân bình thường không có tiếng nói và đóng góp gì trong các vấn đề quan trọng của quốc gia. Trên lý thuyết và trong thực tế, xã hội dân sự phải được độc lập với chính quyền và đóng vai trò phản biện trong những chính sách của chính phủ. Đó chính là vai trò cần khuyến khích của cộng đồng dân cư (5). 

Ngược lại, nếu Nguyễn phú Trọng lần này sang Mỹ chỉ để "tự sướng", chỉ để tỏ ra mình là người duy nhất biết cách "kiểm soát và cân bằng" quyền lực giữa hai cường quốc có ý nghĩa then chốt đối với an ninh và phát triển Việt Nam, thì chuyến đi của ông sẽ không vang dội mà cũng chẳng đi vào lịch sử. Kinh tế – xã hội Việt Nam đang vào hồi bi đát. "Bóng đè" Trung Quốc trở thành sức ép không chỉ với Việt Nam mà lên toàn khu vực. Trung Quốc còn ngấm ngầm thúc đẩy một xu hướng nguy hiểm, đó là lối kéo Việt Nam vào "Trật tự Trung Hoa" (Pax Sinica) với bốn trụ cột bao gồm các sáng kiến về "Vành đai Con đường" (BRI), "An ninh Toàn cầu" (GSI), "Phát triển Toàn cầu" (GDI) cùng với "Văn minh Toàn cầu" (GCI) (6). Tiền nhân chúng ta từ hàng ngàn năm nay đã chống chọi phải nói là thành công, tuy khá vất vả, với sức nặng bành trướng của chủ nghĩa Đại Hán. Mong hồn thiêng sông núi phù hộ cho Tổng bí thư và Đảng của ông hãy "trông Bắc trông Nam trông cả Địa cầu", đừng để lịch sử gép ông cùng duộc với những người hiện đang bị lên án, đó là "hèn với giặc, ác với dân". Chúc TBT thượng lộ bình an !

Vương Tùng Lâm

Nguồn : RFA, 04/04/2023

Tham khảo : 

1. https://www.voatiengviet.com/a/thai-anh-van-ghe-my-ma-anh-cuu-sang-trung-quoc/7028708.html

2. https://tuoitre.vn/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-nhan-loi-moi-tham-my-tu-tong-thong-joe-biden-20230330012910935.htm

3. https://www.voatiengviet.com/a/nguoi-dung-dau-dang-cong-san-nguyen-phu-trong-se-lai-duoc-tiep-don-tai-nha-trang/7032251.html

4. https://www.voatiengviet.com/a/nguoi-dung-dau-dang-cong-san-nguyen-phu-trong-se-lai-duoc-tiep-don-tai-nha-trang/7032251.html

5. https://www.voatiengviet.com/a/xa-hoi-dan-su-doc-lap-doi-tac-hay-doi-lap-voi-nha-nuoc-/7025978.html

6. https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/decipher-nguyen-phut-trong-recent-visit-to-china-11042022122337.html

Published in Diễn đàn

Chỉ khoảng ba tuần sau chuyến công du Hà Nội của phó tổng thống Mỹ Kamala Harris, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng chọn Việt Nam mở đầu cho vòng công du bốn nước Đông và Đông Nam Á. Phó tổng thống Hoa Kỳ lên án những đòi hỏi chủ quyền và hành động chèn ép của Trung Quốc ở Biển Đông. Còn ông Vương Nghị như buộc các nước liên quan giữ nguyên trạng ở Biển Đông, đồng thời chống lại các hành động can thiệp của các thế lực bên ngoài.

doitac1

Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tiếp phó tổng thống Mỹ Kamala Harris tại Phủ Chủ tịch, Hà Nội, ngày 25/08/2021.  AP - Manan Vatsyayana

Phát biểu tại Hà Nội ngày 25/08/2021, phó tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris đã kêu gọi Việt Nam cùng "tìm cách gây áp lực, gia tăng sức ép... đối với Bắc Kinh để buộc họ tuân thủ Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, và thách thức các hành vi bắt nạt và yêu sách hàng hải quá mức của Trung Quốc". Ngoài vấn đề Biển Đông, Hoa Kỳ sẵn sàng tăng cường giúp đỡ Việt Nam về mặt quốc phòng, chống đại dịch Covid-19, mà bằng chứng cụ thể nhất thể hiện cho thiện chí của Mỹ là viện trợ ngay cho Việt Nam trong vòng 24 giờ một triệu liều vac-xin Moderna.

Tóm lại, Washington muốn nâng cấp quan hệ với Hà Nội, từ "đối tác toàn diện" lên "đối tác chiến lược". Giới chuyên gia cho rằng Việt Nam muốn như thế nhưng dè chừng Bắc Kinh tức giận. Đâu là những lợi ích và trở ngại cho Việt Nam nếu thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ ? RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi với nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, giảng viên trường Sư phạm Lyon (ENS), Pháp.

*****

RFI :Nâng cấp quan hệ "đối tác toàn diện" lên thành "đối tác chiến lược" với Hoa Kỳ có thể mang lại những lợi ích gì cho Việt Nam ? Đâu là những trở ngại chính trị và quân sự có thể tác động đến việc nâng cấp này ?

Laurent Gédéon : Việt Nam đã ký quan hệ đối tác chiến lược với Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Anh Quốc, Đức, Pháp. Vì thế cần phải xem là Việt Nam tìm kiếm gì khi ký kết một thỏa thuận đối tác chiến lược ?

Tôi nghĩ là theo quan điểm của Hà Nội, quan hệ đối tác chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt, thứ nhất là cho an ninh, vì thỏa thuận giúp tăng cường cho ngoại giao và quốc phòng của Việt Nam, tiếp theo là cho kinh tế, vì một quan hệ đối tác chiến lược góp phần cho sự phát triển của đất nước, và cho ngoại giao, vì một thỏa thuận như vậy giúp Hà Nội có được sự ủng hộ khi cần về chính sách đối ngoại. Từ những điểm này, nếu nhìn vào trường hợp Hoa Kỳ, có thể thấy đúng là quan hệ giữa hai nước có thể sẽ được thắt chặt hơn, nhưng cũng có thể đặt ra một số trở ngại, dù phía Hoa Kỳ đưa ra yêu cầu mạnh mẽ.

Trở ngại đầu tiên liên quan đến chính sách đối nội của Việt Nam. Có thể nói tóm lược rằng trong đảng Cộng Sản Việt Nam có nhiều khuynh hướng khác nhau, như khuynh hướng "thân Trung Quốc", hay ít nhiều "ngả về phía Hoa Kỳ", mà không bên nào chịu thua bên nào. Ngoài ra còn có một số khuynh hướng khác, được thể hiện qua nhiều cấp độ quan điểm khác nhau trong chính sách của Việt Nam, với kết quả có thể thấy được mà chúng ta biết hiện nay. Dù các nhà lãnh đạo Việt Nam nhất trí không để mất chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng họ lại bất đồng về cách hành động. Một số người thiên về việc tăng cường xích lại gần Hoa Kỳ. Một số khác từ chối. Vì thế, có thể thấy cản trở đầu tiên để tiến tới quan hệ chiến lược này là chính sách đối nội và sự mất cân bằng chính trị nội bộ của Việt Nam.

Rào cản tiếp theo mang tính quân sự, liên quan đến việc từ lâu Việt Nam vẫn sử dụng vũ khí của Nga. Một phần lớn hệ thống vũ khí của Việt Nam là do Liên Xô hoặc Nga sản xuất. Việt Nam bị phụ thuộc nhiều vào thiết bị quân sự của Nga, đến 80%. Điều này đặt ra vấn đề tương thích vũ khí do Hoa Kỳ sản xuất vào hệ thống hiện có. Ngoài ra, phải kể thêm một vấn đề pháp lý liên quan đến Đạo luật Chống lại đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt (Countering America’s Adversaries Through Sanctions Act, CAATSA) nhằm trừng phạt những nước mua vũ khí Nga. Đây là một khó khăn dù có thể giải quyết được về mặt ngoại giao, nhưng vẫn là một vấn đề cần được nêu.

Trở ngại thứ ba đối với Việt Nam là mức độ tin cậy vào Washington, mà có thể thấy qua những sự kiện gần đây, ví dụ cam kết chiến lược của Mỹ bị suy yếu dưới thời tổng thống Trump. Dù chính quyền Biden đã đổi hướng, nhưng dù sao đây vẫn là một tiền lệ khó có thể khiến các nước muốn xích lại gần Washington cảm thấy yên tâm.

RFI : Ngoài ra còn có những trở ngại nào khác ?

Laurent Gédéon : Có thể kể đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, không quá quan trọng hoặc không được nhắc nhiều dưới thời tổng thống Trump, nhưng lại là vấn đề nhạy cảm đối với chính quyền Biden và từng là một điểm trong chiến dịch tranh cử của ông.

Tiếp theo là những bất trắc về khả năng Hoa Kỳ gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTTP, thỏa thuận thay thế cho Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương - TPP. Hiện chưa rõ là Mỹ sẽ tham gia hiệp định chung này, hay sẽ phát triển một hiệp định song phương khác với Việt Nam.

Khúc mắc cuối cùng về Hoa Kỳ của Hà Nội là trường hợp Afghanistan, nơi quân đội Mỹ can thiệp sâu rộng và giờ rút lui. Điều này xảy ra trong bối cảnh địa-chính trị trong vùng rất bất ổn, có thể dẫn tới xung đột và khiến tôi nghĩ đến sự ổn định chiến lược địa-chính trị của Đài Loan hiện nay, đến hiệu ứng domino từ một cuộc khủng hoảng ở Đài Loan đến Biển Đông, đến việc phương Tây gia tăng sức ép ở trong vùng thông qua việc hải quân Anh, Pháp, Úc và dĩ nhiên là Hoa Kỳ tăng cường hiện diện ở Biển Đông, ở eo biển Đài Loan, cũng như ở nhiều khu vực khác trong vùng.

Để kết luận về khả năng Việt Nam bước vào quan hệ hợp tác chiến lược với Hoa Kỳ, có thể nói là Hà Nội sẽ được lợi, chắc chắn là về mặt an ninh quân sự, nhưng cũng có nguy cơ bị mất quyền tự chủ chiến lược. Vì thế có thể nhận thấy là phía Việt Nam thận trọng trong kiểu thỏa thuận như vậy.

RFI : Trong trường hợp Việt Nam kí quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ, việc này có vi phạm nguyên tắc "Bốn Không" của Việt Nam không ?

Laurent Gédéon : Đúng là Sách Trắng quốc phòng gần đây nhất của Việt Nam năm 2019 nêu nguyên tắc "Bốn Không". Tôi xin nhắc lại, đó là "không tham gia liên minh quân sự ; không liên kết với nước này để chống nước kia ; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác" và điểm "Không" thứ tư, được thêm vào "Ba Không" truyền thống, đó là "không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế".

Đúng là nguyên tắc "Bốn Không" có vẻ ngăn cản Hà Nội trở thành một bên tham gia vào một cuộc xung đột, ngoại trừ một vụ tấn công trực tiếp vào lãnh thổ Việt Nam. Nhưng trong Sách Trắng quốc phòng 2019 cũng có một cảnh báo : "Tùy vào diễn biến tình hình và trong những điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết và tương ứng với các nước khác", dù có nguồn gốc chính trị là gì và mức độ phát triển ra sao. Có thể thấy là lần đầu tiên Việt Nam tạo điều kiện cho việc diễn giải nguyên tắc "Bốn Không". Và điều này có thể mở đường cho khả năng thắt chặt hợp tác quân sự với Hoa Kỳ.

Việt Nam cũng rất lưu ý đến việc lần đầu tiên cùng với Hàn Quốc, New Zealand được mời tham gia hội nghị QUAD+ vào tháng 03/2020 tập trung vào đại dịch Covid-19. Đáng chú ý ở chỗ Việt Nam đều có mối quan hệ vững chắc với các nước Bộ Tứ - QUAD gồm Nhật Bản, Ấn Độ, Hoa Kỳ và Úc. Đặc biệt Việt Nam có quan hệ chiến lược với ba trong số bốn nước này, trừ Mỹ.

Ở đây cần tìm hiểu là liệu Hà Nội có tiếp cận những nước này, một cách gián tiếp thông qua những cơ chế hợp tác quốc tế chứ không phải là trực tiếp qua những cơ chế quân sự. Trong khi trên thực tế những cơ chế hợp tác quốc tế này lại giúp Việt Nam tham gia vào các cấu trúc liên minh quân sự không chính thức, dù có vẻ đi ngược lại phần nào với nguyên tắc "Bốn Không". Dường như đây là cách tiếp cận có chủ ý của chính quyền Việt Nam.

Ngoài ra, cần biết rằng trong một cuộc thăm dò ý kiến cuối năm 2019 của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), đa số người dân Việt Nam được hỏi ý kiến đều coi Bộ Tứ - QUAD là khung thể chế quan trọng nhất trong vùng, hơn cả ASEAN. Đây là một chỉ số đáng chú ý về khả năng Hà Nội tham gia vào các kiểu liên minh dù không mang tên chính thức như vậy, bất chấp những gì ghi trong Sách Trắng, hay nguyên tắc "Bốn Không".

RFI : Mỹ đã ký bao nhiêu quan hệ đối tác chiến lược ở Châu Á và khác gì với liên minh với Philippines ?

Laurent Gédéon : Hoa Kỳ đã ký nhiều thỏa thuận quan hệ đối tác chiến lược quan trọng trong vùng. Tôi xin nhắc một vài thỏa thuận như với Ấn Độ, tập trung vào khả năng răn đe và bảo vệ lợi ích chung cũng như về chống đại dịch và biến đổi khí hậu ; với Indonesia tập trung chủ yếu vào kinh tế và giữ gìn trật tự quốc tế theo các quy định đã có ở Ấn Độ-Thái Bình Dương ; với Singapore trong đó có một mảng hợp tác quân sự đáng chú ý, với việc một đơn vị hải quân Mỹ hiện diện ở một cảng của nước này. Ngoài ra, còn phải kể đến thỏa thuận chiến lược tổng thể hơn với ASEAN về y tế công cộng, khả năng kết nối, hợp tác kinh tế và hợp tác hàng hải về mặt môi trường.

Nhưng điều mà chúng ta nhận thấy là những quan hệ đối tác chiến lược này không phải là những hiệp ước liên minh quân sự, nhưng có những mảng quân sự ít nhiều quan trọng. Đối với những nước rất gần gũi với Hoa Kỳ thì Washington thiết lập liên minh quân sự, chứ không phải là đối tác chiến lược, như với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Philippines. Trong trường hợp ba nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines, Washington có lực lượng quân đội thường trực hoặc tạm thời.

Riêng trường hợp Philippines, Hoa Kỳ có Thỏa thuận Thăm viếng quân sự (Visiting Forces Agreement, VFA), một phiên bản của Hiệp ước phòng thủ chung được Washington và Manila ký năm 1951. Thỏa thuận VFA hiện nay quy định sự hiện diện của quân đội Mỹ trên lãnh thổ Philippines trong những dịp tập trận, huấn luyện chung, chiến hạm cập cảng, hay bất kỳ hoạt động nào giữa quân đội hai nước. Thỏa thuận Thăm viếng quân sự VFA này đã được tổng thống Rodrigo Duterte tái khẳng định triển hạn hôm 30/07/2021, trong khi Hoa Kỳ vẫn nhắc lại là tiếp tục bảo vệ Phillipines trong trường hợp nước này bị tấn công vũ trang ở Biển Đông.

VFA giữa Mỹ-Philippines là một thỏa thuận quân sự, trái với quan hệ đối tác chiến lược. Tuy nhiên, tùy theo ý muốn và chiến lược của hai bên, ví dụ trong trường hợp của Việt Nam và Mỹ, có thể sẽ có một vế quân sự được điều chỉnh để đáp ứng những quan ngại chiến lược của mỗi bên. Nhưng phải nhắc lại là quan hệ đối tác chiến lược không phải là một liên minh quân sự như trường hợp của Mỹ và Phillippines.

RFI : RFI tiếng Việt xin chân thành cảm ơn nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, trường Sư phạm Lyon (Ecole Normale supérieure de Lyon) tại Pháp.

Thu Hằng thực hiện

Nguồn : RFI, 20/09/2021

*****

Đọc thêm :

Phần 1 Phó tổng thống Mỹ đến Việt Nam tìm thêm đối tác kiềm chế Trung Quốc

Published in Diễn đàn

EU và Trung Quốc mối quan hệ từ đối tác chiến lược chuyển thành đối thủ hệ thống. Điều gì đã đẩy hai bên đi đến bước đường này ?

tqeu01

Trong một tài liệu bàn về một số thành tựu và nhiều thiếu sót trong quan hệ và hợp tác giữa Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc có tựa đề "EU-Trung Quốc : tầm nhìn chiến lược" được công bố mới đây, kể từ tháng 3/2019, Trung Quốc chính thức là đối thủ hệ thống của EU. Đã qua rồi cái thời EU cổ vũ mối quan hệ đối tác chiến lược của mình với Trung Quốc, sự hiểu biết lẫn nhau, những lợi ích chung và các cuộc đối thoại lĩnh vực tạo ra cơ sở mang tính công cụ để thông qua các chính sách chung cũng như giải quyết nhiều vấn đề về chương trình nghị sự thương mại và đầu tư song phương. Cái gọi là các cuộc đối thoại giữa EU và Trung Quốc (cho đến nay lên tới con số hơn 60) vẫn còn đó và cả một số ngôn từ chính trị có phần nhẹ nhàng của Brussels trong các cuộc chạm trán giữa EU và Trung Quốc. Tuy nhiên, đã đến lúc các nhà hoạch định chính sách Brussels phải có đầu óc thực tế hơn trong quan hệ song phương với Trung Quốc, một quốc gia gần như không tương đồng với EU về cách tiếp cận chính trị và an ninh quốc tế. Còn hiện giờ thì sao ? Họ cần và sẽ tiếp tục những nỗ lực tìm kiếm nền tảng chung và hợp tác trong nhiều lĩnh vực được liệt kê trong các cuộc đối thoại giữa EU và Trung Quốc (như chính sách khu vực, an ninh, an ninh hàng hải, giáo dục, môi trường, an toàn thực phẩm, nông nghiệp, chính sách công nghiệp…). Tuy nhiên, việc EU cuối cùng chính thức thừa nhận rằng Trung Quốc không bao giờ là đối tác chiến lược theo kiểu mà các nhà hoạch định chính sách ở Brussels đã nói đến kể từ năm 2003 cũng có ích. Trước hết, các quan chức ở Brussels không còn phải giả vờ rằng họ có thể tác động và thay đổi các chính sách đối nội và đối ngoại của Trung Quốc khi đây được cho là điều mà các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh không muốn nhất và/hoặc cho phép khi đối thoại với EU (hoặc bất kỳ ai khác về vấn đề đó). Nói tóm lại, sự lạc quan rằng Bắc Kinh sẵn sàng tiếp thu những lời khuyên và hướng dẫn của các nước bên ngoài như không giam giữ và "giáo dục lại" các nhóm dân tộc thiểu số hay là kiềm chế chiếm đóng và xây dựng các căn cứ quân sự trên các đảo tranh chấp ở Biển Đông giờ đây dường như được thay thế bằng một đánh giá thực tế về ảnh hưởng (hay thiếu ảnh hưởng) của EU đối với các chính sách đối nội và đối ngoại của Trung Quốc. Và thẳng thắn mà nói, đó không nhất thiết là một điều tồi tệ : Nó đem lại cho EU và các nước thành viên của mình lựa chọn can dự với Trung Quốc khi họ muốn vừa can dự vừa có quyền ngừng can dự khi các chính sách kinh tế và đối ngoại của Bắc Kinh về cơ bản chống lại các cách tiếp cận, giá trị và chuẩn mực của EU. Đó là điều họ vẫn thường làm.

Đã đến lúc gây sức ép thực sự buộc các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc tuân thủ các quy tắc cơ bản của phương Tây về hoạt động chính trị, thương mại và an ninh quốc tế. Trên thực tế, Trung Quốc đã phải chịu áp lực rất lớn của Mỹ trong việc giải quyết nhiều vấn đề về thương mại, đầu tư và quyền tiếp cận thị trường mà Brussels đã thúc giục Bắc Kinh giải quyết trong nhiều năm nhưng không thành công : bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, quyền tiếp cận các thị trường ngân hàng và tài chính của Trung Quốc, và những thay đổi đáng kể trong hệ thống mua sắm chính phủ của Trung Quốc (cho phép các công ty châu Âu đưa ra các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng ở các nước EU, tương tự như các công ty Trung Quốc). Đường hướng chính sách đôi khi rất thất thường và thường xuyên gây hấn đối với Trung Quốc của Tổng thống Trump đã khiến các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh cân nhắc việc tuân thủ các yêu cầu mà Mỹ đưa ra, buộc Trung Quốc phải điều chỉnh lại chính sách thương mại và thuế quan. Nếu Trung Quốc quyết định nhượng bộ trước sức ép của Mỹ và thực sự giải quyết các khiếu nại của Mỹ về các thông lệ thương mại và đầu tư của mình, thì EU có lý lẽ vững chắc để thúc giục Trung Quốc đưa ra những nhượng bộ tương tự cho các nhà đầu tư châu Âu tại Trung Quốc. Đây không hẳn là chính sách ngoại giao thông thường, nhưng họ sẽ tìm mọi cách để đạt được mục đích đó, cho dù những thay đổi trong chính sách thương mại và đầu tư của Trung Quốc có thể do một vị Tổng thống Mỹ có mức tín nhiệm quốc tế gần bằng hoặc dưới không gây ra.

Trái ngược với các tiêu chuẩn và giá trị của EU

Kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2013, các học giả và nhà phân tích Trung Quốc ngày càng chịu áp lực phải tỏ ra kiên định với thông điệp rõ ràng của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Điều này cũng phải đánh đổi bằng việc mất đi các cuộc đối thoại và trao đổi mang tính xây dựng giữa các học giả châu Âu và Trung Quốc, với việc các học giả châu Âu nhận thấy họ chịu ảnh hưởng của chương trình tuyên truyền của Chính phủ Trung Quốc thông qua các đồng nghiệp người Trung Quốc của họ. Trong những năm gần đây, giới chức Trung Quốc đã đầu tư các nguồn lực rất lớn vào việc tăng cường kiểm duyệt các phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc, và Chủ tịch Tập Cận Bình đã hơn một lần ghé thăm các hãng truyền thông do nhà nước Trung Quốc kiểm soát, yêu cầu các nhà báo và nhà phân tích đưa ra những nhận định tích cực về Trung Quốc và chính sách của chính phủ dù cho có điều gì xảy ra. Việc đàn áp và trục xuất các nhà báo nước ngoài, các nhân viên thuộc tổ chức phi chính phủ (NGO) diễn ra ngày càng thường xuyên và số lượng các nhà báo và học giả nước ngoài trong danh sách đen bị cấm đến Trung Quốc ngày một tăng lên. Tất cả những điều này trái ngược với những các giá trị của EU và (hầu hết) các nước thành viên.

 Đối thủ hệ thống

Tháng 3/2019, EU cuối cùng đã gọi Trung Quốc là đối thủ hệ thống, điều lẽ ra họ phải làm từ lâu. Trong nhiều năm, Bắc Kinh có cơ sở để tin rằng Brussels không có can đảm để đối đầu với họ. Và quả thực, Bắc Kinh có lý do chính đáng để tin rằng chiến lược của họ - đưa ra "củ cà rốt" kinh tế và tài chính cho cá nhân các nước thành viên EU cần đầu tư - đang "xuôi chèo mát mái" : các nhà hoạch định chính sách của Bắc Kinh phát hiện ra rằng nếu đầu tư mạnh tay vào một cảng của Hy Lạp, thì Hy Lạp sẽ quay sang ủng hộ bằng cách phủ quyết tuyên bố chung của EU về vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc. Vào tháng 3, một số nhà phân tích và hãng truyền thông đã thổi phồng việc EU gọi Trung Quốc là đối thủ hệ thống như một sự thay đổi mạnh mẽ trong giọng điệu và thái độ đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, có lẽ họ đã đưa ra kết luận quá vội vàng vì Brussels sử dụng các từ "đối tác hợp tác" và "đối thủ hệ thống", trong cùng một câu trong bài viết về chính sách Trung Quốc được đề cập ở trên : "Trong các lĩnh vực chính sách khác nhau, Trung Quốc vừa là đối tác hợp tác mà EU có những mục tiêu liên kết khăng khít, một đối tác đàm phán mà EU cần tìm sự cân bằng lợi ích, vừa là đối thủ cạnh tranh kinh tế trong cuộc đua dẫn đầu về công nghệ cũng như là đối thủ hệ thống thúc đẩy các mô hình quản trị thay thế". Điều duy nhất gây ngạc nhiên là EU mất quá nhiều thời gian mới có thể đưa ra kết luận rằng kiểu can dự với Trung Quốc mà họ tìm kiếm trong 15 năm qua hóa ra là không thực tế.

Chia rẽ

Các học giả châu Âu như François Godement từ lâu đã cảnh báo rằng Bắc Kinh thích can dự với cá nhân từng nước thành viên EU, vì họ có thể nhận được điều họ không thể có được từ các thể chế EU. Khoảng năm 2010, Bắc Kinh bắt đầu nhận ra rằng quan hệ đối tác chiến lược không đương nhiên khiến Brussels dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí áp đặt đối với Trung Quốc sau năm 1989. Khi EU từ chối công nhận địa vị kinh tế thị trường của Trung Quốc, các nhà hoạch định chính sách Bắc Kinh đã quyết định bổ sung vào chính sách đối với EU cách can dự với cá nhân từng nước thành viên EU cần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Quả thật, trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã tận dụng thành công sự mất đoàn kết của EU và việc một số nước thành viên sẵn sàng điều chỉnh chính sách của họ đối với Trung Quốc tùy thuộc vào số tiền đầu tư của Trung Quốc mà họ nhận được. Chẳng hạn, tháng 6/2017, Hy Lạp đã ngăn chặn việc nhất trí thông qua một tuyên bố chung của EU về vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc, trong khi vào tháng 3 năm đó, Hungary đã ngăn cản EU thêm tên của họ vào một lá thư chung bày tỏ quan ngại về thông tin các luật sư bị giam giữ và tra tấn bất hợp pháp ở Trung Quốc. Sự chia rẽ bên trong EU về Trung Quốc xuất hiện một bước ngoặt vào năm 2012, khi một số nước thành viên nhiệt tình tham dự Diễn đàn hợp tác 16+1 do Trung Quốc khởi xướng, đưa Trung Quốc và 16 nước Trung Đông Âu (CEE) vốn đặc biệt quan tâm đến việc tiếp nhận đầu tư của Trung Quốc xích lại gần nhau. Khi Hy Lạp tham gia năm 2019, Diễn đàn hợp tác 16+1 đã trở thành Diễn đàn hợp tác 17+1.

Chắc chắn, thực tế có thể phức tạp hơn đôi chút và cáo buộc Trung Quốc tìm cách chia rẽ các thể chế và các nước thành viên EU đã trở thành một phần không thể thiếu và được lặp đi lặp lại trong giọng điệu của Brussels về Trung Quốc. Tuy nhiên, chắc chắn là Bắc Kinh đã sử dụng ảnh hưởng tài chính và kinh tế của mình để vượt mặt các thể chế EU khi đầu tư vào cá nhân các nước thành viên của khối này, đó là những khoản đầu tư không phải lúc nào cũng tuân thủ các quy tắc và quy định của EU. Đây là thực trạng của một số khoản đầu tư của Trung Quốc vào một nhóm nhỏ các nước thành viên EU (như Hungary, Hy Lạp, Slovakia và những nước khác). Tuy nhiên, Hy Lạp và Hungary không phải là những nước thành viên duy nhất lựa chọn các chính sách tự thân vận động gây chia rẽ. Chính phủ Italy đã khiến Brussels bực bội khi đăng ký tham gia sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) của Trung Quốc vào tháng 3/2019, do đó phớt lờ Ủy ban EU, vốn chịu trách nhiệm phối họp các chính sách thương mại và đầu tư của tất cả các nước thành viên EU. Tuy nhiên, chính phủ dân túy/cánh hữu của Italy tại thời điểm đó đã lựa chọn không tham khảo ý kiến của Ủy ban EU về quyết định tham gia BRI. Tại thời điểm đó, Italy có một chính phủ bắt đầu quá trình xung đột liên tục với EU và ít để tâm tới việc tham vấn các thể chế EU về các chính sách thương mại (cũng như các chính sách khác). Khi đăng ký tham gia BRI, Rome tuyên bố điều này sẽ thúc đẩy xuất khẩu của Italy sang Trung Quốc và giúp họ xử lý vấn đề nợ công của mình, vốn chiếm tới hơn 130% GDP của nước này.

Không thể ít quan tâm hơn

Trên thực tế, một tuyên bố chung của EU về vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc hầu như không quan trọng. Như mọi khi, Bắc Kinh sẽ bác bỏ bất kỳ tuyên bố nào của EU về nhân quyền với lý do EU can thiệp bất hợp pháp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc. Tuy nhiên, một nghị quyết về nhân quyền có chữ ký của tất cả các nước thành viên EU - gồm cả những nước đã nhận hoặc đang nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc để phát triển cơ sở hạ tầng - dù sao cũng gửi đi một thông điệp về sự thống nhất của EU và rằng các nguyên tắc đôi lúc chi phối việc kinh doanh. Hơn nữa, Bắc Kinh sẽ không thể lợi dụng sự mất đoàn kết của EU, cũng không thể chỉ ra các thành viên EU xa rời hàng ngũ như một bằng chứng cho thấy không phải tất cả các nước thành viên EU đều sẵn sàng can thiệp vào chính trị trong nước của Trung Quốc và áp đặt các tiêu chuẩn kép (thường không được xác định) của EU đối với Trung Quốc. Cuộc đối thoại giữa EU và Trung Quốc về nhân quyền, pháp quyền và việc EU liên tục yêu cầu Trung Quốc thực thi và tôn trọng các giá trị như tự do ngôn luận và bày tỏ đã không dẫn đến bất kỳ kết quả hữu hình nào. Cho dù các nhà hoạch định chính sách của EU tham gia đối thoại với các đối tác của họ ở Bắc Kinh tiếp tục chỉ ra rằng sự can dự vẫn rất quan trọng, nhưng thực tế họ không thể chỉ ra bất kỳ kết quả hữu hình nào của quá trình này. Sự thật là Bắc Kinh tiếp tục phớt lờ những chỉ trích của EU về tình trạng nhân quyền ở Trung Quốc. Trên thực tế, vào năm 2013, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc - theo các chỉ thị trực tiếp từ Tập Cận Bình - đã cảnh báo người dân Trung Quốc về cái mà họ gọi là "việc bị tiêm nhiễm" các giá trị phương Tây như dân chủ và nhân quyền.

Đối thoại an ninh giả hiệu

Đối thoại an ninh EU-Trung Quốc - cái gọi là Đối thoại chiến lược cấp cao EU-Trung Quốc, mà cuộc đối thoại gần đây nhất được tổ chức vào ngày 18/3/2019 - đã không đạt được bất kỳ kết quả nào có thể cho thấy rõ ảnh hưởng của EU đối với chính sách đối ngoại và an ninh của Trung Quốc. Nói một cách dễ hiểu, trên trang mạng của Cơ quan đối thoại liên minh châu Âu (EEAS) không có thông tin thực chất và/hoặc chi tiết có sẵn về nội dung và kết quả của cuộc đối thoại đó. Trang mạng của EEAS về quan hệ chính trị và an ninh EU-Trung Quốc chỉ đăng một đoạn ngắn về cuộc đối thoại, về cơ bản nói rằng EU đàm phán với Trung Quốc về các vấn đề chính sách và an ninh đối ngoại trên cơ sở thường xuyên. Điều đó không có nghĩa là cuộc đối thoại này hoàn toàn vô ích, nhưng EU rõ ràng thất bại trong việc thông báo cho công chúng quan tâm về điều Brussels và Bắc Kinh đã thảo luận và không đạt được sự đồng thuận trong tiến trình mà các nhà hoạch định chính sách EU đang rêu rao là công cụ quan trọng để tham khảo ý kiến với Trung Quốc về các chính sách đối ngoại và an ninh. Trên thực tế, trong bối cảnh Trung Quốc "dị ứng" với bất cứ điều gì tương tự như sự can thiệp vào các chính sách đối nội và đối ngoại của họ, thì cuộc đối thoại an ninh với EU dường như là một động thái có thiện chí về phía Bắc Kinh, trái ngược với một cuộc đối thoại trong đó cả Brussels lẫn Bắc Kinh đều có thể được lợi. Chắc chắn là không một ai ở EU thực sự tin rằng sự can dự của EU với các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc có bất kỳ ảnh hưởng nào đến các chính sách đối ngoại và an ninh khu vực và toàn cầu của Trung Quốc. Trên thực tế, mỗi khi các nhà hoạch định chính sách Brussels lên tiếng và/hoặc công bố sự chỉ trích đối với chính sách đối ngoại và an ninh của Trung Quốc - có thể là những chính sách đối với Đài Loan hoặc về những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và bành trướng ở Biển Đôngvà biển Hoa Đông - Bắc Kinh đều bác bỏ những quan điểm như vậy, coi đó là "sự can thiệp không mong muốn vào công việc nội bộ của Trung Quốc".

Kém hấp dẫn hơn

Một phần trách nhiệm cho việc Trung Quốc có khả năng chia rẽ EU cũng có thể quy cho các học giả và nhà phân tích châu Âu, những người đã để các nhà hoạch định chính sách và quan chức Trung Quốc thuyết phục họ nhắc lại những lời nói có vẻ hay ho về các giá trị chung và sự hiểu biết lẫn nhau trong các hội nghị và hội nghị chuyên đề do các thể chế Trung Quốc tổ chức kể từ sau tuyên bố quan hệ đối tác chiến lược EU-Trung Quốc năm 2003. Rất nhiều học giả châu Âu không sẵn sàng hy sinh việc được đối xử như khách VIP ở Trung Quốc - được ở tại các khách sạn 5 sao và được ngồi ghế hạng thương gia trên máy bay - để thể hiện sự liêm chính học thuật, sự độc lập, và lòng can đảm. Do đó, họ đã chọn cách tuyên truyền cho Trung Quốc thay vì đưa ra những phân tích khách quan. Tuy nhiên, may mắn là hiện tại số lượng các học giả và nhà phân tích châu Âu bán rẻ linh hồn và sự liêm chính của mình đã suy giảm. Điều chắc chắn là một số học giả và nhà phân tích phương Tây tiếp tục viết bài cho các tờ báo tuyên truyền của Trung Quốc như Nhân dân Nhật báo hoặc thậm chí tệ hơn là Thời báo Hoàn Cầu, nhưng chỉ còn rất ít các học giả châu Âu lặp lại giọng điệu và chương trình tuyên truyền của Trung Quốc về sự hiểu biết lẫn nhau và các giá trị chung của EU và Trung Quốc. Chắc chắn là những người châu Âu đó, những người hiện đã tiến một bước xa hơn và chỉ trích Bắc Kinh cùng các chính sách đối nội cũng như đối ngoại của nước này, cuối cùng cũng nằm trong danh sách đen của Bắc Kinh và không còn thường xuyên được mời đến Trung Quốc, chứ đừng nói đến các chuyến bay hạng thương gia.

Hiệp định đầu tư song phương khó nắm bắt

EU là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, trong khi Trung Quốc là đối tác lớn thứ hai của EU. Thương mại song phương giữa hai bên lên tới 1,5 tỷ euro/ngày. EU đã xuất khẩu hàng hóa trị giá 198 tỷ euro sang Trung Quốc trong năm 2017 và nhập khẩu hàng hóa trị giá 375 tỷ euro từ Trung Quốc. Năm 2017, EU có thặng dư thương mại trong lĩnh vực dịch vụ, với xuất khẩu trị giá 45 tỷ euro so với nhập khẩu trị giá 28 tỷ euro. Khoảng 6 năm trước, EU và Trung Quốc đã quyết định mở rộng thương mại song phương và quyết định thông qua hiệp ước đầu tư song phương. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán hiệp định đầu tư song phương giữa EU và Trung Quốc đã kéo dài 6 năm mà chưa thấy kết quả. Bắc Kinh tuyên bố họ rất tin tưởng vào việc thỏa thuận đầu tư song phương sẽ sớm được thông qua, nhưng thực tế lại rất khác. Brussels vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết trước khi ký một thỏa thuận như vậy, và những vấn đề này căn bản vẫn không thay đổi trong toàn bộ tiến trình đàm phán : trợ cấp của Trung Quốc cho lĩnh vực công nghiệp, quyền tiếp cận thị trường và quyền sở hữu trí tuệ. Những vấn đề này sẽ không biến mất cho đến khi Bắc Kinh thay đổi căn bản các khía cạnh quan trọng trong chính sách công nghiệp và đầu tư - điều mà họ sẽ không làm được. Trên thực tế, dựa trên cách thức các nhà hoạch định chính sách và quan chức Trung Quốc phản ứng trước các yêu cầu của EU về việc hủy bỏ thông lệ chuyển giao công nghệ ép buộc, điều mà các nhà đầu tư và công ty châu Âu ở Trung Quốc phải chấp nhận trong nhiều lĩnh vực, và yêu cầu thực thi quyền sở hữu trí tuệ cũng như các quy định bảo vệ các công ty châu Âu trước sự đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ, người ta kết luận rằng việc thông qua đầu tư song phương nói trên chí ít là sẽ không sớm diễn ra. Các quan chức và các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc tất yếu tiếp tục phủ nhận rằng các công ty châu Âu đầu tư vào Trung Quốc tiếp tục gặp trở ngại trong việc tiếp cận thị trường và buộc phải chuyển giao công nghệ.

Trong bối cảnh diễn ra các thông lệ kinh doanh không công bằng của Trung Quốc, tháng 3/2019, Đức, đối tác thương mại châu Âu lớn nhất của Trung Quốc, đã tuyên bố khởi động một chiến lược công nghiệp mới nhằm ủng hộ cái gọi là "doanh nghiệp bảo vệ lợi ích quốc gia", một thuật ngữ thường được dùng để chỉ các hoạt động đầu tư và kinh doanh của Pháp ưu tiên Pháp hơn các công ty nước ngoài. Berlin sẽ cấp thêm hỗ trợ đặc biệt cho các công ty Đức sản xuất pin cho xe điện, hóa chất và in 3D. Máy móc kỹ thuật, thiết bị y tế, hàng không vũ trụ và quốc phòng cũng sẽ là một phần trong sự chuyển hướng không lành mạnh của Đức sang chủ nghĩa bảo hộ. Hành động này có thể là sự trùng hợp, nhưng chiến lược đã được công bố vài tháng sau khi hiệp hội kinh doanh lớn nhất của Đức, Bundesverband der Deutschen Industrie (BDI), công bố một báo cáo trong đó rõ ràng thúc giục các thể chế châu Âu chống lại hàng xuất khẩu vốn được trợ cấp rất nhiều, năng lực sản xuất dư thừa trong lĩnh vực công nghiệp và các khoản cứu trợ công ty được nhà nước tài trợ của Trung Quốc.

Kết luận

Không có gì sai khi cố gắng can dự với Trung Quốc về chính trị và kinh tế. Tuy nhiên, khi giao dịch với một nước không muốn tham gia, tốt hơn hết là thừa nhận điều này và thay đổi cách tiếp cận. Duy trì các cuộc đối thoại về nhân quyền giữa EU với Trung Quốc là vô nghĩa khi chúng không mang lại bất kỳ kết quả nào, tới mức Trung Quốc thậm chí không tán thành với EU về định nghĩa chung của thuật ngữ nhân quyền. Quả thực, trong nhiều năm, EU đã không thành công trong việc thuyết phục Trung Quốc tán thành thuật ngữ nhân quyền theo như định nghĩa của Liên hợp quốc. Thay vào đó, Bắc Kinh đưa thêm công thức "mang đặc sắc Trung Quốc" vào thuật ngữ nhân quyền, mà họ tuyên bố định nghĩa nhân danh 1,4 tỷ người Trung Quốc. Kết quả là nhân quyền mang đặc sắc Trung Quốc là các quyền như quyền sở hữu tài sản riêng và quyền thay thế nghèo đói bằng sự thịnh vượng về kinh tế. Tất nhiên, Bắc Kinh thường bác bỏ những mối lo ngại được đề cập ở trên rằng Trung Quốc đang tìm cách chia rẽ các thể chế EU và các nước thành viên của nó là không phù hợp với thực trạng các mối quan hệ song phương và/hoặc đa phương với châu Âu.

Sau đó, một lần nữa, nếu người ta tin vào việc áp dụng chính trị thực dụng làm cơ sở cho chính sách đối ngoại và an ninh - như điều các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc chắc chắn sẽ làm - thì việc lợi dụng sự mất đoàn kết và không cố kết của EU để yêu cầu những sự nhượng bộ và sự đối xử thiên vị từ cá nhân các nước thành viên EU là trò chơi công bằng. Có tiền là có quyền và Trung Quốc có rất nhiều tiền.

Axel Berkofsky

Nguyên tác : China and the EU : "Strategic Partners" No More, Security & evelopment Policy, tháng 12/2019

Hồng Quyên giới thiệu

Nguồn : Nghiên cứu Biển Đông, 06/07/2020

Axel Berkofsky giảng viên cao cấp Đại học Pavia, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện nghiên cứu chính trị quốc tế, Ý. Bài viết được đăng tải trên Institute for Security & Development Policy.

Published in Diễn đàn

V Bãi Tư Chính tháng By năm 2017 đã khiến l ra mt s tht quá cay đng : trên trường quc tế, chính th Vit Nam chưa bao gi cô đc đến thế. Mt ln na, cn nhìn li toàn cc khung cnh “đi tác chiến lược ca Vit Nam và liu chính th này có tiếp tc kiếm được tin Bin Đông hay không

Résultat de recherche d'images pour "Đối tác chiến lược Tây Ban Nha đâu rồi ?"

Mt trm gác ni ca Vit Nam ti Trường Sa.

Tây Ban Nha đâu ri ?

Nhiu ngun tin quc tế và trong nước cho biết vào ngày 24/7/2017, chính quyn Vit Nam đã phi yêu cu ngng hot đng thăm dò khí đt ca Repsol - mt công ty Tây Ban Nha liên doanh vi Vit Nam - ngay ti Bãi Tư Chính mà vn được B Ngoi giao chiến đu võ ming thuc vùng ch quyn không tranh cãi ca Vit Nam. Tâm thế giương c trng quá d và quá nhanh vào lúc Trung Quc mi ch tung mt đòn ph đu tâm lý là mt bng chng không th rõ hơn : B Chính tr Hà Ni đã tr nên yếu t đến mc b người đng chí 4 tt o ép theo cách có mun kiếm tin ngay trong vùng hi phn ca mình cũng không còn được.

Repsol đã phi b ra 300 triu USD ban đu đ chun b khoan thăm dò. Nhưng nếu hot đng khai thác khí đt này b “đi tác chiến lược toàn din ln nht ca Vit Nam là Trung Quc quyết lit phá bĩnh, s tin 300 triu USD đó s mc cánh bay lên tri, thm chí chính ph Vit Nam còn phi mang công mc n mà bi thường toàn b s tin này.

Nhưng cho ti nay, vn không có ly bt k phn ng nào t phía Tây Ban Nha - mt quóc gia mà Vit Nam đã ký kết “đi tác chiến lược vào năm 2009.

Tây Ban Nha đâu ri ?

Nhưng đây không phi ln đu tiên các “đi tác chiến lược biến mt.

Tt c đu quay lưng

2017 không phi là ln đu tiên chính th Vit Nam đ b v cách cư x ca “đi tác chiến lược.

Vào năm 2014, khi giàn khoan Hi Dương 981 ca Trung Quc xông thng vào vùng lãnh hi Vit Nam, hu hết các “đi tác chiến lược ca Vit Nam, k c nước Nga ca Putin, đu th ơ hoc quay lưng khi Vit Nam b uy hiếp. Trong v Hi Dương 981, thm chí trên kênh CNN toàn là nhng đi din ngoi giao ca Trung Quc phát biu ch không phi là đi din ngoi giao ca Vit Nam.

Ba năm sau, tháng By năm 2017, tiếp sau v viên thượng tướng Phm Trường Long - Phó ch tch quân y trung ương Trung Quc - bt thn b v na chng trong chuyến công du Vit Nam, mt chuyên gia nghiên cu quân s là giáo sư Carl Thayer ca Hc vin quc phòng Australia, đã tiết l vic Bc Kinh ni gin đến mc triu hi đi s ca mình và đe da s tn công các căn c quân s ca Vit Nam trên qun đo Trường Sa nếu Vit Nam cho phép Repsol tiếp tc khoan thăm dò khí đt ti Bãi Tư Chính.

Sau đó là hình nh 200 tàu Trung Quc t vây cht Bãi Tư Chính, cùng 4 ngư dân Vit b tàu l bn trng thương

Nhưng đã không h xut hit bt k du hiu nào cho thy Tây Ban Nha, Nga, M hay nhng “đi tác chiến lược toàn din khác ca Vit Nam t ra quan tâm và chia s vi Hà Ni trong cơn hon nn mi nht này. Tt c c như th đ cho “đi tác chiến lược toàn din duy nht là Bc Kinh mun làm gì thì làm.

Chính th Vit Nam đã ăn ra sao đ sinh ra nông ni y ?

Chính thc phá sn chính sách “đu dây

Hãy quay ngược kim đng h. T năm 2001 đến năm 2013, Vit Nam đã t tuyên b thiết lp quan h đi tác chiến lược vi Liên bang Nga (2001), Nht Bn (2006), n Đ (2007), Trung Quc (2008), Hàn Quc, Tây Ban Nha, Australia (2009), Vương quc Anh (2010), Đc (2011) và Ý (2013). Tng cng có đến chn mt chc quan h đi tác chiến lược. Trong s này, mt s mi quan h như vi Trung Quc và LB Nga còn được nâng lên tm “đi tác chiến lược toàn din.

Vài năm trước khi xy ra làn sóng đi tác chiến lược ca Vit Nam vi các nước, đã có nhiu ý kiến cho rng quá nhiu đi tác chiến lược thì khi xy ra tình trng khó khăn vi Vit Nam, như khi Vit Nam b gây áp lc quân s t Trung Quc, thì các đi tác chiến lược khác s không có trách nhim gì c, bi h xem đó là vn đ riêng tư ca Vit Nam, tc s không có mt ngun lc tp trung đ gii quyết vn đ Vit Nam khi mà ngun lc đó b dàn tri quá nhiu.

Qu thc, khi có quá nhiu các mi quan h đi tác chiến lược thì bn thân các mi quan h đó không còn thc s là chiến lược” na. Vic đưa ra khái nim “đi tác chiến lược như là mt t khóa quan trng trong tư duy đi ngoi Vit Nam hin nay cũng vì vy chng còn ý nghĩa gì.

Tây Ban Nha li là mt “đi tác chiến lược khá vô nghĩa, bi quc gia này hu như không có nh hưởng gì ti an ninh, quc phòng ca Vit Nam, tr ch nghĩa thành tích đi ngoi còn nước còn tát ca gii chóp bu Hà Ni.

Cho ti lúc này, có th không quá h đ đ sơ kết rng gii chóp bu Hà Ni còn chưa tht s hiu h mun gì trong phong trào thiết lp quan h đi tác chiến lược.

Rt cuc, chính đng cơ bt cá đa phương vô cùng tn đã chng mang li mt người bn thc s nào.

Mt trong nhng dn chng cho triết lý lm mi ti nm không là vào năm 2014 khi đi thoi v vic ni lng cm vn võ khí sát thương cho Vit Nam, Tư lnh quân đi Hoa K Thái Bình Dương, Đô đc Samuel Locklear, đã như ma mai : Vic này phn ln ph thuc vào Vit Nam mun gì vì h có nhiu đi tác, nhiu láng ging, cũng như nhiu mi quan ngi v an ninh.

Ti nay, kết qu hơn 16 năm Vit Nam mun làm bn vi tt c các nước cùng hàng chc đi tác chiến lược ca chính th này đã ch được đúc rút thành li giu ct không thèm che đy ca chính gii quc tế.

Ti nay và đc bit bng v Bãi Tư Chính tháng By năm 2017, chính sách cùng chiến thut “đu dây ca Vit Nam vi Trung Quc ln phương Tây đã chính thc phá sn. S ch còn li mt chút may mn nếu Trung Quc không tn công Vit Nam trên Bin Đông trong tương lai gn.

Vì nếu xung đt quân s n ra, không hiu quân đi Vit Nam s đánh chác ra sao

Tin, tin, tin, tin, tin !

Trong khi qun cc trong ni cô đơn vô cùng tn trên trường quc tế, chính th Vit Nam li đang cn tin hơn bao gi hết.

C như li thoi trong vTt c đu là con tôi” ca Arthur Miller - mt kch tác gia ca M - thìTin, tin, tin, tin, tin ! C nói mãi ri tt c cũng thế mà thôi !”.

Gii chính khách và các nhóm li ích Vit chưa bao gi chán tin theo triết lý tin là tiên là pht.

Và tin đ duy trì chế đ.

Nhưng tình hình ngân sách chính ph (bao gm c ngân sách đng cm quyn) li chưa bao gi quay qut như gi đây. Sau tiết l chn đng ngân sách trung ương ch còn 45 ngàn t đng mà không biết chi cho cái gì” ca B trưởng kế hoch và đu tư Bùi Quang Vinh vào cui năm 2015, đến đu năm 2017 chính tân th tướng Nguyn Xuân Phúc đã phi tht ra li cnh báo sp đ tài khóa quc gia. Tình trng ngân sách cho đến lúc đó là khó khăn gp bi năm 2016 - như tiết l ca vài chuyên gia tài chính ca chính quyn.

Mt trong nhng khó khăn gp bi như thế có ngun gc t thc trng gim thu trong xut khu du thô. T năm 2015 đến nay, giá du thô quc tế đã st gn mt na và do đó đã khiến s thu t xut khu du thô ca Vit Nam cũng gim khong 40%, tc ht đến 50.000 - 60.000 t đng.

Làm thế nào đ bù đp khó khăn ngân sách và kiếm li được 60.000 t đng b ht thu trên ?

Nếu chiến dch tăng thuế bo v môi trường t 3.000 đng/lít vt lên đến 8.000 đng/lít được chính quyn và nhóm li ích xăng du tiến hành trót lt, ngân sách trung ương s đt được s thu 100.000 t đng hàng năm, so vi hin ti ch có khong 40.000 t đng.

Ngoài ra, còn có mt phương kế khác đ tăng thu. Ti k hp quc hi tháng 5 - 6 năm 2017, Chính ph đã nêu ra mt đ xut đc bit : gia tăng sn lượng khai thác du thô. Tuy nhiên, phía y ban kinh tế quc hi li lăn tăn trước đ xut này. Lý do đơn gin là tr lượng du thô ca Vit Nam chng còn bao nhiêu, do đó c đào lên mà ăn như tc đ hin nay thì chng my lúc s hết sch.

Cn cp tc tìm ra nhng ngun tr lượng cùng doanh s mi. Mt trong nhng tim năng có th cu vãn ngân sách là m khí đt Cá Rng Đ lô 136/03 thuc Bãi Tư Chính. Nếu Công ty Repsol ca Tây Ban Nha khoan thăm dò thành công thì ngân sách cùng chế đ Vit Nam s được chia phn không ít.

Nhưng gi đây li là hoàn cnh khó chng khó”. Trong lúc hu hết ngun ngoi vin như tài tr ODA, kiu hi đu gim sút trm trng, ngun thu ngoi t t khí đt ca ngân sách Vit Nam li b “đi tác chiến lược toàn din Trung Quc thng tay bóp nght.

“Bn lĩnh Vit Nam đã hết ca kiếm tin ngay trong vùng ch quyn ca mình !

Năm 2017, “đi tác chiến lược toàn din Trung Quc đã thêm mt ln na khiến gii chính tr Bn tt, mười sáu ch vàng trng mt. Trong nhiu ni nhc trên đi, có l ni nhc thuc loi tn cùng nht là b k thù cm tù ngay trong nhà mình.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 26/07/2017

Published in Diễn đàn