Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Người dân Đức Phổ (Quảng Ngãi) nghĩ gì khi chính quyền đàn áp thảm khốc đồng bào quê hương họ ?

Tàn cuộc chiến với "giặc thù", thằng Năm, anh Bảy, cũng vội nhảy tót lên xe công vụ, rồ ga mất hút. Chỉ có chất thải từ động cơ xe còn ở lại.

ducpho1

Người dân Đức Phổ biểu tình, ngăn cản Nhà máy xử lý rác thải (xã Phổ Thạnh) hoạt động.

Sa Huỳnh Cửa, biển mặn màu huyết lệ

Đồng bào tôi, gục ngã trước tà quyền

Hai câu thơ này, tôi viết cho người dân ở Đức Phổ, xứ Quảng, quê hương của tôi, khi họ bị tà quyền chém giết không nương tay. Thời điểm nào, tôi đã không còn nhớ, bởi làm gì có, cái gọi là tà quyền, ở thời đại Hồ Chí Minh rực rỡ này, mà là chính quyền vì dân.

Tháng 3 Dương lịch năm nay, thay vì ra khơi kiếm con chuồn, con hố (2 loài cá, có nhiều nhất ở biển miền Trung, từ tháng 3 đến tháng 6 Dương lịch), như mọi khi, thì người dân Đức Phổ lại phải tập trung biểu tình, ngăn cản Nhà máy xử lý rác thải (xã Phổ Thạnh) hoạt động. Làm ơn xin đừng hủy hoại môi sinh, gây ô nhiễm thêm vùng quê này nữa. 

"Người nách thước kẻ tay đao. Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi". Đây là hai câu thơ, trong Truyện Kiều, cụ Nguyễn Du tả về loài sai nha, chuyện xưa lắm rồi. Còn ở Đức Phổ, vừa qua, khi người dân phản đối, thì chính quyền vì dân, chứ đâu phải bọn "đầu trâu mặt ngựa", nên chăng sẽ có hành xử, không rừng rú nữa. Tôi tin như thế, nên liên hệ với một Cụ ông (lão làng xã Phổ Thạnh), để xin lắng nghe, đồng thời lược chép lại cảm xúc của Cụ, khi Công an tràn về làng. Nếu một ai đó, có xem những dòng lược ghép này, là đại diện cho hầu hết tâm tình của đồng bào Đức Phổ, tôi không có phản đối. 

ducpho00

Lo ngại ô nhiễm, bệnh tật,… người dân xã Phổ Thạnh yêu cầu huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) di dời nhà máy xử lý rác Sa Huỳnh.

Bây giờ thì, cùng lắng nghe ! Đầu tiên, Cụ hỏi tôi rằng : "Tôi nói anh có nghe rõ không ?". Có một chi tiết, thật Cụ không biết diễn tả thế nào, bởi nó rất chi là Người. Trong khi, lực lượng công an sắc, thường phục chính quy của toàn thể tỉnh Quảng Ngãi, có xuất thân ở huyện Đức Phổ - quê hương của cô Trâm Y tá - là rất nhiều. Mà đó cũng chính là lực lượng tràn về làng, mới đây.

Có lẽ, cuộc đàn áp này, nên giao cho K20 của Bộ Công an thì hay hơn. Bởi được thế, sẽ không làm tổn thương, hỏng luôn phần tâm hồn Người còn lại, của các anh công an có quê Đúc Phổ. Cụ ông bao đời sinh sống ở đây, hỏi mà như lời than oán : Như thế này, sao mà không tổn thương được chứ, với bất kì ai còn là Người, khi mà…

Khi mà, Cụ ông tin rằng, trong đám đông "nhằm thẳng nhân dân mà đánh" kia, ắt có người sinh ra và lớn lên từ Đức Phổ, là thằng Năm, hay anh Bảy, ở quê vẫn hay gọi thế, tùy cụ thể. Bấy lâu nay, các anh trở lại quê hương, đồng bào vẫn nở nụ cười mặn mà như muối cửa Sa Huỳnh, đón thằng Năm, hay anh Bảy,. Cái điều vốn dĩ người quê, tình quê vẫn thường dành cho đứa con xa xứ. 

Ấy vậy mà, nụ cười chất phác thật thà đượm nghĩa tình kia, vội tắt ngấm, trời đất tối sầm cả lại, như những ngày bão biển. Bởi thằng Năm, hay anh Bảy, lần này nó đến Sa Huỳnh, để "diệt thù", chứ không phải nó về quê, thăm mộ phần gia tiên nó, như mọi khi trước đó. Quả thật, nó đang "diệt thù" làng nước, đồng bào ơi ! 

Hãy nhìn kìa, nó và những đồng chí của nó, được vũ trang tận răng. Còn có cả chó, cơ man nào là chó với chó. (Có lần nó kể cho dân làng nghe rồi truyền tai nhau : "Nhìn chó thế đấy, chứ được tập luyện có bài bản hẳn hoi, nghe lời người "chủ" dữ lắm, nên luôn xung phong cân xé giặc thù". Tất nhiên, chi phí cho đám chó này, cũng lấy từ tiền thuế của nhân dân, có cả đồng bào miệt biển này. Người dân biển nơi đây, cứ mỏi mòn mong nó về, để hỏi, bởi lần đó chưa kịp hỏi (chưa nghĩ ra để hỏi cũng nên), hỏi rằng : Chó của nó, có cắn chủ của nó không ?).

Tiếc quá, giờ thì làm sao mà hỏi, khi nó đang tả xung hữu đột "diệt quân thù". Trông nó mới anh hùng, mới đáng tự hào làm sao. Thật phước đức biết bao cho những ai đã sinh thành, nuôi nó lớn, để có được ngày hôm nay. Ngày hôm nay, thành quả ấy là, buộc phải giẫm đạp lên mặt, lên đầu, đánh cùi chỏ lật, hay thúc gối hết lực, những động tác, chỉ dành cho kẻ thù (như giặc Trung Quốc chẳng hạn). 

Kẻ thù mà nó đang đánh đập không chút nương tay, cho dù là bà già, hay ông lão, tuổi tác đẻ ra được song thân nó đấy chứ. Kẻ thù của nó, chỉ là bọn tạp nham, không quy cũ, lại đói ăn, nên trông cứ như vất va vất vưởng ấy chứ. Quả thật, đường vinh quang là con đường ra làm sao, người dân quê nó không một ai tỏ tường. Nhưng những con đường miền quê hương đẻ ra ông Chủ tịch nước Trần Đức Lương, tròn 44 năm, vẫn "xây xác quân thù", thì đồng bào bán mặt cho biển, bán xác cho nhà máy xử lý rác thải trái quy định, đã thấy rõ. Rất rõ là đằng khác ! Thế có lạ lùng, dị hợm không ?

Tàn cuộc chiến với "giặc thù", thằng Năm, anh Bảy, cũng vội nhảy tót lên xe công vụ, rồ ga mất hút. Chỉ có chất thải từ động cơ xe còn ở lại. Chới với trong làm mờ đục ấy, người Đức Phổ còn kịp nhìn thấy, những bàn chân, những cánh tay của giặc thù, chưa lọt hẳn vào trong những thùng xe công vụ kia, khi thân thể gắn kết bị vứt chỏng chơ, như số phận thằng trộm chó. Cũng nhờ sự kịp nhìn thấy ấy, mà đồng bào nơi đây, òa tức tưởi, uất nghẹn, vì "giặc thù" ngỡ là bọn giặc Trung Quốc vẫn ngày đêm cướp đảo, chiếm biển, thâu tóm đất liền Việt Nam ta. 

Có ngờ đâu, đời không như ước mơ, chưa hẳn. Nhưng, đảng không như ước mơ, thì tuyệt đối cấm có sai. Hóa ra, "giặc thù" vừa bị thằng Năm, anh Bảy hạ gục kia, chính là người dân quê vùng diêm muối này. Thì ra, nó hận thù cả quê hương chôn nhau cắt rốn của nó, nên lần đến này, nó đánh đồng bào của nó, đá đồng hương của nó, hăng say và cật lực nhất.

Dẫu sao thì, cũng cảm ơn những điều mà nó và đồng chí nó ban tặng cho người nhà quê Đức Phổ. Ít ra, nó cũng gián tiếp giúp trả lời được câu hỏi còn chưa kịp hỏi nó : Chó có cắn chủ của nó hay không mà thôi. Câu trả lời thật chó đến vô cùng, vô cực, cho loài chó hôm nay.

Đàm Ngọc Tuyên lược ghi

Nguồn : VNTB, 15/03/2020

Published in Diễn đàn

Sau Đại hội lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 2016, người ta nhận thấy việc đàn áp giới bất đồng chính kiến trong nước và giới hoạt động dân sự tại Việt Nam ngày càng dữ dội.

hainam1

Nhà hoạt động xã hội môi trường Lê Đình Lượng bị bản án nặng nhất, 20 năm tù, trong mấy mươi năm gần đây (8/2018. AFP)

Theo quan sát của nhà báo Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội nhà báo độc lập, hiện sống ở Sài Gòn thì năm 2017 có đến 30 người bị bắt, sang đầu năm 2018 thì sự đàn áp nhẹ hơn đôi chút, nhưng sau cuộc biểu tình chống dự luật đặc khu ngày 10/6 lại có sự đàn áp rất mạnh mẽ. Gần nhất là việc công an tại Thành phố Hồ Chí Minh bắt bớ và đánh đập những người tham dự đêm ca nhạc của ca sĩ Nguyễn Tín tại thành phố này vào ngày 15/8. Một trong những người tham gia là nhà hoạt động xã hội Phạm Đoan Trang bị đánh bị thương nặng phải nằm bệnh viện.

Ông Phạm Chí Dũng giải thích sự đàn áp leo thang dữ dội đó :

"Cá nhân Đoan Trang và những người đi dự cà phê bị đàn áp như vậy, nó vừa cho thấy sự đàn áp dã man của giai đoạn cuối toàn trị nó như thế nào. Nó cũng cho thấy là công an được lệnh trên không dám bắt Đoan Trang, để đảm bảo cho Việt Nam hanh thông vận hạn cho việc đi vào hiệp định tự do thương mại với Châu Âu, họ trả thù, trả đũa bằng cách nặng tay đánh đập, đánh cho bõ ghét".

Việc gia tăng đàn áp không những thể hiện ở mức độ tàn khốc của việc đánh đập, số lượng người bị bắt, mà còn thể hiện ở những bản án nặng nề. Nhà báo Võ Văn Tạo sống ở Nha Trang cho biết :

"Cùng một hành vi, nhưng trước đây người ta chỉ truy tố tội lợi dụng dân chủ gì đấy… với điều 258 luật hình sự có khung án tối đa có 7 năm. Nhưng cũng hành vi đó, trong một hai năm trở lại đây người ta lại đưa ra những điều rất khốc liệt như điều 79 hoặc 88 với khung án rất nặng nề, tội tuyên truyền lật đổ nhà nước, tội bạo động,… khung án nặng hơn rất nhiều so với trước kia".

Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A từ Hà Nội, có ba nguyên nhân dẫn đến sự đàn áp dữ dội giới bất đồng chính kiến, giới hoạt động dân sự. Một là sự lớn mạnh của những phong trào dân sự trong nước ; tiếp đến do sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 vào đầu năm 2016 có một giới lãnh đạo cứng rắn lên cầm quyền, và thứ ba là sự nổi lên của những phong trào dân túy trên thế giới cũng có ảnh hưởng đến thái độ của nhà cầm quyền Việt Nam.

Trong 3 nguyên nhân này, theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên nhân đầu tiên là quan trọng nhất :

"Nguyên nhân chính là phong trào trong nước lên rất là mạnh. Họ rất là sợ, mà khi họ sợ thì họ chỉ có hai cách, một là tuyên truyền nói xấu, thứ hai là đàn áp. Đó là hai cách cổ điển của tất cả các chế độ cộng sản, mà không chỉ cộng sản mà là tất cả các chế độ độc tài".

Việc đàn áp mạnh tay của nhà cầm quyền có làm ảnh hưởng đến phong trào dân sự trong nước hay không ?

Nhà báo Phạm Chí Dũng cho rằng sự hoạt động của những tổ chức dân sự thật sự bị giảm đến 30%.

hainam2

Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị kêu án 10 năm tù giam, 2017. Photo : RFA

Tuy vậy ngay những người hoạt động xã hội dân sự cũng ngạc nhiên trước sự kiện 10/6 khi có những cuộc biểu tình lớn trên cả nước qui tụ hàng ngàn người chống dự luật đặc khu.

Theo hai nhà báo Phạm Chí Dũng và Võ Văn Tạo thì cuộc biểu tình không hẳn là kết quả của phong trào dân sự, mà nó là sự lo lắng truyền thống của người dân Việt Nam trước mối đe dọa từ Trung Quốc, vì người ta lo rằng những với điều khoản cho thuê đất tại các đặc khu, người Trung Quốc sẽ dễ dàng khống chế nước Việt Nam.

Tuy nhiên theo ông Võ Văn Tạo, chính những người hoạt động dân sự đã phân tích dự luật này trên mạng xã hội, từ đó gây ảnh hưởng lớn đến dân chúng, tạo nên những cuộc biểu tình được cho là đông người nhất kể từ sau năm 1975.

Theo nhà hoạt động xã hội Nguyễn Anh Tuấn từ Đà Nẵng, hoạt động xã hội dân sự tới đây sẽ vẫn duy trì theo công thức tương tác qua lại với nhau giữa mạng xã hội và cuộc sống ngoài đời :

"Rất nhiều vụ việc bắt đầu trên mạng, chẳng hạn như Formosa, bảo vệ Sơn Trà,… chọn không gian mạng xã hội là không gian chính, sau đó lan sang đời thực. Những hoạt động đời thực khi được mô tả qua mạng xã hội lại gây thêm sự chú ý. Mà khi gây sự chú ý thì lại khuyến khích người ta có thêm hành động trên đời thực. Cứ tương tác qua lại với nhau như vậy".

Theo quan sát của Tiến sĩ Nguyễn Quang A, trong cuộc biểu tình ngày 10/6 có rất nhiều người chưa hề tham gia hoạt động dân sự bao giờ, mặc dù có những cuộc đàn áp và bắt bớ, những người này sẽ là những thành viên mới làm cho phong trào dân sự mạnh hơn lên.

Theo ông Võ Văn Tạo thì những cuộc biểu tình đông người vào ngày 10/6 đã làm cho nhiều người không còn sợ hãi nữa :

"Số lượng như thế, đưa lên truyền thông như thế, mặc dù báo nhà nước tránh né hoặc xuyên tạc nó đi, như là do thế lực nước ngoài kích động, hay phản động gì đấy, … Mọi người thấy rằng là nếu như có những cuộc xuống đường chính đáng với số người dân tham gia thật đông, thì lực lượng đàn áp bị vô hiệu hóa".

Ông Phạm Chí Dũng cho biết những cuộc biểu tình ngày 10/6, mặc dù bắt đầu bằng việc phản đối dự luật đặc khu, thậm chí có lời đồn rằng có một số người nào đó trong hệ thống nhà nước hiện hành không đồng tình với nhóm người đang cầm quyền hiện nay cũng tham gia kích hoạt cuộc biểu tình, nhưng ông Phạm Chí Dũng thấy rằng những người biểu tình đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát của chính quyền, hô cả những khẩu hiệu khác, trong đó có cả đả đảo Đảng Cộng sản đang cầm quyền.

Kính Hòa

Nguồn : RFA, 21/08/2018

Published in Diễn đàn

Vài tháng nay, ba nhà bt đng chính kiến ni tri Sài Gòn là mc sư Nguyn Hng Quang, mc sư Nguyn Mnh Hùng cùng mt người không tin nêu tên khác bng nhiên không còn b an ninh canh gác và theo dõi như trước.

Résultat de recherche d'images pour "Việt Nam ‘vừa siết vừa nới’ giới hoạt động ?"

Đi s David Shear và Bác sĩ Nguyn Đan Quế, người sáng lp và là ch tch Phong trào Nhân quyn phi bo lc Vit Nam và là ng viên gii Nobel Hòa bình 2012 ti nhà Bác sĩ Quế, 2012. Bác sĩ Quế là mt trong nhng người b an ninh theo dõi sát sao.

Nguyên do ?

Ba nhân vt trên đây là nhng người trước kia luôn được nhà cm quyn ưu ái dành cho s chăm sóc đc bit, gn như 24/24h. Vì thế, vic h không còn b canh gác thường xuyên khiến bn thân h cũng như nhng người khác không khi ngc nhiên và đưa ra nhng nhn đnh khác nhau.

Người thì nhn xét đây là du hiu cho thy thc trng ngân sách cn kit đã nh hưởng đến ngân khon rót cho b máy công an, lc lượng vn luôn được nhà cm quyn dành cho mt chế đ đãi ng đc bit, vi thói quen chi tiêu vô ti v mà hu như không b kim soát. Và xem ra tình trng ngân sách thu không đ bù chi đã buc người ta phi xem li vic nuôi c mt đi quân ch đ phc v cho vic canh gác các nhà đu tranh ôn hòa này.

Người thì cho rng đây là mt biu hin ca chính sách “va siết, va ni ca nhà cm quyn đi vi gii bt đng chính kiến, nhm dung hòa gia nhng gì h đã đt được vi M vi quyết tâm bo v chế đ ca ban lãnh đo Vit Nam.

Tuy nhiên, theo nhn đnh ca chúng tôi, sau các v bt b và khng b gn đây, đc bit là các bn án nng n dành cho blogger Nguyn Ngc Như Qunh (ngày 29/6) cùng nhà hot đng Trn Thuý Nga (ngày 25/7), v khi t nhà hot đng Lê Đình Lượng theo Điu 79 BLHS (ngày 26/7), và đc bit là v bt giam và khi t đng lot 4 nhà hot đng là Mục sư Nguyn Trung Tôn, k sư Phm Văn Tri, nhà báo Trương Minh Đc và Luật sư Nguyn Bc Truyn vào ngày 30/7, tình hình vn tiếp tc din biến theo chiu hướng xu, vn bt đu t khi Luật sư Nguyn Văn Đài b bt vào ngày 16/12/2015.

Các v trn áp này li càng đc bit đáng lo ngi trong bi cnh nhà cm quyn Vit Nam va tung c trng trước li đe do ca Bc Kinh, yêu cu Repsol mt công ty Tây Ban Nha liên doanh vi Vit Nam ngng hot đng thăm dò khí đt ti bãi Tư Chính, khu vc mà Hà Ni luôn khng đnh là nm trong thm lc đa ca mình, không thuc khu vc tranh chp vi bt k quc gia nào, còn Bc Kinh thì vn khăng khăng là nm trong đường lưỡi bò do h tưởng tượng ra trên Bin Đông.

Phương châm hành đng ca ban lãnh đo

Như chúng tôi đã ch ra trong bài “Xu thế chính tr ca ban lãnh đo Vit Nam hin nay”, trước thm chuyến thăm Trung Quc ca Ch tch Vit Nam Trương Tn Sang t ngày 19-21/6/2013, sân khu chính tr Vit Nam vn dĩ đã phc tp li càng phc tp hơn : ông Trương Tn Sang t b v trí th lĩnh phe cp tiến đ sm vai mt nhân vt cơ hi, quy thun Bc Kinh hu mong được tiếp qun chiếc ghế Tổng bí thư ; B trưởng Công an Trn Đi Quang ni lên đóng vai trò th lĩnh ca nhóm chng Trung Quc trong b máy, nhưng li chưa đ sc lãnh đo phe cp tiến do vin kiến và uy tín ca mt nhân vt xut thân t ngành công an. Trước Đi hi XII Đng cộng sản Việt Nam, ban lãnh đo Vit Nam dn đi đến thỏa hip và thng nht v hai phương châm hành đng : (i) duy trì chế đ bng mi giá, và (ii) ngăn chn nh hưởng ca Bc Kinh (vic tht cht quan h hơn vi M, được đánh du bng chuyến thăm Hoa K ca Tổng bí thư Nguyn Phú Trng, cũng nhm mc đích này).

Đ duy trì chế đ bng mi giá, Luật sư Nguyn Văn Đài nhân vt tưởng như khó đng ti nh mi liên h cht ch vi gii chc ngoi giao Hoa K và phương Tây đã b bt ti nhà riêng ngày 16/12/2015, khi đu cho mt làn sóng đàn áp mi, vi nhng bn án nng n và nhng v khng b thng tay nhm vào gii đu tranh. (Vic Luật sư Đài b bt ti nhà riêng, ch không phi bt qu tang khi đang thc hin hành vi phm ti, cho thy v bt b này din ra vi s đng thun ca B Chính tr, ch không phi do các phe phái đu đá nhau.)

Đ ngăn chn nh hưởng ca Bc Kinh, Th tướng Nguyn Tn Dũng nhân vt mà Luật sư Cù Huy Hà Vũ nhn đnh là “đip viên hoàn ho ca Trung Quc” – đã b tp th B Chính tr loi khi cuc chơi.

…và thc tế din ra

Do cùng chia s nhng li ích thiết thân trên con thuyn xã hi chủ nghĩa nên phương châm duy trì chế đ bng mi giá đã được các phe phái quán trit và lc lượng còn đng còn mình thì thc hin trên c xut sc : b đánh phá t c t ngoài vào ln t trong ra trong bi cnh không còn s ng h ngm ngm ca phe cp tiến như trước, vài năm gn đây phong trào dân ch Vit Nam đã có du hiu chng li.

Tuy nhiên, phương châm ngăn chn nh hưởng ca Bc Kinh li không được quán trit đy đ, và nhanh chóng rơi vào tình cnh “được chăng hay ch. Nguyên do là mc dù Nguyn Tn Dũng đã ra đi nhưng các nhân t Trung Quc vn còn nm nhiu quyn lc (nếu không mun nói là vn chiếm ưu thế) trong B Chính tr, mà tiêu biu là Tổng bí thư Nguyn Phú Trng (nhân vt thm chí không thèm che du lp trường thân Trung Quc) và Bí thư Thành u Hà Ni Hoàng Trung Hải (nhân vt được coi là liên quan trc tiếp đến hu như mi vn nn Trung Quc Vit Nam sut 10 năm qua : trong vai trò Phó Th tướng ph trách kinh tế ông ta đã đ cho nn kinh tế ngày càng ph thuc nng n vào Trung Quc, vi 90% d án h tng trng đim quc gia, đc bit là nhng d án nm nhng v trí xung yếu v quc phòng, rơi vào tay nhà thu Trung Quc, hay trc tiếp “khai sinh” và bo tr cho Formosa Hà Tĩnh, v.v.).

Đáng quan ngi hơn, ngay c Ch tch nước Trn Đi Quang, người vn được coi là th lĩnh ca nhóm chng li nh hưởng ca Trung Quc, cũng chp nhn đ Bí thư Hà Ni Hoàng Trung Hi tháp tùng mình trong chuyến thăm Belarus và Nga cui tháng Sáu va qua. Đng thái này khiến người ta không khi đt câu hi : nhân vt đang nóng lòng được tiếp qun chiếc ghế Tng Bí thư ca ông Nguyn Phú Trng này s chp nhn đánh đi nhng gì đ nhn được s chun thun ca Trung Nam Hi và phe nhóm thân Tàu ?

Vic Hà Ni đu hàng trước Bc Kinh trong v khoan thăm dò khí đt ti Bãi Tư Chính là mt din biến phù hp vi logic lp lun trên đây.

Tình hình sp ti

Tr li vi vic mt s nhân vt bt đng chính kiến tên tui không còn b canh gi như trước. Thot tiên, đây có v như là du hiu cho thy hoc gánh nng n công và tình trng thâm thng ngân kh đã nh hưởng trc tiếp đến hot đng ca b máy công an, hoc nhà cm quyn đang thc hin chính sách va siết, va ni.

Tuy nhiên, như chúng ta đu biết, công an đi quân kiêu binh ca chế đ. Vì vy, ngay c khi tình hình ngân sách nh hưởng đến hot đng ca các cơ quan trong h thng chính tr thì lc lượng này cũng nm cui danh sách phi chu nh hưởng. Trong khi đó, Sài Gòn là đa phương đóng góp ti hơn 31% cho ngân sách c nước nên li càng khó tin là ngân sách dành cho lc lượng công an đây b tht cht.

Ngoài ra, tuy ba nhà hot đng nói trên không còn b canh gi thường xuyên, nhưng mt nhà đu tranh k cu khác là linh mc Phan Văn Li thì vn đang trong tình trng b qun thúc ti gia Huế, khi nhà cm quyn b trí mt đi quân thay phiên nhau túc trc bên ngoài nhà ông, không cho ông ra khi nhà. Còn bác sĩ Nguyn Đan Quế (người tng nhiu ln được đ c gii Nobel Hòa Bình và luôn b giám sát cht ch hàng chc năm nay, vi 3 camera gn trên c 3 ngõ vô nhà) thì nhn đnh là chưa có du hiu gì cho thy ông được ni lng c.

Mc sư Nguyn Mnh Hùng cho biết, mc dù không còn b canh gi nhưng an ninh vn bí mt theo dõi ông. Điu này có nghĩa là vic mt s nhà hot đng ni tri không còn b canh gi đơn gin ch là s thay đi chiến thut ca an ninh đi vi vài đi tượng c th. Vic s dng mt đi quân thường xuyên canh gi và đeo bám đi tượng rõ ràng là va phn cm, va tn kém mà hiu qu li không cao. Thay vào đó h ch cn bí mt theo dõi và t chc ngăn chn đi tượng mi khi din các s kin chính tr - xã hi là đ. (Bác sĩ Nguyn Đan Quế cho biết, hôm din ra phiên tòa xét x nhà hot đng Trn Thúy Nga, ông b hai nhân viên an ninh canh gác trong hai ngày lin.)

Vi các v bt b, khng b cùng nhng bn án nng n dành cho các nhà hot đng gn đây, có th nói phong trào dân ch đang đng trước s đàn áp khc lit nht trong nhiu năm tr li đây. Ngoài ra, mc đ khc lit khác thường này còn khiến người ta liên h đến nhng vn đ ni b ca nhà cm quyn, th hin qua hai v vic đang khiến dư lun xôn xao là Trnh Xuân Thanh v Vit Nam “đu thú” và ông trùm ngân hàng Trm Bê b bt.

Tóm li, bt chp thc tế mt s nhà hot đng không còn b canh gác, tình hình dân ch - nhân quyn Vit Nam vn đang tiếp tc theo chiu hướng xu. Xu hướng này s còn tiếp tc ít nht là cho đến Hi ngh Trung ương 7, din ra vào tháng 5/2018, mt hi ngh mà người ta d kiến là ông Nguyn Phú Trng, nhân vt bo th và thân Tàu s 1 Vit Nam, s ri khi chiếc ghế Tổng bí thư. Và xu thế chính tr ti Vit Nam sau Hi ngh Trung ương 7 s ph thuc rt ln vào thỏa ước gia v tân Tng Bí thư vi Bc Kinh và phe nhóm thân Tàu trong b máy.

Lê Anh Hùng

Nguồn : VOA, 03/04/2017

Published in Diễn đàn

phunu1

Chị Trần Thị Nga đã trở thành cái gai trong mắt kẻ có quyền vì dám nói lên sự thật về sự đàn áp của chính quyền cộng sản Việt Nam

Thật nhanh chóng, cuộc vây bắt người phụ nữ có hai đứa con nhỏ tại tỉnh Hà Nam mới diễn ra vào buổi trưa ngày 21/1, thì đến tối, người ta đã nhìn thấy hình ảnh video do công an đưa ra. Cơ quan này vội vã cho biết đã thi hành lệnh bắt tạm giam và khám xét nơi ở đối với chị, Trần Thị Nga, về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo quy định tại Điều 88, Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1999.

Cuộc vây bắt được chuẩn bị thật tươm tất và chu đáo, đã nhắm vào một người không hề trốn chạy và luôn nhìn thẳng, đối diện với mọi hình thức tàn bạo nhất. Cuộc vây bắt rầm rập và quá chuyên nghiệp đến mức người ta nhớ đến các cuộc ra đi khỏi Việt Nam một cách thư thả, của các quan tham nhũng như Trịnh Xuân Thanh, mà tiếng hô vang truy tìm giống như một trò chơi trốn tìm của trẻ con.

Chị Nga bị bắt vào 24 Tết, tức chỉ còn vài ngày nữa là chị Nga và 2 đứa con nhỏ của chị là Phú và Tài sẽ cùng cùng nhau đón ông bà, cùng nhau đón một năm mới. Họ sẽ có cơ hội để ôn lại những ngày tháng cả gia đình nhỏ bé đó bị công an đập cửa sách nhiễu, an ninh mặt thường phục đeo khẩu trang hành hung, thậm chí bị 6 người vây đánh chị Nga bằng gậy sắt đến gãy chân vào năm 2014.

Phú và Tài, hai đứa bé đã cùng mẹ lớn lên, có đủ cơ hội để học biết về bạo lực của ngành công an Hà Nam, lẫn sự phi nhân của người cầm quyền đã không chỉ nhắm vào chị Nga, mẹ của chúng, mà còn cả với chúng - những đứa trẻ đến trường và bị buộc phải học và yêu thương những kẻ tàn độc với mẹ của chúng.

Chị Nga không phải là người phụ nữ duy nhất bị đối xử bất nhân và quy chụp theo điều 88. Nhà cầm quyền đã kéo lê điều 88, 258, 79… đi khắp nước như những cái máy chém vô hình để chụp xuống bất cứ ai mà họ cảm thấy là nhân vật gây khó trong công cuộc gieo rắc toàn trị. Từ sau 1975 đến nay, có rất nhiều người phụ nữ với tiếng nói và tinh thần tự do, ôn hòa của mình đã trở thành cái gai trong mắt kẻ có quyền. Từ Bùi Thị Minh Hằng, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Phương Uyên, Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Cấn Thị Thêu… và hôm nay là chị Thúy Nga, tức Trần Thị Nga. Đất nước có bao giờ như thế này đâu ?

Trong video mà công an đưa ra vào ngày 21/1, gương mặt chị Nga như cố ghìm lại mọi cảm xúc để không ai lợi dụng được hình ảnh yếu lòng của chị. Lúc đó, nỗi đau lớn nhất của chị chắc chỉ là nghĩ đến 2 đứa nhỏ. Tết này chúng sẽ đón ông bà và năm mới mà không có mẹ. Thậm chí chúng sẽ phải tập sống với những ngày mà mẹ chúng bị giam cầm, chúng phải tự lớn lên và học biết chung quanh chỉ là dối trá.

Nhìn vào video, những ai không biết, có thể nghĩ rằng chị Nga là một người hết sức mạnh mẽ và lạnh lùng.

Năm trước, trong một dịp chị vào Sài Gòn, khi ghé thăm Phú và Tài, tôi hỏi là dạo này công an còn làm khó chị không. Trong tíc tắc, tôi thấy chị như rùng mình, trở lại yếu đuối như mọi người đàn bà trên thế gian này cần được sự chở che. Chị nói "chúng vẫn đánh Thầy à". Và khi hỏi về lúc chị bị những tên bịt mặt vây đánh đến gãy chân, mà chị đã nhận mặt rằng đó là những tên an ninh vẫn đuổi theo chị, chị nói mà ngấn nước mắt "lúc đó, em chỉ nghĩ đến làm sao che được cho 2 đứa con. Chúng có đánh chết em cũng được nhưng em phải che cho Phú và Tài". Trên đường về, tôi tự hỏi mình rằng, nếu như tôi có mặt ở đó, chứng kiến tội ác, tôi sẽ làm gì ?

Lịch sử chưa thể ghi hết và kể hết. Nếu Việt Nam có một Svetlana Alexievich để viết về thân phận của những người phụ nữ đầy sợ hãi nhưng quyết đứng lên để nói sự thật và tranh đấu cho những oan khiên kẻ khác, thì chắc chắn nhân loại sẽ phải rơi nước mắt với nhiều chương u uất của nước Nam, không thua vì những người phụ nữ Nga trong Đệ nhị Thế chiến hay từ sự cố Chernobyl.

Từ vị trí một người công nhân đi lao động hợp tác bị lừa đảo, và khi trở về, nhận ra những bất công xã hội chung quanh mình, chị Nga cũng như những người phụ nữ Việt Nam khác đã dấn thân, trở thành người xây dựng nền móng công lý và sự thật trong xã hội. Thật dễ nhận ra, ở đâu cũng vậy, khi một nhà nước kinh sợ công lý và sự thật, tìm cách trấn áp, thì chắc chắn đó là một nhà nước tăm tối và vô luân.

Thế kỷ 21, có những người phụ nữ Việt Nam đã nguyện thắp lên những ngọn đuốc soi sáng trong xã hội, cho tôi và cho cả các bạn vậy. Ánh sáng đó, đôi khi họ phải trả giá bằng đời người, bằng tù đày và cô đơn. Hôm nay, nếu các bạn và tôi phản bội lại ánh sáng đó, chúng ta không xứng đáng làm người, cũng không xứng đáng để tồn tại trong giống nòi Việt Nam.

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 21/01/2017 (tuankhanh's blog)

Published in Diễn đàn

Miến Điện bắt cảnh sát hành hung người Rohingya (RFI, 03/01/2017)

myanmar1

Người Rohingya ti nạn tại Ấn Độ biểu tình đòi chính quyền Miến Điện chấm dứt trấn áp sắc tộc thiểu số theo Hồi giáo, ngày 19/12/2016 tại New Delhi. REUTERS/Adnan Abidi

Chính quyền Aung San Suu Kyi bắt đầu quan tâm đến số phận của sắc dân Rohingya theo đạo Hồi. Theo báo chí Miến Điện, lần đầu tiên chính phủ ra lệnh điều tra các vụ tấn công tín đồ Hồi giáo, nhiều cảnh sát bị bắt giam sau khi một cuộc băng video được đưa lên mạng internet.

Theo AFP, ngày 02/01/2017, một thông cáo từ văn phòng của bà Aung San Suu Kyi, cố vấn đặc biệt của tổng thống Miến Điện, cho biết ban hành các biện pháp trừng trị các cảnh sát viên tham gia hành hung dân làng Rohingya. 

Bốn cảnh sát được nhận diện bị bắt ngay lập tức.

Trong một cuốn băng video, người ta thấy một đơn vị an ninh đã tấn công đánh đập dân làng Kotankauk ngày 05/11/2016. Một thanh niên làng bị một nhóm cảnh sát đánh túi bụi bên cạnh hàng chục dân làng bị bắt ngồi dưới đất. Sau đó ba cảnh sát cầm gậy đánh và đá vào mặt một thanh niên.

Từ tháng 10 đến nay, hàng chục đoạn băng video ghi lại hành vi thô bạo của cảnh sát Miến Điện đã được phát tán trên mạng nhưng khu vực gần biên giới Bangladesh bị quân đội kiểm sóat chặt chẽ không cho phóng viên đến tận nơi kiểm chứng. Trong thời gian này, khỏang 50.000 người Rohingya đã chạy sang Bangladesh lánh nạn và tố cáo quân đội Miến Điện hảm hiếp phụ nữ, tra tấn và hành quyết dân làng.

Tuần qua, một nhóm hơn 10 khôi nguyên Nobel Hòa Bình đã ký chung một bức thư kêu gọi Liên Hiệp Quốc can thiệp tránh một "thảm họa thanh lọc chủng tộc và tội ác diệt chủng".

Sau nhiều tháng biện minh "kiểm sóat được tình hình" và yêu cầu cộng đồng quốc tế "đừng đổ dầu vào lửa" chính phủ Aung San Suu Kyi phải đổi thái độ, nhìn nhận có tình trạng đàn áp và mở điều tra, theo nhận định của AFP.

Tú Anh

**************************

Miến Điện điều tra về một vụ cảnh sát đàn áp người Rohingya (RFI, 02/01/2017)

myanmar2

Một người tị nạn Rohingya tại trại tạm cư ở Ukhyia (Bangladesh) ngày 25/11/2016. MUNIR UZ ZAMAN / AFP

Chính quyền Miến Điện vào hôm nay, 02/01/2016, thông báo mở điều tra sau khi một đoạn video cho thấy cảnh sát đánh đập người Rohingya. Theo các nhà quan sát, đây là lần đầu tiên mà chính quyền công nhận tình trạng truy bức và đàn áp sắc dân thiểu số theo Hồi Giáo ở miền tây bắc Miến Điện.

Trong những tuần lễ qua có đến 50.000 người Hồi Giáo Rohingya chạy lánh nạn sang Bangladesh trước chiến dịch trả đũa của quân đội sau đợt đồn biên phòng bị tấn công. Đến Bangladesh, những người chạy loạn này đã kể lại nhiều hành vi tội ác như tra tấn, giết người của quân đội Miến Điện.

Cho đến nay, chính phủ Miến Điện vẫn bác bỏ những lời tố cáo này và cho là tình hình nằm trong tầm kiểm soát và yêu cầu quốc tế ngưng việc "nuôi dưỡng ngọn lửa thù hận".

Nhưng lần đầu tiên từ tháng 10/2016 đến nay, chính quyền đã thay đổi giọng điệu, và trong một thông cáo, cam kết đưa ra biện pháp trừng trị những "cảnh sát dường như là đã đánh dân làng trong chiến dịch tháo gỡ mìn ngày 05/11 ở làng Kotankauk".

Hình ảnh trên video cho thấy cảnh sát đánh một thanh niên bị bắt ngồi cùng với hàng chục người khác trong làng, tay để trên đầu. Sau đó 3 sĩ quan dùng gậy đánh một người khác nằm dưới đất và đá vào mặt người này.

Từ tháng 10, hàng chục video tố cáo những hành vi tương tự được đưa lên mạng, nhưng theo AFP, vì khu vực bị cấm đối với nhà báo, nhất là báo giới nước ngoài và các hiệp hội, cho nên rất khó kiểm chứng.

Tuần qua, 11 giải Nobel Hòa Bình đã gởi thư ngỏ yêu cầu Liên Hiệp Quốc can thiệp để chấm dứt thảm kịch mà trong mắt họ không khác gì "một cuộc thanh lọc chủng tộc, một tội ác chống nhân loại".

Mai Vân

Published in Châu Á