Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Kịch bản Thiên An Môn : Trung Quốc sẽ sử dụng lực lượng quân sự ở Hongkong ?

Peter Harris, VNTB, 21/08/2019

Nếu thực sự cần thiết, Bắc Kinh buộc phải sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề Hongkong nhằm bảo vệ chế độ toàn trị.

danap1

Tranh chấp giữa người biểu tình Hongkong và Chính phủ Hongkong sẽ khó giải quyết thông qua đối thoại.

Liệu Tập Cận Bình sẽ triển khai Quân đội Giải phóng Nhân dân để đàn áp cuộc biểu tình ôn hòa hiện nay ở Hongkong, hay Bắc Kinh sẽ chọn cách tiếp cận ôn hòa hơn để làm dịu tình trạng bất ổn đã làm rung chuyển thành phố trong nhiều tháng qua ? Cho đến nay, Trung Quốc đã kiềm chế theo đuổi kịch bản Thiên An Môn ở Hongkong, thay vào đó dựa vào cảnh sát địa phương và băng đảng tội phạm để đối phó với phong trào phi bạo lực của những người biểu tình ủng hộ dân chủ. Nhưng nếu phong trào đòi cải cách chính trị ở Hongkong tiếp tục tập hợp thêm sức mạnh, hoặc nếu nó có dấu hiệu lan sang đại lục thì có lẽ khó có điều gì khiến ban lãnh đạo Trung Quốc từ chối việc sử dụng vũ lực để đàn áp phong trào.

Tranh chấp giữa người biểu tình Hongkong và Chính phủ Hongkong sẽ khó giải quyết thông qua đối thoại. Năm nay, tình trạng bất ổn bắt đầu như một phản ứng chống lại đề xuất của Trưởng đặc khu hành chính Carrie Lam về một đạo luật dẫn độ giữa Hongkong và đại lục, một luật cho phép chính quyền Hongkong có thể đưa người bị buộc tội ra tòa xét xử tại tòa án Trung Quốc. Nếu được ban hành, một đạo luật như vậy sẽ làm suy yếu sự độc lập tư pháp của Hongkong và sẽ trở thành công cụ hữu ích để đàn áp tự do ngôn luận, với việc các nhà hoạt động ở Hongkong luôn bị đe dọa dẫn độ về đại lục với các cáo buộc có động cơ chính trị.

Tuy nhiên, nhu cầu của người biểu tình hiện đang mở rộng hơn nhiều so với việc đòi rút dự luật dẫn độ. Trong số những thứ khác, họ đang kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về sự tàn bạo của cảnh sát, phóng thích tù nhân chính trị và thực hành bầu cử dân chủ hoàn toàn ở Hongkong.

Lam và các nhà lãnh đạo Hongkong khác từ chối những yêu cầu này. Và ngay cả khi họ có khuynh hướng xoa dịu những người biểu tình, thì việc dân chủ hóa hoàn toàn Hongkong rõ ràng là việc không thể chấp nhận được đối với chế độ cộng sản Trung Quốc đóng đô ở Bắc Kinh, nơi trở nên ít khoan dung hơn đối với đa nguyên chính trị dưới sự lãnh đạo độc đoán của Chủ tịch Tập Cận Bình. Kết quả của cuộc biểu tình hiện nay có thể là Hongkong được phép đi theo con đường dân chủ hóa hoàn toàn, thoát khỏi ảnh hưởng chính trị của đại lục cộng sản, hoặc người dân ở đây phải chấp nhận số phận cuối cùng của họ là trở thành một thành phố khác của Trung Quốc.

Có thể tránh được một cuộc đàn áp bạo lực ? Câu trả lời, rất may, là có. Rõ ràng nhất, cuộc biểu tình có thể tự thoái trào. Rốt cuộc, thật khó để duy trì một phong trào quần chúng trên quy mô hàng triệu người như hiện đang được chứng kiến ở Hongkong, đặc biệt là đối mặt với một chính thể đầy sức mạnh. Có thể đến một thời điểm nào đó, quyết tâm biểu tình ở một số người sẽ suy giảm và buộc những người cầm đầu lựa chọn giải pháp ít rủi ro hơn trong việc đòi cải cách chính trị lâu dài. Đây là điều Bắc Kinh đang hy vọng.

Ngoài ra, Chính phủ Hongkong có thể bị áp lực phải nhượng bộ. Chẳng hạn, không hẳn là chuyện không tưởng Tập sẽ yêu cầu Lam (hoặc người kế nhiệm, nếu bà ta bị cách chức) để rút vĩnh viễn dự luật dẫn độ như một cách để mua chuộc những người chống đối quan trọng. Một điều tương tự đã xảy ra vào năm 2003, khi các cuộc biểu tình công khai buộc Hội đồng Lập pháp Hongkong rút một dự luật gây tranh cãi có mục tiêu giúp việc trừng phạt người Hongkong dễ dàng hơn vì tội phản quốc, ly khai, dụ dỗ, lật đổ chính quyền Trung Quốc.

Tuy nhiên, nếu không bên nào lùi bước, thì một giải pháp theo kiểu Thiên An Môn để giải quyết bế tắc sẽ ngày càng có khả năng. Việc sử dụng quân đội sẽ tàn phá Hongkong, với thương tích hàng loạt, tử vong và bắt giữ. Một cuộc đàn áp bạo lực cũng sẽ là kết quả tồi tệ cho chế độ của Tập. Nó sẽ phá hủy nền kinh tế Hongkong và phá huỷ cơ cấu dân số ở đây, và mất nhiều thập kỷ để Bắc Kinh tái thiết và hòa giải chính trị, chưa nói đến việc bạo lực sẽ hủy hoại hình ảnh quốc tế của Tập Cận Bình.

Nhưng điều quan trọng hơn đối với ban lãnh đạo Trung Quốc là giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ, duy trì quyền lực chính trị của Đảng cộng sản Trung Quốc và tránh tình trạng bất ổn lan rộng ở Trung Quốc đại lục. Đó là những cân nhắc mà Tập chú trọng hơn số phận của Hongkong. Do vậy, nếu cần thiết thì việc sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề vẫn là một lựa chọn để bảo vệ chế độ.

Đừng nên quên rằng thảm sát Thiên An Môn là một thành công chính trị lâu dài của Đảng cộng sản Trung Quốc. Vào mùa hè năm 1989, ban lãnh đạo Trung Quốc đã bị chia rẽ về việc có nên sử dụng bạo lực để giải tán cuộc biểu tình của các nhà vận động cải cách ở quảng trường Thiên An Môn. Nhưng một khi lựa chọn sử dụng bạo lực của quân đội đã được ban ra, ban lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã nhanh chóng thống nhất. Cuộc biểu tình đã bị nghiền nát trong vài ngày, với việc khoảng mười nghìn người bị giết, nhưng nó giúp cho đảng không gặp thách thức từ đó tới nay.

Mặc dù có đổ máu (hoặc có lẽ vì thế), chế độ cộng sản ở Trung Quốc đã vượt qua thách thức năm 1989. Điều tương tự không thể nói về chế độ cộng sản ở Trung và Đông Âu, nơi ban lãnh đạo cộng sản đã chọn giải pháp ôn hoà để đối phó với các phong trào dân chủ trong những tháng cuối năm đó. Nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev nói rõ rằng Moskva sẽ chấp nhận (và thậm chí khuyến khích) cải cách chính trị để đáp ứng yêu cầu thay đổi của nhân dân, một chính sách được ca ngợi ở phương Tây. Tuy nhiên, ba mươi năm sau, Trung Quốc vẫn là một quốc gia cộng sản và đã vươn lên trở thành một cường quốc. Ngược lại, Liên Xô không còn tồn tại và hầu hết Đông Âu là một phần của NATO.

Từ quan điểm này, Thiên An Môn đã mang lợi cho Bắc Kinh. Và hơn thế nữa, chế độ Đảng cộng sản Trung Quốc đã thực hiện cuộc đàn áp Thiên An Môn mà không phải chịu nhiều hậu quả chính trị lâu dài. Ở trong nước, Bắc Kinh đã không ngừng đàn áp việc thảo luận về vụ thảm sát Thiên An Môn trong hơn ba mươi năm, ngăn chặn hiệu quả việc nhắc đến những người đã thiệt mạng. Ở nước ngoài, cuộc khủng hoảng Thiên An Môn đã thu hút nhiều chỉ trích từ nhiều chính phủ nước ngoài, các tổ chức truyền thông và các tổ chức phi chính phủ quốc tế. Tuy nhiên, việc chỉ trích này tương đối ngắn ngủi và Trung Quốc đã trở thành một thành viên ngày càng quan trọng và tích cực của cộng đồng quốc tế trong suốt những năm 1990.

Nếu Tập ra lệnh đàn áp ở Hồng Kông, thì ông ta sẽ phải đối mặt với sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế. Ông ta sẽ bị ghét vì điều đó. Nhưng không có lý do gì để tin rằng Trung Quốc không thể vượt qua cơn bão một lần nữa. Và truyền thông xã hội sẽ làm Bắc Kinh gặp khó khăn hơn rất nhiều trong việc che giấu thông tin về việc tàn sát thường dân vô tội so với năm 1989. Nhưng cũng cần nhắc lại là giờ đây Đảng cộng sản Trung Quốc đã trở nên tinh vi hơn trong cách kiểm soát truyền thông ở đại lục, nơi nhiều người không thích và không tin tưởng Hongkong.

Tất nhiên, khi đó không thể tránh khỏi việc Bắc Kinh sẽ sử dụng xe tăng để đàn áp người biểu tình ở Hongkong. Nhưng cốt lõi nhất, những người ra quyết định của Đảng cộng sản Trung Quốc sẽ phải đặt sự an toàn của chế độ và sự sống còn chính trị của họ lên trên tất cả. Nếu tình hình ở Hongkong đe dọa những mối quan tâm cốt lõi này của giới lãnh đạo ở Bắc Kinh, thì giải pháp Thiên An Môn sẽ xảy ra chắc chắn. Tệ hơn nữa, vẫn có nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Quốc không loại trừ việc áp dụng giải pháp này.

Peter Harris

Ngun tácWould China Use Military Force in Hong Kong ?, The National Interests, 19/08/2019

Vũ Quốc Ngữ dịch

Nguồn : VNTB, 21/08/2019

Tác giả Peter Harris là trợ lý giáo sư khoa học chính trị tại Đại học bang Colorado. Quý vị có thể kết nối với ông trên Twitter : @ipeterharris

*******************

Khó có Thiên An Môn thứ hai

Mặc Lâm, VOA, 20/08/2019

Trong khi diễn biến các cuc biu tình rm r ti Hong Kong tiếp tc xy ra nhiu người đt câu hi rng liu có mt Thiên An Môn thứ hai s din ra hay không vì nhng cuc biu tình này đang đe da mt cách nghiêm trng chính sách đi ni ca Trung Quc, luôn mun người dân phi vâng phc tt c mi ch trương ca Đng và mi biến đng chính tr đu không được phép xy ra.

danap2

Thắp nến cu nguyn cho dân ch ti Victoria Park, Hong Kong, 4/6/2019.

Hôm 13/6, tờIndependent của Anh dn ngun ca hãng tin AFP cho biết, hàng trăm xe quân s ca Trung Quc đã được phát hin ti Thâm Quyến, theo báo cáo đ chun b cho mt cuc xâm lược có th xy ra ca quân đi Trung Quc vào Hong Kong. Nhóm xe quân s Trung Quc đã được hin th trong mt video tuyên truyn ca chính ph Trung Quc.

Trước đó ngày 11/6 đài Á Châu Tự Do cho biết đã có b đi chng bo đng và xe bc thép tp trung gn khu vc cu Hong Kong-Chu Hi-Macau, đng thi cũng có người trong ni b xác nhn, có b đi cnh sát vũ trang ti ngũ mc thường phc đến Hong Kong.

Ngày 16/8 một đon video dài một phút do tài khon mng xã hi WeChat ca báo Global Times công b cho thy cnh hàng trăm cnh sát cơ đng và có vũ trang tp hp ti mt đa đim không xác đnh thành ph Thâm Quyến, tnh Qung Đông, phía nam Trung Quc. Tt c mi ch du này làm người ta d dàng đt câu hi v mt cuc tàn sát s xy ra nếu Trung Quc không có cơ hi nào khác làm du tình hình cháy bng ti đây.

Tuy nhiên 30 năm sau biến c Thiên An Môn là c mt chui thi gian đăng đng đã giúp cho người dân Hong Kong hiu rõ hơn bản cht ca Bc Kinh và chc chn khi đng lot xung đường biu tính h đã chun b sn sàng kch bn ti t nht k c Thiên An Môn th hai. Nhưng liu Tp Cn Bình có đ liu lĩnh đ thc hin điu mà 30 năm trước các tay "lão thành cách mng" ca Trung Quốc đã nhúng vào máu ca hàng ngàn sinh viên Bc Kinh ?

Không ai hiểu rõ Thiên An Môn bng người Hong Kong. Hu như hng năm vào đúng ngày 4/6 là mt cuc tp trung tưởng nh ngày đm máu này. H cùng nói tiếng Hoa, cùng văn hóa, cùng huyết thng nên s cm xúc nhiu ln hơn nhng dân tc khác. Bui tưởng niệm nào cũng gây ra ký c ăn sâu vào người Hong Kong, mi năm mi khác nhưng năm nào h cũng nhn ra mt chân lý rng người cng sn không bao gi t b s tàn nhn đ đi ti mc đích. Chân lý này ăn sâu vào tim thc người Hong Kong và nhc nh rng h sẽ mãi mãi tr thành con dân ca đế chế cng sn sau 50 năm t ngày Anh trao tr Hong Kong cho Trung Quc.

Sau 30 năm tưởng nh, Thiên An Môn không đáng s đi vi người Hong Kong, nó ch đáng lên án và đáng b loài người nguyn ra.

Một tâm lý như vy thật không dễ dàng cho Tp Cn Bình mang Thiên An Môn ra áp dng cho Hong Kong trong khi còn khá nhiu lc cn khác khiến s nông ni nếu có ca tp đoàn lãnh đo Bc Kinh cũng không d vượt qua nhm tiến ti đng thun cho gii pháp đường cùng này.

Cuộc chiến thương mi vi M đang làm kinh tế Trung Quc chao đo nếu tăng thêm đàn áp ti Hong Kong s khiến cho đc khu hành chánh này tr thành nn nhân ca bo lc. Vi tư cách là mt trung tâm tài chính an toàn và đáng tin cy đi vi c thế gii Hong Kong vn là cửa ngõ tài chính dn đu tư ca nước ngoài vào đi lc. Nếu s c đm máu xy ra các nước phương Tây s cm ca các công ty tài chánh ca h giao dch ti Hong Kong và hình nh sp đ ca Hong Kong không khó tiên đoán.

Yếu t th hai đến t M, mc dù trước nay tng thng Donald Trump chưa có đng thái nào tích cc đi vi các v biu tình ca người dân Hong Kong nhưng hôm 18/8 ông cnh báo Trung Quc rng nếu mt Thiên An Môn na xy ra ti Hong Kong thì vn đ đàm phán thương mi coi như không hiện hu. Hơn na ông khó ngi yên trước nhng yêu cu bc thiết ca lp pháp M nếu Tp Cn Bình theo vết xe cũ tm máu người dân Hong Kong.

Năm 1992, Quốc hi Hoa Kỳ đã thông qua Đo lut Chính sách Hoa Kỳ-Hong Kong nhm tiếp tc coi thành ph này là mt thực th riêng bit vi Trung Quc đi lc. Đo lut này cung cp cho Hng Kông các đc quyn kinh tế và thương mi, như tiếp tc được tiếp cn các công ngh nhy cm và t do trao đi đng đô la M vi đng đô la Hong Kong.

Tuy nhiên đạo lut này cũng trao quyền cho tng thng Hoa Kỳ ban hành mt sc lnh hành pháp đình ch mt s hoc tt c các đc quyn ca Hng Kông nếu h xác đnh rng "Hong Kong không đ t ch đ xng đáng vi mt s đi x đc bit theo mt đo lut c th ca Hoa Kỳ".

Mang quân vào Hong Kong Bắc Kinh s mt trng Đài Loan nơi hơn mt na dân s mun đc lp và Trung Quc vn luôn lôi kéo người dân x này tin vào s rng m ca chính quyn đi lc. Đài Loan s là chn dung thân cho người Hong Kong nếu xy ra mt v tm máu và hình nh này tht khó coi đi vi b mt nước ln như Trung Quc.

Thiên An Môn bị thế gii b rơi nhưng Hong Kong thì không. Vi cách mà nhng người tr Hong Kong t chc biu tình hin nay thì bt c mt manh đng nào ca Trung Quc đi vi h đu được lan ta khắp thế gii. Nếu Thiên An Môn ch có mt người đng trước xe tăng ca Trung Quc thì Hong Kong s có hàng ngàn người tr tui sn sàng làm công vic đó. Biến lon càng ln thì thế gii càng phi thay đi thái đ vì máu chy s lay đng con tim nhân loi, nhất là ti Anh Quc nơi trách nhim trc tiếp vì đã ký kết văn bn "Mt quc gia hai chế đ".

Sự thông minh và ngoan cường ca người dân Hong Kong đ sc làm cho h tin rng Bc Kinh không bao gi dám lp li vết xe mà 30 năm trước đã v vết máu vĩnh cữu trên quảng trường Thiên An Môn đ đi đi con cháu người Trung Hoa nguyn ra. Cơ hi thành công ca người dân Hong Kong đã nh mà nim hy vng dp tt cơ hi này bng mt cuc tm máu li càng nh hơn.

Tuy nhiên lịch s vn được lp li. Nếu người dân Hong Kong lần này có b hy sinh thì chc h cũng toi nguyn vì trong tim h luôn vng tin rng nếu không tranh đu thì h s vĩnh vin tr thành người Trung Quc đi lc, vĩnh vin cúi đu lau dn vết máu mà nhân dân đ xung và cũng vĩnh vin chia tay vi hai chữ t do mà h tng sng c trăm năm qua.

Và Tập Cn Bình s vĩnh vin là ti đ ca dân tc Trung Hoa cho dù khoác dưới danh nghĩa nào bi máu tht người Hoa không cho phép h Tp mang ra làm thí đim cho tư duy mông mui ca mt hoàng đế cng sn.

Mặc Lâm

Nguồn : VOA, 20/08/2019

Published in Diễn đàn

Hồng Kông : Đàn áp hay không đàn áp, câu hỏi khó cho Bắc Kinh

Một sự can thiệp theo kiểu Thiên An Môn 1989 sẽ là hồi kết cho nguyên tắc "Một quốc gia, hai chế độ", với những hậu quả khó lường. Nhưng với sự thiếu vắng một "kế hoạch B", chính quyền Trung Quốc hiện nay dường như buộc lòng phải chờ đợi cho phong trào suy giảm dần đi.

danap1

Cảnh sát bắn hơi cay vào người biểu tình tại Thâm Thủy Bộ (Sham Shui Po), Hồng Kông ngày 14/08/2019. Reuters/Thomas Peter

Tái thiết Nhà thờ Đức Bà Paris, ngành sản xuất thịt thích ứng với xu hướng tiêu dùng, tranh luận về công nghệ nhận diện khuôn mặt, đó là những đề tài chiếm trang nhất các nhật báo Pháp hôm nay. Về thời sự quốc tế, tình hình Hồng Kông và Nga, cái chết của nhà tỉ phú Mỹ, giá dầu thế giới tiếp tục được quan tâm.

"Be water"

"Tại Hồng Kông, Bắc Kinh chừng như đành phải tạm thời chờ cho phong trào phản kháng lắng dần", đó là nhận xét của thông tín viên Le Monde. Kể từ cuộc tuần hành ôn hòa một triệu người hôm 9/6, rồi hai triệu người ngày 16/6, Hồng Kông lao vào một cuộc khủng hoảng chính trị vô tiền khoáng hậu, mà hiện nay chưa ai thấy ra được một lối thoát.

Người biểu tình nay chuyển sang phương pháp được Lý Tiểu Long (Bruce Lee) cổ vũ ở một trong những bộ phim của ngôi sao này : "Be water" (Hãy linh hoạt như nước). Những hành động bất tuân dân sự nhẹ nhàng lúc ban đầu (như chận cửa để làm trễ giờ các chuyến tàu điện ngầm), đã nhường chỗ cho các vụ tấn công có mục tiêu (như phong tỏa một đường hầm là giao điểm chính).

Những cuộc tập kích của các nhóm nhỏ tại nhiều địa điểm khác nhau có được sự ủng hộ của một phần lớn cư dân, liên quan đến điều kiện sống chật vật và các quyền tự do bị siết lại, cũng như Nhà nước pháp quyền mà người dân Hồng Kông vốn coi trọng.

Đấu tranh nhân dân : Người bị bắt từ 14 đến 76 tuổi !

Một đặc trưng khác của phong trào là sự chiết trung. Các cuộc biểu tình dần dần lan rộng, vượt qua khỏi đảo Hồng Kông đến tận các thành phố biên giới với Trung Quốc, và huy động được nhiều thành phần ngoài hạt nhân chính là giới trẻ. Tuổi của những người bị cảnh sát bắt là từ 14 đến 76, như vậy bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga có quá vội vã khi nói rằng phong trào phản kháng chỉ là "một nhóm người cực đoan bạo động" ?

Bắc Kinh rõ ràng là bối rối, ban đầu để cho bà Lâm giơ đầu chịu báng, và bà này giao lại việc xử lý khủng hoảng cho cảnh sát Hồng Kông, vốn không có kinh nghiệm gì về những sự kiện tương tự.

Kể từ khi đàn áp quá mức vụ biểu tình trước Nghị Viện hôm 12/6, cảnh sát đã trở thành mục tiêu mới của người biểu tình. Họ đòi hỏi điều tra độc lập về bạo lực cảnh sát, nhưng chính quyền cho rằng chỉ cần điều tra nội bộ.

"Mắt đi mắt"

Hoàn toàn vắng bóng trong cuộc biểu tình hai triệu người hôm 16/6, cảnh sát cũng không hành động gì lúc tổng hành dinh bị bao vây hôm 20/6, và vụ đột nhập Nghị Viện hôm 1/7. Nhưng từ đó đến nay cảnh sát lại thẳng tay đàn áp, vội vã bắn hơi cay và bắt giữ rất nhiều người. Phe "xã hội đen" Hồng Kông bắt đầu tham gia tấn công người biểu tình từ tối 21/7 tại trạm métro Nguyên Lãng (Yuen Long), chúng dùng gậy sắt quất tàn bạo vào bất kỳ ai. Các vụ đối đầu đã trở thành thường xuyên, nhưng, sẽ còn kéo dài bao nhiêu tuần, bao nhiêu tháng nữa ?

Le Figarotrong bài "Leo thang bạo lực tại Hồng Kông" cho biết cuối tuần qua có 40 người phải nhập viện, trong đó có một cô gái bị trúng đạn cao su, mất đi một mắt. "Mắt đối mắt", người biểu tình hôm qua hô vang trên đường đến sân bay. Cảnh sát bây giờ không ngần ngại bắn đạn cao su ở cự ly rất gần, dùng dùi cui đánh đến đổ máu dù người biểu tình đang bỏ chạy, chận bắt một cách thô bạo, và lần đầu tiên bắn hơi cay vào không gian khép kín là một trạm métro.

Le Monde nhận xét, phong trào phản kháng nay nhắm vào ba mục tiêu : cảnh sát, chính quyền Hồng Kông, chính quyền trung ương Bắc Kinh. Khẩu hiệu mới trong các cuộc biểu tình là "Trả lại tự do cho Hồng Kông, cuộc cách mạng của thời đại chúng ta", cùng với một số vụ đụng độ với phe thân Bắc Kinh và quăng cờ Trung Quốc xuống biển, bị coi là bằng chứng "ly khai".

Thiếu một kế hoạch B, Bắc Kinh lúng túng

Một cảnh sát bị phỏng nhẹ do bom xăng hôm Chủ nhật, khiến Dương Quang (Yang Guang), phát ngôn viên cơ quan phụ trách về Hồng Kông tuyên bố đó là "một tội phạm nghiêm trọng, cho thấy những dấu hiệu đầu tiên của khủng bố".

Nhưng theo Le Figaro, định nghĩa "khủng bố" của Bắc Kinh rộng một cách kỳ lạ. Tháng trước, nhà đấu tranh chống tham nhũng Trương Bảo Thành (Zhang Baocheng) bị bắt với cáo buộc "cổ vũ khủng bố", chỉ vì ông đòi hỏi minh bạch về thu nhập của các thành viên chính phủ. "Đấu tranh chống khủng bố" cũng là cái cớ để tống giam một triệu người Duy Ngô Nhĩ vào các trại cải tạo. Nhiều chuyên gia trong đó có nhà Trung Quốc học Jean-Pierre Cabestan tố cáo, có khoảng 2.000 công an từ Hoa lục trà trộn vào 30.000 cảnh sát Hồng Kông.

Trần Hạo Thiên (Andy Chan Ho Tin), người sáng lập đảng HKNP đòi độc lập cho Hồng Kông tuyên bố : "Dù Trung Quốc phản ứng như thế nào đi nữa, Bắc Kinh đã mất Hồng Kông vĩnh viễn". Ông Trần hiện nay đã bị bắt, đảng của ông bị cấm hoạt động. Le Figaro cho rằng để che giấu sự bối rối, Trung Quốc khi thì tố cáo "bàn tay đen đúa" của một nhà ngoại giao Mỹ ở Hồng Kông, khi lại cáo buộc công ty Cathay Pacific "đổ dầu vào lửa" khi để cho các nhân viên được đình công.

Bắc Kinh ngày càng lớn tiếng đe dọa, nhất là khi công bố các video tập trận chống biểu tình. Le Monde kết luận, một sự can thiệp theo kiểu Thiên An Môn 1989 sẽ là hồi kết cho nguyên tắc "Một quốc gia, hai chế độ", với những hậu quả khó lường. Nhưng với sự thiếu vắng một "kế hoạch B", chính quyền Trung Quốc hiện nay dường như buộc lòng phải chờ đợi cho phong trào suy giảm dần đi.

Nga : Chính quyền càng cứng rắn, đối lập càng cực đoan

Nhìn sang một phong trào phản kháng khác nhưng ở nước Nga, chuyên gia Andrei Kolesnikov của Trung tâm Carnegie ở Moskva nhận định trên Les Echos "Trước sự không khoan nhượng của chính quyền, đối lập có nguy cơ trở nên cực đoan hơn".

Với trên 50.000 người xuống đường vào Chủ nhật tuần rồi, đây là một ngạc nhiên cho chính quyền Nga. Có những khuôn mặt trẻ mới xuất hiện, nhưng đây cũng chính là xã hội dân sự trong phong trào phản kháng 2011-2012, gồm đủ mọi lứa tuổi và thành phần, từ doanh nhân cho đến nhân viên các công ty vừa và nhỏ.

Cho đến nay, càng bị siết thì phe phản kháng lại càng quyết tâm hơn. Chính quyền không thể hiểu được vì sao đã bắt hết các nhà lãnh đạo đối lập nhưng vẫn không thể ngăn được phong trào lan rộng. Các nhân vật ôn hòa trong chính quyền Moskva có vẻ kín tiếng, còn đô trưởng đương nhiệm Serguei Sobyanine, một người thân cận của tổng thống Putin thì có chủ trương cứng rắn.

Chính ông ta đã tổ chức các buổi trình diễn văn nghệ và lễ hội nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của người dân. Nhưng các cuộc biểu tình đông đảo người tham gia đã chứng minh chiến thuật của ông Sobyanine phần nào đã thất bại. Tòa đô chính Moskva được lãnh đạo bởi một giàn kỹ trị, tập trung cho việc hiện đại hóa thủ đô. Tuy nhiên những người biểu tình đã nhắc nhở họ rằng không có hiện đại hóa nếu không có dân chủ.

Công nghệ nhận diện : Bạn hay thù ?

Về một tiến bộ khoa học có nguy cơ bị lạm dụng cho việc đàn áp, La Croix chạy tựa "Công nghệ nhận diện, sự khẩn cấp của việc tranh luận". Các cuộc thử nghiệm công nghệ mới này đang diễn ra ngày càng nhiều tại Pháp, nhưng ở California, có những thành phố cẩm sử dụng ở nơi công cộng.

La Croix mô tả, trong đám đông, những tia sáng laser màu xanh lá cây chiếu về phía cảnh sát. Những người biểu tình mang khẩu trang che mặt, đầu đội nón bảo hộ lao động, và che dù. Đó là những trang bị không thể thiếu của người biểu tình Hồng Kông để chống lại công nghệ nhận diện của Bắc Kinh. Những hình ảnh đáng kinh ngạc, không phải trong truyện khoa học viễn tưởng, mà chính là những gì đang diễn ra từ hai tháng qua : ở cựu thuộc địa Anh cũng như những địa phương khác của Trung Quốc, nhà cầm quyền thường xuyên sử dụng công nghệ nhận diện để nhận ra những người biểu tình.

Cho đến nay, công nghệ mới này được ủng hộ với lý do đơn giản là đem lại nhiều lợi lộc, và con người thường thích thú với cái mới. Công nghệ nhận diện giúp nhanh chóng nhận ra các tên tội phạm trong đám đông, tuy nhiên lại xâm phạm nặng nề đến cuộc sống riêng tư, và mang lại cho các chế độ độc tài một công cụ hiệu quả để đàn áp. Theo tờ báo, bây giờ là lúc cần xem xét lại.

Phục dựng di sản quý giá Nhà thờ Đức Bà Paris

Trên lãnh vực văn hóa, Libération chơi chữ ở trang nhất "Những người làm việc cật lực ở Nhà thờ Đức Bà". Tờ báo dùng chữ "bosseur", có thể hiểu là "Bossu -Thằng gù ở Nhà thờ Đức Bà", nhân vật trong tác phẩm nổi tiếng của Victor Hugo.

Trong bài xã luận mang tên "Kho tàng", tờ báo cánh tả nhấn mạnh giá trị của các di sản không chỉ trên khía cạnh tôn giáo. Không chỉ là một thánh đường bị bốc cháy hôm 15/4, mà còn là cả một quá khứ, đại diện cho nghệ thuật xây dựng và trang trí tuyệt hảo của người xưa. Việc trùng tu Nhà thờ Đức Bà Paris được phối hợp hài hòa giữa các nghệ nhân có tay nghề cao, và công nghệ hiện đại. Trong một thế giới mà cội rễ có nguy cơ đang dần bị quên lãng, hơn bao giờ hết, việc trùng tu di sản này là một thách thức.

Về việc dựng lại hình ảnh 3 chiều của Nhà thờ Đức Bà Paris, ba ngày sau vụ cháy, một ê-kíp của công ty Art Graphique & Patrimoine (AGP) chuyên dựng ma-két kỹ thuật số của các công trình lịch sử, đã đến nơi và gắng sức chạy đua với thời gian. AGP mua ngay sáu siêu máy tính trị giá nhiều trăm triệu euro để chuyển hàng tỉ điểm đo đạc thành hình ảnh. May mắn là một nhà nghiên cứu Mỹ, Andrew Tallon từ năm 2010 đã lưu được khoảng 1 tỉ điểm. Một bất ngờ nữa Nhà thờ Đức Bà đóng vai chính trong trò chơi Assassin’s Creed Unity của nhà sản xuất video game Ubisoft, ngay sau vụ hỏa hoạn công ty đã cho tải về miễn phí.

Người cao niên phạm pháp

Về mặt xã hội tại Pháp, Le Figaro có bài phóng sự "Khi người cao niên vi phạm pháp luật". Tuy hiếm khi được nêu ra và được đánh giá chưa đúng mức, nhưng tội phạm do những người 60 tuổi trở lên là một thực trạng. Trong năm 2018, có trên 17.000 người cao tuổi đã phạm pháp.

Tờ báo kể ra một thí dụ, tháng Năm vừa rồi, một bà cụ trên 100 tuổi được cho là đã sát hại người láng giềng 92 tuổi tại một nhà dưỡng lão, đã bị đưa vào bệnh viện tâm thần. Hồi năm 2014, Marcel Guillot, một ông cụ 93 tuổi đã bị kết án 10 năm tù vì giết chết một bà cụ trên 80 do từ chối những lời tán tỉnh của ông… Trên thực tế, các vụ giết người, cướp của, trộm cắp, lừa đảo… do người cao tuổi thực hiện không ít, nhưng các bản án dành cho họ thường nhẹ nhàng hơn, và các con số thống kê thường không nói lên hết tầm vóc của hiện tượng.

Thụy My

Published in Châu Á