Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hà Tĩnh : Chính quyền đổ trộm chất thải của nhà máy Formosa vào khu dân cư, dân chúng phản ứng dữ dội (RFA, 29/03/2020)

Đêm 28/3/2020. Người dân xã Thạch Trung, Thành phố Hà Tĩnh đã bắt quả tang nhiều xe vận tải vận chuyển chất thải độc từ Formosa Kỳ Anh về khu dân cư thuộc Xã Thạch Trung, Thành phố Hà Tĩnh để làm bệnh viện.

vn1

Công an tỉnh Hà Tĩnh bắt quả tang xe tải BS: 98C-020.20 đổ trộm rác thải từ Khu công nghiệp Formosa ra môi trường - Ảnh : Nguyên Dũng

Trước đó, cứ đêm đêm, hàng loạt xe tải cỡ lớn đã bịt kín chở chất thải từ Formosa đổ vào khu đất của dự án bệnh viện Quốc tế TTH tại xã Thạch Trung, Thành phố Hà Tĩnh. Đến nay, việc san lấp đã được một khối lượng lớn.

Việc thi công đổ chất thải thường xuyên được làm vào ban đêm, nhằm che giấu người dân.

Lợi dụng việc dịch cúm đang lan tràn khắp nơi, chính quyền Hà Tĩnh đã cấm người dân tụ tập đông người, tự ý cách ly những người bất kể có nhiễm virus hay không, nếu đi từ Hà Nội hoặc Sài Gòn về Hà Tĩnh đều phải bị cách ly.

Mấy ngày gần đây, chinh quyền Thạch Trung cho xe gắn loa kêu gọi người dân không ra khỏi nhà, không tập trung quá 10 người. Đồng thời cho doanh nghiệp chở chất thải độc đổ vào khu dân cư để san nền.

Nhưng đêm nay, 28/3/2020, người dân đã cảnh giác và bắt quả tang việc đổ trộm chất thải độc Formosa vào đây với những chuyến xe còn nguyên chất thải.

Chính quyền lập tức ra trấn an người dân và yêu cầu người dân giải tán. Nhưng người dân kiên quyết yêu cầu việc xúc và di chuyển số lượng chất thải độc từ Formosa đi nơi khác.

Sự việc đang hết sức căng thẳng gây bức xúc cho người dân. Do vậy người dân từ các xóm khác nhau đang đổ về đây để phản đối.

Việc chuyển chất thải nhiễm độc từ Formosa đổ vào khu dân cư là hành động hết sức phản động của chính quyền, điều này gây hại lâu dài cho cuốc sống người dân. Bởi người dân ở đây sẽ được hưởng nguồn nước ngầm từ chất thải này ngấm dần ra hủy diệt chính họ và các thế hệ con cháu sau này.

Vì vậy, dù người dân nơi đây rất hiền lành cũng phải phản ứng dữ dội.

Còn nhớ, cũng tại đây, vào ngày 1/10/2017, chính quyền xã Thạch Trung đã âm thầm cho người đào chân đê để chôn các loại hải sản nhiễm độc vào chân đê và bị người dân bắt tại chỗ, buộc phải di chuyển đi nơi khác trong sự phản đối gay gắt, dữ dội của người dân địa phương.

Thạch Trung là địa phương có Tòa Giám mục Hà Tĩnh, nơi có số dân cả chục ngàn người, riêng Giáo xứ Văn Hạnh có gần 5.000 giáo dân. Đây là nơi cuối cùng của hệ thống nước thải Thành phố đổ về làm ô nhiễm hoàn toàn các cánh đồng và dòng sông tại đây.

Nguồn nước thải của Thành phố Hà Tĩnh từ các bệnh viện, các cơ quan, xí nghiệp và nhà máy không hề qua xử lý đã đổ thẳng về nơi này rồi qua cống đổ ra sông Cày.

Cách đồng Đập Hầu và các cánh đồng xung quanh đã hầu như không có thể sử dụng vì bị ô nhiễm nghiêm trọng, nước ở đây đầy hóa chất và chất bẩn đến mức ai chạm vào lập tức mẩn ngứa. Dòng sông Cày chảy qua đó xuống các xã hạ lưu đã bị ô nhiễm đến mức khủng khiếp.

Dòng sông này vốn trong xanh là nơi người dân thường sử dụng để tắm, để khai thác các nguồn hải sản, nay trở thành dòng sông chứa đầy chất thải độc.

Những năm gần đây, số người bị ung thư ở các làng, xóm thuộc xã Thạch Trung đã tăng lên đến chóng mặt. Nhiều cái chết rất trẻ, nhiều người, nhiều gia đình đang bị các chứng ung thư đe dọa là chuyện rất bình thường tại đây.

Thế nhưng, chính quyền địa phương không hề có bất cứ một phản ứng nào trước việc nhà cầm quyền không xử lý nước thải lại đổ về địa phương mình.

Đã vậy, việc xây mới bệnh viện trên khu vực xã, càng gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường sống, đe dọa người dân tại đây hiện tại và lâu dài.

Bệnh viện Quốc tế TTH do Công ty cổ phần TTH Hà Tĩnh đầu tư với dự án 800 tỷ đồng, chiếm trên diện tích 4,31 hecta tại xã Thạch Trung được khởi công ngày 20/4/2020 tại đây với sự có mặt của Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị.

Việc dùng chất thải độc hại từ Formosa để san nền xây dựng bệnh viện đã là một việc hết sức phản cảm và phản khoa học, bị người dân phản đối.

Nhưng vì hiện nay, nguồn chất thải từ Formosa đã chất cao như núi và không có chỗ để chôn lấp với hàng triệu mét khối tập trung tại nhà máy. Do vậy, nhà cầm quyền đã tìm nhiều cách âm thầm, lén lút để di chuyển số chất thải độc hại này vào những nơi có thể được.

Cho đến giờ này, gần nửa đêm, bất chấp dịch bệnh, người dân vẫn tập trung đông đảo, yêu cầu chính quyền buộc cơ sở này chuyển hết tất cả chất thải ra khỏi khu vực dân cư.

Chính quyền đang hết sức lúng túng, hứa hẹn để xoa dịu sự phẫn uất của người dân tại đây.

JB Nguyễn Hữu Vinh

*****************

Trong thời dịch bệnh, Facebook siết chặt ngôn luận ở Việt Nam như công an (RFA, 28/03/2020)

Từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 3/2020, Facebook nhiều lần được nhắc tên trên báo chí về những việc ngăn cản ngôn luận đầy khó hiểu, đặc biệt liên quan đến vấn đề dịch bệnh Coronavirus.

vn2

Facebook - Hình minh họa. AFP

Tờ The Verge, giữa tháng 3, có nhắc đến chuyện này. Tờ báo nói Facebook liên tục đánh dấu một số bài đăng, dẫn đường liên kết (link) đến thông tin và bài viết về coronavirus và Covid-19 là thư rác, hoặc coi là tin giả hoặc vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng, theo quan sát của một phóng viên Verge và nhiều người dùng trên Twitter.

Tuy nhiên, khi chuyện lớn lên, thì ông Guy Rosen, Phó chủ tịch liêm chính của Facebook (Facebook’s vice president of integrity) nói là vấn đề này là do lỗi của công cụ lọc trong hệ thống chống thư rác. Ông Rosen cũng cho biết công ty bắt đầu tiến hành khắc phục ngay khi phát hiện ra vấn đề.

Tuy nhiên đây không phải là chuyện nhầm lẫn mang tính đơn lẻ. Dường như Facebook đang nhân cơ hội đợt dịch bệnh trên toàn cầu và áp dụng các biện pháp lọc, duyệt tin tức dựa trên các công cụ AI – trí thông minh nhân tạo – để có thể phác thảo ra các không gian ngôn ngữ, vùng địa phương – mà các thuật toán của Facebook có thể kiếm soát được khuynh hướng các nguồn tin mà minh muốn.

Nói một cách nào khác, thì Facebook đang tạo dựng ra một ban tuyên giáo của mình, hoạt động theo thời sự và kiểm soát theo ý mình, hoặc hợp tác kiểm soát theo ý một nhà nước, nhóm người nào đó.

Thời cơ là vấn đề quan trọng. Và biết tận dụng thời cơ, thì mọi thứ đều có hình ảnh tốt đẹp của nó. Giống như kiểu Bắc Kinh đẩy mạnh các công cụ nhận dạng công dân để kiểm soát bằng hệ thống camera AI trong thời dịch bệnh. Khi Bắc Kinh rằng đây là cách để tracking – theo dấu các người nhiễm bệnh thì không ai có thể bắt bẻ gì. Nhưng cũng chính hệ thống này ở ngày thường, đã bị vô số lòi chỉ trích về vấn đề nhân quyền.

Các tờ như Business Insider hay Guardian cũng có đưa các tin tức về việc công ty Facebook "rà soát" chặt chẽ các nguồn tin về dịch bệnh để chống tin giả, nhưng hầu hết các tờ báo lớn và uy tín trên thế giới cũng bị đưa vào diện spam và người đăng lại bài cũng có thể bị khóa trang của mình một thời gian.

Ông Rosen cho biết Facebook đã giải quyết vấn đề và khôi phục các bài đăng bị ảnh hưởng. "Chúng tôi đã khôi phục tất cả các bài đăng bị xóa không chính xác, bao gồm các bài đăng về tất cả các chủ đề - không chỉ những bài liên quan đến Covid-19", Rosen giải thích. Theo Facebook, vấn đề là do một công cụ kiểm duyệt tự động và không liên quan đến bất kỳ quan điểm riêng hay chủ trương nào từ phía người điều hành.

Nhưng ở Việt Nam thì không phải vậy. Không phải người nào bị Facebook khóa hay xóa bài vô lý cũng được phục hồi một cách công bằng. Hơn như vậy, những người bị xóa bài và khóa bài… trở thành một danh sách dài của các người dùng mạng xã hội bị công an Việt Nam tìm tới sách nhiễu, hăm dọa, và cả phạt tiền.

Những điều đó khiến giới quan sát hoạt động của Facebook tại Việt Nam trở nên tò mò hơn. Ngoài những danh sách bị Facebook trừng phạt ở màn một, sau đó họ còn bị công an Việt Nam đến nhà, gửi giấy triệu tập là màn hai của vở kịch mờ ảo này.

Nhiều cây bút trên Facebook do thận trọng hơn,lách né tốt hơn trong từng câu chữ và sự kiện nên không thể bắt bẻ, cũng lên tiếng nói rằng dường như họ bị một thuật toán nào đó của Facebook nên bài viết của họ giống như bị che đi (hide) trên dòng timeline, ít người nhìn thấy hay đọc được. Thậm chí có những người luôn có những lượng view và like ổn định từ 500 đến 1000 ở mỗi bài, đã nhận ra sự khác thường khi liên tục giảm số người biết và đọc bài của họ trong một thời gian.

Cuối tháng 3, Cục An ninh mạng và Phòng chống Tội phạm Sử dụng Công nghệ cao thuộc Bộ Công an Việt Nam báo công cho biết họ đã có hồ sơ đầy đủ những người trên mạng Facebook bị gọi là đưa tin ngoài luồng, khác với tin tức của Bộ Y tế và Ban tuyên giáo Việt Nam muốn. Cục này nói đã có hơn 300 trên gần 700 trường hợp bị cho đưa tin sai sự thật về dịch bệnh Covid-19 trên mạng xã hội trong 2 tháng qua đã bị cơ quan chức năng xử lý.

Đại diện Cục An ninh mạng cho biết như trên vào ngày 26/3 và được truyền thông trong nước loan tin cùng ngày. Theo thống kê của Cục An ninh mạng thì từ khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện, trên không gian mạng Việt Nam đã có hơn 900 ngàn thông tin liên quan đến dịch bệnh được đăng tải. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, trong một phát biểu hồi đầu tháng 2/2020 cũng đã ca ngợi Facebook và Google luôn hợp tác chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông để xử lý các đối tượng xấu, theo quan điểm nhà nước.

Cũng giống như Trung Quốc đang gia tăng kiếm soát công dân bằng kỹ thuật số, người ta đang tự hỏi Facebook đang làm gì, đóng vai trò nào trong việc xiết chặt ngôn luận tự do ở Việt Nam của Nhà nước Việt Nam.

Tuấn Khanh

*********************

Covid-19 : Các tổ chức nhân quyền quốc tế lo ngại lạm dụng "tình trạng khẩn cấp" để đàn áp nhân quyền (RFA, 28/03/2020)

Liên minh Các Tổ chức Xã hội Dân sự Toàn cầu (CIVICUS) có trụ sở tại Nam Phi, với 9.000 thành viên trên toàn thế giới nói rằng : "Trong đại dịch Covid-19, các chính phủ không nên coi các biện pháp khẩn cấp là cái cớ để hạn chế quyền công dân".

vn3

Hình minh họa. Công an đứng canh tại một điểm kiểm soát ngoiaf xã Sơn Lôi, tỉnh Vĩnh Phúc hôm 13/2/2020 -AFP

Tuyên bốđược đưa ra vào hôm 24/3, trong bối cảnh lo ngại về tình trạng lạm dụng các biện pháp khẩn cấp được gia tăng ở một số quốc gia độc tài toàn trị trong quá trình phong tỏa và cưỡng bức cách ly nhằm phòng chống sự lây lan của virus Corona.

"Ban bố về tình trạng khẩn cấp vì lý do sức khỏe và an ninh phải được thực hiện phù hợp với luật pháp : các quốc gia không nên áp dụng luật khẩn cấp như một cái cớ để hạn chế quyền công dân và nhắm vào các nhóm, dân tộc thiểu số và cá nhân cụ thể. Không nên áp dụng luật khẩn cấp để bịt miệng những người bảo vệ nhân quyền", CIVICUS khuyến cáo.

Theo tổ chức này cho biết, tại Trung Quốc, các nhà hoạt động đã bị quấy rối và đe dọa vì chia sẻ thông tin về dịch bệnh trong khi báo chí lại bị kiểm duyệt. Ở các quốc gia Châu Á khác, luật pháp đàn áp đang được triển khai để bắt giữ những người được cho là tuyên truyền sai sự thật về dịch bệnh.

Tuyên bố đã nhắc đến Việt Nam như là một quốc gia "cần đặt nhân quyền làm trọng tâm trong phòng chống dịch bệnh Covid-19" và yêu cầu "phóng thích các tù nhân chính trị, các nhà hoạt động nhân quyền hiện đang bị giam giữ" nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh trong nhà tù.

"Một số tù nhân trong nhà tù Iran đã nhiễm virus. Trong khi chúng tôi khen ngợi chính quyền Iran đã tạm thời thả 85.000 tù nhân, những người bảo vệ nhân quyền - bảo vệ nữ quyền và quyền trẻ vị thành niên - cũng nên được thả ra. Các quốc gia khác đã và đang giam giữ những người bảo vệ nhân quyền và đối lập chính trị, như Ai Cập, Việt Nam và Cameroon, cũng nên làm theo", CIVICUS kêu gọi.

Liên Hợp Quốc nêu quan ngại tương tự

Hôm 25/3, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc cũng ra lời kêu gọi các chính phủ hành động khẩn cấp nhằm bảo vệ những người đang bị giam giữ trước sự lây nhiễm bệnh dịch đang lan tràn trong các nhà tù.

Cao Ủy Nhân quyền LHQ Michelle Bachelet cho biết, Covid-19 đã bắt đầu tấn công các nhà tù bởi các cơ sở giam giữ quá đông đúc, điều kiện mất vệ sinh và các dịch vụ y tế không đầy đủ hoặc thậm chí không được cung cấp.

"Ngay lúc này, hơn bao giờ hết, các chính phủ nên thả những người bị giam giữ mà không có đủ cơ sở pháp lý, bao gồm các tù nhân chính trị và những người bị giam giữ chỉ vì bày tỏ quan điểm phê phán hoặc bất đồng", người đứng đầu cơ quan nhân quyền LHQ nhấn mạnh.

Trước đó vào hôm 16/3, hơn 20 chuyên gia nhân quyền hàng đầu của Liên Hợp Quốc cũng khuyến cáo các quốc gia tránh lạm dụng tình trạng khẩn cấp để đàn áp nhân quyền và dập tắt bất đồng chính kiến.

Theo các chuyên gia, mặc dù nhận thấy mức độ nghiêm trọng của đại dịch, và thừa nhận việc các quốc gia được phép sử dụng quyền hạn khẩn cấp theo luật pháp quốc tế, nhưng mọi ứng phó khẩn cấp trong dịch bệnh cần phải tương xứng, cần thiết và không phân biệt đối xử.

"Các tuyên bố về tình trạng khẩn cấp của quốc gia không nên sử dụng như một vỏ bọc cho hành động đàn áp dưới chiêu bài bảo vệ sức khỏe và dùng để để bịt miệng công việc của những người bảo vệ nhân quyền", các chuyên gia nhân quyền LHQ nói.

Cũng theo các chuyên gia, việc sử dụng quyền hạn khẩn cấp của quốc gia cần được tuyên bố công khai và phải thông báo cho các Ủy ban Công ước LHQ biết để giám sát thực thi, khi các quyền cơ bản như quyền tự do đi lại, đời sống gia đình và tự do hội họp bị hạn chế đáng kể.

Minh Luật

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt, JB Nguyễn Hữu Vinh, Tuấn Khanh, Minh Luật
Published in Việt Nam

Ngay sau khi Đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ kết thúc vào tháng 5 năm 2019, công an Việt Nam lại gia tăng bắt bới những người hoạt động nhân quyền và xã hội dân sự. Nhà giáo Nguyễn Năng Tĩnh ở Nghệ An là một trong những vụ bị bắt giam mới nhất.

nhanquyen1

Nhà giáo Nguyễn Năng Tĩnh

Cũng trong tháng 5 năm 2019, Thủ tướng Phúc đã vội vã đi Na Uy và Thụy Điển để vận động cho EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Châu Âu - Việt Nam).

Trước đó một tháng, Nguyễn Xuân Phúc cũng đã đến thăm Cộng hòa Czech và Romania, hai nước thành viên của EU.

Tuy chỉ là một quốc gia nhỏ trong khối EU, nhưng Romania lại đóng vai trò khá quan trọng vì hiện thời đang là chủ tịch luân phiên của EU. Dựa vào ‘mối quan hệ truyền thống các nước xã hội chủ nghĩa anh em’ trước đây, hẳn chính thể cộng sản ở Việt Nam đang hy vọng có thể thuyết phục được Romania gật đầu cho EVFTA dễ dàng hơn là các nước Tây Âu đang căng thẳng với Việt Nam về vấn đề nhân quyền.

Ngay trước chuyến đi trên của Nguyễn Xuân Phúc là chuyến đi Pháp và Bỉ vào cuối tháng 3 năm 2019 để vận động cho EVFTA của Nguyễn Thị Kim Ngân - Chủ tịch quốc hội Việt Nam.

Hai chuyến đi liên tiếp trong một thời gian ngắn của hai nhân vật còn lại trong ‘tam trụ’ đã phản ánh nhu cầu ‘mót’ EVFTA của chế độ độc đảng đến mức nào.

Sau tháng 2 năm 2019 khi EVFTA bị Hội đồng Châu Âu hoãn vô thời hạn mà nguồn cơn thực chất là vô số vi phạm nhân quyền của Hà Nội, EVFTA vẫn bị treo ở đó mà chưa có bất kỳ tín hiệu nào cho thấy EVFTA ‘sẽ được ký kết và phê chuẩn vào cuối tháng Sáu’ như một số nguồn tin của đảng và ‘thân đảng’ khấp khởi trước đó.

Vào lúc này, có thể những người Âu Châu đã đã rút ra được bài học xương máu như người Mỹ trong các cuộc đàm phán nhân quyền bất tận và vô nghĩa với Việt Nam : chính sách ‘đổi tù nhân lương tâm lấy lợi ích thương mại’ của Việt Nam là cực kỳ ‘xuyên suốt’ cho đến khi nào chính thể này còn chưa bị đẩy vào chân tường.

Không khí đàn áp nhân quyền ở Việt Nam vào thời gian này vẫn đặc sệt như một thùng thuốc súng. Chưa có bất kỳ một dấu hiệu nào cho bất kỳ một ‘cải thiện nhân quyền’ nào, dù chỉ mang tính mị dân hoặc để đối phó với cộng đồng quốc tế.

Sát ngày 3 tháng Tư năm 2019 kỷ niệm ‘giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước’, công an Việt Nam lại bắt bớ hàng loạt người dân và quy cho họ ‘âm mưu lật đổ chính quyền’. Chưa kể nhiều người bất đồng chính kiến đã bị công an bắt cóc từ ngày quốc kháng 2/9 năm 2018 mà cho tới nay vẫn chưa được trả tự do.

Cũng sát ngày 30/4 năm 2019, Nguyễn Thiện Nhân - Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh - đã công khai ‘hứa với Bộ Chính trị sẽ không để xảy ra biểu tình tại Thành phố Hồ Chí Minh’ - một loại cam kết mà cho thấy não trạng và hành xử của đảng cầm quyền trước sau như một vẫn chỉ là tiếp tục ém nhẹm quyền biểu tình của người dân - đã được hiến định trong hiến pháp 1992, và câu giờ càng lâu càng tốt việc ban hành Luật Biểu tình - cũng là một trong những đòi hỏi về pháp luật nhân quyền của Nghị viện Châu Âu trong bản nghị quyết nhân quyền được cơ quan này nêu ra vào giữa tháng 11 năm 2018.

Nhiều khả năng phía Na Uy và Thụy Điển đã chỉ hứa hẹn chung chung ‘ủng hộ Việt Nam tham gia vào EVFTA’, nhưng không có bất kỳ văn bản cam kết nào về việc này, cũng không khẳng định bất kỳ mốc thời gian cụ thể nào để ‘tiến tới ký kết EVFTA’.

Minh Quân

Nguồn : VNTB, 03/06/2019

Published in Diễn đàn

Những tin tc đu tiên sau cuc hp ngày 10/10/2018 ti B ca y ban Thương mi quc tế Châu Âu v s phn run ri ca Hip đnh thương mi t do Vit Nam - Châu Âu (EVFTA) đã phác ra kh năng hip đnh này có th chưa được ký kết vào tháng Mười năm nay.

evfta1

Tiến sĩ Nguyn Quang A phát biu ti bui điu trn ca INTA và EVFTA Brussels, 10/10/2018.

Theo đó, giới chóp bu Vit Nam rt có th s phi rước thêm mt ni tht vng đến mc mt ng - tương t vi tâm trng công cc sau khi Tng thng Trump tuyên b M s rút khi Hip đnh TPP vào đu năm 2017.

Việt Nam vn đánh bài l nhân quyn

Đại din chính thc ca Vit Nam là Th trưởng Công thương Trn Quc Khánh cùng đoàn đàm phán EVFTA ca Vit Nam đã không th trưng ra bt kỳ minh chng nào v vic chính th đc đng Vit Nam chp nhn ký 3 công ước quc tế ca T chc Lao đng Quc tế (ILO) v t do lp hi, quyn t chc và thương lượng tp th và vic bãi b lao đng cưỡng bc.

Chính xác hơn, ông Khánh đã tuyt đi l đi 3 công ước trên cùng câu li phi có cho nhiu câu hi nhân quyn ca các nghị sĩ EU.

Trần Quc Khánh ch tr li rt chung chung rng chính ph Vit Nam "đã trình quc hi sa đi Lut Lao đng cho phù hp vi các tiêu chun quc tế, k c các quy đnh ca T chc Lao đng Quc tế, d kiến s được thông qua vào tháng 11/2019".

Nhưng li tr li hoàn toàn tng l các công ước quc tế v quyn lao đng như trên cũng gn như tương đng cái cách mà chính ông Trn Quc Khánh - trưởng đoàn đàm phán Hip đnh TPP - đã phn hi trước các câu hi v nhân quyn và công đoàn đc lp của người M vào năm 2015 - trùng vi chuyến công du Washington ln đu tiên ca ‘đng trưởng’ Nguyn Phú Trng nhm thuyết phc M cho Vit Nam tham gia TPP.

Bất chp cam kết ca ông Trng vi Tng thng M Obama - đ đi ly TPP - v công đoàn đc lp, mt định chế bo v quyn đình công và các quyn khác ca công nhân, t sau chuyến đi trên cho ti nay đã không còn tn ti bt kỳ tin tc nào v vic s ‘thí đim’ đnh chế này Vit Nam. Thm chí, nhng nhà hot đng công đoàn đc lp Vit Nam như Đ Thị Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương còn b chính quyn truy bc và đánh đp dã man.

Còn ‘sẽ sa đi Lut Lao đng’ mà Th trưởng công thương Trn Quc Khánh nêu ra vn ch là mt cách nói đu môi chót lưỡi đy gi di vào mi khi Vit Nam ‘đánh hơi’ mt hip đnh thương mi quc tế có li cho chế đ có kh năng được thông qua, đ cho ti nay Lut Lao đng vn gi nguyên quyn đc tr ca Liên đoàn Lao đng Vit Nam - mt t chc thun túy nhà nước, gi vai trò như mt khâu trung gian đ hưởng ít nht 2% thu nhp của các doanh nghip và công nhân nhưng li chưa tng đng ra t chc hay cho phép công nhân t chc bt kỳ cuc đình công hp lý nào, nếu không mun nói ngược li - tc liên đoàn này còn cu kết cht ch vi lc lượng công an tr đ theo dõi, truy bc và bắt b nhng người đng đu t chc đình công trong công nhân.

Việt Nam phi ký 3 công ước trước khi EU thông qua EVFTA !

Phải chăng vì không có bt kỳ ‘món quà’ nào v ci thin nhân quyn và làm cho hành trang nhân quyn đến Brussels (B) vào tháng Mười năm 2018 chỉ là con s 0 nên đã khiến B trưởng công thương Trn Tun Anh - quan chc được y ban Thương mi quc tế Châu Âu mi đích danh - tránh mt mà ch c th trưởng Trn Quc Khánh đi ‘thế mng’ ?

Và phải chăng trong thâm tâm mình, Trn Tun Anh đã cảm thấy kết cc ca EVFTA là còn nguyên bèo bt ti B ln này nên mi tìm cách tránh mt ?

"Vị th trưởng khng đnh nhân quyn "nm ngoài lĩnh vc chuyên môn" ca ông, và nói thêm ông tin rng các quan chc Vit Nam và EU s k được "nhng câu chuyn tuyt vời v kết qu hp tác thông qua các hip đnh đi tác, hp tác ca chúng ta và các din đàn khác". Nhưng ông không cung cp thêm chi tiết" - đài VOA đưa tin và bình lun v phát ngôn và thái đ ca quan chc Trn Quc Khánh.

Thông tin trên cho thấy nhiu khả năng Trn Quc Khánh t xác đnh v thế đến B ln này ca ông ta ‘ch là nhà đàm phán thương mi’ và chng có gì liên quan đến trách nhim phi gii trình v vô s vi phm nhân quyn ca nhà nước Vit Nam - mt thái đ rt tương đng vi biu hin về đối ngoi và c đi ni ca B trưởng ngoi giao Vit Nam Phm Bình Minh - không di gì chp nhn ‘đ v’ cho nhng k bt cóc - k t thi đim tháng By năm 2017 khi n ra v bt cóc Trnh Xuân Thanh cho ti nay.

Sau bản báo cáo ba trang giy mt đến 10 phút của quan chc Trn Quc Khánh, phn đt câu hi ca các ngh sĩ tham d đi vi Ủy ban Châu Âu và phía Vit Nam đu xoáy vào hai vn đ ct yếu mà Vit Nam lâu nay vn c tình l đi hay trì hoãn : nhân quyn và 3 công ước còn li ca ILO.

Quan sát cuộc hp trên qua livestream, trang Vietnamthoibao,org ca Hi Nhà báo đc lp Vit Nam mô t : Các ý kiến bày t s lo ngi khi tình hình nhân quyn ca Vit Nam đã tr nên ngày càng xu đi trong ba năm qua khi có nhiu nhà hot đng nhân quyn và môi trường b bt giam và lãnh án tù nng chiếu theo nhng điu lut 79 và 78 ca b lut hình s. M Nm là trường hp được nêu đích danh trong s các tù nhân lương tâm/ môi trường/ chính tr cn được tr t do ngay lp tc.

Các nghĩ sĩ yêu cu Vit Nam sớm thông qua 3 công ước còn li ca Công ước Quc tế v Quyn lao đng nhm đm bo quyn li ca người lao đng Vit Nam mt khi có công đoàn đc lp.

Điều mà nhng người tham gia đt câu hi mun biết là Vit Nam s làm gì đ ci thin nhân quyn ; kế hoch c th đ ci thin nhân quyn là gì ; Vit Nam cn th hin bng hành đng đ chng minh s và có th thc hin các cam kết. Ngoài ra cũng yêu cu rng 3 công ước còn li ca ILO cn phi được Vit Nam ký chính thc trước khi EU b phiếu chp thun EVFTA.

Bà Granwander Hainz đã chỉ thng ra rng nhng li ha v ILO ca Vit Nam ch là li ha suông t trước gi vì chưa có gì được thc hin, cũng như các cam kết v nhân quyn ch toàn có tiêu đ mà không có ni dung c th.

Việt Nam phi ci thin nhân quyền và ci cách chính tr !

Mặc dù cuc điu trn EVFTA - nhân quyn ca y ban Thương mi quc tế Châu Âu còn chưa kết thúc, nhưng vi hành trang nhân quyn s 0 tròn trĩnh ca đoàn Vit Nam, người ta có th d đoán rng kết qu EVFTA dược ký vào ln này cũng khó có thể nhích qua mc 0, dù rng mt s chuyên gia Vit Nam và quc tế luôn cho rng EVFTA có li không ch vi Vit Nam mà còn c vi các nước trong khi EU và do đó EU s không siết mnh v điu kin nhân quyn trong hip đnh này. Và dù chính quyền Vit Nam đã m c mt chiến dch vn đng đi vi Phòng Thương mi Châu Âu và các doanh nghip Châu Âu ti Vit Nam đ thúc gic Liên minh Châu Âu ‘sm linh hot ký và thông qua EVFTA’.

Sau khi TPP đổ v ln đu vào đu năm 2017 do M chính thc rút khỏi hip đnh này, chính th Vit Nam ch còn EVFTA là hip đnh thương mi mang li li lc nhiu nht ng vi đà xut siêu ca Vit Nam sang Châu Âu lên đến 25 t USD mi năm - gn bng giá tr nhp siêu lên đến 30 t USD hàng năm (ch tính theo đường chính ngạch, chưa k khong 20 t USD nhp siêu theo đường tiu ngch) ca Vit Nam t Trung Quc.

Giá trị xut siêu hàng năm ca hàng Vit Nam vào th trường EU là gn tương đương vi giá tr xut siêu lên ti gn 30 t USD mi năm ca các doanh nghip Vit Nam vào thị trường M. Do vy, giá tr ca bn hip đnh EVFTA có cũng có giá ngang bng vi tương lai ca Hip đnh thương mi song phương Vit - M mà gii chóp bu Hà Ni đang hết sc thèm mun.

Về thc cht, EVFTA là mt li thoát kinh tế kh dĩ nht cho thể chế chính tr không chu đa đng, n như chúa chm và rt có th s rơi vào cnh v n và phá sn ngân sách Vit Nam.

Nhưng nếu y ban Thương mi quc tế Châu Âu không ký EVFTA vào tháng Mười hay tháng Mười Mt năm 2018, chính th Vit Nam s tiếp tục cơn v mng ca nó, và s phi tiếp tc ch cơ hi cui cùng vào tháng Ba năm 2019, trước khi din ra cuc bu c Ngh vin Châu Âu vào tháng Năm năm 2019.

Còn nếu vn không th thông qua vào tháng Ba năm 2019, cơ hi EVFTA cho Vit Nam s cc kỳ mong manh, bởi chng ai có th biết Ngh vin Châu Âu mi s có quan đim ra sao đi vi EVFTA. Đó cũng là tình hung mà s phn ca Hip đnh TPP đã đt ngt đo ln t êm thm sang b bê ngay sau cuc bu c tng thng M vào cui năm 2016.

Tương lai cho EVFTA chỉ có th nhen nhúm mt khi Vit Nam thành tâm ci thin nhân quyn và c ci cách chính trị.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 11/10/2018

Published in Diễn đàn