Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Covid-19 : Phải chăng thế giới đang bước vào một đại dịch ?

Nếu có một điểm chung gắn kết các nhật báo Pháp ra ngày hôm nay, 25/02/2020, thì đó là từ khóa "coronavirus", xuất hiện trên toàn bộ các trang nhất. Một từ thứ hai cũng bắt đầu xuất hiện trong nhiều bài báo : Đó là từ "đại dịch" trong một cấu trúc nghi vấn.

pandemie1

Hình ảnh máy tính do Nexu Science Communication và Trinity College tạo ra về loại betacoronavirus liên quan đến Covid-19, công bố ngày 18/02/2020. NEXU Science Communication/via Reuters

Le Monde chạy hàng tựa lớn trên 5 cột báo: "Hiện tượng lây lan bùng lên ở Ý và Iran". Theo tờ báo Pháp, nước Ý đã trở thành quốc gia bị lây nhiễm virus corona nghiêm trọng nhất tại Châu Âu, với cả chục thị xã bị cách ly, hơn 200 ca dương tính với virus của dịch Covid-19, các nơi công cộng bị đóng cửa, lễ hội hóa trang nổi tiếng Carnaval thành phố Venise bị bỏ ngang.

Ít nhất 50 người chết vì Covid-19 tại Iran ?

Tại một ổ dịch thứ hai ngoài Châu Á, Le Monde trở lại với tình hình Iran, nơi đà lây lan nhanh chóng của con virus corona, theo một số nguồn tin không được chính quyền xác nhận, đã làm cho ít nhất 50 người chết. Tại quốc gia Hồi giáo này, người dân rất hoài nghi trước năng lực xử lý tốt tình hình của chính phủ.

Le Figaro cũng nêu bật vấn đề dịch Covid-19 ở trang nhất, bên trên ảnh chụp hai cô gái đeo khẩu trang trên quảng trường Duomo thuộc thành phố Milano miền Bắc Ý, ghi nhận trong hàng tựa : "Châu Âu bị nỗi sợ con virus corona chiếm lĩnh".

Theo tờ báo : "Mặc dù Tổ chức Y tế Thế giới còn ngần ngại chưa dám sử dụng từ đại dịch, đà tiến triển của dịch Covid-19 đang chuyển qua một bước ngoặt đáng lo ngại, với tình trạng bùng nổ bên ngoài Trung Quốc, đặc biệt là ở Ý và Hàn Quốc".

Cùng một góc nhìn với Le Figaro, nhật báo công giáo La Croix tự hỏi trong tựa lớn trang nhất : "Châu Âu đối phó ra sao ?" với dịch bệnh. Tờ báo ghi nhận : "Trước việc các ca lây nhiễm virus corona bất ngờ gia tăng gấp bội tại Ý, các nước Châu Âu đang gia cố các hệ thống dự phòng".

Libération thì tập trung trên tình hình tại Pháp nêu bật trong hàng tựa "Coronavirus, nước Pháp chuẩn bị đối phó như thế nào". Tờ báo thấy rằng : "Các cấp chính quyền Pháp đang huy động lực lượng để ngăn chặn sự xâm nhập của dịch bệnh Covid-19, đã khiến ít nhất 6 người chết tại Ý", theo số liệu tính đến tối hôm qua.

Covid-19 : Virus lan rộng, thị trường tuột dốc

Les Echos dĩ nhiên xoáy mạnh trên khía cạnh tác động kinh tế của dịch bệnh bùng lên ngoài Trung Quốc trong hàng tựa "Virus corona: Các thị trường tuột dốc". Tờ báo liệt kê trên trang nhất nào là "Thị trường chứng khoán trên thế giới giảm mạnh", nào là "Dầu hỏa và đồng euro đang mất giá", nào là "Dịch bệnh đang làm hồi sinh nguy cơ suy thoái kinh tế ở Ý".

Theo Les Echos, đối với Viện Pasteur Paris : "Tình hình (dịch bệnh) trên thế giới đã đảo lộn" theo chiều hướng nguy hiểm hơn.

Trong tình hình đó, tờ báo kinh tế ghi nhận việc "Bắc Kinh đang cố gắng để "công xưởng của thế giới" hoạt động trở lại". Còn tập đoàn dược phẩm Sanofi thì đang có kế hoạch giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Nhìn chung, các báo Pháp đều ít nhiều nêu lên câu hỏi là phải chăng dịch Covid-19, cho đến nay chủ yếu giới hạn ở Trung Quốc, đã biến thành một đại dịch cấp toàn cầu.

Còn bên bờ hay đã rơi xuống vực "đại dịch" Covid-19?

Nhật báo uy tín Le Monde không ngần ngại tự hỏi "Phải chăng chúng ta đang đứng trên bờ vực của một đại dịch, hay thậm chí đã rơi vào bên trong tình huống này ?". Đối với tờ báo Pháp, sự phát triển mạnh của các ổ dịch Covid-19 bên ngoài Trung Quốc - ở Hàn Quốc, Iran và Ý - có thể là đã đánh dấu sự cáo chung của hy vọng khoanh dịch bệnh bên trong biên giới của quốc gia nơi nó sinh ra, tức là Trung Quốc.

Nhật báo cánh hữu Pháp Le Figaro gián tiếp chỉ trích thái độ thận trọng của Tổ chức Y tế Thế giới OMS/WHO khi cho rằng "đại dịch" (tiếng Pháp gọi là pandémie) là "Một từ ngữ mà Tổ chức Y tế Thế giới không muốn sử dụng".

Thế nhưng, ngay chính tổng giám đốc WHO là ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, vào hôm qua, cũng phải gợi đến "một đại dịch có thể xảy ra" để kêu gọi các nước chuẩn bị tốt công việc đối phó.

Đối với Tổ chức Y tế Thế giới, trong bối cảnh đà lây lan của virus Covid-19 đang gia tăng trên khắp thế giới, sự bùng phát của các trường hợp lây nhiễm ở một số quốc gia "rất đáng lo ngại", bắt đầu từ Hàn Quốc, nơi đã trở thành ổ dịch lớn nhất của dịch bệnh bên ngoài Trung Quốc. Hôm qua, thậm chí chính quyền Hàn Quốc còn ghi nhận 230 ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ, điều chưa từng thấy kể từ khi virus corona xuất hiện.

Le Figaro không chỉ dừng lại ở Châu Á, mà cũng lo ngại trước các diễn biến ở Châu Âu, cụ thể là ở Ý, với số ca lây nhiễm từ vỏn vẹn 6 trường hợp lúc đầu, đã nhảy vọt lên 219 ca trong vỏn vẹn 4 bốn ngày, với 6 trường hợp tử vong tính đến hôm qua.

Một luồng gió hoảng loạn cũng đang thổi qua vùng Trung Đông, nơi virus đang lây lan mạnh ở Iran, nơi có 12 người chết vì Covid-19 và ít nhất 61 bệnh nhân.

Dịch bệnh tại Iran đã gây lo ngại nơi các láng giềng, từ Afghanistan, Bahrein, cho đến Koweit, Oman..., với một số nước bắt đầu loan báo những ca nhiễm virus đầu tiên. Irak, nơi chỉ có không đầy 10 bác sĩ trên 10.000 dân, theo WHO, cũng bị ảnh hưởng.

Pháp đang bị đe dọa và tìm cách phòng vệ

Nguy cơ đại dịch, với Ý vươn lên thành một ổ lây nhiễm tiềm tàng, dĩ nhiên gây lo ngại không ít tại Pháp, buộc Paris phải cấp tốc phòng vệ. Công cuộc chuẩn bị chống Covid-19 tại Pháp đã được tất cả các báo nêu bật, đi đầu là Libération, với cả một hồ sơ đặc biệt.

Đối với tờ báo cánh tả Pháp, việc chính quyền Pháp "chuẩn bị đối phó với tình huống xấu nhất, tức là nguy cơ con virus corona xâm nhập vào lãnh thổ Pháp" là một điều logic.

Theo Libération, nguy cơ Pháp bị nhiễm Covid-19 từ Ý là điều có thực : Mỗi ngày đều có đến hàng chục ngàn người qua lại biên giới Pháp-Ý bằng ô tô hoặc xe buýt, đặc biệt là qua các đường hầm Mont-Blanc và Fréjus, hoặc xa hơn về phía nam bằng đường cao tốc Vintimille, chưa kể đến các chuyến tàu hỏa và hàng trăm chuyến bay nối các thành phố lớn của hai nước.

Tại vùng Alpes-Maritimes của Pháp, giáp giới với tỉnh Piemont miền Bắc Ý, hệ thống kiểm tra y tế đã được tăng cường, đặc biệt là để phát hiện càng nhanh càng tốt các trường hợp khả nghi và tăng khả năng tiếp nhận bệnh nhân trong các cơ sở chăm sóc nếu cần thiết.

Libération ghi nhận tuyên bố của bộ trưởng bộ Y tế Olivier Véran theo đó trên toàn nước Pháp, khoảng 70 bệnh viện bổ sung sẽ "được kích hoạt".

Đóng cửa biên giới hay không?

Một vấn đề nhức nhối đang được đặt ra cho các chính quyền Châu Âu là vấn đề đóng cửa biên giới để chống dịch, chủ yếu được các thành phần cực hữu kích động.

Hiện tại, biên giới giữa Pháp và Ý vẫn được mở gần như bình thường, nhưng một số tiếng nói bên cánh cực hữu như bà Marine Le Pen và ông Eric Ciotti đã đòi chính quyền phải đóng ngay biên giới để ngăn dịch.

Đối với nhật báo Libération đó là những phản ứng "vô trách nhiệm", tựa đề bài xã luận. Theo nhà bình luận của báo Pháp, cánh hữu triệt để rất cơ hội chủ nghĩa và luôn áp dụng cùng một chiến thuật: luôn luôn đòi hỏi những biện pháp hà khắc hơn những gì mà chính phủ đề xuất.

Tờ báo mỉa mai : "Như vậy là Marine Le Pen và Eric Ciotti, các chuyên gia được công nhận về đại dịch, đã yêu cầu kiểm soát biên giới chặt chẽ để ngăn chặn sự xâm nhập của người mang mầm bệnh coronavirus vào Pháp".

Có điều là chính phủ Pháp lần này, dù không che giấu nguy cơ lây nhiễm, đã quyết định kế hoạch của mình sau khi tham khảo ý kiến ​​của cộng đồng khoa học. Và giới khoa học vốn rất coi trọng vấn đề, đã thấy rằng các biện pháp được áp dụng trước mắt thích ứng với mức độ nguy hiểm mà Pháp có thể trải qua.

Và không loại trừ khả năng các biện pháp nghiêm ngặt hơn sẽ được thực hiện trong những ngày tới nếu diễn biến tình hình xấu đi thêm.

Trọng Nghĩa

Published in Quốc tế

Nhìn Covid-19 ở Nam Hàn, Việt Nam sẽ bớt ‘phấn khởi, lạc quan’ ?

Trân Văn, VOA, 25/02/2020

Nên xem diễn biến ca dch viêm đường hô hp cp do virus Corona (Covid-19) gây ra ti Nam Hàn là hi chuông cnh báo cho Vit Nam, đc bit là khi có nhiu biểu hin cho thy h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam nghiêng v nhng yếu t nng tính… thành tích !

daidich1

Tại mt trung tâm y tế Daegu, Nam Hàn, 24 tháng Hai.

***

Cách nay năm ngày, Nam Hàn cho biết, tính đến 9 gi sáng ngày 18/2 (hai tháng sau khi viêm đường hô hp cp do Covid-19 tr thành mt loi dch đe da toàn cu), quc gia này ch có 31 người nhim Covid-19 (1). Tuy nhiên 4 gi chiu ngày hôm sau (19/2), số người nhim Covid-19 đã tăng lên 51, trong 20 ca nhim mi có 18 người cư trú ti thành ph Daegu và tnh Bc Gyeongsang (2). Cũng k t đó, s người nhim Covid-19 ti Nam Hàn tăng không ngng. Tính ti 4 gi chiu ngày 23/2, s người nhiễm Covid-19 đã là 602 người (3). So vi ngày 18/2, ch trong vòng năm ngày, s người nhim Covid-19 tăng 19,5 ln và đã có năm người thit mng !

Diễn biến lây nhim virus Corona ti Nam Hàn làm thế gii rúng đng. Th by va qua (ngày 22/2), Israel cách ly ngay lập tc 12 công dân Israel t Nam Hàn tr v, đng thi buc phi cơ ch h phi quay li Seoul. Cũng trong ngày th by, các viên chc hu trách ca c Israel ln Palestine kêu gi tt c nhng người tng tiếp xúc vi mt nhóm du khách Nam Hàn vừa đến thăm Israel và khu vc B Tây hãy t cách ly vi bên ngoài. S kin, mi ngày, s người nhim Covid-19 ti Nam Hàn tăng lên hàng trăm khiến Israel và Palestin git mình. Kim tra nhóm du khách va đ cp k hơn, Israel và Palestine choáng váng : Có chín người trong nhóm dương tính vi Covid-19 (4)…

***

Hai tháng sau khi Covid-19 xuất hin ti Trung Quc, càng ngày càng nhiu du hiu cho thy h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam gii t khen hơn t chc phòng nga dch bnh lây lan. Chỉ mt ngày sau khi h thng truyn thông chính thc gii thiu bài thơ ca mt cô giáo Gia Lai khen vic phòng chng dch, Văn phòng Chính ph đã son - phát hành ngay công văn khen li tác gi và khen thêm chính mình. Nếu đng, nhà nước, chính phủ và Th tướng tht s có trách nhim trong phòng chng dch Covid–19 và vic "ch đo, trin khai thc hin" tht s có hiu qu thì ti sao tr con phi dùng giy thay khu trang đ che mũi, ming (4) ?

Tại sao h thng chính tr, h thng công quyn từ trung ương đến đa phương có th thi nhau khen mt cô giáo làm thơ khen mình nhưng li cùng làm ngơ khi c h thng y tế ln dân chúng loay hoay trong vic thiếu khu trang hp cách và loi hàng hóa đơn gin nhưng hết sc cn thiết này vn tiếp tc được gom ở mc nhiu tn đ chuyn sang Trung Quc ? Ti sao đng, nhà nước, chính ph và Th tướng không ch đo điu tra, tìm gii pháp khc phc tình trng tr con phi dùng giy thay khu trang mà đ S GDĐT Ngh An và Phòng Giáo dục và đào tạo huyn Kỳ Sơn thành lp Hi đồng K lut đ "phê bình, nhc nh" nhng người phn ánh s tht này ?...

Nên mừng hay lo khi phm vi tác đng ca Covid-19 càng ngày càng rng, càng ngày càng nghiêm trng thì h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam bt đu bàn đến kh năng công b Vit Nam là "quc gia đu tiên dp được dch Covid-19" (6) ? Ging như nhiu quc gia khác, Covid-19 không ch gây xáo trn sinh hot xã hi mà còn to ra nhiu thit hi nghiêm trng cho kinh tế Vit Nam. Vit Nam ch khác nhng quc gia khác ch h thng chính tr, h thng công quyn "không điu chnh hoc h ch tiêu tăng trưởng, phát trin kinh tế" và cũng vì vy không có kế hoch s dng "các gói cu tr kinh tế tránh tác đng tiêu cc t Covid-19" (7).

Quyết tâm đ tăng trưởng kinh tế đt… ch tiêu nên ngày 16/2, chính phủ đã yêu cu chính quyn tnh Qung Ninh rút kinh nghim vì không cho du thuyn Aida Vita ca Ý cp cng H Long (8). Trong mt h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam, 1.100 du khách t Châu Âu y là phương tin h trợ n lc đt ch tiêu tăng trưởng, bt k mt s du thuyn cũng ch du khách t Châu Âu, Châu M, Châu Úc b thiên h t chi vì s du khách trên nhng du thuyn này phát tán mm dch và trên thc tế đã tr thành nhng dch.

Chỉ mt tun sau khi chính quyền tnh Qung Ninh b yêu cu rút kinh nghim vì t chi đón Aida Vita, Ý tr thành quc gia dn đu Châu Âu vì s người nhim Covid-19 (132 người, đc bit là trong vòng 48 tiếng có ti ba người trong s này thit mng) và s thành ph b cô lp (hơn mt chc thành ph min Bc nước Ý) (9). Liu h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam có tiếp tc thc hin kế hoch "kích cu du lch", s dng tt c các bin pháp "thân thin" đ mi chào "du khách Châu Âu, M, n Đ, Nht Bn và Hàn Quc" (10), kể c "khôi phc vic qua li Vit Nam ca công dân Trung Quc" (11) và sm ni li các đường bay gia Vit Nam và Trung Quc ?

Hệ thng truyn thông chính thc ti Vit Nam đang rùng rùng chuyn đng theo hướng thuyết phc dân chúng Vit Nam mnh dn lên đường du lch và đón khách du lch. Ngày 22/2, Thanh Niên gii thiu mt phóng s cho biết, ch có người Vit mi s và hy hoc đòi di các tour du lch ngoi quc trong khi du khách ngoi quc t Châu Âu vn đến Vit Nam ! Nên hoan h hay âu lo khi Del Shannon – nữ du khách Scotland – khen "chính phủ Vit Nam qun lý vic phòng dch rt tt, cung cp đy đ thông tin cho du khách, yêu cu du khách ra tay và mang khu trang" nhưng video clip mà Thanh Niên ghi – gii thiu cho thy, không du khách nào kể c Shannon mang khu trang (12) ?

Tương t, có nên nhìn Zuzanna Karolina – n du khách Ba Lan – như mu mc khi Karolina nhn mnh, bà không s dch và chng ngán ngi chút nào nếu quanh bà có ai đó húng hng ho ? Chng l nhn đnh ca Karolina : Tuy Ba Lan khuyến cáo công dân nên mang khu trang khi đi du lch nhưng Karolina thy không cn thiết và không làm theo – li là đúng đn và h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam "hoàn toàn nht trí" nên Thanh Niên mi mnh dn tuyên truyn theo hướng này để thuyết phc dân chúng Vit Nam cũng nên "lc quan" như vy ? L nào "ch tiêu tăng trưởng" mi là điu chính yếu, còn sc khe, tính mng người Vit vn ch là chuyn th yếu ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 25/02/2022

Chú thích

(1) http://world.kbs.co.kr/service/news_view_sp.htm?lang=v&Seq_Code=44580&board_code=101&page=4

(2) http://world.kbs.co.kr/service/news_view_sp.htm?lang=v&Seq_Code=44596&board_code=101&page=4

(3) http://world.kbs.co.kr/service/news_view_sp.htm?lang=v&Seq_Code=44654&board_code=101&page=1

(4) https://www.euronews.com/2020/02/21/covid-19-latest-korea-confirms-204-cases-of-coronavirus-after-church-outbreak

(5) https://tuoitre.vn/phe-binh-giao-vien-va-hieu-truong-vi-tam-anh-hoc-sinh-deo-khau-trang-bang-giay-20200220162710619.htm

(6) https://tuoitre.vn/viet-nam-nuoc-dau-tien-dap-duoc-dich-covid-19-20200221082706271.htm

(7) https://www.ssi.com.vn/khach-hang-ca-nhan/tin-kinh-te/tin-tuc/1880081

(8) https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quang-ninh-cho-tau-tu-vung-dich-covid-19-cap-cang-du-khach-khong-duoc-len-bo-618517.html

(9) https://www.ft.com/content/2f937640-5621-11ea-abe5-8e03987b7b20

(10) https://tuoitre.vn/du-lich-viet-nam-dam-bao-an-toan-nhung-cung-can-than-thien-20200220174210322.htm

(11) https://tuoitre.vn/ong-vuong-nghi-de-nghi-som-khoi-phuc-cho-cong-dan-trung-quoc-sang-viet-nam-20200219223044583.htm

(12) https://thanhnien.vn/video/thoi-su/khach-nuoc-ngoai-noi-gi-khi-den-viet-nam-du-lich-giua-mua-dai-dich-covid-19-146003.html

*****************

Covid-19 : Trung Quốc trắc nghiệm quyền lực mềm với ASEAN

Thu Hằng, RFI, 24/02/2020

"Virus corona Covid-19 là thách thức y tế lớn nhất của Đảng cộng sản Trung Quốc từ năm 1949" và việc xử lý dịch còn "nhiều thiếu sót". Như vậy, ít nhất hai lần chủ tịch Tập Cận Bình lên tiếng cảnh báo. Thậm chí, phát biểu ngày 23/02/2020 trong cuộc họp với đội ngũ lãnh đạo cao cấp, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh đến "một cuộc khủng hoảng", "một thách thức lớn", "rất khó để dự đoán và kiểm soát".

daidich2

Hội nghị ngoại trưởng đặc biệt đối phó dịch Covid-19 giữa Trung Quốc và 10 nước ASEAN, Vientiane, Lào, ngày 20/02/2020. Reuters/Phoonsab Thevongsa

"Trung Quốc không chỉ bảo vệ người dân nước mình mà còn bảo vệ cả phần còn lại của thế giới". Trong buổi họp với 10 đồng nhiệm ASEAN ở Vientian (Lào), ngoại trưởng Trung Quốc Vương đã khẳng định như trên để trấn an các nước láng giềng. Cuộc họp đặc biệt được Lào đứng ra nhận tổ chức ngày 20/02/2020 là dịp để Bắc Kinh "trắc nghiệm quyền lực mềm" đối với các nước ASEAN, theo nhận định của Reuters.

Đi tìm "đồng minh" khi bị thế giới chỉ trích

Dường như Trung Quốc không muốn đơn độc mà muốn kéo cả ASEAN cùng "chống sóng gió, sát cánh bên nhau để vượt quả thứ thách", mà theo ông Vương Nghị, "sự sợ hãi còn đáng lo hơn là virus và niềm tin còn quý hơn vàng". Một chiếc lược được giáo sư Alfred M. Wu, trường Chính sách Công Lee Kuan Yew, đại học Singapore, đánh giá là "để phản công những chỉ trích của phương Tây về cách Trung Quốc xử lý dịch".

Về hình thức, Trung Quốc đã đạt được mong muốn khi ngoại trưởng Vương Nghị và đồng nhiệm 10 nước ASEAN đồng thanh hô trước ống kính của báo giới : "Hãy kiên cường, Vũ Hán ! Hãy vững vàng, Trung Quốc ! Hãy mạnh mẽ, ASEAN !".

Ngoài ra, trong "Tuyên bố của Hội nghị đặc biệt Ngoại trưởng ASEAN-Trung Quốc về dịch bệnh virus corona 2019 (Covid-19)", khối ASEAN bày tỏ "tin tưởng hoàn toàn vào khả năng của Trung Quốc để thành công khắc phục dịch bệnh, Trung Quốc đánh giá cao sự thông cảm, sự ủng hộ và hỗ trợ của các quốc gia thành viên ASEAN đối với các nỗ lực ứng phó của Trung Quốc".

Tại hội nghị, ngoại trưởng Vương Nghị đã nhắc đến số lượng ca nhiễm Covid-19 đã giảm dần ở Trung Quốc và hối thúc các nước ASEAN nới lỏng các lệnh cấm nhập cảnh đối với công dân Trung Quốc và các hạn chế du lịch khác nhằm kiềm chế sự lây lan của virus.

Yêu cầu này cũng được ông Vương Nghị đề xuất với phái đoàn của Việt Nam trong cuộc họp song phương ngày 19/02, một ngày trước hội nghị đặc biệt về hợp tác ứng phó Covid-19. Và khi trao đổi với đồng nhiệm Singapore Vivian Balakrishnan, ông Vương Nghị còn bày tỏ "quan ngại về những biện pháp chặt chẽ" của Singapore, đồng thời hy vọng "những trao đổi bình thường giữa hai nước có thể được nối lại ngay khi có thể".

Trả lời Reuters, ông Tom Baxter, nhà nghiên cứu độc lập về sáng kiến Một vành đai Một con đường (BRI) của Trung Quốc, nhận định : "Câu trả lời của mỗi nước về dịch Covid-19 trở thành một bài trắc nghiệm mang tính quyết định về tình hữu nghị" của mỗi thành viên ASEAN đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, dường như nội bộ khối các nước Đông Nam Á bị chia rẽ về vấn đề này.

Hiện tại, sáu nước ASEAN có người nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, chỉ có Cam Bốt không áp dụng bất kỳ hạn chế nào. Philippines cấm du khách đến từ Trung Quốc, Hồng Kông và Macao. Malaysia chỉ cấm du khách đến từ những tỉnh Trung Quốc bị đặt trong tầm kiểm soát. Cùng ngày diễn ra hội nghị đặc biệt, Thái Lan đăng khuyến cáo công dân nước này tránh đến Trung Quốc nếu không cần thiết và khuyên những người đang có mặt ở Trung Quốc nên rời khỏi đó. Bangkok có thể sẽ hạn chế thêm các chuyến bay đến Trung Quốc.

Trấn an đối tác thương mại

Trung Quốc là đối tác thương mại chính của 10 nước Đông Nam Á và toàn khối ASEAN là đối tác thương mại thứ hai của Bắc Kinh. Tăng trưởng của Trung Quốc giảm trong năm 2020 sẽ ảnh hưởng đến các nước ASEAN. Báo cáo ngày 12/02/2020 của Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 (The ASEAN+3 Macroeconomic Research Office, ARMO), thẩm định, trong năm 2020, GDP của Trung Quốc có thể mất 0,5%, còn các nước thuộc ASEAN sẽ mất khoảng 0,2%. Tuy nhiên, một nghiên cứu được Viện Montaigne (Pháp) công bố ngày 21/02 cho rằng tăng trưởng của Trung Quốc sẽ chỉ ở mức 4%.

Các nước Đông Nam Á sẽ chịu tác động nặng nhất từ dịch Covid-19 tại Trung Quốc do gần gũi về mặt địa lý và sự gắn kết quan hệ kinh tế. Vẫn theo báo cáo của AMRO, "dịch Covid-19 tác động trong thời gian ngắn nhưng đáng kể đối với Trung Quốc" cũng như với Đông Nam Á.

Du lịch là lĩnh vực bị tác động trực tiếp nhất và nghiêm trọng nhất. Nhiều nước ASEAN phụ thuộc vào nguồn thu từ du khách Trung Quốc, với hơn 65 triệu lượt khách mỗi năm đến Đông Nam Á. Việc hạn chế, cấm khách Trung Quốc tác động đến lĩnh vực hàng không, cũng như ngành du lịch của cả hai bên. Lượng du khách Trung Quốc đến Thái Lan giảm tới 90% trong tháng 02/2020 và ảnh hưởng nặng nề đến ngành du lịch, vốn chiếm đến 20% tổng sản phẩm nội địa của nước này. Singapore có thể sẽ mất khoảng 30% du khách. Ngành hàng không và vận tải đường sắt cũng bị vạ lây do việc dừng các chuyến vận chuyển đến vùng dịch.

Ngành du lịch Miến Điện cũng sẽ bị tác động nặng, trong khi đó, theo một số cơ quan truyền thông Miến Điến, hoạt động thương mại sát biên giới với Trung Quốc cũng "gần như ở điểm chết", ảnh hưởng đến các mặt hàng thủy sản, ngô gạo, rau củ quả. Trang Global New Light of Myanmar, ngày 14/02, cho biết "khoảng 50.000 người làm việc trong ngành đánh bắt cá bị mất việc do thông thương ở thành phố Muse (bang Kachin) biên giới với Trung Quốc bị tạm ngừng".

Báo Le Monde (20/02) trích đánh giá của Quỹ Carnegie, theo đó "rất nhiều nước láng giềng của Trung Quốc trông cậy quá nhiều vào Trung Quốc để thúc đẩy nền kinh tế của họ". Việt Nam là một ví dụ điển hình, lĩnh vực sản xuất của nước này, phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc và là một trong những yếu tố giúp Việt Nam có sức tăng trưởng mạnh, hiện giờ trở thành một trong những nước bị tác động trực tiếp nhất. Do thông thương ở một số cửa khẩu bị tạm ngừng, nhiều chiến dịch "giải cứu" nông phẩm tươi xuất sang Trung Quốc, từ hoa quả, tôm hùm… được người dân Việt Nam hưởng ứng.

Ngành công nghiệp chế biến là lĩnh vực tiếp theo bị tác động ngay trước mắt. Các nước ASEAN và Trung Quốc gắn chặt với nhau về nguồn cung cấp nhiên liệu, nhân công. Những biện pháp cách ly, hạn chế đang làm gián đoạn chuỗi cung ứng, trong đó có việc xuất nhập khẩu vật liệu được sử dụng trong những vùng công nghiệp bị ảnh hưởng Covid-19 ở Trung Quốc. Tiếp theo, do hoạt động sản xuất bị tạm ngừng hoặc do thiếu nguyên vật liệu sản xuất nên sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp tạm thời.

Một phần dự án Con đường tơ lụa mới của chủ tịch Tập Cận Bình đi qua Đông Nam Á với những dự án đường bộ và đường sắt cao tốc ở Lào, Thái Lan, Malaysia và Miến Điện. Cuộc khủng hoảng Covid-19 chắc chắn sẽ tác động đến tăng trưởng của Trung Quốc và như vậy ảnh hưởng đến những dự án tại Đông Nam Á.

Tại hội nghị, ông Vương Nghị trấn an "dịch Covid-19 có thể sẽ ảnh hưởng đến hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, nhưng có thể vượt qua được và bù đắp được tác động đó" vì theo ông, "nền kinh tế Trung Quốc có động lực mạnh, rất bền vững và lộ trình về dài hạn sẽ không bị lay chuyển".

Trước mắt, để đối phó với khủng hoảng dịch Covid-19, các nước ASEAN và Trung Quốc nhất trí chia sẻ thông tin và công nghệ, nghiên cứu văc-xin phòng dịch. Ngoại trưởng Vương Nghị đề xuất tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh về vấn đề này, nhưng chưa được hưởng ứng, theo phát biểu của hai nhà ngoại giao ẩn danh của ASEAN với hãng tin AP.

(Tổng hợp Reuters, AP, AFP, Mizzima)

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 24/02/2020

*********************

Virus corona : Dịch lây lan nhanh tại Iran làm dân chúng hoang mang

Anh Vũ, RFI, 24/02/2020

Trong cuộc họp báo hôm 24/02/2020, ở Tehran, thứ trưởng Y Tế Iraj Harirchi cho biết tại Iran đã có 12 người chết và 61 trường hợp nhiễm Covid-19. Đa số các trường hợp bệnh phát hiện tại Qom, thành phố cách thủ đô Tehran 120 km về phía nam.

daidich3

Người dân Iran dồn đến hiệu thuốc mua khẩu trang chống virus corona mới, Tehran, ngày 20/02/2020. Reuters/WANA (West Asia News Agency)/Nazanin Tabatabaee

Một loạt các nước láng giềng đóng cửa biên giới, hạn chế giao thương với Iran. Những thông tin dịch bệnh lây lan nhanh chóng khiến người dân trong nước rất hoang mang. Cuộc sống của họ bị đảo lộn.

Thông tín viên Siavosh Ghazi ghi nhận tại Tehran :

"Từ hai ngày nay, chính phủ liên tục bổ sung các biện pháp. Tại 12 tỉnh, trường phổ thông, đại học và các rạp chiếu bóng bị đóng cửa. Đồng thời tất cả các buổi biểu diễn ca nhạc, các cuộc thi đấu thể thao trong cả nước bị hoãn lại trong vòng 10 ngày.

Những thông tin như vậy, cũng như việc bị các nước láng giềng đóng cửa biên giới, khiến người dân Iran lo lắng. Người dân đổ xô đến các nhà thuốc để mua khẩu trang, găng tay hay thuốc tẩy trùng.

Song song với việc đề cao cảnh giác, chính quyền cố gắng trấn an dân chúng bằng cách thông tin cho mọi người biết các biện pháp áp dụng.

Tình hình đang tác động trực tiếp đến công việc làm ăn của các tiểu thương, như trường hợp của Ali, 35 tuổi chủ một cửa hiệu bán quần áo. Anh cho biết : Việc buôn bán coi như chết. Khách không còn nữa, chính phủ thì mỗi ngày lại đưa ra thêm quyết định. Bộ Y Tế từ ngày mai sẽ phát miễn phí khẩu trang. Tôi không biết họ sẽ còn ra thêm quyết định nào nữa. Chúng tôi chưa bao giờ trải qua như thế này.

Maryam, một phụ nữ khoảng ba chục tuổi, mặt đeo khẩu trang vừa tới mua đồ. Chị không giấu được lo lắng : Chúng tôi sợ phải ra khỏi nhà. Chúng tôi không thể làm các việc hàng ngày, không biết việc gì sẽ xảy đến. Tất cả các tin tức như này càng làm cho chúng tôi khó chịu. Người ta được biết có thêm ca nhiễm ở nơi này nơi kia, biên giới bị đóng cửa, số người nhiễm tăng. Sức ép tinh thần còn khổ hơn.

Để tránh virus lây lan rộng, Bộ Y tế đề nghị người Iran không nên đi lại trong nước lúc này".

Ngày 24/02, một số nước trong khu vực Tây Á thông báo phát hiện những ca nhiễm đầu tiên : Afghanistan, Koweit và Bahraïn.

Anh Vũ

Nguồn : RFI, 24/02/2020

Published in Diễn đàn

Khủng hoảng virus corona có thách thức sự tồn vong của chế độ Bắc Kinh ?

Trọng Thành, RFI, 14/02/2020

Virus corona làm rung chuyển Trung Quốc. Cuối tháng 1/2020, chỉ sau vài ngày công bố dịch, Bắc Kinh phải ra lệnh phong tỏa thành phố Vũ Hán, rồi tỉnh Hồ Bắc hơn 50 triệu dân, để ngăn chặn, nhưng dịch tiếp tục lan rộng. Số người nhiễm, người chết tăng vọt hàng ngày. Giữa tháng 2/2020, Bắc Kinh vẫn lúng túng trước làn sóng bất bình trong nước. Nhiều người dùng hình ảnh con virus nhỏ đe dọa chế độ độc tài cộng sản.

xi01

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên tiếp xúc với người dân, gần 3 tuần sau khi chính quyền công bố dịch, Bắc Kinh ngày 10/02/2020. Xinhua via REUTERS

Khủng hoảng virus corona có thực sự thách thức sự tồn vong của chế độ Bắc Kinh ? Khủng hoảng dịch bệnh do virus corona Covid-19 làm lộ rõ những khuyết tật trầm trọng của hệ thống chính trị Trung Quốc, đặc biệt là tình trạng thông tin về thực trạng dịch bệnh bị bưng bít khiến ngành y tế trở nên thụ động, bộ máy chính quyền quan liêu hóa cao độ, một mặt răm rắp thực thi chỉ thị từ trung ương, mắt khác bịt tai, nhắm mắt trước các đòi hỏi của xã hội dân sự tại chỗ. Ba tuần lễ sau khi dịch lan ra khắp Trung Quốc, lo sợ trước virus mới, hàng loạt địa phương, trong đó có nhiều thành phố lớn khác như Bắc Kinh, Thượng Hải cũng bị "phong tỏa một phần", để phòng dịch.

Hiện chưa rõ virus corona tác hại đến đâu đối với xã hội Trung Quốc, nền kinh tế Trung Quốc. Nhiều người dự đoán tổn thất kinh tế nặng nề sẽ làm mất tính chính danh của chế độ độc tài toàn trị, vốn được xây dựng dựa trên những hứa hẹn sẽ mang lại sự thịnh vượng cho dân chúng. Lãnh đạo tối cao Tập Cận Bình sẽ mất đi "mệnh Trời". Trung Quốc đang đứng trước một cuộc thay đổi lớn. Tuy nhiên, một số nhà quan sát đưa ra góc nhìn khác, với dự đoán. Đó là chế độ toàn trị Trung Quốc sẽ vượt qua cuộc khủng hoảng này, và gia tăng được khả năng kiểm soát đối với toàn xã hội.

Cuộc họp chưa từng có của Bộ Chính Trị

Trong một bài trả lời phỏng vấn báo mạng Pháp Challenge.fr (ngày 11/02/2020), nhà sử học François Godement, chuyên gia về Trung Quốc và vùng Đông Á, thừa nhận trước hết là, đối diện với cuộc khủng hoảng dịch bệnh chưa từng có, thoạt tiên lãnh đạo tối cao Trung Quốc tỏ ra thận trọng. Ngày 25/01, "trong cuộc họp của Ban thường vụ Bộ Chính Trị (cơ quan lãnh đạo tối cao của đảng Cộng Sản), một video lần đầu tiên cho thấy 7 thành viên đều lên tiếng. Dường như, với hình ảnh này, ông Tập Cận Bình muốn đột ngột chứng tỏ với công chúng cơ chế lãnh đạo tập thể của hệ thống quyền lực Trung Quốc. Đây là một điều hiếm có và có thể là sự thừa nhận cho một tình thế mong manh nhất định" từ phía người nắm quyền tối cao.

Tạp chí về các điều tra kinh tế nổi tiếng Tài Tân (Caixin) tung ra hàng loạt bài viết mô tả tình trạng thê thảm tại các bệnh viện tại Vũ Hán, nhiều báo khác cũng đồng loạt lên tiếng phê phán dữ dội. Kiểm duyệt báo chí được nới lỏng một phần trong khoảng thời gian từ ngày 23/01 đến 03/02. Tuy nhiên, trong những ngày sau đó, lãnh đạo tối cao Trung Quốc khẳng định "phải gia tăng kiểm soát các phương tiện truyền thông và internet", phê phán trên báo chí cũng trở nên ít mạnh mẽ hơn nhiều so với trước. Mục tiêu của ban lãnh đạo Bắc Kinh là "không để khủng hoảng y tế trở thành một khủng hoảng chính trị", mà để làm được điều này, kiểm soát truyền thông là khâu quyết định.

Sau cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang), người đầu tiên lên tiếng cảnh báo về hiểm họa virus với bạn bè, đồng nghiệp, có thể nói trên các mạng xã hội tại Trung Quốc dấy lên một làn sóng phẫn nộ chưa từng có. Trong đêm thứ Năm qua ngày thứ Sáu 07/02, hơn một tỉ rưỡi lượt người vào xem các thông tin về cái chết của người bác sĩ, được coi là "anh hùng" dân tộc.

Nắm lại truyền thông

Ngày 10/02, lần đầu tiên truyền hình đưa hình ảnh chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp xúc với dân chúng tại một khu phố cổ ở Bắc Kinh, với khẩu trang phòng dịch. Cùng với sự xuất hiện trở lại của Tập chủ tịch, nhiều quan chức lãnh đạo ngành y tế và lãnh đạo đảng tỉnh Hồ Bắc và thành phố Vũ Hán bị cách chức. Lãnh đạo tối cao Trung Quốc tuyên bố sẽ đưa ra các biện pháp mạnh mẽ hơn. Chính quyền Bắc Kinh tổ chức điều tra về cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng. Ông Tập Cận Bình dường như đang lấy lại thế thượng phong.

Làn sóng bất bình dâng cao tại Trung Quốc về tình trạng bệnh viện tại Vũ Hán quá tải, phương tiện xét nghiệm không đủ, khiến nhiều bệnh nhân không được công nhận nhiễm virus, buộc phải ở nhà, nhiều người qua đời mà không được coi là nạn nhân của virus Covid-19, nguy cơ lây lan ra cộng đồng khôn lường. Ngày 13/02/2020, chính quyền Trung Quốc quyết định thay đổi cách tính, khiến số người được coi là nhiễm Covid-19 tăng vọt lên 15.000 chỉ trong một ngày (tăng gấp 10 so với hôm trước).

Thực hư về số lượng người bị nhiễm và chết vì virus corona mới tại Vũ Hán là bao nhiêu ? Rất nhiều người nghi ngờ con số thống kê của chính quyền Trung Quốc, vì không có các nguồn độc lập để kiểm chứng. Tuy nhiên, cho dù sự thay đổi gây bất lợi trước mắt cho hình ảnh của chính quyền, ngay cả việc thay đổi cách tính, dẫn đến số lượng nạn nhân tăng vọt, cũng rất có thể sẽ được Bắc Kinh sử dụng như một biện pháp tuyên truyền, nhằm phê phán năng lực điều hành, quản lý phòng chống dịch của chính quyền địa phương, hợp thức hóa việc cách chức một số lãnh đạo địa phương, được sử dụng làm dê tế thần, để xoa dịu dư luận.

Covid-19 có giống Tchernobyl ?

Về ảnh hưởng của dịch virus corona mới đến sự tồn vong của chế độ toàn trị Trung Quốc, nhật báo Le Monde có bài phân tích đáng chú ý của nhà báo Sylvie Kauffman, so sánh cuộc khủng hoảng do virus Covid-19 tại Trung Quốc hiện nay, với thảm họa hạt nhân Tchernobyl, được coi là đã dẫn đến sự sụp đổ của nước Liên Xô cộng sản. Bài viết mang tựa đề "Pour l’instant, la gestion du coronavirus par la Chine relève plus d’Orwell que de la glasnost" (tạm dịch là Trong hiện tại, cách Trung Quốc xử lý khủng hoảng virus corona gần với tiểu thuyết giả tưởng của Orwell về chế độ toàn trị, hơn là giai đoạn Glasnost/minh bạch hóa thời Gorbachev).

Nhà báo Le Monde trước hết ghi nhận rất nhiều điểm tương đồng giữa dịch Covid-19 hiện nay với thảm họa hạt nhân Tchernonyl năm 1986. Cùng sự che giấu thông tin từ phía chính quyền, cùng một lối tuyên truyền bất chấp sự thật, cũng mối hoài nghi trong một bộ phận người dân. Số phận bi tráng của bác sĩ Lý Văn Lượng - người lên tiếng cảnh báo, bị chính quyền trừng phạt, và chỉ được phục hồi ít ngày trước khi chết, và đúng vào lúc dịch bệnh đã trở nên một vấn đề quốc tế - được so sánh với cái chết thảm thương của 12 nhân viên cứu hỏa, được điều đến nhà máy Tchernobyl, mà không hề được trang bị phương tiện bảo hộ… Cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng và sự bất minh của chính quyền trong việc đối phó với dịch bệnh có thể dấy lên một làn sóng phẫn nộ ghê gớm tại Trung Quốc. Nhiều người cho rằng các phản ứng dây chuyền có thể thách thức đến tận gốc rễ uy thế của chế độ cộng sản toàn trị, tương tự như thảm họa Tchernobyl năm xưa.

Nhiều năm sau sự sụp đổ của Liên Xô, cựu tổng thống Mikhail Gorbatchev nhận xét, "nguyên nhân thực sự của sự sụp đổ của Liên Xô 5 năm sau đó, có phần do thảm họa Tchernobyl nhiều hơn là do chính sách cải tổ Perestroika".

"Minh bạch dưới sự quản lý của Đảng"

Tuy nhiên, nhà bình luận chính trị Le Monde nhấn mạnh đến sự khác biệt cao độ về chiến lược quyền lực của hai nhà lãnh đạo Gorbatchev và Tập Cận Bình. Theo nhiều nhà quan sát, chiến lược của lãnh đạo tối cao Trung Quốc, ngược hẳn với Gorbatchev, luôn luôn tìm cách thâu tóm quyền lực đến mức tối đa, dập tắt mọi tiếng nói phản kháng, khi nào tình hình cho phép. "Cuộc khủng hoảng dịch bệnh hiện nay thậm chí còn mang lại cho ông ta một cơ hội", để trắc nghiệm các phương tiện và gia tăng khả năng kiểm soát xã hội, đặc biệt với các biện pháp như cô lập, phong tỏa hoàn toàn một bộ phận dân cư lớn.

Bộ máy chính quyền, thông qua các công nghệ tân tiến thời kỹ thuật số, đang dần dần được áp dụng tại Trung Quốc, rất có khả năng sẽ ngày càng đặt xã hội Trung Quốc dưới sự kiểm soát toàn diện hơn, sau cuộc khủng hoảng dịch Covid-19. Chính quyền sẽ chứng minh với đông đảo dân chúng là họ rất minh bạch, tuy nhiên, đây là "sự minh bạch được quyết định từ bên trên", "sự minh bạch do Đảng quản lý". Kịch bản này càng có nhiều khả năng trở thành hiện thực bởi, ngược hẳn với Liên Xô cách nay ba thập niên, Trung Quốc hiện nay là một cường quốc đang lên.

Trọng Thành

Nguồn : RFI, 14/02/2020

*****************

Tập Cận Bình thiệt xứng danh ‘lãnh đạo nhân dân’

Trần Kiên, VNTB, 14/02/2020

Xã hội bắt đầu nghi ngờ vào ‘nhà lãnh đạo của nhân dân’, một danh hiệu có từ thời Mao Trạch Đông vừa được phong cho Tập Cận Bình vào đầu năm 2020

xi1

Tập Cận Bình nhà lãnh đạo toàn quyền và vĩnh viễn Trung Quốc

Lãnh đạo Vũ Hán đã bịt miệng những người được cho là ‘phát tán tin đồn’. Thế nhưng tin đồn có thực, vì vậy dịch đã khiến nền kinh tế và tổn thương xã hội chao đảo.

Dự đoán nền kinh tế Trung Quốc sút giảm 1-4% trong quý tăng trưởng năm nay so với cùng kỳ quý năm trước.

Dự đoán tỷ lệ tử vong tổng thể là 1%, theo công bố của các nhà khoa học tại Đại học Hoàng gia London, nhưng con số này có thể dao động từ 0,5% đến 4% và cảnh báo rằng ‘có sự không chắc đáng kể’, do mức độ giám sát và báo cáo dữ liệu khác nhau.

Quan trọng hơn, xã hội bắt đầu nghi ngờ vào ‘nhà lãnh đạo của nhân dân’, một danh hiệu có từ thời Mao Trạch Đông vừa được phong cho Tập Cận Bình vào đầu năm 2020.

Nhà lãnh đạo của nhân dân là danh hiệu đầy gần gũi với nhân dân, một ghi nhận xứng đáng với vai trò của một cá nhân trong lòng nhân dân, sau khi… mất đi. Thế nhưng ở các nước độc đoán, danh hiệu này là áp đặt lên đầu nhân dân, mặc định coi sự lãnh đạo đó là tất yếu, toàn diện và lâu dài.

Tập Cận Bình vắng mặt khi dịch bệnh hoành hoành. Và xuất hiện lại khi chiến dịch chống dịch bệnh mạnh lên, nhưng Tập không xuất hiện tại Vũ Hán, ông xuất hiện tại Bắc Kinh, mang khẩu trang và tuyên bố sẽ ‘chiến thắng’ dịch corona, và Trung Quốc sẽ cường thịnh hơn.

Ngôn ngữ chiến đấu, cường điệu pha chút tuyên truyền của ‘nhà lãnh đạo nhân dân’ chưa khiến nhân dân tin ngay. Và ông ta đã cách chức Bí thư tỉnh ủy Hồ Bắc Tưởng Siêu Lương.

Tình huống này không mới, dễ nhận biết, và Tưởng Siêu Lương cũng chỉ là nạn nhân.

Trong chế độ độc đoán, chuyên quyền, Tưởng Siêu Lương cũng như nhiều quan chức khác ‘sợ trách nhiệm’, nên mỗi một động thái quyết định phải chờ đợi ‘chỉ đạo từ Trung ương’. Lương đã thừa nhận như thế. Hiểu đơn giản, dịch bệnh bùng phát vượt quá giới hạn năng lực điều điều trị hiện nay tại Trung Quốc chính là do ‘nhà lãnh đạo nhân dân’ đánh giá sai tình hình.

Công thức giải quyết của Tập sẽ là, dù cai tri độc đoán, nhưng trách nhiệm cho thất bại chống corona lần này sẽ là của chinhs quyền cơ sở. Nhưng nếu chống dịch thành công là nhờ vào sự lãnh đạo sáng suốt, quyết tâm, tài tình của ‘nhà lãnh đạo nhân dân’.

Bằng cách sử dụng thủ thuật đó, Tập ‘thí tốt’ để tránh nhân dân ‘chĩa mũi dùi’ vào chính quyền trung ương, và giữ bằng được ‘ổn định chính trị’.

Có một câu châm biếm người Việt hay sử dụng có thể dùng để khái quát tốt công thức mà Tập sử dụng để củng cố quyền lực trước sự phẫn nộ trong dân : mất mùa là tại thiên tai/ được mùa là do thiên tài đảng ta.

Tập giống như Mao đều là ‘nhà lãnh đạo nhân dân’, được tôn vinh bởi sự ‘lãnh đạo sáng suốt và tài tình, mạnh mẽ’. Còn nhân dân, những người dân trong tâm dịch Vũ Hán ? Họ đang trả giá vì sống trong thể chế nhân dân, và lỡ tin nhà lãnh đạo nhân dân.

Một video được Fber Hoàng Dũng đăng tải và được Fber Nguyễn Lân Thắng chia sẻ lại cho thấy, hình ảnh 3 em bé được cho là chết vì đại dịch Corona và bỏ bọc thiêu chung. Và có thể, cha mẹ em đã không còn.

Trong khi đó, video và hình ảnh ghi nhận ‘nhà lãnh đạo nhân dân Tập Cận Bình’ thăm nhân dân tại Bắc Kinh với khẩu trang, vui đùa với nhân nhân,… cách tâm dịch (Vũ Hán) 1.152km.

Người Trung Quốc đang trả giá vì một cơ chế không phục vụ con người ?

Tính đến ngày 13/02, tổng cộng 1.360 chết, 60.062 nhiễm (8.217 nguy kịch, 5.690 phục hồi) để ‘phục vụ quyền lực’ cho nhà lãnh đạo Tập Cận Bình. Con số này có vẻ ‘còn ít ỏi’ so với nhà lãnh đạo Mao Trạch Đông, người chỉ trong ba năm (1958-1960) thực hiện chủ trương xuất khẩu lương thực sang Liên Xô để đổi lấy kỹ thuật quân sự đã ‘hy sinh’ 38 triệu dân chết đói.

Có vẻ, ở Trung Quốc hay những quốc gia đang ‘thử nghiệm chủ nghĩa cộng sản’, cái gì cũng thiếu, trừ con người

Trần Kiên

Nguồn : VNTB, 14/02/2020

******************

Covid-19 : Những cái bắt tay gian xảo

Cánh Cò, RFA, 13/02/2020

Che giấu thông tin là bệnh kinh niên bất trị của người cộng sản, bất cứ cộng sản nước nào, và điển hình nhất là cộng sản Trung Quốc, nước được nhìn nhận là một cường quốc chỉ đứng thứ hai sau Mỹ, nhưng cũng là nước có kinh nghiệm che dấu thông tin bài bản nhất.

who1

Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus (trái) đã nhiều lần lên tiếng khuyến khích thế giới không nên cô lập Trung Quốc vì nước này có những hành động chống Coronavirus rất hiệu quả

Trong thế giới tư bản rất nhiều người không thể hiểu tại sao chính quyền Trung Quốc tuy hùng mạnh là vậy lại không muốn cho người dân của họ biết những thông tin mà đáng ra họ có quyền được biết. Từ số liệu kinh tế đến những chính sách vĩ mô của chính phủ. Từ thực trạng đất đai cho tới những dự án mà chính phủ đang thực hiện tại nước ngoài…tất cả những thông tin này đều bị bưng bít và ngay cả những định chế thế giới cũng khó lòng vượt qua được những tấm màn bí ẩn mà chính phủ Trung Quốc buông xuống.

Tuy nhiên, khi một cơn dịch bệnh hay thiên tai xảy ra việc che dấu thông tin có thể làm cho vấn đề trầm trọng hơn vì xã hội sống trong một vòng vây phong tỏa mọi con số cần thiết để người dân hay ngay cả các cơ sở y tế có thể ứng phó với tình trạng người chết, bị thương hay bị lây lan một chứng bệnh truyền nhiễm nào đó.

Khi dịch bệnh Coronavirus xảy ra chính quyền Trung Quốc đã ngăn cản mọi tin tức có liên quan đến nó không được rò rỉ ra khỏi Vũ Hán nơi mầm bệnh bắt đầu. Công an sách nhiễu 8 nhân viên y tế của Vũ Hán trong đó có nhiều bác sĩ và y tá không cho họ cơ hội thông báo về con virus nguy hiểm này mặc dù họ là chuyên viên y tế hiểu rất rõ việc làm cần thiết là báo động về những gì mà Vũ Hán phải nhận lãnh. Chính phủ trung ương đã không chấp nhận tung tin này ra với cộng đồng và chấp nhận phương án bao phủ người dân với thế giới bên ngoài trong đó có cả những nước rất quan tâm và thừa khả năng nghiên cứu virus để tạo ra vaccine cần thiết.

Bên cạnh những thông tin nhỏ giọt và không chính xác, chính quyền còn bị cáo buộc là đã mua chuộc một tổ chức quan trọng nhất của thế giới là WHO (World Health Organization, Tổ chức y tế thế giới) để tổ chức này trong tư cách chính danh và đủ uy tín để xác nhận tình trạng khẩn cấp hay không của một trận dịch đang xảy ra tại một nước nào đó. Ban bố tình trạng khẩn cấp nhằm báo động với thế giới về mức nguy hiểm của dịch bệnh và khi lệnh này được ban hành thì những biện pháp cách ly với nước bị dịch bệnh tấn công sẽ được cả thế giới áp dụng. Trung Quốc không muốn đất nước của mình bị cách ly với thế giới bên ngoài nên mọi nỗ lực dồn vào vận động WHO nhằm che bớt con số thật của nạn nhân bị nhiễm và đã chết trong cơn dịch.

Trung Quốc có thể giấu được người dân trong nước nhưng không thể giấu cả thế giới về sự thực đang xảy ra.

Cả thế giới chú ý tới mọi cử chỉ của WHO vì đây là nơi đầu tiên mà các con số về Coronavirus sẽ được công bố. Từ khi dịch bệnh xuất hiện người ta không thấy một dấu hiệu nhanh lẹ nào từ tổ chức này. Bà Satoko, chuyên gia của WHO tại Việt Nam cho rằng tất cả các trường hợp ca bệnh xâm nhập đến các quốc gia hiện nay đều có tiền sử đi từ Trung Quốc. Vũ Hán hoặc đã từng đến đây. Tỷ lệ tử vong khi nhiễm nCoV tại Trung Quốc khoảng 3-4%, số ca bệnh nặng 20-25%.

Theo VOA thì trước đó ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, tổng giám đốc của WHO đã có những tuyên bố rõ ràng về quan điểm của WHO : chưa cần thiết tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Ông Tedros cho biết mặc dù đây là trường hợp khẩn cấp ở Trung Quốc nhưng nó vẫn chưa trở thành một trường hợp khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu. Do số lượng các trường hợp hạn chế đã lan ra bên ngoài Trung Quốc cho đến nay và Trung Quốc nỗ lực kiểm soát ổ dịch, WHO xác định vẫn còn quá sớm để sử dụng chỉ định. Vào thời điểm này, không có bằng chứng về sự lây truyền từ người sang người bên ngoài Trung Quốc.

Thế nhưng, ngày 30 tháng 1 đúng một tháng sau, WHO tuyên bố dịch bệnh do Coronavirus mới gây ra tại Trung Quốc là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã thông báo tin này trong cuộc họp báo vào tối thứ năm tại Geneva. Dịch bệnh mới, phát hiện lần đầu tại Trung Quốc vào ngày 31/12/2019 và đã lây lan qua 18 quốc gia.

Trước đó ông Tedros Adhanom Ghebreyesus đã tới Trung Quốc và bức ảnh ông chụp chung với Chủ tịch Tập Cận Bình gây nghi ngờ cho người sử dụng mạng. Có điều gì đó khuất tất trong cái vội vã bắt tay mà người ta cho rằng để nhận bổng lộc hơn là cái bắt tay ngoại giao thông thường.

Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus còn nhiều lần lên tiếng khuyến khích thế giới không nên cô lập Trung Quốc vì nước này có những hành động chống Coronavirus rất hiệu quả. Không những thế ông Tedros còn vận động Nhân Hàng Thế giới cho Trung Quốc được vay gần 700 triệu USD để chống dịch cúm nhưng Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass cho biết tổ chức này đang hỗ trợ kỹ thuật cho Trung Quốc để giúp nước này ứng phó với dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV), và sẽ không cho nước này vay một khoản vay mới nào.

Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus trong vai trò đại diện WHO chính thức thay tên gọi của Coronavirus mà thế giới quen gọi là Dịch Vũ Hán ("Wuhan's Epidemic" hay "Wuhan Epidemic") mà báo chí toàn cầu sử dụng trước đây bằng cái tên Covid-19. Ông Tedros nói rằng quyết định chính thức đặt tên cho virus corona là Covid-19 được đưa ra nhằm tránh sự kì thị về nơi bắt nguồn của virus.

Người ta đặt câu hỏi tại sao ông Tedros Adhanom Ghebreyesus lại tỏ ra năng nổ với Trung Quốc như vậy và cuối cùng thì câu trả lời đã có : Ông Giám đốc WHO không làm tròn sứ mệnh y tế của mình mà ông ta đang đóng vai một chính trị gia thân cộng đang hết lòng bảo vệ chế độ Bắc Kinh thay vì bảo vệ sinh mạng của người dân Trung Quốc.

Và không ai ngạc nhiên khi một lá thư đòi ông phải từ chức có hơn 350 ngàn chữ ký đang được ký tiếp cho đủ số 500 ngàn để gửi cho Liên Hiệp Quốc. Có thể ông ta sẽ thoát vì Liên Hiệp Quốc cũng từng có những điều tiếng che giấu thông tin cho cánh hẩu, nhưng dù sao thì việc yêu cầu ông từ chức là lên tiếng cho Tập Cận Bình biết rằng người dân trong nước của họ có thể bị bịt miệng nhưng thế giới không bao giờ làm ngơ cho trò chơi gian xảo của Bắc Kinh nhằm đối phó với toàn thế giới này.

Cánh Cò

Nguồn : RFA, 13/02/2020 (canhco's blog)

*********************

Để dịch virus corona vượt tầm kiểm soát : Tội chính của Bắc Kinh là giấu thông tin ?

Trọng Thành, RFI, 12/02/2020

Dịch virus corona mới (CoVid-19) trở thành đại dịch đe dọa toàn cầu, chỉ ba tuần lễ sau khi Trung Quốc thông báo với WHO về sự xuất hiện virus gây viêm phổi cấp tính bí ẩn tại Vũ Hán. Vì sao virus corona mới thành đại dịch ? Phải chăng việc Bắc Kinh che giấu thông tin là nguyên nhân chính dẫn đến dịch bệnh bùng phát nhanh chóng vượt tầm kiểm soát ?

xi2

Bác sĩ Lý Văn Lượng, người thông báo với đồng nghiệp về dịch bệnh mới tại Vũ Hán, cuối tháng 12/2019, qua đời ngày 06/02/2020. Reuters/Li Wenliang

Cuối tháng Giêng 2020, chỉ vài ngày sau khi Bắc Kinh thừa nhận dịch virus corona mới, tỉnh Hồ Bắc, với hơn 50 triệu dân, đột ngột bị phong tỏa. Vũ Hán, một đô thị sầm suất 10 triệu dân biến thành thành phố "ma". Hơn 1.000 người chết từ đó đến nay, hơn 40.000 người nhiễm virus, theo con số chính thức của chính quyền Trung Quốc. Theo một thông tin do ứng dụng của Tencent (một tập đoàn tin học Nhà nước Trung Quốc), công bố hai lần trên mạng, ngày 01/02/2020, (trước khi bị xóa bỏ) số lượng người nhiễm cao gấp 10 lần con số do chính quyền công bố, số người chết gấp 80 lần (1).

Nhà dịch tễ học Adam Kucharski, London School of Hygiene & Tropical Medicine, trong bài trả lời hãng tin Bloomberg, đăng tải 08/02/2020, ước tính riêng tại Vũ Hán có khoảng 500.000 người nhiễm bệnh. Tổng thư ký Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng khẳng định số lượng người nhiễm virus chính thức công bố có thể chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

xi3

Một người đàn ông nằm bất động suốt hơn hai tiếng trên vỉa hè mới có đội ngũ y tế đến chở đi. Ảnh chụp ngày 30/01/2020 tại Vũ Hán.. Hector RETAMAL / AFP

Cho đến nay, chính quyền Trung Quốc khẳng định đã minh bạch thông tin, và mở cửa cho sự hợp tác quốc tế trong việc đối phó với dịch bệnh. Ngày 31/12/2019, chính quyền Trung Quốc đã thông báo với WHO về sự xuất hiện của một loại virus lạ gây viêm phổi cấp tại Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc. Ngay sau khi Bắc Kinh công bố dịch, phong tỏa Vũ Hán, tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiệt liệt ca ngợi "sự minh bạch" của chính quyền Trung Quốc, đã có các hành động hiệu quả nhằm ngăn chặn dịch bệnh. Trung Quốc cũng khẳng định đã cung cấp cho quốc tế nhiều thông tin về chuỗi gien của virus corona mới, giúp cho giới khoa học quốc tế hiểu rõ hơn về loài virus lạ. Nhiều nhà khoa học thừa nhận trong đợt dịch này, giới y học Trung Quốc đã phản ứng nhanh chóng hơn hẳn, minh bạch hơn hẳn so với đợt dịch SARS năm 2002 - 2003.

Thời gian từ khi WHO được thông báo có virus gây viêm phổi cấp tính mới cho đến khi Trung Quốc chính thức công bố dịch là 3 tuần. Ba tuần lễ phải chăng là vừa đủ cho việc xem xét và công bố dịch bệnh thông thường, và nếu có sai lầm, phải chăng chính quyền Bắc Kinh chỉ phạm lỗi đã phản ứng chậm trễ, không hình dung hết tầm mức nguy hiểm của loài virus corona mới ?

Đi ngược quy trình đối phó dịch tễ thông thường

Để tìm lời giải cho băn khoăn này, RFI tiếng Việt đặt câu hỏi trước hết với bác sĩ Trần Tuấn, Tiến sĩ y tế cộng đồng, người có nhiều năm nghiên cứu về hệ thống phòng chống dịch Việt Nam, một quốc gia có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc, theo ghi nhận của tiến sĩ Trần Tuấn :

"Điểm thứ nhất chúng tôi nhận thấy là dường như hệ thống phòng chống dịch của Trung Quốc đã không được khởi động đúng của khoa học về dịch tễ học, điều tra về vụ dịch. Bằng chứng là sự can thiệp của cảnh sát đối với trường hợp bác sĩ Lý Văn Lượng. Khi các bác sĩ trao đổi chuyên môn về sự xuất hiện của một loại dịch bệnh, mang tính chất lây nhiễm tương tự như SARS, cần phải phòng chống, thì thay vì coi đấy là những đầu mối để khởi động một cuộc điều tra dịch tễ học, hình thành giả thuyết về khả năng xuất hiện của loại dịch bệnh mới hay không, để tiến hành điều tra theo các bước đã được nêu trong ngành dịch tễ học.

Quan sát thứ hai của chúng tôi là cho đến nay thông tin toàn bộ về số mất, số chết, cũng như toàn bộ cụ thể nguồn lây, cũng như tiến trình thời gian xuất hiện hoàn toàn phụ thuộc vào báo cáo của Trung Quốc. Nhìn vào hệ thống này, chúng ta thấy là dường như các thông tin được giải phóng cho một mục tiêu làm giảm nhẹ mức độ thực tế của bệnh, hơn là đưa ra cho công luận biết mà ngăn ngừa. Bằng chứng là giải phóng thông tin ban đầu cho rằng dịch xuất phát từ một chợ hải sản, buôn bán động vật sống, rồi ngay cả khi khẳng định virus thuộc nhóm corona, thì họ cũng vẫn cho rằng đường lan truyền chỉ giới hạn từ động vật sang người, không có từ người sang người. Do đấy mức độ lây lan được coi là hạn chế rất nhiều.

Điểm thứ ba là sự can thiệp của chính quyền không tuân thủ theo khoa học dịch tễ học. Bằng chứng là sau khi thực hiện việc đóng cửa chợ hải sản (ngày 01/01/2020), thì lý do của việc đóng cửa chợ cũng không nói với dân là do nghi ngờ là tâm điểm ổ dịch phát tán, mà do sửa chữa chợ. Như thế có thể nói là họ đã không khởi động hệ thống cảnh báo và xem xét vấn đề dịch bệnh.

Từ đó, điều này sẽ giải thích việc khởi động bộ máy phòng chống dịch chậm, cùng với sự lúng túng của bệnh viện trong việc đáp ứng được các điều trị khi dịch nổ ra và bệnh nhân đổ dồn đến (cả trường hợp mắc bệnh và trường hợp nghi ngờ đến xét nghiệm). Và từ đó dẫn đến cái mà chúng tôi gọi là sự khủng hoảng nguồn lực y tế đáp ứng tình hình dịch".

Phương tiện hùng hậu, nhưng bộ máy xơ cứng

Hiện tại chính quyền Trung Quốc tỏ ra minh bạch trong việc hàng ngày cung cấp số lượng người mới bị nhiễm và số người chết do virus CoVid-19. Toàn bộ hệ thống chính quyền khẳng định dốc toàn lực vào cuộc chiến chống virus. Có một sự tương phản vô cùng lớn giữa cuộc chiến chống virus CoVid-19, đầy quyết tâm, đầy khí thế của lãnh đạo Trung Quốc hiện nay, với tình trạng chậm trễ, bị động trong giai đoạn trước khi chính quyền thừa nhận dịch. Vì sao hệ thống y tế Trung Quốc đã phản ứng bị động như vậy ? Tiến sĩ Trần Tuấn giải thích :

"Hệ thống này, phòng dịch hay y tế nói chung, là thụ động, vận hành theo mục tiêu của chính quyền, vận hành theo cách mà chúng tôi gọi là vì mục tiêu "ổn định chính trị", hơn là mục tiêu phòng chống dịch bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Vì thế toàn bộ tiến trình điều tra vụ dịch đã không đáp ứng được đúng theo yêu cầu thời gian, cũng như là cho kế hoạch chuẩn bị đối phó với dịch của ngành y tế Vũ Hán, bị động, bị chậm".

Trải nghiệm của bác sĩ Bành Chí Dũng (Peng Zhiyong), một bệnh viện ở Vũ Hán, về thái độ quan liêu của giới quan chức y tế trung ương, cho thấy việc thừa nhận dịch bệnh đã bị chậm đi một nhịp, vào một thời điểm bước ngoặt ngày 12/01, sau khi có trường hợp đầu tiên tử vong vì CoVid-19.

xi4

Một trung tâm triển lãm được cấp tốc chuyển thành bệnh viện dã chiến, với quy mô 400 giường để nhận người bị nhiễm virus CoVid-19, tại Vũ Hán, ngày 4/2/2020. STR / AFP

"Vào ngày 12 tháng 1, cơ quan y tế trung ương đã cử một nhóm gồm ba chuyên gia đến bệnh viện Trung Nam để điều tra. Các chuyên gia nói rằng các triệu chứng lâm sàng thực sự giống với SARS, nhưng họ vẫn nói về các tiêu chuẩn chẩn đoán… Chúng tôi trả lời rằng những tiêu chuẩn đó nghiêm ngặt quá mức. Trên thực tế, theo tiêu chuẩn như vậy, rất ít người có thể được kiểm tra virus".

Cũng vào thời điểm này, một nghiên cứu dịch tễ học quốc tế đã chỉ ra mức độ lây nhiễm virus CoVid-19 tại Vũ Hán có thể đã lên đến hơn 1.700 người (so với đánh giá của Trung Quốc chỉ có vài chục người). Đã phát hiện người nhiễm virus ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Viện Pasteur Pháp, ngay từ ngày 10/01, đã chuẩn bị các bộ xét nghiệm nhanh, để chẩn đoán virus CoVid-19, sẵn sàng đối phó với bệnh dịch dự đoán sẽ khó lường. Vẫn theo bác sĩ Bành Chí Dũng, chỉ cho đến ngày 18/01, các chuyên gia cấp cao của Ủy ban Y tế Quốc gia khi đến Vũ Hán lần nữa mới chấp nhận sửa đổi các tiêu chí đánh giá bệnh. Số lượng bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm virus CoVid-19 tăng vọt (2).

Trận dịch phơi trần "bản chất" chế độ

Tiến sĩ Trần Tuấn nhấn mạnh đến tính chất hùng hậu về phương tiện của hệ thống y tế Trung Quốc hoàn toàn tương phản với phản ứng rất kém hiệu quả với dịch bệnh của chính hệ thống này :

"Có thể nhìn thấy các yếu tố mang tính hệ thống đặc trưng của Trung Quốc khiến cho dịch đã phát tán lan truyền, và khả năng kiểm soát dịch không được hiệu quả. Yếu tố đầu tiên chúng ta nhận thấy là Trung Quốc có một hệ thống bệnh viện trang thiết bị tốt, về tài chính hoàn toàn có khả năng kiểm soát một vụ dịch, nhưng mà hệ thống này là bị động trong việc điều tra, phòng chống. Sự bị động này là do hệ thống quản lý xã hội của Trung Quốc đã đặt mục tiêu an ninh lên trên mục tiêu sức khỏe cộng đồng. Chúng ta thấy là khi hệ thống đã vận hành mà không được ưu tiên dẫn đường bởi khoa học, mà là ưu tiên vì mục tiêu chính trị, thì phải nói rằng là tiến trình này đã xảy ra trong một thời gian dài, tạo thành một nếp làm việc quen trong hệ thống cán bộ, và như thế nó dẫn đến tình trạng mảng điều tra và khống chế dịch sẽ bị hạn chế, điều hành bởi phần chính trị nhiều hơn là các phần chuyên môn… Có thể thấy Trung Quốc thực sự có một mâu thuẫn là, hệ thống y tế, hệ thống xét nghiệm, hệ thống nghiên cứu y sinh học, phát hiện virus trong phòng thí nghiệm là mạnh. Bằng chứng là chỉ 10 ngày sau khi thông báo với WHO về virus mới, Trung Quốc đã phân lập được virus corona này. Trong phòng xét nghiệm, và về mặt khoa học cơ bản, Trung Quốc đáp ứng tốt, nhưng vận dụng cái đó cho mục tiêu sức khỏe cộng đồng thì lại yếu, vì có sự can thiệp của chính trị trong việc triển khai các hoạt động truyền thông cộng đồng, phòng chống dịch. Ở đây có thể thấy là từ đặc tính của Trung Quốc, khi luôn luôn đặt mục tiêu chính trị lên cao, chúng tôi nhận thấy báo cáo về sức khỏe cộng đồng thường rơi vào tình trạng tốt đẹp đưa ra, còn những gì là dịch bệnh, những gì có xu hướng xấu thì lại che đậy".

Về phần mình, nhà Trung Quốc học Chloé Froissart, giảng viên chính trị học (Đại học Rennes 2), nhấn mạnh đến sự tương phản cao độ giữa các thông tin về dịch bệnh lưu hành trong giới chuyên môn Trung Quốc, thông tin của chính quyền Trung Quốc với các đối tác bên ngoài và thông tin của chính quyền với người dân trong nước, người dân tại Vũ Hán.

Trong lúc Bắc Kinh thông báo bệnh dịch với WHO ngay từ ngày 31/12/2019, thì tuyệt đại đa số dân chúng tại địa phương hoàn toàn không hay biết là có dịch, trước khi dịch được chính thức công bố ngày 20/01. Trong vòng nhiều ngày, chính quyền Trung Quốc đã hạn chế cung cấp thông tin về dịch bệnh virus mới, trong lúc một cuộc họp quan trọng của Đảng cộng sản được tổ chức tại thành phố Vũ Hán. Ngày 18/01, đúng vào lúc dịch đang bùng phát, một đại tiệc mừng Tết nguyên đán đã được chính quyền tổ chức, với sự tham gia của 40.000 gia đình. Rất nhiều người đã bị nhiễm virus trong dịp này.

Bộ mặt tươi đẹp của chế độ và hiểm họa virus

Hệ thống y tế Trung Quốc hoàn toàn xơ cứng không đủ khả năng đối mặt với dịch bệnh mới. Thông tin cần thiết cho phát hiện dịch bị ngăn chặn từ mọi phía. Trong bối cảnh được đánh giá là hết sức nhạy cảm, với cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ, phong trào đòi dân chủ dâng cao tại Hồng Kông, thắng lợi vang dội của phe đòi độc lập với Trung Quốc tại Đài Loan trong bầu cử, đối với chính quyền Bắc Kinh cũng như với chính quyền địa phương các cấp, mục tiêu bảo vệ bộ mặt tươi đẹp của chế độ được đặt lên trước hết, hiểm họa virus kinh hoàng đã bị toàn bộ hệ thống chính trị Trung Quốc nhắm mắt làm ngơ, cho đến khi không còn đường lùi.

Trả giá nặng nề nhất cho sự che giấu, chối bỏ, thờ ơ này trước hết là người dân Vũ Hán, người dân Hồ Bắc, mà tổn thất về nhân mạng chưa biết ra sao (việc Vũ Hán, và nhiều địa phương khác, bị cô lập đột ngột, trong tình trạng thiếu chuẩn bị, cũng bị nhiều người lên án, cho là nguyên nhân khiến tình hình dịch bệnh tại các khu vực này thêm tồi tệ hơn). Việc trở lại tìm hiểu những nguyên nhân chính nào đã dẫn đến việc Trung Quốc thất bại trong việc kiểm soát dịch ắt hẳn cũng có thể mang lại những bài học có ích cho việc nhận dạng dịch bệnh, kiềm chế dịch bệnh vốn đang diễn biến hết sức khó lường trong hiện tại. Những bài học rất có thể sẽ đặc biệt bổ ích cho các quốc gia có nhiều điểm tương đồng với chế độ Trung Quốc về hệ thống y tế, về quan hệ giữa chính quyền với y tế, như trường hợp Việt Nam.

Trọng Thành

Nguồn : RFI, 12/02/2020

(1) Chloé Froissart, "Le coronavirus révèle la matrice totalitaire du régime chinois", Le Monde, 11/02/2020

(2) "Reporter's Notebook : Life and death in a Wuhan coronavirus ICU" (Sống chết tại khoa chăm sóc đặc biệt người nhiễm virus corona ở Vũ Hán), Straits Times, 06/02/2020

***************

Dịch Corona : Liệu Tập Cận Bình đã mất thiên mệnh ?

Tú Anh, RFI, 11/02/2020

Thời gian nghỉ Tết Nguyên Đán, cho dù đã kéo dài vì dịch, cuối cùng cũng kết thúc. Nguy cơ dịch gia tăng, khi sinh hoạt kinh tế tái lập, là điều khó tránh khỏi. Trong bối cảnh những tiếng nói công kích chế độ ngày càng nhiều, những ngày tới đây sẽ có tác động quyết định trong lãnh vực y tế cộng đồng, kinh tế và chính trị. Tóm thu toàn bộ quyền lực trong tay, chủ tịch Tập Cận Bình đối mặt với nhiều bất trắc.

xi6

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đeo khẩu trang và để kiểm tra thân nhiệt khi xuất hiện tại Bắc Kinh ngày 10/02/2020. (Foto : AFP/XINHUA / JU Peng)

Hôm thứ Hai, Tập Cận Bình tới một bệnh viện ở Bắc Kinh để khuyến khích nhân viên y tế ngày đêm đối mặt với siêu vi corona chủng mới, mà số nạn nhân tử vong vừa vượt qua ngưỡng biểu tượng 1.000 người.

Nhưng sự kiện này đặt ra một loạt câu hỏi ? Vì sao một nhân vật thích xuất hiện với đám đông để chứng tỏ gần gũi với công chúng lại biến mất trong suốt năm tuần lễ ? Vì sao phải đến tuần lễ thứ sáu, tính từ khi dịch viêm phổi chủng mới được chính thức nhìn nhận, lãnh đạo Trung Quốc mới tỏ lòng nhân ái với bệnh nhân ?

Trước hết, về y tế cộng đồng. Ngày truyền hình Trung Quốc tuyên truyền rầm rộ về sự kiện chủ tịch Trung Quốc thăm bệnh viện cũng là ngày người dân đi làm trở lại trong bối cảnh lệnh cách ly vẫn còn hiệu lực trên toàn quốc. Mặc dù số người chết vẫn tăng, số người bị lây vẫn cao nhưng báo cáo chính thức lần đầu tiên khẳng định "tình hình ổn định". Ổn định không có nghĩa là "được cải thiện".

Tuần lễ quyết định

Theo Frédéric Lemaître, thông tín viên của Le Monde từ Bắc Kinh, những ngày tới đây sẽ thời điểm quyết định : tình hình có thể tốt hơn nhưng cũng có thể tồi tệ hơn. Một dấu hiệu không cho phép lạc quan là Tổ Chức Y Tế Thế giới, cho dù không chỉ trích Trung Quốc, đã có hai quyết định. Thứ nhất là gửi một phái đoàn chuyên gia sang Hoa lục, đứng đầu là bác sĩ Bruce Ayward, người Canada, kinh nghiệm điều phối nỗ lực quốc tế chống dịch Ebola ở Châu Phi. Thứ hai là báo động nguy cơ dịch corona gia tăng lây nhiễm ngoài Hoa lục. Điều này chứng tỏ diễn biến tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc không có dấu hiệu lạc quan.

Người dân Trung Quốc cũng rất lo âu. Từ cuối tuần qua, số nạn nhân tử vong do siêu vi corona chủng mới đã nhiều hơn số người chết trên thế giới (774) vì siêu vi SARS năm 2003 . Hôm nay, số người chết đã lên 1.004, chỉ tại Hoa lục. Từ chủ nhân cho đến công nhân tất cả đều phải làm việc vì nhu cầu kinh tế. Liệu có thể tránh được khả năng lây nhiễm leo thang ?

Nhưng liệu chủ tịch Tập Cận Bình, với quyền hạn tối đa, có một phép lạ nào để giải phương trình nát óc này ? Theo Reuters, chỉ mới hai tuần đình trệ mà hàng trăm xí nghiệp bị khốn đốn. Nguồn tin ngân hàng cho biết ít nhất 300 công ty, trong đó có Xiaomi, chờ vay hơn 8 tỉ đôla để giải quyết tình trạng khó khăn do hệ quả chính sách phong tỏa chống dịch gây ra. Theo ngân hàng đầu tư Nomura, những dấu hiệu này phản ảnh tình trạng kinh tế Trung Quốc bị tác hại nghiêm trọng trong hai tháng đầu năm 2020.

Hỏa sơn chuyển mình

Đại cường kinh tế số hai thế giới đứng trước một sự lựa chọn bất toàn mà người đứng đầu gió là ông Tập Cận Bình, lãnh đạo tối cao.

Nhưng vấn đề của chủ tịch Trung Quốc là uy quyền tối thượng đã bị dân chúng công kích trực tiếp. Theo nhà phân tích Renaud Girard của báo Pháp Le Figaro, người dân Trung Quốc không còn chấp nhận được tình trạng chính quyền nói dối triền miên. Công an mạng không biết cách nào đối phó với công dân mạng. Không xuống đường, nhưng từ trong nhà, qua máy vi tính và điện thoại thông minh, họ tuyên bố không tin cậy vào Đảng và Nhà nước. Xã hội Trung Quốc đã chuyển mình như núi lửa từ khi Corona xuất hiện.

Đã thế, từ khi sửa Hiến Pháp để có thể tập trung quyền lực và cai trị mãn đời như một hoàng đế đỏ, Tập Cận Bình dường như muốn gì cũng không xong, đụng đâu là kẹt đó. Hù dọa dân Hồng Kông, can thiệp vào bầu cử Đài Loan, thương chiến với Washington, nơi nào hoàng đế Tập Cận Bình cũng gặp sao khắc kỵ.

Liệu mệnh trời đã xoay ?

Đó là câu hỏi mà người dân Hoa lục loan truyền trên mạng xã hội.

Theo quan điểm của Mạnh Tử, trong ba yếu tố cấu tạo nên quốc gia là lãnh thổ, dân tộc và chính quyền thì dân là yếu tố quan trọng nhất : dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh.

Chủ tịch Trung Quốc đứng trước ba giải pháp : Bỏ thế độc tôn cá nhân lãnh đạo ? Nới tay để xây dựng một Nhà nước thượng tôn pháp luật và thi hành các quy định về nhân quyền và quyền công dân trong Hiến Pháp ? Hay trái lại sẽ gia tăng các biện pháp kềm kẹp, một khi qua được khủng hoảng corona ?

Tú Anh

Published in Diễn đàn
Trang 2 đến 2