Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Lòng trung thành cũng giống như tình yêu nam nữ. Nó phải đến từ hai phía.

trungthanh01

Bìa sách "The Birthright Lottery : Citizenship and Global Inequality", xuất bản năm 2009, của tác giả Ayelet Shachar

Năm 2003, năm người đàn ông quốc tịch Dominican Republic lẻn trốn lên một con thuyền buôn có đích đến là Houston, Texas.

Nửa đường, hai trong số năm người trốn trên thuyền trở bệnh nặng. Không còn cách nào khác, họ quyết định thông báo sự hiện diện của mình, kêu gọi lòng trắc ẩn của thủy thủ đoàn.

Nhóm thủy thủ hiểu rõ rằng theo quy định của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (International Maritime Organisation), mình có trách nhiệm bảo vệ, nuôi ăn và đưa những người này hồi hương theo tinh thần nhân đạo.

Nhưng các thủy thủ cũng biết chủ tàu sẽ trả thưởng hậu hĩ cho các chuyến tàu cập bến không có người đi lậu. Trong khi đó, họ cũng nhớ rất rõ rằng cơ quan chức năng Hoa Kỳ sẽ phạt rất nặng bất kỳ tàu nào mang đến biên giới Hoa Kỳ những người nhập cư không giấy tờ.

Quyết định cuối cùng là gì ?

Các thủy thủ ném hai người cố tình chống đối ra khỏi tàu và để ba người còn lại giữa biển với một chiếc bè nhỏ. Nhóm ba người được một tàu khác cứu sống. Hai người còn lại thì không may mắn như vậy. Những phần xác bị cá rỉa của họ được tìm thấy không lâu sau đó.

Câu chuyện này được kể trong phần đầu của quyển sách "The Birthright Lottery : Citizenship and Global Inequality", xuất bản năm 2009, của tác giả Ayelet Shachar.

Đó là một kết cục bi thảm nhưng khó tránh khỏi. Đối với những người được sinh ra ở bờ bên kia của thịnh vượng và an ninh, cánh cổng vàng dẫn đến những giấc mơ đổi đời dần khép lại. Nơi họ sinh ra, thứ họ không thể chọn, cũng là trần giới hạn ám ảnh của mọi tương lai, năng lực, mơ ước và nguyện vọng cá nhân.

trungthanh2

Những người di cư qua Địa Trung Hải tìm cách đến Châu Âu. Ảnh chụp năm 2019. Nguồn : Tamer Yazar/ Twitter.

Việc tôi và các bạn trở thành người Việt Nam, là công dân của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thật ra cũng chỉ là một tai nạn như vậy mà thôi.

"Trò xổ số của quyền tập ấm"

Nói những lời trên không hẳn là để ủng hộ chủ nghĩa đại đồng (cosmopolitanism), một chủ nghĩa cho rằng mọi cá thể loài người đều thuộc một cộng đồng chung duy nhất, và vì vậy cần có một chính phủ duy nhất đại diện. Hoàn toàn ngược lại, người viết dám khẳng định, việc tin tưởng vào chủ nghĩa đại đồng không khác gì tin tưởng vào một kết cục tốt đẹp của các đế chế hay chủ nghĩa thực dân, dù chúng ta có "bọc đường" mục tiêu cuối cùng của chúng bằng những lời lẽ xa hoa.

Mô hình quốc gia – dân tộc (nation – state) có lẽ vẫn sẽ tiếp tục là mô hình an toàn nhất, cân bằng nhất để bảo đảm quyền lợi giữa các cộng đồng.

Nhưng vì sao chúng ta lại phải là người Việt Nam ? Và quan trọng hơn, vì sao chúng ta lại phải trung thành với "đất nước Việt Nam" ?

Sau nhiều thảo luận pháp lý lẫn triết học về khái niệm thành viên (membership) và công dân (citizenship), giáo sư Ayelet Shachar thuộc Đại học Toronto là người tiên phong gọi sự kế thừa và gắn kết giữa các thành viên trong một cộng đồng không gì khác hơn là "trò xổ số của quyền tập ấm" (the birthright lottery).

Trong tác phẩm nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng lớn "The Birthright Lottery : Citizenship and Global Inequality", giáo sư Shachar so sánh việc được sinh ra và thừa hưởng danh tính thành viên trong một cộng đồng tương tự như việc nhận tài sản thừa kế trong luật dân sự. Loài người có thể đã quá quen với sự hiện diện của những khái niệm pháp lý nói trên. Chúng ta nhìn nhận chúng như lẽ thường, như một phần của trật tự tự nhiên.

Bà chỉ ra rằng việc tình cờ được sinh ra tại một vùng đất nào đó nhất định đã và đang tiếp tục là nền tảng quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự thành công, sự phát triển của một cá thể trong tương lai ; hoặc ngược lại, là gánh nặng và sự thống khổ của họ trong suốt cuộc đời.

trungthanh3

Những đứa trẻ trong vòng tay người lớn vượt biển di cư, cập một hòn đảo của Hy Lạp vào đầu năm 2020. Mỗi năm hàng chục triệu người, trong đó có trẻ em, mạo hiểm tính mạng rời bỏ nơi ở của mình để chạy trốn chiến tranh hay thoát khỏi đói nghèo. Ảnh : Alkis Konstantinidis/ Reuters.

Từ góc độ này, tự thân cơ chế pháp lý về quyền công dân đã mang tính bất bình đẳng cao. Việc để một cơ chế không chỉ bất bình đẳng, mà còn nằm hoàn toàn ngoài tầm kiểm soát của một cá nhân, quyết định quyền lực, sự thịnh vượng và cơ hội của con người rõ ràng không phải là đích đến cuối cùng của công lý và pháp luật.

Shachar đi khá xa trong việc chỉ trích quyền công dân, đi kèm với việc mổ xẻ và định nghĩa lại (deconstruct) cả quyền tư hữu tài sản. Vậy nên người viết, với tư cách là một cá nhân ủng hộ và tin tưởng vào nền tảng kinh tế thị trường, không phải lúc nào cũng tìm được điểm chung với bà trong quyển sách.

Tuy nhiên, có một điểm mà người viết chắc chắn đồng tình : yêu cầu một người trung thành tuyệt đối với một chính quyền, hay yêu mến một vùng đất mà họ chỉ vô tình sinh ra ở đó, đều là quá khó.

Công dân và nghĩa vụ trung thành chính trị

Công bằng mà nói, nhà nước hiện đại nào cũng yêu cầu bạn phải trung thành với chính thể đang nắm quyền trên vùng đất.

Rời khỏi Vương Quốc Anh để tham gia vào lực lượng vũ trang của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (ISIS) ? Bạn sẽ bị tước quyền công dân và bị cấm nhập cảnh để trình diện trước tòa trong phiên xử thách thức quyết định hành chính đó.

Toa rập và gặp mặt với các nhóm phiến quân Đức quốc xã trên lãnh thổ Hoa Kỳ ngay giữa Đệ nhị Thế chiến ? Khả năng bị bắt giữ và xét xử vì tội phản quốc là 100%.

Song không phải mọi yêu cầu trung thành chính trị (political loyalty) đều cực đoan và phi lý.

Một ví dụ của trung thành chính trị trung lập và được các nhà khoa học chính trị ủng hộ là chủ nghĩa ái quốc cộng hòa (republican patriotism). Chủ nghĩa ái quốc cộng hòa bắt đầu với triết gia La Mã Cicero, được triết gia Ý Niccolò Machiavelli đóng góp và gần đây được Giáo sư chính trị người Mỹ Maurizio Viroli hoàn thiện.

Ái quốc cộng hòa không đơn thuần là yêu nước dưới mọi hoàn cảnh, mọi điều kiện. Nó là tình yêu của một công dân dành cho lối sống, lối tư duy và chính thể cộng hòa nói chung (republican way of life).

Theo người viết, có hai lý do chính khiến các nhà triết học có thiện cảm và thậm chí ủng hộ chủ nghĩa ái quốc cộng hòa.

Đầu tiên, những người ủng hộ thừa nhận rằng lòng ái quốc không phải là một thứ tự nhiên, phải có và phải áp đặt. Ái quốc – cảm giác yêu thương và gắn kết với một vùng đất, một chính thể – tự thân nó không phải là một bản năng tự có của loài người.

Vì thế, những người ái quốc cộng hòa thể hiện rằng tình yêu của họ là tình yêu lý tính.

Không có bất kỳ nghĩa vụ tự nhiên nào buộc họ phải yêu một quốc gia hay một nhà nước, đơn giản chỉ vì họ sinh ra trên mảnh đất đó hay có dòng máu của nhóm người đang sinh sống chủ yếu tại đó.

Họ yêu quốc gia, hoặc yêu một nhà nước quản trị quốc gia bởi vì đó là lựa chọn lý tính từ chính ý chí của mình, vì họ được đại diện một cách công bằng (bằng mô hình cộng hòa – republic) và quyền tự do của quần chúng được bảo vệ (common liberty of the people).

Điều này có vẻ phù hợp với cách tiếp cận ở trên, cho rằng việc sinh ra và lớn lên ở một cộng đồng chính trị chỉ là một trò xổ số mà thôi. Con người không có nghĩa vụ gắn kết bằng mọi giá với cộng đồng đó.

Các tác gia như Montesquieu và Voltaire cũng liên hệ tình yêu nước này với cấu trúc chính trị và pháp lý.

Nếu một đất nước sở hữu đầy đủ các giá trị như pháp quyền (rule of law), tự do (liberty) và quyền tự quản lý của công dân (self-government), tình yêu của các công dân dành cho đất nước đó không những hợp lý mà còn cần được khuyến khích.

Việc trừng phạt những nỗ lực phá vỡ trật tự chính trị cấp tiến (như tham gia các tổ chức Hồi giáo cực đoan, ủng hộ Phát-xít…), do đó, cũng có thể được xem là việc thể hiện tinh thần yêu nước hợp tình, hợp lý.

Doc sach cung Doan Trang

Nhiều học giả ủng hộ tình yêu nước trên cơ sở lý trí. Đó là khi đất nước đó sở hữu đầy đủ các giá trị pháp quyền, tự do và đảm bảo công dân có quyền tự quyết, như bầu ra lãnh đạo của mình. Ảnh minh họa : Team Leverage Edu/Luật Khoa.

Thứ hai, họ lập luận rằng ái quốc cộng hòa không cố gắng xây dựng sự gắn kết của một cộng đồng bằng cách loại trừ các thành viên tiềm năng khác.

Sự khác biệt thể hiện rõ khi so sánh tinh thần ái quốc cộng hòa với mô hình trung thành chính trị dựa trên chủ nghĩa dân tộc vị chủng (ethnocentric nationalism – một phiên bản cực đoan của chủ nghĩa dân tộc). Trong mô hình này, các yếu tố gắn kết của cộng đồng chủ yếu dựa vào sắc tộc, sau đó là văn hóa và tiếng nói, chữ viết… Điều này đồng nghĩa với việc một nhà nước xây dựng dựa trên chủ nghĩa dân tộc vị chủng sẽ loại trừ khả năng trở thành thành viên của bất kỳ cá thể nào không có được những đặc tính nói trên.

Tương tự, trong mô hình trung thành chính trị dựa trên chính đảng (party loyalty hoặc ideology loyalty), quyền và lợi ích của một chính đảng, một chủ thuyết chính trị thường được đặt nặng hơn, hoặc đồng nhất với lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc hay bất kỳ từ đồng nghĩa nào nó cảm thấy phù hợp. Với nền tảng đó, khi một chính đảng có thể đồng nhất sự lãnh đạo của mình với toàn bộ nhà nước, việc tuân thủ và yêu mến chính đảng đó trở thành nghĩa vụ bắt buộc của lòng yêu nước.

Chính vì sự khác biệt một trời một vực giữa chủ nghĩa ái quốc cộng hòa và các mô hình trung thành chính trị khác, không có gì khó hiểu khi hầu hết các tác gia chính trị học cận đại lẫn đương đại đều cho rằng ái quốc cộng hòa là tinh thần ái quốc đúng nghĩa nhất.

***

Người viết thừa nhận rằng trung thành chính trị đã và sẽ tiếp tục là động lực cho sự tiến hóa của các định chế xã hội loài người.

Tuy nhiên, chúng ta cần ghi nhớ rằng các hình thức trung thành chính trị của con người luôn tiến hóa và phát triển không ngừng nghỉ qua các giai đoạn lịch sử : từ trung thành với bầy đàn, với cộng đồng săn bắt hái lượm, sau đó đến trung thành với vương quyền, rồi với lãnh tụ tôn giáo tối cao trong các đế chế đại đồng, và gần đây nhất là với dân tộc – đất nước.

Trung thành chính trị, nói cho đúng, đến từ cả hai phía. Nó giống như tình yêu vậy.

Nếu một người được kỳ vọng là có nghĩa vụ đương nhiên phải yêu vùng đất, phải yêu đất nước và chính quyền quản trị đất nước nơi mà họ tình cờ được sinh ra, ít ra đất nước và chính quyền ấy cũng cần cho thấy tính nhân đạo dân sự (civic humanism), tính cộng hòa và tính đại diện của mình.

Nếu họ tiếp tục xem người dân chỉ đơn giản là những quân cờ, vật thể có thể thay thế và có thể bị triệt tiêu để bảo toàn một thứ quyền lực cao cả nào đó, yêu cầu sự trung thành chính trị chẳng khác nào một mối quan hệ yêu đương bạo hành. Kết cục của chúng không bao giờ tốt đẹp.

Bùi Công Trực

Nguồn : Luật Khoa, 22/04/2021

Published in Diễn đàn
lundi, 16 novembre 2020 00:45

Dân bảo có – đảng bảo không ?

Nhân chuyến thăm thôn Pht Tích Bc Ninh, ông tng bí thư Nguyn Phú Trng nhìn cnh sc đy c hoa, đã hào hng tuyên b : t nước có bao gi được thế này không ?" (1). Mt li phát biu làm nc lòng nhng người đng viên cng sn c nước. Có l ông tng bí thư kiêm ch tch nước mun gián tiếp nói đến thiên đường cng sn đã đt được chăng ?

datnuoc1

Nhân chuyến thăm thôn Pht Tích Bc Ninh, ông tng bí thư Nguyn Phú Trng nhìn cnh sc đy c hoa, đã hào hng tuyên b : t nước có bao gi được thế này không ?"- Hình minh họa

Tuy nhiên, đy ch là phát ngôn vô tư ca đng trưởng, còn hin trng đt nước Vit Nam v mi mt li rt khác.

Theo các con s báo chí quc doanh báo cáo, thì nn kinh tế Việt Nam vô cùng m đm và thm hi : Nhà máy in tin Quc gia báo l ròng 11 t sau 6 tháng đu năm (2) ; Tp đoàn Đin lc l hàng nghìn t đng (3) ; Doanh nghip nhà nước đu tư ra nước ngoài : L dn 1,1 t USD, nguy cơ mt vn nhà nước (4) ; các Tp đoàn, Tng Công ty Nhà nước : n 1.454.668 t đng, chiếm 54% tng ngun vn ca các tp đoàn, tng công ty quc doanh (5).

Chưa dng li đó. Ngân sách nhà nước còn phi gánh gng nhng t chc, hi đoàn ngi không hưởng lương, phc v cho ý đ riêng ca đng. Tng chi phí xã hi cho các t chc qun chúng công này ước tính khong 1,7% GDP (riêng năm 2014 là hơn 71.000 t đng), trong đó riêng ngân sách Nhà nước phi chi khong 14.000 t đng (6).

Và đó là câu tr li hin thc nht cho câu tuyên b xanh dn ca ông tng bí thư ch tch nước rng t nước mình có bao gi được như thế này". Các phát ngôn theo kiu trng đánh xuôi, kèn thi ngược hoc ngoa ng, vĩ cung không h thiếu trong hàng ngũ lãnh đo cng sn Việt Nam hin nay. Nên nếu mun biết s tht mi khi nghe mt phát ngôn nào đy ca lãnh đo đng, người dân đu phi nghĩ ngược li và cng thêm nhiu con s nghch li con s đng đưa, là ra con s thc tế.

datnuoc0

Ngân sách nhà nước còn phi gánh gng nhng t chc, hi đoàn ngi không hưởng lương, phc v cho ý đ riêng ca đng.

Việt Nam báo chí là công c ca đng. Viết báo dưới s hướng dn, lèo lái trc tiếp ca đng cng sn. Vì thế, trong dân truyn ming câu nói mi khi có s kin hin nhiên nào đó. S có kiu thông tin trái chiu gia đng và dân : dân bo có, đng bo không, còn khoa hc chưa chng minh. Thế là xong, chm hết bàn lun hay tranh cãi, khi đau đu nhc óc. Bi cái l thói cưỡng t đot lý, c vú lp ming em, Chí Phèo to mm thích ăn v luôn được Đng cng sn Việt Nam vi my trăm t báo đng áp dng trit đ.

Chng hn v rng, mt vn đ ni cm hin nay trong Quc hi, gây ra lũ ng, lũ quét t đu ngun đ xung, gây st l đt khiến ch mi đu mùa mưa đã tai ương xy đến cho người dân đã quá khc nghit. Vy dân nói có, đng nói không và s tht ra làm sao ?

Đng nói rng t nhiên Việt Nam không ch nói rng y nguyên, mà hơn thế còn tăng din tích lên na : B trưởng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyn Xuân Cường cho biết, din tích và đ che ph rng ca Vit Nam đã tăng lên trong 30 năm qua. Theo ông Cường, din tích rng ca Vit Nam vào năm 1990 là 9 triu ha vi đ che ph là 27%. Ti nay, din tích rng ca chúng ta là 14,6 triu ha, trong đó rng t nhiên là 10,3 triu ha, rng trng là 4,3 triu ; đ che ph là gn 42% trong khi mc bình quânthế gii ch là 29% (7).

N đi biu Ksor HBơ Khăp (Gia Lai) phn bin : "Làm gì có chuyn rng t nhiên li tăng lên như B trưởng nói", n đi biu Gia Lai cho rng "nghe B trưởng phát biu thc s là thy sai sai".

Đi biu Trương Trng Nghĩa (Thành phố Hồ Chí Minh) cũng cht vn : "Trong 14 - 15 triu hecta rng, có bao nhiêu là rng t nhiên, bao nhiêu rng trng ?" vì chc năng ca 2 loi rng này khác nhau (8).

Thc tế là người dân đã chng kiến hàng ngàn mét khi g trôi lp kín mt nước h thy đin Đăk Mi 4 sau lũ (9). Nếu bn vào trang tin s thy hình nh c mt đon sông dài b lèn kín và trôi đy nhng súc g hay cây g ln. Nó là h qu ca nhng cánh rng b cht h chưa kp x tht hoc chưa kp vn chuyn và đã b nước lũ cun ra khúc sông đy.

Tuy vy, hin tượng sông đy cây g t rng trôi v chưa phi là ln đu tiên. Hn nhng ai sng vùng Ái Nghĩa, Hà Tân, Qung Nam còn nh v khai thác hàng ngàn mét khi g trên sông Vu Gia đt lũ năm 2009, mt chuyn l xưa nay hiếm Qung Nam. Đó là nhng gì đã din ra cu Qung Huế, bc qua sông Vu Gia, huyn Đi Lc Qung Nam. Hàng trăm, thm chí hàng ngàn người dân trong vùng kéo v đây đ tìm kiếm g, biến c khúc sông tr nên nhn nhp như mt ngày hi. Cho dù lũ trên sông vn đang mc báo đng cp 3 (10).

Người viết đã tng có mt khúc sông vào thi đim đó. Thc tế là có mt cây cc ln, mà người dân đa phương gi là thn mc, trôi v khúc sông cu Qung Huế và chn ngang khúc sông đó. Vy là hàng ngàn mét khi g trôi v mc kt li khúc sông to nên quang cnh nhn nhp khai thác g t nhiên y. By nhiêu g đây cho thy s phn rng đu ngun, rng nguyên sinh Việt Nam ra sao.

Vy mà vn theo ông b trưởng Nguyn Xuân Cường, trong 30 năm qua, rng t nhiên không th phc hi như trước đây, mt phn do b tàn phá bi cht đc hóa hc ca M trong chiến tranh. Mun phc hi rng phi phi tng bước (11). Cùng mt ông b trưởng trong nhà nước cng sn VN, khi không lp liếm được vic tính luôn rng công nghip vào rng nguyên sinh, ông này li quay sang đ cho thuc phát quang ca M. S lươn lo này din t vic quyết nói di đến cùng, mt đc tính rt xã hi ch nghĩa trước khi tiến lên cng sn ch nghĩa, s biến thành cha k di gian chuyên la khp thiên h.

Trong bu c M, người ta thường chiếu câu : "watch what they do nor what they say !" Nó rt phù hp vi hin trng chính tr Việt Nam hin ti. Trong chiến tranh VN, M th cht đc khai quang đ phá rng ; vy mà rng vn còn xanh, vn là rng nguyên sinh che ch cho b đi n np. Khi không còn chiến tranh, đng gi rng bng biết bao lc lượng kim lâm, nhn biết bao tin lương t đng thuế ca dân ; hu qu rng sch sành sanh t gc ti ngn, rng tri li t đu ngun cho đến cui ngun. Dân mng đã phát biu : Kim lâm, lc lượng thay mt đng bo v rng, có tài "phá rng" b xa đế quc M.

B trưởng Trn Tun Anh phán chc nch : Dù bt k mt d án thy đin quy mô nào nếu ch s dng 1m2 đt rng t nhiên cũng s b loi tr và không bao gi cho phép trin khai thc hin (12). Ông Trn Hng Hà, b trưởng tài nguyên và môi trường còn phát biu ghê hơn na : rng ông s "rà soát tng mét vuông đt... Sp ti vi rng phòng h đc dng, nếu nơi nào không còn rng nhưng có chc năng bo v, phòng h con người thì chúng ta phi phc hi li rng, mà phi phc hi rng nguyên sinh, rng t nhiên" (13).

Lý do phát biu này "ghê" vì dân đi rng, sng rng hoc nhng ai hc k v đa lý, lâm nghip nghe ông này phát biu mà hú hn. Cách phân tng phân tán, các nn cu trúc và h sinh thái đng thc vt ca rng, đc bit là rng nguyên sinh vùng mưa nhit đi, có lch s hình thành cách đây hàng trăm triu năm. Có ai đã được thông não dám phát ngôn như thế chưa ngoài ngài b trưởng ? Phc hi li rng nguyên sinh chăng ? Dù ông có b đng, ri chc v ngay lúc này, vào luôn trong rng đ trng li rng nguyên sinh, dân xin đm bo hết đi con cái cháu cht chút chít cht cht ca ông b trưởng Hng Hà vn không th và không bao gi phc hi li rng nguyên sinh, dù ch là 1m2, đâu nhé. Ông đang ng mơ hay ông c gt dân vy ?

Chưa hết. Còn ông phó th tướng Trnh Đình Dũng phát ngôn v st l đt như sau : i vi vn đ st l đt do mưa lâu ngày,đt cha nhiu nước hay còn gi là no nước làm cho tính kết dính rt kém. Khi có thêm tác đng s gây ra st l đt rt mnh. Đơn c như Qung Nam khi bão vào tác đng mưa cc b thì st l đt rt mnh.Khu vc đó rng nhiu lm ch không phi không có rng, các đng chí xem nh kìa" (14). Ai đã tng lên vùng Nam và Bc Trà My s biết còn rng hay không ; thc tế v st l đt Trà Leng, vn trước đây là đt rng, đã b xóa s thêm mt làng na ; sau v st l cui tháng 10 làm chết 22 người mà ti nay ch mi tìm được thi th 9 nn nhân (15).

Ông Trương Hòa Bình, chánh án tòa án ti cao VN, tuyên b : "Chưa phát hin kết án oan người vô ti" (16). Cái này rt cn đng v tay tht to : c Lê Đình Kình, chưa có bn án đã b thm sát ngay ti phòng ng nhà riêng ca c, ngay trong đêm ; mt ông già hơn 80 tui đi, gn 60 năm tui đng, tng b công an đp gãy chân, gi đi phi chng nn, có ti tình gì b bn my phát đn vào tim, đu và b bn đt lìa chân c như thế ? Ông Bùi Viết Hiu ngi cùng c Kình ti oan nghit đó cũng b bn trng thương.

Giết dân như giết con kiến không oan sai thu tri thì là gì h ông chánh án ? Nếu đng thượng tôn pháp lut cn phi có kết án mi giết ch ? Hoc ông chánh án không tính my v k trên vào nên chưa phát hin kết án oan người vô ti ? Thế công chính liêm minh chí công vô tư ca tòa đâu, khi dân lành b giết ti nhà mà ông vn đinh ninh không có kết án oan sai, như th cái tòa ông đang ngi liêm chính như tòa án ca Bao Thanh Thiên vy.

Còn biết bao người như Nguyn Thanh Chn, H Duy Hi và nhng nn nhân trong vic hy 716 quyết đnh tm gi thiếu căn c, trái phép lut trong năm 2020 ; vic công an Cn Thơ xin li 2 người dân oan sai và bi thường 900 triu đng ; tt c nói lên điu gì ? Có đi biu Quc hi đã tr li thay cho dân : Án oan sai đang bào mòn lòng tin ca người dân (17). Ông chánh án Hòa Bình tr li sao đây ?

Đy là chưa k đến nhng nhà báo Lê Anh Hùng b tm giam ri gán cho bnh tâm thn, nhưng vn không cho người nhà gp mt hay săn sóc ; nhng người can đm lên tiếng cho các bt công, sai phm nghiêm trng, án oan ngút tri : Phm Chí Dũng, M con ch Cn Th Thêu, Trnh Bá Phương, Trnh Bá Tư, ch Nguyn Th Liên, nhà báo t do Phm Đoan Trang b bt giam tùy tin cho đến nay vn chưa được xét x hp hiến. Ông chánh án là k cm cân ny mc cho dân mà không hc được mt điu căn bn này : ch khi nào Việt Nam có tam quyn phân lp mi hết được án oan sai.

Thy Tiên phát quà tin t 150 t t thin, cô ln li phát c my tun vn chưa xong ; đang khi Hi ch thp đ đi phát tin cu tr gn 8 ngàn t đng mà phát nhanh không tưởng. Phát xong thông báo, tuyên truyn rm r trên báo đài ca đng, thế mà dân vùng lũ vn chưa hay vì thc tế trên tay dân chưa cm được đng nào t Hi này (18). Hi ch thp đ đi cu tr nhanh như lũ quét tràn v, dân chưa kp nga tay Hi đã phát xong t đi nào.

Mi đây nht là câu nói ca ông b trưởng thông tin : "Não người Vit không nm Vit Nam s nguy him ti an ninh quc gia" (19). Dân xin thưa ngài b trưởng, thế hóa ra ông mun nht gn 90 triu não người dân (không tính não ca hơn 5 triu đng viên) khi chy lung tung nh hưởng an ninh quc gia ? Thế não ông H ngày xưa không chy quanh Pháp, Trung quc và Nga xô, tham gia cng sn đ tam, thì gi đây Việt Nam làm gì có ý tưởng cng sn cho ông b trưởng phát biu nh ?

Vâng, con dân Việt Nam xin cn rơm cn c, bó tay bó chân trước hng hà sa s nhng phát ngôn "l" t ông tng bí thư kiêm ch tch nước, các ông phó th tướng, b trưởng và nhng k đi din lãnh đo cao cp nhà nước cng sn Việt Nam.

Làm nguyên th quc gia mà dân tc mình b thế gii khinh mit, người dân đói nghèo và chết chóc vì thm ha nhân tai thì phi biết lo, ch có ba hoa khoác lác "đt nước có bao gi được như thế ny chăng". Ngoài bin Đông, đo Trường và Hoàng Sa đã mt trng vì công hàm Phm Văn Đng ; các m du và ngun hi sn mt quyn khai thác trước ông k Trung Quốc ; tàu thuyn ngư dân b "tàu l" đâm chìm và bt gi tùy tin ch thy ông tng Ch-Bí lên tiếng ; c thế lâu lâu li ra sách lược k trung cng làm gì thì làm, Đảng cộng sản Việt Nam c "bình tĩnh và bình thường" (20). Vì thế, điu phn tnh cho hàng ngũ lãnh đo cng sn ti Việt Nam cn t vn : đt nước mình có bao gi nước ngp mt, n ngp đu, rng như tóc trên đu bây gi trc lóc không ?

Qu thế, nhiu người ln tui có kinh nghim sng chung vi cng sn lâu năm cho biết : khi cn tin, đng ly dân làm gc ; khi cn chc v, đng ly đo đc gương mu ông H làm gc ; và khi bi l, đng ly nước mt, huân chương, tui đng, có công chế đ và ung thư làm vũ khí. Tâm lý hèn mt như thế được din t nơi nhng k h cp ; khi còn có chc v s thượng đi h đp, phát ngôn ba bãi ; khi mt hết quan chc li ăn mày lòng thương hi và c gng chy ti, chi ti cũng như đ ti.

Qu là Đảng cộng sản Việt Nam luôn tung nhng tin fake, nhng tin thiếu chính xác, hoc ly nhng tin cũ trá hình thành tin mi hòng la nhng ai ngây thơ nh d. Hin nay nhan nhn trên các trang mng đy nhng tin gi vô trách nhim kiu cng sn như thế đ lung lc tâm tư nhng ai d chuyn lay.

Dân bo vô ti, đng phán có ti, giết. Dân bo oan quá, đng x y ti, t hình. Dân báo b cướp đt, đng bo đt toàn dân, ly. Dân kin thy đin x lũ hi dân, đng ung dung thy đin x lũ đúng quy trình, x tiếp. Dân nói hết rng, đng hô còn rng, st l đt do no nước. Dân bo sai sai, đng bo đúng đúng. C thế, cuc chiến dân có – đng không mãi tiếp din và phe đng luôn đè đu cưỡi c chiến thng dân.

Quý v nào thuc thế h trước năm 54 hn còn nh thi đim ci cách rung đt kinh hoàng đã n ra min Bc. Đang yên lành, bng đùng mt cái t vô ti tr thành có ti ch vì my cái chén kiu, b phn g, my lư đng, vài mnh rung đu tr thành k thù nhân dân. Mi báo đài đng tăng công sut hết c tuyên truyn cho s kin này, thm chí c nhng nhà văn, nhà thơ cũng nhy vào biến mình thành thi nô, bút nô tung hô cho chiến dch long tri l đt mt mng dân đen này. Lch s mãi nhc đến nhng k ti đ sáng tác nhng bài thơ ca ngi thm sát người dân vô ti y. Giết mt mng người vô ti đã phi đn mng, vy giết hàng triu người như thế gii chuyên chính vô sn đã làm s mang li th loi đo đc gì cho chúng ?

Nhà thơ Xuân Diu tng un lưng cong gi ca ngi ci cách rung đt : Anh em ơi ! quyết chung lòng. Đu tranh tiêu dit tàn hung tư thù. Đa hào đi lp ra tro. Lưng chng, phn đng đến gi tan xương. Thp đuc cho sáng khp đường. Thp đuc cho sáng đình làng đêm nay. Lôi c bn nó ra đây. Bt qu gc xung, đa đày chết thôi (Trăm hoa đua n đt Bc, tr 38).

Đi thi nô T Hu còn tm lm hơn na : Giết, giết na, bàn tay không phút ngh. Cho rung đng lúa tt, thuế mau xong. Cho đng bn lâu, cùng rp bước chung lòng. Th Mao ch tt, th Xít-ta-lin bt dit (Trăm hoa đua n đt Bc, tr 37).

Thế là thế nào ? Nếu không đ can đm cu người, thì c dng dưng tr mt mà nhìn, thà mang ti vô tâm còn hơn vy máu người. Đng này li nhy vào v tay, khuyến khích c đng. Đy hn là nhng k sát nhân trong tư tưởng, xăng xái đi c đng cho ti ác dit chng. Cũng thế, khi các cp lãnh đo Đảng cộng sản Việt Nam c gng chi ti và đ mi li lm cho thiên tai, h vn c tình tung tin gi di gt người dân trong nước cũng như thế gii. Vy nhng oan c ca người dân t chết thm trong st l đt, trong lũ lt hoc b đàn áp, bt giam vô c, bn chết tc tưởi s mi ngày mi thêm đông s. Ch có đng viên nào chu trách nhim, chm hết.

Tht đúng như nhà báo Lê Phú Khi, tác gi Li Ai Điếu, đã viết : "Nghĩ ra mt ch nghĩa bao gi cũng là các bc thiên tài. Thc hin cái ch nghĩa đó bao gi cũng là nhng k cung tín và hưởng thành qu ca ch nghĩa đó thì bao gi cũng là bn lưu manh".

Hoàng Hoành Sơn

Nguồn : VOA, 12/11/2020

Tư liu tham kho :

(1) https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/nhin-tong-quat-dat-nuoc-co-bao-gio-duoc-the-nay-khong-339469.html

(2) https://zingnews.vn/nha-may-in-tien-quoc-gia-viet-nam-lo-rong-11-ty-dong-post979548.html

(3) https://www.tienphong.vn/kinh-te/tap-doan-dien-luc-lo-hang-nghin-ty-dong-1352672.tpo

(4) https://laodong.vn/kinh-te/doanh-nghiep-nha-nuoc-dau-tu-ra-nuoc-ngoai-lo-don-11-ti-usd-nguy-co-mat-von-nha-nuoc-823218.ldo

(5) https://thanhtra.com.vn/kinh-te/tai-chinh-ngan-hang/Cac-Tap-doan-Tong-Cong-ty-Nha-nuoc-No-1454668-ty-dong-155764.html

(6) https://cafef.vn/verp-tong-chi-phi-cho-cac-to-chuc-quan-chung-cong-nam-2014-la-hon-71000-ti-dong-20160611092715746.chn

(7) https://thanhnien.vn/thoi-su/dai-bieu-ksor-hbo-khap-nghe-bo-truong-phat-bieu-thuc-su-thay-sai-sai-1301034.html

(8) https://tuoitre.vn/dai-bieu-nghi-ngo-thong-tin-dien-tich-rung-tang-len-20201106080343668.htm

(9) https://tuoitre.vn/hang-ngan-met-khoi-go-troi-lap-kin-mat-nuoc-ho-thuy-dien-dak-mi-4-sau-lu-20201104095854803.htm

(10) https://vtv.vn/trong-nuoc/chuyen-la-sau-lu-o-quang-nam-34320.htm

(11) https://baomoi.com/bo-truong-nguyen-xuan-cuong-noi-gi-ve-van-de-giu-rung/c/36906000.epi

(12) https://vov.vn/kinh-te/bo-truong-tran-tuan-anh-khong-cho-phep-thuy-dien-dung-du-chi-1m2-dat-rung-tu-nhien-814368.vov

(13) https://baoquocte.vn/bo-truong-tran-hong-ha-mat-rung-khong-co-nghia-la-cu-nghi-den-thuy-dien-128425.html

(14) http://vinanet.vn/kinhte-taichinh/pho-thu-tuong-noi-ve-nguyen-nhan-gay-ra-lu-cao-sat-lo-dat-736061.html

(15) https://nld.com.vn/thoi-su/sat-lo-gan-nhu-xoa-so-them-mot-ngoi-lang-o-tra-leng-20201107135612279.htm

(16) https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/chanh-an-nguyen-hoa-binh-chua-phat-hien-ket-an-oan-nguoi-vo-toi-686478.html

(17) https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/cong-an-cai-rang-xin-loi-2-nguoi-bi-oan-sai-boi-thuong-900-trieu-586554.html

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/huy-716-quyet-dinh-tam-giu-thieu-can-cu-trai-phep-luat-trong-nam-2020-683855.html

(18) https://laodong.vn/thoi-su/hoi-chu-thap-do-da-cuu-tro-khan-cap-77-nghin-ti-cho-dong-bao-vung-lu-850235.ldo

(19) https://thanhnien.vn/thoi-su/nao-nguoi-viet-khong-nam-o-viet-nam-se-nguy-hiem-toi-an-ninh-quoc-gia-1146148.html

(20) https://www.youtube.com/watch?v=A10gpgI3-PU, xem t phút 31

Published in Diễn đàn

"Đất nước này của toàn dân chứ không phải của riêng Đảng" là luận điểm quan trọng trong bài viết "Đã đến lúc các lãnh đạo đảng phải xin lỗi nhân dân" của tác giả Nguyễn Kiều Dung, người đã từng làm luận án tiến sĩ tại Hoa Kỳ và hiện đang sinh sống ở Hà Nội.

datnuoc1

Hình minh họa. Nội thành Hà Nội hôm 25/01/2017 - AFP

Trong bài viết của mình, Tiến sĩ Dung cho rằng vì lựa chọn Mô hình Phò Trung Quốc, nên đảng cộng sản Việt Nam phải thực hiện chính sách dối trá và ngu dân trong mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội. Và nếu so sánh sự phát triển trong 44 năm qua với Trung Quốc thì đây là một thành tích đáng xấu hổ của Việt Nam. Tác giả nhận định việc theo mô hình này có thể dẫn đến việc đánh đổi chủ quyền quốc gia.

Tiến sĩ Dung cho rằng đã đến lúc cương quyết vứt bỏ mô hình này để đổi mới chính trị với việc đầu tiên cần làm ngay là : công khai xin lỗi nhân dân và chịu kỷ luật

Sau khi đăng tải trên các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước, bài viết đã được chia sẻ rộng rãi và nhận được rất nhiều phản hồi, góp ý từ các chuyên gia.

Khi phóng viên Đài Á Châu Tự do đặt vấn đề liệu việc xin lỗi có nhẹ hay không, nhà nghiên cứu chính trị Nguyễn An Dân cho biết :

"Nói việc xin lỗi nặng hay nhẹ khó mà nói cho từng sự việc cụ thể. Nhưng xin lỗi là thiện chí đầu tiên".

"Xin lỗi thể hiện tính dân chủ. Có nghĩa là lãnh đạo phải đứng dưới quyền làm chủ của nhân dân. Giống như ông Hồ chí Minh vẫn nói : lãnh đạo là đầy tớ của nhân dân. Đầy tớ làm sai thì xin lỗi chủ, đó là thể hiện tính dân chủ - người dân làm chủ".

Tuy nhiên, khi trao đổi với RFA, Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập, cho rằng việc yêu cầu đảng xin lỗi nhân dân để đổi mới chính trị trong thời điểm này là chưa thực tế :

"Tôi cho là tác giả Nguyễn Kiều Dung không hiểu về đảng và do đó không thực tế. Tại vì những người biết về đảng, từ trong lòng đảng, thì họ đều hiểu một điều là vì sĩ diện và tính độc đảng, độc tài và vì cái thế mạnh mà nó (đảng – pv) còn giữ được cho tới ngày hôm nay thì không đời nào nó làm chuyện đó".

"Việc mà đảng cộng sản, theo quan điểm của tôi, và tôi nghĩ là rất nhiều người dân khác, và đặc biệt người dân Việt Nam thì đảng cộng sản phải xin lỗi cách đây 40 năm rồi, từ lúc bắt người dân Sài Gòn và người dân Nam bộ ăn bo bo, ăn khoai mì và thay thế nền kinh tế tự do bằng nền kinh tế bao cấp, chỉ huy, ngăn sông cấm chợ, v.v..đánh tư sản, đánh mại bản và gần như đã làm sụp đổ tan hoang cả nền kinh tế của khu vực phía Nam.

"Chính từ lúc đó đảng cộng sản đã phải xin lỗi người dân rồi, chưa kể là hàng loạt những chuyện sau này. Còn bây giờ mà phải xin lỗi người dân là đã vô cùng muộn".

Trong khi đó, trên facebook của mình, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đình Cống hoan nghênh và tâm đắc luận điểm mà tác giả Nguyễn Kiều Dung đưa ra : "Đất nước này của toàn dân chứ không phải của riêng Đảng". Tuy nhiên, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đình Cống cho rằng đầu bài và việc cần làm số 1 : "Xin lỗi dân" còn quá nhẹ và chưa thể hiện được bản chất. Ông viết :

"Ai chứ tôi không cần nghe lời xin lỗi của lãnh đạo đảng cộng sản. Đảng cộng sản Việt Nam nếu còn một chút nào liêm sỉ thì phải tự thay đổi"

"Nhiều việc tưởng là có công với chủ thuyết cộng sản, nhưng thực chất lại là có tội lớn đối với dân tộc".

"Tội lớn nhất là dẫn dân tộc đi theo Nga Xô trước đây, theo Trung Quốc ngày nay, theo chủ thuyết đấu tranh giai cấp và xây dựng xã hội không tưởng, nhằm đưa lại quyền lợi cho các nhóm lợi ích là chủ yếu, trên cơ sở phá nát tài nguyên, môi trường, kết hợp áp bức bóc lột một bộ phận dân chúng".

Tác giả Nguyễn Kiều Dung lập luận rằng, sau khi xin lỗi thì việc cần làm là vứt bỏ "Mô hình Phò Trung Quốc" để đổi mới chính trị. Vì tất cả những dối trá, ngu dân về Luật pháp – Dân Trí – Kinh tế - Khoa học Công nghệ - Chính trị, đều có nguyên nhân là do đảng lựa chọn mô hình này mà ra.

Tuy vậy, Tiến sĩ Pham Chí Dũng nhận định rằng không thể có sự thay đổi chính trị vào thời điểm này :

"Cho dù đây là thời điểm rất khó khăn của đất nước và nền kinh tế gần như là bên bờ vực thẳm và chân đứng chính trị đang rệu rã, nhưng mà nó vẫn không làm chuyện đó, tại vì nó vẫn đang trên đường đi tới vực thẳm, nhưng chưa sa hẳn một chân xuống vực thẳm, chưa bị đẩy hẳn vào chân tường".

"Khi nào bị đẩy hẳn vào chân tường thì lúc đó nó mới có sự thay đổi lớn, còn bây giờ thì chưa".

Trong phần tiếp theo của bài viết, tác giả Nguyễn Kiều Dung đề ra việc cần làm thứ 3 là : "Ngăn ngừa/loại bỏ những người cản trở đổi mới chính trị".

Góp ý với tác giả, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đình Cống viết trên facebook rằng việc này là không cần thiết.

"Trước hết phải trả quyền cho dân. Quyền đó đã bị đảng cướp mất từ lâu. Hãy trả quyền cho dân bằng chủ trương đa nguyên, để dân thật sự tự do bầu ra quốc hội".

"Thoát Trung"

"Thoát Trung" cũng là một trong những ý chính mà tác giả Nguyễn Kiều Dung đã đề cập trong bài viết.

Và "thoát Trung" hay "giãn Trung" như một số chuyên gia khác thường gọi, là vấn đề nhận được sự đồng thuận của nhiều chuyên gia.

Nhà nghiên cứu chính trị Nguyễn An Dân phân tích :

"Hiện nay cần thiết nhất bang giao là Mỹ. Tại vì những nước Châu Âu, mô hình dân chủ của họ, và lợi ích của họ nó bị giằng níu nhiều hơn nước Mỹ. Đó là cái thứ nhất".

"Cái thứ hai là chiến lược quốc gia của Mỹ là phải đẩy lùi Trung Quốc. Thì cái việc Mỹ đẩy lùi Trung Quốc, Việt Nam cũng được hưởng lợi. Hưởng lợi về an ninh, quốc phòng, về tư tưởng, văn hóa, kinh tế…mà những yếu tố thì nó sẽ tác động đến dân chủ, tạo nền vững chắc dể dân chủ phát triển".

Phân tích xung quanh vấn đề này, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng cho rằng cơ hội đang đến với Việt Nam :

"Dự kiến là giữa năm hay hoặc là sau đó một chút thì Nguyễn Phú Trọng là Tổng bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam sẽ đi Mỹ theo lời mời chính thức của ông Trump. Đó là một cơ hội".

"Thứ nhất lần đầu tiên có thể xây dựng một quan hệ đối tác chiến lược Việt Mỹ. Sau đó có thể dẫn tới giữa Việt Nam và Mỹ có một hiệp ước tương trợ phòng thủ quân sự lẫn nhau, giống như giữa Philippines và Mỹ vậy".

"Từ đó sẽ có cơ hội để Việt Nam độc lập hơn đối với Trung Quốc ở khu vực biển Đông và có thể kể cả về mặt kinh tế nữa. Đó là cơ hội mà tôi gọi là giãn Trung".

Khi được hỏi, liệu Việt Nam đang ở trong một thế chênh vênh hay không trong mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nhận định :

"Thật ra ở đây đảng cộng sản của Nguyễn Phú Trọng không có sự lựa chọn. Không thể nói chênh vênh hay không chênh vênh. Thực ra chênh vênh nó đã tồn tại ngay từ thời đu dây rồi, đu dây giữa Mỹ và Trung Quốc".

"Chênh vênh đến nỗi ngã lộn cổ vào năm 2014 với sự kiện giàn khoan Hải Dương 981. Đó là một bài học kinh khủng đối với chính quyền Việt Nam, đối với đảng cộng sản Việt Nam. "

"Cho nên đến lúc này họ không có quyền lựa chọn nữa. Lựa chọn duy nhất và lối thoát duy nhất của họ là hiện nay Mỹ là đối trọng duy nhất về mặt quân sự ở khu vực biển Đông với Trung Quốc. "

22222222222222222

Lãnh đạo Việt Nam và Hoa Kỳ tại Thượng đỉnh Hoa Kỳ-Bắc Hàn ở Hà Nội tháng 2/2019 AP

Và Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nhận định vấn đề ý thức hệ sẽ không phải là rào cản trong hợp tác chién lược với Hoa Kỳ.

"Tôi cho rằng khi mà Trump tuyên bố chống chủ nghĩa xã hội quyết liệt ngay tại diễn đàn của Liên hiệp quốc và Nguyễn Phú Trọng vẫn tiếp Trump một cách hết sức là niềm nở, vồ vập, ve vãn tại Hà Nội và Nguyễn Phú Trọng sẽ đi Mỹ - điều đó có nghĩa là vấn đề ý thức hệ của Việt Nam không phải là một cái gì bảo thủ đến mức ghê gớm nữa và nó có thể thay đổi trong tương lai. Đặc biệt là sau khi Trọng nghỉ".

Việt Nam đã chính thức trở thành đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc từ năm 2008 và cùng có thể chế chính trị độc đảng, đều do đảng cộng sản nắm quyền tuyệt đối. Tuy nhiên hai nước hiện vẫn còn những bất đồng liên quan đến tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Về mặt kinh tế, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng cho hay, nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc mỗi năm hàng chục tỷ đô la Mỹ. Điều này làm kinh tế Việt Nam trở nên lệ thuộc nhiều vào Trung Quốc và chịu những rủi ro nhất định.

Trong khi đó, kể từ khi Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ vào năm 1995, và trở thành đối tác toàn diện từ 2013, quan hệ hai nước đã phát triển sâu rộng trên nhiều lĩnh vực.

Năm 2018, Việt Nam đã có mức xuất siêu 35 tỷ đô la Mỹ vào Hoa Kỳ. Đay cũng là thị trường chiếm tỷ trọng gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Nhiều chuyên gia kỳ vọng về chuyến thăm sắp tới của Tổng bí thư-Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tới Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Trump, quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước có thể thành hiện thực.

Kiến nghị của tác giả Nguyền Kiều Dung về việc vứt bỏ Mô hình Phò Trung Quốc tuy không mới nhưng nó thu hút sự quan tâm của cộng đồng vì tâm thế người Việt đang hướng về một thời khắc có tính lịch sử, xoay chuyển số mệnh của cả một dân tộc – đó là 30/4/1975.

Xuân Nam

Nguồn : RFA, 11/04/2019

Published in Diễn đàn