Đài Truyền hình Quốc gia Việt Nam VTV mới đây có phóng sự cho rằng những ý kiến kêu gọi nên thừa nhận sở hữu tư nhân về đất đai hoặc thừa nhận chế độ đa sở hữu đất đai giống như nhiều nước khác ‘là sai lầm’, ‘xuyên tạc’…
Dân oan mất đất lên khiếu kiện ở Thủ đô Hà Nội trước đây. AFP PHOTO
Phóng sự của VTV còn cho rằng những người góp ý về chế độ sở hữu đất đai là ‘đối tượng thù địch’… ‘chưa hiểu’ hay ‘không muốn hiểu’ về chế độ sở hữu toàn dân về đất đai… khi cho rằng người dân Việt Nam không có quyền gì đối với đất đai.
Một số chuyên gia phê phán chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là ‘mù mờ về mặt pháp lý’, vì không xác định được ai là chủ sở hữu trong các quan hệ đất đai, nhất là khi xảy ra tranh chấp... Trong khi đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vào tháng 3 năm 2021 cho rằng nếu tư hữu về đất đai sẽ có nhiều điều kiện bất lợi cho Việt Nam, ngay cả khi chưa xét đến yêu cầu định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đến nay VTV lại cho rằng phải có sở hữu toàn dân đối với đất đai để đảm bảo xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Trả lời RFA từ Na Uy hôm 7/9, Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ nhận định :
"Nếu chủ nghĩa xã hội được định nghĩa như một chế độ không có tư hữu thì việc chính quyền cộng sản khi tuyên bố theo đuổi việc thực thi một chế độ như vậy họ không những phải quốc hữu hóa đất đai mà còn phải quốc hữu hoá tất cả các tài sản khác của công dân và cả các tổ chức hoạt động ở Việt Nam.
Những gì đang diễn ra chứng tỏ ngược lại. Giới cầm quyền và họ hàng của họ là những người rất giàu, sở hữu vô số tài sản. Các chính sách của đảng cầm quyền hiện nay, thay vì đi theo hướng quốc hữu hoá tài sản công dân như chế độ xã hội chủ nghĩa đề xướng, lại chủ yếu xây dựng nên một nhóm tư bản thân hữu dựa vào lũng đoạn chính sách của chính quyền để làm giàu".
Theo Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ, việc tước đoạt quyền sở hữu đất đai của người dân tại Việt Nam là một kiểu như ông vừa nêu để làm giàu. Ông Vũ nói tiếp :
"Bằng việc tước đi quyền sở hữu đất của họ, và chỉ cấp một mảnh giấy quyền sử dụng đất, giới cầm quyền sau đó dễ dàng tước đoạt mảnh đất bằng nhiều lý do khác nhau để trục lợi từ những mảnh đất như vậy. Nói một cách khác, việc duy trì khẩu hiệu sở hữu toàn dân đối với đất đai là một cách để giới cầm quyền dễ dàng chiếm đoạt đất đai để làm giàu cho phe nhóm của mình.
Còn chế độ hiện nay chẳng có bất cứ dấu hiệu nào là đi theo con đường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chế độ này dưới sự dẫn dắt của Đảng Cộng sản đang đi theo con đường tư bản hoang dã mà trong đó giới cầm quyền và thân hữu đang tìm mọi cách để trục lợi trên quê hương".
Phóng sự của VTV về quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai lấy ví dụ người dân ở một số địa phương đã hiến đất để nhà nước chia cho người nông dân khác không có đất. Tuy nhiên còn hàng chục ngàn người dân khác bị mất đất mà không được đền bù thỏa đáng thì đã không được VTV nêu lên.
Ông Cao Thăng Ca, một người dân bị Nhà nước lấy đất ở Thủ Thiêm nhưng không đền bù thỏa đáng, nói với RFA hôm 7/9 :
"Càng sửa luật thì người dân càng mất đất nhiều hơn, vì người ta không theo ý kiến người dân mà chỉ theo ý kiến của những người lấy đất của dân. Càng sửa dân càng mất quyền lợi, càng rối… Theo tôi điều gì đến thì phải xảy đến, dân mà làm sao không có quyền sở hữu được ? Sau khi người ta lấy được nhiều đất chia cho những người có chức có quyền, thì họ mới lập quyền sở hữu cho dân. Trước sau gì cũng phải có quyền sở hữu, nhưng khi đó người dân chẳng còn gì hết".
Mục sư Nguyễn Hồng Quang, cũng là người mất đất ở Thủ Thiêm, Thành phố Hồ Chí Minh, nói với RFA hôm 7/9 :
"Về mặt luật pháp đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước chỉ quản lý. Đúng ra cái nhà của tôi anh quản lý thì anh không có quyền bán mua, mà chỉ bảo vệ lau chùi sạch sẽ, đất cũng vậy… Nhưng mà nhà nước đi trái với nguyên tắc đó, họ không chịu thừa nhận thực tế đó, quyền quản lý của họ trở thành lạm quyền, cướp đi cái quyền sở hữu của người dân.
Hiện nay nếu còn duy trì quyền quản lý thì nhân sự của chính quyền này sẽ tích tụ đất vô tội vạ, những nông trường lấy đất của dân vùng sắc tộc, của nông dân rồi không trả lại. Thực chất người dân có thể bị tước quyền sử dụng bất cứ lúc nào, nên cũng không thể gọi là quyền sử dụng".
Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu tiến hành giải toả khoảng 14.600 hộ dân với hơn 60.000 nhân khẩu ở Thủ Thiêm từ khoảng năm 2012 để tiến hành xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm rộng 730 ha bên sông Sài Gòn. Nhưng sau hơn 20 năm thực hiện, dự án vẫn gặp khó khăn tại một số nơi khi hàng trăm hộ dân Thủ Thiêm nhiều năm qua đã đi khiếu kiện lên tận trung ương, yêu cầu giá đền bù hợp lý, phản đối việc giải tỏa sai quy định của giới chức thành phố. Chính quyền TP.HCM đã nhiều lần đối thoại với người dân Thủ Thiêm, tuy nhiên đến nay, người dân Thủ Thiêm vẫn chưa được giải quyết thoả đáng.
Giáo sư Nguyễn Đình Cống từ Hà Nội, khi trao đổi qua điện thư với RFA hôm 7/9, cho rằng ý kiến nhấn mạnh ‘ở Việt Nam phải có sở hữu toàn dân đối với đất đai để đảm bảo xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội’ là một ngụy biện xảo trá và trắng trợn nhằm bênh vực, bợ đỡ, phục vụ cho nền chuyên chế, độc tài của cộng sản. Theo Giáo sư Cống, đối với toàn nhân loại quyền tư hữu tài sản là thiêng liêng. Đó là một trong những tiêu chí phân biệt con người và động vật. Ông dẫn chứng :
"Ở thời quân chủ chuyên chế, vua tự xưng là Con Trời, xem toàn dân như súc vật, chủ trương mọi người là nô lệ của vua, mọi đất đai đều là của vua. Nói theo luận điệu ngày nay thì đất đai là sở hữu toàn dân do nhà vua quản lý.
Chế độ độc tài cộng sản học theo bọn quân chủ, tập hợp một số trong nhóm lợi ích, tạo nên vua tập thể. Họ bịa đặt ra khái niệm mơ hồ ‘Sở hữu toàn dân’, thực chất là cướp đoạt của toàn dân để cho một số nhóm lợi ích chia chác".
Ông Hồ Chí Minh từng tuyên bố ‘mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng’… Suy rộng ra, Giáo sư Nguyễn Đình Cống cho rằng, mọi dân tộc đều có quyền bình đẳng. Cộng sản Việt Nam chủ trương đất đai trong một nước phải là sở hữu toàn dân. Như vậy, theo suy rộng của Hồ Chí Minh thì đất đai trên toàn quả đất phải là sở hữu chung của nhân loại, thế thì chia ra lãnh thổ các nước làm gì.
Theo ông Nguyễn Đình Cống, sở hữu toàn dân là một ngụy biện mà bọn phát xít, cũng như một số chính quyền độc tài khác chưa dùng, chỉ bọn người tham lam vơ vét, chuyên việc cướp đoạt của người khác mới dùng sức mạnh thống tri và sự lừa dối để áp đặt cho toàn dân bị trị. Trong cải cách ruộng đất là dùng bạo lực để cướp đoạt của người giàu, Luật đất đai là dùng chính quyền và luật pháp để cướp của toàn dân. Giáo sư Cống nói tiếp :
"Phải thấy rằng chủ nghĩa xã hội không phải là mục đích cần đạt cho được bằng bất kỳ giá nào, nó chỉ là một phương tiện. Mục đích là Tự do và Hạnh phúc cho toàn dân và cho mỗi con người. Để đạt mục đích ấy có nhiều con đường không cần gì chủ nghĩa xã hội theo Mác Lê. Lịch sử đã chứng tỏ con đường xã hội chủ nghĩa do Liên xô và nhiều nước đã chọn, là sai lầm, đã sụp đổ. Một số lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam kiên trì chủ nghĩa xã hội theo Mác Lê, thực chất không phải vì tự do và hạnh phúc của dân, không phải vì sự phát triển của đất nước mà chỉ là để duy trì và phát triển quyền và lợi của một nhóm người đã chiếm được những vị trí thống trị".
Đảng cộng sản Việt Nam là một tổ chức từ ngoài du nhập vào Việt Nam, lợi dụng được lòng yêu nước và sự nhẹ dạ cả tin của một số người Việt ưu tú để phát triển. Khi gây ra cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, đảng tuyên truyền là vì độc lập và thống nhất. Nhưng theo Giáo sư Cống, thực ra độc lập thống nhất, về lâu dài cũng chỉ là phương tiện, còn mục đích sâu xa của đảng là đặt được sự thống trị lên toàn bộ đất nước, áp đặt cho được chuyên chính vô sản, sự thống trị của cộng sản. Ông Cống cho biết thêm :
"Hiện nay Đảng cộng sản Việt Nam giống một cành tầm gửi bám vào cây chủ là Dân tộc. Bề ngoài Đảng có những việc làm hình như là vì dân tộc, nhưng thực chất Đảng không vì tự do và hạnh phúc của dân tộc mà làm cho dân giàu lên để Nhà nước thu được nhiều thuế nhằm cung phụng cho đảng là chủ yếu".
Đảng nói rằng xây dựng chủ nghĩa xã hội là nguyện vọng của dân Việt Nam. Theo Giáo sư Cống là ngụy biện thuộc loại vu cáo trắng trợn. Không hề có trưng cầu dân ý hoặc thảo luận rộng rãi về lựa chọn chủ nghĩa xã hội hay không. Sự lựa chọn là của một vài người trên chóp bu rồi phố biến cho toàn đảng, rối áp đặt cho toàn dân. Nói rằng toàn dân lựa chọn là nói lấy được, không dựa trên một cơ sở đáng tin nào.
Tóm lại Giáo sư Cống cho rằng, ý kiến nói "Ở Việt Nam phải có sở hữu toàn dân đối với đất đai để đảm bảo xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội" là tập hợp nhiều ngụy biện xảo trá vào trong một câu, điều này chỉ đánh lừa được một số người kém trí tuệ chứ không thể lừa dối được những người có hiểu biết, có suy nghĩ.
Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường từ năm 2002 đến năm 2007, khi trả lời RFA liên quan vấn đề này trước đây cho rằng, chấp nhận chế độ sở hữu đất đai toàn dân hay cho tư nhân sở hữu đất đai cũng đều được, vì đó chỉ là một thuật ngữ. Tuy nhiên theo ông Võ, điều quan trọng là luật phải quy định rõ, Nhà nước quyền đến đâu, được làm gì, người giữ đất được có những quyền nào và được làm gì...
Nguồn : RFA, 07/09/2022
"Ban chấp hành trung ương đảng khóa này thống nhất khẳng định, "quyền sử dụng đất là quyền sử dụng một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt nhưng không phải là quyền sở hữu"
Vụ Thủ Thiêm : Hàng chục nhà báo, người dân ‘vây’ trụ sở tiếp dân. Hình minh họa.
Thông báo của ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư đảng cộng sản Việt Nam - về ý chí của các thành viên Ban Chấp hành trung ương đảng khóa 13 tại Hội nghị Ban chấp hành trung ương đảng lẩn thứ 5 :Ban chấp hành trung ương đảng khóa này thống nhất khẳng định, "quyền sử dụng đất là quyền sử dụng một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt nhưng không phải là quyền sở hữu" (1) đã trở thành một trong những vấn đề khuấy động mạng xã hội tuần này.
Có người như Đàm Hà Phú tự thán :Việt Nam chắc là quốcgia hiếm hoi mà dân không được sở hữu đất đainhưng thôi, nước mình lạ lắm (2) ! Có người như Nguyễn Thiện thì bình :Nhà nước tổ chức khai khẩn đất mới thì quyền sở hữu thuộc nhà nước là hợp lý. Còn những mảnh đất bao đời này vốn thuộcsở hữu của người dân mà bảo họ không có quyền sở hữu, chỉ có quyền sử dụng thì nghe khó lọt tai (3).
Còn theo Hà Nhật Tân :Nói trắng ra, việc ‘được quyền sử dụng nhưng không được quyền sở hữu đất" là luật của địa chủ với tá điềnnhưng được cái ‘nhân văn’ tuyệt đối so với hồi phong kiến ở chỗ- 100 triệu tá điền mới chỉ có một tên địa chủ thôi (4). Đặng Bích Phượng lý giải tại sao lại thế :Vì chẳng ai được sở hữu mét vuông đất nào nên thằng quản lý nó mới ‘thu hồi’ quyền sử dụng của thằng này giao cho thằng khác dễ như ăn kẹo(5).
Đức Nguyễn giới thiệu một căn nhà cũ kỹ nhưng cảnh vật chung quanh đẹp như tranh kèm ý kiến :Không có quyền sở hữu thì mộtngày kia, căn nhà trên khu đất đẹp thế này phải rơi vào tay các côngty làm thủy điện, điện gió, bất động sản… Quyền sử dụng vốn hữu hạn như lời nói đẹp chốn triều đình. Mẹ kiếp, ai bảo mày là thần dân (6) ! Hoàng Minh Ngo kể chuyện Ba Lan (chính quyền các thành phốkhông muốn đứng ra quản lý các mảnh đất có chung cư nữanên yêu cầu dân chúnghãy làm giấytờ xác nhận họ sở hữu bao nhiêu phần trăm mảnh đất ấy và chính quyền hỗ trợ 98% giá đất, dù chỉ phải trả 2%nhưng không muốn trả ngay thì có thể trả góp trong vòng 20 năm) rồi so với việc "đảng ta" dám phủ nhận quyền sở hữu đất đai, kể cả đất đai cha ông để lại, kèm câu hỏi như một thách thức mà người Việt luôn cắn răng cam chịu :Làm gì được nhau nào (7) ?
***
Cũng đã có không ít người phân tích cặn kẽ "quyền sử dụng đất là quyền sử dụng một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt nhưng không phải là quyền sở hữu" như Trương Nhân Tuấn. Ông Tuấn dẫn nhận xét khá phổ biến : "Luật Đất đai của Việt Nam là luật ăn cướp đất của dân" và nhấn mạnh, nhận xét này "phản ảnh toàn bộ nội dung bộ luật đất đai của ViệtNam hiện nay".
Giống như nhiều người, ông Tuấn lưu ý :Quyền sở hữu là quyền phổ cập xưa như trái đất. Theo định nghĩa từ thời La Mã và đến nay vẫn không thay đổithì : Quyền sở hữu là quyền sử dụng, hưởng thụ và định đoạt tài sản một cách tự do và hoàn toàn, tuân theo các giới hạn và điều kiện thực hiện do pháp luật quy định. Quyền sở hữu bao gồm ba thành tố : Usus (quyền sử dụng), fructus (quyền hưởng thụ) và abusus (quyền định đoạt).
Theo ông Tuấn :Việt Nam có khái niệm khác về ba yếutố cấu thành quyền sở hữu : Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt.Ở Việt Nam ngườita không có quyền hưởng thụ những thành quả sinh ra từ cái mình sở hữu (fructus) nhưng lại có cái gọi là "quyền chiếm hữu".Quyền chiếm hữu là gì và tại sao lại cần tới quyền này khi cái đó, vật đó đã thuộcvề mình(sở hữu) ?
Người ta có thể "chiếm hữu" một vật "vô chủ", hay vật mà chủ đã từ bỏ. Người ta có thể "thụ đắc" một vật nào đó qua các hành vi kế thừa, chuyển nhượng, mua bán Không ai có thể "chiếm hữu" một cái gì đó thuộc sở hữu của người khác. "Quyền chiếm hữu" trong định nghĩa về quyền sở hữu của ViệtNam có thể mở rộng đến mức hợp thức hóa hành vi "ăn cướp" tài sản của người khác.
Theo luật Việt Nam, quyềnsử dụng là một quyền thuộc quyền sở hữu. Chiếu theo luật lệ Việt Nam, nhà nước tách "quyền sử dụng" trong quyền sở hữu đất đai ra để "bán" cho "người sử dụng".Giải thích cách nào thì "quyền sử dụng" cũng là một "quyền sở hữu". Quyền sử dụng, sau khi được thiết lập (bằng luật lệ) qua các thủ tục chuyển nhượng (mua bán, sang nhượng, trao đổi, thừa kế…) đã trở thành quyền sở hữu.
Ông Tuấn nhận định : Ông Trọng mâu thuẫn với luật lệ Việt Nam. Luật lệ Việt Nam về quyền sở hữu có qui định về quyền định đoạt. Quyền định đoạt mang tính độc quyền. Chỉ có sở hữu chủ mới có quyền định đoạt (chuyển nhượng, bán, trao đổi…) tài sản của mình.Luật Việt Nam cho phép các hành vi mua bán, chuyển nhượng, kế thừa… quyền sử dụng (đất đai). Tức là luật Việt Nam nhìn nhận tính "độc quyền" của thểnhân, pháp nhân sở hữu "quyền sử dụng".Vì vậy, ông Trọng nói sainhưng vấn đề là luật lệ Việt Nam về đất đai, mâu thuẫn này chồng lên mâu thuẫn kia, giải thích sao cũng được và áp dụng sao cũng được (8).
***
Tuần này Nguyễn Thùy Dương – một trong những nạn nhân của "quyền sử dụng đất là quyền sử dụng một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt nhưng không phải là quyền sở hữu" – không bàn thêm về tuyên bố mới nhất của ông Trọng và sự nhất trí gần nhất của Ban chấp hành trung ương đảng khóa 13 liên quan đến đất đai – cô kể chuyện ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Chủ tịch Nhà nước đến thành phố Thủ Đức tiếp xúc cử tri :
Dân mất đất ởThủ Thiêm trông ngóng gặp Chủ tịch nước giãi bày tâm tư, nguyện vọng. Nỗi lòng khoắc khoải, bồn chồn trước một trong những con người nắm giữ vị trí quan trọng của quốc gia như lẽ thường tình.Cán bộ thànhphố Thủ Đức cho hay : Hội trường nhỏ chỉ có sức chứa 200 người. Mỗi phường năm cử tri. Thành phố Thủ Đức mới lập có tới 34 phường, cộng thêm cán bộ là hết 200 ghế. Cử tri tự do không còn chỗ. Vậy sao hội trường Nhà Thiếu nhi Quận 2 cũ lớn hơn lại không dùng ? Tôi không hiểu cách sắp xếp của chính quyền bởi tôi có phải là chính quyền đâu ?
Dân Thủ Thiêm đã tìm mọi cách để được phát biểu, được tiếp xúc cùng ông Phúc. Giải quyết được hay không chưa biết nhưng rõ ràng dân mất nhà như kẻ chết đuối, mong với được cái bẹ dừa hay mảnh gỗ giữa dòng. Đigặp nói lên được nỗi oan, sự đau đớn, rồi quỳ rồi khóc, rồi cầu xin. Chỉ một lời hứagiống như thắp lên ánh sáng hi vọng lớn lao...
Đáp lại là gì ? Là hàng rào kỹ thuật, là những người đàn ông mặc thường phục kè sát dân Thủ Thiêm, là những kẻ bịt mặt trấn lột áo có in chữ Thủ Thiêm và bản đồ của mấy bà má Thủ Thiêm, là xe cứu thương giăng lối sẵn sàng, là những kẻ canh me chụp giật điện thoại.Hội trường trong kia, dân ngoài này cách nhau đâu có bao xa. Vậy mà, vạn lý quan san cách trở trùng trùng, quan đó, dân đây như hai bức tranh đối lập. Khoảng cách xa nhất giữa các tầng lớp không phải khoảng cách cự ly mà là khoảng cách của tình người.
Thôi thì chúc Chủ tịch nước có buổi tiếp xúc cử tri thành công khi không có dịp gặp được những cử tri bần cùng làm bẩn mắt ngài.Chẳng phải lỗi của ai cả, tất cả đều hợp lý. Lỗi là lỗi số phận thôi ha (9) !
Trân Văn
Nguồn : VOA, 15/05/2022
Chú thích
(1) https://thanhnien.vn/tong-bi-thu-quyen-su-dung-dat-khong-phai-quyen-so-huu-post1457098.html
(2) https://www.facebook.com/giavan.nhu.3/posts/423334056292218
(3) https://www.facebook.com/nguyenthien.haihuoctutrao/posts/10221900893051552
(4) https://www.facebook.com/ha.nhattan/posts/5053159401399853
(5) https://www.facebook.com/phuong.dangbich/posts/4495249723910129
(6) https://www.facebook.com/nguyenducplo99/posts/3230429637277810
(7) https://www.facebook.com/hoangminh.ngo/posts/5248848628504810
(8) https://www.facebook.com/nhantuan.truong/posts/5392760814089010
(9) https://www.facebook.com/story.php?story_fbid=372596128219414&id=100064070886150
Đất đai : vũng lầy đưa nhiều cán bộ và lãnh đạo đi tù
Diễm Thi, RFA, 30/03/2022
Chỉ trong tháng 3 năm 2022, hàng chục cán bộ từ cấp trung ương đến cấp địa phương bị kỷ luật, bị tù vì những vi phạm liên quan đến đất đai. Có thể nêu vài ví dụ cụ thể : Mới hôm 29 tháng 3, Hội đồng kỷ luật thành phố Buôn Ma Thuột đã ra Quyết định kỷ luật bằng hình thức cách chức Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND phường Thành Nhất đối với bà Nguyễn Thị Loan và ông Vũ Tiến Thành do yếu kém trong quản lý đất đai, xây dựng.
AFP
Ngày 25 tháng 3, 14 cán bộ cấp cao của tỉnh Bình Thuận, bị Ban Bí thư đảng cộng sản Việt Nam kỷ luật do buông lỏng quản lý để xảy ra hàng loạt vi phạm về đất đai trên địa bàn.
Giữa tháng 3, 22 người gồm nhiều cựu lãnh đạo của tỉnh Bình Dương như Trần Văn Nam, cựu Bí thư Tỉnh ủy ; Phạm Văn Cành, cựu Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy ; Trần Thanh Liêm, cựu Chủ tịch UBND tỉnh…bị Viện kiểm sát tối cao đề nghị truy tố về hành vi "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
Trước đó, bảy cán bộ ở quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng bị truy tố về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đến quản lý đất đai.
Nhà báo độc lập Nguyễn Khắc Toàn nêu quan điểm của ông về vấn đề này :
"Công bằng mà nói thì nó bao trùm trên cả hai lĩnh vực. Thứ nhất là đạo đức cán bộ ở trong nước đang trong thời kỳ tha hóa đến tận cùng, mục ruỗng đến tận cùng, suy thoái đạo đức đến tận cùng. Họ không còn là những người cộng sản nằm gai nếm mật, chung lưng đấu cật với nhân dân khi chưa đoạt được chính quyền. Họ cũng có nhu cầu về đời sống vật chất, muốn tích lũy tài sản để sau này về hưu thì có khối tài sản đồ sộ hưởng lạc, bù đắp lại những năm tháng lao tâm khổ tứ cho sự nghiệp của Đảng cộng sản, cho nên họ ra sức tận dụng địa vị lãnh đạo của mình để làm giàu bất chính. Như vậy là về lĩnh vực đạo đức họ đã suy thoái gần như cả hệ thống.
Cái nguyên nhân thứ hai là hệ thống luật pháp trong nước, nhất là Luật đất đai chưa sửa đổi để theo kịp nhu cầu đổi mới của đất nước. Họ vẫn giữ trên căn bản trong hiến pháp mà Đảng cộng sản không dám thay đổi, đó là đất đai là công thổ quốc gia, không thể tư hữu được. Mà điều này là điều sống còn của tất cả các chế độ toàn trị mang danh xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới".
Ông Nguyễn Khắc Toàn nói thêm, có những cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới vì lợi ích chung để tạo động lực cho phát triển đất nước nhưng lại bị kỷ luật, thậm chí tù tội vì luật pháp không tương thích.
Mới đây, tại hội thảo "Nguồn lực và động lực cho phục hồi và phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh - tầm nhìn quốc gia và hành động địa phương", Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng phát biểu cho rằng, đất đai là nguồn lực, động lực để phát triển song cũng có thể là yếu tố đưa nhiều cán bộ, công chức vào vòng lao lý.
Kết luận hội thảo, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng nhận định, trọng tâm của vấn đề thể chế trong thời gian tới đây là sửa đổi Luật Đất đai. Nếu khơi thông được vấn đề đất đai thì đây là nguồn lực rất lớn cho phát triển kinh tế xã hội.
Luật Đất đai từng được điều chỉnh nhiều lần trong quá khứ và bị lùi nhiều lần, đến nay vẫn chưa được Quốc hội thông qua. Tại cuộc họp lần thứ 27 của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long cho hay, dự kiến Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được Đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại hai kỳ họp Quốc hội Việt Nam trong năm 2022, và thông qua tại kỳ họp tháng 5 năm 2023.
Theo Giáo sư Đặng Hùng Võ, phải định nghĩa "Sở hữu toàn dân về đất đai" trước khi sửa đổi Luật đất đai. Ông giải thích :
"Sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam hiện nay là một khái niệm chưa được định nghĩa. Chưa ai định nghĩa nó là sở hữu công cả. Nhà nước cứ tự nói nó là sở hữu công chứ có phải thế đâu. Nó phải có một cái định nghĩa sở hữu công là như thế nào, bởi có chữ ‘toàn dân’ nghĩa là có dân trong đó. Mà có dân ở đấy thì vai trò của người sử dụng đất được xác định như thế nào ?
Tôi cho rằng đây cũng là một việc rất hệ trọng cần phải minh bạch. Khái niệm sở hữu toàn dân được định nghĩa trong Luật Đất đai rõ ràng thì không phải là chuyện khó. Đó là điều buộc phải được vận hành trong kinh tế thị trường. Việt Nam đã chấp nhận kinh tế thị trường, sử dụng công cụ kinh tế thị trường để phát triển thì phải vận hành được chế độ sở hữu toàn dân như một chủ trương chính trị".
Tại Việt Nam, rất nhiều người giàu lên từ đất và cũng nhiều người tù tội vì đất. Điều này từng được Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc xác nhận vào năm ngoái, khi Quốc hội thảo luận tại tổ về quy hoạch sử dụng đất. Tổng bí thư Đảng, ông Nguyễn Phú Trọng cũng đề cập chuyện một số cán bộ giàu nhanh, nhiều nhà đất, tài sản không nguồn gốc khi chuẩn bị công tác nhân sự Đại hội 13.
Để giảm bớt tình trạng cán bộ vô tù vì sai phạm liên quan đất đai, nhà báo độc lập Nguyễn Khắc Toàn nêu ý kiến với RFA :
"Về suy thoái đạo đức, muốn khắc phục thì phải dân chủ hóa đất nước, phải tôn trọng các quyền con người. Xã hội phải có phê phán, có phản biện. Nhân dân phải được tham gia kênh giám sát và theo dõi hệ thống công quyền của Nhà nước thì sẽ giảm bớt cái suy thoái, cái hư hỏng ấy của hệ thống công quyền, hệ thống Chính quyền.
Về lĩnh vực sửa đổi luật pháp thì trách nhiệm là của Nhà nước. Phải thu thập ý kiến của những nhà trí thức, những nhà khoa học, những cán bộ thật sự có lòng, có tâm huyết với đất nước. Những người này sẽ góp phần xây dựng bộ luật cho hoàn chỉnh, cho tốt hơn.
Tóm lại, chìa khóa để giải quyết những vấn đề này là phải dân chủ hóa đất nước trên tất cả các lĩnh vực".
Nói đến công tác xây dựng pháp luật thì lại có một dạng tiêu cực khác, đó là tham nhũng chính sách. Theo nhận định một số chuyên gia về kinh tế, tham nhũng chính sách xảy ra ở hầu hết các nước có nền kinh tế chuyển đổi, tức là chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Trong cơ chế bao cấp thì hầu hết tài sản đều là tài sản của Nhà nước. Bây giờ chuyển sang cơ chế thị trường thì buộc phải chấp nhận kinh tế tư nhân. Chính quá trình chuyển đổi đó làm nảy sinh tham nhũng chính sách làm cơ sở để chuyển của công thành của tư.
Diễm Thi
Nguồn : RFA, 30/03/2022
**********************
Đất đai, trái bom khi nào phát nổ ?
Trân Văn, VOA, 29/03/2022
Chẳng riêng các chuyên gia, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã nhìn thấy nguy cơ vỡ nợ dây chuyền khi nhiều ngân hàng dốc tiền mua trái phiếu mà nhiều doanh nghiệp phát hành để có tiền thanh toán nợ cũ đến hạn phải trả.
Vụ Thủ Thiêm : Hàng chục nhà báo, người dân ‘vây’ trụ sở tiếp dân. Hình minh họa.
Hôm nay (29/3/2022), tờ Lao Động có hai thông tin liên quan đến việc hủy bỏ hai đại dự án dính líu tới đất đai ở hai tỉnh khác nhau : Công ty Đầu tư xây dựng và kinh doanh dịch vụ Quảng Ngãi (QISC) trả lạiDự án Khu Dân cư trục Mỹ Trà – Mỹ Khê cho chính quyền tỉnh Quảng Ngãi (1) và Tập đoàn Hoa Sen chính thức rút khỏiDự án Khu Công nghiệp Du Longở Ninh Thuận (2).
QISC giành đượcDự án Khu Dân cư trục Mỹ Trà – Mỹ Khê (tọa lạc tại thành phố Quảng Ngãi) năm 2015 và từng được xem là "mỏ" giúp chính quyền tỉnh Quảng Ngãi kiếm được một khoản tiền lớn cho ngân sách tỉnh này nhưng đến giờ, "mỏ tiền" này vẫn chỉ là một bãi đất có diện tích khoảng 20 héc ta dành cho cỏ dại, bất kể ¾ diện tích đã được san nền, làm đường, thiết lập lưới điện, hệ thống thoát nước !
Tương tự, 407 héc ta ở huyện Thuận Bắc mà tỉnh Ninh Thuận tổ chức thu hồi cách nay 14 năm để thực hiệnDự án Khu Công nghiệp Du Long giờ vẫn dành để nuôi cỏ. Chín năm đầu (2008 – 2017), 407 héc ta đó nằm trong tay một doanh nghiệp Trung Quốc. Vì dự án vẫn nằm trên giấy, chính quyền tỉnh Ninh Thuận đã dàn xếp để doanh nghiệp Trung Quốc ấy chuyển nhượng dự án cho Tập đoàn Hoa Sen và giờ, sau năm năm nắm giữ dự án, Tập đoàn Hoa Sen đã chuyển nhượng dự án cho một doanh nghiệp khác.
Thu hồi đất ồ ạt để đổi hạ tầng, công trình và để thực hiện các dự án phát triển đô thị, xây dựng khu công nghiệp là nguyên nhân tạo ra tạo ra vô số bãi đất hoang (3), thành phố ma (4) ở khắp mọi nơi tại Việt Nam, kể cả Hà Nội (5), Thành phố Hồ Chí Minh (6). Tuy chưa có thống kê đầy đủ để biết một cách tường tận, rằng những dự án "trời ơi, đất hỡi" đó đã tước đoạt sinh kế của bao nhiêu triệu gia đình, khiến bao nhiệu nhiều triệu người lâm vào cảnh bần cùng, ảnh hưởng đến "quốc kế, dân sinh", bao nhiêu triệu héc ta đất bị bỏ hoang không sinh lợi trong vài thập niên và đã tác động thế nào đến cả sự ổn định lẫn phát triển của kinh tế - xã hội nhưng có thể khẳng định, việc phê duyệt – cho phép thực hiện các dự án đã làm đất đai tăng giá, giúp một nhóm nhỏ quen được gọi là "nhà đầu tư" hưởng lợi lớn trong ngắn hạn nhờ chênh lệch giá trị. Không chỉ có thế...
***
Tuần trước, đại diện Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Dream Republic và Sheen Mega – hai trong số bốn doanh nghiệp giành được quyền khai thác bốn khu đất tại Khu Đô thị mới Thủ Thiêm mà chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đem ra đấu giá hồi cuối năm ngoái (7), vừa "hứa sẽ cố gắng nộp đủ tiền trong thời gian sớm nhất" (8). Bởi hy vọng sẽ thu được khoảng 8.000 tỉ cho ngân sách nên Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh vẫn ráng chờ chứ không hủy kết quả đấu giá cho dù khoản tiền chậm nộp (lệ phí trước bạ và 50% tiền sử dụng đất) đã quá hạn khoảng sáu tuần. Đó cũng là lý do chưa rõ cuộc đấu giá bốn khu đất tại Khu Đô thị mới Thủ Thiêm hồi cuối năm ngoái có "thất bại toàn diện" hay không, cho dù kết quả cuộc đấu giá ấy từng tạo ra giá trị chưa từng có đối với đất đai tại Việt Nam và ngay sau đó tạo ra sự lo âu trên diện rộng đối với cả chính quyền lẫn nhiều giới, kể cả giới kinh doanh bất động sản !
Không phải tự nhiên mà chính quyền Việt Nam yêu cầu một số ngân hàng giải trình về quan hệ với các doanh nghiệp tham gia đấu giá (đã cho vay hoặc hứa cho vay bao nhiêu, mục đích các khoản vay là gì, có phân loại chi tiết về nợ gốc, nợ lãi, kèm phân tích kế hoạch – khả năng trả nợ, phía hỏi vay có nợ xấu – nợ khó trả hay không,...) và công khai bày tỏ sự lo ngại về tình trạng một số doanh nghiệp vay mượn tứ tung, từ ngân hàng đến phát hành giấy mượn nợ (trái phiếu doanh nghiệp), nợ cao gấp nhiều lần vốn thực có, cho nên yêu cầu tổ chức kiểm tra (9). Cũng không phải tự nhiên mà Công ty Ngôi Sao Việt (thành viên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh), rồi Công ty Bình Minh – hai trong bốn doanh nghiệp trúng đấu giá hai trong số bốn lô đất ở Khu Đô thị mới Thủ Thiêm xin bỏ cuộc sau khi giành chiến thắng, chấp nhận mất vài trăm tỉ tiền đặt cọc (10).
Tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn vừa giới thiệu bản phân tích của SSI Research (chuyên nghiên cứu về chứng khoán). Theo báo cáo này, riêng trong năm 2021, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam đã phát hành lượng trái phiếu trị giá 320.000 tỉ đồng với mức lãi suất trung bình từ 10,3%/năm đến 10,6%/năm, thậm chí một số doanh nghiệp bất động sản cam kết trả lãi từ 12%/năm tới 13%/năm (11). Đó cũng là lý do nhiều ngân hàng tại Việt Nam dốc tiền mua trái phiếu doanh nghiệp nói chung và trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản nói riêng để hưởng chênh lệch lãi suất khi nhận tiền tiết kiệm và cho vay, bất kể phần lớn trái phiếu doanh nghiệp không có tài sản bảo đảm, không bảo lãnh thanh toán. Năm ngoái, hệ thống ngân hàng và công ty chứng khoán đã bỏ 153.000 tỉ mua trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản.
Chẳng riêng các chuyên gia, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã nhìn thấy nguy cơ vỡ nợ dây chuyền khi nhiều ngân hàng dốc tiền mua trái phiếu mà nhiều doanh nghiệp phát hành để có tiền thanh toán nợ cũ đến hạn phải trả, trong đó có tới gần 50% là trái phiếu do các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản phát hành (12) nhưng vẫn không ngăn được tình trạng gần như toàn bộ nguồn lực của quốc gia, cả công lẫn tư tiếp tục dốc vô và trông vào đất đai – bất động sản. Làm sao có thể hùng cường nếu sự thịnh vượng phụ thuộc vào giá đất đai – bất động sản ? Tuy nhiên làm sao có thể khác khi hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương dường như chỉ biết mỗi một cách để chứng minh năng lực trí tuệ, năng lực quản trị - điều hành là đặt ra các chỉ tiêu về tăng trưởng rồi dùng đất để hoàn thành những chỉ tiêu ấy !
Trân Văn
Nguồn : VOA, 29/03/2022
Chú thích
(1) https://laodong.vn/bat-dong-san/sa-lay-du-an-dat-vang-400-ti-o-quang-ngai-1028381.ldo
(3) https://congthuong.vn/nghe-an-nhieu-khu-cong-nghiep-bi-bo-hoang-173154.html
(6) https://thanhnien.vn/diem-danh-cac-du-an-bo-hoang-dat-post956124.html
(7) https://vnexpress.net/toan-canh-dau-gia-4-lo-dat-vang-thu-thiem-4416081.html
Trần Vang, VNTB, 20/08/2020
"Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý".
Những chủ sở hữu đất và ông chủ cả
Điều 53, Hiến pháp 2013 có quy định như trên về vấn đề quyền sở hữu đất đai.
Luật Đất đai 2013, Điều 2.1 ghi "Cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai".
Như vậy, phải chăng quyền và nghĩa vụ của "người chủ sở hữu" và "người đại diện" là đồng nhất theo chế định sở hữu toàn dân và sở hữu nhà nước về đất đai ? Nếu câu trả lời là "đúng", là "đồng nhất", vì ở đây còn có một điều khoản nữa cũng Hiến định, "Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội", và "Đảng chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình" ghi tại Điều 4.1 và 4.2 của Hiến pháp.
Khi đồng nhất theo lập luận ở trên, có thể sẽ dẫn đến một số hệ quả như sau :
Thứ nhất, mặc dù bản chất Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, tuy nhiên, nếu như cho rằng đất đai thuộc sở hữu nhà nước có nghĩa rằng Nhà nước là chủ sở hữu về đất đai, mà chủ sở hữu thì đương nhiên sẽ có ba quyền năng là quyền định đoạt, quyền chiếm hữu và quyền sử dụng; trong đó, quyền định đoạt là quyền quan trọng nhất.
Theo đó, vì là chủ sở hữu, nên nhà nước có toàn quyền định đoạt về việc sẽ sử dụng đất vào mục đích nào đó mà không cần phải lấy ý kiến của người đang sử dụng đất, bởi vì khi đó, nhà nước đang thực hiện quyền định đoạt của chủ sở hữu, thì các chủ thể khác không thể can thiệp vào việc sử dụng đất của nhà nước. Các dự án quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm, khu trường học chuẩn quốc gia tại "vườn rau Lộc Hưng", khu Cồn Dầu – Đà Nẵng…, là những ví dụ.
Thứ hai, nếu như khẳng định rằng đất đai thuộc sở hữu toàn dân và nhà nước chỉ là đại diện chủ sở hữu, thì có nghĩa rằng nhà nước chỉ đại diện nhân dân (toàn dân) để quản lý việc sử dụng đất, và khi nhà nước – lúc này đóng vai trò như người "quản gia", muốn sử dụng đất vào mục đích gì, hay muốn thu hồi đất để làm việc gì, thì người "quản gia" phải hỏi ý kiến những người đang sử dụng đất, "người chủ", xem có đồng ý với "kế hoạch" của mình hay không.
Trên thực tế thì đố ai tìm được một dẫn chứng cho trường hợp thứ hai đó.
Thứ ba, khi đất đai được Hiến định là thuộc sở hữu toàn dân, nên tất yếu chỉ có cơ quan nào do nhân dân thật sự bầu ra và thật sự đại diện cho nhân dân, thì những cơ quan này mới có quyền đại diện cho nhân dân sở hữu về đất đai.
Còn Chính phủ thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai trong phạm vi cả nước theo thẩm quyền, thì vì Chính phủ là cơ quan hành pháp, cơ quan chấp hành của Quốc hội và đặc biệt đây không phải là cơ quan dân cử, do đó, theo tính hợp lý của vấn đề và theo sự phân quyền hợp lý, Chính phủ là cơ quan quản lý hành chính nhà nước, chứ không phải là người cùng lúc sắm cả hai vai: người chủ sở hữu và người đại diện.
Thứ tư, đây lại là một nan đề, bởi trên thực tế thì ‘ông chủ đất’ bao trùm lên tất cả ‘người chủ sở hữu’ lẫn ‘người đại diện’, luôn chỉ là một, với đại diện quyền lực cụ thể của Điều 4, Hiến pháp : Bộ Chính trị.
Theo tính logic của vấn đề, chỉ có cơ quan do nhân dân trực tiếp bầu ra và đại diện cho nhân dân mới được quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai. Ở Trung ương là Quốc hội, và ở địa phương là Hội đồng nhân dân các cấp ; Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai.
Thế nhưng ở Trung ương, thì Bộ Chính trị quyền lực bao trùm Quốc hội và Chính phủ. Ở địa phương, đến lượt mình, các bí thư tỉnh ủy, thành ủy do Bộ Chính trị ‘điều về’, họ có quyền lực bao trùm luôn cả Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp.
Nan đề này vượt quá tầm bàn luận của người viết.
Trần Vang
Nguồn : VNTB, 20/08/2020
********************
Hà Nguyên, VNTB, 20/08/2020
Nhiều hộ dân ở Lục Ngạn, Bắc Giang bỗng dưng mất tiền tỷ để mua lại chính mảnh đất vốn do gia đình mình dầy công xây dựng, vun đắp trong hàng chục năm trời.
Một khảo sát công bố hồi tháng 12/2017 của nhóm Dữ liệu mở về phát triển Việt Nam (ODV), cho biết: Là một quốc gia có dân số đông và nguồn lực đất đai hạn chế, Việt Nam có diện tích đất nông nghiệp bình quân khoảng 0,3 ha/người, thuộc hàng thấp nhất trên thế giới. Phương thức canh tác truyền thống dựa trên quy mô nhỏ, trung bình mỗi hộ được nhận khoảng 0,156 ha, thấp hơn 1/3 mức bình quân ở các nước trong khu vực như Thái Lan và Campuchia.
Tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa nhanh chóng của Việt Nam trong hai thập kỷ gần đây đã góp phần chuyển đổi khoảng một triệu ha đất nông nghiệp thành đất thương mại và đất ở. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã dẫn đến xu hướng gia tăng tranh chấp đất đai, và góp phần khắc sâu khoảng cách giữa thành thị và nông thôn (*).
Số liệu kiểm tra trong hai năm 2016 – 2017 về quản lý đất đai do Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện qua 18 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với 64 tổ chức sử dụng đất, kết quả đã phát hiện nhiều sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai ở hầu hết các đối tượng được thanh tra, kiểm tra. Tuy nhiên kết quả xử phạt vi phạm hành chính về đất đai mới thực hiện 8 trường hợp với số tiền hơn 1,36 tỷ đồng.
Còn tại ở các địa phương, trong 2 năm 2016 – 2017 đã thực hiện 957 cuộc đối với 2.918 tổ chức, cá nhân sử dụng đất, và đã xử phạt 376 tổ chức, cá nhân với số tiền hơn 8,4 tỷ đồng.
Sai phạm liên quan đến đất đai còn xảy ra khá phổ biến trong quân đội.
Cuối tháng 4/2019, Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân, Bộ Quốc phòng, đã phải nhận các mức kỷ luật Đảng khác nhau, bao gồm cả hình sự. Theo đó, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nguyên ủy viên Quân ủy Trung ương, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, trong thời gian làm Phó bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Quân chủng cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy; chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Quân chủng và trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý, sử dụng đất quốc phòng.
Phó Đô đốc Nguyễn Văn Tình, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nguyên ủy viên Quân ủy Trung ương, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chính ủy Quân chủng chịu trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng. Chuẩn Đô đốc Lê Văn Đạo, nguyên Đảng ủy viên, nguyên Phó Tư lệnh Quân chủng cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Quân chủng và trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý, sử dụng đất quốc phòng.
Cùng trong đợt kỷ luật kể trên xảy ra ở Quân chủng Hải quân, còn có Trung tướng Nguyễn Hoàng Thủy, Phó bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Quân khu 9 và Đại tá Trương Thanh Nam, Đảng ủy viên, Phó Tham mưu trưởng Quân khu 9, nguyên Phó bí thư Đảng ủy, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 8. Trung tướng Thủy và Đại tá Nam đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, để xảy ra vi phạm, khuyết điểm trong công tác quản lý, sử dụng đất tại Sư đoàn 8, để nhiều tổ chức đảng và đảng viên liên quan bị xử lý kỷ luật.
Nói một cách ngắn gọn, các vị tướng lãnh được xướng tên ở trên đều có chung hành vi là tham nhũng.
Tham nhũng ở đây đến từ việc ‘tận dụng’ chức vụ quyền hạn để ‘ban phát’ về đất đai một cách ưu ái như giao đất, cho thuê đất với diện tích lớn, vị trí thuận lợi, giá đất thấp, giải quyết thủ tục nhanh chóng một cách bất thường, và trục lợi thông qua việc ‘ban phát’ ưu ái đó, nhất là đối với đất các dự án đầu tư. Tham nhũng còn là chuyện ‘tận dụng’ quyền lực đang có để nhũng nhiễu, gây khó khăn nhằm vòi vĩnh khi thực hiện các thủ tục hành chính trong quản lý đất đai quân đội.
Mặt trái của quy định ở Điều 4, Luật Đất đai 2013 : "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này", xét về công thức toán học, thì đó là: Tham nhũng = Độc quyền + Độc đoán.
Ở Việt Nam có hay không "độc quyền" + "độc đoán" trong quản lý đất đai ? Không khó để tìm câu trả lời, khi mà đến nay vẫn chưa giới định hợp lý, rõ ràng quyền sở hữu toàn dân, quyền quản lý nhà nước và quyền sử dụng của các tổ chức, cá nhân đối với đất đai; chưa minh định rõ các quyền và nghĩa vụ, lợi ích và trách nhiệm giữa các chủ thể sở hữu, quản lý và sử dụng.
Xác định Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý đối với đất đai, nhưng lại chưa xác định rõ vai trò, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu của Nhà nước đối với đất đai, chưa xác định rõ chủ thể cụ thể đại diện chủ sở hữu ở từng cấp, từng ngành.
Nếu tiếp tục bảo thủ về định nghĩa đất đai thuộc sở hữu toàn dân, thì rõ ràng là lâu nay chưa phát huy tốt vai trò của nhân dân, chưa thực hiện tốt công khai, dân chủ trong việc xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về đất đai. Từ đó, ở chừng mực nhất định, đã biến sở hữu toàn dân về đất đai trở thành sở hữu danh nghĩa, biến quyền đại diện chủ sở hữu của Nhà nước trở thành sở hữu hình thức, và biến sở hữu đất đai trở thành sở hữu thực chất của một số cá nhân trực tiếp nắm quyền quản lý trong vai trò là đại diện quyền lực Nhà nước để mà toàn quyền định đoạt đối với đất đai.
Hà Nguyên
Nguồn : VNTB, 20/08/2020
Chú thích :
(*)https://vietnam.opendevelopmentmekong.net/topics/land/
********************
Lynn Huỳnh, VNTB, 19/08/2020
Tham nhũng đất đai chủ yếu xảy ra ở khu vực đất công, lưu ý ở đây chữ đất công là văn nói với nhau, còn luật đất đai chưa định nghĩa thế nào là đất công.
"Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm : tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác" – Trích Điều 3.1, Luật quản lý, sử dụng tài sản công 2017.
Với quy định của điều luật trên, có thể thấy rằng Luật quản lý, sử dụng tài sản công đã coi tất cả đất đều là đất công, trong khi đó có đất đã giao cho người dân, doanh nghiệp rồi, nhưng khi cần thiết, vẫn có thể coi đó là đất công. Chính điều này nên ‘đất công’ dễ biến thành ‘đất ông’.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người đại diện cho nhân dân quản lý, nắm giữ những tư liệu sản xuất là chủ sở hữu đối với tài sản được quy định tại Điều 197 Bộ Luật dân sự, và Nhà nước thực hiện quyền chiếm hữu sử dụng và định đoạt đối với các tài sản đó.
"Điều 198 Bộ Luật Dân sự quy định :
1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đại diện, thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân.
2. Chính phủ thống nhất quản lý và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và tiết kiệm tài sản thuộc sở hữu toàn dân".
Trước đây, hiểu sở hữu toàn dân quy định tại Điều 17 Hiến pháp 1992 như là một phạm trù kinh tế, thì tại Điều 53 Hiến pháp 2013, sở hữu toàn dân còn được hiểu là một phạm trù pháp lý, do vậy tài sản của toàn dân phải có chủ sở hữu đích thực để thực hiện quyền sở hữu trong việc phát triển sản xuất, phát triển kinh tế- xã hội, bảo vộ an ninh quốc phòng của đất nước – "Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý" (Điều 53, Hiến pháp 2013).
Để sử dụng tài sản của nhân dân có hiệu quả, Điều 201 Bộ Luật dân sự quy định Nhà nước là chù sở hữu đối với tài sản của chế độ sở hữu toàn dân.
"Điều 201. Thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản được giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân :
1. Khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân thì Nhà nước thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản đó.
2. Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân thực hiện việc quản lý, sử dụng đúng mục đích, theo quy định của pháp luật đối với tài sản được Nhà nước giao".
Như vậy, theo nghĩa chủ quan, quyền sở hữu toàn dân được hiểu là toàn bộ những hành vi mà với tư cách đại diện cho chủ sở hữu, Nhà nước cũng như các chủ sở hữu khác thực hiện các quyền năng cụ thể về chiếm hữu, định đoạt và sử dụng tài sản của mình.
Nhà nước "là chủ" đối với các tư liêu sản xuất chủ yếu, song không ai quy đinh cho Nhà nước phạm vi từng quyền hạn đối với những tư liệu sản xuất đó. Nhà nước tự quy định cho mình các quyền nâng và các trình tự để thực hiện các quyền năng; và điều này, vô hình trung lại tạo môi trường cho tham nhũng sinh sôi, cho việc biến ‘đất công’ thành ‘đất ông’ của những ‘anh Ba, anh Tư, anh Cả’ nào đó trong bộ máy quyền lực công.
"Nếu chúng ta có một bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, liêm chính thì chắc chắn không để xảy ra những chuyện sai sót. Hiện nay bộ máy tổ chức Nhà nước của chúng ta là đầy đủ, chức năng nhiệm vụ được quy định theo pháp luật là đầy đủ. Nói như các cụ thì "đất có thủ công, sông có hà bá", tức là quản lý đủ hết, nhưng tại sao xảy ra nhiều chuyện để người dân ai oán? Cán bộ của chúng ta không làm tròn trách nhiệm. Chúng ta rất buồn khi báo chí nói "ăn không từ thứ gì", "bán không từ thứ gì"…
Có người nói năng lực kém, nhưng cử tri nói năng lực không hề kém, toàn bộ việc đó biết cả, nhưng đằng sau đó có lợi ích chi phối nên làm ngơ đi mà thôi" – cử tri Trần Thành, một luật sư, nhận xét.
Lynn Huỳnh
Nguồn : VNTB, 19/08/2020
**********************
Nguyễn Nam, VNTB, 19/08/2020
Trong trường hợp là các quan chức trong bộ máy công quyền, thì những hành vi được gọi là tham nhũng bao gồm :
"a) Tham ô tài sản ; b) Nhận hối lộ ; c) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản ; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi ; đ) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi ; e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi ; g) Giả mạo trong công tác vì vụ lợi ; h) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi ; i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi ; k) Nhũng nhiễu vì vụ lợi ; l) Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi ; m) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi ; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi" – Trích Điều 2.1, Luật phòng, chống tham nhũng.
Từ cách hiểu như trên về mặt luật pháp, có thể hiểu bản tin tiếp theo đây là một báo động cho tình trạng tham nhũng trong quân đội Việt Nam ở hôm nay :
"Xem xét đề nghị thi hành kỷ luật của Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy, các đồng chí :
– Trung tướng Nguyễn Văn Thành, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Tư lệnh Quân đoàn 4 ; Trung tướng Trần Xuân Ninh, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, nguyên Phó Tư lệnh Quân đoàn 4 ; Đại tá Mai Văn Hào, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, nguyên Phó Tham mưu trưởng Quân đoàn 4 và Đại tá Phan Văn Tiên, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Cục trưởng Cục Hậu cần Quân đoàn 4 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, Quy chế làm việc và pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai.
– Đại tá Nguyễn Xuân Đông, nguyên Phó Bí thư Chi bộ, nguyên Trưởng phòng Kỹ thuật công nghệ ; Đại tá Phạm Bảo, nguyên Phó Bí thư Chi bộ, nguyên Trưởng phòng Kinh tế – Kế hoạch và Đại tá Nguyễn Tuấn Anh, nguyên Phó Bí thư Chi bộ, nguyên Trưởng phòng Tài chính – Kế toán, Binh đoàn 15 đã có vi phạm, khuyết điểm trong tham mưu tổ chức thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh ; dự án đầu tư và quản lý, sử dụng đất đai tại đơn vị.
– Đại tá Nguyễn Văn Giang, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Hệ trưởng Hệ 5, Học viện Quân y đã có vi phạm, khuyết điểm trong công tác quản lý, sử dụng Ký túc xá của Nhà trường.
Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm ; căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo các đồng chí Trung tướng Nguyễn Văn Thành, Trung tướng Trần Xuân Ninh, Đại tá Mai Văn Hào, Đại tá Phan Văn Tiên và Đại tá Nguyễn Văn Giang ; khiển trách các đồng chí Đại tá Nguyễn Xuân Đông, Đại tá Phạm Bảo và Đại tá Nguyễn Tuấn Anh" – Trích "Thông cáo báo chí kỳ họp 47 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương", ngày 17/08/2020, đăng công khai trên trang thông tin điện tử của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương là cơ quan kiểm tra, giám sát chuyên trách của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam ; tham mưu, giúp Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.
Như vậy, lý do được viện dẫn để thi hành kỷ luật đối với "Trung tướng Nguyễn Văn Thành, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Tư lệnh Quân đoàn 4 ; Trung tướng Trần Xuân Ninh, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, nguyên Phó Tư lệnh Quân đoàn 4 ; Đại tá Mai Văn Hào, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, nguyên Phó Tham mưu trưởng Quân đoàn 4 và Đại tá Phan Văn Tiên, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Cục trưởng Cục Hậu cần Quân đoàn 4 ; Đại tá Nguyễn Xuân Đông, nguyên Phó Bí thư Chi bộ, nguyên Trưởng phòng Kỹ thuật công nghệ ; Đại tá Phạm Bảo, nguyên Phó Bí thư Chi bộ, nguyên Trưởng phòng Kinh tế – Kế hoạch và Đại tá Nguyễn Tuấn Anh, nguyên Phó Bí thư Chi bộ, nguyên Trưởng phòng Tài chính – Kế toán, Binh đoàn 15 ; Đại tá Nguyễn Văn Giang, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Hệ trưởng Hệ 5, Học viện Quân y", đều nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật phòng, chống tham nhũng.
Ở đây cần thấy rõ rằng tất cả các hành vi được cho là sai phạm đưa đến ‘thi hành kỷ luật Đảng’ đối với các tướng lĩnh kể tên ở trên, đều xảy ra khi họ còn đương chức, nghĩa là không có từ "nguyên" đặt trước các chức tước như "Thông cáo báo chí kỳ họp 47 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương".
Các sai phạm đều được cho rằng liên quan đến đất đai, và liệu những "cựu tướng lĩnh" ấy có đối mặt với án hình sự về tội tham nhũng đất đai hay không, điều đó chưa thấy Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề cập.
Sức mạnh của "bộ đội cụ Hồ" sẽ thế nào khi mà có những tướng lĩnh như vậy ? Họ đã sai phạm vì tham, điều đó không gì bàn cãi. Cần làm rõ hơn là có phải nguyên do vì "đặc quyền" được ghi ở Điều 4, Luật đất đai : "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này".
Trong quân đội thì các tướng lĩnh là đại diện cho quyền lực Nhà nước. Bởi vậy nên khi quyền lực này được ban phát trong lãnh vực đất đai mà "Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý", dễ đưa đến hệ lụy như câu chuyện của bảng danh sách tướng lĩnh ‘chịu kỷ luật Đảng’ nêu trên ; và đó không phải là cá biệt.
Nguyễn Nam
Nguồn : VNTB, 19/08/2020
Vì có đủ căn cứ pháp lý, do đó Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai đồng ý thụ lý đơn khởi kiện Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Nghe lời tỉnh "rải thảm đỏ"
Công ty TNHH MTV Đầu tư và Thương mại Kinh Bắc có trụ sở tại phường Bắc Cường (Thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai) đã quyết định gửi đơn khởi kiện Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ra tòa.
Lí do khởi kiện được Doanh nghiệp đưa ra vì cho rằng Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định hành chính trái pháp luật khi thu hồi Dự án và phần diện tích đất đã được bàn giao cho Dự án "Trung tâm thương mại và dịch vụ tổng hợp Kinh Bắc tại Thành phố Lào Cai" chỉ sau 5 tháng được bàn giao đất tại thực địa.
Cụ thể, cách đây hơn 3 năm, theo lời kêu gọi trải thảm đỏ thu hút đầu tư của tỉnh Lào Cai, Công ty Kinh Bắc đã về Thành phố Lào Cai tìm hiểu và quyết định xin đầu tư vào một khu đất "có tiềm năng" tại phường Cốc Lếu có diện tích hơn 4.000 m2 với mục tiêu xây dựng một khu thương mại và dịch vụ tổng hợp hoành tráng, quy mô lớn nhất tỉnh Lào Cai.
Ngày 16/9/2013, Công ty Kinh Bắc ký Quỹ đầu tư và đến ngày 27/9/2013, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai khi đó là ông Nguyễn Văn Vịnh (nay là Bí thư Tỉnh ủy) đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 12121000396 cho Dự án với tên gọi "Trung tâm thương mại và Dịch vụ tổng hợp Kinh Bắc".
Tuy nhiên, kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mặc dù Công ty Kinh Bắc đã tích cực làm việc với các sở, ban, ngành của tỉnh Lào Cai để triển khai Dự án nhưng phải đến ngày 24/4/2015, Công ty Kinh Bắc mới được Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ký hợp đồng thuê đất và ngày 05/5/2015, Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Lào Cai mới bàn giao đất tại thực địa (tức là sau gần 20 tháng kể từ khi được cấp giấy phép đầu tư).
Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 83 tỷ đồng, trong đó vốn tự có là 20 tỷ đồng, còn lại là vốn vay ngân hàng. Thời gian thực hiện Dự án là 50 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Tới ngày 20/12/2013, Phó chủ tịch tỉnh Lào Cai là ông Doãn Văn Hưởng đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty Kinh Bắc tại lô đất có diện tích hơn 4.000 m2 với 4 mặt tiền có địa chỉ tại đường D1 ; N4 ; D2 ; N5, phường Cốc Lếu, Thành phố Lào Cai.
Mục đích sử dụng để làm cơ sở sản xuất, kinh doanh. Thời hạn sử dụng đến hết 27/9/2063, trả tiền thuê đất hàng năm.
Tuy nhiên, kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mặc dù Công ty Kinh Bắc đã tích cực làm việc với các sở, ban, ngành của tỉnh Lào Cai để triển khai Dự án nhưng phải đến ngày 24/4/2015, Công ty Kinh Bắc mới được Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ký hợp đồng thuê đất và ngày 05/5/2015, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai mới bàn giao đất tại thực địa (tức là sau gần 20 tháng kể từ khi được cấp giấy phép đầu tư).
Sự chậm trễ này kéo theo nhiều hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ Dự án nhưng không vì thế mà Doanh nghiệp nản chí, vẫn quyết tâm thực hiện Dự án cho bằng được bởi đây là uy tín và danh dự của chính bản thân Doanh nghiệp.
Trên trải thảm đỏ, dưới rải… đinh ?
Kể từ khi được bàn giao đất tại thực địa, Công ty Kinh Bắc đã liên tiếp có công văn đề nghị tỉnh Lào Cai cho phép điều chỉnh quy hoạch tổng thể mặt bằng và phương án thiết kế nhưng không nhận được hồi âm.
Sau 4 tháng được bàn giao đất tại thực địa, tháng 9/2015, Công ty Kinh Bắc có công văn gửi Ủy ban nhân dân tỉnh và các sở, ngành đề nghị điều chỉnh quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc. Trong khi chờ đợi phản hồi, Công ty Kinh Bắc đã cho san ủi mặt bằng, làm hàng rào bảo vệ, khoan thăm dò địa chất…
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai bị doanh nghiệp khởi kiện.
Vậy nhưng, ngày 23/10/2015, thay mặt Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai, ông Lê Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bất ngờ ký ban hành Quyết định số 3659/QĐ-UBND về việc chấm dứt hoạt động đầu tư và thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư Dự án với lý do :
"Sau 12 tháng, nhà đầu tư đã không thực hiện Dự án đúng tiến độ quy định tại giấy chứng nhận đầu tư và không có hồ sơ đề nghị giãn tiến độ thực hiện dự án. Dự án đủ điều kiện chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm g, khoản 1, Điều 48, Luật Đầu tư 2014 và Điều 10 Giấy chứng nhận đầu tư".
Gần 8 tháng sau, ngày 03/6/2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai tiếp tục ban hành Quyết định số 1645/QĐ-UBND về việc thu hồi đất của Công ty Kinh Bắc với lí do "Người sử dụng đất vi phạm quy định tại Điểm i, khoản 1, Điều 64 Luật Đất đai 2013".
Như vậy có thể thấy, chỉ trong thời gian rất ngắn (5 tháng) kể từ khi được bàn giao đất tại thực địa, khi Công ty Kinh Bắc còn chưa kịp xin giấy phép xây dựng thì đã bị Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai liên tiếp ban hành hai văn bản thu hồi Dự án và thu hồi đất với những lí do mà theo như lời ông Nguyễn Văn Hải, Giám đốc Công ty là hoàn toàn trái với những quy định của pháp luật trong lĩnh vực đầu tư.
Sau nhiều lần gửi Văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai xem xét lại việc thu hồi Dự án "Trung tâm thương mại và dịch vụ tổng hợp Kinh Bắc tại TP Lào Cai" và thu hồi đất đã cấp cho Dự án nhưng không nhận được câu trả lời thỏa đáng, cuối cùng Công ty Kinh Bắc đã buộc phải gửi đơn khởi kiện Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh ra Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai. Ngày 09/12/2016 vừa qua, Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai đã có thông báo về việc thụ lý vụ án.
Ngày 09/12/2016 vừa qua, Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai đã ban hành 2 thông báo về việc thụ lý vụ án hành chính giữa nguyên đơn là Công ty Kinh Bắc, còn bị đơn là Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai.
Theo đó, Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai chấp nhận thụ lý hai vụ án khác nhau liên quan tới cá nhân và tổ chức kể trên. Cụ thể, tại thông báo số 244/TBTL-HC, Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai thụ lý đơn khởi kiện của Công ty Kinh Bắc kiện cá nhân Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai vì đã ban hành Quyết định số 3659/QĐ-UBND ngày 23/10/2015 chấm dứt hoạt động đầu tư và thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với Dự án Trung tâm thương mại và dịch vụ tổng hợp Kinh Bắc tại TP Lào Cai.
Còn tại Thông báo số 245/TBTL-HC, Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai thụ lý đơn khởi kiện của Công ty Kinh Bắc kiện tổ chức là Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai vì đã ban hành Quyết định số 1645/QĐ-UBND ngày 03/6/2016 thu hồi GCNQSD đất đã cấp cho Công ty Kinh Bắc.
Cả hai vụ kiện mà Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai thụ lý kể trên, người khởi kiện là Công ty Kinh Bắc đều yêu cầu Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai buộc Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai và cá nhân ông Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phải thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
Minh Anh
Ông Phúc cảnh báo về "sự sụp đổ của nền tài khóa quốc gia". Ảnh CHINHPHU.VNImage
Thủ tướng Việt Nam nói nguồn lực công trong đó có đất đai chưa được định giá chính xác, gây tham nhũng và lợi ích nhóm.
Thông điệp được đưa ra tại một hội nghị đánh giá kết quả tài chính ngân sách năm 2016 hôm 6/01 tại Hà Nội.
"Nguồn lực công lớn nhất là nguồn lực từ trụ sở, đất đai có quy mô rất lớn nhưng chưa được định giá chính xác, sử dụng có phần tùy tiện, là tâm điểm của tham nhũng, của lợi ích nhóm và cũng là điểm nghẽn tăng trưởng của nền kinh tế," ông Nguyễn Xuân Phúc nói.
Hội nghị của Bộ Tài chính cũng được nghe Thủ tướng Phúc yêu cầu công khai, minh bạch, làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể gây thất thóa t, lãng phí ngân sách Nhà nước và tài sản công và xử lý nghiêm các sai phạm.
"Chúng ta làm điều này là thể hiện tinh thần trách nhiệm với từng đồng tiền thuế của dân.
"Có chuyên gia cảnh báo, nếu không chấm dứt tình trạng này, sự sụp đổ của nền tài khóa quốc gia là không thể tránh khỏi", Thủ tướng Phúc nói.
Bàn về thực trạng chi thường xuyên là gánh nặng lớn nhất cho ngân sách, ông Nguyễn Xuân Phúc nói việc "Chi thường xuyên liên tục tăng lên thì phải hãm phanh lại dứt khóa t chứ không phải dự toán rồi cứ chi".
"Xe công cũng chỉ là một hạt ngọc trong kho Châu báu là khối tài sản công khổng lồ đang quản lý rất phân tán, kém hiệu quả của chúng ta".
Nợ công nếu tính đủ, theo Thủ tướng Phúc, đã "vượt trần" và rằng nợ công trong 5 năm qua tăng trung bình gấp ba lần tốc độ tăng trưởng.
Nói về chiến lược cổ phần hóa, ông Phúc mô tả điều ông gọi là "giảm và bán toàn bộ vốn nhà nước ở các doanh nghiệp nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối".