Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Khi một đế chế hoặc một cường quốc sụp đổ, hỗn loạn và chiến tranh sẽ lên ngôi.

Chiến tranh là "thời khắc bản lề" của lịch sử. Và những cuộc chiến không được chuẩn bị kỹ càng, khi đóng vai trò là điểm khởi đầu cho sự suy tàn của một quốc gia, có thể trở thành một đòn chí mạng. Điều này đặc biệt đúng đối với các đế chế. Nếu không thất bại trong Thế chiến I, Đế chế Habsburg, vốn đã cai trị Trung Âu suốt hàng trăm năm, hẳn đã có thể tiếp tục tồn tại bất chấp nhiều thập niên suy tàn. Có thể kết luận tương tự với Đế chế Ottoman, nơi mà từ giữa thế kỷ 19 đã được ví von là "bệnh nhân của Châu Âu". Đế chế Ottoman, giống như Đế chế Habsburg, có thể đã sống sót thêm hàng chục năm nữa, và thậm chí tái cấu trúc lại, nếu họ không phải là bên thua cuộc trong Thế chiến I.

thegioi1

Những người lính đứng trong chiến hào ở Pháp trong Thế chiến thứ nhất - Reuters

Tuy nhiên, chúng ta không bao giờ nên đánh giá thấp, hay ăn mừng ngày tàn của một đế chế. Các đế chế hình thành từ hỗn loạn, và cũng suy tàn trong hỗn loạn. Các quốc gia đơn sắc tộc hình thành từ đống tro tàn của hai đế chế đa sắc tộc Habsburg và Ottoman chứa đựng nhiều cực đoan và bất ổn. Lý do là bởi các nhóm sắc tộc và phe phái cùng những bất bình của riêng họ, từng được xoa dịu nhờ "chiếc ô đế chế", nay bất ngờ trở nên tách biệt và quay sang đối đầu nhau. Chủ nghĩa quốc xã, và rộng hơn là chủ nghĩa phát xít, đã ảnh hưởng đến nhiều quốc gia và phe phái ở Balkan thời hậu Habsburg và hậu Ottoman. Nó cũng ảnh hưởng đến các trí thức Ả Rập lúc ấy đang theo học ở Châu Âu, những người đã mang các ý tưởng này trở lại quê hương hậu thuộc địa mới giành được độc lập của họ, và giúp hình thành một hệ tư tưởng tai hại – Đảng Ba’ath. Cuối Thế chiến II, Winston Churchill đã suy đoán rằng nếu các đế chế quân chủ ở Đức, Áo, và các nơi khác không bị xóa sổ trên bàn đàm phán Hòa ước Versailles, "thì chúng ta đã chẳng có Hitler".

Nửa đầu thế kỷ 20 được định hình bởi sự sụp đổ của các đế chế, và nửa sau là bởi các cuộc chiến tranh và biến động địa chính trị đi kèm với sự sụp đổ đó. Đế chế vẫn thường bị giới trí thức đánh giá thấp, nhưng sự suy tàn của đế chế có thể gây ra nhiều vấn đề lớn. Chẳng hạn, Trung Đông vẫn chưa tìm ra giải pháp thỏa đáng cho sự sụp đổ của Đế chế Ottoman, bằng chứng chính là những thăng trầm đẫm máu tại khu vực này trong 100 năm qua.

Tất cả những điều này cần phải được đề cập mỗi khi chúng ta xem xét tính dễ bị tổn thương của Trung Quốc, Nga và Mỹ ngày nay. Ba cường quốc này có thể mong manh hơn chúng ta tưởng rất nhiều. Một tầm nhìn cẩn trọng cần thiết để tránh các thảm họa chính sách – nghĩa là khả năng nghĩ đến thảm kịch để tránh rơi vào thảm kịch – đã không được phát triển đầy đủ, hoặc không có bằng chứng rõ ràng, ở Bắc Kinh, Moscow, và Washington. Cho đến nay, cả Nga và Mỹ đều đã từng khởi xướng các cuộc chiến tự hủy diệt : Nga ở Ukraine, còn Mỹ ở Afghanistan và Iraq. Đối với Trung Quốc, nỗi ám ảnh phải chinh phục Đài Loan cũng có thể dẫn đến sự tự hủy diệt. Khi nói đến sự tồn tại lâu dài của họ, trong những năm và thập niên gần đây, cả ba cường quốc này đã nhiều lần cho thấy những phán đoán tồi tệ một cách bất thường.

Nếu một hoặc tất cả các cường quốc ngày nay bị suy yếu đáng kể, thì tình trạng rối bời và mất trật tự sẽ gia tăng bên trong biên giới của họ và trên toàn thế giới. Một nước Mỹ suy yếu hoặc gặp nhiều khó khăn sẽ ít có khả năng hỗ trợ các đồng minh của mình ở Châu Âu và Châu Á. Nếu chế độ của Điện Kremlin bị lung lay vì các nguyên nhân bắt nguồn từ cuộc chiến Ukraine, thì Nga, nước yếu hơn về mặt thể chế so với Trung Quốc, có thể trở thành một phiên bản của Nam Tư cũ, không thể kiểm soát các vùng lãnh thổ lịch sử của mình ở Caucasus, Siberia và Đông Á. Những biến động về kinh tế hoặc chính trị ở Trung Quốc có thể gây ra bất ổn ở các khu vực trong nước, đồng thời có thể khiến Ấn Độ và Triều Tiên cảm thấy mạnh dạn hơn, khi chính sách của họ trước giờ thường bị Bắc Kinh kiềm chế.

Nền tảng lung lay

Các cường quốc ngày nay không phải là các đế chế. Nhưng Nga và Trung Quốc vẫn mang theo di sản đế chế của họ. Cuộc chiến của Điện Kremlin ở Ukraine bắt nguồn từ những xung động tồn tại trong cả đế chế Nga và Liên Xô. Ý định hung hăng của Trung Quốc đối với Đài Loan mang âm hưởng của khát vọng bá chủ Châu Á có từ thời nhà Thanh. Mỹ chưa bao giờ chính thức được xếp loại là một đế chế. Nhưng việc mở rộng về phía tây ở Bắc Mỹ và các cuộc chinh phục lãnh thổ ở nước ngoài đã mang lại cho Mỹ bóng hình của một đế chế trong thế kỷ 19, và trong thời kỳ hậu Thế chiến II, nước này đã có được một mức độ thống trị toàn cầu mà trước đây chỉ các đế chế mới sở hữu.

Ngày nay, cả ba cường quốc này đều đang đối mặt với tương lai bất định, trong đó không thể loại trừ sự sụp đổ hoặc tan rã ở một mức độ nào đó. Vấn đề mà từng nước phải đối mặt là khác nhau, nhưng chúng đều mang tính sống còn đối với sự tồn tại của họ. Nga là nước có nguy cơ cao nhất. Ngay cả khi bằng cách nào đó họ giành chiến thắng ở Ukraine, Nga sẽ vẫn phải đối mặt với thảm họa kinh tế khi bị phân tách khỏi EU và khối G-7, ngoại trừ trường hợp có một nền hòa bình thực sự, điều mà giờ đây rất khó xảy ra. Nga có thể đã trở thành "bệnh nhân Âu-Á," như Ottoman từng là "bệnh nhân Châu Âu".

Đối với Trung Quốc, tăng trưởng kinh tế hàng năm của nước này đang chậm lại, đi từ hai con số xuống một con số, và có thể sẽ còn thấp hơn. Nguồn vốn đã rời khỏi nước này, khi các nhà đầu tư nước ngoài bán đi hàng tỷ đô la trái phiếu và cổ phiếu Trung Quốc. Cùng lúc đó, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt ngưỡng trưởng thành và đầu tư nước ngoài bắt đầu giảm dần, dân số già đi và lực lượng lao động bị thu hẹp. Tất cả những điều này sẽ không đảm bảo cho sự ổn định nội bộ trong tương lai. Kevin Rudd, chủ tịch Hội Châu Á (Asia Society) và cựu thủ tướng Australia, nói rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, thông qua các chính sách nhà nước và cộng sản hà khắc, "đã dần dần bóp chết con ngỗng mà trong 35 năm qua vẫn đang đẻ trứng vàng". Những thực tế kinh tế nghiêm trọng này, bằng cách làm suy giảm mức sống của dân thường Trung Quốc, có thể đe dọa hòa bình xã hội và sự ủng hộ ngầm đối với hệ thống cộng sản. Các chế độ chuyên chế, dù bên ngoài luôn toát ra vẻ yên bình, nhưng bên trong thường lại đang thối rữa.

Mỹ là một nền dân chủ, vì vậy các vấn đề của nước này cũng minh bạch hơn. Nhưng điều đó không nhất thiết sẽ làm chúng bớt nghiêm trọng. Khi thâm hụt ngân sách liên bang tăng lên đến mức không thể chịu nổi, quá trình toàn cầu hóa đã chia cắt người dân Mỹ thành hai nửa đối đầu : một nửa là những người bị cuốn vào các giá trị của một nền văn minh quốc tế-toàn cầu mới, và nửa còn lại là những người từ chối nó vì lợi ích của chủ nghĩa dân tộc có tính truyền thống và tôn giáo. Một nửa nước Mỹ đã tách mình khỏi yếu tố địa lý lục địa, trong khi nửa còn lại gắn chặt với nó. Các đại dương dần không còn là yếu tố ngăn cách Mỹ với phần còn lại của thế giới, điều mà trong hơn 200 năm qua đã góp phần tạo nên sự gắn kết cộng đồng của nước này. Mỹ là một nền dân chủ đại chúng hoạt động tốt trong thời đại máy in và máy đánh chữ, nhưng ít thành công hơn trong kỷ nguyên kỹ thuật số, nơi mà những đổi mới đã thúc đẩy cơn thịnh nộ của chủ nghĩa dân túy dẫn đến sự trỗi dậy của Donald Trump.

Do những thay đổi này, một trật tự cường quốc toàn cầu mới có thể sẽ hình thành. Kịch bản thứ nhất : Nga sẽ sa sút nghiêm trọng vì cuộc chiến sai lầm của họ, Trung Quốc cảm thấy quá khó để đạt được sức mạnh kinh tế và công nghệ bền vững dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc (Đảng cộng sản Trung Quốc) ngày càng quay trở lại chủ nghĩa Lenin chính thống, còn Mỹ vượt qua tình trạng hỗn loạn trong nước, và cuối cùng trở thành một cường quốc đơn cực, như đã xảy ra ngay sau Chiến tranh Lạnh. Kịch bản thứ hai là một thế giới lưỡng cực thực sự, trong đó Trung Quốc duy trì động lực kinh tế của mình ngay cả khi nước này trở nên chuyên chế hơn. Kịch bản thứ ba là sự suy giảm dần dần của cả ba cường quốc, khiến hệ thống quốc tế rơi vào tình trạng vô chính phủ lớn hơn, với các cường quốc tầm trung, đặc biệt là ở Trung Đông và Nam Á, ít bị kiềm chế hơn so với hiện tại ; còn các quốc gia Châu Âu chẳng thể thống nhất được với nhau điều gì, vì không có sự lãnh đạo mạnh mẽ của Mỹ, ngay cả khi lục địa này đang bị đe dọa bởi một nước Nga hỗn loạn thời hậu Putin.

Kịch bản nào trở thành hiện thực sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kết quả của các cuộc đối đầu quân sự. Thế giới đang chứng kiến việc một cuộc chiến lớn trên bộ ở Đông Âu có thể ảnh hưởng như thế nào đến triển vọng và danh tiếng của Nga trong vai trò một cường quốc. Ukraine đã vạch trần bộ mặt thật của cỗ máy chiến tranh Nga – một thứ gì đó giống như đến từ các nước đang phát triển : vô kỷ luật, hay đào ngũ, hậu cần từ kém đến không có, với một lực lượng hạ sĩ quan cực kỳ yếu. Tương tự như cuộc chiến ở Ukraine, một xung đột hải quân, trên không gian mạng, hay một cuộc chiến tên lửa phức tạp ở Đài Loan, Biển Đông, hoặc Biển Hoa Đông, là chuyện dễ bắt đầu nhưng khó kết thúc. Và mục tiêu chiến lược của Mỹ sẽ là gì nếu những hành động thù địch quân sự như vậy thực sự xảy ra : chấm dứt sự cai trị của Đảng cộng sản Trung Quốcở Trung Quốc ? Nếu vậy, Washington sẽ phản ứng như thế nào trước sự hỗn loạn diễn ra sau đó ? Người Mỹ thậm chí còn chưa bắt đầu suy nghĩ thấu đáo những câu hỏi này. Chiến tranh, như Washington đã học được ở Afghanistan và Iraq, là một chiếc hộp Pandora.

Chiến lược tồn tại

Không có cường quốc nào tồn tại mãi mãi. Nhưng có lẽ ví dụ ấn tượng nhất cho sự bền bỉ là Đế chế Byzantine, tồn tại từ năm 330 đến khi Constantinople bị chinh phục trong cuộc Thập tự chinh Thứ tư năm 1204, sau đó phục hồi và tồn tại cho đến khi người Ottoman giành chiến thắng cuối cùng vào năm 1453. Bạn sẽ còn thấy ấn tượng gấp đôi khi xét việc so với đế chế La Mã ở phía Tây, Byzantine ở phía Đông là nơi có vị trí địa lý khó khăn hơn và có nhiều kẻ thù mạnh hơn, do đó cũng dễ bị tổn thương hơn. Nhà sử học Edward Luttwak đã lập luận rằng Byzantine "ít dựa vào sức mạnh quân sự, nhưng dựa nhiều hơn vào đủ loại hình thức thuyết phục – từ chiêu mộ đồng minh, đến can ngăn kẻ thù, và khiến kẻ thù tiềm năng tấn công lẫn nhau". Hơn nữa, khi buộc phải chiến đấu, Luttwak lưu ý, "người Byzantine ít có xu hướng tiêu diệt kẻ thù, mà chỉ kiềm chế họ, vừa là để bảo toàn sức mạnh của mình, vừa vì hiểu rằng kẻ thù hôm nay có thể là đồng minh ngày mai".

Nói cách khác, vấn đề không chỉ là tránh chiến tranh lớn bất cứ khi nào có thể, mà còn là vấn đề không quá tập trung vào ý thức hệ, để có thể coi kẻ thù của hôm nay là bạn của ngày mai, ngay cả khi họ có một hệ thống chính trị khác với hệ thống chính trị của nước mình. Điều đó không hề dễ dàng đối với Mỹ, vì họ tự coi mình là "cường quốc truyền giáo", cam kết truyền bá dân chủ. Người Byzantine đã đưa vào hệ thống của họ một sự linh hoạt không mang tính đạo đức, bất chấp tính tôn giáo giả định của nó – một cách tiếp cận hiện thực đang ngày càng khó áp dụng ở Mỹ, một phần là do sức mạnh của giới truyền thông luôn cho rằng mình đạo đức hơn người. Các nhân vật có ảnh hưởng trên các phương tiện truyền thông Mỹ không ngừng kêu gọi Washington thúc đẩy và thậm chí ép buộc thực thi dân chủ và nhân quyền trên toàn thế giới, ngay cả khi việc đó gây tổn hại đến lợi ích địa chính trị của Mỹ. Ngoài các phương tiện truyền thông, còn có nhóm hoạch định chính sách đối ngoại. Như cuộc can thiệp quân sự của Mỹ vào Libya năm 2011 đã chứng minh một cách rõ ràng, những người này đã không thực sự học được bài học về sự sụp đổ của Iraq, và xa hơn, là bài học về những khó khăn ở Afghanistan. Tuy nhiên, phản ứng tương đối có kiểm soát của chính quyền Biden ở Ukraine – không cho triển khai quân đội Mỹ và khuyên Ukraine không mở rộng chiến tranh sang lãnh thổ Nga – có thể đánh dấu một bước ngoặt. Thật vậy, Mỹ càng ít tỏ ra "truyền giáo" trong cách tiếp cận của mình, thì càng có nhiều khả năng tránh được những cuộc chiến thảm khốc. Tất nhiên, Mỹ không cần phải đi xa như Trung Quốc chuyên chế, những người đã không lên tiếng rao giảng đạo đức cho các chính phủ và xã hội khác, nhưng luôn sẵn sàng bắt tay với mọi chế độ có các giá trị khác biệt với Bắc Kinh, nếu việc đó mang lại cho Trung Quốc lợi thế kinh tế và địa chính trị.

Một chính sách đối ngoại Mỹ kiềm chế hơn có thể là công thức cho sự tồn tại lâu dài của cường quốc Mỹ. "Cân bằng khơi xa" (offshore balancing) thoạt nhìn có thể là chiến lược chỉ đạo của Washington : "Thay vì kiểm soát thế giới, Mỹ sẽ khuyến khích các quốc gia khác đi đầu trong việc giám sát các cường quốc đang lên, và chỉ can thiệp khi cần thiết," như hai nhà khoa học chính trị John Mearsheimer và Stephen Walt đã viết trên Foreign Affairs vào năm 2016. Tuy nhiên, vấn đề đối với cách tiếp cận đó là thế giới thường xuyên biến đổi và liên kết sâu rộng, khủng hoảng ở một nơi có thể lan sang các nơi khác, thế nên sự kiềm chế đơn giản là không thực tế. Cân bằng khơi xa có thể quá hạn chế và quá máy móc. Chủ nghĩa biệt lập đã phát huy tác dụng trong thời đại mà tàu thủy là cách duy nhất để băng qua Đại Tây Dương, và phải mất nhiều ngày để làm vậy. Tuy nhiên, ngày nay, một chính sách kiềm chế sẽ chỉ báo hiệu sự yếu kém và bất ổn.

Như định mệnh, Mỹ sẽ bị lôi kéo vào các cuộc khủng hoảng ở nước ngoài, một vài trong số đó sẽ có yếu tố quân sự. Đó là bản chất của thế giới ngày càng đông dân và đan xen vào nhau này. Một lần nữa, điều quan trọng là phải luôn suy nghĩ theo hướng bi quan : nghĩa là dự tính các tình huống xấu nhất cho mọi khủng hoảng, nhưng không cho phép bản thân bị gắn với tình trạng không hành động. Nó là một nghệ thuật và một bản năng, hơn là một khoa học. Nhưng nó chính là cách để cường quốc tồn tại.

Các đế chế có thể đột ngột sụp đổ, và khi điều đó xảy ra, hỗn loạn và bất ổn sẽ theo sau. Có lẽ đã quá muộn để Nga có thể tránh được số phận này. Trung Quốc có thể sẽ làm được điều đó, nhưng sẽ rất khó khăn. Mỹ vẫn là nước có vị thế tốt nhất trong ba cường quốc, nhưng càng chần chừ không áp dụng một cách tiếp cận thực tế và bi quan hơn, thì tình hình sẽ càng tồi tệ. Một đại chiến lược của những giới hạn (grand strategy of limits) là rất quan trọng. Hãy hy vọng nó sẽ được bắt đầu ngay bây giờ, với chính sách chiến tranh ở Ukraine của chính quyền Biden.

Robert D. Kaplan

Nguyên tác : "The Downside of Imperial Collapse," Foreign Affairs, 04/10/2022

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 04/11/2022

Robert D. Kaplan hiện là Giám đốc về Địa chính trị tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại. Ông là tác giả của cuốn sách sắp xuất bản "The Tragic Mind : Fear, Fate, and the Burden of Power".

Additional Info

  • Author Robert D. Kaplan, Nguyễn Thị Kim Phụng
Published in Diễn đàn

Mỹ tấn công trực diện toàn bộ tham vọng địa chính trị của Bắc Kinh

Toàn bộ các tham vọng địa chính trị của Bắc Kinh từ nay đều bị đối đầu trực diện, từ Biển Đông cho đến "Con đường tơ lụa địa cực". Washington không còn quan tâm đến việc đàm phán giai đoạn hai về thương mại nữa. Mỹ thắng lớn khi Anh loại Hoa Vi khỏi mạng 5G. Loạt đại pháo cấp tập của Mỹ chưa dừng lại : sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp và cá nhân bị nhắm đến trong những tháng tới.

Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc thực chất dài bao nhiêu km, ý ...

Trung Quốc, một tù nhân của địa chính trị - Ảnh minh họa 

Virus corona vẫn đang đe dọa nước Pháp. Le Monde chạy tựa trang nhất "Covid-19 : Chính phủ chuẩn bị cho đợt dịch thứ hai", Le Figaro đề cập đến "Những tia hy vọng trong khủng hoảng kinh tế", Libération nhận định "Covid : Bóng đá nhạt nhòa". Nhật báo công giáo La Croix dành trang nhất cho giáo sĩ Hamel : bốn năm sau khi bị bọn khủng bố sát hại, vị linh mục này đã trở thành biểu tượng cho đối thoại giữa các tôn giáo. Về thời sự quốc tế, Les Echos đăng ảnh tổng thống Mỹ Donald Trump bên cạnh chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, với hàng tít lớn "Cuộc chiến tranh lạnh mới".

Trump nã đại pháo vào Trung Quốc đến tận kỳ bầu cử

Trong bài "Chính quyền Trump sẵn sàng nã đại pháo vào Trung Quốc cho đến tận ngày bầu cử", Les Echos nhận định Washington tấn công một cách có tổ chức trên mọi phương diện, để gia tăng tối đa sức ép lên Bắc Kinh, trong lúc chỉ còn bốn tháng nữa là đến kỳ bầu cử tổng thống Mỹ.

Trong bối cảnh tỉ lệ ủng hộ đang đi xuống do dịch virus corona và căng thẳng sắc tộc, tổng thống và ê-kíp huy động tổng lực chống kẻ thù của nước Mỹ là Bắc Kinh. "Trung Quốc là mối đe dọa và là thử thách lớn nhất đối với Hoa Kỳ cũng như Châu Âu", tuần rồi ông Robert O’Brien, cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng đã giải thích với Paris như thế.

Ông vừa hoàn tất vòng công du Châu Âu, gặp gỡ các đồng nhiệm, trước ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo không lâu. Thông điệp rất thẳng thừng. Bên cạnh ngoại trưởng Anh Dominic Raab, ông Pompeo kêu gọi "tất cả các quốc gia gắn bó với tự do dân chủ cần hiểu về mối đe dọa từ Đảng cộng sản Trung Quốc". Hồi cuối tháng Sáu, Robert O’Brien tuyên bố "Tập Cận Bình tự cho mình là truyền nhân của Stalin".

Mỹ-Trung nay là quan hệ địch-ta

Các quan chức cao cấp trong chính quyền Donald Trump, từ Mike Pompeo tối qua cho đến giám đốc FBI Chris Way, bộ trưởng tư pháp William Barr, tất cả đều có những bài diễn văn đã lên chương trình trước cho những ngày tới về chủ đề này. Ông O’Brian giải thích : "Đó là quan hệ địch-ta. Quý vị sẽ thấy các hoạt động tư pháp gia tăng, chúng tôi sẽ công bố những quy định mới, sẽ cứng rắn hơn trên mặt trận tin học…".

Chính quyền Trump cũng đẩy mạnh những động thái trả đũa ngoạn mục, như ra lệnh đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston hôm thứ Tư 22/07 để "bảo vệ sở hữu trí tuệ và thông tin cá nhân của người Mỹ" ; ngoài ra còn tố cáo tin tặc Trung Quốc âm mưu đánh cắp các nghiên cứu về vaccin Covid-19.

Vào đầu tuần này, bộ thương mại Hoa Kỳ đã thêm vào danh sách đen 11 công ty Trung Quốc tham gia vào việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Giữa tháng Bảy, Washington chấm dứt chế độ ưu đãi dành cho Hồng Kông sau khi Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia. Ông Donald Trump nhân cơ hội này khẳng định : "Trung Quốc phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc giấu giếm dịch corona và làm con virus lây lan cho toàn thế giới".

Mỹ ngáng chân toàn bộ tham vọng địa chính trị của Trung Quốc

Toàn bộ các tham vọng địa chính trị của Bắc Kinh từ nay đều bị đối đầu trực diện. Ngoại trưởng Mike Pompeo mới đây tuyên bố : "Thế giới sẽ không cho phép Trung Quốc coi Biển Đông như đế quốc hàng hải của mình", và vừa xác định với Đan Mạch là sẽ không để cho Bắc Kinh triển khai "Con đường tơ lụa địa cực".

Sau hai năm chiến tranh thương mại, cuộc hưu chiến hồi tháng Giêng nay trở nên xa vời vợi. Washington không còn quan tâm đến việc đàm phán giai đoạn hai nữa. Về kinh tế, cuộc chiến chống lại Hoa Vi (Huawei) mang tính biểu tượng nhất. Tháng Năm, Hoa Kỳ cấm các nhà sản xuất chất bán dẫn có sử dụng công nghệ Mỹ bán sản phẩm cho tập đoàn viễn thông Trung Quốc. Tuần rồi, tại Luân Đôn, ông Pompeo đã hoan nghênh quyết định loại Hoa Vi của thủ tướng Anh, và kêu gọi tất cả các đối tác hành động tương tự. Ông Robert O’Brien nhấn mạnh yêu cầu các đồng minh "sử dụng các nhà cung cấp khả tín". Pháp đang đi theo con đường này.

Loạt đại pháo cấp tập của Mỹ chưa dừng lại : sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp và cá nhân bị nhắm đến trong những tháng tới. Ngay cả Lầu Năm Góc cũng đang điều chỉnh, tập trung chú ý vào Trung Quốc. Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mark Esper tuyên bố : "Nếu hy vọng rằng Đảng cộng sản Trung Quốc sẽ thay đổi cung cách hành động, chúng ta phải chuẩn bị phương án thay thế".

Washington chọn thái độ cứng rắn trước Bắc Kinh

Le Monde cũng ghi nhận "Leo thang chưa từng thấy, Hoa Kỳ chọn thái độ cứng rắn trước Trung Quốc". Sự xuống cấp trong quan hệ giữa hai nước càng thấy rõ qua việc Mỹ buộc đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston, một biện pháp chưa từng áp dụng kể từ năm 1979.

Thông tin trước hết là từ phía Bắc Kinh : trong lúc ngọn lửa đốt tài liệu đang bừng bừng trong sân tòa lãnh sự, gây thắc mắc cho người Mỹ, tổng biên tập Hoàn cầu Thời báo Hồ Tích Tiến (Hu Xijin) là người đầu tiên trên Twitter cho biết Washington đã ra lệnh cho phía Trung Quốc trong ba ngày phải rời khỏi lãnh sự quán.

Mọi yếu tố đều hội đủ cho việc leo thang này : trọng lượng kinh tế, tham vọng biển, ưu thế công nghệ… Việc Bắc Kinh đàn áp Hồng Kông và người Duy Ngô Nhĩ cũng khiến Quốc hội Mỹ ra tay trừng phạt, được cả Cộng hòa lẫn Dân chủ ủng hộ. Ban đầu chỉ có phó tổng thống Mike Pence, ngay từ tháng 10/2018 đã tố cáo nhà nước Trung Quốc độc tài giám sát người dân, trấn áp các tôn giáo ; nay việc chỉ trích Bắc Kinh đã trở thành phổ biến trong chính quyền Mỹ.

Ngoại trưởng Mike Pompeo luôn dùng từ "Đảng cộng sản Trung Quốc" để chỉ Bắc Kinh, gọi đó là "mối đe dọa chính trong thời đại chúng ta", tổng thống Donald Trump tố cáo "virus Trung Quốc". Hình ảnh xấu xí của Trung Quốc trong dư luận Mỹ thúc đẩy phe Dân chủ, sợ bị lên án là yếu ớt, ủng hộ chiến lược leo thang.

Lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston là cơ sở gián điệp ?

Le Figaro cho biết chi tiết hơn về sự kiện ở Texas trong bài "Gián điệp : Cú sốc mới sau vụ đóng cửa tòa lãnh sự Houston".

Theo báo chí Mỹ, nhiều cuộc điều tra của FBI về các vụ gián điệp đã dẫn đến cơ sở ngoại giao này. Đó là các vụ chuyển giao bất hợp pháp kết quả nghiên cứu y khoa, mưu toan tuyển mộ các nhà khoa học và giảng viên đại học ở Texas để có được các thông tin mật, đe dọa các công dân Trung Quốc hoặc song tịch bị coi là đang lẩn trốn ở Mỹ.

Ngoài thông điệp bất tín gởi đến Bắc Kinh, vụ này cho thấy Hoa Kỳ đã quyết định ra tay chống lại mạng lưới gián điệp công nghiệp Trung Quốc trên đất Mỹ từ nhiều thập niên qua, mà các cơ sở ngoại giao của Bắc Kinh bị nghi ngờ là đại bản doanh. Thượng nghị sĩ Marco Rubio, chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng Viện trực tiếp tố cáo lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston là "trung tâm của một mạng lưới gián điệp rộng lớn phục vụ cho Đảng cộng sản".

Rất nhiều phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu, đặc biệt về y khoa và sinh học, đặt trụ sở tại Houston và vùng phụ cận. Trong số các mục tiêu của gián điệp Trung Quốc có trường y của đại học Texas A&M, Trung tâm nghiên cứu ung thư MD Anderson của đại học Texas. Houston cũng có nhiều viện nghiên cứu đang tìm vaccin Covid-19.

Gần đây Mỹ đã phát hiện nhiều vụ tình báo công nghiệp. Một nhà sinh học Trung Quốc là Tang Juan được cho là tham gia một chương trình lớn của quân đội Trung Quốc, hiện đang trốn trong lãnh sự quán ở San Francisco để tránh bị FBI bắt. Hồi tháng Sáu, một nhà nghiên cứu khác là Xin Wang đã bị bắt giữ tại phi trường Los Angeles lúc chuẩn bị tẩu thoát về Trung Quốc.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington cho rằng Mỹ sẽ thiệt thòi khi leo thang vì "có nhiều phái đoàn và nhân viên ngoại giao tại Trung Quốc hơn". Có lẽ để đi trước một bước, bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã tuyên bố sẽ không mở lại lãnh sự quán ở Vũ Hán, đã đóng cửa từ đầu năm trong cao điểm dịch.

Bước ngoặt của Mỹ ở Biển Đông : Mạnh nhưng chưa đủ

Riêng về Biển Đông, Les Echos nhận xét, Mỹ bước sang một ngưỡng mới qua việc bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc, trong khi lâu nay chỉ bảo vệ nguyên tắc tự do hàng hải.

Trung Quốc đòi hỏi đến 90% vùng biển chiến lược giàu tài nguyên, có diện tích rộng gấp bảy lần nước Pháp, đã bị Bắc Kinh quân sự hóa trong những năm qua. Các bãi đá ngầm và rạn san hô phải chịu đựng các công trình từ phi đạo cho máy bay vận tải nặng, cảng nước sâu cho đến trạm radar, bệ phóng hỏa tiễn. Đầu tháng Bảy, Mỹ lên án Trung Quốc tập trận tại Hoàng Sa. Hôm thứ Tư 22/07, phó thủ tướng Việt Nam đã yêu cầu ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tích cực hơn trong việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông.

Washington tuyên bố yêu sách của Bắc Kinh "hoàn toàn bất hợp pháp", tố cáo "chiến dịch cưỡng bức để nắm quyền kiểm soát". Hoa Kỳ bảo vệ ý tưởng Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Lâu nay Mỹ vẫn tránh đứng về bên nào trong tranh chấp, nhưng giờ đây gió đã đổi chiều. Mỹ công bố sách trắng quốc phòng, chỉ rõ Trung Quốc là kẻ thù quân sự số một. Nhà nghiên cứu Juliette Genevaz của IRSEM giải thích : "Đó là đường hướng của chính quyền Trump". Theo bà, Bắc Kinh đã đạt được tình trạng gạo đã nấu thành cơm, nên các tuyên bố mới đây của Mỹ không thay đổi được gì, cho dù các chiến hạm Mỹ vẫn tiến hành tuần tra hàng hải.

Đồng minh Nhật Bản nằm trong số những nước đầu tiên tỏ ra vui mừng trước các tuyên bố của Washington, vì lâu nay Tokyo có cảm giác phải đơn độc chống chọi trước sự quấy nhiễu liên tục của Bắc Kinh : năm ngoái các tàu hải cảnh Trung Quốc đã tự tiện xâm nhập vùng biển của Nhật đến 126 lần.

Chow Bing Ngeow, giám đốc Viện nghiên cứu Trung Quốc của trường đại học Malaysia, ghi nhận Việt Nam vốn thường điều chỉnh chính sách theo thái độ của Mỹ, đặc biệt hoan nghênh động thái quyết đoán của Washington. Malaysia thì thận trọng sợ mất lòng Trung Quốc, Philippines tìm kiếm sự thăng bằng. Giáo sư Ngeow cho rằng Hoa Kỳ cần phải hành động mạnh mẽ hơn nữa để có thể thay đổi thực sự thế trận.

Điện gió trên biển : Nhật cảnh giác trước Bắc Kinh

Còn tại Biển Hoa Đông, "Phía sau dự án điện gió ngoài khơi, là sự lo ngại của Tokyo về gián điệp Trung Quốc".

Bị chậm trễ về năng lượng tái tạo, chính quyền Nhật vừa gọi thầu cho một dự án điện gió trên biển 21 MW ở ngoài khơi đảo Goto gần Nagasaki. Cảnh giác trước tai mắt của Bắc Kinh, Tokyo đòi hỏi đơn vị dự thầu phải có trụ sở chính hoặc ít nhất một văn phòng chính tại Nhật. Theo nhật báo Yomiuri, chính phủ cũng kiểm soát nghiêm ngặt các tàu khảo sát trong khuôn khổ các dự án. Những tàu này phải do một công ty Nhật phụ trách, hoặc được phép của nhiều cơ quan liên quan đến an ninh.

Tokyo muốn chắc chắn rằng các tàu nước ngoài không lợi dụng được việc gọi thầu để thu thập các tin tức nhạy cảm về vùng duyên hải và các cơ sở quân sự. Giáo sư Stephen Nagy ở trường đại học công giáo quốc tế Tokyo giải thích, người Nhật quá hiểu về "ngoại giao khoa học" của Bắc Kinh. Tất cả những thông tin về luồng lạch, nhiệt độ, địa hình đáy biển đều cần thiết cho hoạt động của tàu ngầm. Gần đây Nhật đã phản đối rất nhiều vụ tàu "nghiên cứu khoa học" Trung Quốc xâm nhập lãnh hải Nhật Bản.

Đánh cắp nhiều bí mật kỹ nghệ, hai tin tặc Trung Quốc bị khởi tố

Về gián điệp công nghệ, Le Monde quan tâm đến vụ hai tin tặc Trung Quốc Li Xiaoyu, 34 tuổi và Dong Jiazhi, 33 tuổi bị tòa án Washington truy tố hôm 07/07.

Ông John Demers ở bộ tư pháp cho biết bên cạnh việc tấn công các doanh nghiệp của khoảng 12 nước phương Tây như Úc, Anh, Đức, Bỉ ; hai tin tặc trên và bộ an ninh Trung Quốc còn nhắm vào "các tổ chức phi chính phủ, các tu sĩ và nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hồng Kông".

Hai bị cáo đã trao cho Bắc Kinh mật mã xâm nhập vào hộp thư một nhà ly khai Trung Quốc có liên quan đến văn phòng của Đạt Lai Lạt Ma và một nhà hoạt động Hồng Kông. Hai tin tặc này bị cáo buộc đã đánh cắp được các bí mật công nghiệp trị giá hàng trăm triệu đô la, lấy trộm các dữ liệu về vệ tinh quân sự, pin mặt trời, hóa chất, và xâm nhập các công ty ở California đang nghiên cứu vaccin và xét nghiệm virus corona – một nguy cơ đã được FBI và cơ quan an ninh mạng báo động từ tháng Năm nhưng Bắc Kinh luôn chối cãi.

Thụy My

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Châu Á

Vụ bãi Tư Chính : Chưa kiện thì chưa tin

Phạm Phú Khải, VOA, 14/08/2019

Sự kin Bãi Tư Chính trong nhng tun qua cho thy ba điu quan yếu.

bai1

Khoảng 10 nhà hot đng biu tình v v Bãi Tư Chính phía trước Đi s quán Trung Quc Hà Ni, 6/8/2019.

Một, Bc Kinh mnh m chng t uy thế và toàn b ch quyn ca h trên Bin Đông, bt chp s phn đi ca Hà Ni, hay ca Washington, hay ngay c phán quyết trước đây ca Tòa án Trng tài Thường trc (Permanent Court of Arbitration- PCA) có lợi cho Phi Lut Tân năm 2016.

Hai, Trung Quốc ch đng dùng cơ hi này đ lên án Vit Nam vi phm ch quyn ca h, ch không phi h là k xâm phm. Tc không còn là tranh chp mà đi sang thành bo v ch quyn. Nếu h tiếp tc s dng chiêu bài này và lp đi lp li t ngày này qua tháng n thì mt ngày nào đó rt có th h thành công mưu kế tm ăn dâu này.

Ba, Hà Nội tuy phn ng mnh mẽ, có lẽ là mnh m nht t trước đến nay, qua phát ngôn nhân hay qua các diễn đàn quc tế, tòa đại s ti Canberra hay Washington v.v… nhưng vn chưa đ dt khoát. Hà Ni vn chưa dám đi đến quyết đnh kin Trung Quc ra Tòa án Trng tài Thường trc, hay đi xa hơn na, nâng cấp quan h vi Hoa Kỳ thành đồng minh chiến lược mà hin ti ch dng li mc quan h đi tác toàn din.

Hà Nội hin đang đng thế khó xử. Thế đu dây ca h, tuy phn nào hiu qu t trước đến nay, gi đây rõ ràng cn xét li, nht là trong bi cnh chính tr quyn lc leo thang gia Hoa Kỳ và Trung Quc. Thương chiến gia Hoa Kỳ và Trung Quc ch là b mt và chiến thut, kim chế s trổi dy ca Trung Quc hin nay và sp ti đ h không tr thành bá quyn khu vc, thách thc trt t thế gii, gây quan ngi v an ninh cho khu vc, mi là chiến lược lâu dài. Đng Cng hòa hay Dân ch đu nht quán tiến hành chiến lược hành đng như thế. Hà Nội hin nhiên tha hiu điu này. Bc Kinh đưa tàu Hi Dương 8 và 80 chiếc tàu khác đ tiến hành các hot đng kho sát trong khu vc, va dò xét thái đ ca Hà Ni, va to áp lc đ Hà Ni chn phe, thay vì tiếp tc đu dây. Washington có l cũng không muốn Hà Ni tiếp tc đu dây như xưa nay na.

Tóm lại, chính tr quyn lc trong vùng và thế gii bt buc Hà Ni phi có quyết đnh dt khoát. Thi gian không đng v phía h.

Lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam biết rõ h không th trông đi vào t chc ASEAN đ lên tiếng hay bảo v quyn li và ch quyn ca mình trên Bin Đông. V mt pháp lý thì ch có quyết đnh ca PCA mi giúp Hà Ni. Còn v mt thc tin thì ch có Washington, và sc mnh ca người dân, mi giúp được.

Địa chính tr ti Châu Á - Thái Bình Dương và n Độ Dương không ch nh hưởng riêng đến Hà Ni, Bc Kinh và Washington mà còn bao nhiêu quc gia trong vùng cũng như thế gii. Úc cũng đang đng thế khó x, chng đng đng này. Trung Quc là nước giao thương ln nht ca Úc, chiếm gn mt phn ba xut khu và nhập khu ti đây. Nghĩa là nn kinh tế ca Úc ph thuc rt nng n vào mi giao thương này. Nhưng v mt an ninh thì Úc luôn là đng minh ca M, nht là t sau Thế Chiến II, đc bit khi Anh không còn kh năng đ đu cho Úc và chính sách ngoi giao của Úc không còn ph thuc vào Anh na. Nhưng cân bng gia hai quan h này không h d đi vi Canberra.

Phần ln các chiến lược gia ca Úc hiu rng an ninh và ch quyn quc gia luôn là chiến lược ưu tiên, đng trên thương mi và kinh tế. Cuviếng thăm của Ngoi trưởng Mike Pompeo và B trưởng quc phòng Mark Esper ti Úc vào đu tun này, trong bi cnh căng thng ti Bin Đông và thương chiến leo thang, đã gi tín hiu đến Bc Kinh là phi cn thn trong hành đng. Ông Esper cho biết ý đnh ca Washington là thiết lp các h thng ha tin có tm 500km đến 5.500 km trên đt lin khp vùng, và thng thng cảnh báo "hành vi hung hăng một cách lp đi lp li đáng quan ngi", và "hành vi gây bt n đnh" ca Bc Kinh. Vào th Ba 6 tháng 8 va qua, Hoa Kỳ đã gửi chiến hUSS Ronald Reagan qua vùng biển này đ bo đm "hòa bình qua sc mnh".

Trong bối cnh chính tr quyền lc leo thang như thế, Hà Ni khó th nào mà không chn, nht là khi Bc Kinh đã tăng cường áp lc ti Bãi Tư Chính. Chn Bc Kinh thì có th Hà Ni gi được ghế và quyn, nhưng s mt mát quyn li quc gia và chưa chc s được lòng dân. Chn Washington thì Hà Nội vn có th tiếp tc gi ghế gi quyn, và bo đm quyn li quc gia, bi vì Washington s không đòi hi ci thin nhân quyn hay thay đi th chế vào lúc này, và cũng có th được lòng dân ; nhưng nguy cơ leo thang ti Bin Đông cũng rt cao. Thật ra nguy cơ đó s luôn còn đó bi vì, như đã trình bày trên, Bc Kinh mun khng đnh ch quyn gn như toàn b ca h ti Bin Đông qua đng thái ca h ti Bãi Tư Chính và bao nhiêu đo ln nh khác trong vùng.

Đứng trước s kin này, người dân Vit Nam quan tâm đến vn nước nên làm gì ?

Theo tôi, nên áp dụng ti đa các chiến thut đu tranh bt tuân dân s (civil disobedience). Nghĩa là không làm bt c điu gì mà Đảng cộng sản Việt Nam mun người dân làm, và làm nhng gì đng không mun người dân làm.

Chiến lược là phải đt trách nhim v phía đng, phía lãnh đo, đt vn đ vi mi li nói hay không nói, mi hành đng hay không hành đng, ca h.

Nếu đã biểu tình thì tập trung vào vic kêu gi Hà Ni phi có thái đ mnh m và dt khoát vi Bc Kinh, tp trung khu hiu kêu gi đưa Trung Quc ra tòa PCA, chng hn.

Còn nếu tiếp tc làm theo nhng lời kêu gi ca Đảng cộng sản Việt Nam thì chng khác gì giúp cho h có thêm chính nghĩa và sc mnh.

Bất tuân dân s đi vi chế đ này là chiến lược cn thiết cho cuc đu tranh hin nay.

Bắc Kinh có th to áp lc ti Bãi Tư Chính, nhưng h s không xâm chiếm Vit Nam trên đất lin, ít nht là trong mt hai thp niên ti. Ch trương ca Bc Kinh là ng hnh hưởng lên các chế đ mà quan đim chính tr có li cho h, phc v cho các mc tiêu chiến lược lâu dài đ tr thành bá ch thiên h trong ba thp niên ti.

Do đó người Vit quan tâm không nên đ cái s mt nước vào tay Trung Quc chiếm hết đu óc ca mình, mà nên tìm cách làm sao cho đi đa s người dân thy rng Đảng cộng sản Việt Nam không còn kh năng lãnh đo, không còn chính nghĩa, và không còn được s hu thun ca người dân nữa. Nghĩa là h hoàn toàn bt tài, bt đc và bt lc.

Chỉ khi nào người dân Vit Nam có tiếng nói, trí thc tinh hoa Vit Nam có ch đng và có phn quyết đnh vào vn mnh đt nước, và quyn lc cũng như quyn li thuc v toàn dân tc Vit Nam, thì đt nước này mi thc s có đ sc mnh đ chng li nn ngoi xâm và đ xây dng li nn tng căn bn ca quc gia mà t đó vươn lên.

Những người hiu biết không nên đ Đảng cộng sản Việt Nam li dng cơ hi này đ tiếp tc tuyên truyn hay kích đng lòng yêu nước. Đảng cộng sản Việt Nam đã phản bi bao nhiêu ln nhng li ha hn, nào là đc lp, t do, hnh phúc, dân giàu, nước mnh, công bng, bình đng v.v…

Đủ ri, đng nên đ h la phnh na !

Phạm Khú Khi

Úc Châu, 08/08/2019

*******************

Tàu Hải Dương 8 và bài học từ dàn khoan HY-981

Lê Thu Hương, VNTB, 14/08/2019

Bế tắc hiện tại chứng tỏ rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục gây áp lực và tiến trình COC không tạo ra sự khác biệt nào trong các kế hoạch làm chủ Biển Đông của Bắc Kinh cả. Đây có thể là một cuộc khủng hoảng với riêng Việt Nam, nhưng cũng có thể là cơ hội cho cộng đồng quốc tế - ngoài Mỹ ra - phản ứng thích đáng với các vi phạm UNCLOS và xâm nhập thềm lục địa của Trung Quốc.

bai4

Biểu tình chống Trung Quốc năm 2014

Thách thức

Việc Trung quốc xâm nhập vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam hoàn toàn không lạ. Vụ việc nghiêm trọng nhất xảy ra gần đây vào năm 2014, khi Trung Quốc cho kéo giàn khoan dầu HY-981 vào cùng EEZ của Việt Nam và đã gây ra cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước. Tuy nhiên, việc công khai cho tàu Hải Dương 8 khảo sát khu vực đáy biển phía đông bắc của Bãi Tư Chính ngoài khơi Việt Nam lại đặt ra những thách thức nghiêm trọng hơn ở nhiều mức độ.

Thách thức pháp lý : Trung Quốc kiên trì theo đuổi việc kiểm soát hành chính trong phạm vi đường lưỡi bò dù có mâu thuẫn với luật pháp quốc tế. Việc Trung Quốc cho tàu khảo sát ở vùng biển này lần đầu tiên sau khi tòa Trọng tài La Haye ra phán quyết năm 2016 thể hiện sự chống đối công khai của họ đối với tính hợp pháp của chủ quyền thềm lục địa theo UNCLOS và họ đang tạo ra tranh chấp ở vùng biển trước giờ chưa bao giờ có tranh chấp. 

Thách thức ngoại giao : Bắc Kinh đang thử thách không chỉ Việt Nam mà cả Mỹ và cộng đồng quốc tế. Trung Quốc đang công khai xúc phạm việc theo đuổi giải quyết tranh chấp ôn hòa thông qua đàm phán theo các quy tắc ứng xử (COC) của các quốc gia ASEAN. Trung Quốc đã chứng tỏ rằng tiến trình đàm phán chỉ là dự thảo trên giấy và rằng bất kỳ COC nào cũng chẳng có mấy ảnh hưởng đến việc giải quyết tranh chấp hay hành vi của Trung Quốc. 

Thách thức kinh tế : Trung Quốc liên tục tạo sức ép lên các quốc gia khác là nhằm buộc các quốc gia có tranh chấp này phải tham gia kế hoạch thăm dò tài nguyên thiên nhiên với Trung Quốc ngay cả ở những vùng không có tranh chấp.

Tại thời điểm này Hà Nội bận rộn chuẩn bị nhận chức Chủ tịch ASEAN, tham gia Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021, thêm vào đó là đại hội đảng 13 sắp tới. Và Bắc Kinh đang gây sức ép tâm lý cho Hà Nội ngay trước khi nhận chức chủ tịch ASEAN. 

Bài học từ HYSY-981

Chiến thuật mà Việt Nam áp dụng vào năm 2014 để đối phó với HY-981 (Hai Yang Shi YouYou - 981) sẽ không có hiệu quả tương tự cho tình hình hiện nay khi Bắc Kinh hiện gia tăng áp lực ở Biển Đông không chỉ với Việt Nam mà cả với Malaysia và Philippines. Trung Quốc theo đuổi các hoạt động này trong khi biết rõ cái giá uy tín phải trả. 

Nỗ lực ngoại giao : bất kỳ nỗ lực ngoại giao megaphone (nỗ lực ngoại giao thông qua họp báo, công hàm...) trong lần này sẽ phải được phối hợp nhiều hơn và phải có cả Hoa Kỳ khi họ tham gia ủng hộ trật tự quốc tế dựa vào luật pháp. Nhưng chỉ có ngoại giao như vậy thì không có khả năng đưa đến một giải pháp bền vững. Do đó, Việt Nam đã tránh theo đuổi các mối quan hệ quân sự chặt chẽ với các cường quốc hoặc các biện pháp pháp lý khác đối với Trung Quốc vì họ sẽ trở thành đối kháng với Bắc Kinh, nhưng đó vẫn là những sự lựa chọn nếu Hà Nội xác định họ cần bảo vệ chủ quyền của mình.

Kiểm soát tinh thần chống Trung Quốc : So với vụ dàn khoan HYSY-981, các hoạt động khảo sát và quấy rối hiện tại của Hải Dương 8 ít được truyền thông đưa tin cũng như ít cả về trao đổi ngoại giao. Nguyên do chủ yếu là Hà Nội muốn kiểm soát tinh thần chống Trung Quốc tại Việt Nam và muốn ngăn chặn khả năng nổ ra biểu tình hoặc tạo bất ổn. 

Năm 2014, Việt Nam đã chứng kiến một loạt các cuộc biểu tình chống Trung Quốc dữ dội dẫn tới việc dân chúng hủy hoại tài sản ở các nhà máy thuộc sở hữu các nhà đầu tư Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và thậm chí của Việt Nam. Các cuộc bạo động đã gây ra thiệt hại cho uy tín môi trường đầu tư an toàn của Việt Nam. Chính phủ e ngại sẽ có điều tương tự xảy ra và họ cũng không muốn phải đối phó với xu hướng dân tộc chủ nghĩa biến thành bạo lực không thể kiểm soát được.

Sự phát triển tích cực : năm 2014, vụ HYSY-981 góp phần kích thích thêm tư duy chiến lược và các chính sách đối ngoại và quốc phòng của Việt Nam, cũng như tạo nên một cuộc tranh luận hiếm hoi trong nước về việc liệu Việt Nam có thể thoát khỏi quỹ đạo Trung Quốc. Vẫn còn quá sớm để nói kết quả sẽ ra sao trong thời gian này, nhưng hy vọng sẽ góp phần vào sự phát triển chính sách Biển Đông và quốc phòng của Việt Nam hơn nữa một khi Sách trắng Quốc phòng sẽ được công bố gần đây. 

Sự kiện tàu Hải Dương 8 có thể sẽ dẫn đến sự phối hợp nhiều hơn nữa giữa Việt Nam và các đối tác trong khu vực Ấn Độ - Dương-Thái Bình Dương hoặc cũng có thể góp phần tạo nên sự thay đổi nhằm khuyến khích các quốc gia có tranh chấp ở Biển Đông trong ASEAN hợp tác với nhau nhiều hơn nữa trong vấn đề này.

Tác động rộng hơn

Không giống như năm 2014, Bắc Kinh đang đồng thời gây áp lực lên không chỉ một mà nhiều quốc gia có tranh chấp ở Đông Nam Á và đây là thử nghiệm thực sự cho sự sẵn sàng của cả ASEAN và cộng đồng quốc tế nhằm bảo vệ các quốc gia quyền chủ quyền và kinh tế theo luật pháp. 

Nếu các nước trong khu vực không sẵn sàng nhìn xa hơn lợi ích quốc gia riêng và lên tiếng ủng hộ các quốc gia khác, thì việc vi phạm quy tắc hàng hải đang trở thành một điều bình thường mới và sẽ không còn tạo ra phản ứng mạnh mẽ. Tôn trọng luật pháp quốc tế, bao gồm các quyền được UNCLOS bảo đảm, phải được tất cả các quốc gia, kể cả những quốc gia không có tranh chấp hỗ trợ và bảo vệ. Cho đến nay, chỉ có Hoa Kỳ có lập trường công khai và rõ ràng về các hoạt động của Trung Quốc gần Bãi Tư Chính. 

Dù các cuộc họp của Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao ASEAN diễn ra trong giai đoạn này tránh nêu đích danh các vấn đề này trong các tuyên bố chung, nhưng đã có tranh luận về vấn đề này trong các cuộc họp. 

Tại Đối thoại chiến lược ba bên gần đây giữa Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc bên lề các cuộc họp ASEAN, Ngoại trưởng Mike Pompeo và Bộ trưởng Ngoại giao Taro Kono và Marise Payne đã bày tỏ quan ngại về các báo cáo đáng tin cậy về các hoạt động gây rối liên quan đến các dự án dầu khí ở Biển Đông. 

Các cuộc tham vấn Bộ trưởng Úc-Hoa Kỳ (AUSMIN) tại Sydney cuối tuần trước đã đưa ra một tuyên bố ủng hộ chính quyền của UNCLOS, hiệu lực của phán quyết của tòa trọng tài năm 2016 và tầm quan trọng của tự do hàng hải. Trong khi bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với các hành động đơn phương vi phạm của bất kỳ quốc gia có tranh chấp nào cũng có thể thay đổi hiện trạng và làm gia tăng căng thẳng, một lần nữa tuyên bố chung lại cũng tránh nêu tên bất kỳ quốc gia hoặc sự cố nào là nguồn gốc gây căng thẳng.

Bế tắc hiện tại chứng tỏ rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục gây áp lực và tiến trình COC không tạo ra sự khác biệt nào trong các kế hoạch làm chủ Biển Đông của Bắc Kinh cả. Đây có thể là một cuộc khủng hoảng với riêng Việt Nam, nhưng cũng có thể là cơ hội cho cộng đồng quốc tế - ngoài Mỹ ra - phản ứng thích đáng với các vi phạm UNCLOS và xâm nhập thềm lục địa của Trung Quốc.

Lê Thu Hương

Nguyên tác : China's Incursion into Vietnam's EEZ and Lessons from the Past, AMTI/CSIS, 08/058/2019

Khánh Anh dịch

Nguồn : VNTB, 14/08/2019

******************

Trung Quốc sẽ quần nát bãi Tư Chính và kéo giàn khoan vào

C.Lynh, Người Việt, 13/08/2019

Sau một tuần lễ tạm rút đi, tàu khảo sát địa chất của Trung Quốc Hải Dương 8 (Haiyang Dizhi 8) đã quay lại hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam ở khu vực bãi Tư Chính.

bai2

Tàu Hải dương Địa chất 8 của Trung Quốc. (Hình : Cơ quan Khảo sát Địa chất Trung Quốc)

Trên trang Twitter của ông Ryan Martinson, giáo sư của trường Cao Đẳng Hải Chiến Hoa Kỳ, có những hình ảnh vệ tinh cho thấy vị trí tàu Hải Dương 8 đang có mặt trong vùng chủ quyền kinh tế của Việt Nam. Đi cùng tàu HD08 có ít nhất hai tàu hải cảnh hộ tống 33111 và 31302.

Hai tàu hải giám này có trang bị súng pháo 76 mm, theo tin từ ông Ryan.

Ngoài ra, cũng theo thông tin từ Twitter của ông Ryan, Trung Quốc thay thế tàu hải giám 35111 bằng tàu 45111 đến khu vực gần Lô 06.1, bể Nam Côn Sơn, phía Tây Bắc bãi Tư Chính, nơi hoạt động của giàn khoan Hakuryu 5 Nhật và công ty Rosneft Việt Nam B.V. (công ty con của công ty Rosneft của Nga.) Rosneft vừa gia hạn hoạt động cho giàn khoan Hakuryu 5 đến hết ngày 15 tháng Chín, bất chấp yêu cầu của Bắc Kinh là phải dừng hoạt động.

Trung Quốc không từ bỏ tham vọng độc chiếm Biển Đông 

Động thái mới nhất này của Trung Quốc thật ra đã được các chuyên gia nghiên cứu Biển Đông dự đoán trước. Trả lời nhật báo Người Việt hồi đầu tháng Bảy, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, chuyên gia nghiên cứu cao cấp thỉnh giảng tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) ở Singapore, từng nói tàu Hải Dương 8 có thể sẽ rút lui, nhưng chỉ là tạm thời, vì nó cần tiếp ứng nhiên liệu, lương thực và cả nhân sự.

Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS) có trụ sở tại Sài Gòn, hôm 9 tháng Tám trả lời BBC Việt Ngữ với quan điểm tương đồng. Ông nói rằng nhiều khả năng Trung Quốc sẽ quay lại. Và nếu quay lại, Trung Quốc được dự đoán sẽ mang theo tàu như Hải Dương 981, nghĩa là sẽ trở lại với các giàn khoan di động. Bởi vì Trung Quốc chắc chắn sẽ không từ bỏ tham vọng độc chiếm khu vực Biển Đông.

Sáng thứ Ba, 13 tháng Tám, từ Hà Nội, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nhận định với nhật báo Người Việt về động thái mới nhất của Trung Quốc. Ông nói : "Cái chính sách của Bắc Kinh là nó muốn khẳng định vùng đó là vùng tranh chấp, nó có quyền. Nhưng thật ra vùng đó không phải là vùng tranh chấp. Nó nằm gọn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam 200 hải lý. Vùng ở ngoài của nó cũng nằm lọt trong vùng thềm lục địa của Việt Nam tức là 350 hải lý tính từ đường cơ sở bờ biển".

Tiến sĩ Hợp khẳng định về mặt pháp lý quốc tế thì Trung Quốc không có gì ở đây cả. Nhưng Trung Quốc luôn khẳng định chủ quyền vì đã ngang nhiên vẽ ra đường lưỡi bò.

Nói về đường lưỡi bò, Tiến sĩ sử học Trần Đức Anh Sơn, người có hơn 10 năm nghiên cứu về Biển Đông, hiện sống tại Đà Nẵng, từng phân tích rất chi tiết. Ông đưa ra những dẫn chứng lịch sử trong buổi phỏng vấn với nhật báo Người Việt : "Họ dựa trên một bản đồ, được Bạch Mi Sơ là một quan chức của chính quyền của Trung Hoa Dân Quốc, lúc chưa tách khỏi Trung Hoa đại lục, lập ra. Ông này lập ra một bản đồ dựa trên bản đồ của người Anh và dịch tên gọi của các đảo trong Biển Đông chủ yếu do người phương Tây đặt tên, và chuyển các tên đó thành tiếng Trung Quốc".

"Trên bản đồ này, ông ta xác định một vùng nằm giữa Biển Đông bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam và vạch một đường hình lưỡi bò, gồm 11 đoạn, rồi cho rằng những gì hiện diện bên trong đường 11 đoạn này là thuộc về Trung Hoa Dân Quốc. Sau đó các học trò của ông này tiếp tục cũng cố bản đồ đó, trình lên chính phủ Trung Hoa Dân Quốc năm 1947", ông nói.

"Khi cuộc chiến tranh giữa Quốc Dân Đảng với phe cộng sản Trung Quốc kết thúc năm 1949, Đảng cộng sản Trung Quốc thắng lợi, nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, họ tiếp tục kế thừa những kiến thức này của Trung Hoa Dân Quốc. Tuy nhiên họ cũng không quan tâm lắm bởi vì lúc đó Trung Quốc là một nước có thủy quân rất yếu. Trong lịch sử họ đã có khoảng 400 năm từ thời cận đại đến thời hiện đại thực hiện chính sách ‘quay lưng lại với biển.’ Họ là tránh biển, chủ yếu tập trung vào lục địa", ông dẫn chứng.

Ông nhấn mạnh : "Cho đến năm 1953, thủ tướng Trung Quốc mới bắt đầu quan tâm đến đường 11 đoạn. Có lẽ vì tình hữu nghị với chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, cùng hệ thống tư tưởng cộng sản nên ông ta đã bỏ hai đoạn trong vịnh Bắc Bộ, biến bản đồ 11 đoạn thành bản đồ 9 đoạn".

bai3

Hai tàu hải giám của Trung Quốc vẫn ở Bãi Tư Chính. (Hình : Ryan Martinson)

Yêu sách của Bắc Kinh 

Như thế, việc Bắc Kinh cho tàu Hải Dương 8 quay trở lại bãi Tư Chính, bất chấp lên án của quốc tế, phản đối của Việt Nam đang nói lên điều gì ?

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp phân tích : "Hai năm nay Trung Quốc có đề nghị với ASEAN đàm phán để đưa ra Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông (COC) có tính chất ràng buộc pháp lý. COC họ đưa ra gần đây nhất gồm có ba đòi hỏi cực kỳ vô lý".

Theo ông, đòi hỏi thứ nhất là không được đưa công ước về luật biển 1962 của Liên Hiệp Quốc vào trong COC đó.

Đòi hỏi thứ hai là tất cả các nước ASEAN không được để cho một nước khác, tức là nước bên ngoài khối vào tập trận hay làm gì khác. Tất cả những việc như tập trận hay hoạt động chung về quân sự ở trong Biển Đông thì phải được sự đồng ý của tất cả các bên.

Đòi hỏi thứ ba là không có một nước nào để cho một nước ngoài khu vực đó được phép khai thác hay hoạt động khai thác trong vùng nếu không được sự cho phép của các nước còn lại.

"Ba đòi hỏi này hoàn toàn trái với luật pháp quốc tế, tức là nó bất chấp tất cả những quyền của các nước ASEAN, đặc biệt là bốn nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông", ông nhấn mạnh.

Có một sự kiện cần phải nhắc lại, vào tháng Bảy vừa qua, Bắc Kinh đã yêu cầu Việt Nam phải rút giàn khoan Hakuryu 5 Nhật Bản đang thăm dò dầu khí ở gần lô 06.1, bể Nam Côn Sơn.

Tiến sĩ Hợp cho biết khi đó, Bắc Kinh đã từng đe dọa là nếu giàn khoan Hakuryu 5 không ngưng hoạt động thì "sẽ có chuyện" nhưng không nói là chuyện gì. Và lúc đó, tàu thăm dò của Trung Quốc đã vào bãi Tư Chính cùng với một nhóm tàu hải cảnh.

"Trung Quốc muốn khẳng định chủ quyền trên thực địa mà Trung Quốc sẽ không bao giờ có. thứ hai, nó vào để thăm dò sau đó nó tiến hành khai thác. Tàu này không phải chỉ ra lấy dầu đâu, mà nó thay nhân sự, bổ sung thêm máy móc, lấy lương thực, nước ngọt và quay vào. Không chắc nó ở đây lâu, sẽ có một tàu to hơn sẽ đến. Tàu đấy sẽ cùng với Hải Dương 8 quần nát khu vực Bãi Tư Chính. Và cuối cùng là nó sẽ kéo giàn khoan vào để khai thác", ông khẳng định.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho biết, theo dự đoán của ông, nếu tiếp tục những diễn biến này, thì phần nhiều sẽ xảy ra trận hải chiến, mà Trung Quốc sẽ là bên nổ súng trước.

Một nhận định rất ngắn gọn nhưng không kém phần sắc bén của ông Ryan Martinson khi đưa lên Twitter ngày 12 tháng Tám cho biết, gần đây có rất nhiều quan tâm đến các hoạt động khảo sát biển của Trung Quốc tại Đông Nam Á. Điều quan trọng chúng ta cần phải nhớ là tham vọng hàng hải của Bắc Kinh là "toàn cầu". Điều này đang xảy ra ngay tại Biển Đông. 

C.Lynh

Nguồn : Người Việt, 13/08/2019

Published in Diễn đàn