Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

14/08/2019

Bãi Tư Chính trong tranh chấp địa chính trị Biển Đông

Nhiều tác giả

Vụ bãi Tư Chính : Chưa kiện thì chưa tin

Phạm Phú Khải, VOA, 14/08/2019

Sự kin Bãi Tư Chính trong nhng tun qua cho thy ba điu quan yếu.

bai1

Khoảng 10 nhà hot đng biu tình v v Bãi Tư Chính phía trước Đi s quán Trung Quc Hà Ni, 6/8/2019.

Một, Bc Kinh mnh m chng t uy thế và toàn b ch quyn ca h trên Bin Đông, bt chp s phn đi ca Hà Ni, hay ca Washington, hay ngay c phán quyết trước đây ca Tòa án Trng tài Thường trc (Permanent Court of Arbitration- PCA) có lợi cho Phi Lut Tân năm 2016.

Hai, Trung Quốc ch đng dùng cơ hi này đ lên án Vit Nam vi phm ch quyn ca h, ch không phi h là k xâm phm. Tc không còn là tranh chp mà đi sang thành bo v ch quyn. Nếu h tiếp tc s dng chiêu bài này và lp đi lp li t ngày này qua tháng n thì mt ngày nào đó rt có th h thành công mưu kế tm ăn dâu này.

Ba, Hà Nội tuy phn ng mnh mẽ, có lẽ là mnh m nht t trước đến nay, qua phát ngôn nhân hay qua các diễn đàn quc tế, tòa đại s ti Canberra hay Washington v.v… nhưng vn chưa đ dt khoát. Hà Ni vn chưa dám đi đến quyết đnh kin Trung Quc ra Tòa án Trng tài Thường trc, hay đi xa hơn na, nâng cấp quan h vi Hoa Kỳ thành đồng minh chiến lược mà hin ti ch dng li mc quan h đi tác toàn din.

Hà Nội hin đang đng thế khó xử. Thế đu dây ca h, tuy phn nào hiu qu t trước đến nay, gi đây rõ ràng cn xét li, nht là trong bi cnh chính tr quyn lc leo thang gia Hoa Kỳ và Trung Quc. Thương chiến gia Hoa Kỳ và Trung Quc ch là b mt và chiến thut, kim chế s trổi dy ca Trung Quc hin nay và sp ti đ h không tr thành bá quyn khu vc, thách thc trt t thế gii, gây quan ngi v an ninh cho khu vc, mi là chiến lược lâu dài. Đng Cng hòa hay Dân ch đu nht quán tiến hành chiến lược hành đng như thế. Hà Nội hin nhiên tha hiu điu này. Bc Kinh đưa tàu Hi Dương 8 và 80 chiếc tàu khác đ tiến hành các hot đng kho sát trong khu vc, va dò xét thái đ ca Hà Ni, va to áp lc đ Hà Ni chn phe, thay vì tiếp tc đu dây. Washington có l cũng không muốn Hà Ni tiếp tc đu dây như xưa nay na.

Tóm lại, chính tr quyn lc trong vùng và thế gii bt buc Hà Ni phi có quyết đnh dt khoát. Thi gian không đng v phía h.

Lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam biết rõ h không th trông đi vào t chc ASEAN đ lên tiếng hay bảo v quyn li và ch quyn ca mình trên Bin Đông. V mt pháp lý thì ch có quyết đnh ca PCA mi giúp Hà Ni. Còn v mt thc tin thì ch có Washington, và sc mnh ca người dân, mi giúp được.

Địa chính tr ti Châu Á - Thái Bình Dương và n Độ Dương không ch nh hưởng riêng đến Hà Ni, Bc Kinh và Washington mà còn bao nhiêu quc gia trong vùng cũng như thế gii. Úc cũng đang đng thế khó x, chng đng đng này. Trung Quc là nước giao thương ln nht ca Úc, chiếm gn mt phn ba xut khu và nhập khu ti đây. Nghĩa là nn kinh tế ca Úc ph thuc rt nng n vào mi giao thương này. Nhưng v mt an ninh thì Úc luôn là đng minh ca M, nht là t sau Thế Chiến II, đc bit khi Anh không còn kh năng đ đu cho Úc và chính sách ngoi giao của Úc không còn ph thuc vào Anh na. Nhưng cân bng gia hai quan h này không h d đi vi Canberra.

Phần ln các chiến lược gia ca Úc hiu rng an ninh và ch quyn quc gia luôn là chiến lược ưu tiên, đng trên thương mi và kinh tế. Cuviếng thăm của Ngoi trưởng Mike Pompeo và B trưởng quc phòng Mark Esper ti Úc vào đu tun này, trong bi cnh căng thng ti Bin Đông và thương chiến leo thang, đã gi tín hiu đến Bc Kinh là phi cn thn trong hành đng. Ông Esper cho biết ý đnh ca Washington là thiết lp các h thng ha tin có tm 500km đến 5.500 km trên đt lin khp vùng, và thng thng cảnh báo "hành vi hung hăng một cách lp đi lp li đáng quan ngi", và "hành vi gây bt n đnh" ca Bc Kinh. Vào th Ba 6 tháng 8 va qua, Hoa Kỳ đã gửi chiến hUSS Ronald Reagan qua vùng biển này đ bo đm "hòa bình qua sc mnh".

Trong bối cnh chính tr quyền lc leo thang như thế, Hà Ni khó th nào mà không chn, nht là khi Bc Kinh đã tăng cường áp lc ti Bãi Tư Chính. Chn Bc Kinh thì có th Hà Ni gi được ghế và quyn, nhưng s mt mát quyn li quc gia và chưa chc s được lòng dân. Chn Washington thì Hà Nội vn có th tiếp tc gi ghế gi quyn, và bo đm quyn li quc gia, bi vì Washington s không đòi hi ci thin nhân quyn hay thay đi th chế vào lúc này, và cũng có th được lòng dân ; nhưng nguy cơ leo thang ti Bin Đông cũng rt cao. Thật ra nguy cơ đó s luôn còn đó bi vì, như đã trình bày trên, Bc Kinh mun khng đnh ch quyn gn như toàn b ca h ti Bin Đông qua đng thái ca h ti Bãi Tư Chính và bao nhiêu đo ln nh khác trong vùng.

Đứng trước s kin này, người dân Vit Nam quan tâm đến vn nước nên làm gì ?

Theo tôi, nên áp dụng ti đa các chiến thut đu tranh bt tuân dân s (civil disobedience). Nghĩa là không làm bt c điu gì mà Đảng cộng sản Việt Nam mun người dân làm, và làm nhng gì đng không mun người dân làm.

Chiến lược là phải đt trách nhim v phía đng, phía lãnh đo, đt vn đ vi mi li nói hay không nói, mi hành đng hay không hành đng, ca h.

Nếu đã biểu tình thì tập trung vào vic kêu gi Hà Ni phi có thái đ mnh m và dt khoát vi Bc Kinh, tp trung khu hiu kêu gi đưa Trung Quc ra tòa PCA, chng hn.

Còn nếu tiếp tc làm theo nhng lời kêu gi ca Đảng cộng sản Việt Nam thì chng khác gì giúp cho h có thêm chính nghĩa và sc mnh.

Bất tuân dân s đi vi chế đ này là chiến lược cn thiết cho cuc đu tranh hin nay.

Bắc Kinh có th to áp lc ti Bãi Tư Chính, nhưng h s không xâm chiếm Vit Nam trên đất lin, ít nht là trong mt hai thp niên ti. Ch trương ca Bc Kinh là ng hnh hưởng lên các chế đ mà quan đim chính tr có li cho h, phc v cho các mc tiêu chiến lược lâu dài đ tr thành bá ch thiên h trong ba thp niên ti.

Do đó người Vit quan tâm không nên đ cái s mt nước vào tay Trung Quc chiếm hết đu óc ca mình, mà nên tìm cách làm sao cho đi đa s người dân thy rng Đảng cộng sản Việt Nam không còn kh năng lãnh đo, không còn chính nghĩa, và không còn được s hu thun ca người dân nữa. Nghĩa là h hoàn toàn bt tài, bt đc và bt lc.

Chỉ khi nào người dân Vit Nam có tiếng nói, trí thc tinh hoa Vit Nam có ch đng và có phn quyết đnh vào vn mnh đt nước, và quyn lc cũng như quyn li thuc v toàn dân tc Vit Nam, thì đt nước này mi thc s có đ sc mnh đ chng li nn ngoi xâm và đ xây dng li nn tng căn bn ca quc gia mà t đó vươn lên.

Những người hiu biết không nên đ Đảng cộng sản Việt Nam li dng cơ hi này đ tiếp tc tuyên truyn hay kích đng lòng yêu nước. Đảng cộng sản Việt Nam đã phản bi bao nhiêu ln nhng li ha hn, nào là đc lp, t do, hnh phúc, dân giàu, nước mnh, công bng, bình đng v.v…

Đủ ri, đng nên đ h la phnh na !

Phạm Khú Khi

Úc Châu, 08/08/2019

*******************

Tàu Hải Dương 8 và bài học từ dàn khoan HY-981

Lê Thu Hương, VNTB, 14/08/2019

Bế tắc hiện tại chứng tỏ rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục gây áp lực và tiến trình COC không tạo ra sự khác biệt nào trong các kế hoạch làm chủ Biển Đông của Bắc Kinh cả. Đây có thể là một cuộc khủng hoảng với riêng Việt Nam, nhưng cũng có thể là cơ hội cho cộng đồng quốc tế - ngoài Mỹ ra - phản ứng thích đáng với các vi phạm UNCLOS và xâm nhập thềm lục địa của Trung Quốc.

bai4

Biểu tình chống Trung Quốc năm 2014

Thách thức

Việc Trung quốc xâm nhập vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam hoàn toàn không lạ. Vụ việc nghiêm trọng nhất xảy ra gần đây vào năm 2014, khi Trung Quốc cho kéo giàn khoan dầu HY-981 vào cùng EEZ của Việt Nam và đã gây ra cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước. Tuy nhiên, việc công khai cho tàu Hải Dương 8 khảo sát khu vực đáy biển phía đông bắc của Bãi Tư Chính ngoài khơi Việt Nam lại đặt ra những thách thức nghiêm trọng hơn ở nhiều mức độ.

Thách thức pháp lý : Trung Quốc kiên trì theo đuổi việc kiểm soát hành chính trong phạm vi đường lưỡi bò dù có mâu thuẫn với luật pháp quốc tế. Việc Trung Quốc cho tàu khảo sát ở vùng biển này lần đầu tiên sau khi tòa Trọng tài La Haye ra phán quyết năm 2016 thể hiện sự chống đối công khai của họ đối với tính hợp pháp của chủ quyền thềm lục địa theo UNCLOS và họ đang tạo ra tranh chấp ở vùng biển trước giờ chưa bao giờ có tranh chấp. 

Thách thức ngoại giao : Bắc Kinh đang thử thách không chỉ Việt Nam mà cả Mỹ và cộng đồng quốc tế. Trung Quốc đang công khai xúc phạm việc theo đuổi giải quyết tranh chấp ôn hòa thông qua đàm phán theo các quy tắc ứng xử (COC) của các quốc gia ASEAN. Trung Quốc đã chứng tỏ rằng tiến trình đàm phán chỉ là dự thảo trên giấy và rằng bất kỳ COC nào cũng chẳng có mấy ảnh hưởng đến việc giải quyết tranh chấp hay hành vi của Trung Quốc. 

Thách thức kinh tế : Trung Quốc liên tục tạo sức ép lên các quốc gia khác là nhằm buộc các quốc gia có tranh chấp này phải tham gia kế hoạch thăm dò tài nguyên thiên nhiên với Trung Quốc ngay cả ở những vùng không có tranh chấp.

Tại thời điểm này Hà Nội bận rộn chuẩn bị nhận chức Chủ tịch ASEAN, tham gia Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021, thêm vào đó là đại hội đảng 13 sắp tới. Và Bắc Kinh đang gây sức ép tâm lý cho Hà Nội ngay trước khi nhận chức chủ tịch ASEAN. 

Bài học từ HYSY-981

Chiến thuật mà Việt Nam áp dụng vào năm 2014 để đối phó với HY-981 (Hai Yang Shi YouYou - 981) sẽ không có hiệu quả tương tự cho tình hình hiện nay khi Bắc Kinh hiện gia tăng áp lực ở Biển Đông không chỉ với Việt Nam mà cả với Malaysia và Philippines. Trung Quốc theo đuổi các hoạt động này trong khi biết rõ cái giá uy tín phải trả. 

Nỗ lực ngoại giao : bất kỳ nỗ lực ngoại giao megaphone (nỗ lực ngoại giao thông qua họp báo, công hàm...) trong lần này sẽ phải được phối hợp nhiều hơn và phải có cả Hoa Kỳ khi họ tham gia ủng hộ trật tự quốc tế dựa vào luật pháp. Nhưng chỉ có ngoại giao như vậy thì không có khả năng đưa đến một giải pháp bền vững. Do đó, Việt Nam đã tránh theo đuổi các mối quan hệ quân sự chặt chẽ với các cường quốc hoặc các biện pháp pháp lý khác đối với Trung Quốc vì họ sẽ trở thành đối kháng với Bắc Kinh, nhưng đó vẫn là những sự lựa chọn nếu Hà Nội xác định họ cần bảo vệ chủ quyền của mình.

Kiểm soát tinh thần chống Trung Quốc : So với vụ dàn khoan HYSY-981, các hoạt động khảo sát và quấy rối hiện tại của Hải Dương 8 ít được truyền thông đưa tin cũng như ít cả về trao đổi ngoại giao. Nguyên do chủ yếu là Hà Nội muốn kiểm soát tinh thần chống Trung Quốc tại Việt Nam và muốn ngăn chặn khả năng nổ ra biểu tình hoặc tạo bất ổn. 

Năm 2014, Việt Nam đã chứng kiến một loạt các cuộc biểu tình chống Trung Quốc dữ dội dẫn tới việc dân chúng hủy hoại tài sản ở các nhà máy thuộc sở hữu các nhà đầu tư Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và thậm chí của Việt Nam. Các cuộc bạo động đã gây ra thiệt hại cho uy tín môi trường đầu tư an toàn của Việt Nam. Chính phủ e ngại sẽ có điều tương tự xảy ra và họ cũng không muốn phải đối phó với xu hướng dân tộc chủ nghĩa biến thành bạo lực không thể kiểm soát được.

Sự phát triển tích cực : năm 2014, vụ HYSY-981 góp phần kích thích thêm tư duy chiến lược và các chính sách đối ngoại và quốc phòng của Việt Nam, cũng như tạo nên một cuộc tranh luận hiếm hoi trong nước về việc liệu Việt Nam có thể thoát khỏi quỹ đạo Trung Quốc. Vẫn còn quá sớm để nói kết quả sẽ ra sao trong thời gian này, nhưng hy vọng sẽ góp phần vào sự phát triển chính sách Biển Đông và quốc phòng của Việt Nam hơn nữa một khi Sách trắng Quốc phòng sẽ được công bố gần đây. 

Sự kiện tàu Hải Dương 8 có thể sẽ dẫn đến sự phối hợp nhiều hơn nữa giữa Việt Nam và các đối tác trong khu vực Ấn Độ - Dương-Thái Bình Dương hoặc cũng có thể góp phần tạo nên sự thay đổi nhằm khuyến khích các quốc gia có tranh chấp ở Biển Đông trong ASEAN hợp tác với nhau nhiều hơn nữa trong vấn đề này.

Tác động rộng hơn

Không giống như năm 2014, Bắc Kinh đang đồng thời gây áp lực lên không chỉ một mà nhiều quốc gia có tranh chấp ở Đông Nam Á và đây là thử nghiệm thực sự cho sự sẵn sàng của cả ASEAN và cộng đồng quốc tế nhằm bảo vệ các quốc gia quyền chủ quyền và kinh tế theo luật pháp. 

Nếu các nước trong khu vực không sẵn sàng nhìn xa hơn lợi ích quốc gia riêng và lên tiếng ủng hộ các quốc gia khác, thì việc vi phạm quy tắc hàng hải đang trở thành một điều bình thường mới và sẽ không còn tạo ra phản ứng mạnh mẽ. Tôn trọng luật pháp quốc tế, bao gồm các quyền được UNCLOS bảo đảm, phải được tất cả các quốc gia, kể cả những quốc gia không có tranh chấp hỗ trợ và bảo vệ. Cho đến nay, chỉ có Hoa Kỳ có lập trường công khai và rõ ràng về các hoạt động của Trung Quốc gần Bãi Tư Chính. 

Dù các cuộc họp của Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao ASEAN diễn ra trong giai đoạn này tránh nêu đích danh các vấn đề này trong các tuyên bố chung, nhưng đã có tranh luận về vấn đề này trong các cuộc họp. 

Tại Đối thoại chiến lược ba bên gần đây giữa Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc bên lề các cuộc họp ASEAN, Ngoại trưởng Mike Pompeo và Bộ trưởng Ngoại giao Taro Kono và Marise Payne đã bày tỏ quan ngại về các báo cáo đáng tin cậy về các hoạt động gây rối liên quan đến các dự án dầu khí ở Biển Đông. 

Các cuộc tham vấn Bộ trưởng Úc-Hoa Kỳ (AUSMIN) tại Sydney cuối tuần trước đã đưa ra một tuyên bố ủng hộ chính quyền của UNCLOS, hiệu lực của phán quyết của tòa trọng tài năm 2016 và tầm quan trọng của tự do hàng hải. Trong khi bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với các hành động đơn phương vi phạm của bất kỳ quốc gia có tranh chấp nào cũng có thể thay đổi hiện trạng và làm gia tăng căng thẳng, một lần nữa tuyên bố chung lại cũng tránh nêu tên bất kỳ quốc gia hoặc sự cố nào là nguồn gốc gây căng thẳng.

Bế tắc hiện tại chứng tỏ rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục gây áp lực và tiến trình COC không tạo ra sự khác biệt nào trong các kế hoạch làm chủ Biển Đông của Bắc Kinh cả. Đây có thể là một cuộc khủng hoảng với riêng Việt Nam, nhưng cũng có thể là cơ hội cho cộng đồng quốc tế - ngoài Mỹ ra - phản ứng thích đáng với các vi phạm UNCLOS và xâm nhập thềm lục địa của Trung Quốc.

Lê Thu Hương

Nguyên tác : China's Incursion into Vietnam's EEZ and Lessons from the Past, AMTI/CSIS, 08/058/2019

Khánh Anh dịch

Nguồn : VNTB, 14/08/2019

******************

Trung Quốc sẽ quần nát bãi Tư Chính và kéo giàn khoan vào

C.Lynh, Người Việt, 13/08/2019

Sau một tuần lễ tạm rút đi, tàu khảo sát địa chất của Trung Quốc Hải Dương 8 (Haiyang Dizhi 8) đã quay lại hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam ở khu vực bãi Tư Chính.

bai2

Tàu Hải dương Địa chất 8 của Trung Quốc. (Hình : Cơ quan Khảo sát Địa chất Trung Quốc)

Trên trang Twitter của ông Ryan Martinson, giáo sư của trường Cao Đẳng Hải Chiến Hoa Kỳ, có những hình ảnh vệ tinh cho thấy vị trí tàu Hải Dương 8 đang có mặt trong vùng chủ quyền kinh tế của Việt Nam. Đi cùng tàu HD08 có ít nhất hai tàu hải cảnh hộ tống 33111 và 31302.

Hai tàu hải giám này có trang bị súng pháo 76 mm, theo tin từ ông Ryan.

Ngoài ra, cũng theo thông tin từ Twitter của ông Ryan, Trung Quốc thay thế tàu hải giám 35111 bằng tàu 45111 đến khu vực gần Lô 06.1, bể Nam Côn Sơn, phía Tây Bắc bãi Tư Chính, nơi hoạt động của giàn khoan Hakuryu 5 Nhật và công ty Rosneft Việt Nam B.V. (công ty con của công ty Rosneft của Nga.) Rosneft vừa gia hạn hoạt động cho giàn khoan Hakuryu 5 đến hết ngày 15 tháng Chín, bất chấp yêu cầu của Bắc Kinh là phải dừng hoạt động.

Trung Quốc không từ bỏ tham vọng độc chiếm Biển Đông 

Động thái mới nhất này của Trung Quốc thật ra đã được các chuyên gia nghiên cứu Biển Đông dự đoán trước. Trả lời nhật báo Người Việt hồi đầu tháng Bảy, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, chuyên gia nghiên cứu cao cấp thỉnh giảng tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) ở Singapore, từng nói tàu Hải Dương 8 có thể sẽ rút lui, nhưng chỉ là tạm thời, vì nó cần tiếp ứng nhiên liệu, lương thực và cả nhân sự.

Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS) có trụ sở tại Sài Gòn, hôm 9 tháng Tám trả lời BBC Việt Ngữ với quan điểm tương đồng. Ông nói rằng nhiều khả năng Trung Quốc sẽ quay lại. Và nếu quay lại, Trung Quốc được dự đoán sẽ mang theo tàu như Hải Dương 981, nghĩa là sẽ trở lại với các giàn khoan di động. Bởi vì Trung Quốc chắc chắn sẽ không từ bỏ tham vọng độc chiếm khu vực Biển Đông.

Sáng thứ Ba, 13 tháng Tám, từ Hà Nội, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nhận định với nhật báo Người Việt về động thái mới nhất của Trung Quốc. Ông nói : "Cái chính sách của Bắc Kinh là nó muốn khẳng định vùng đó là vùng tranh chấp, nó có quyền. Nhưng thật ra vùng đó không phải là vùng tranh chấp. Nó nằm gọn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam 200 hải lý. Vùng ở ngoài của nó cũng nằm lọt trong vùng thềm lục địa của Việt Nam tức là 350 hải lý tính từ đường cơ sở bờ biển".

Tiến sĩ Hợp khẳng định về mặt pháp lý quốc tế thì Trung Quốc không có gì ở đây cả. Nhưng Trung Quốc luôn khẳng định chủ quyền vì đã ngang nhiên vẽ ra đường lưỡi bò.

Nói về đường lưỡi bò, Tiến sĩ sử học Trần Đức Anh Sơn, người có hơn 10 năm nghiên cứu về Biển Đông, hiện sống tại Đà Nẵng, từng phân tích rất chi tiết. Ông đưa ra những dẫn chứng lịch sử trong buổi phỏng vấn với nhật báo Người Việt : "Họ dựa trên một bản đồ, được Bạch Mi Sơ là một quan chức của chính quyền của Trung Hoa Dân Quốc, lúc chưa tách khỏi Trung Hoa đại lục, lập ra. Ông này lập ra một bản đồ dựa trên bản đồ của người Anh và dịch tên gọi của các đảo trong Biển Đông chủ yếu do người phương Tây đặt tên, và chuyển các tên đó thành tiếng Trung Quốc".

"Trên bản đồ này, ông ta xác định một vùng nằm giữa Biển Đông bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam và vạch một đường hình lưỡi bò, gồm 11 đoạn, rồi cho rằng những gì hiện diện bên trong đường 11 đoạn này là thuộc về Trung Hoa Dân Quốc. Sau đó các học trò của ông này tiếp tục cũng cố bản đồ đó, trình lên chính phủ Trung Hoa Dân Quốc năm 1947", ông nói.

"Khi cuộc chiến tranh giữa Quốc Dân Đảng với phe cộng sản Trung Quốc kết thúc năm 1949, Đảng cộng sản Trung Quốc thắng lợi, nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, họ tiếp tục kế thừa những kiến thức này của Trung Hoa Dân Quốc. Tuy nhiên họ cũng không quan tâm lắm bởi vì lúc đó Trung Quốc là một nước có thủy quân rất yếu. Trong lịch sử họ đã có khoảng 400 năm từ thời cận đại đến thời hiện đại thực hiện chính sách ‘quay lưng lại với biển.’ Họ là tránh biển, chủ yếu tập trung vào lục địa", ông dẫn chứng.

Ông nhấn mạnh : "Cho đến năm 1953, thủ tướng Trung Quốc mới bắt đầu quan tâm đến đường 11 đoạn. Có lẽ vì tình hữu nghị với chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, cùng hệ thống tư tưởng cộng sản nên ông ta đã bỏ hai đoạn trong vịnh Bắc Bộ, biến bản đồ 11 đoạn thành bản đồ 9 đoạn".

bai3

Hai tàu hải giám của Trung Quốc vẫn ở Bãi Tư Chính. (Hình : Ryan Martinson)

Yêu sách của Bắc Kinh 

Như thế, việc Bắc Kinh cho tàu Hải Dương 8 quay trở lại bãi Tư Chính, bất chấp lên án của quốc tế, phản đối của Việt Nam đang nói lên điều gì ?

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp phân tích : "Hai năm nay Trung Quốc có đề nghị với ASEAN đàm phán để đưa ra Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông (COC) có tính chất ràng buộc pháp lý. COC họ đưa ra gần đây nhất gồm có ba đòi hỏi cực kỳ vô lý".

Theo ông, đòi hỏi thứ nhất là không được đưa công ước về luật biển 1962 của Liên Hiệp Quốc vào trong COC đó.

Đòi hỏi thứ hai là tất cả các nước ASEAN không được để cho một nước khác, tức là nước bên ngoài khối vào tập trận hay làm gì khác. Tất cả những việc như tập trận hay hoạt động chung về quân sự ở trong Biển Đông thì phải được sự đồng ý của tất cả các bên.

Đòi hỏi thứ ba là không có một nước nào để cho một nước ngoài khu vực đó được phép khai thác hay hoạt động khai thác trong vùng nếu không được sự cho phép của các nước còn lại.

"Ba đòi hỏi này hoàn toàn trái với luật pháp quốc tế, tức là nó bất chấp tất cả những quyền của các nước ASEAN, đặc biệt là bốn nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông", ông nhấn mạnh.

Có một sự kiện cần phải nhắc lại, vào tháng Bảy vừa qua, Bắc Kinh đã yêu cầu Việt Nam phải rút giàn khoan Hakuryu 5 Nhật Bản đang thăm dò dầu khí ở gần lô 06.1, bể Nam Côn Sơn.

Tiến sĩ Hợp cho biết khi đó, Bắc Kinh đã từng đe dọa là nếu giàn khoan Hakuryu 5 không ngưng hoạt động thì "sẽ có chuyện" nhưng không nói là chuyện gì. Và lúc đó, tàu thăm dò của Trung Quốc đã vào bãi Tư Chính cùng với một nhóm tàu hải cảnh.

"Trung Quốc muốn khẳng định chủ quyền trên thực địa mà Trung Quốc sẽ không bao giờ có. thứ hai, nó vào để thăm dò sau đó nó tiến hành khai thác. Tàu này không phải chỉ ra lấy dầu đâu, mà nó thay nhân sự, bổ sung thêm máy móc, lấy lương thực, nước ngọt và quay vào. Không chắc nó ở đây lâu, sẽ có một tàu to hơn sẽ đến. Tàu đấy sẽ cùng với Hải Dương 8 quần nát khu vực Bãi Tư Chính. Và cuối cùng là nó sẽ kéo giàn khoan vào để khai thác", ông khẳng định.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho biết, theo dự đoán của ông, nếu tiếp tục những diễn biến này, thì phần nhiều sẽ xảy ra trận hải chiến, mà Trung Quốc sẽ là bên nổ súng trước.

Một nhận định rất ngắn gọn nhưng không kém phần sắc bén của ông Ryan Martinson khi đưa lên Twitter ngày 12 tháng Tám cho biết, gần đây có rất nhiều quan tâm đến các hoạt động khảo sát biển của Trung Quốc tại Đông Nam Á. Điều quan trọng chúng ta cần phải nhớ là tham vọng hàng hải của Bắc Kinh là "toàn cầu". Điều này đang xảy ra ngay tại Biển Đông. 

C.Lynh

Nguồn : Người Việt, 13/08/2019

Quay lại trang chủ
Read 666 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)