Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quốc tế

20/11/2018

Trung Quốc - Hoa Kỳ : căng thẳng trên biển và trong thương mại

Tổng hợp

Biển Đông : Mỹ "kiên quyết không nhượng bộ Trung Quốc" (RFI, 20/11/2018)

Phát biểu tại Hồng Kông ngày 19/11/2018, một quan chức ngoại giao Mỹ một lần nữa đã nhắc lại rằng Washington sẽ không nhượng bộ Bắc Kinh trong các vấn đề Biển Đông và Đài Loan, cho dù Mỹ vẫn mong muốn duy trì hợp tác ngoại giao cấp cao với Trung Quốc thông qua các cuộc đối thoại song phương và đa phương.

mytrung1

Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Theodore Roosevelt trong vùng Biển Đông. Tháng 4/2018. Reuters

Theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, ông Patrick Murphy, phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách khu vực Đông Á - Thái Bình Dương của bộ Ngoại Giao Mỹ, từng tháp tùng phó tổng thống Mỹ Mike Pence công du Châu Á vào tuần trước, đã quy trách nhiệm cho Trung Quốc là bên đã phức tạp hóa và làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của hai vấn đề Biển Đông và Đài Loan đang khuấy động quan hệ Mỹ - Trung hiện nay.

Đối với quan chức Mỹ này, trên cả hai vấn đề Biển Đông và Đài Loan, Hoa Kỳ đã duy trì được nguyên trạng từ nhiều thập niên qua, nhưng hiện nay, "Trung Quốc đang thay đổi hiện trạng ở cả Biển Đông lẫn Đài Loan, và điều đó dẫn tới căng thẳng và hỗn loạn, làm cho tình hình ngày càng rắc rối thêm".

Về Biển Đông, ông Murphy cho rằng : "Làm sao đối thoại được khi vào cùng một lúc, một quốc gia tiếp tục xây dựng, cải tạo và quân sự hóa… phá vỡ lòng tin".

Theo South China Morning Post, tuyên bố trên đây nhắc đến việc Trung Quốc bồi đắp 7 đảo nhân tạo trên Biển Đông, và quyết định triển khai quân lính và vũ khí lên các thực thể này.

Các vụ trực diện giữa chiến hạm Trung Quốc và Hoa Kỳ đã tăng lên trong thời gian qua ở Biển Đông, nơi Đài Bắc và Bắc Kinh có tranh chấp với 4 nước Đông Nam Á là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Mỹ đã nhấn mạnh quyền tự do lưu thông của mình trong vùng biển này, trong khi Trung Quốc cho rằng họ có chủ quyền trong khu vực.

Trọng Nghĩa

*****************

Mỹ điều tàu sân bay tới Biển Đông (RFA, 20/11/2018)

Hôm 20/11 hãng tin AP cho biết Hoa Kỳ vừa điều hai tàu sân bay chuẩn bị đến Biển Đông là tàu USS Ronald Reagan và tàu USS John C. Stennis.

mytrung2

Hình chụp của Hải quân Mỹ : Tuần dương USS Antietam đi cạnh tàu sân bay USS Ronald Reagan ở Biển Philippines hôm 21/6/2018 - AFP

Tờ Liberty Times của Đài Loan trích thông báo của quân đội Mỹ cho biết tàu sân bay USS Ronald Reagan đã nhập cùng với các tàu khu trục US Antietam và USS Milius là những tàu vừa đi qua eo biển Đài Loan gần đây để chuẩn bị vào Biển Đông.

Trong khi đó, tàu sân bay USS John C. Stennis hiện vẫn ở gần Philippines. Tàu này sau đó cũng sẽ đến Biển Đông.

Trước đó, tại thượng đỉnh APEC hồi cuối tuần qua ở Papua New Guinea, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã lên tiếng cảnh báo Trung Quốc rằng Biển Đông không thuộc về bất kỳ ai và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cho máy bay và tàu chiến đi qua khu vực này nhằm đảm bảo quyền tự do hàng hai và hàng không trong khu vực.

Theo AP, Trung Quốc mới đây đã đồng ý cho tàu USS Ronald Reagan cùng ba tàu khác của Hải quân Mỹ đến Hong Kong. Ba tàu khác được cho biết là các tàu Curtis Wilbur, Chancellorsville và Benford. AP trích thông tin từ cơ quan chức năng cảng Hong Kong cho biết những tàu này sẽ đến Hong Kong vào ngày 21/11. Trước đó, vào tháng 9, Trung Quốc đã từ chối không cho tàu sân bay Mỹ đến Hong Kong giữa lúc có những căng thẳng trong quan hệ hai nước.

Chuyến thăm Hong Kong của tàu sân bay Mỹ lần này diễn ra vào ngay trước thượng đỉnh Mỹ Trung nhân hội nghị các nước G 20 ở Argentina vào 2 tuần tới.

*******************

Tàu hải quân Mỹ sẽ thăm cảng Hồng Kông sau khi Trung Quốc thôi từ chối (VOA, 20/11/2018)

Trung Quốc cho phép mt tàu sân bay ca Hi quân M và nhóm tàu chiến đu kèm theo thc hin chuyến ghé thăm cng Hng Kông sau khi Trung Quc tng t chi mt đ ngh tương t gia lúc có nhng căng thng vi Washington.

mytrung3

Chiếc limousine chở Tập Cận Bình chạy qua đại lộ Độc Lập do Trung Quốc tài trợ tại Port Moresby, Papua New Guinea ngày 16/11/2018.Mark Schiefelbein/Pool via Reuters

Tổng thống Mỹ Donald Trump không đến dự cuộc họp thường niên của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC), gởi phó tổng thống Mike Pence đi thay. Ông Pence thậm chí còn không lưu lại ban đêm tại thủ đô của Papua New Guinea, vốn nổi tiếng là mất an ninh, mà ngủ đêm bên kia bờ biển Corail, thuộc Úc.

Tương phản càng rõ rệt hơn khi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Port Moresby từ thứ Năm 15/11/2018, khánh thành một con đường và một trường học do Trung Quốc tài trợ, ngay trước khi hội nghị thượng đỉnh khai mạc vào thứ Bảy 17/11. Papua New Guinea đã trải thảm đỏ cho phái đoàn Bắc Kinh, cờ Trung Quốc treo đầy dọc theo đại lộ.

Theo AFP, trong một bài viết đăng trên báo chí địa phương trước khi đến, Tập Cận Bình cam kết "tạo đà mới cho công cuộc phát triển chung" Trung Quốc - Papua New Guinea, và "đào sâu sự hợp tác thực tiễn với các đảo quốc Thái Bình Dương, thông qua thương mại, đầu tư".

"Cơ hội rất lớn cho Trung Quốc"

Ông Ben Rhodes, từng là trợ lý cho cố vấn an ninh quốc gia thời Barack Obama, nhận định sự vắng mặt của tổng thống Hoa Kỳ đã "tặng cho Trung Quốc một cơ hội hết sức to lớn để mở rộng ảnh hưởng". Bắc Kinh có "cơ hội lịch sử để xâm nhập khu vực trong nhiệm kỳ của ông Trump".

Trước khi thượng đỉnh khai mạc, một viên chức cao cấp Mỹ không muốn nói tên, tố cáo Bắc Kinh lao vào "một kiểu ngoại giao bẫy nợ nguy hiểm trên toàn khu vực". Nhiều quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương đã nhận các món vay từ Trung Quốc cho các dự án cơ sở hạ tầng "không minh bạch".

Hậu cảnh của hội nghị thượng đỉnh có lẽ sẽ căng thẳng này, là cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới. Bất đồng về cải cách Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) dường như càng làm phức tạp thêm nỗ lực của các nhà ngoại giao APEC để soạn thảo thông cáo chung của các ngoại trưởng sẽ phải công bố trong dịp này.

Ông Donald Campbell, đồng chủ tịch Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương nói : "Chúng ta đang sống trong một giai đoạn khó khăn, với căng thẳng thương mại ngày càng tăng, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và tất nhiên sẽ được phản ánh trong các cuộc thảo luận ở Port Moresby. Sẽ rất khó đồng tình được với nhau về bản thông cáo".

Việt Nam và 40 chiếc xe sang Maserati

Hôm thứ Sáu 16/11/2018, thủ tướng Papua New Guinea, ông Peter O’Neil chừng như muốn nhắc nhở các vị khách mời về các quy định thương mại quốc tế. Ông nhấn mạnh : "Các nền kinh tế nhỏ nhất, những quốc gia như Papua New Guinea rất trông cậy vào thương mại quốc tế, đặc biệt là việc tôn trọng các quy định WTO".

Chương trình chính thức của hội nghị gồm các vấn đề hội nhập kinh tế trong khu vực, và cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật số. Nhưng chương trình nghị sự đã bị lu mờ chỉ vì hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên được tổ chức tại một thành phố nổi tiếng là tội phạm hoành hành, các băng đảng được biết dưới tên gọi "raskol" ngự trị với luật pháp do chúng đặt ra.

Vì vấn đề an ninh cũng như hậu cần, các đại biểu và phóng viên phải lênh đênh trên ba chiếc tàu, do nước Úc láng giềng cho mượn trong dịp này. Một phần nhiệm vụ giữ an ninh cho thượng đỉnh được giao phó cho các quân đội nước ngoài. Úc điều đến 1.500 quân nhân, trong đó có lực lượng đặc biệt, phi cơ tiêm kích và chiến hạm.

Việc chuẩn bị cho thượng đỉnh được đánh dấu bởi các tranh cãi về việc chính quyền Papua New Guinea mua 40 chiếc xe sang Maserati cho các lãnh đạo APEC sử dụng, trong khi các bệnh viện thường xuyên thiếu thuốc men và phân nửa dân số thủ đô sống trong những căn nhà ổ chuột.

Bị chất vấn về món đầu tư này, ông O’Neil không giấu được sự bực tức. Ông nói với báo chí : "Quý vị có đặt ra cùng một câu hỏi như vậy với Việt Nam hay không, khi Hà Nội mua 400 chiếc Audi ? Hội nghị thượng đỉnh này là dịp để giới doanh nhân ý thức được về tiềm năng của Papua New Guinea".

Thụy My

Quay lại trang chủ
Read 532 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)