Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quốc tế

03/03/2017

Chính quyền Donald Trump bối rối về hành tung của Bộ trưởng tư pháp Jeff Sessions

tổng hợp

Jeff Sessions tự loại mình khỏi điều tra về liên hệ Nga (BBC, 03/03/2017)

Bas du formulaire

jeff1

Jeff Sessions cho biết ông đã không nói dối trong phiên điều trần phê chuẩn hồi tháng 1/2017

Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Jeff Sessions do sức ép phải tự loại mình khỏi cuộc điều tra của FBI về cáo buộc Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ.

Sessions cho biết ông đã không nói dối trong phiên điều trần phê chuẩn hồi tháng 1/2017 rằng ông "không trao đổi thông tin với người Nga".

Nhưng các thành viên đảng Dân chủ đang đòi ông từ chức sau khi có tin ông đã gặp đại sứ Nga trong chiến dịch tranh cử năm ngoái.

Những cáo buộc về sự can thiệp của điện Kremlin đeo bám Tổng thống Donald Trump.

"Tôi quyết định tự loại mình ra khỏi bất kỳ cuộc điều tra trong hiện tại hoặc tương lai về những vấn đề liên quan đến chiến dịch tranh cử", thông cáo của ông Sessions cho biết.

Trong cuộc họp báo tại Bộ Tư pháp ở Washington DC, ông cho biết câu trả lời của ông tại buổi điều trần là "trung thực và chính xác như tôi hiểu câu hỏi tại thời điểm đó".

Ông Sessions bị cáo buộc gì ?

Trong phiên điều trần tại Thượng viện hôm 10/1, có một câu hỏi cho ông Sessions : "Nếu có bất kỳ bằng chứng rằng bất cứ ai liên quan đến chiến dịch của Trump liên lạc với chính phủ Nga, trong quá trình tranh cử, ông sẽ làm gì ?"

Ông Sessions trả lời : "Tôi không biết về bất kỳ hoạt động nào như vậy. Một vài lần tôi được gọi là người đại diện phát biểu trong chiến dịch đó và tôi không có trao đổi nào với người Nga, và tôi không thể bình luận về việc này".

jeff2

Đại sứ Nga Sergei Kislyak là trung tâm của vụ bê bối khiến ông Mike Flynn từ chức

Tuy nhiên, sau đó có tin ông Sessions và Đại sứ Nga tại Mỹ Sergei Kislyak, có cuộc nói chuyện riêng tại văn phòng ông Sessions "hồi tháng 9/2016 và cũng từng gặp nhau tại cuộc họp bên lề Đại hội toàn quốc đảng Cộng hòa hồi tháng 7/2016.

Cựu thượng nghị sĩ Alabama có cuộc họp với hơn 25 đại sứ.

Cuộc họp của ông với ông Kislyak diễn ra tại thời điểm ông đóng vai trò nổi bật trong chiến dịch của ông Trump - người phát ngôn - và bối cảnh có những tin đồn ngày càng tăng về Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ.

Đại sứ Kislyak là nhân vật trung tâm trong vụ Cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn phải từ chức.

Ông Flynn bị sa thải hồi tháng trước sau khi bị phát giác lừa dối Nhà Trắng về những cuộc trao đổi với nhà ngoại giao Moscow.

Ông nói gì về cuộc gặp đại sứ Nga ?

Tại cuộc họp báo hôm 2/3, Sessions cho biết ông đã trao đổi với đại sứ Nga với tư cách thượng nghị sĩ Mỹ chứ không phải người đại diện của ông Trump.

Ông nói : "Tôi chưa bao giờ họp với phái viên hoặc trung gian của Nga về chiến dịch Trump".

Ông Sessions nói rằng trong cuộc trao đổi với đại sứ Nga, ông nói với ông Kislyak rằng mình từng đến Nga cùng một nhóm công giáo năm 1991.

Ông Sessions cho biết họ trao đổi về chủ nghĩa khủng bố và sau đó "tự dưng đề cập đến chủ đề Ukraina".

Bộ Tư pháp Mỹ cho biết khi gặp ông Kislyak, ông Sessions lấy tư cách thành viên Ủy ban Quân vụ Thượng viện.

Thường thì các thành viên Ủy ban Đối ngoại Thượng viện mới tiếp xúc các đại sứ chứ không phải người của Ủy ban Quân vụ.

**********************

Ngoại trưởng Nga lên tiếng vụ bộ trưởng Mỹ bị đòi từ chức (VOA, 04/03/2017)

jeff3

Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ Jeff Sessions

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã lên tiếng về những tranh cãi xung quanh vic B trưởng Tư pháp Hoa Kỳ Jeff Sessions gp g vi Đi s Nga Washington trong thi gian din ra chiến dch tranh c tng thng M.

Hôm thứ Năm B trưởng Tư pháp Hoa Kỳ Jeff Sessions đã t mình rút khi các cuc điu tra liên bang về cáo buc Nga can thip vào cuc bu c tng thng M năm 2016 sau khi có tin nói gp g Đi s Nga Sergei Kislyak trước cuc bu c, nhưng ông không tiết l các thông tin này trong cuc điu trn chun thun Thượng vin.

Thứ Sáu, ông Lavrov trong cuộc hp báo ti Moscow đã lp li phát biu ca Tng thng Hoa Kỳ Donald Trump rng chuyn tranh cãi này là mt "âm mưu sách nhiu".

Ông Lavrov nói :

"Các vị đi s được b nhim đ tăng cường quan h vi các nước và n lc đó được tr giúp qua các cuc gp g, hi đàm, tiếp xúc vi đi din chính thc ca ngành hành pháp đương quyn, cũng như các thành viên quc hi, các nhà lãnh đo dân s, các t chc phi chính ph. Và thc tế đó chưa bao gi b ai thách thc. Các mng truyn thông hôm nay nói rng "đó là một trò sách nhiu".

Ông Lavorov bày tỏ ngc nhiên v v tranh cãi này, và nói rng v này nhc ông nh đến thi kỳ McCarthy vào nhng năm 1950 "mà tt c chúng ta nghĩ là đã qua lâu ri".

Câu hỏi vn chưa có li đáp liu ông Sessions có bàn v chiến dịch tranh c vi đi s Nga hay không. Mt s nhà lp pháp ca c hai đng đu yêu cu ông Sessions t rút khi các cuc điu tra có liên quan, trong khi mt s đng viên Dân ch nói rng ông nên t chc, vì h cáo buc ông nói di khi tuyên th nhm chc.

Hôm Thứ năm, Tng thng Donald Trump nói rng ông không nghĩ ông Sessions nên rút lui. Trong mt tweet, ông Trump nói B Trưởng Tư pháp ca ông là người trung thc, người l ra nên trình bày mt cách chính xác hơn lúc điu trn.

********************

Liên hệ với Nga : Bộ trưởng Tư Pháp Mỹ từ bỏ vai trò giám sát điều tra (RFI, 03/03/2017)

jeff4

Bộ trưởng Tư Pháp Mỹ Jeff Sessions tại một cuộc họp báo ở trụ sở bộ Tư Pháp, Washington, ngày 02/03/2017. REUTERS/Yuri Gripas

Chiều 02/03/2017, bộ trưởng Tư Pháp Jeff Sessions, một cố vấn rất thân cận của tân tổng thống Mỹ, đã buộc phải rút khỏi vai trò giám sát cuộc điều tra về các quan hệ giữa ê kíp tranh cử của ứng cử viên tổng thống Donald Trump với quan chức Nga năm 2016, trước khi bầu cử diễn ra. Bộ trưởng Jeff Sessions đã phải thừa nhận hai lần liên hệ trực tiếp với đại sứ Nga tại Washington trong thời gian tranh cử, với tư cách thượng nghị sĩ.

Đây là điều mà viên cố vấn này từng bác bỏ trong một phiên điều trần trước Thượng Viện. Các cơ quan tình báo Mỹ nghi ngờ Moskva can thiệp vào quá trình tranh cử để giúp ông Donald Trump đắc cử tổng thống.

Thông tín viên Grégoire Pourtier tường trình từ New York :

"Ông Jeff Sessions đặc biệt không muốn việc rút khỏi vai trò giám sát cuộc điều tra bị coi là một lời thú tội. Thế nhưng, trên thực tế, tân bộ trưởng Tư Pháp không thể tiếp tục vai trò giám sát một cuộc điều tra, mà trong đó chính ông trở thành đối tượng bị tình nghi. 

Tuy nhiên, chỉ một giờ trước đó, Donald Trump đã tuyên bố với các nhà báo là vẫn tiếp tục tin tưởng vào viên bộ trưởng, và tỏ vẻ bình thản khi khẳng định bộ trưởng Tư Pháp không cần thiết phải giữ khoảng cách với các điều tra đang tiến hành. 

Như vậy, tổng thống Mỹ đã ủng hộ các luận điểm bào chữa của viên cố vấn thân cận, từng cam đoan trước Thượng Viện là rất thành khẩn trong việc này, nhưng cũng chính ông đã che giấu Thượng Viện về các cuộc trao đổi với đại sứ Nga hồi tháng 7 và tháng 9 năm 2016. 

Giờ đây, việc ông Jeff Sessions khẳng định hành động với tư cách là thượng nghị sĩ, thành viên Ủy Ban Quân Lực, và vì vậy các thảo luận không liên quan đến cuộc tranh cử tổng thống, rõ ràng là không đủ. 

Cáo buộc Nga can dự vào cuộc tranh cử là quá nghiêm trọng, đến mức mà cuộc điều tra cần phải được tiến hành một cách hết sức công minh và khách quan. Áp lực gia tăng trong suốt ngày hôm qua (02/03). 

Nếu như phe đối lập Dân Chủ thẳng thừng đòi bộ trưởng Tư Pháp phải từ chức, hoặc bị cách chức, thì một số dân biểu Cộng Hòa cũng muốn ông Jeff Sessions phải rút ra khỏi cuộc điều tra, điều mà chính bộ trưởng Tư Pháp đã làm, gần 24 giờ sau khi vụ việc bị phát giác".

Vẫn liên quan đến quan hệ giữa tân tổng thống Mỹ với Nga, ngày 02/03, thượng nghị sĩ Dân Chủ Sherrod Brown, thành viên Ủy Ban Ngân Hàng, gửi thư đến tân bộ trưởng Tài Chính yêu cầu tiến hành điều tra để xem liệu các đối tác kinh tế Nga của các công ty của tổng thống Trump và gia đình có vi phạm quy định của luật pháp Mỹ trong lĩnh vực trừng phạt Moskva và cuộc chiến chống khủng bố.

Trong lĩnh vực quân sự, theo AFP, tổng thống Mỹ Donald Trump muốn Hải Quân Mỹ có tổng cộng 12 tàu sân bay. Có nghĩa là tăng thêm hai chiếc so với hiện nay. Tàu sân bay thứ 11, mang tên Gerald Ford - với giá 12,9 tỉ đô la - dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong những tháng tới.

Trọng Thành

*************************

Mỹ : Ủy ban Tình báo sẽ điều tra liên hệ giữa Trump với Nga (BBC, 02/03/2017)

Bas du formulaire

jeff5

Những người chỉ trích Trump chế giễu mối quan hệ của ông với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Ủy ban Tình báo của Thượng viện Hoa Kỳ đồng ý mở cuộc điều tra cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ năm ngoái.

Cuộc điều tra sẽ rà soát những mối liên lạc giữa chiến dịch tranh cử của Donald Trump và Moscow, các thành viên Ủy ban xác nhận.

Đến nay, các thượng nghị sĩ Cộng hòa miễn cưỡng đồng ý với yêu cầu mở cuộc điều tra từ đảng Dân chủ.

Nhà Trắng phủ nhận bất kỳ hành vi sai trái trong chiến dịch tranh cử.

FBI và Ủy ban Tình báo cũng đang xem xét cáo buộc Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ.

Thông cáo của Ủy ban này cho biết chủ tịch Ủy ban Devin Nunes, và Dân biểu Adam Schiff đã nhất trí về cuộc điều tra.

Cuộc điều tra nhằm tìm kiếm lời đáp cho các câu hỏi sau :

  • Hoạt động mạng của Nga có nhằm chống lại Hoa Kỳ và đồng minh ?
  • Chính phủ Hoa Kỳ có phản ứng gì trước những liên hệ của cơ quan an ninh Nga với chiến dịch tranh cử Mỹ ?
  • Mỹ cần làm gì để bảo vệ chính mình và các đồng minh trong tương lai ?
  • Việc rò rỉ những thông tin mật có liên quan đến đánh giá của cộng đồng tình báo về các vấn đề này ?

Tổng thống Trump liên tục bị đặt câu hỏi về mối liên hệ giữa các cố vấn của ông với Moscow từ chiến dịch tranh cử. Nhà Trắng kiên quyết phủ nhận những cáo buộc.

AP tường thuật rằng các luật sư của Nhà Trắng hôm 28/2 chỉ thị các nhân viên tại đây cất giấu những tài liệu có thể liên quan đến sự can thiệp của Nga vào bầu cử Mỹ.

Tuần trước, Chuck Schumer, Lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện cho biết : "Có mối quan ngại thực sự rằng một số người trong chính quyền có thể đang cố che đậy mối liên hệ với Nga bằng cách xóa các email, văn bản và hồ sơ có thể đem lại manh mối về vụ này".

Cộng đồng tình báo Mỹ kết luận rằng cáo buộc tin tặc Nga tấn công dữ liệu của các tổ chức Dân chủ được tiến hành nhằm giúp ông Trump đánh bại bà Hillary Clinton.

Cố vấn An ninh Quốc gia Michael Flynn đã bị sa thải tháng trước sau khi ông bị phát hiện lừa dối Nhà Trắng về những cuộc trao đổi với Đại sứ Nga tại Mỹ.

*************************

Mỹ : Bộ trưởng Tư Pháp bị cáo giác che giấu liên hệ với Nga (RFI, 02/03/2017)

jeff6

Tổng thống Mỹ Donald Trump và bộ trưởng Tư Pháp Sessions tại Nhà Trắng. Ảnh ngày 09/02/2017. REUTERS/Kevin Lamarque

Thêm một thành viên của chính quyền Donald Trump, bộ trưởng Tư Pháp Jeff Sessions, bị báo chí phát giác có liên hệ với Nga trước bầu cử tổng thống Mỹ. Đảng Dân Chủ lên tiếng đòi ông Sessions phải từ chức.

Nhật báo Mỹ Washington Post tối qua, 01/03/2017, đưa tin ông Jeff Sessions khi còn là thượng nghị sĩ và đóng vai trò như là cố vấn cho ông Trump về chính sách đối ngoại trong chiến dịch vận động tranh cử, hồi tháng 7 và tháng 9 năm ngoái, đã có các cuộc tiếp xúc với đại sứ Nga tại Washington, ông Sergey Kislyak.

Trong lễ tuyên thệ nhậm chức bộ trưởng Tư Pháp hồi tháng Giêng năm nay tại Thượng Viện, ông Jeff Sessions đã tuyên bố ông "không có tiếp xúc nào với người Nga".

Trước các thông tin của báo Washington Post, ông Sessions đã khẳng định "không hề có cuộc tiếp xúc nào với quan chức Nga để bàn về chiến dịch tranh cử tổng thống".

Trong khi đó Nhà Trắng xác nhận ông Sessions có các cuộc gặp với đại sứ Nga, nhưng khẳng định không có gì đáng nói, vì khi đó ông Jeff Session đã tiếp xúc trên cương vị thành viên của Ủy Ban Quân Lực Thượng Viện.

Ngay sau khi có phát giác của Washington Post, các dân biểu đảng Dân Chủ đã yêu cầu Quốc Hội chỉ định một nhà điều tra độc lập để làm sáng tỏ những nghi ngờ Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2016 và các mối liên hệ có thể có, của các thành viên chính quyền Trump với người Nga.

Chủ tịch phe Dân Chủ tại Hạ Viện, bà Nancy Pelosi còn lên tiếng đòi bộ trưởng Jeff Sessions từ chức vì đã dối trá ngay trong lễ tuyên thệ nhậm chức trước Quốc Hội về mối quan hệ với Nga.

Hồi tháng Hai vừa rồi, ông Michael Flynn, cố vấn An Ninh của tổng thống Trump đã phải từ chức sau khi bị báo chí phát giác có các cuộc thảo luận với đại sứ Nga tại Washington trong lúc tổng thống Barack Obama đang đương chức và vừa ban bố trừng phạt Nga vì những cáo buộc Moskva can dự vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Trước đó, nhiều hãng truyền thông Mỹ, trong đó có báo New York Times, đã khẳng định, tuy không đưa ra bằng chứng cụ thể, rằng các quan chức vận động tranh cử cho Donald Trump đã liên hệ với giới chức tình báo Nga trước ngày bầu cử tổng thống hôm 08/11/2016.

Theo tình báo Mỹ, các cuộc tiếp xúc có thể đã diễn ra vào thời điểm Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ với mục đích hạ uy tín của ứng viên Dân Chủ Hillary Clinton.

Chính quyền Trump cũng như Moskva đều bác bỏ các thông tin cáo buộc trên.

Anh Vũ

*********************

Ngoại giao Mỹ bị "lu mờ" dưới thời Donald Trump ? (RFI, 02/03/2017)

jeff8

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson (T) và đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị bên lề cuộc họp G20 tại Bonn, Đức. Ảnh ngày 17/02/2017. © REUTERS/Brendan Smialowski/Pool

Một ngoại trưởng vô hình. Một bộ Ngoại Giao bị xem nhẹ và bị đe dọa cắt giảm mất 1/3 ngân sách. Lãnh đạo kém năng lực. Chưa bao giờ ngành ngoại giao Mỹ lại thảm hại như lúc này.

Ai cũng biết rằng ngoại trưởng và bộ Ngoại Giao cùng với các đại sứ và tổng lãnh sự là những bộ phận thực thi các chính sách đối ngoại do Nhà Trắng và Hội Đồng An Ninh Quốc Gia NSC vạch ra. Nhưng việc ông Donald Trump thông báo tăng 9% ngân sách quốc phòng, bù lại cắt giảm ngân sách nhiều ban bệ, trong đó có bộ Ngoại giao và nguồn tài trợ quốc tế thông qua Cơ Quan Hỗ Trợ Phát Triển USAID, trực thuộc bộ Ngoại Giao, đang khiến các quan chức và giới ngoại giao Mỹ hiện nay lo lắng.

Tại Washington hiện đang lan truyền những đồn đãi về một kế hoạch cắt giảm đến 37% trên khoản ngân sách hằng năm là 50 tỷ đô la của bộ Ngoại Giao. Tuy đề xuất ngân sách cho năm 2018 này còn phải được Quốc Hội thông qua, nhưng con số đề xuất đã gây "chấn động" tại Washington, kể cả những chính khách thuộc phe Cộng Hòa ủng hộ ông Trump.

Theo họ, cắt giảm ngân sách của bộ Ngoại Giao và USAID "có lẽ sẽ là một thảm họa", vì "nguồn hỗ trợ quốc tế chiếm chưa tới 1% ngân sách nhưng rất cần thiết cho an ninh quốc gia", giúp "ngăn chặn các cuộc xung đột".

Thế nhưng, theo AFP, sự "mờ nhạt" đó của bộ Ngoại Giao Mỹ có lẽ cũng bắt đầu từ ngày 01/02/2017, ngày ông Rex Tillerson chính thức trở thành lãnh đạo thứ 69 của ngành ngoại giao Hoa Kỳ. Ngay từ ngày đó, nhiều tiếng xầm xì đã lan truyền khắp các hành lang cho rằng mọi việc có lẽ sẽ trái ngược hẳn với người tiền nhiệm John Kerry.

Nếu so về mặt tính cách, cựu lãnh đạo tập đoàn dầu khí ExxonMobil lại là một người rất kín tiếng so với một John Kerry tuy diễn giải dài dòng, nhưng rất chuyên nghiệp và có giao tiếp rộng với báo giới. Trong vòng một tháng, tân ngoại trưởng Mỹ chỉ phát biểu có ba lần trước công chúng, nhưng lại không nêu bật được các ưu tiên trong chính sách ngoại giao của mình.

Tại Mexico, ôngTillerson lại tỏ vẻ không mấy lưu loát khi nói về cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước và có vẻ như bị đồng nghiệp là bộ trưởng An Ninh Nội Địa John Kelly "lấn lướt". Các cuộc đối thoại của ông với các đồng nhiệm nước ngoài chỉ hạn chế trong vài cái bắt tay, vài phép xã giao và các thông cáo báo chí. Nếu như trước đây, mỗi ngày phải có đến hàng chục các cuộc tiếp xúc thì giờ như nước nhỏ giọt.

Hơn nữa, không giống như tất cả những lần trước mỗi khi có sự thay đổi chính quyền tại Washington, lần này, thời hạn bổ nhiệm các vị trí ngoại giao bị khuyết kéo dài một cách không bình thường. Rex Tillerson thậm chí còn bị mất một người cộng sự được cho là rất già dặn kinh nghiệm mà ông rất mong muốn giữ lại.

Một điểm bất thường khác được hãng tin Pháp để ý đến là sự biến mất của các cuộc họp báo ngắn mỗi ngày, được coi là hoạt động "thiêng liêng" của phát ngôn viên bộ Ngoại Giao từ hôm 19/02/2017 đến nay. Từ nhiều thập niên nay, cuộc họp báo này, vốn thường được phát trực tiếp trên các đài truyền hình, làm say mê các trang mạng xã hội, cho phép nền ngoại giao Hoa Kỳ nêu rõ các quan điểm của mình về các cuộc khủng hoảng trên toàn thế giới. Theo tiết lộ, thông lệ này sẽ được nối lại vào ngày 06/3 tới đây, nhưng rất có thể là sẽ không diễn ra mỗi ngày như trước nữa.

Nền ngoại giao Mỹ tương lai sẽ ra sao ? Phải chăng tầm ảnh hưởng của Hoa Kỳ trên thế giới đang có nguy cơ bị "lu mờ" dần dưới thời Donald Trump ?

Minh Anh

Quay lại trang chủ
Read 654 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)