Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quốc tế

30/11/2018

Hội nghị G20 2018 Argentina diễn ra trong không khí phức tạp

Tổng hợp

Sau APEC đến lượt G20 bị cuộc đọ sức Mỹ-Trung chi phối (RFI, 30/11/2018)

Thượng đỉnh G20 khai mạc vào hôm nay 30/11/2018 tại thủ đô Argentina, nhưng mọi người đang chờ đợi kết quả cuộc đàm phán giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị.

g201

Tổng thống Donald Trump phát biểu tại lễ ký hiệp định tự do mậu dịch Mỹ-Canada-Mexico, tại Buenos Aires, Argentina, ngày 30/11/2018 Reuters/Kevin Lamarque

Mong đợi của các nước là hai cường quốc đạt được một thỏa thuận nào đó để xuống thang tranh chấp thương mại, nhưng căn cứ vào các động thái gần đây nhất của tổng thống Mỹ, khả năng đó bị cho là khá xa vời.

Cuộc tiếp xúc giữa hai ông Trump và Tập vào ngày mai 01/12 rất quan trọng vì đây là lần đầu tiên mà lãnh đạo hai cường quốc kinh tế nhất và nhì thế giới gặp nhau, kể từ khi Washington áp đặt thuế quan trên 250 tỷ đô la hàng nhập từ Trung Quốc và Bắc Kinh đã trả đũa.

Trung Quốc từng hy vọng là có thể thuyết phục được ông Trump ngừng leo thang cuộc chiến, nhưng hy vọng này gần đây đã trở nên khá mong manh với một loạt tuyên bố cứng rắn của tổng thống Mỹ.

Chỉ vài ngày trước khi lên đường tham dự hội nghị thượng đỉnh ở Argentina, ôngTrump cho biết mức thuế quan hiện hành là 10% trên 200 tỷ đô la hàng nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tăng theo kế hoạch vào đầu năm tới, lên thành 25%.

Ông đồng thời đe dọa đánh thuế tiếp lên lượng hàng nhập khẩu còn lại từ Trung Quốc trị giá 267 tỷ đô la.

Và hôm qua, ngay trước khi lên máy bay qua Argentina, tổng thống Mỹ đã tuyên bố mập mờ với các phóng viên là chính Trung Quốc mới là bên tìm kiếm thỏa thuận với Mỹ, chứ ông "không biết là có nên thỏa thuận không".

Quan điểm cứng rắn của ông Trump đối với Trung Quốc còn thể hiện qua việc ông Navarro, cố vấn thương mại rất chống Trung Quốc của ông Trump, thoạt đầu không có tên trong bữa ăn tối mà tổng thống Mỹ khoản đãi ông Tập Cận Bình, sau cùng sẽ có mặt trong đoàn Mỹ.

Trong bối cảnh đó, rõ ràng nếu muốn thuyết phục Washington đừng tăng tỷ lệ thuế quan từ 10 lên 25% vào ngày 01/01/2019, ông Tập Cận Bình sẽ phải có những nhượng bộ đáng kể.

Trước mắt, Bắc Kinh vẫn duy trì một giọng điệu cứng rắn, cho thấy là họ không quỵ lụy Washington. Nhật báo Anh Ngữ China Daily, cơ quan ngôn luận đối ngoại của Bắc Kinh, hôm nay đã cho rằng Mỹ và Trung Quốc có thể đạt được thỏa thuận tại Áchentina, nhưng với điều kiện là Mỹ phải chừng mực trong đàm phán nhằm giảm nhiệt.

Quan điểm này từng được đại sứ Trung Quốc tại Washington nêu bật hôm thứ Ba vừa qua khi ông cho biết là Trung Quốc đến hội nghị G20 với hy vọng đạt được một thỏa thuận với Mỹ, nhưng ông cũng cảnh báo về hậu quả nghiêm trọng nếu các "thành phần cứng rắn" tại Mỹ cứ chia rẽ hai nước.

Theo ông Thôi Thiên Khải, Trung Quốc và Mỹ có trách nhiệm hợp tác với nhau vì lợi ích của nền kinh tế toàn cầu.

Trong bối cảnh kể trên, giới chuyên gia phân tích không mấy lạc quan về triển vọng thỏa thuận Mỹ-Trung tại G20.

Theo chuyên gia Julian Evans-Pritchard thuộc hãng tham vấn Capital Economics : "Kịch bản nhiều khả năng nhất là ông Tập Cận Bình không nhượng bộ đủ, do đó cuộc họp ở G20 sẽ không có kết quả".

Cùng phân tích như trên, bà Valérie Mercer-Blackman, chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân Hàng Phát Triển Châu Á cho rằng "Mỹ và Trung Quốc vẫn còn cách xa nhau trong các vấn đề dẫn đến tranh chấp thương mại. Vì vậy, chúng tôi không quá lạc quan".

Theo chuyên gia này, "bất đồng hai bên đã sâu sắc đến mức không đồng ý được với nhau tại cuộc họp APEC... Từ đó đến nay, hai bên dường như không có thêm đề xuất cụ thể nào để hóa giải". Do vậy, khả năng hai ông Trump, Tập thỏa thuận được với nhau ở G20 là điều khó thể tưởng tượng.

Trọng Nghĩa

********************

Hội nghị G20 khai mạc trong bối cảnh bất đồng thương mại và khí hậu (RFI, 30/11/2018)

Các lãnh đạo nhóm G20, đại diện cho các cường quốc công nghiệp và hàng đầu trên thế giới và các nước đang vươn lên, đã tề tựu về Buenos Aires, thủ đô Argentina, để tham gia hội nghị thượng đỉnh khai mạc ngày hôm nay 30/11/2018.

g202

Tổng thống Argentina, Mauricio Macri (P) tiếp đồng nhiệm Mỹ, Donald Trump đến dự thượng đỉnh G20 tại Buenos Aires, ngày 30/11/2018. Reuters/Kevin Lamarque

Trong hai ngày, lãnh đạo các nước sẽ thảo luận nhiều hồ sơ quan trọng trong đó quan trọng nhất là vấn đề thương mại thế giới cũng như hồ sơ khí hậu. Theo giới phân tích, các cuộc thảo luận sẽ rất căng thẳng do các bất đồng quan điểm giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc, và không loại trừ khả năng thượng đỉnh G20 không ra được thông cáo chung.

Hãng tin Anh Reuters nhận định tranh chấp thương mại gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc, xuất phát từ chủ trương bảo hộ mậu dịch của tổng thống Mỹ Donald Trump, sẽ là chủ đề bao trùm hội nghị lần này.

Bên cạnh đó, hồ sơ khí hậu, với những biện pháp cần thiết để đấu tranh hiệu quả chống hiện tượng trái đất bị hâm nóng cũng sẽ gây căng thẳng giữa các phái đoàn, nhất là giữa tổng thống Mỹ Donald Trump, một người không tin vào việc khí hậu bị hâm nóng, với tổng thống Pháp Emmanuel Macron, nước chủ trương thúc đẩy việc bảo vệ trái đất, chống lại những tác hại đối với môi trường.

Theo đặc phái viên RFI Véronique Rigolet tại Buenos Aires, tổng thống Pháp sẽ có cuộc họp hôm nay với các lãnh đạo Châu Âu trong nhóm G20 để bảo vệ quan điểm của Paris trên các vấn đề thương mại và khí hậu. Một nhà ngoại giao Pháp khẳng định rằng tổng thống Pháp sẵn sàng liên kết các đồng minh thành một khối 17, 18, thậm chí 19 thành viên để đối đầu với Mỹ trên các hồ sơ này.

Ngoài hai hồ sơ lớn trên, các vấn đề địa chính trị như cuộc chiến tại Yemen, hậu quả của vụ nhà báo Saudi Arabia Jamal Khashoggi bị giết hại, cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine vừa bùng lên, cũng sẽ được bàn thảo trong vô số các cuộc gặp song phương.

Lập trường khác biệt giữa các nước có nguy cơ làm cho hội nghị thất bại, vì cho đến hôm nay, các nước vẫn còn tranh cãi với nhau về nội dung bản thông cáo chung. Khả năng không ra được thông cáo chung như tại Thượng đỉnh APEC mới đây, hay bất đồng lộ rõ giữa Mỹ và các nước khác như ở thượng đỉnh G7 tại Canada tháng 6/2018 không thể loại trừ.

Trọng Nghĩa

******************

G20 : Donald Trump lại hủy cuộc gặp Vladimir Putin (RFI, 30/11/2018)

Vài giờ trước lễ khai mạc thượng đỉnh G20 tại Argentina, tổng thống Mỹ bất ngờ hủy cuộc họp song phương với đồng nhiệm Nga, dự kiến vào ngày 01/11/2018 mà không báo trước.

g203

Tổng thống Mỹ Donald Trump, nói chuyện với các nhà báo trước khi lên đường sang Argentina dự G20, Washington DC, ngày 29/11/2018 - Reuters/Jim Young

Donald Trump trách Vladimir Putin không trao trả ba tàu quân sự và các thủy thủ Ukraine bị bắt sau vụ va chạm tại eo biển Kertch. Thế mà chỉ một giờ trước đó, chủ nhân Nhà Trắng còn tuyên bố cuộc gặp này là cơ hội tốt.

Theo AFP, tổng thống Donald Trump thường xuyên có thái độ tiền hậu bất nhất và luôn bị chỉ trích gay gắt. Tuy nhiên, lần này có nhiều ý kiến hài lòng hơn là phản đối. Cựu trợ lý ngoại trưởng Mỹ Nicholas Burns cho rằng "đây là một quyết định tốt, một thông điệp cứng rắn đối với Putin". Truyền thông Mỹ thấy một lý do khác.

Từ San Francisco, thông tín viên Eric de Salve tường thuật :

Thông báo trên Twitter quyết định hủy bỏ cuộc gặp tổng thống Nga ít ra cũng đã gây ngạc nhiên. Bởi vì, chỉ mới một giờ trước đó, khi trả lời câu hỏi của một phóng viên, ông Donald Trump còn tỏ ra vui thích về cuộc gặp gỡ song phương này, dự trù vào thứ Bảy 01 tháng 11 tại Argentina mà ông cho là "đúng lúc", bên lề thượng đỉnh G20.

Theo nhận định của đài CNN (đối lập với chủ nhân Nhà Trắng), quyết định thay đổi bất ngờ này chắc chắn là để đánh lạc hướng giới truyền thông sau khi luật sư cũ của Donald Trump nhìn nhận đã khai gian trong cuộc điều trần tại Thượng Viện. Thật vậy, trước toà án New York, luật sư Michael Cohen đã thú nhận ông nói dối để bảo vệ thân chủ Donald Trump trong khuôn khổ cuộc điều tra về nghi án ban tham mưu vận động tranh cử của nhà tỷ phú có thông đồng với Nga.

Nhưng tổng thống Donald Trump giải thích khác. Ông cho là căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine trong vùng biển Azov là nguyên nhân buộc ông cho tổng thống Nga "leo cây" : "Nga chưa trả các tàu chiến và thủy thủ lại cho Ukraine. Do vậy, tôi quyết định tốt hơn hết là hai bên (Mỹ-Nga) nên hủy cuộc gặp".

Quyết định này ngay lập tức được tổng thống Ukraine Petro Porochenko khen ngợi "là hành động của những nhà lãnh đạo lớn".

Matxcơva tỏ ý "lấy làm tiếc" về quyết định của tổng thống Mỹ, theo thông báo của điện Kremlin, được hãng thông tấn TASS loan tải.

Tú Anh

*******************

Điện Kremlin : Hai ông Putin, Trump sẽ gặp nhau bên lề G20 (VOA, 30/11/2018)

Các nhà chức trách Nga cho biết hôm th Sáu, 30/11, rng ông Vladimir Putin s có mt cuc hp ngn vi Tng thng M Donald Trump ti hi ngh thượng đnh G20 Buenos Aires, Argentina.

g204

Tổng thống Mỹ Trump và đệ nhất phu nhân đến Buenos Aires, Argentina, hôm 29/11/2018

"Không có cuộc hp bên l trong kế hoch", là câu tr li duy nht t mt quan chc Tòa Bch c khi được hi v vic mt phát ngôn viên ca đin Kremlin nói rng s có mt cuc hp "ngu nhiên" bên l G20. Tuy nhiên, câu trả li ca Hoa Kỳ li đ ng kh năng thc ra có l s có mt cuc gp g đt xut.

Hôm 29/11, Tổng thng Trump nói ông hy b cuc hp theo kế hoch ca mình vi lãnh đo Nga sau khi Nga bt gi 3 tàu Ukraine và các thy th ca h vùng Bin Đen.

"Căn cứ vào thc tế là các tàu và thy th chưa được Nga trao tr cho Ukraine, tôi đã quyết đnh rng điu tt nht cho tt c các bên liên quan là hy cuc hp đã được lên lch trước đó ca tôi Argentina...", ông Trump đăng lên Twitter khi trên Không lực 1 trên đường đến Buenos Aires hôm 29/11.

Việc hy b được công b vài gi sau khi các công t viên M cho hay rng cu lut sư ca Tng thng Trump, ông Michael Cohen, tha nhn đã nói di quc hi M v mt tha thun bt đng sn ca ông Trump Nga. Thông báo này cho thấy công t viên đc bit đang tp trung sát sao hơn vào nhng trao đi thông tin ca ông Trump, khi đó là ng c viên tng thng, vi các quan chc Nga trong chiến dch tranh c tng thng năm 2016.

**************

Chiến tranh thương mại : Ván bài lớn tại G20 (BBC, 30/11/2018)

Căng thẳng dâng cao tại hội nghị thượng đỉnh G20 trong tuần này, nơi Tổng thống Trump dự kiến sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

g205

Ông Tập Cận Bình và ông Donald Trump cùng phu nhân tại Bắc Kinh năm 2017

Hy vọng hội nghị có thể mở đường cho một thỏa thuận thương mại giữa hai nước đã bị suy yếu bởi những đe dọa mới đây của ông Trump.

Chỉ vài ngày trước khi hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra ở Argentina, ông Trump cho biết mức thuế hiện hành đánh trên 200 tỷ đô la hàng nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tăng theo kế hoạch.

Ông cũng đe dọa đánh thêm thuế lên các mặt hàng nhập khẩu khác của Trung Quốc trị giá 267 tỷ đô la.

Sau đó, ngay trước khi bay tới Argentina, ông Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng rằng trong khi Trung Quốc quan tâm đến việc đạt được thỏa thuận, "Tôi không biết tôi có muốn làm điều đó hay không" và "Tôi thích thỏa thuận hiện tại của chúng tôi".

Bối cảnh này có thể tạo tình trạng leo thang cuộc chiến thương mại giữa hai quốc gia.

Có thể đạt được gì sau hội nghị ?

Tổng thống Trump đã khởi đầu sự mâu thuẫn với Trung Quốc đầu năm nay, cáo buộc nước này thực hiện các hành vi thương mại "không công bằng" và trộm cắp tài sản trí tuệ.

Hoa Kỳ đã đánh thuế tổng cộng 250 tỷ đôla lên hàng hóa Trung Quốc kể từ tháng Bảy, và Trung Quốc đã trả đũa bằng cách áp thuế trên 110 tỷ đôla hàng hóa Mỹ.

Trung Quốc đã tấn công Hoa Kỳ với mức thuế 3 tỷ đô la trong tháng Tư, để trả đũa thuế quan của Mỹ trên mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu toàn cầu.

Ông Trump đã đưa ra một tia hy vọng hồi đầu tháng này, khi nói ông nghĩ rằng Mỹ có thể đạt được một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.

Nhưng chỉ vài ngày trước khi hội nghị thượng đỉnh, ông Trump dội gáo nước lạnh vào sự lạc quan này.

g206

Ông Tập Cận Bình có thể sẽ 'không nhượng bộ đủ đối với Trump', và do đó không có gì nhiều đạt được từ G20, theo nhận định của chuyên gia kinh tế

Tổng thống Trump nói với tờ Wall Street Journal rằng ông dự kiến sẽ tiếp tục kế hoạch tăng thuế trên 200 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc - được đưa ra lần đầu tiên vào tháng Chín - lên 25% (tăng từ 10%) bắt đầu từ tháng 1/2019.

Ông Trump cũng nói rằng nếu các cuộc đàm phán không thành công, ông sẽ thực hiện lời đe dọa đánh thuế lên 267 tỷ đôla hàng hóa xuất khẩu còn lại hàng năm của Trung Quốc sang Hoa Kỳ với mức thuế 10-25%.

Chính quyền Trump gần đây cũng cáo buộc Trung Quốc không thay đổi hành vi thương mại "không lành mạnh".

"Tôi nghĩ rằng kịch bản có khả năng nhất là Tập Cận Bình không nhượng bộ đủ đối với Trump, và do đó không đạt được gì nhiều từ G20", Julian Evans-Pritchard từ Capital Economics nói.

Các hội nghị gần đây cũng không báo trước điều gì tốt đẹp cho một quyết định nào ở G20.

Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) gần đây kết thúc mà không có tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo vì chia rẽ Mỹ-Trung Quốc do chiến tranh thương mại.

Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Canada vào tháng Sáu đã kết thúc trong tình trạng hỗn loạn khi Trump rút lại sự tán thành của ông về tuyên bố chung.

Valerie Mercer-Blackman, chuyên gia kinh tế cấp cao của Ngân hàng Phát triển Châu Á cho biết : "Tôi cho rằng rất không may là giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn còn khoảng cách rất xa trong các vấn đề đằng sau xung đột thương mại".

"Việc không đưa ra được thỏa thuận chung tại APEC cũng cho thấy có khoảng cách khá lớn giữa hai bên, và dường như không có đề xuất cụ thể nào được bàn thảo để chấm dứt sự bế tắc".

Ván bài lớn tới cỡ nào ?

Ông Evans-Pritchard nói : "Nếu cuộc họp không đưa ra một thỏa thuận đình chiến thì Mỹ sẽ tăng thuế xuất [đánh lên 200 tỷ đôla hàng hóa hiện tại của Trung Quốc] vào tháng Một và việc mở rộng thêm thuế quan là rất có thể".

Ông Michael Hirson, giám đốc khu vực Châu Á của Eurasia Group cho biết, việc tăng thuế suất sẽ khiến nhiều công ty đa quốc gia đẩy mạnh kế hoạch chuyển chuỗi cung ứng của họ khỏi Trung Quốc, trong khi thuế nhập khẩu bổ sung đánh lên hàng Trung Quốc sẽ đặt ra một "nguy cơ đáng kể về kinh tế và chính trị" cho Trump.

"Hàng hóa Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng. Các gia đình Mỹ, đặc biệt là những người có thu nhập thấp hơn, sẽ cảm thấy tác động nhiều hơn lần này so với các gói thuế quan được áp dụng trước đó".

******************

Argentina đón tiếp thượng đỉnh G20 trong khủng hoảng kinh tế (RFI, 29/11/2018)

Lần đầu tiên trong lịch sử, Argentina đón tiếp nguyên thủ các cường quốc G20 trong hai ngày 30/11 và 01/12/2018, trong lúc tình hình kinh tế suy sụp. Tổng thống trung hữu Mauricio Macri, sẽ tái ứng cử vào năm 2019, tuy uy tín đang xuống dốc, hy vọng sẽ tìm được sự ủng hộ trong dịp này.

g207

Một tấm áp-phích phản đối thượng đỉnh G20 ở Buenos Aires, Argentina. Juan MABROMATA / AFP

Thông tín viên Mounia Daoudi ở Buenos Aires gởi về bài tường trình :

"Nền kinh tế thứ ba Châu Mỹ la tinh đang rất tệ hại, cho đến nỗi buộc lòng phải kêu gọi đến sự trợ giúp của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), tuy tổ chức này bị Argentina căm ghét từ cuộc khủng hoảng năm 2001, và đã chấm dứt mọi liên hệ từ hơn 10 năm qua.

Hai cuộc khủng hoảng tiền tệ xảy ra chỉ trong vài tháng, với đồng peso đã bị mất đi phân nửa giá trị so với đồng đô la, đã khiến cho một nền kinh tế đang yếu ớt phải quỵ lụy.

Bản thân những con số nói lên tất cả. Suy thoái trong năm nay sẽ lên đến 2,6% ; lạm phát thì đã vượt quá 30%, gây thiệt hại nặng nề cho sức mua của người dân Argentina, vốn có đến 27% đang sống dưới ngưỡng nghèo khó. Và tình hình sẽ không cải thiện được với ngân sách khắc khổ vừa được thông qua. Đây là biện pháp duy nhất của tổng thống Mauricio Macri để có thể vay được của IMF 50 tỉ euro, nhằm ổn định nền kinh tế đất nước.

Thế nên tổng thống Argentina đang trong vị thế khó khăn khi đón tiếp các đồng nhiệm đến dự thượng đỉnh G20. Nếu hội nghị thành công, thì sẽ là một niềm an ủi nho nhỏ cho ông Macri, trước cuộc khủng hoảng trầm trọng đang diễn ra tại Argentina".

An ninh nghiêm ngặt tại G20

Đất nước này trở thành trung tâm chú ý : đón tiếp tổng thống Mỹ Donald Trump, đồng nhiệm Nga Vladimir Putin, tổng thống Pháp Emmanuel Macron, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Đoàn đại biểu Mỹ đến Buenos Aires lên đến 800 người, và Washington bố trí tại Uruguay, bên kia bờ sông Rio de la Plata 8 phi cơ, một hàng không mẫu hạm được điều đến Nam Đại Tây Dương. Tổng cộng có 15.000 khách đến Argentina, trong đó có 3.000 nhà báo.

Về mặt an ninh, Buenos Aires huy động lực lượng 24.000 người ; đóng cửa nhiều trạm xe điện ngầm và một sân bay, một phần thủ đô Argentina, nơi diễn ra hội nghị, được phong tỏa chặt chẽ.

Cuộc gặp giữa tổng thống Mỹ Donald Trump với đồng nhiệm Nga dự kiến vào trưa thứ Bảy 01/12, kéo dài khoảng một tiếng đồng hồ, nhưng theo tin giờ chót ông Trump đã hủy bỏ. Một cuộc gặp khác rất được chờ đợi là giữa Donald Trump với Tập Cận Bình, trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang gay gắt.

Thụy My

*****************

Tổng thống Mỹ sẽ cố đạt thỏa thuận với Trung Quốc bên lề hội nghị G20 (RFI, 28/11/2018)

Tổng thống Mỹ sẽ bay qua Argentina vào tối nay, 28/11/2018, nơi ông sẽ tham dự thượng đỉnh G20 vào cuối tuần này. Ông Trump đã dự kiến một loạt cuộc gặp song phương bên lề thượng đỉnh và sẽ ăn tối với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Theo cố vấn kinh tế của tổng thống Mỹ, một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc có thể đạt được trong dịp này.

g208

Tổng thống Mỹ Donald Trump chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh ngày 09/11/2017. Fred DUFOUR / AFP

Thông tín viên RFI tại Washington, Anne Corpet, cho biết thêm chi tiết :

"Lịch trình của tổng thống Mỹ ở Buenos Aires khá dầy đặc : Cho dù có sự cố Hải Quân Nga chặn giữ tàu quân sự Ukraine, ông Trump vẫn duy trì cuộc hẹn với tổng thống Nga Putin. Ông cũng sẽ có những cuộc gặp song phương với thủ tướng Đức, thủ tướng Nhật, gặp các lãnh đạo Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc.

Tuy nhiên, cuộc gặp được chờ đợi nhất là với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ông Trump sẽ ăn tối với ông Tập để cố giải quyết tranh chấp thương mại hai bên.

Cố vấn kinh tế của Nhà Trắng Larry Kudlow giải thích : "Nếu Trung Quốc đến bàn đàm phán, hay đúng hơn là đến bàn ăn tối đó, với những ý tưởng mới, một thái độ mới, ý muốn hợp tác, thì tổng thống Trump cho rằng có nhiều cơ may đi đến thỏa thuận. Đây là một khả năng, nhưng chưa có gì là chắc chắn cả".

Để đạt một thỏa thuận mới, ôngDonald Trump muốn có những bảo đảm về tác quyền, về việc Bắc Kinh bãi bỏ hàng rào thuế quan và chấm dứt việc cưỡng ép chuyển giao công nghệ đối với các tập đoàn nước ngoài hoạt động ở Trung Quốc.

Trong trường hợp thất bại, cố vấn kinh tế Nhà Trắng cảnh báo : Mỹ sẽ gia tăng sức ép lên Bắc Kinh. Ông Donald Trump dọa áp thêm thuế trên 267 tỉ đô la hàng nhập của Trung Quốc vào Mỹ".

Mai Vân

Quay lại trang chủ
Read 496 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)