Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quốc tế

29/01/2019

Tình hình Venezuela : Tổng thống Maduro ngày càng cô lập

Tổng hợp

Hoa Kỳ cảnh cáo Maduro ‘không được đụng tới Guaido’ (BBC, 28/01/2019)

Hoa Kỳ cảnh báo Venezuela rằng bất kỳ đe dọa nào gửi đến các nhà ngoại giao Mỹ hoặc lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido sẽ kích hoạt những ''phản ứng quan trọng".

maduro1

Ông Maduro tham gia tập luyện cùng quân đội ở Carabobo hôm Chủ nhật

Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton nói rằng bất kỳ sự ''đe dọa'' nào sẽ là một ''công kích đối với pháp trị''

Lời cảnh báo của ông diễn ra vài ngày sau khi Hoa Kỳ và hơn 20 quốc gia khác công nhận ông Giaido là tổng thống lâm thời của Venezuela.

Trong khi đó, ông Guaido kêu gọi các cuộc biểu tình chống chính phủ từ người dân vào thứ tư và thứ bảy.

Guaido, chủ tịch Quốc hội đang do phe đối lập kiểm soát, tuyên bố mình là tống thống lâm thời vào ngày 23 tháng 1.

Khủng hoảng chính trị ở Venezuela ngày càng thêm căng thẳng khi phe đối lập tiếp tục nỗ lực để truất quyền Tổng thống Nicolas Maduro.

Ông Maduro đã tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai của mình vào đầu tháng này, một cuộc bầu cử bị tẩy chay bởi phe đối lập và bị cáo buộc gian lận phiếu bầu, dẫn đến các cuộc biểu tình.

maduro2

Nicolás Maduro (trái) và Juan Guaidó

Chủ nhật vừa qua, tùy viên quân sự của Venezuela ở Hoa Kỳ, Đại tá Jose Luis Silva đã đào thoát khỏi chính quyền Maduro, nói rằng ông công nhận Guaido là tổng thống.

Không lâu sau, ông Bolton đã lên Twitter để làm rõ lập trường của Washington, cảnh báo các bên về bất kỳ hình thức ''bạo lực và đe dọa'' nào.

Cũng trên Twitter, ông Guaido kêu gọi một cuộc biểu tình "ôn hòa" diễn ra trong hai giờ vào thứ tư, và một cuộc ''tập hợp trong và ngoài nước'' hôm thứ bảy.

Chuyện gì sẽ xảy ra ?

Một số quốc gia ở Châu Âu bao gồm Tây Ban Nha, Đức, Pháp và Anh nói rằng họ sẽ công nhận luôn ông Guaido là tổng thống nếu bầu cử không xảy ra trong tám ngày tiếp theo.

Tuy nhiên, ông Maduro đã từ chối, và cho rằng tối hậu thư cân phải được rút lại.

Ông Maduro cũng cho rằng ông sẵn sàng ''tham gia đối thoại'' với những bên phản đối ông. Ông nói rằng ông đã nhiều lần viết thư cho Tổng thống Trump, mặc dù ông nghĩ rằng Tổng thống Hoa Kỳ ''khinh thường chúng tôi''.

Ông Maduro chấm dứt quan hệ với Hoa Kỳ trong ngày thứ năm vừa rồi sau khi Hoa Kỳ lên tiếng ủng hộ ông Guaido, và ra lệnh các đặc sứ ngoại giao của Mỹ rời Venezuela ngay lập tức trong vòng 72 giờ đồng hồ tiếp theo.

Tuy nhiên, khi thời hạn sắp hết vào tối thứ bảy vừa qua, bộ Ngoại giao Venezuela cho biêt sẽ rút lệnh trục xuất, và thay vào đó cho phép 30 ngày để hai bên thiết lập các ''văn phòng lợi ích'' ở nước sở tại.

Cùng lúc đó, ông Guiado nói với Washington Post rằng ông đang làm việc với một số quan chức quân đội ở Venezuela để xây dựng sự ủng hộ cho nhiệm kỳ tổng thống của ông.

Ai ủng hộ ông Maduro ?

Nga, Trung Quốc, Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tiếng công khai ủng hộ ông Maduro.

Tuy nhiên, hơn mười hai quốc gia Latin và Canada đã lên tiếng ủng hộ ông Guaido.

Ở Châu Âu, chính phủ thiên tả của Hy Lạp ủng hộ ông Maduro.

Venezuela đang lấn sâu vào một cuộc khủng hoảng kinh tế, siêu lạm phát cũng như thiếu thốn về lương thực đã khiến hàng triệu người bỏ chạy.

Ông Maduro vấp phải nhiều sự phản đối từ nội bộ và chỉ trích quốc tế vì các vi phạm nhân quyền và cách điểu khiển kinh tế của mình.

Ông được bầu lại vào nhiệm kỳ thứ hai của mình trong năm ngoái, tuy nhiên cuộc bầu cử gây nhiều tranh cãi, khi nhiều ứng viên phe đối lập bị bỏ tù hoặc cấm tranh cử.

*************************

Về hội chứng chống Hoa Kỳ ở Venezuela và các nước Nam Mỹ (BBC, 28/01/2019)

Khủng hoảng Venezuela đang đem lại những con số, hình ảnh kinh khủng tràn ngập màn hình tin tức toàn cầu.

maduro3

Simon Bolivar (cưỡi ngựa trắng) sau trận Carabobo năm 1821 trong tranh của Arturo Michelena

Quốc gia này hiện có hai tổng thống, hai quốc hội và hai trưởng công tốđối nghịch nhau.

Kinh tế Venezuela sắp 'đặt mức' lạm phát 10 triệu phần trăm.

Có trên 4 triệu dân Venezuela đã vượt biên, và chỉ ở một khu lều trại bên Colombia, chừng hơn 1 triệu người tỵ nạn đang sống cực khổ.

Sự phá sản của chế độ Nicolas Maduro đã rõ nhưng hiện cũng chưa rõ nếu phe Juan Guaido thắng lợi thì tình hình có dễ tiến bộ.

Vì tuy là đối thủ của nhau, hai ông Maduro và Guaido (35 tuổi), đều tôn thờ các biểu tượng của cuộc cách mạng Bolivar.

Để hiểu được các vấn đề của riêng Venezuela và rộng ra là vùng Nam Mỹ, ta cần xem chủ nghĩa Bolivar là gì.

Chủ nghĩa Bolivar và quan điểm bài Mỹ

Simon Bolivar (1783-1830) sinh ra trong một gia đình quý tộc gốc Tây Ban Nha ở Caracas đã giành độc lập cho Venezuela, làm tổng thống Colombia (1819-30) và nhà độc tài Peru (1823-26).

Ông cũng có tham vọng lập ra Liên bang Granada độc lập ở vùng Trung và Nam Mỹ nhưng không thành, và vùng này sau chia ra thành Venezuela, Ecuador, Colombia, Bolivia, Panama và một phần Peru ngày nay.

Kinh tế Venezuela sắp 'đặt mức' lạm phát 10 triệu phần trăm

Chết vì lao phổi ở tuổi 47, ông để lại một di sản vĩ phức tạp mà các thế hệ sau diễn giải theo nhiều nghĩa, gồm cả ý tưởng chống Hoa Kỳ.

Cố tổng thống Hugo Chavez từng rất thích trích dẫn câu nói của Simon Bolivar :

"Hoa Kỳ tự cho họ sứ mệnh nhận từ Thượng Đế đem dịch bệnh tai quái đến cho Nam Mỹ nhân danh tự do".

Ông Chavez hồi 1999 đã đổi tên nước Venezuela thành CH Bolivar Venezuela, gương cao ngọn cờ cách mạng khu vực chống Hoa Kỳ.

Tượng Bolivar không chỉ có ở Caracas mà còn được dựng ở Buenos Aires, Havana, México City, Panama, Paramaribo, San José, Santo Domingo, Bogotá...

Bên cạnh tinh thần dân tộc, chủ nghĩa Bolivar cũng có cả phần di sản quân phiệt (militaristic legacy), thiên về dùng bạo lực.

Sau khi chiếm được Caracas năm 1813 Bolivar cho bắt giam nhiều người và xử bắn họ không xét xử.

Quân cách mạng cũng tiêu diệt người lai thổ dân (Creole).

Tuy thế, kể từ thế kỷ 18 đến nay, các nhà lãnh đạo Nam Mỹ đều tôn thờ di sản quân đội trên hết của Bolivar.

Hình ảnh 'đàn ông đầy nam tính' (macho) phổ biến ở Nam Mỹ cũng làm tăng tâm lý đề cao 'thủ lĩnh, tướng quân' (caudillos).

Chống Mỹ vì nhiều lý do

maduro4

Tượng Simon Bolivar ở Central Park, New York

Cựu bộ trưởng văn hóa Argentina, học giả Marcos Aguinis từng lý giải về hiện tượng bài Mỹ ở Châu Mỹ La Tinh.

Theo ông, Hoa Kỳ là nền dân chủ đầu tiên ở Tây Bán Cầu và là mô hình của thể chế hiện đại, tự do, dân chủ, bao dung tôn giáo.

Các nước Nam Mỹ đều sao chép lại hiến pháp Hoa Kỳ với mong ước đạt thành tựu như vậy.

Nhưng trên thực tế, Simon Bolivar không hề bài Mỹ và rất ngưỡng mộ George Washington.

Có gốc đại quý tộc, ông chỉ đánh giá mô hình Anh Quốc với vua, Viện Nguyên lão (House of Lords) cao hơn "dân chủ bình dân" kiểu Hoa Kỳ.

Đổi lại, nước Mỹ trẻ tuổi cũng tôn trọng Bolivar và một bức tượng lớn của ông được đặt ở Central Park, New York.

Nhưng sau thời Bolivar, quan hệ giữa các nước Châu Mỹ La Tinh và Hoa Kỳ là "vừa yêu vừa ghét".

Phản ứng tiêu cực

Tiếp thu di sản phong kiến của Tây Ban Nha, nhiều nước Nam Mỹ chậm phát triển hơn Mỹ và thường 'đoàn kết' trong cảm xúc tiêu cực với Washington.

Dù độc lập từ thế kỷ 19, cả khu vực này không trở thành trung tâm công nghệ của thế giới và sang thế kỷ 21 vẫn có nền kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên.

Ở các nước giáp biên giới với Hoa Kỳ như Mexico, tinh thần bài Mỹ còn có lý do lịch sử.

Cuộc chiến lập quốc của Hoa Kỳ đồng nghĩa với việc vùng dân cư gốc tiếng Tây Ban Nha bị đẩy dần xuống phía Nam.

Nhiều người Mexico nay cho rằng việc di dân của họ "quay trở lại Hoa Kỳ" dù bất hợp pháp, vẫn có thể lý giải được như một thứ "đòi lại công lý".

Tự do với dân nghèo có nghĩa là đòi bình đẳng chứ không phải tự do cá nhân như cách hiểu ở Anh, Mỹ, Pháp, Canada.

Giáo hội Công giáo Châu Mỹ La Tinh cũng ủng hộ tư duy 'chống bất công' này.

Thời Chiến tranh Lạnh, Nam Mỹ có Thuyết tự do giải phóng (Liberation Theory) được sinh viên học sinh và nhiều linh mục Công giáo, nhà truyền giáo ủng hộ.

Một số cha dòng Tên (Jesuits) còn ủng hộ các nhóm du kích vũ trang thiên tả chống lại giới chủ đất địa phương.

Trong nhiều năm, Washington thường ủng hộ các chế độ quân nhân, độc tài bản địa nên càng trở thành đối tượng của sự căm ghét.

maduro5

Dòng người bỏ chạy khỏi Venezuela sang Colombia lên tới cả triệu

Nhiều đảo chính quân sự của phe hữu được Hoa Kỷ ủng hộ vì sau cách mạng Cuba, Washington kiên quyết muốn ngăn ảnh hưởng của Liên Xô tại Nam Bán Cầu.

Di sản này khiến tâm lý bài Hoa Kỳ trong các giới thiên tả, sinh viên, và cả giáo hội Công giáo tại Châu Mỹ La Tinh vẫn còn rất mạnh.

Bài Mỹ trong thế kỷ 21

Ngày nay, tâm lý bài Mỹ, theo Marco Aguinis viết hồi 2006, còn có nguồn gốc tự thân và mang màu sắc dân tuý.

'Sức mạnh của ghen tỵ (power of envy) và tính phụ thuộc cũng là lý do bài Mỹ"…

Chống Mỹ còn là biểu hiện của "mâu thuẫn giữa tư duy hiện đại và chống hiện đại" và dễ thành chống bao dung và tự do ngôn luận.

Mặc dù lãnh đạo Venezuela hay lên án Mỹ, người dân của họ lại không ghét Mỹ như người Argentina, nước có đa số dân gốc Âu, theo Marco Aguinis.

Hiện còn rất sớm để đánh giá về 'tổng thống tự phong' Juan Guaido của Venezuela.

Có vẻ như cả phe Maduro và đối lập đều không đi xa khỏi di sản Bolivar.

Không như một số hình ảnh 'bình dân' mà báo chí quốc tế thích nêu ra, các lãnh đạo đối lập chống Maduro đều xuất thân từ cầm lớp cầm quyền.

Người thầy của Juan Guaido, ông Leopoldo Lopez, lãnh đạo đối lập Venezuela bị cầm tù, chính là một hậu duệ của gia tộc Bolivar.

Cụ ngoại của ông là Juana Bolivar, em gái nhà cách mạng Simon Bolivar, và Lopez cũng là cháu của tổng thống Cristóbal Mendoza.

Còn Juan Guaido sinh ra trong một gia đình trung lưu có ông là sĩ quan cao cấp trong hải quân và đã tốt nghiệp Đại học George Washington, Hoa Kỳ.

Khi tuyên thệ nhậm chức, ông Guaido đã ôm tấm hình Simon Bolivar.

Điều này khiến một tờ báo Anh nói tinh thần 'cách mạng bạo động' sẽ không hề bị xóa đi với phái của Guaido, và Venezuela sẽ "còn đầy xáo trộn".

Cùng lúc, dù chế độ nào lên cầm quyền thì quan hệ mật thiết 'vừa yêu vừa ghét' của Venezuela với Hoa Kỳ sẽ vẫn tiếp tục.

*******************

Các nước lớn Châu Âu sắp công nhận lãnh đạo đối lập Venezuela (VOA, 26/01/2019)

Các nước ln Châu Âu bày t s ng h lãnh đo đi lp Venezuela Juan Guaido hôm th By, nói rng h s công nhn ông là tng thng lâm thi nếu Nicolas Maduro không loan báo bu c trong vòng tám ngày ti.

maduro6

Juan Guaido, 35 tuổi, tuyên b ông là tng thng lâm thi ca Venezuela hôm th Tư. K t khi đó, Mỹ, Canada và hu hết các nước M Latin khác đã công nhn ông.

Anh, Đức, Pháp và Tây Ban Nha đu cho biết h sẽ công nhn ông Guaido tr phi các cuc bu c mi được loan báo.

Venezuela đã chìm trong hỗn lon dưới thi ông Maduro vi tình trng thiếu thc ăn và biu tình hàng ngày trong bi cnh khng hong kinh tế và chính tr đã khiến người dân t di cư và lạm phát dự báo tăng 10 triu phn trăm trong năm nay.

Ông Maduro tái đắc c vào tháng 5 năm ngoái vi s lượng c tri đi b phiếu thp và gia nhng cáo buc chính ph mua phiếu. Phe đi lp trong nước, M và các chính ph M Latin đã t chi công nhn kết quả bu c.

Ông Guaido tuyên bố mình là tng thng lâm thi vào ngày th Tư mc dù ông Maduro, người lãnh đo quc gia giàu du m này t năm 2013 và được lc lượng vũ trang ng h, đã t chi thoái lui.

Đầu tun này, M tuyên b ng h ông Guaido, vi việc Phó Tổng thng Mike Pence gi ông Maduro là "k đc tài nm quyn bt chính". K t khi đó, hu hết các quc gia M Latin và Canada đu nói h ng h nhà lãnh đo 35 tui ca phe đi lp.

Ngày thứ By, thêm bn nước Liên minh Châu Âu gia nhp.

Trong khi đó, Nga đã tuyên bố ng h ông Maduro và hu thun đng minh Nam M xã hi ch nghĩa này và cáo buc M tìm cách tiếm quyn Venezuela.

Mỹ hôm th Sáu nói đã sn sàng tăng cường các chế tài kinh tế đ nhm lt đ ông Maduro.

Quay lại trang chủ
Read 517 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)