Trung Quốc có dự án kinh tế tham vọng cho Vùng Vịnh Lớn (BBC, 21/02/2019)
Kế hoạch đầy tham vọng của Trung Quốc theo đó phát triển Vùng Vịnh Lớn (Greater Bay Area - 粤港澳大灣區) nhằm thúc đẩy kinh tế, nhưng các phân tích gia đặt câu hỏi liệu các mục tiêu cao quý có thể đạt được hay không.
Kế hoạch Vùng Vịnh Lớn kết nối Hong Kong, Macau và chín thành phố khác ở miền nam Trung Quốc.
Phóng viên BBC Ana Nicolaci da Costa giải thích :
Kế hoạch Vùng Vịnh Lớn được công bố trong tuần này, muốn kết nối Hong Kong, Macau và chín thành phố khác ở miền nam Trung Quốc.
Dự án nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới bằng cách phát triển công nghệ và sáng tạo nhằm phát triển hạ tầng và tăng mối liên kết tài chính giữa các thành phố.
Một số người nói Trung Quốc đang tìm cách tạo ra một khu vực có thể cạnh tranh với Thung lũng Silicon.
Vùng Vịnh Lớn có vai trò rất quan trọng đối với Trung Quốc.
Khu vực này có khoảng 70 triệu dân, đóng góp 37% tổng xuất khẩu cả nước và 12% tổng sản phẩm quốc nội, theo HSBC.
Trung Quốc hy vọng việc đưa các thành phố trong khu vực xích lại gần nhau hơn sẽ giúp đẩy mạnh sản phẩm đầu ra hơn nữa.
Kế hoạch này là gì ?
Kế hoạch nhằm phát triển công nghệ, thắt chắt mối liên hệ giữa các hệ thống tài chính và cơ sở hạ tầng, trong lúc đảm bảo chất lượng sống cho người dân.
Một số dự án về cơ sở hạ tầng hiện đã được triển khai.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi năm ngoái đã chính thức khai trương cây cầu nối Hong Kong với Macau và thành phố Châu Hải trong đại lục, cây cầu vượt biển dài nhất thế giới, một phần trong kế hoạch kết nối Vùng Vịnh Lớn.
Dài hơn 55km, cầu Hong Kong-Chu Hải-Macau là cầu vượt biển dài nhất thế giới
Bản kế hoạch phác ra tầm nhìn chiến lược để các thành phố lớn trong khu vực trở thành những cổng kết nối chính cho các lĩnh vực khác nhau, theo các nội dung tường thuật.
Hong Kong sẽ củng cố vị thế là cổng tài chính thương mại ; Thâm Quyến, nơi hãng viễn thông khổng lồ của Trung Quốc là Huawei đặt trụ sở chính, sẽ là cổng công nghệ, trong lúc Macau sẽ tập trung vào du lịch, thương mại với thế giới nói tiếng Bồ Đào Nha.
"Nếu như bạn nghĩ về các thành phố nằm trong Vùng Vịnh Lớn... thì thấy chúng bổ trợ lẫn nhau", Abert Hu, phó giáo sư Đại học Quốc gia Singapore, nói.
Ông Hu nói rằng "sẽ rất hợp lý khi thử cải thiện sự kết nối giữa các thành phố này".
"Nếu như toàn bộ những thứ này được thực hiện thì tôi cho rằng khu vực sẽ hiệu quả hơn là tổng thành tích của từng thành phố riêng lẻ".
Kế hoạch này cũng nhấn mạnh tới mục tiêu của chính quyền trung ương ttrong việc cải thiện năng lực sáng tạo, sáng chế trong khu vực, phát triển các dịch vụ hiện đại và quảng bá kinh doanh ở bên ngoài, theo Yue Su, kinh tế gia chuyên theo dõi tình hình Trung Quốc tại cơ quan nghiên cứu Economist Intelligence Unit.
Nhưng bà Su nói rằng sự "không rõ ràng" của bản tài liệu gồm 11 chương "cho thấy rằng giới chức sẽ gặp khó khăn trong việc hiện thực hóa các mục tiêu được nêu trong sáng kiến này".
Có thể có những thách thức gì ?
Toàn khu vực sẽ được lợi từ một thị trường chung rộng lớn hơn, trong đó con người và các nguồn lực sẽ di chuyển dễ dàng hơn, các nhà phân tích nói.
Với Hong Kong, sự hội nhập hơn nữa sẽ thúc đẩy vai trò của đặc khu hành chính này trong vai trò là trung tâm thương mại và tài chính toàn cầu.
Việc này thậm chí có thể còn giúp xả bớt áp lực cho thị trường nhà ở vốn đã rất căng thẳng ở Hong Kong, nếu như nó đủ sức hấp dẫn và độ dễ dàng để người dân Hong Kong chuyển sang đại lục.
Nhưng sự hội nhập kinh tế gần gũi hơn cũng tạo thách thức cho một vùng vốn có những phong tục tập quá, những hệ thống pháp lý và cả dịch vụ công khác nhau, các nhà phân tích nói.
Kế hoạch cũng làm dấy lên một số quan ngại về khung "một quốc gia, hai chế độ" vốn trao cho Hong Kong nhiều tự do hơn trong các vấn đề chính trị, kinh tế và pháp lý.
"Sự thịnh vượng của Hong Kong được xây dựng trên việc nơi này được thế giới công nhận quyền tự trị khỏi Trung Quốc", bà Su nói.
"Mức độ ảnh hưởng gia tăng từ phía chính quyền trung ương Trung Quốc đối với vùng lãnh thổ này, nếu có, nhiều khả năng sẽ khiến các đối tác thương mại lớn của Hong Kong quan ngại".
Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba nổ ra vào năm 1962 khi Moscow đáp trả việc triển khai tên lửa của Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách đưa tên lửa đạn đạo tới Cuba – đẩy thế giới tới bên bờ vực chiến tranh hạt nhân.
Hơn năm thập niên sau, căng thẳng đang gia tăng trở lại vì Nga lo ngại rằng Hoa Kỳ có thể triển khai các tên lửa hạt nhân tầm trung ở Châu Âu sau khi thoát khỏi ràng buộc từ việc rút khỏi một hiệp ước kiểm soát vũ khí thời chiến tranh Lạnh.
Phát biểu của ông Putin được đưa ra cho truyền thông Nga vào cuối ngày 20/2, theo sau cảnh báo của ông trước đó rằng Moscow sẽ đáp trả tương ứng với bất kỳ động thái nào của Hoa Kỳ trong việc triển khai các tên lửa mới gần nước Nga hơn bằng việc lắp đặt tên lửa của mình gần Mỹ hơn, hoặc bằng cách triển khai tên lửa nhanh hơn, hoặc bằng cả hai biện pháp.
Đây là lần đầu tiên ông Putin đưa ra cảnh báo một cách chi tiết, nói rằng Nga có thể triển khai tên lửa siêu thanh trên các tàu và tàu ngầm ẩn nấp bên ngoài lãnh hải Hoa Kỳ nếu Washington chuyển sang triển khai vũ khí hạt nhân tầm trung ở Châu Âu.
"Chúng ta đang nói về phương tiện vận chuyển hải quân : tàu ngầm hoặc tàu nổi. Và chúng ta có thể đặt chúng, với tốc độ và tầm bắn của tên lửa của chúng ta... trong vùng lãnh hải chung. Thêm vào đó, chúng không đứng yên mà di chuyển và họ sẽ phải tìm ra chúng", Reuters dẫn lại lời ông Putin theo văn bản từ Điện Kremlin.
"Anh tính đi. Số Mach là 9 (tốc độ của tên lửa) và hơn 1.000 km (tầm bắn của tên lửa)".
Vi phạm hiệp ước
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bác bỏ cảnh báo trước đó của ông Putin là "tuyên truyền", nói rằng đó là kế hoạch nhằm chuyển sự chú ý ra khỏi cáo buộc của Washington là Nga vi phạm Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF).
Hiệp ước cấm Nga và Hoa Kỳ lắp đặt các tên lửa đất đối không tầm ngắn và tầm trung ở Châu Âu. Hiệp ước này đang trong giai đoạn cáo chung, làm gia tăng triển vọng về một cuộc chạy đua vũ trang mới giữa Washington và Moscow.
Ông Putin nói rằng ông không muốn có một cuộc chạy đua vũ trang với Hoa Kỳ, nhưng ông không có lựa chọn nào khác ngoài việc hành động nếu như Washington triển khai tên lửa mới ở Châu Âu, mà một số trong đó, theo lời ông, có thể tấn công Moscow trong vòng 10-12 phút.
Tổng thống Nga nói rằng phản ứng của hải quân Nga đối với một động thái như vậy là Nga có thể tấn công Hoa Kỳ nhanh hơn là các tên lửa của Mỹ được triển khai ở Châu Âu có thể tấn công Moscow vì thời gian bay sẽ ngắn hơn.
"Điều đó sẽ không có lợi cho họ, ít nhất là theo lúc này. Đó là điều chắc chắn", ông Putin nói.
Tổng thống Nga nói thêm rằng quan hệ giữa Moscow và Washington đã căng thẳng, nhưng những căng thẳng đó không thể so sánh với cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba.
"Chúng (căng thẳng) không phải là lý do gia tăng đối đầu so với các cấp độ của cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba trong những năm 1960. "Trong bất kỳ tình huống nào không như chúng ta mong muốn", ông Putin nói. "Nếu ai muốn điều đó, thì OK, xin mời. Tôi đã nói hôm nay rằng điều đó có nghĩa là gì. Hãy để cho họ tính toán (thời gian bay của tên lửa)".