Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quốc tế

06/04/2019

Trung Quốc : Hiệp định RCEP và quan hệ với Liên Hiệp Châu Âu

Tổng hợp

Hiệp định RCEP do Trung Quốc đứng đầu sắp hoàn tất (VOA, 06/04/2019)

Các nước đông nam Á tham gia vào các cuc đàm phán v mt tha thun thương mi ln do Trung Quc hu thun d kiến s hoàn tt trong năm nay, B trưởng Tài chính Thái Lan – nước đang gi chc ch tch khi ASEAN, cho biết hôm 5/4.

rcep1

Bích chương qung bá chính sách ngoi giao 'Vành đai Con đường' ca Trung Quc ti mt s kin Bc Kinh.

"Hiệp đnh Đi tác Kinh tế Toàn din Khu vc (RCEP) là hết sc quan trng cho khu vc, nht là trong bi cnh ch nghĩa bo h đang gia tăng trên thế gii", B trưởng Apisak Tantivorawong nói.

"Tôi đã nghe thông tin rằng chúng tôi s hoàn tt nó vào tháng 11 năm nay", ông phát biu v hip đnh trong mt cuc hp báo sau cuc gp các B trưởng Tài chính và Thng đc ngân hàng trung ương các nước ASEAN tnh min bc Chiang Rai ca Thái Lan.

"Hy vọng rng chúng ta s hoàn tt vào cui năm nay", ông Lim Jock Hoi, tng thư ký khi, nói.

Các cuộc đàm phán v RCEP đã khi đng hi năm 2012. Hip đnh RCEP nhm hướng đến mt khu mu dch t do chiếm 45% dân s thế gii và trên 1/3 GDP toàn cầu nhưng không có M tham gia.

*********************

Tại sao công nghệ sẽ là cuộc chiến của thế kỷ XXI ? (RFI, 06/04/2019)

Nhật báo kinh tế Les Echos hôm nay có bài giải thích "Tại sao cuộc chiến của thế kỷ XXI sẽ là công nghệ". Theo cây bút xã luận Jean-Marc Vittori, không phải ngẫu nhiên mà Trung Quốc chọn công nghệ là lĩnh vực đối đầu với Mỹ. Việc phân tích lịch sử cho thấy Trung Quốc đã đánh mất ưu thế thiên niên kỷ của mình khi bỏ lỡ cuộc cách mạng công nghiệp.

rcep3

Bộ trưởng Khoa Học và Công Nghệ Trung Quốc Vương Chí Cương (Wang Zhigang) họp báo bên lề cuộc họp Quốc hội Trung Quốc, Bắc Kinh, 11/03/2019. Reuters/Stringer

Trung Quốc và Hoa Kỳ, hai siêu cường thế giới hiện nay, giờ gần như ngang ngửa. Với số dân đông gấp 4 lần, Trung Quốc có một khả năng kinh tế không kém cạnh gì Hoa Kỳ. Từ năm năm qua, mãi lực của đế chế Trung Hoa đã vượt qua sức mua của Hoa Kỳ.

Nếu như thế kỷ trước mang đậm dấu ấn của cuộc chiến tranh lạnh và nhiều cuộc chiến tranh khác cho thấy rõ sự đối nghịch giữa Nga và Mỹ, thì giờ đây cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ có hình dạng như thế nào ? Bắt đầu một tin vui : Chiến tranh có lẽ không diễn ra trong lĩnh vực quân sự. Sau khi đã thất bại ở Việt Nam và Cận Đông, Washington không còn muốn áp đặt khái niệm dân chủ của mình cho thế giới bằng vũ lực nữa. Dù là ngân sách quân sự của Mỹ cao gấp 3 lần so với của Trung Quốc.

Về phần mình, Bắc Kinh cũng chưa bao giờ muốn chinh phục thế giới bằng vũ khí. Các cuộc tấn công của nước này giới hạn trong khu vực lân cận (chiếm lấy Tây Tạng cách nay 60 năm, mưu toan đánh chiếm Việt Nam cách đây 40 năm, thâu tóm lại Hồng Kông cách nay hơn 20 năm). Duy chỉ còn vấn đề "nhức nhối" Đài Loan dường như có thể gây ra một cuộc phiêu lưu nguy hiểm.

Đâu sẽ là địa bàn cho cuộc chiến mới giữa hai siêu cường thế giới này cho nửa đầu thế kỷ XXI ? Nơi mà Trung Quốc quyết định chọn chính là lĩnh vực công nghệ. Quyết định này đến từ những bài học kinh nghiệm trong lịch sử. Phó chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn, trong buổi khai mạc Diễn đàn Davos hồi đầu năm nay có nói rằng : "Nền văn minh Trung Quốc có lịch sử hơn 5.000 năm. Nhưng khi phương Tây lao vào công nghiệp hóa, chiếm lĩnh đại dương, Trung Quốc vẫn ở lại phía sau, bởi vì các hoàng đế thời ấy đã quyết định khép cửa và sau đó, Trung Quốc trở thành nạn nhân của các cuộc xâm chiếm ngoại bang". Do vậy, ông Tập Cận Bình trong chuyến công du Châu Âu đã kiêu hãnh nhắc lại rằng : "Trong vòng 40 năm chúng tôi đã làm được những gì mà quý vị làm trong ba thế kỷ".

Trong nhãn quan các nhà lãnh đạo Trung Quốc, công nghệ chính là tâm điểm của đỉnh cao vinh quang, của sự mạt vận và sự hồi sinh của Trung Quốc. Thời Trung Cổ, đế chế Trung Hoa đã lên tới đỉnh cao tiến bộ, với tất cả các bước tiến về công nghệ vào thời kỳ đó, như địa bàn, thuốc súng, giấy. Nhưng than, máy chạy bằng hơi nước, nhà máy và điện xuất hiện đã làm đảo lộn trật tự, dẫn đến sự sụp đổ của cường quốc kinh tế Trung Hoa, và thất bại quân sự giữa thế kỷ XIX. Một trăm sau, đế chế Trung Hoa chỉ là một chú lùn.

Sang đến thế kỷ XX, công nghệ cũng chính là tâm điểm của cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô. Matxcơva lần đầu tiên đưa người lên khám phá không gian. Washington không chịu kém cạnh, đưa người chinh phục "chị Hằng". Cuộc chiến tuy mang tính biểu tượng, nhưng cho phép Mỹ khẳng định vị thế siêu cường trong các lĩnh vực tin học, hàng không vũ trụ.

Giờ đây, trong thế kỷ XXI này, công nghệ lại một lần nữa là tâm điểm của xung đột. Trung Quốc đã chuẩn bị cho điều này từ lâu trên mọi lĩnh vực. Đầu tiên hết là trong giáo dục. Hàng triệu kỹ sư đã được đào tạo, tuyển chọn từ những trường đại học nổi tiếng nhất của Trung Quốc hay nước ngoài. Tiếp đến cùng với một chính sách pha lẫn hỗ trợ và tự do phát triển, Trung Quốc đã hình thành nên những đại tập đoàn, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ. Nhóm GAFA nổi tiếng của Mỹ giờ đã có đối thủ cạnh tranh tương xứng là BATX (Baidu, Alibaba, Tencent và Xiaomi).

Kế hoạch "Made In China 2025" đưa ra năm 2015 là cơ sở để bành trướng hơn nữa tham vọng này và làm cho nước Mỹ ý thức được tầm mức của thách thức. Đó chính là những gì đang diễn ra cho Hoa Vi hiện nay. Nhà sản xuất thiết bị viễn thông hàng đầu của Trung Quốc, bị Hoa Kỳ nghi ngờ làm gián điệp cho Bắc Kinh, là một trong những tác nhân chính cho việc phát triển mạng 5G, thế hệ điện thoại di động tương lai.

Sự chuyển động này của Trung Quốc ngày càng rõ nét. Nguồn vốn đầu tư-mạo hiểm của Trung Quốc sắp tới trong lĩnh vực này sẽ nhiều hơn là tiền của Mỹ. Số bằng sáng chế xin đăng ký tại Trung Quốc nhiều gấp hai lần tại Mỹ. Và mới đây, hai đứa trẻ biến đổi gien đã được cho ra đời tại Trung Quốc hồi cuối năm 2018.

Trong lĩnh vực trí thông minh nhân tạo, những bài đăng khoa học của Trung Quốc đang trên đà "qua mặt" Mỹ. Ngành công nghiệp Trung Quốc cũng đang thống trị việc khai thác và sản xuất đất hiếm và pin năng lượng mặt trời. Trung Quốc còn mua lại hãng công nghệ rô-bốt Kuka hàng đầu của Đức, tấn công vào lĩnh vực xe ô tô bằng cách thúc đẩy sản xuất xe điện và bình điện. Nhưng đó mới chỉ là điểm khởi đầu.

Bài viết kết luận : Đây sẽ là một cuộc chiến dài hơi, hấp dẫn, kỳ lạ. Một sự đối đầu không chỉ giữa hai nền công nghiệp, mà còn là giữa hai nền văn hóa, hai hệ thống chính trị, hai cách nhìn về thế giới. Trong cuộc trình diễn này, Châu Âu chỉ đóng vai là một khán giả.

Minh Anh

*******************

Các nước G7 sẽ lên tiếng phản đối Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Biển Đông (RFA, 06/04/2019)

Tuyên bố chung của các nước công nghiệp hàng đầu G7 đang nhóm họp tại Pháp vào cuối tuần này có thể sẽ có phần lên án Trung Quốc vì xây đảo nhân tạo ở Biển Đông, tình trạng vi phạm nhân quyền ở nước này và gián điệp mạng. Nikkei Asian Review loan tin này hôm 6/4.

phi3

Hình minh hoạ. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean Yves le Drian dự phiên làm việc của Bộ trưởng Ngoại giao các nước G7 ở Dinard, hôm 6/4/2017 - AFP

Lý do các nước G7 lên án Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Biển Đông xuất phát từ lo ngại Trung Quốc đang làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.

Ngoài ra, các nước G7 cũng sẽ thảo luận về hành vi thiếu trách nhiệm trên mạng internet và sẽ có tuyên bố chung kêu gọi phản ứng mạnh mẽ hơn đối với những vụ tấn công mạng do Trung Quốc và Nga bảo trợ.

Bộ trưởng các nước G7 cũng sẽ thảo luận về mối quan ngại liên quan đến khả năng Trung Quốc có gián điệp ăn cắp bí quyết các sản phẩm, một vấn đề mà Hoa Kỳ đã lên tiếng cảnh báo.

*******************

Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc bất đồng về thương mại và nhân quyền (RFI, 06/04/2019)

Những bất đồng sâu sắc về thương mại, đầu tư và quyền của người thiểu số đang cản trở Liên Hiệp Châu Âu (EU) và Trung Quốc ra được một bản thông cáo chung trong cuộc họp thượng đỉnh tuần tới. Nhiều nguồn tin từ Bruxelles hôm 05/04/2019 cho các hãng tin AFP và Reuters biết như trên.

rcep2

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị được chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker tiếp trước một cuộc họp tại Bruxelles, ngày18/03/2019. Reuters / Yves Herman

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thứ Ba 9/4 tới sẽ đến Bruxelles họp thượng đỉnh với chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk và chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker.

Ông Donald Tusk "đã khuyến cáo các quốc gia thành viên EU bác bỏ bản dự thảo tuyên bố của thượng đỉnh EU – Trung Quốc, nếu vẫn giữ nguyên như hiện nay, do Trung Quốc không đáp ứng những mong đợi chính yếu của Liên Hiệp Châu Âu".

Cũng theo nguồn tin Châu Âu, Bắc Kinh từ chối "bảo đảm mở cửa thị trường và các điều kiện cạnh tranh bình đẳng" cho các công ty Châu Âu tại Hoa lục. Trung Quốc cũng không chịu cam kết cải cách sâu rộng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trong đó có việc tài trợ cho kỹ nghệ.

Bất đồng lớn nữa là Châu Âu muốn Trung Quốc cam đoan tôn trọng tự do tín ngưỡng của người thiểu số Duy Ngô Nhĩ, nhưng vấn đề này tỏ ra hết sức nhạy cảm đổi với Bắc Kinh. Bên cạnh đó là việc chống tấn công tin học, đồng thời Châu Âu cũng e dè đối với Hoa Vi.

Theo bản dự thảo tuyên bố đầu tiên mà Reuters tham khảo được, Trung Quốc được yêu cầu hoàn tất hiệp ước đầu tư và dỡ bỏ các hàng rào thương mại mà Bruxelles coi là lạm dụng. Tuy nhiên, các quan chức Bắc Kinh đã sửa đổi, thậm chí gạch bỏ một số điều khoản trong văn bản. Các đại biểu Pháp, Đức, Anh cho biết không thể để mặc cho phía Trung Quốc đạo diễn theo ý họ.

Như vậy khó có khả năng thượng đỉnh EU-Trung Quốc ra được thông cáo chung. Trước đây, vào năm 2016 và 2017, đôi bên cũng đã không ra thông cáo do các bất đồng về thương mại và Biển Đông.

Liên Hiệp Châu Âu hiện là đối tác hàng đầu của Trung Quốc, nhưng gần đây đã xác định Bắc Kinh còn là người cạnh tranh và là địch thủ. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong dịp tiếp ông Tập Cận Bình mới đây đã yêu cầu Trung Quốc "tôn trọng sự đoàn kết của Liên Hiệp Châu Âu".

Thụy My

Quay lại trang chủ
Read 561 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)