Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quốc tế

05/04/2019

Thương mại Mỹ-Trung, chi tiêu quốc phòng, con vịt đen Thổ Nhĩ Ký

Tổng hợp

Thương mại : Donald Trump lạc quan, Tập Cận Bình kêu gọi sớm ký kết thỏa thuận (RFI, 05/04/2019)

Tại Washington, các cuộc thảo luận giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn tiếp tục diễn ra trong ngày hôm nay 05/04/2019 trong khuôn khổ vòng đàm phán thứ 9, nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.

quocphong1

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (Liu He), Nhà Trắng, Washington, ngày 04/04/2019 - Reuters/Jonathan Ernst

Trong khi đó, tại thủ đô hai nước, có rất nhiều phát biểu được đưa ra trong những giờ qua. Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông lạc quan và một lần nữa nói rằng nếu hai bên đạt được "thỏa thuận", cuộc họp thượng đỉnh với đồng nhiệm Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ được tổ chức vào tháng 05/2019. Còn ông Tập kêu gọi "nhanh chóng hoàn tất thương lượng".

Từ Bắc Kinh, thông tín viên RFI cho biết chi tiết :

"Bắc Kinh nóng lòng chấm dứt chiến tranh thương mại và trên điện thoại thông minh, Tân Hoa Xã cũng chạy nhiều tin khẩn vào buổi sáng hôm nay, ngày nghỉ, lễ Thanh Minh tại Trung Quốc.

Những bức ảnh chụp các container hàng tại các cảng đang "rậm rịch" khởi hành, những ngôi sao vàng trên nền cờ đỏ của Trung Quốc lồng vào những ngôi sao trắng bên nền cờ xanh của Hoa Kỳ… Phó thủ tướng Lưu Hạc tuyên bố là Mỹ và Trung Quốc đã đạt được "đồng thuận mới" về tài liệu đang thương lượng. Ông cũng truyền tải thông điệp của nhân vật số một Trung Hoa. Chủ tịch Tập Cận Bình viết : "Tôi hy vọng rằng phái đoàn của hai nước có thể sẽ ký kết thỏa thuận trong thời gian sớm nhất, trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau.

Bắc Kinh muốn đẩy nhanh nhịp độ. Hiện giờ, ai cũng nói về sự "trọn vẹn và hoàn hảo", như khi người Trung Quốc nói về con số 10. Sau 9 vòng đàm phán, việc ký kết thỏa thuận trong vòng đàm phán thứ 10 được coi là sự hoàn tất.

Trung Quốc muốn ấn định ngày hẹn sắp tới giữa Tập Cận Bình và Donald Trump tại Hoa Kỳ, để hoàn thành nhanh nhất nội dung văn bản thỏa thuận trong tương lai. Tuy nhiên, Hoa Kỳ hôm nay cho biết một số điểm quan trọng vẫn đang bế tắc, chẳng hạn về "sở hữu trí tuệ".

Thùy Dương

*****************

Tổng thống Trump nêu ý tưởng về chi tiêu quân sự của Mỹ, Trung Quốc và Nga (VOA, 05/04/2019)

Tổng thng Donald Trump hôm 4/4 lên tiếng v s tin mà các nước như M, Trung Quc và Nga chi cho sn xut vũ khí, nht là vũ khí ht nhân, đng thi gi ý rng s tin đó nên chi vào chuyện khác.

quocphong2

Tổng thống Trump và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lư u H ạc hôm 4/4.

Trong cuộc gp vi Phó Th tướng Trung Quc Lưu Hc Phòng Bu dc, ông Trump nêu lên ý tưởng v vic theo đui mt tha thun tim năng vi Trung Quc, trong đó có phn đ cp ti vn đ chi tiêu quân s và sn xut vũ khí, theo Reuters.

"Trung Quốc đang chi tiêu nhiu tiên vào quân s. Chúng tôi và Nga cũng vy. Tôi nghĩ rng ba nước có th cùng ngng chi tiêu và chi vào nhng th có th có hiu qu hơn đi vi hòa bình lâu dài", ông Trump nói.

"Tôi nghĩ rằng s tt hơn nhiu nếu tt c chúng ta cùng chung sức và chúng ta không sn xut nhng loi vũ khí này na".

Khi được Tng thng Trump hi ý kiến v đ ngh này, theo Reuters, Phó Th tướng Lưu nói rng ông nghĩ đó là ý tưởng tt.

********************

Mua tên lửa Nga, Thổ Nhĩ Kỳ trên đe dưới búa (RFI, 05/04/2019)

Bất chấp áp lực từ phía Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ tỏ vẻ kiên quyết xúc tiến việc mua hệ thống tên lửa Nga S.400. Phát biểu vào hôm qua, 04/04/2019 tại Washington, bên lề hội nghị của khối NATO, ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định rằng việc mua tên lửa của Nga là một thương vụ "đã chốt", không thể hủy bỏ.

quocphong3

Tên lửa S-400 "Triumph" đất đối không, được triển khai gần thành phố Gvardeysk, sát Kaliningrad, Russia. Ảnh chụp ngày 11/03/2019. Reuters/Vitaly Nevar/File Photo

Trên nguyên tắc, các dàn tên lửa S400 sẽ được giao vào mùa hè năm nay, nhưng từ nay đến đó, tình hình có thể thay đổi : nếu thương vụ S400 hoàn tất, Thổ Nhĩ Kỳ có nguy cơ bị Mỹ trừng phạt, còn nếu hủy bỏ đơn đặt hàng, Ankara lại vấp phải phản ứng bất bình của Nga.

Trong một động thái có thể nói là nhằm tiếp tục duy trì sức ép để buộc Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ việc mua hệ thống phòng không của Nga, Lầu Năm Góc ngày hôm qua đã thẳng thừng bác bỏ một đề nghị của ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, muốn cùng thành lập một nhóm làm việc để xác định xem hệ thống S400 có tác hại đến thiết bị của Mỹ và NATO hay không.

Hoa Kỳ lo ngại rằng công nghệ được Nga sử dụng trong hệ thống tên tên lửa S-400 có thể giúp Nga thu thập dữ liệu của các loại chiến đấu cơ của khối NATO, đặc biệt là loại F-35 của Mỹ. Ngoài mối lo ngại gián điệp, còn có vấn đề tương tác giữa hệ thống phòng thủ của Thổ Nhĩ Kỳ với các hệ thống còn lại trong khối NATO.

Trong tình hình đó, một phát ngôn viên của Lầu Năm Góc, Charles Summers, gần đây đã cảnh báo rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải gánh chịu những "hậu quả nghiêm trọng", nếu cứ tiếp tục mua hệ thống tên lửa của Nga.

Theo hầu hết các nhà phân tích, đây là một lời đe dọa rất nghiêm túc, căn cứ vào các quan ngại thực thụ như kể trên.

Thổ Nhĩ Kỳ có thể chịu những hậu quả nào ?

Một hậu quả trước tiên là kế hoạch đặt mua chiến đấu cơ tiên tiến F-35 của Mỹ đã bị ngăn chặn. Ankara muốn mua đến 100 chiến đấu cơ loại này, phi công Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu qua Mỹ tập lái.

Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã đầu tư 1 tỷ đô la vào kế hoạch trang bị loại vũ khí này, nếu không thực hiện hợp đồng, Mỹ có thể bị phạt. Tuy nhiên, theo hãng tin Pháp AFP, một số nguồn tin đã cho biết là Washington sẵn sàng trả tiền phạt.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, Thổ Nhĩ Kỳ có thể rơi vào phạm vi áp dụng của luật Caatsa cho phép chính quyền Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với bất kỳ thực thể hoặc quốc gia nào ký kết thỏa thuận vũ khí với các tập đoàn, công ty Nga.

Nguy cơ về phía Mỹ là như thế. Nhưng nếu theo Mỹ và từ bỏ hợp đồng đã ký, thì Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đẩy quan hệ với Nga vào một tính thế tế nhị.

Đối với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan, Nga là một đối tác chiến lược rất quan trọng của Ankara tại Syria, một nước giáp giới với Thổ Nhĩ Kỳ mà tình hình bất ổn sẽ có tác hại rất lớn.

Mặt khác, nếu giải thích không tốt với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ cũng có nguy cơ bị Mátxcơva trừng phạt về mặt kinh tế. Một ví dụ cụ thể là Nga có thể hạn chế lượng du khách Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ, mà mỗi năm lên đến hàng triệu lượt người.

Đối với Ankara, những biện pháp trừng phạt kinh tế của Washington hay của Mátxcơva đều tác hại không nhỏ, vì lẽ Thổ Nhĩ Kỳ đang lâm vào tình trạng khó khăn kinh tế, bị suy thoái lần đầu tiên từ 10 năm nay.

Quay lại trang chủ
Read 576 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)