Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quốc tế

18/03/2017

YouTube đang bị vặn vẹo về quảng cáo trên trang mạng

tổng hợp

Chính phủ Anh gỡ bỏ quảng cáo trên YouTube (BBC, 18/03/2017)

Chính phủ Anh đã gỡ bỏ quảng cáo trên YouTube vì lo ngại quảng cáo xuất hiện bên cạnh nội dung "không phù hợp".

youtube1

Chính phủ Anh đã gỡ bỏ quảng cáo trên YouTube

Chính phủ Anh nói họ muốn có bảo đảm từ Google, sở hữu YouTube, rằng các thông điệp chính phủ được hiển thị "theo cách phù hợp và an toàn" trong tương lai.

BBC, báo The Guardian, kênh truyền hình Channel 4 ở Anh cũng đã rút quảng cáo vì lo ngại tương tự.

Google nói họ sẽ xem xét lại cơ chế kiểm soát.

Trong quá khứ, các nghị sĩ Anh chỉ trích hãng này là không cố gắng ngăn chặn nội dung kích động hận thù trên mạng.

Một điều tra của báo The Times cho thấy các quảng cáo xuất hiện cạnh nội dung của những kẻ ủng hộ cực đoan, giúp họ có được khoảng 6 bảng cho mỗi 1000 lượt xem, và cũng làm ra tiền cho YouTube.

Chính phủ Anh đã triệu tập Google đến họp sau khi tạm thời ngừng các quảng cáo, ví dụ như quảng cáo tuyển mộ tân binh.

Báo Anh The Guardian đã rút mọi quảng cáo khỏi Google và YouTube. Họ nói rằng một quảng cáo của họ đã bị đặt cạnh nội dung cực đoan.

***********************

'Gây áp lực' ngưng quảng cáo trên YouTube, Facebook (VOA, 19/03/2017)

Việt Nam hôm 16/3 hi thúc các doanh nghip trong nước ngưng qung cáo trên YouTube và Facebook cũng như các trang mạng xã hi khác cho ti khi các thông tin "xu, đc" chng chính quyn Hà Ni b ngăn chn.

youtube2

Ông Tuấn kêu gi "cng đng s dng Internet ti Vit Nam cùng lên tiếng vi Google, Facebook ngăn chn các ni dung xu đc, tin gi mo, tht thit, xúc phm danh d".

Trang web của B Thông tin và Truyn thông đưa tin, trong cuc hp vi B trưởng ca B này, ông Trương Minh Tun, mt s nhãn hàng ln ca Vit Nam như Vinamilk hay Vinhomes hay các công ty quốc tế có chi nhánh Vit Nam như Ford đã "cam kết tuân th pháp lut Vit Nam v kinh doanh và qung cáo đng thi khng đnh tm dng tt c qung cáo trên YouTube".

youtube3

Theo ông Tuấn, có hơn 8 nghìn video "xu đc", "chng Vit Nam" trên Youtube.

Infonet còn dẫn li ông Nguyn Thanh Lâm, Cc trưởng Cc Phát thanh truyn hình và Thông tin đin t, cho biết đã phát hin "nhiu qung cáo ca sn phm, dch v ca các doanh nghip trong và ngoài nước, k c mt s thương hiu toàn cu được gn trong các video có nội dung xu, đc, vi phm quy đnh ca pháp lut Vit Nam phát trên kênh YouTube thông qua dch v qung cáo ca Google".

Theo Reuters, Việt Nam tháng trước đã "bt đu gây áp lc cho các công ty qung cáo trong nước yêu cu công ty Google, vn s hu YouTube, phi g các video ca các nhà bt đng chính kiến hot đng hi ngoi đăng trên trang này".

Tuy nhiên, trang Soha dẫn li ông Tun nói rng vn còn "khong 8.000 video có ni dung xu, xuyên tc, vi phm pháp luật Vit Nam trên YouTube và 42 video clip được g là quá nh".

Theo quan chức qun lý truyn thông trong nước này, "Google, YouTube chia s li ích kinh tế t qung cáo cho t chc, cá nhân sn xut các video clip trên YouTube, trong đó có c nhng clip xấu, đc, do đó vô tình gián tiếp, khuyến khích các video clip xu đc được đăng ti nhiu hơn trên YouTube".

Ông Tuấn được báo chí trong nước kêu gi "cng đng s dng Internet ti Vit Nam cùng lên tiếng với Google, Facebook ngăn chn các ni dung xu đc, tin gi mo, tht thit, xúc phm danh d, nhân phm t chc cá nhân, vi phm pháp lut Vit Nam trên môi trường mng".

Trong một thông cáo gi cho báo chí hôm 14/3, YouTube cho biết rng "chúng tôi có các chính sách rõ ràng về các yêu cu g b t các chính ph khp thế gii".

"Chúng tôi dựa vào các chính ph thông báo cho chúng tôi các ni dung mà h tin là trái phép thông qua các kênh chính thng, và nếu thy hp lý, chúng tôi s thc hin vic hn chế sau khi xem xét kỹ lưỡng", thông cáo viết tiếp.

Việt Nam thi gian qua b nhiu t chc bo v nhân quyn như Human Rights Watch ch trích vic "kim soát Internet", nhưng Hà Ni luôn bác b cáo buc này.

*************************

Thử thách mới cho YouTube và Facebook ? (BBC, 17/03/2017)

Các mạng xã hội như YouTube và Facebook dường như đang gặp thử thách mới khi chính phủ một số nước đưa ra yêu cầu phải kiểm soát nội dung do người sử dụng đưa lên.

you1

Ảnh minh họa - LIONEL BONAVENTURE/GETTY IMAGES

Tại Anh, chính phủ và một số hãng như báo The Guardian, kênh truyền hình Channel 4 và hãng truyền thông BBC đã ngừng quảng cáo trên YouTube vì quan ngại những quảng cáo của họ xuất hiện trong những video có nội dung "không phù hợp" trên kênh này.

Văn phòng Nội các muốn Google Inc., công ty mẹ của YouTube, đảm bảo rằng các thông điệp mà chính phủ muốn đưa ra, sẽ phải được hiển thị "một cách an toàn và phù hợp".

Trong khi đó, chính phủ Pakistan nói họ yêu cầu Facebook giúp điều tra những "nội dung có tính phỉ báng" do người Pakistan đưa lên mạng xã hội này. Hồi đầu tuần này Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif lên tiếng ủng hộ việc trấn áp trên diện rộng những nội dung mang tính phỉ báng trên mạng xã hội.

Ở Việt Nam, từ tháng Hai, chính phủ thực hiện chiến lược mới để gây sức ép với các doanh nghiệp hoạt động trong nước, đồng thời với YouTube và Facebook để đòi gỡ bỏ những clip có nội dung 'độc hại' chống nhà nước. Kết quả là nhiều thương hiệu lớn trong nước và quốc tế ở Việt Nam đã cam kết tạm ngừng quảng cáo trên YouTube.

Gây áp lực thông qua hoạt động quảng cáo

Chuyện các chính phủ phàn nàn với Google và Facebook về những nội dung được phát hành trên mạng không phải là điều mới.

Tuy nhiên, các chuyên gia trong ngành cho rằng hiếm khi có một nhà nước gây sức ép với họ qua những doanh nghiệp đặt quảng cáo như trường hợp ở Việt Nam.

Liên minh Internet Á Châu (Asia Internet Coalition), là tổ chức mà cả YouTube và Facebook đều là thành viên, nói Việt Nam và các doanh nghiệp đã hưởng lợi rất nhiều nhờ tiếp cận Internet.

"Điều tối quan trọng cho Chính phủ Việt Nam là bảo vệ tính chất mở của mạng internet, và xây dựng những điều khoản phù hợp để khuyến khích đầu tư và ủng hộ cải tiến", hãng Reuters dẫn lời ông Jeff Paine, giám đốc điều hành của tổ chức này.

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn chiều 16/3 yêu cầu các doanh nghiệp, thương hiệu lớn ngừng quảng cáo trên YouTube, Facebook và các mạng xã hội khác cho đến khi các hãng này tìm được giải pháp để chặn được những clip có nội dung "độc hại" chống nhà nước.

//www.flickr.com/photos/145347866@N03/32657285774/in/photostream/" title="you2" data-flickr-embed="true" data-mce-href="https://www.flickr.com/photos/145347866@N03/32657285774/in/photostream/">you2

Facebook và Google chiếm hơn 70% thị phần quảng cáo trên mạng ở Việt Nam

Đại diện các doanh nghiệp có quảng cáo trên Youtube như Vinamilk, Vietnam Airlines, Unilever, Honda, Ford... đã cam kết sẽ tạm ngừng quảng cáo trên YouTube và Facebook cho đến khi các mạng này tìm được giải pháp để xử lý tình trạng này, hãng tin Reuters cho hay.

Các quảng cáo trên YouTube được một hệ thống máy tính chọn qua thuật toán để hướng vào nhóm khán giả thích hợp. Các công ty đăng quảng cáo thường không biết hoặc không có kiểm soát trực tiếp về những video clip mà các quảng cáo xuất hiện kèm.

Theo con số của Bộ Thông tin và Truyền thông, cho đến ngày 15/3, có hơn 8.000 clip có nội dung 'phản động' với 500 triệu lượt xem trên YouTube, nhưng Google mới chỉ chặn, không cho 42 clip xuất hiện ở thị trường Việt Nam thay vì gỡ bỏ hoàn toàn. Những clip này vẫn có thể tiếp cận được từ nước ngoài.

"Hôm nay chúng tôi kêu gọi tất cả các doanh nghiệp không tiếp tay cho họ nhận phí quảng cáo của các hãng để chống lại chính phủ Việt Nam", Bộ trưởng Tuấn được truyền thông dẫn lời nói tại cuộc họp.

"Chúng tôi cũng kêu gọi tất cả người sử dụng Internet lên tiếng với Google và Facebook để ngăn chặn những nội dung độc hại, bôi nhọ vi phạm pháp luật Việt Nam trên môi trường trực tuyến".

Thư phản hồi chính thức Google gửi các cơ quan truyền thông có đoạn viết : "Chúng tôi có những chính sách rõ ràng đối với yêu cầu gỡ bỏ video của các chính phủ trên toàn thế giới. Chúng tôi dựa vào các chính phủ để thông báo cho chúng tôi những nội dung mà họ cho là bất hợp pháp bằng thủ tục chính thức. Nếu thấy hợp lý, chúng tôi sẽ hạn chế những nội dung này sau khi xem xét kỹ lưỡng".

Facebook hiện chưa có phản hồi.

Quay lại trang chủ
Read 769 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)