Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quốc tế

06/08/2019

Nga-Mỹ bước vào giai đoạn chạy đua vũ trang tên lửa hạt nhân

Tổng hợp

Putin : Nga sẽ phát triển tên lửa hạt nhân mới nếu Mỹ làm như vậy (VOA, 06/08/2019)

Tổng thng Nga Vladimir Putin hôm th Hai 5/8 cnh báo rng Moscow buc lòng phi khi đng phát trin tên la ht nhân tm trung đt trên đt liền, nếu Hoa Kỳ bt đu làm như vy sau khi hip ước kim soát vũ khí quan trng b hy b.

tenlua1

Tổng thống Nga Vladimir Putin hp vi Hi đng An ninh Nga, 5/8/2019

Hoa Kỳ chính thức rút khi Hip đnh v Vũ khí Ht nhân Tm trung (INF) vi Nga hôm 2/8 sau khi xác đnh rng Moscow vi phm hip ước và đã trin khai ít nht mt loại tên la b cm, mt cáo buc mà Kremlin ph nhn.

Hiệp ước INF cm các loi tên la đt trên đt lin có tm bn t 500-5.500 km.

Hôm 5/8, ông Putin họp vi Hi đng An ninh Nga, sau cuc hp, ông ra lnh cho b quc phòng, b ngoi giao và cơ quan tình báo đối ngoi SVR giám sát cht ch xem bt kỳ bước đi nào ca Hoa Kỳ nhm phát trin, sn xut hoc trin khai nhng tên la thuc din b cm theo hip ước đã b hy b.

"Nếu Nga có được thông tin đáng tin cy cho thy Hoa Kỳ đã hoàn thành vic phát triển các h thng này và bt đu sn xut chúng, Nga s không có la chn nào khác hơn là phi dn tng lc đ phát trin các tên la tương t", ông Putin nói trong mt tuyên b.

Ông nói thêm rằng gi đây điu hết sc cp thiết là Moscow và Washington phi nối li đàm phán v kim soát vũ khí đ ngăn chn điu mà ông gi là mt cuc chy đua vũ trang "không phanh".

Theo Reuters

*********************

Tổng thống Putin họp khẩn Hội đồng An ninh quốc gia vì Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF (Tin Tức, 05/08/2019)

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 5/8 đã tổ chức cuộc họp khẩn Hội đồng An ninh quốc gia sau khi Mỹ tuyên bố chính thức rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).

Theo hãng tin Sputnik, Tổng thống Putin tuyên bố, Nga sẽ không từ bỏ nghĩa vụ của mình nhưng không thể phớt lờ tình hình hiện tại sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF.

tenlua2

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: TTXVN

Tổng thống Putin nhấn mạnh, Moskva sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán toàn diện với Washington về sự ổn định và an ninh chiến lược càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, phía Nga không hề hài lòng trước các tuyên bố về "ý định hòa bình" từ Mỹ và các đồng minh.

Hãng thông tấn TASS dẫn thông cáo của Văn phòng Báo chí Điện Kremlin cho hay, Tổng thống Nga lấy làm tiếc trước hành động đơn phương rút khỏi INF của Mỹ, đồng thời cảnh báo hành động đó có thể tái châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang không có điểm dừng.

Theo hãng tin AFP, Tổng thống Putin khẳng định, Nga sẽ "buộc" phải chế tạo tên lửa mới nếu Mỹ làm như vậy trước. Theo nhà lãnh đạo Nga, nước này sẽ tiến hành phát triển, sản xuất và triển khai các tên lửa tầm ngắn và tầm trung để đáp trả những bước đi tương tự của Washington.

Tuy nhiên, người đứng đầu Điện Kremlin cam kết, Moskva sẽ không triển khai tên lửa tầm trung và ngắn tại những khu vực mà phía Mỹ không bố trí tên lửa. Nga đang mong đợi trách nhiệm từ phía Mỹ.

"Theo quan điểm của chúng tôi, hành động của Mỹ dẫn tới sự đổ vỡ Hiệp ước INF, chắc chắn gây ra sự suy yếu và xói mòn toàn bộ khung an ninh toàn cầu, bao gồm Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START, tức START-3) và Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT)", nhà lãnh đạo Nga cho biết sau cuộc họp khẩn với Hội đồng An ninh quốc gia.

Tổng thống Putin yêu cầu Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và cơ quan tình báo Nga tìm hiểu các nỗ lực của Mỹ trong việc phát triển và triển khai lực lượng hạt nhân mới trong bối cảnh Hiệp ước INF đổ vỡ. Theo ông Putin, Nga sẽ đối phó với các mối đe dọa tiềm tàng phát sinh từ việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF bằng hệ thống tên lửa hành trình và các tên lửa như Kh-101, Kinzhal và Kalibr...

"Cho đến khi kho vũ khí của quân đội Nga tiếp nhận hệ thống tên lửa phóng từ mặt đất mới, các phương pháp sẵn có sẽ đảm nhiệm đối phó mối đe dọa thực sự với Nga liên quan đến việc Mỹ rút khỏi INF", Tổng thống Putin nhấn mạnh.

tenlua3

Tên lửa hành trình Kalibr - Ảnh minh họa

Ngày 2/8, Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) sau khi cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước này. Tuy nhiên, Điện Kremlin bác bỏ cáo buộc của Washington. Sau đó một ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Espe cho biết, ông muốn sớm bố trí tên lửa tầm trung phóng từ mặt đất tại châu Á.

INF được Mỹ và Liên Xô cũ ký ngày 8/12/1987 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6/1988. Theo đó, hai bên cam kết không sản xuất, thử nghiệm, triển khai các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên mặt đất tầm trung và tầm ngắn (từ 500 - 5.500km).

Vào tháng 10/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước khi chế tạo tên lửa "Novator 9M729". Trong khi đó, Nga tuyên bố không tiêu hủy "Novator 9M729", đồng thời khẳng định, loại tên lửa này không vi phạm INF. Theo Moskva, Mỹ đã cố tình tạo cớ rút khỏi hiệp ước để có thể tự do phát triển những loại tên lửa mới.

Nga khẳng định, Mỹ đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi rút khỏi INF về kiểm soát vũ khí thời Chiến tranh Lạnh. Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh, Mỹ đã thực hiện chiến dịch tuyên truyền cáo buộc Nga vi phạm INF. Tuyên bố cho rằng, việc Mỹ từ bỏ INF là vì lợi ích riêng chứ không phải do những cáo buộc Nga vi phạm.

Hồng Hạnh

Quay lại trang chủ
Read 463 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)