Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quốc tế

13/08/2019

Nga : mặc đàn áp, đối lập tiếp tục biểu tình đòi bầu cử tự do

Tổng hợp

Điều gì dẫn đến các cuộc biểu tình ở Moscow ? (BBC, 14/08/2019)

Trong những tuần qua, tại thủ đô Moscow của Nga đã xảy ra những vụ biểu tình đông người và kéo dài chưa từng có kể từ nhiều năm nay.

bieutinh1

Điều gì dẫn đến các cuộc biểu tình ở Moscow ?

Cảnh sát đã sử dụng vũ lực đối phó với những người biểu tình ôn hòa muốn đòi giới chức phải để các gương mặt đối lập tham gia tranh cử trong kỳ bầu cử địa phương sắp tới.

Những người biểu tình nói rằng họ không mang theo vũ khí, không có thái độ hung hăng, thế nhưng nhiều người trong số họ đã bị đánh đập trên đường phố.

Đáng chú ý là hôm 27/7, thái độ bạo lực của cảnh sát khi dùng gậy đánh đập người biểu tình và các hình ảnh gây sốc đã được quay chụp bằng camera, bằng điện thoại và lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội.

Cho đến nay, hầu như tất cả các ứng cử viên đối lập đều đã bị bắt giữ.

Tin tức nói có hơn 2.000 người biểu tình đã bị bắt, trong đó một số người bị phạt và giam giữ ngắn hạn.

Hơn 10 người bị án tù, với mức nặng nhất đến 8 năm tù giam.

Chính quyền gọi các cuộc biểu tình là bạo loạn, dẫu cho gần như tất cả các hành vi bạo lực đều do cảnh sát gây ra.

bieutinh2

Tại thủ đô Moscow của Nga đã xảy ra những vụ biểu tình đông người và kéo dài chưa từng có

Nga đòi Google chặn video trực tuyến trên YouTube

Hôm 13/8, chính phủ Nga cảnh báo hãng internet khổng lồ Google rằng hãng phải ngăn chặn việc người dùng sử dụng YouTube để phát trực tuyến các cuộc biểu tình bất hợp pháp trong thời gian trước khi có kỳ bầu cử địa phương tại Moscow.

Roskomnadzor, tức Cơ quan Liên bang Quản lý về Viễn thông, Công nghệ Thông tin và Truyền thông Đại chúng, nói rằng họ quan ngại về việc chức năng quảng cáo của YouTube sẽ được dùng để quảng bá các kênh tới người dùng.

Cơ quan này nói YouTube có tính năng thông báo có video đang phát trực tuyến tới người dùng, kể cả những người không đăng ký theo dõi một kênh nào đó.

Roskomnadzor nói nếu Google không phản hồi thư của họ, thì "Liên bang Nga sẽ coi đây là sự can thiệp vào vấn đề chủ quyền của nhà nước, và là việc gây ảnh hưởng thù nghịch, cản trở việc tổ chức kỳ bầu cử dân chủ tại Nga".

Chính phủ Nga trong trường hợp đó sẽ có hành động đối với Google, cơ quan này nói thêm.

********************

Ngăn cản đối lập tranh cử, Putin muốn bảo vệ quyền lực (RFI, 12/08/2019)

Khi Vladimir Putin được tổng thống Boris Yeltsin bổ nhiệm thủ tướng, nhiều người Nga nghĩ rằng viên trung tá tình báo chưa có tiếng tăm sẽ tiếp nối chính sách dân chủ hóa thời hậu Cộng sản trong ổn định.

bieutinh3

Người dân Nga biểu tình đòi tổ chức bầu cử công bằng ở Moskva, Nga, ngày 10/08/2019. Reuters/Maxim Shemetov

Hai mươi năm sau, các biện pháp trấn áp bất chấp luật pháp trong mùa bầu cử địa phương vào tháng 9, cho phép giới phân tích suy đoán tổng thống Nga bằng mọi giá bám chặt quyền hành.

Theo AFP, trong những tuần lễ vừa qua, sự kiện chính quyền Nga không cho đối lập ứng cử vào chức vụ thị trưởng nhân bầu cử thành phố, đứng đầu là Moskva, vào tháng 09/2019, cũng như hành động đàn áp tối đa của cảnh sát cho thấy rõ là chính quyền Putin không che dấu dụng ý.

Dụng ý đó là, sau 20 năm cầm quyền, thay đổi Hiến Pháp để có thể trở lại điện Kremlin cho đến mãn đời, tổng thống Nga Putin chưa chịu về hưu chính trị.

Ngày 09/08/1999, cách nay đúng 20 năm, khi tổng thống Yeltsin giới thiệu giám đốc cảnh sát liên bang FSB, hậu thân của KGB, vào ghế thủ tướng, nhiều nhà bình luận tại Moskva tin rằng vây cánh của Yeltsin đã tìm được người thừa kế để chấm dứt tình trạng rối loạn chính trị và bất ổn an ninh ở vùng Kavkaz. Thật vậy, Vladimir Putin là cánh tay mặt của thị trưởng Saint Petersburg, Anatoli Sobtchak, một nhân vật thuộc xu hướng dân chủ tự do.

Trong giai đoạn đầu, Vladimir Putin tỏ ra cởi mở trong chính trị đối nội lẫn đối ngoại, nhưng rồi sau chiến tranh Tchetchnia lần thứ hai, Nga thắng, Putin bắt đầu thay đổi. Theo nhà phân tích Nga Konstantin Kakachev, Putin ngày nay không phải là Putin 1999-2000. Từ tự do, ông trở thành bảo thủ và làm Tây phương thất vọng. Xung khắc với Tây phương biến Putin thành "phản động" theo nghĩa ủng hộ bất cứ chế độ độc tài nào như Bachar al-Assad, rồi xâm chiếm Crimea, võ trang cho lực lượng thân Nga ở miền đông Ukraine, như nhận định của nhà bình luận Georgui Bovt.

Trong nước, nhân danh ổn định chính trị, Putin liên kết với quan điểm bảo thủ của Chính thống giáo, chống Tây phương "đồi trụy" và qua đó kiểm duyệt truyền thông, đàn áp tự do ngôn luận.

Cũng theo nhà báo Nga Georgui Bovt, tổng thống Putin và phe thân cận tìm đủ mọi cách để trụ lại.

Hậu Putin : Còn nước còn tát

Ngăn cấm đối lập tranh cử địa phương cũng là biện pháp bảo vệ quyền lực. Với uy tín 40%, mất gần 30 điểm so với kết quả bầu cử tổng thống lần chót, tổng thống Nga cảm thấy tương lai không ổn. Đảng Nước Nga Thống Nhất còn thê thảm hơn. Trong cuộc bầu cử tháng 9 này, tại Moskva, không một chính trị gia phe chính quyền dám tranh cử dưới ngọn cờ Đảng Nước Nga Thống Nhất.

Theo giáo sư Valery Solovei, cho dù nghị viện thủ đô chỉ là một định chế không quan trọng, nhưng phe Putin sợ mất ghế, dù ít. Chỉ cần vài ba nghị viên đối lập đắc cử là đủ làm mất mặt chính quyền. Đó là chưa kể cặp mắt tò mò của họ ngó vào ngân sách 40 tỷ đôla đang được quản lý một cách mờ ám.

Áp dụng đúng phương châm "trong chiến tranh, mọi phương tiện đều tốt", Tư pháp do điện Kremlin kiểm soát loại trừ các ứng cử viên đối lập bằng mọi cách : chữ ký giả, đạp làn ranh trong khi xếp hàng nộp đơn… Sự kiện này cho thấy phe Putin bị dao động tinh thần, khi mà hết cuộc bầu cử này cho đến bầu cử khác, uy tín đảng cầm quyền yếu dần, cho dù được "hỗ trợ" ngầm.

Đối lập càng bị đàn áp thì phản ứng của dân càng mạnh, huy động từ vài trăm người lúc đầu rồi lên đến vài ngàn và hàng chục ngàn. Cuối tuần qua, 50 ngàn người đã xuống đường tại thủ đô. Biết trước Putin sẽ không lùi, đối lập Nga tung ra chiến lược gọi là "bầu cử thông minh" : kêu gọi cử tri dồn phiếu cho bất kỳ ứng cử viên nào miễn là hạ được đảng Nước Nga Thống Nhất.

Tú Anh

********************

Nga yêu cầu Google không quảng cáo biểu tình ‘trái phép’ (VOA, 11/08/2019)

quan qun lý truyn thông nhà nước ca Nga hôm 11/8 yêu cu Google chm dt qung cáo "các s kin rm r trái phép" trên trang YouTube ca hãng này, theo Reuters.

bieutinh4

Hình ảnh cuộc biểu tình ở Moscow hôm 10/8.

Hàng chục nghìn người Nga tun hành hôm 10/8 và các nhà quan sát cho rng đây là cuc biểu tình lớn nht nước này trong vòng 8 năm, bt chp s đàn áp ca chính quyn đi vi cuc phn đi đòi bu c t do th đô Moscow.

quan có tên gi Roscomnadzor, theo Reuters, nói rng Nga s coi tp đoàn ca M can thip vào các vn đ ch quyn và gây tác động mang tính thù nghch nếu Google không phn hi yêu cu ca Nga.

Tin cho hay, cảnh sát đã bt hàng chc người trong các cuc biu tình Moscow và St Peterburg, và thm chí) bt mt th lĩnh đi lp hàng đu trước c khi các cuc tun hành bt đu.

Tuy nhiên, theo Reuters, phản ng ca chính quyn ôn hòa hơn so vi tun trước đó, khi hơn 1 nghìn người biu tình b bt.

Một nhóm theo dõi được trích li nói rng có khong 60 nghìn người tham gia cuc tun hành Moscow.

Trong khi đó, cảnh sát nói rng con s tham gia khong 20 nghìn người.

Quay lại trang chủ
Read 591 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)