Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quốc tế

01/02/2020

Brexit : Vương quốc Anh chính thức chia tay Liên Âu ngày 01/02/2020

Tổng hợp

Brexit chính thức khởi động, người dân Anh "kẻ cười, người khóc" (RFI, 01/02/2020)

Đúng 23 giờ ngày 31/01/2020 (giờ GMT), vương quốc Anh chính thức rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu sau 47 năm chung sống. Người dân Anh, "kẻ cười, người khóc", hồi hộp chờ đón thời khắc quan trọng trong lịch sử nước Anh.

anh1

Người dân Anh ủng hộ Brexit chờ thời khắc đếm ngược "final countdow" Brexit, đêm 31/01/2020 ở Luân Đôn. Patricia Blettery/RFI

Sau 47 năm chung mái nhà và ba năm rưỡi dùng dằng kể từ cuộc trưng cầu dân ý tháng 06/2016 mà phần thắng nghiêng về những người chủ trương Brexit, Vương quốc Anh đã chính thức chia tay Liên Hiệp Châu Âu lúc nửa đêm tại Bruxelles (Bỉ).

Tại Luân Đôn, khi đồng hồ điểm 23 giờ, hàng ngàn người ủng hộ Brexit tụ tập trước Nghị Viện Anh, đón tiếp thời khắc lịch sử trong tiếng hò reo "Chúng ta tự do !", "Đây là một ngày tuyệt vời !", những tràng pháo tay, tiếng pháo hoa và tiếng nổ chai rượu sâm banh và hát quốc ca Anh.

Cách đó vài con phố một cuộc tập hợp khác, quy tụ chừng vài trăm người. Đó là những người phản đối Brexit. Tuy thất vọng, nhưng đối với họ, mọi chuyện chưa kết thúc, một cuộc đấu tranh cho thế hệ trẻ tương lai.

Phóng sự của Frédérique Lebel tại Luân Đôn, bên cạnh những người chống Brexit :

"Vẻ mặt thất vọng, mũ hóa trang theo kiểu Anh, đội tóc giả, mũ bêrê Liên Hiệp Châu Âu, Jane, tâm sự : "Lòng tôi tan nát, giận và buồn nữa, chúng tôi đến đây để ghi nhớ ngày khủng khiếp này trong lịch sử nước Anh".

Trong vòng ba năm rưỡi qua, Peter French đã tổ chức các cuộc biểu tình cùng với phong trào của anh United for Europe nhưng anh chưa bao giờ chấp nhận thất bại.

"Đối với tôi, đây là kết thúc một chiến dịch để ở lại với Liên Hiệp Châu Âu. Sáng mai, đó là một sự khởi đầu một chiến dịch khác để trở lại với Châu Âu. Bất kể thời gian có kéo dài bao lâu, tôi sẽ tiến hành chiến dịch này cho đến hơi thở cuối cùng và tôi tin chắc là chúng tôi sẽ đạt được điều đó. Đó là cuộc đấu tranh cho thế hệ tương lai, cho giới trẻ, sao cho chúng cũng có cùng những cơ hội mà chúng tôi đã hưởng trong suốt 40 năm qua".

"Hẹn gặp lại", "Hẹn sớm gặp lại" là những dòng chữ trên các biểu ngữ. Một cuộc tuần hành mang tính biểu tượng đi từ số 10 Downing Street đến văn phòng Ủy Ban Liên Hiệp Châu Âu tại Luân Đôn vào tối 31/01 này".

Minh Anh

****************

Anh rời EU, nhưng vẫn chia rẽ sâu sắc về Brexit (VOA, 01/02/2020)

Gần 4 năm sau cuc biu quyết ng h gii pháp ri EU, vương quc Anh cui cùng s thc hin Brexit trong ngày hôm nay, th Sáu 31/12. Vào lúc 11 g đêm, giò London, tc 6 gi chiu ti min Đông Hoa Kỳ, nước Anh s không còn là thành viên ca Liên hip Châu Âu, khối s dng đng euro mà Anh đã gia nhp hơn 47 năm v trước.

anh2

Bộ Ngoi giao Anh - Văn phòng Đi ngoi và Thnh vượng chung thp sáng vào ngày Brexit London, 31/1/2020. Reuters/Toby Melville -

Theo báo The Guardian của Anh và báo The Washington Post, công chúng Anh cho ti gi phút này vn còn chia r sâu sc v quyết đnh ri EU. Trong khi nhiu người coi ngày lch s này là ngày vương quc Anh giành li s đc lp ca mình, nhiu người khác coi đây là mt s mt mát ln.

Báo The Telegraph cho biết là trong các s kin Brexit, bài din văn v tương lai ca nước Anh ca Th Tướng Boris Johnson- được thu băng t trước- s được phát đi vào 10 giờ đêm nay- gi London, 1 gi trước thi khc Brexit xy ra – là 11 gi đêm. T báo cho biết là trong bài din văn, ông Johnson kêu gi nước Anh hãy hướng ti tương lai, đng nhìn li phía sau. Ông nói "Brexit không phi là mt s kết thúc mà là điểm khi đu… thi đim đi mi đt nước".

Chính phủ Anh loan báo đng h đếm ngược gi s được chiếu lên các tòa nhà ph Downing, đánh du gi phút chính xác vương quc Anh ri EU. Cùng lúc, quc kỳ Anh s tung bay quanh Parliament Square.

anh3

Người biu tình chng Brexit giăng biu ng và c EU bên ngoài Quc hi Anh London, ngày 30/1/2020. Reuters/Antonio Bronic

The Guardian tường thut rng nhng người biu tình s t tp bên b Nam London, Brighton và Bournemouth đ phn đi Brexit.

Báo chí Anh tường thut rng chuông nhà th và Big Ben s không rung vào ngày 1/2 đ đánh du Brexit, vì các chc sc lo ngại s đào sâu thêm h chia r gia nhng người ng h và chng đi Brexit.

Theo đài CBS thì mặc dù hãy còn mt năm "chuyn tiếp" trước khi thc s hoàn thành Brexit, có l cn mt thi gian dài hơn đ có th hàn gn s rn nt sâu sc v cuc ly d cay đng gia vương quc Anh và EU.

********************

Nước Anh rời khỏi Liên hiệp Châu Âu, bước vào một tương lai bất định (VOA, 01/02/2020)

Không phô trương rầm rộ, nước Anh rời khỏi Liên hiệp Châu Âu vào ngày thứ Sáu 31/1 sau 47 năm là thành viên của khối này, bước một bước dài vào tương lai bất định, giáng một đòn giáng lịch sử vào khối này.

anh6

Người dân tụ tập bên ngoài tòa nhà Quốc hội Anh vào ngày Brexit tại London, đêm 31/1/2020.

Vương quốc Anh chính thức rời khỏi EU vào lúc 11 giờ đêm (2300GMT) tại Brussels, trụ sở của EU. Hàng ngàn người nhiệt tình ủng hộ Brexit tụ tập bên ngoài Quốc hội Anh để chào đón giây phút mong đợi kể từ cuộc bỏ phiếu tháng 6 năm 2016 với 52% phiếu thuận và 48% phiếu chống để rời khỏi khối mà Anh gia nhập vào năm 1973. Đám đông vẫy cờ reo hò khi đồng hồ Big Ben đổ 11 tiếng. Chuông của Quốc hội im lặng vì đang tu sửa.

Trong một thông điệp đọc tại số 10 phố Downing gần đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson gọi việc Anh ra đi là "một thời điểm đổi mới và thay đổi thực sự của đất nước."

Tuy nhiên nhiều người Anh đau buồn và thương tiếc vì không còn là công dân EU nữa, và một số người đánh dấu sự mất mát này bằng việc thắp nến cầu nguyện trong nước mắt. Tại Brussels nhiều người cũng đau buồn khi cờ Anh được hạ xuống từ nhiều tòa nhà của EU.

Liệu Brexit có làm cho Anh trở thành một quốc gia tự hào, lấy lại được chủ quyền, hay sự hiện diện của quốc gia này giảm bớt trong EU và thế giới hay không, sẽ được tranh luận trong những năm tới.

Trong khi việc rời khỏi EU của Anh là một thời điểm lịch sử, nhưng việc này chỉ đánh dấu sự chấm dứt giai đoạn đầu của sử thi về Brexit, Khi người Anh thức dậy vào ngày thứ Bảy 1/2 họ sẽ thấy rất ít thay đổi. Vương quốc Anh và EU có "giai đoạn chuyển tiếp" 11 tháng –theo đó Anh sẽ tiếp tục theo những qui định của khối—để đạt được thỏa thuận mới về thương mại, an ninh và một loạt các lãnh vực khác nữa.

27 thành viên còn lại của EU sẽ phải phục hồi từ một trong những bước lùi lớn nhất của 62 năm lịch sử để đối đầu với một thế giới phức tạp hơn khi một cựu thành viên của khối trở thành một đối thủ cạnh tranh bên kia Eo biển Manche.

******************

Hậu Brexit : Vị trí của Anh Quốc tại Liên Hiệp Quốc (RFI, 01/02/2020)

Đêm 31/01/2020, nước Anh đã chính thức rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu. Cuộc chia tay này có ảnh hưởng thế nào đến các định chế quốc tế ?

BRITAIN-EU-BREXIT-POLITICS

Một công dân Anh Quốc cầm biểu ngữ chia tay Liên Hiệp Châu Âu trước Nghị Viện Anh ngày 31/01/2020.Glyn KIRK / AFP

Từ ngày mai, nửa đêm, giờ New York, các cuộc họp giữa các nhà ngoại giao Châu Âu ở Liên Hiệp Quốc chỉ còn 27 quốc gia tham gia, thay vì 28 và như vậy là Anh Quốc sẽ có một vị trí rõ rệt hơn trong các định chế của Liên Hiệp Quốc. Về vấn đề này thì không có quy định gì cụ thể, các nhà ngoại giao Châu Âu và Anh Quốc sẽ theo thông lệ để thiết lập mối quan hệ mới với Liên Hiệp Quốc từ đây đến tháng 12 năm nay.

Sau đây là phân tích của thông tín viên Carrie Nooten từ New York :

"Tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, quan hệ sẽ vẫn tốt đẹp : Anh Quốc sẽ được xem là một quốc gia có các lập trường "tương tự" như Châu Âu. Đây là một điều tốt đối với Liên Hiệp Châu Âu. Khối này vốn chỉ có một tiếng nói, bây giờ nếu có thêm một tiếng nói thân hữu về các vấn đề, như nhân quyền, thì càng tốt.

Chính là tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc mà bàn cờ sẽ thay đổi chút ít : Liên Hiệp Châu Âu nay chỉ còn 4 thành viên, trong đó có một thành viên nắm quyền phủ quyết, thay vì hai thành viên cho tới nay, cho dù một số người lưu ý rằng Pháp và Anh Quốc vẫn nhận lệnh từ Paris và Luân Đôn, chứ không phải từ Bruxelles.

Khi bỏ phiếu cho các nghị quyết về Lybia hay về chiến dịch duy trì hòa bình ở Châu Phi, Anh Quốc sẽ theo lập trường của Liên Hiệp Châu Âu, chiếu theo một thỏa thuận về giai đoạn chuyển tiếp. Nhưng Luân Đôn có thể sẽ tỏ thái độ cứng rắn trên các hồ sơ khác.

Một số người sợ Anh Quốc sẽ xích gần lại Hoa Kỳ ví dụ như về hiệp định hạt nhân Iran, vì thủ tướng Boris Johnson trong thời gian tới sẽ tập trung đàm phán một hiệp định thương mại với Washington.

Nhưng cùng lúc đó ông sẽ có cuộc đàm phán tương tự với Bruxelles về một thỏa thuận thương mại quan trọng hơn, vì phân nửa hàng xuất khẩu của Anh Quốc là sang Liên Hiệp Châu Âu, so với 15% sang Hoa Kỳ".

Cựu vương Bỉ nhận con tư sinh

Albert Đệ nhị, quốc vương Bỉ từ năm 1993 đến 2013, cuối cùng đã không thể né tránh sự thật và tối thứ Hai 27/01/2020, đã phải ra một thông cáo nhận con gái ngoài giá thú, Delphine, sinh năm 1986, kết quả của một mối tình vụng trộm.

Phải mất nhiều năm thưa kiện, quốc vương Albert mới nhận con gái ruột của mình. Tuy sẽ không làm đảo lộn trật tự định chế ở Bỉ, hay ảnh hưởng đến việc nối ngôi vua, vụ này đã khiến công luận vương quốc Bỉ say mê theo dõi hôm thứ Ba 28/01.

Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Benazet tường trình :

"Kể từ khi có một bài báo được đăng tải vào năm 1997, rồi một cuốn sách được xuất bản 5 năm sau đó, cả nước Bỉ đều biết chuyện của Delphine. Sinh ra từ mối quan hệ ngoài giá thú giữa hoàng thân Albert và Sybille de Sélys-Longchamps, Delphine cuối cùng đã lấy họ mẹ, sau khi mang họ Boel, chồng của bà này.

Delphine đã tiến hành các thủ tục pháp lý về nhận quan hệ cha con vào năm 2013, năm mà quốc vương Albert Đệ nhị thoái vị. Sáu năm sau và sau nhiều lần cựu vương tìm đủ mọi cách để chối bỏ mối quan hệ cha con, tối thứ hai vừa qua (27/01), ông đã buộc lòng công nhận các kết quả phân tích ADN được tiến hành theo lệnh của tư pháp.

Thật ra, cựu vương nước Bỉ không nhìn nhận hoàn toàn, bởi vì trong bản thông cáo, ông vẫn khẳng định, xin trích, "quan hệ cha con về mặt pháp lý không nhất thiết phản ánh mối quan hệ cha con về mặt sinh học". Albert Đệ nhị nói rằng ông chưa bao giờ tham gia vào việc giáo dục Delphine.

Cựu vương vẫn tiếp tục gọi cô là Delphine Boel và điều này có thể dẫn đến một vụ kiện tụng mới về họ mà cô sẽ mang kể từ nay. Delphine không thể được phong là công nương, vì cô sinh ngoài giá thú, cũng như sẽ không được nối ngôi, nhưng sẽ có quyền mang họ bố.

Có điều cựu vương Albert Đệ nhị không có họ, mà chỉ mang tước hiệu hoàng thân xứ Bỉ, còn họ của dòng dõi vương giả Saxe-Cobourg-Gotha thì không còn được sử dụng trong hoàng gia từ một thế kỷ nay".

Thanh Phương

******************

Nghị Viện Châu Âu thông qua thỏa thuận Brexit (RFI, 30/01/2020)

Thủ tục cuối cùng trước ngày nước Anh ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu đã hoàn tất. Chiều ngày 29/01/2020 Nghị Viện Châu Âu thông qua văn bản chia tay với vương quốc Anh với 621 phiếu thuận, 49 phiếu chống và 13 người không bỏ phiếu.

BELGIUM-BRITAIN-EU-POLITICS-BREXIT

Phiên họp Nghị Viện Châu Âu thông qua thỏa thuận Brexit ngày 29/01/2020. Kenzo TRIBOUILLARD / AFP

Các nghị viên Châu Âu đồng thanh cất tiếng hát ca khúc Auld Lang Syne như một lời chia tay với 73 đồng nhiệm Anh.

Bước kế tiếp là vào lúc 23 giờ giờ quốc tế đêm 31/01/2020 nước Anh chính thức ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu và cũng kể từ thời điểm đó, Luân Đôn và Brxuelles bắt tay vào các vòng đàm phán về quan hệ trong tương lai giữa Vương quốc Anh và 27 thành viên còn lại trong Liên Âu. Trên nguyên tắc, thời hạn đàm phán dư dự trù kéo dài đến ngày 31/12/2020.

Thông tín viên đài RFI Pierre Benazet từ Bruxelles :

Đàm phán về quan hệ tương lai giữa Anh và Liên Âu sẽ gay go vì thủ tướng Boris Johnson hứa với cử tri là sẽ không kéo dài giai đoạn chuyển tiếp, trong khi đó thì còn rất nhiều chủ đề gây bất đồng, thí dụ như trên vấn đề đánh bắt hải sản.

Châu Âu muốn hoạt động trong các vùng biển của Anh, ngược lại Luân Đôn đòi ngư dân Châu Âu phải được chính quyền Anh cấp giấy phép hoạt động.

Tuy nhiên Anh Quốc lại muốn hải sản của Anh dễ dàng thâm nhập thị trường chung Châu Âu. Đây chỉ là một trong số rất nhiều bất đồng, thí dụ như trong lĩnh vực xuất khẩu xe hơi hay các điều kiện về giao dịch tài chính với Liên Âu...

Một số quốc gia trong Liên Hiệp muốn để cho hàng hóa của Anh được tự do thâm nhập thị trường Châu Âu, tức là hàng của Anh không bị đánh thuế hay bị áp đặt hạn ngạch, nhưng đổi lại thì Luân Đôn phải đồng ý thay đổi các chuẩn mực của Anh để thích nghi với những chuẩn mực và quy tắc trong nội bộ của Liên Hiệp Châu Âu.

Đến ngày 25/02/2020 Bruxelles sẽ chính thức trao cho Ủy Ban Châu Âu trọng trách đàm phán với Luân Đôn về giai đoạn hậu Brexit này. Phía Anh Quốc yêu cầu Nghị Viện Châu Âu có những biện pháp hào phóng với một thành viên cũ của Liên Âu, nhưng tại Bruxelles, nhiều nhà quan sát cho rằng, kết thúc đàm phán vào cuối/12 năm nay là nhiệm vụ bất khả thi.

Thanh Hà

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Tổng hợp
Read 617 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)