Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quốc tế

10/02/2020

Virus corona gây lo sợ cho Singapore, Anh quốc và Philippines

Tổng hợp

Thủ tướng Singapore : Sợ hãi nguy hại hơn virus Corona (VOA, 10/02/2020)

Thủ tướng Singapore hôm 8/2 nói rng ni s hãi gây nguy hi hơn là s lây lan ca virus Corona, theo Reuters.

dich1

Kệ bày bán hàng trống trơ n trong m ột siêu thị ở Singapore.

Ông Lý Hiển Long lên tiếng như vy mt ngày sau khi Singapore nâng mc cnh báo v virus Corona lên mc màu cam ging như ln xy ra dịch SARS năm 2003, khiến dân chúng đ xô đi siêu th mua sch hàng hóa v đ tích tr.

"Không cần thiết phi hong lon. Chúng tôi không phong ta thành ph hoc nht mi người nhà", ông Lý nói, theo Reuters.

"Chúng tôi có nguồn cung ng di dào, vì thế không cn phi tích tr mỳ tôm, thc phm đóng hp hay giy v sinh như mt s người đã làm ngày hôm qua".

Tin cho hay, Singapore đã xác nhận 33 trường hp nhim virus Corona và mt s trường hp không liên quan ti vic đi ti Trung Quc, nơi hơn 800 người đã t vong.

Ông Lý nói thêm rằng nếu các trường hp tiếp tc tăng và t l t vong vn thp, chính ph có th khuyến khích nhng người có các triu chng nh ngh ngơi nhà thay vì ti bnh vin, đ cho các nhân viên y tế tp trung vào nhng ca bnh nng.

Tin cho hay, virus Corona đã lan sang ít nhất 27 quc gia và vùng lãnh th, gây nhim cho hơn 330 người, khiến nhiu nước phi tiến hành các bin pháp phòng chng.

*******************

Virus corona : Số người nhiễm tăng, Anh báo động "đe dọa nghiêm trọng" (RFI, 10/02/2020)

Luân Đôn coi virus corona là mối "đe dọa nghiêm trọng cho y tế công cộng". Ngày 10/02/2020, bộ Y Tế Anh thông báo đã ban hành các biện pháp khẩn cấp để "làm chậm lại tiến độ lây lan và ngăn chặn" dịch bệnh đến từ Trung Quốc.

dich2

Nga điều máy bay quân sự đưa công dân Nga và công dân các nước Xô Viết cũ khỏi Vũ Hán, ngày 05/02/2020. Yuri Shestak/Vsluh.ru/Handout

Trong khuôn khổ các biện pháp mới, tất cả những người bị lây nhiễm có thể bị cách ly cưỡng chế vì an nguy của chính bản thân họ và của nhân viên y tế.

Các biện pháp trói buộc này nhằm giúp cho các cơ quan y tế cộng đồng tập trung hoạt động chống dịch trên toàn quốc, theo giải thích của bộ Y Tế Anh. Hai bệnh viện lớn, gồm Arrowe Park ở miền bắc và Kent Hills Park ở miền trung, được chọn để cách ly người bị lây nhiễm.

Cũng trong khuôn khổ biện pháp khẩn cấp, Vũ Hán và tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc được gọi là "vùng nhiễm trùng". Anh Quốc ghi nhận có thêm 5 trường hợp mới, nâng tổng số ca lây nhiễm lên 8. Trong số này, có một người Anh mang siêu vi từ Singapore về Pháp, lây cho 7 người tại Pháp, Tây Ban Nha và Anh lưu trú chung trong một ngôi nhà nghỉ trượt tuyết tại làng Contamines trong dãy núi Mont Blanc.

Đề phòng siêu vi lây lan, làng Contamines được giám sát chặt chẽ. Xét nghiệm kiểm chứng tiếp tục được thực hiện và nới rộng đến khoảng 100 người có tiếp cận ít nhiều với đương sự. Đợt xét nghiệm hôm thứ Bảy 08/02 phát hiện có 5 công dân Anh bị lây nhiễm.

Số nạn nhân ngoài Hoa lục gia tăng

Bên ngoài lãnh thổ Trung Hoa lục địa, dịch virus corona tiếp tục lây lan. Thống kê loan báo ngày 10/02/2020 ghi nhận 330 nạn nhân tại 27 nước và vùng lãnh thổ. Châu Á đứng đầu danh sách với Nhật Bản 162 người, Singapore 43, Thái Lan 32, Hàn Quốc 27, Malaysia 18, Việt Nam 14…

Tại cảng Yokohama (Nhật Bản), du thuyền Diamond Princess tiếp tục bị cách ly cùng với 3.700 du khách và nhân viên từ một tuần nay. Xét nghiệm công bố hôm 10/02 cho biết có thêm 45 người bị lây siêu vi corona, nâng tổng số bệnh nhân lên 130 tính từ ngày phát hiện các ca đầu tiên.

Diamond Princess trở thành "trung tâm dịch" ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Du thuyền này, cách nay 10 ngày, quá cảnh thăm viếng một số nơi ở Đài Bắc. Chính quyền Đài Loan công bố danh sách các địa điểm này làm dân chúng lo ngại.

Từ Tây Môn Đình, một trong những khu phố du lịch nổi tiếng của Đài Bắc, thông tín viên Adrien Simorre gửi về bài phóng sự :

"Emma, nữ chủ nhân một tiệm bánh ngọt, khăn choàng cổ kéo lên tận cằm, khẩu trang kéo lên tận mắt, không tiếc lời phản đối. Tiệm của bà nằm giữa Tây Môn Đình, một trong những nơi du khách của Diamond Princess đến thăm : Làm việc ở đây nguy hiểm quá. Tất cả những người buôn bán đều sợ không biết mình có bị lây nhiễm hay không. Tôi nghĩ rằng chính phủ nên buộc tất cả du khách đến đây đều phải đeo khẩu trang.

Thứ Sáu tuần trước (07/02), người dân Đài Loan nhận được thông cáo báo động qua điện thoại kèm theo bản đồ và danh sách khoảng 30 địa điểm mà du khách của Diamond Princess đặt chân đến.

Biện pháp báo động đặc biệt này thường chỉ được kích hoạt khi sắp có thiên tai. Do vậy, nó làm cho người dân không khỏi lo âu.

Một thanh niên bán y phục chia sẻ : Gửi lệnh báo động đến tất cả mọi công dân là điều vô nghĩa. Lẽ ra, phải kêu gọi mọi người nhớ đeo khẩu trang thay vì đưa ra danh sách những nơi được gọi là nguy hiểm. Làm như thế khiến ai nấy đều sợ hãi. Hôm nay là Chủ Nhật mà đường phố vắng người.

Các biện pháp cẩn trọng của chính quyền Đài Loan tỏ ra có hiệu nghiệm trong nỗ lực chống dịch corona chủng mới. Chỉ có 18 trường hợp lây nhiễm tại Đài Loan. Nhưng rất có thể số người bị lây sẽ tăng thêm sau chuyến quá cảnh của du thuyền Diamond Princess".

Tại Việt Nam, báo cáo chính thức cho biết có thêm hai ca mới nâng tổng số nạn nhân nhiễm siêu vi corona chủng mới lên 14.

Cũng theo báo chí Việt Nam, một nhóm 30 công dân Việt Nam cư trú tại Vũ Hán đã được di tản về Quảng Ninh bằng máy bay đặc biệt. Tất cả đã được cách ly để theo dõi sức khỏe.

Tú Anh

*******************

Virus corona làm chính sách thân Bắc Kinh của Duterte bị chỉ trích (RFI, 10/02/2020)

Không đến tận Bắc Kinh như thủ tướng Cam Bốt Hun Sen giữa tâm dịch virus corona mới (2019-nCoV), nhưng tổng thống Philippines Rodrigo Duterte luôn luôn ủng hộ đồng nhiệm Tập Cận Bình và tin vào khả năng giải quyết dịch của Trung Quốc.

dich3

Người dân Philippines đổ xô đi mua khẩu trang tại một hiệu thuốc ở Manila, sau khi chính phủ thông báo ca tử vong đầu tiên vì virus corona mới, ngày 31/01/2020. Reuters/Eloisa Lopez

Trường hợp tử vong đầu tiên vì virus corona mới bên ngoài Hoa lục là ở Philippines, vào ngày 01/02/2020, càng khiến người dân nước này lo lắng về nguy cơ dịch lan rộng. Trong khi đó, tổng thống Duterte vẫn khẳng định không có lý do gì để cấm du khách Trung Quốc đến Philippines. Nhưng trước những lời chỉ trích, lo lắng của đại đa số dân chúng, ông đã phải đổi ý và ra lệnh tạm thời cấm nhập cảnh vào Philippines đối với đa số khách đến từ Trung Quốc, Hồng Kông và Macao từ ngày 03/02.

Từ việc yêu cầu đòi ngừng đón khách du lịch Trung Quốc, từ khoảng cuối tháng Giêng, người dân Philippines thậm chí đi xa hơn, đòi chính quyền trục xuất hết người Trung Quốc về nước. Yêu cầu mang tính cực đoan này dĩ nhiên không được tổng thống Duterte chấp nhận, đồng thời đánh giá là "bài Trung Quốc" trong bài diễn văn ngày 03/02.

Tuy nhiên, virus corona mới chỉ là cái cớ để một bộ phận người dân Philippines giải tỏa phẫn nộ, bức xúc về người Trung Quốc nói chung trên các mạng xã hội và qua đó lên án chính sách thân Trung Quốc của tổng thống Duterte, theo nhận định trong bài viết "Chính sách thân Trung Quốc của Duterte đạt đến giới hạn lây lan" (Duterte’s pro-China policy hits a viral limit) đăng trên Asia Times ngày 06/02/2020. Tác giả George Amurao có thể đã chơi chữ khi sử dụng từ "viral", mang hai nghĩa "do virus" và "lây lan".

Chính sách thân Bắc Kinh mở cửa cho người Trung Quốc

Trước tiên, chính sách thân Bắc Kinh của tổng thống Duterte được thể hiện qua số lượng người Trung Quốc đến Philippines trong 3 năm rưỡi trở lại đây, vừa du lịch vừa nhập cư. Chính làn sóng người Hoa xuất hiện đông đảo đã khiến người dân Philippines bất bình vì tình trạng tội phạm gia tăng liên quan đến hoạt động kinh doanh của cộng đồng người Hoa. Họ có cảm tưởng đất nước bị người Hoa xâm chiếm và điều này giải thích hiện tượng bài Trung Quốc.

Chỉ tính từ tháng Giêng đến tháng 11/2019, Philippines đón khoảng 1,6 triệu du khách từ Hoa lục, chiếm 22% tổng lượng du khách nước ngoài (7,5 triệu người). Ngoài ra, còn phải kể đến số người Trung Quốc đến làm việc bất hợp pháp tại Philippines, không được thống kê, chủ yếu cho các công ty vận hành sòng bạc trực tuyến Philippines (Philippine offshore gaming operators, POGO), phần lớn thuộc sở hữu của các doanh nhân Trung Quốc.

Trang Asia Times, trích thẩm định của ông Franklin Drillon, thượng nghị sĩ đối lập và là cựu bộ trưởng Lao Động, theo đó có hơn 400.000 lao động Trung Quốc ở Philipines năm 2019, trong đó hơn một nửa không có giấy phép lao động hợp lệ. Theo số liệu thẩm định gần đây của nhiều cơ quan truyền thông địa phương, vào tháng 08/2019, có khoảng từ 100.000 đến 150.000 người Trung Quốc làm việc trong các POGO.

Những công ty POGO phát triển mạnh dưới thời tổng thống Duterte và có tác động đến nền kinh tế của thủ đô Manila. Các công ty cờ bạc qua mạng này có nguồn thu lớn cũng là một yếu tố làm tăng giá thuê nhà ở, vượt qua khả năng của tầng lớp trung lưu Philippines.

Những công ty POGO hoạt động theo chuỗi khép kín, trong một thế giới riêng. Nhân công Trung Quốc được chở trong những chiếc xe kín từ nơi ở đến nơi làm việc, chỉ ăn trong những nhà hàng Trung Quốc và không tiếp khách địa phương. Một số cơ quan truyền thông địa phương thường xuyên đưa tin về thái độ bất lịch sự của người Trung Quốc, đặc biệt vụ một ông sếp người Trung Quốc, không có giấy tờ hợp lệ, đã tấn công một nữ bồi bàn Philippines năm 2018 khiến công luận bức xúc.

Tổng thống Duterte cho biết không có ý định bắt giữ và trục xuất lao động Trung Quốc bất hợp pháp vì sợ Bắc Kinh gửi trả vài trăm nghìn lao động Philippines để trả đũa, trong khi nguồn ngoại hối từ người lao động Philippines gửi từ nước ngoài về là một phần đáng kể cho thu nhập của đảo quốc này.

Tỉ lệ hoạt động tội phạm gia tăng từ khi người Hoa lục xuất hiện

Các chính trị gia đối lập đang cố xác định xem liệu làn sóng người Hoa lục có liên quan đến tình trạng hoạt động tội phạm gia tăng, cũng như nạn bắt cóc và gái mại dâm hay không.

Từ năm 2018-2019, số vụ bắt cóc có liên quan đến người Trung Quốc từ Hoa lục đã tăng 71%, chủ yếu liên quan đến chơi bạc trực tuyến. Tháng 01/2020, cảnh sát Philippines đã bắt giữ bốn người Trung Quốc có âm mưu bắt cóc một cô gái Philippines 18 tuổi ở Makati, ngoại ô Manila.

Cùng tháng đó, cảnh sát cũng mở điều tra về các mạng lưới gái mại dâm người Trung Quốc, họ chỉ phục vụ các khách hàng đồng hương, chủ yếu làm việc trong các POGO.

Phản đối Trung Quốc xâm chiếm Biển Đông

Nhìn rộng hơn, tâm lý bài Trung Quốc còn được thể hiện qua những lần người dân Philippines xuống đường phản đối Bắc Kinh gây hấn ở Biển Đông, bắt nạt các nước láng giềng nhỏ có tranh chấp chủ quyền.

Thêm vào đó, gần đây, tổng thống Duterte đã phê chuẩn cho một tập đoàn Trung Quốc tham gia liên danh với công ty dịch vụ hàng không Macroasia để xây dựng sân bay Sangley Point ở ngoại ô Manila (hợp đồng trị giá 10 tỷ đô la), trong đó có Công ty Xây dựng Truyền thông Trung Quốc (CCCC) từng tham gia bồi đắp các đảo nhân tạo do quân đội Trung Quốc kiểm soát ở Biển Đông.

Chính sách đối phó với virus corona mới của tổng thống Duterte có lẽ chỉ là giọt nước làm tràn ly. Tâm lý lo sợ lan rộng. Trong khi các nước trong khu vực, không ồn ào, nhưng công bố số người nhiễm virus và diễn biến dịch bệnh, người dân Philippines cũng lên tiếng yêu cầu được bảo vệ hơn. Ông Duterte ít xuất hiện trên truyền thông trong thời gian này, mà theo phát ngôn viên Panelo, tổng thống ở Davao "để đọc các báo cáo về virus". Tuyến đầu được dành cho bộ trưởng Y Tế Francisco Duque III. Tuy nhiên, ông không thuyết phục được Thượng Viện khi cho rằng cấm toàn bộ du khách Trung Quốc có lẽ sẽ gây khó khăn thêm cho chính quyền Bắc Kinh.

Thị trường khan hiếm, chính phủ xuất hơn 3 triệu khẩu trang sang Trung Quốc

Khẩu trang khan hiếm trên thị trường, trong khi người dân lo sợ, vội vã đi mua khẩu trang dự phòng. Tình trạng khan hiếm được chính phát ngôn viên phủ tổng thống, ông Salvador Panelo, khẳng định : "Làm thế nào chúng tôi có thể phát miễn phí khẩu trang khi không còn nữa ?" khi ông trả lời truyền thông về câu hỏi liệu có phát miễn phí khẩu trang như Singapore đang làm hay không.

Trong khi phủ tổng thống khẳng định không có khẩu trang để phát cho dân, thì thượng nghị sĩ Richard Gordon, một người thân cận của tổng thống Duterte, cho biết đã huy động và xuất khẩu được hơn 3 triệu khẩu trang sang Trung Quốc. Phát biểu trái ngược, thiếu thống nhất giữa hai quan chức khiến người dân phẫn nộ. Họ cho rằng trở chính quyền tổng thống Duterte quan tâm đến Trung Quốc hơn là sức khỏe của người dân đã bầu ông làm tổng thống.

Cùng lúc trên mạng Twitter lan truyền hashtag #OustDuterte với khoảng 45.000 tweet tranh luận về chủ đề này. Hashtag này cũng lan truyền trên mạng Facebook để phản đối cách xử lý khủng hoảng. Đội ngũ dư luận viên của chính phủ thường chỉ trích gay gắt, lăng mạ những ai tấn công tổng thống Duterte, giờ bỗng đổi giọng, kêu gọi người dân Philippines đồng cảm với người Trung Quốc đang phải đối mặt với cảnh bị đối xử phân biệt vì nạn dịch.

Tuy nhiên, người sử dụng mạng xã hội đã nhanh chóng phát hiện nguồn gốc của những tin nhắn đó là từ một "trang chuyên cung cấp thông tin" của chính phủ. Phát hiện trên cho thấy ý đồ định hướng của chính phủ để công luận có thiện cảm hơn với người Trung Quốc sống ở Philippines.

Cuối cùng, tổng thống Duterte đành xuất hiện trước công chúng hôm 03/02 với thông báo cấm du khách Trung Quốc. Trong buổi họp báo, ông phát biểu : "Trung Quốc đã rất tử tế với chúng ta, chúng ta chỉ nên chứng tỏ cho họ thấy điều tương tự. Mọi người hãy ngừng ngay việc bài Trung Quốc", đồng thời trấn an người dân : "Mọi chuyện vẫn ổn".

Thu Hằng

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Tổng hợp
Read 508 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)