Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quốc tế

22/08/2020

Belarus chuẩn bị lật sang trang sử mới : trang sử tự do dân chủ

RFI tổng hợp

Belarus : Lãnh đạo đối lập thách thức tổng thống Lukashenko

RFI, 22/08/2020

Lãnh đạo đối lập và ứng cử viên tổng thống trong cuộc bầu cử vừa qua, bà Svetlana Tikhanovskaya, vào hôm 21/08/2020, đã tuyên bố là dân chúng Belarus "sẽ không còn chấp nhận" sự lãnh đạo của ông Lukashenko, trong lúc mà chính quyền đang truy bắt đối lập.

bielo1

Lãnh đạo đối lập, ứng viên tổng tống Belarus, Svetlana Tikhanovskaya (giữa) cùng người ủng hộ trong ngày bầu cử hôm 09/08/2020 tại Minsk, Belarus. Reuters – Vasily Fedosenko

Trước báo giới tại Vilnius, Litva, nơi bà tị nạn từ ngày 11/08, bà Tikhanovskaya tuyên bố : "Tổng thống Lukashenko bây giờ phải biết là chúng ta cần một sự thay đổi. Dân chúng Belarus sẽ không bao giờ chấp nhận sự lãnh đạo hiện nay".

Bà Tikhanovskaya không công nhận kết quả bầu cử ngày 09/08 mà ông Lukashenko tuyên bố chiến thắng với 80% phiếu bầu. Bà cho biết là sẽ trở về Belarus "khi cảm thấy được an toàn". Bà cũng hy vọng là người dân được lắng nghe và sẽ có bầu cử mới.

Theo hãng tin Anh Reuters, trả lời kênh truyền hình Belsat TV, bà Tikhanovskaya cho biết bà sẽ không ứng cử trở lại trong trường hợp có bầu cử mới (Tin này chưa được kiểm chứng từ các nguồn khác).

Hôm thứ Năm chính quyền Belarus bắt đầu truy tố "Hội đồng Điều phối" mà phe đối lập đã lập ra với lý do "gây hại cho an ninh quốc gia". Hai thành viên của hội đồng này, luật sư Maxim Znak và Olga Kovalkova, đã đệ đơn kiện lên Tòa Án Tối Cao để không công nhận kết quả bầu cử. Hôm qua, luật sư Maxim Znak đã ra trước chính quyền ở Minsk để trả lời thẩm vấn.

Tối qua, hàng ngàn người lại tập hợp tại Minsk, làm môt dây chuyền người đến tận nhà tù Okrestina, nơi giam cầm những người biểu tình bị bắt. Lực lượng an ninh hiện diện nhưng không can thiệp.

Nhân vật số 2 Bộ Ngoại giao Mỹ đến Nga và Litva

Theo tin độc quyền của Reuters, trích dẫn hai nguồn thạo tin vào hôm 21/08 thì nhân vật số 2 của ngành ngoại giao Mỹ, thứ trưởng Stephen Biegun sắp đến Nga và Litva để bàn về một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng hậu bầu cử ở Belarus. Mục tiêu là ngăn sự can thiệp của Nga.

Chuyến đi được lên kế hoạch của ông Biegun cho thấy Mỹ muốn đóng một vai trò lớn hơn trong hồ sơ Belarus. Hoa Kỳ và Châu Âu đều tố cáo bầu cử tổng thống đầy rẫy gian lận. Ngoại trưởng Mỹ hôm thứ Năm thúc giục tổng thống Lukashenko chấp nhận đề nghị giúp đỡ của quốc tế để mở đối thoại với đối lập đồng thời gián tiếp cảnh báo Nga là không nên can thiệp.

Mai Vân

**********************

Belarus : Tổng thống Lukashenko hình sự hóa hoạt động của phe đối lập

RFI, 21/08/2020

Tại Belarus, cuộc khủng hoảng vẫn chưa có lối thoát : Người dân vẫn tiếp tục phong trào biểu tình. Hôm qua 20/08/2020, chính quyền Minsk thông báo khởi động thủ tục tố tụng hình sự về tội vi pham an ninh quốc gia nhắm vào "Hội đồng điều phối" về chuyển giao quyền lực do phe đối lập thành lập.

bielo2

Nguời dân biểu tình phản đối kết quả bầu cử tổng thống và đòi thả tù chính trị, Minsk, Belarus, ngày 16/08/2020. Reuters - Vasily Fedosenko

Luật sư của nhà đối lập Svetlana Tikhanovskaya, sáng hôm 21/08 phải đến gặp các nhà điều tra. Nếu bị kết tội, các thành viên của "Hội đồng điều phối" có thể phải lãnh tới 5 năm tù giam.

Còn bà Svetlana Tikhanovskaya, từng là ứng viên trong kỳ bầu cử tổng thống Belarrus vừa qua, hiện đang phải sống tị nạn tại nước láng giềng Litva,

Theo Elena, một nhà hoạt động ở Minsk, việc chính quyền hình sự hóa các hoạt động của phe đối lập là nhằm làm suy giảm uy tín của phe này. Còn đối với giảng viên, nhà nghiên cứu Anna Colin Lebedev tại Đại học Nanterre, Pháp, tổng thống Lukashenko muốn làm mất tính hợp pháp của các nhà đối lập ; làm mất uy tín của "Hội đồng điều phối" để tổ chức này không trở thành một diễn đàn đối thoại. Tình hình càng thêm căng thẳng khi bộ trưởng quốc phòng Belarus hôm qua tuyên bố với các sĩ quan : "Chúng ta có thể có một cuộc nội chiến".

Tối hôm qua, nhiều người dân vẫn tập hợp biểu tình trước trụ sở Nghị Viện tại thủ đô Minsk, cũng như ở nhiều thành phố khác đòi có sự thay đổi từ phía chính quyền. Cho đến nay, tổng cộng đã có 3 người biểu tình thiệt mạng, hàng chục, hàng trăm người bị thương, hơn 6.700 người bị bắt, nhiều người bị đánh đập, tra tấn khi bị tạm giam và hiện giờ vẫn còn khoảng 70 người mất tích.

Theo hãng tin Reuters, nhà đối lập Svetlana Tikhanovskaya kêu gọi người ủng hộ duy trì và mở rộng phong trào đình công tại các nhà máy xí nghiệp để buộc tổng thống Alexander Lukashenko tổ chức lại cuộc bầu cử tổng thống.

Hoa Kỳ ủng hộ nguyện vọng của người dân Belarus

Về phản ứng của Hoa Kỳ, hôm qua Washington bày tỏ thái độ ủng hộ đối với "nguyện vọng của người dân Belarus" trong việc lựa chọn các nhà lãnh đạo đất nước và con đường phát triển riêng mà không có sự can thiệp của nước ngoài. Trong một thông cáo, ngoại trưởng Mike Pompeo tái khẳng định cam kết ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Belarus nhưng đề nghị chính phủ Belarus đối thoại với Hội đồng điều phối quốc gia do phe đối lập thành lập để thúc đẩy một tiến trình chuyển tiếp chính trị.

Washington còn cứng rắn chỉ trích những hành vi bạo lực nhắm vào người biểu tình ôn hòa và giới nhà báo. Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi chính phủ Belarus trả tự do ngay lập tức cho những người bị bắt giữ phi pháp, lên danh sách những người bị coi là mất tích và để Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu OSCE làm trung gian hòa giải giữa tổng thống Lukashenko và người dân.

Thùy Dương

*********************

Khủng hoảng Belarus : Châu Âu kêu gọi tinh thần trách nhiệm của Nga

RFI, 20/08/2020

Cứng rắn đối với Minsk nhưng cởi mở với Moskva với hy vọng tổng thống Putin hợp tác trong tinh thần xây dựng giải quyết khủng hoảng chính trị tại Belarus : đó là kế hoạch cương nhu của Châu Âu hầu tránh tái diễn kịch bản Ukraine gây tổn hại cho mọi phía.

bielo3

Ngay trước trụ sở bộ Nội Vụ Belarus, tại Minsk, một người giương áo phông in hình lãnh đạo đối lập Sviatlana Tsikhanouskaya, với hàng chữ : "Tổng thống của chúng tôi", để phản đối kết quả cuộc bầu cử tổng thống. Ảnh chụp ngày 19/08/2020. Reuters – Vasily Fedosenko

Châu Âu tay thép tay mời

Trong bối cảnh phong trào phản đối tổng thống Lukashenko đã kéo dài gần hai tuần lễ, Liên Hiệp Châu Âu quyết định đứng về phía đối lập, không công nhận tính hợp pháp của chính quyền Belarus và chuẩn bị trừng phạt một loạt quan chức cao cấp, qua cuộc họp thượng đỉnh ngày 19/08/2020.

Song song với thái độ cứng rắn đối với Minsk, Châu Âu nỗ lực vận động Nga đóng vai trò tích cực giải quyết khủng hoảng mà cuộc bầu cử gian lận là giọt nước làm tràn ly nước bất mãn đã đầy tại Belarus.

Theo thông tin riêng của báo Le Monde, ngày 20/08/2020, một ngày trước thượng đỉnh 27 thành viên Liên Hiệp Châu Âu, trong cuộc điện đàm với lãnh đạo Nga Vladimir Putin, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề nghị để cho Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác Châu Âu (Organization for Security and Co-operation in Europe - OSCE) đứng ra làm trung gian hòa giải. OSCE đang đóng vai trò quan trọng duy trì hòa bình ở miền đông Ukraine. Cơ quan Châu Âu này, được xem là mái nhà chung, vì có Nga và Belarus là thành viên.

Được biết, Putin không khước từ đề nghị của Macron nhưng yêu cầu có thêm thời gian để "suy nghĩ". Tổng thống Nga cũng không ủng hộ tỷ lệ 80% của Lukashenko và cũng không công kích phong trào phản kháng đang lan rộng. Trái lại, chủ nhân điện Kremlin cho biết quân đội Nga đồn trú ở biên giới với Belarus sẵn sàng can thiệp nếu tình hình an ninh tồi tệ.

Nga ở thế chủ động

Thái độ thận trọng hay câu giờ của Nga không khỏi làm Châu Âu lo ngại kịch bản xấu nhất là âm mưu của chính quyền Belarus gây bạo động để đánh phá uy tín của đối lập và tạo cớ đàn áp trong nước và cho Nga có lý do can thiệp quân sự, như theo yêu cầu của Lukashenko.

Tuy nhiên, cũng theo phân tích của Le Monde, phản ứng để ngỏ các đối sách của Putin cho phép Paris hy vọng vào một giải pháp đàm phán, với sự trợ giúp của Moskva. Với điều kiện là không để cho Nga hiểu lầm rằng Belarus đã được NATO hay Liên Hiệp Châu Âu cam kết cho gia nhập .

Hồ sơ Belarus là một thử thách mới trong cuộc đối thoại chiến lược với Nga được chính thức hóa cách nay đúng một năm khi tổng thống Macron tiếp đồng nhiệm Putin tại pháo đài Brégançon, nơi nghỉ mát của các vị tổng thống Pháp khi tại chức. Nhưng 12 tháng qua, các hồ sơ nóng, từ Donbass cho đến tị nạn Syria và tin tặc đều không tiến triển mấy.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, người được xem là kiến trúc sư của chính sách đối ngoại Nga, cảnh báo : "Ai cũng biết cuộc cờ hiện nay là địa chiến lược, là cuộc chiến đấu vì không gian hậu Xô viết từ khi Liên Xô tan rã. Bằng chứng cụ thể là Ukraine".

Paris xem tuyên bố "răn đe" trên đây của ngoại trưởng Nga là phản ứng tự nhiên trong bối cảnh khủng hoảng, theo một nhà ngoại giao Pháp "cao cấp" được Le Monde trích dẫn.

Nhưng giải pháp nào cũng bất toàn

Chắc chắn một điều là Putin không bao giờ để cho Belarus, lệ thuộc vào Nga từ năng lượng, kinh tế cho đến chính trị, ra khỏi quỹ đạo của Moskva. Vấn đề là sử dụng phương án nào có lợi nhất trong bối cảnh Nga đang gồng gánh nhiều cuộc xung đột trên lưng ?

Không như Ukraine, người dân Belarus gần gũi với văn hóa Nga, nói tiếng Nga, không ghét Nga. Putin có nên dùng vũ lực ?

Nhưng thay thế Lukashenko bị dân tẩy chay, đối lập thành lập một chế độ dân chủ sát nách nước Nga, thì cũng không phải là giải pháp tối ưu đối với một người muốn làm tổng thống Nga đến mãn đời.

Tú Anh

*********************

Belarus : Bruxelles phủ nhận kết quả bầu cử, kêu gọi chuyển tiếp chính trị

RFI, 20/08/2020

Trong cuộc họp qua video ngày thứ Tư 19/08/2020, về cuộc khủng hoảng chính trị tại Belarus, lãnh đạo 27 nước Liên Hiệp Châu Âu khẳng định lập trường ủng hộ phong trào phản kháng tại Belarus. Bruxelles quyết định không công nhận kết quả bầu cử 09/08 theo đó tổng thống Lukashenko tái đắc cử với tỷ lệ hơn 80%, trừng phạt đích danh những quan chức đàn áp đối lập và tổ chức gian lận phiếu.

bielo4

Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel trong cuộc họp qua video hội nghị, Bruxelles, Bỉ, ngày 19/08/2020. Olivier Hoslet/Reuters

Từ Bruxelles, thông tín viên Joana Hostein tường thuật :

"Ủng hộ nhân dân Belarus, đó là ưu tiên số một của các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu trong cuộc họp thượng đỉnh bất thường hôm thứ Tư 19 tháng 08. Ủy Ban Châu Âu thông báo một ngân khoản 53 triệu euro để giúp xã hội công dân, truyền thông độc lập cũng như các bệnh viện đang bị thiếu thốn vì đại dịch Covid.

Đây không phải là món tiền mới mà thật ra lấy từ ngân sách dự trù viện trợ cho chính quyền Belarus. Một chính quyền mà Liên Hiệp Châu Âu không công nhận nữa, theo tuyên bố một cách cương quyết của chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel : "Chấm dứt dùng bạo lực. Chúng tôi không công nhận kết quả bầu cử do chính quyền loan báo. Chúng tôi kêu gọi đối thoại quốc gia không loại trừ bất cứ ai".

Hơn bao giờ hết, Liên Hiệp Châu Âu chống lại Alexander Lukashenko, nắm quyền từ 26 năm nay và bị dân phản đối từ khi tái đắc cử vào ngày 09 tháng 08.

Châu Âu muốn có một cuộc chuyển tiếp chính trị nhưng không kêu gọi tổ chức lại bầu cử : " Nhân dân Belarus có quyền tự quyết định tương lai của mình", chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel nhấn mạnh.

Một số "khá đông" lãnh đạo của chế độ sẽ bị trừng phạt. Chính xác là những quan chức chỉ huy đàn áp và gian lận kết quả bầu cử".

Trong lúc Liên Hiệp Châu Âu họp thượng đỉnh, tổng thống Lukashenko chỉ thị cho cảnh sát ngăn chận "hổn loạn" trong nước  và quân đội tăng cường bảo vệ biên giới.

Tú Anh

*******************

Lãnh đo Belarus lnh cho cnh sát dp tt biu tình

VOA, 19/08/2020

Tng thng Belarus Alexander Lukashenko hôm 19/8 đã lnh cho lc lượng cnh sát dp tt các cuc biu tình ti th đô Minsk, theo Reuters.

bielo5

Tng thng Belarus Alexander Lukashenko.

Hãng tin Anh cho rng quyết đnh trên có th làm leo thang căng thng sau hơn mt tun xy ra các cuc biu tình rm r phn đi ông nm quyn.

Trong khi đó, Liên minh Châu Âu t chc mt hi ngh thượng đnh khn cp v cuc khng hong Belarus, bác b kết qu ông Lukashenko tái đc c trong cuc b phiếu gây tranh cãi hôm 9/8.

Ngoài ra, t chc ca Châu Âu này cũng thông báo các bin pháp trng pht tài chính nhng quan chc mà khi này cho là gây gian ln bu c và đàn áp các cuc biu tình.

Ông Lukashenko đang phi đi mt vi cuc khng hong ln nht trong 26 năm nm quyn.

Ông này đã đ li cho các quc gia bên ngoài khuy đng bt n và người biu tình nhn tin t hi ngoi.

Theo Reuters, cnh sát hôm 19/8 đã gii tán mt cuc tun hành và bt hai người ti mt xưởng máy kéo Minsk.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: RFI tổng hợp, VOA tiếng Việt
Read 600 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)