Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quốc tế

29/04/2017

Vũ khí đáng sợ nhất của Mỹ

Đất Việt

Tờ báo nổi tiếng The National Interest của Mỹ đã liệt kê loại vũ khí nguy hiểm nhất của Mỹ và thật bất ngờ chúng không phải là máy bay thế hệ thứ 5 F-22 và cũng không phải là một loại tàu sân bay mới nào. Chuyên gia quân sự Sebastien Roblin cho biết rằng, máy bay mà thậm chí loại máy bay không mang vũ khí là loại vũ khí nguy hiểm nhất của Mỹ hiện nay.

vukhi1

E-6 Mercury, loại máy bay mở đầu và kết thúc thế chiến thứ 3 nếu chúng xảy ra

Theo chuyên gia, loại vũ khí nguy hiểm nhất của Mỹ không phải là Raptor F-22, các tàu khu trục lớp Arleigh Burke hoặc loại tàu sân bay mới USS Gerald R.Ford mà đó chính là một máy bay chở khách được chuyển đổi, chúng không mang một loại vũ khí nào nhưng có thể là loại mở đầu và kết thúc cuộc chiến tranh thế giới thứ 3 nếu cuộc chiến này xảy ra.

E-6 Mercury là phiên bản sửa đổi từ máy bay chở khách của Boeing 707-329, trên chúng được lắp đặt hệ thống điều khiển từ xa các tên lửa đạn đạo TACAMO ("Take Charge and Move Out"), cho phép phát hiện, bám mục tiêu và ngay lập tức thực cuộc tấn công các mục tiêu từ xa. Chúng được trang bị hệ thống cảnh báo khẩn cấp và có thể dễ dàng thoát khỏi các cuộc tấn công của địch.

E-6 Mercury được nâng cấp từ khung thân Boeing 707-329, E-6 Mercury có tầm bay trên 11.000 km và có khả năng được tiếp nhiên liệu từ trên không cho phép chúng hoạt động liên tục từ 15 đến 72 giờ.

vukhi2

Hệ thống điều khiển từ xa các tên lửa đạn đạo TACAMO cho phép phát hiện, bám mục tiêu và ngay lập tức thực cuộc tấn công các mục tiêu từ xa.

Trên máy bay E-6 sẽ thực hiện cải tiến và lắp đặt hệ thống : hệ thống kiểm soát trên không (ALCS), hệ thống radio liên lạc UHF C3 (Command, Control, Communication), hệ thống chuyển đổi thông tin đa chiều kỹ thuật số (Digital Airborne Intercommunications Switching System/DAISS, hệ thống radio chuyển tiếp chiến thuật chiến lược, máy tính đa nhiệm, anten liên lạc vệ tinh UHF, hệ thống phân phối tần số/thời gian tiêu chuẩn, các bộ dữ liệu dự phòng MIL-STD-1553B.

Nhờ các hệ thống này các phi công có thể phát hiện các mục tiêu từ xa và liên hệ với các lực lượng gần nhất phù hợp và thực hiện tấn công. Chúng có thể liên hệ với loại tàu ngầm lớp Ohio (loại tàu ngầm được trang bị tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân) và cung cấp thông tin cho tàu ngầm tấn công mục tiêu. Hệ thống này còn có thể truyền mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh Quốc gia (National Command Authority) về việc khởi động tên lửa Trient.

Phi hành đoàn của E-6 Mercury bao gồm 2 phi công, 1 hoa tiêu, 5 sĩ quan, 9 nhân viên hàng không và 4 chuyên gia về TACAMO.

Thành phần này có thể thay đổi khi chúng thực hiện nhiệm vụ là trạm chỉ huy trên không (Airborne Command Post/ABNCP), lúc này thành phần gồm 5 sĩ quan hải quân, 9 nhân viên hàng không và 8 sĩ quan chỉ huy theo quy định của Bộ tư lệnh Chiến lược Mỹ.

Khi triển khai các hệ thống TACAMO, chúng sẽ tìm kiếm mục tiêu và triển khai các nhiệm vụ liên tục trong thời gian khoảng 15 ngày. Vì vậy phi hành đoàn cần phải chia theo các nhóm hỗ trợ nhau trực thường xuyên 24/24.

Bên cạnh đó, Mercury có khả năng truyền tín hiệu đến các đơn vị tên lửa liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân ở mặt đất. Nếu cần thiết E-6 Mercury có thể thực hiện thêm chức năng "máy bay mang đến ngày tận thế" E-6 Looking Glass. Hiện nay tất cả 16 chiếc máy bay loại này được xây dựng, khi chúng thực hiện nhiệm vụ chúng có thể truyền các tín hiệu cho các lực lượng hạt nhân của Mỹ trên toàn thế giới.

Chí Huy

Quay lại trang chủ
Read 755 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)