Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quốc tế

26/01/2022

Điểm báo Pháp – Putin có vô số phương án đánh phá Ukraine

RFI tiếng Việt

Putin có vô số phương án đánh phá Ukraine vào lúc Âu-Mỹ thiếu đối sách chung

Hồ sơ Ukraine tiếp tục là đề tài thu hút mối quan tâm của báo chí Pháp ra ngày 26/01/2022, nhất là khi vào hôm qua, Moskva lại tung ra những cuộc tập trận mới ở miền nam nước Nga, gần biên giới Ukraine, và tại vùng Crimea đã bị sáp nhập. Các động thái phô trương uy lực này được tiến hành vào lúc mâu thuẫn đã lộ rõ giữa Mỹ và Châu Âu về đối sách chống Nga trên vấn đề Ukraine. 

nga1

Tổng thống Nga Vladimir Putin tại cuộc họp ở Moskva, Nga, ngày 21/01/2022.  AP - Alexei Nikolsky

Ngay trên trang nhất, trong một khung nhỏ nhưng ở một vị trí đập mắt, Le Monde chạy tựa : "Ukraine : Phương Tây bị giằng xé giữa leo thang hay xoa dịu". Le Figaro cũng giới thiệu trên trang nhất nội dung chính của hồ sơ Ukraine : "Mỹ và các đồng minh không nhất trí về chiến lược đối đầu với Vladimir Putin". 

Le Monde nhắc lại rằng tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Hai 24/01 đã hội đàm với các lãnh đạo Châu Âu theo một nghi thức long trọng, cho thấy rõ tính chất cấp bách của việc hai bên phải nói cùng một giọng sau nhiều ngày do dự phân vân.

Theo nhật báo Pháp, Châu Âu và Hoa Kỳ đều nhất trí bác bỏ hầu hết các yêu sách của Nga, nhưng lại mỗi bên một kiểu về cách thức ngăn chặn Nga can thiệp quân sự vào Ukraine. Mỹ đã đặt 8.500 quân vào tình trạng báo động và, giống như Vương quốc Anh, đã cho sơ tán gia đình của các nhân viên ngoại giao ra khỏi Ukraine. Ngược lại, Paris và Berlin, dù vẫn đe dọa trừng phạt Nga, nhưng cho rằng đàm phán với Moskva vẫn phải là ưu tiên. 

Le Figaro cũng ghi nhận sự kiện tổng thống Pháp Macron và thủ tướng Đức Scholz "vẫn đặt cược" vào hiệu quả của việc đối thoại với Nga, trong lúc "thái độ thiếu dứt khoát của Joe Biden làm suy yếu sức răn đe của Washington". 

Bất đồng Mỹ-Âu trong cách đối phó với Nga cũng được nhật báo kinh tế Les Echos nêu bật trong bài : "Washington và Moskva gườm nhau, Paris và Berlin cố gắng xoa dịu tình hình".

Theo tờ báo, Nga đã quyết định khởi động những cuộc tập trận bất ngờ ở Crimea trong lúc tổng thống Mỹ Joe Biden nói rõ hơn về các biện pháp mà Washington sẽ áp dụng nếu Nga xâm lược Ukraine. 

Trong bối cảnh đó, tại Châu Âu, tổng thống Pháp và thủ tướng Đức đã thảo luận với nhau về các phương thức bắt đầu giảm căng thẳng. Đối với Les Echos, một trong những mối lo của Châu Âu là nguy cơ Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt cho Liên Hiệp Châu Âu, nơi đang nhập từ Nga 40% lượng khí đốt sử dụng. 

Phương án tấn công Ukraine của Nga rất đa dạng

Riêng Le Monde, trong một bài phân tích dài của thông tín viên tờ báo tại Moskva, đã nhấn mạnh đến các khó khăn mà Phương Tây đang gặp phải trong hồ sơ Ukraine : Đó là tính chất mập mờ mà tổng thống Nga duy trì trong các đòi hỏi của mình, vào lúc mà các hướng hành động mà Moskva có trong tay rất đa dạng. 

Trong bài viết "Các phương án của Putin tại Ukraine : Can thiệp quân sự, leo thang ngoại giao hoặc tấn công mạng"Le Monde cho rằng việc duy trì sự mơ hồ là một chiến thuật mà Nga sử dụng trong đàm phán với phương Tây về vấn đề Ukraine, nhưng tình trạng mập mờ còn đến từ một yếu tố khác : Tại Nga, mọi sự đều nằm trong tay một người : tổng thống Vladimir Putin. 

Điều đáng ngại là hiện nay không ai biết cái giá mà tổng thống Nga sẵn sàng trả để đạt được các mục tiêu của mình, cũng như những thỏa hiệp có thể chấp nhận được đối với ông. Về Ukraine, cho đến nay ông Putin vẫn tự hài lòng với những công thức mơ hồ, tuyên bố rõ rệt nhất của ông về tình hình căng thẳng hiện nay là lời cảnh báo rằng nếu đàm phán với phương Tây thất bại, Nga sẽ đưa ra những "phản ứng quân sự-kỹ thuật", sẽ được xác định sau khi tham khảo ý kiến ​​ca "giới chuyên gia quân sự". 

Nga chống duy trì nguyên trạng tại Ukraine

Theo Le Monde, điều chắc chắn duy nhất hiện nay là Moskva không chấp nhận duy trì nguyên trạng tại Ukraine, và đối với Vladimir Putin, phải giải quyết "dứt điểm" một vấn đề mà ông cho là cần thiết cho di sản mà ông sẽ để lại. Trong trường hợp Ukraine, cái giá phải trả cho việc không hành động có vẻ cao hơn sự leo thang. 

Từ vài tuần lễ nay, các thủ đô phương Tây đã sử dụng thuật ngữ chung là "xâm lược Ukraine". Trên thực tế, khả năng can thiệp của Nga đa dạng hơn. Việc dồn quân đến vùng giáp giới Ukraine đã diễn ra dần dần, bắt đầu từ mùa xuân năm 2021. Bên cạnh đó, quân đội Nga cũng triển khai ở Belarus, trong khuôn khổ một cuộc tập trận lớn, cho phép mở thêm một chiến tuyến ở sườn phía bắc Ukraine. 

Đối với giới phân tích, cái giá phải trả cho một chiến dịch xâm lược Ukraine trên quy mô lớn sẽ rất cao : Nga sẽ bị cô lập, sẽ bị những biện pháp trừng phạt mới, nhưng ngay cả trên thực địa, việc đánh chiếm quản lý các vùng lãnh thổ rộng lớn sẽ rất tốn kém nhân lực, đặc biệt khi lính Nga phải đối mặt với quân đội Ukraine đã được hiện đại hóa và dân chúng thù địch. Khó có thể tự nhận trách nhiệm trước những hình ảnh các thành phố Ukraine bị bắn phá. 

Theo Le Monde, kịch bản về một chiến dịch xâm lược Ukraine đã bị giới quan sát Nga bác bỏ, nhưng đối với một nhà cựu ngoại giao Nga, "các cuộc đàm phán ngoại giao được thiết kế ngay từ đầu để thất bại và kể từ đó, các phương tiện quân sự rõ ràng đã hướng về Kiev", thủ đô Ukraine. 

Kịch bản khác ngoài việc xâm lược trên quy mô lớn

Các kịch bản quân sự khác, với quy mô nhỏ hơn cũng tồn tại, từ các cuộc tấn công có trọng điểm, tấn công ngắn hạn nhằm làm tiêu hao lực lượng Ukraine, cho đến hỗ trợ cho một cuộc tấn công lớn của phe Ukraine ly khai thân Nga ở vùng Donbass... Trong lĩnh vực mạng, cuộc tấn công gần đây nhằm vào các định chế Ukraine đã được Kiev coi như một lời cảnh cáo.

Vấn đề, theo Le Monde, là liệu những hành động hạn chế kể trên có thể ảnh hưởng đến các định hướng chiến lược của Ukraine trong dài hạn hay không. 

Trong các phương án hành động của Moskva, cũng có thể kể đến các đòn ngoại giao. Phe cộng sản trong Nghị Viện Nga chẳng hạn, ngày 19/01 vừa qua, đã kêu gọi công nhận nền độc lập của các nước cộng hòa tự phong Donetsk và Lugansk ở miền đông Ukraine. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã từ chối loại trừ khả năng này, cũng như việc mở các căn cứ quân sự Nga ở các nước đồng minh của Moskva ở vùng Châu Mỹ Latinh. 

Chuyên gia Fyodor Lukyanov, giám đốc một tổ chức tư vấn thân cận với chính quyền "Nước Nga trong các vấn đề toàn cầu – Russia in Global Affairs" cũng khuyên là không nên tập trung vào Ukraine. Theo ông, hướng đi sắp tới đây của điện Kremlin sẽ không mang tính quyết định mà là một "màn phô trương lực lượng rầm rộ" nhằm gia tăng sức ép trong các cuộc đàm phán tương lai. 

Theo nhà phân tích này, Nga có thể xem xét việc triển khai vũ khí hạt nhân ở các địa điểm mới hoặc triển khai quân ồ ạt ở Belarus, dưới vỏ bọc của các cuộc tập trận được loan báo là sẽ diễn ra vào tháng Hai. 

Biến thể Omcicron làm đảo lộn các dự báo

Trong dòng thời sự, diễn biến của đại dịch Covid-19, với sự ló dạng của một truyền nhân mới của biến thể Omicron cũng được quan tâm, đặc biệt trên nhật báo cánh tả Libération với một bài viết hóm hỉnh mang tựa đề : "Với biến thể Omicron, cách diễn giải cũng biến đổi". 

Theo Libération, tình hình quả là rắc rối, không tài nào hiểu được. Đối mặt với các biến thể phụ BA.2 và BA.1 của Omicron, các nhà virus học đã phải đảo ngược dự báo về dịch Covid-19 trong không đầy một tuần.

Sáng hôm qua, 25/01, trên kênh truyền thông France Info, ông Jean-François Delfraissy, chủ tịch Hội đồng Khoa hHọc Pháp, đã khẳng định : "Làn sóng Omicron vẫn chưa kết thúc". Ông không ngần ngại dự đoán "Làn sóng bệnh nhân Covid nhập viện sẽ rất nặng nề cho đến giữa tháng Ba", trong bối cảnh diễn ra từ nay đến đó "một đà suy giảm dần dần và rất chậm". 

Tuyên bố trên đây hoàn toàn ngược lại với một đồng nghiệp của ông cũng trong Hội đồng Khoa học. Trên đài phát thanh France Inter vào tuần trước, nhà dịch tễ học Arnaud Fontanet đã lạc quan xác định : "Tình huống xấu nhất đang biến mất, đà suy giảm của dịch bệnh đã bắt đầu". Theo ông Fontanet, ngay vào tháng Hai này, số lượng các ca nhiễm ở vùng Ile-de-France, nơi bị Omicron ảnh hưởng nặng nề nhất, sẽ "sự sụt giảm đáng kể". 

Chính vì dựa trên nhận định lạc quan vừa kể mà chính quyền Pháp đã loan báo một loạt biện pháp giảm nhẹ các hạn chế như bãi bỏ việc bắt buộc đeo khẩu trang hay làm việc từ xa kể từ ngày 02/02 tới đây, hoặc cho các hộp đêm mở cửa trở lại kể từ ngày 16.

Câu hỏi đặt ra là phải chăng các biện pháp nói trên được đưa ra một cách quá vội vã, vì Cơ quan Y tế Công cộng Pháp, vào cuối tuần trước đã báo động rằng : "Còn quá sớm để coi rằng dịch Covid-19 đã qua đỉnh". Theo số liệu chính thức, tỷ lệ mắc bệnh hàng tuần vẫn đang gia tăng, và từ ngày 15 đến ngày 21 tháng 01, tỷ lệ này vẫn ở mức kỷ lục 3.674 trường hợp trên 100.000 dân. 

Đối với Libération, nước Pháp không đơn độc : Bồ Đào Nha, Thụy Sĩ hay Thụy Điển đều đang trải qua một đợt lây nhiễm tăng cao trở lại. Ở Đan Mạch, sau khi suy giảm, đường cong nhiễm virus đã bắt đầu vươn lên trở lại và tiếp tục tăng cao cho đến ngày nay. Ở đó, sự gia tăng các ca nhiễm diễn ra cùng lúc với sự xuất hiện của BA.2, một biến thể phụ của Omicron - cũng như BA.1, kẻ hiện đang gây rối trên hành tinh. 

Hơn một nửa số ca nhiễm của Đan Mạch hiện nay đều liên quan đến BA.2. cho thấy khả năng truyền nhiễm cực cao của đàn em mới này. 

Mỹ và Trung Quốc kềm hãm tăng trưởng thế giới

Trong lãnh vực kinh tế, dự báo mới cho năm 2022 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng được báo giới quan tâm, được Les Echos nêu lên thành tựa chính trang nhất với nhận định : "Hoa Kỳ và Trung Quốc đang kìm hãm tăng trưởng toàn cầu". 

Theo nhật báo kinh tế Pháp, dự báo mới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã hạ tỷ lệ tăng trưởng của thế giới trong năm nay 2022 xuống còn 4,4% thay vì 4,9% như kỳ vọng vào tháng 10 năm ngoái 2021. Hoa Kỳ và Trung Quốc bị coi là thủ phạm chính làm cho tăng trưởng của hành tinh chậm lại.

Về phía Mỹ, tổ chức đa phương lưu ý rằng kế hoạch chi tiêu cho xã hội và khí hậu của Joe Biden sẽ không lớn như mong đợi. Tuần trước, tổng thống Mỹ đã loan báo những nỗ lực nhằm để hồi sinh thành tố khí hậu trong dự án chi tiêu xã hội khổng lồ của ông vốn đã bị Thượng Viện chôn vùi. Kế hoạch này đã kêu gọi đầu tư 555 tỷ đô la để chống lại việc phát thải khí nhà kính. 

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, cộng thêm với việc siết chặt tiền tệ nhanh hơn dự kiến ​​và tình trng ngun cung ng vt tư cho các doanh nghip tiếp tc bị trục trặc, GDP của Mỹ trong năm nay sẽ chỉ tăng 4%, giảm mạnh so với mức 5,2% dự kiến ​​vào mùa thu năm ngoái.

Về phía Trung Quốc, tăng trưởng dự báo cho nước này cũng sẽ giảm từ 5,6% xuống còn 4,8%. Theo nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế trong cuộc họp báo hôm qua, 25/01, "Triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc xấu đi phản ánh sự sụt giảm liên tục trong lĩnh vực bất động sản và sự phục hồi yếu hơn dự kiến ​​ca lãnh vc tiêu dùng tư nhân". 

Quỹ Tiền tệ cũng quan tâm đến chính sách y tế : "Chiến lược zero Covid của Trung Quốc có thể làm trầm trọng thêm tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Nếu các căng thẳng tài chính trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc tràn sang nền kinh tế rộng lớn hơn, thì tác hại sẽ lan rộng thêm". 

Bầu cử Tổng thống Pháp, Macron vẫn thư thả

Trang nhất của Le Figaro được dành cho cuộc đua vào phủ tổng thống Pháp sắp diễn ra. Tờ báo ghi nhận : "Dù bị áp lực, Macron vẫn thư thả"

Theo tờ báo cánh hữu, dù rõ ràng là đã quyết tâm tranh cử nhiệm kỳ thứ hai, nhưng đương kim tổng thống Pháp vẫn chưa chính thức tuyên bố quyết định cho dù vẫn đang "vận động" trên mọi mặt trận. 

Trong một cuộc thăm dò mới đây của Viện Ifop, nguyên thủ quốc gia Pháp chỉ được 37% ý kiến ​​ng h, so vi 41% cách đây mt tháng. Câu hi mà giới thân cận với ông đặt ra là phải chăng tổng thống đang trả giá cho các sự lộn xộn của chính phủ đối với trường học, chiến lược vac-xin, hay câu nói của ông về ý định "quậy phá" người không tiêm chúng đến cùng. 

Một câu hỏi khác : Tổng thống có nên tăng tốc và nhanh chóng tuyên bố tái tranh cử hay ngược lại, ông nên chờ đợi đến giữa tháng 2 khi tình hình dịch bệnh được cho là sẽ bắt đầu được cải thiện. 

Đối với Le Figaro, hiện nay chỉ có duy nhất một điều chắc chắn : Ông Macron đã trở thành ửng cử viên cuối cùng chưa tuyên bố tranh cử, và sự chờ đợi có thể khiến người Pháp mệt mỏi đối với ông. 

Macron đã thắng nạn thất nghiệp ?

La Croix cũng chú ý đến cuộc bầu cử tổng thống Pháp, nhưng khai thác góc độ "Thành quả 5 năm cầm quyền (của tổng thống Macron) nổi bật với kết quả trong lãnh vực công ăn việc làm"

Tờ báo công giáo Pháp ghi nhận việc thông kê về thất nghiệp trong năm 2021 được công bố vào hôm nay và tự hỏi "Phải chăng tổng thống Macron đã chiến thắng trên mặt trận chống thất nghiệp.

Bi kịch từ nạn mại dâm nơi trẻ vị thành niên

Libération thì nhấn mạnh trên một thảm họa xã hội : "Nạn mại dâm nơi trẻ vị thành niên khiến cả các bậc phụ huynh lẫn ngành tư pháp hoang mang cùng cực".

Theo tờ báo cánh tả, các đợt phong tỏa chống Covid tại Pháp đã kéo theo ​​s gia tăng nn mi dâm được chào mi trc tuyến mà nn nhân là gii tr v thành niên, đa s là thiếu n, thuc mi tng lp xã hi. Các t chc c gng ngăn chn mt hin tượng đang vut ra ngoài tm kim soát.

Trọng Nghĩa

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Trọng Nghĩa
Read 234 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)