Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quốc tế

31/01/2022

Căng thẳng Nga-Ukraine : Cái gì sẽ xẩy ra nếu…

VOA - RFI

Khủng hoảng Ukraine tạo động lực thúc đẩy liên kết Nga-Trung chống Mỹ

Minh Anh, RFI, 31/01/2022

Căng thẳng gia tăng giữa Nga với Mỹ và các nước đồng minh phương Tây trong hồ sơ Ukraine đang gây ra một tác động khác : Việc cùng chia sẻ thái độ thù nghịch với Mỹ khiến Trung Quốc muốn gần gũi với Nga hơn.  

caigi1

Tổng thống Nga Vladimir Putin và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Kremlin, Nga, ngày 05/06/2019.  AP - Alexander Zemlianichenko

Một quan chức cao cấp Nga hồi tháng 12/2021 từng tuyên bố quan hệ giữa hai nước "vượt qua cả khuôn khổ một liên minh". Sự năng động trong mối liên kết này còn được thể hiện rõ qua việc Bắc Kinh ngày 27/01/2022, công khai bày tỏ ủng hộ "những mối bận tâm hợp lý của Nga trên phương diện an ninh" và những mối lo đó "phải được xem xét nghiêm túc và phải có được một giải pháp", theo như lời phát biểu của ngoại trưởng Vương Nghị với đồng nhiệm Mỹ Anthony Blinken trong một cuộc điện đàm.   

Chưa có lúc nào mối quan hệ Nga - Trung lại tốt đẹp như lúc này kể từ thời Stalin và Mao Trạch Đông, khi đôi bên hiện giờ có cùng một cảm nhận chung, theo đó, Hoa Kỳ là thách thức chính trị của mỗi nước. Nước Nga của ông Vladimir Putin dưới áp lực trừng phạt của Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu sau vụ sáp nhập bán đảo Crimea và hậu thuẫn phe ly khai trong cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine. Còn Trung Quốc của ông Tập Cận Bình bị nước Mỹ từ thời Donald Trump xem như là "một đối thủ chiến lược".   

Theo giới quan sát, cuộc khủng hoảng Ukraine từ năm 2014 thật sự là một chất xúc tác để Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau hơn. Quan hệ Nga - Trung không ngừng được tăng cường qua từng năm tháng. Điều này thể hiện rõ nhất qua trong thương mại. Năm 2021, trao đổi mậu dịch giữa hai nước tăng đến 35,8%. Xuất khẩu từ Nga sang Trung Quốc chiếm 14%, tập trung chủ yếu vào dầu khí và quặng mỏ và trong chiều ngược lại là 2%, Trung Quốc cung cấp cho Nga các dòng sản phẩm công nghiệp và công nghệ cao.   

Thế nên, theo quan điểm của Xu Poling - chuyên gia về kinh tế Nga, Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Trung Quốc trên tờ South China Morning Post, "quan hệ thương mại giữa Nga và Trung Quốc cho thấy rõ có một sự hỗ trợ chiến lược lẫn nhau trong khuôn khổ một tin cậy hỗ tương".  

Ông Wan Qingsong, phó giáo sư Trung Tâm Nghiên Cứu về Nga, đại học Sư phạm Hoa Đông giải thích với South China Morning Post rằng "đối với Trung Quốc, Nga không chỉ là một hậu phương chiến lược ổn định, một nguồn cung cấp năng lượng đáng tin cậy để có thể củng cố cuộc chiến chống Hoa Kỳ".    

Ngược lại, đối với Nga, Bắc Kinh là một đối tác không thể thiếu trong cuộc khủng hoảng ngoại giao đang diễn ra. Với tư cách là một nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, Trung Quốc có thể giúp Nga thoát thế cô lập do các lệnh trừng phạt như mở rộng việc thanh toán thương mại bằng đồng nội tệ của nhau trong những năm qua, như ghi nhận của Yang Cheng, đại học Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải với tờ nhật báo Hồng Kông.  

Giờ đây có một câu hỏi lớn được đặt ra : Liệu Trung Quốc có đi đến hậu thuẫn Nga xâm chiếm Ukraine hay không ? Điều này đang thật sự gây lo lắng. Nếu như sự ủng hộ này biến thành hiện thực, hậu quả đối với Mỹ cũng như là Liên Hiệp Châu Âu và Nhật Bản sẽ là rất khó lường.   

Nhưng có một điều chắc chắn, theo như ông Chris Miller - giám đốc trung tâm cố vấn Foreign Policy Research Institute của Mỹ, lưu ý thêm rằng qua quan sát những cuộc họp thượng đỉnh tiếp nối nhau giữa chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tổng thống Nga Vladimir Putin, cũng như việc ông Tập mô tả nguyên thủ Nga như là "người bạn tốt nhất", cách tiếp cận của Trung Quốc đối với Nga trong cuộc khủng hoảng này cũng sẽ được diễn giải như là đang gửi đi những tín hiệu về năng lực và tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trên trường quốc tế cũng như là đối với nước Nga của ông Putin.  

Minh Anh

***********************

Khủng hoảng Ukraine : Moskva đòi được đối xử "bình đẳng" về an ninh

Minh Anh, RFI, 31/01/2022

Một ngày trước khi mở ra phiên họp về cuộc khủng hoảng Ukraine tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, hôm 30/01/2022 Nga tuyên bố muốn có những mối quan hệ "bình đẳng" với Hoa Kỳ, đồng thời tố cáo phương Tây là nguồn cội căng thẳng trong vấn đề Ukraine. 

caigi2

Lính Hoa Kỳ huấn luyện binh sĩ Ukraine cách sử dụng tên lửa M141 Bunker Defeat Munition (SMAW-D) tại khu huấn luyện quân sự Yavoriv, ​​ gần Lviv, miền tây Ukraine, 30/01/2022.  AP

Trên đài truyền hình, lãnh đạo ngoại giao Nga Serguei Lavrov tuyên bố : "Chúng tôi muốn có những quan hệ tốt đẹp, công bằng, tôn trọng lẫn nhau và bình đẳng với Mỹ, cũng như với bao nước khác trên thế giới". Cũng theo ông Lavrov, Nga "không muốn ở trong một thế mà an ninh đất nước thường xuyên bị xâm phạm" như khả năng Ukraine gia nhập khối NATO.  

Ngoại trưởng Nga khẳng định Moskva sẽ tiếp tục tìm kiếm "những bảo đảm mang tính ràng buộc về mặt pháp lý", có quan tâm đến "những lợi ích chính đáng" của nước này. Ông Lavrov cho biết Nga sẽ gởi đến các nước thành viên của khối NATO và Tổ chức Hợp tác An ninh tại Châu Âu (OSCE) "một đề nghị chính thức, thúc đẩy những nước này nêu rõ bằng cách nào họ sẽ thực thi các cam kết không tăng cường bảo đảm an ninh gây tổn hại an ninh cho nước khác".  

AFP lưu ý, những phát biểu này của lãnh đạo ngành ngoại giao Nga được đưa ra vào lúc Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hôm nay có cuộc họp để bàn về cuộc khủng hoảng Ukraine.  

Trước nguy cơ nổ ra một cuộc xâm chiếm, Kiev hôm qua kêu gọi Moskva rút quân trú đóng ở biên giới giữa hai nước và tiếp tục đối thoại với phương Tây nhằm hạ nhiệt căng thẳng. Trong khi đó, Washington và Luân Đôn đe dọa các đòn trừng phạt mới, trong số này, đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 đi từ Nga sang Đức hay cấm các hoạt động giao dịch bằng đô la là những biện pháp đang được nhắm đến.  

Từ cuối năm 2021, Nga bị tố cáo dồn hơn 100 ngàn quân ở biên giới để chuẩn bị cho một cuộc xâm lăng Ukraine. Những cáo buộc cho đến giờ vẫn luôn bị Moskva bác bỏ. Nga còn yêu cầu Mỹ và phương Tây phải có những bảo đảm bằng văn bản cho an ninh nước Nga như từ chối cho Ukraine gia nhập khối NATO và chấm dứt mở rộng khối NATO sang phía Đông. Đòi hỏi chính yếu này của Nga đã bị Mỹ bác bỏ trong tuần qua một văn bản hồi đáp.   

Trước tình thế bế tắc này, các nước phương Tây, đi đầu là Mỹ lần lượt thông báo tăng viện binh sĩ và vũ khí đến các nước Đông Âu láng giềng với Ukraine, và cũng là thành viên khối NATO.  

Minh Anh

*********************

NATO không có ý đnh đưa quân đến Ukraine

VOA, 31/01/2022

Tng thư ký NATO Jens Stoltenberg hôm Ch nht cho biết liên minh quân s phương Tây này không có ý đnh đưa quân đến Ukraine nếu Nga xâm lược nước cng hòa thuc Liên Xô cũ, nhưng Moscow cho biết h mun rõ ràng hơn v các bin pháp an ninh mà NATO có kế hoch thc hin Đông Âu.

biengioi1

Ông Jens Stoltenberg, Tng thư ký NATO.

"Chúng tôi không có kế hoch trin khai binh lính chiến đu ca NATO ti Ukraine chúng tôi đang tp trung vào vic h tr", ông Stoltenberg nói vi BBC. "Có s khác bit gia vic là mt thành viên NATO và là mt đi tác mnh m và được đánh giá cao như Ukraine".

NATO đã tăng cường s hin din quân s ca mình các nước thành viên giáp biên gii vi Nga vì lo ngi mt cuc xâm lược sp xy ra ca Nga vào Ukraine vi vic Moscow điu đng hơn 100.000 quân và vũ khí dc theo biên gii phía đông Ukraine.

Ti Hoa K, phát ngôn viên Lu Năm Góc John Kirby nói vi chương trình "Fox News Sunday" rng mt cuc xâm lược ca Nga "thc s có th xy ra bt c lúc nào".

Ông Kirby cho biết Tng thng Nga Vladimir Putin "tiếp tc điu thêm quân" ti biên gii vi Ukraine.

Tng thng M Joe Biden và các nhà lãnh đo phương Tây khác đã nhiu ln cnh báo h s áp đt các bin pháp trng pht kinh tế nhanh chóng và nghiêm khc đi vi Moscow trong trường hp xy ra mt cuc xâm lược.

Ông Kirby bác b vic áp đt các bin pháp trng pht trước mt cuc xâm lược có th xy ra ca Nga hoc nêu tên các t chc tài chính ca Nga mà phương Tây s nhm ti.

(Reuters)

*********************

S tàn phá, thương vong s ‘khng khiếp’ nếu Nga xâm lược Ukraine

VOA, 30/01/2022

Nếu Nga tung lc lượng mà h đã tp hp gn biên gii Ukraine đ xâm lược nước láng ging, thì kết cc s "khng khiếp" và dn đến thương vong đáng k, v tướng hàng đu ca M nói ngày th Sáu, so sánh thi đim này vi Chiến tranh Lnh.

biengioi2

B trưởng Quc phòng M Lloyd Austin và Tướng Mark Milley, Ch tch Hi đng Tham mưu trưởng Liên quân M, trong mt cuc hp báo ti Lu Năm Góc Washington, ngày 28 tháng 1, 2022.

Tướng Lc quân Mark Milley, Ch tch Hi đng Tham mưu trưởng Liên quân, đưa ra phát biu này trong khi Nga và M tiến hành các hot đng ngoi giao mong manh gia mt cuc đi đu Đông-Tây rng ln hơn liên quan ti Ukraine. Moscow đã đòi NATO rút quân và vũ khí khi Đông Âu và ngăn Ukraine tham gia liên minh quân s này.

Washington và các đng minh NATO bác b lp trường đó nhưng cho biết h sn sàng tho lun v các ch đ khác như kim soát vũ khí và các bin pháp xây dng lòng tin có th thuyết phc Nga rút quân khi khu vc gn biên gii Ukraine.

Phát biu ti mt cuc hp báo ca Lu Năm Góc, ông Milley nói rng vi các loi lc lượng mà Nga đã b trí, "tt c đu được tp hp li vi nhau, nếu lc lượng đó được tung vào Ukraine thì s rt đáng k, và dn đến thương vong rt đáng k".

Ông nói thêm : "Và bn có th hình dung tình hung đó s như thế nào các khu đô th đông đúc, dc theo các con đường, vân vân. S rt khng khiếp".

Phát biu cùng vi ông Milley, B trưởng Quc phòng Lloyd Austin nói rng mc dù M không tin rng Tng thng Nga Vladimir Putin đã đưa ra quyết đnh xâm lược hay không, nhưng gi đây ông y có đ năng lc quân s đ làm điu đó.

"[Có] nhiu la chn có sn cho [Putin] bao gm chiếm gi các thành ph và vùng lãnh th đáng k, nhưng cũng có nhng hành đng mang tính cưỡng chế và hành đng khiêu khích chính tr như công nhn các vùng lãnh th ly khai", ông Austin nói.

Ông nói M vn tp trung vào vic chng li thông tin xuyên tc ca Nga, bao gm bt c điu gì có th được s dng làm cái c cho các cuc tn công nhm vào Ukraine. Ông nói thêm M cam kết giúp Ukraine t v, và lưu ý M đã cung cp thêm các loi vũ khí chng giáp.

(Reuters)

************************

Căng thẳng Nga – Ukraine : hai ngoại trưởng Pháp, Đức công du Kiev để thúc đẩy đối thoại

Trọng Thành, RFI, 30/01/2022

Căng thẳng Ukraine – Nga gia tăng. Trong lúc NATO có kế hoạch tăng quân tại Đông Âu để sẵn sàng đối phó với Moskva, Pháp và Đức tiếp tục các nỗ lực ngoại giao để duy trì đối thoại với chính quyền Putin, đặc biệt trong khuôn khổ Công thức Normandie, với sự tham gia của bốn nước : Pháp, Đức, Nga và Ukraine.

biengioi3

Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian (thứ hai, bên trái) trong một cuộc họp về Ukraine ở Berlin cùng với các đồng nhiệm Anh James Cleverly, Đức Annalena Baerbock, và Mỹ Anthony Blinken, ngày 20/01/2022.  Reuters - Pool

Hôm 29/01/2022, ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian thông báo có chuyến công du Kiev trong những ngày tới cùng với đồng nhiệm Đức Annalena Baerbock để thúc đẩy đối thoại, tìm giải pháp cho khủng hoảng.

Thông tín viên Pascal Thibaut tường trình từ Berlin :

"Hai ngoại trưởng Pháp, Đức dự kiến sẽ cùng đến Ukraine. Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian thông báo hôm qua trên Twitter là chuyến đi sẽ diễn ra ngày 7 và 8/2. Lãnh đạo ngoại giao Pháp cho biết cụ thể là đã bảo đảm với đồng nhiệm Ukraine về tình đoàn kết của nước Pháp. Theo ngoại trưởng Pháp, chuyến đi có mục tiêu nhằm làm giảm căng thẳng, đặc biệt trong khuôn khổ công thức Normandie.

Chuyến đi chung của ngoại trưởng Pháp với đồng nhiệm Đức Annalena Baerbock nhấn mạnh đến cam kết này, bởi công thức Normadie là khuôn khổ cho các đối thoại giữa Đức, Pháp, Ukraine và Nga. Các thảo luận theo công thức Normandie đã diễn ra giữa tuần vừa qua tại Paris với sự tham gia của các cố vấn chính trị của bốn quốc gia liên quan.

Một cuộc họp tiếp theo trong khuôn khổ Normandie sẽ diễn ra tại Berlin đầu tháng Hai. Cuộc gặp ở cấp nguyên thủ và người đứng đầu chính phủ bốn nước theo công thức Normandie chỉ có thể diễn ra nếu có các tiến bộ trong đối thoại, một cuộc gặp như vậy còn quá sớm trong thời điểm hiện tại.

Việc hai ngoại trưởng Đức và Pháp cùng đến Ukraine thể hiện sự đoàn kết của Berlin và Paris, nhưng cũng của cả Liên Âu đối với Kiev. Tuy nhiên, quyết định cổ vũ cho đối thoại với Nga của Pháp và Đức cũng gây nhiều chỉ trích từ phía các nước ở miền đông Châu Âu, nơi có nhiều lo ngại về một thái độ quá mềm mỏng, thậm chí quá nhân nhượng của Paris và Berlin với nước Nga".

Trọng Thành

***********************

Anh Quốc sẽ đề nghị NATO triển khai một lực lượng lớn ở Châu Âu

Thanh Phương, RFI, 30/01/2022

Hôm 29/01/2022, thủ tướng Boris Johnson thông báo, Anh Quốc sẽ đề nghị khối NATO triển khai một lực lượng lớn gồm nhiều binh lính, chiến hạm và chiến đấu cơ ở Châu Âu, nhằm đáp lại "thái độ thù địch của Nga" đối với Ukraine.

biengioi4

Binh sĩ tình nguyện của Lực lượng vũ trang Ukraine tập huấn ở gần Kiev, thủ đô Ukraine, ngày 29/01/2022.  AP - Efrem Lukatsky

Hãng tin AFP trích dẫn thông cáo của văn phòng thủ tướng Anh, cho biết, đề nghị nói trên sẽ được đưa ra trong cuộc họp các lãnh đạo quân sự của Liên minh Bắc Đại Tây Dương vào tuần tới. Theo đó, Luân Đôn có thể sẽ tăng gấp đôi lực lượng 1.150 quân hiện đang được triển khai ở Đông Âu, đồng thời cung cấp các "vũ khí phòng thủ" cho Estonia.

Trong thông cáo, thủ tướng Johnson tuyên bố : "Toàn bộ các biện pháp này là nhằm gởi một thông điệp rõ ràng đến điện Kremlin : Chúng ta không dung thứ hoạt động gây mất ổn định của họ và chúng ta sẽ luôn sát cánh với các đồng minh của khối NATO trước thái độ thù địch của Nga".

Thủ tướng Anh nói thêm : Nếu tổng thống Nga Vladimir Putin chọn con đường "đổ máu và hủy diệt" ở Ukraine, đây sẽ là một thảm kịch cho toàn bộ Châu Âu. Ukraine phải được tự do chọn lựa tương lai của mình. Lãnh đạo chính phủ Anh cũng dự trù sẽ mở chuyến công du trong khu vực này trong những ngày tới.

Cũng theo AFP, Bộ Ngoại giao Anh ngày mai sẽ thông báo cho Quốc Hội quyết định tăng cường chế độ trừng phạt đối với Nga, nhắm vào các lợi ích chiến lược và tài chính của Moskva.

Về phần Paris, theo thông báo của bộ trưởng Quân lực Florence Parly hôm qua, Pháp dự trù gởi hàng trăm quân đến Romania trong khuôn khổ một kế hoạch triển khai lực lượng của khối NATO nếu có. Trên đài phát thanh France Inter, bà Parly cho rằng Romania hiện đang ở "tâm chấn của các căng thẳng" và cần phải được trấn an. Romania là nước láng giềng của Ukraine và có ngỏ ra Hắc Hải, "một vùng cực kỳ căng thẳng", do Nga và Ukraine cũng hướng ra biển này.

Ukraine : Phương Tây phải cứng rắn với Nga

Hôm qua, chính quyền Kiev đã kêu gọi các nước phương Tây phải tỏ ra "cứng rắn" trong các cuộc đàm phán với Nga, hiện đang bị cáo buộc có âm mưu xâm lăng Ukraine. Trong cuộc điện đàm với đồng nhiệm Pháp Jean-Yves Le Drian, ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kouleba cũng kêu gọi các nước nên tránh những biện pháp có thể "gây thêm lo ngại" và "gây tác hại cho ổn định tài chính" của nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ này, một trong những nước nghèo nhất Đông Âu.

Thanh Phương

************************

Khủng hoảng Ukraine : Pháp và Nga cùng nói đến hạ nhiệt, Kiev chỉ trích Mỹ

Minh Anh, RFI, 29/01/2022

Thứ Sáu, 28/01/2022, tổng thống Pháp Emmanuel Macron lần lượt có các cuộc trao đổi với tổng thống Nga, Vladimir Putin, tiếp đến là đồng nhiệm Ukraine Volodymyr Zelensky. Mục tiêu là nhằm tái lập đối thoại, các kênh liên lạc ngoại giao giữa Nga, Châu Âu, Mỹ và Ukraine. 

biengioi5

Tổng thống Pháp Emmanuel Macon đối thoại trực tuyến với nguyên thủ Nga Vladimir Putin, điện Elysée, Paris, ngày 28/01/2021. Reuters - Pool New

Theo thông báo của điện Elysée, cuộc điện đàm kéo dài hai giờ với nguyên thủ Nga đã "cho phép thấu hiểu việc giảm leo thang căng thẳng là cần thiết. Tổng thống Putin không cho thấy có bất kỳ ý định tấn công nào (…) Ông nói rõ là Nga không tìm kiếm sự đối đầu".

Về phần mình, khi nói về cuộc xung đột ở phía đông Ukraine, tổng thống Vladimir Putin trong thông cáo được điện Kremlin công bố, nhấn mạnh đến vai trò của khuôn khổ đàm phán hiện tại (còn được gọi là Normandie), quy tụ bốn nước Đức, Nga, Pháp và Ukraine, nhằm thực thi thỏa thuận hòa bình Minsk 2015. 

Sau cuộc trao đổi với nguyên thủ Nga, tổng thống Pháp có cuộc điện đàm với đồng nhiệm Ukraine. Vẫn theo thông cáo điện Elysée, "cả hai nguyên thủ cùng nhất trí theo đuổi các nỗ lực nhằm hạ nhiệt căng thẳng và đối thoại, nhất là trong bối cảnh đầy biến động như hiện nay". 

Chính quyền Kiev chỉ trích một số nước gây hoảng sợ

Tuy nhiên, theo AFP, giới lãnh đạo tại Kiev không còn che giấu nỗi bực bội trước việc một số cường quốc ưu tiên chiến lược căng thẳng. Từ Kiev, thông tín viên đài RFI, Stephane Siohan cho biết cụ thể : 

"Thứ Sáu 28/01, trước các đại diện truyền thông quốc tế, tổng thống Volodymyr Zelensky tổ chức buổi họp báo và ông đã ngầm chỉ trích thái độ của đồng minh Mỹ về tình hình khủng hoảng quân sự giữa Nga và Ukraine. Nguyên thủ Ukraine bóng gió nhắc đến Nhà Trắng khi cho rằng phía Mỹ đã làm cho tình hình ở biên giới Ukraine trở nên phức tạp hơn chưa từng có. Ông đánh giá là "tình hình chưa đến nỗi nghiêm trọng hơn năm 2014", đồng thời nhấn mạnh rằng Ukraine không phải là một "biến số" phản ánh mức độ căng thẳng trong quan hệ giữa Nga và Mỹ.

Chính phủ Ukraine hiện đang ở trong một vị thế tế nhị. Một mặt, Mỹ cung cấp vũ khí cho Ukraine nhưng mặt khác, những thông điệp của Washington khiến Moskva khó chịu, và làm cho thái độ của Nga trở nên hiếu chiến hơn.

Trong bối cảnh này, Volodymyr Zelensky đã có lời cảm ơn tổng thống Pháp Emmanuel Macron vào lúc Paris mong muốn tái khởi động các kênh ngoại giao với Nga".

Minh Anh

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: VOA tiếng Việt, RFI tiếng Việt
Read 314 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)