Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quốc tế

22/11/2022

Điểm báo Pháp - Cầu thủ Iran và Bakhmut anh dũng

RFI tiếng Việt

Từ "vũ khí im lặng" của cầu thủ Iran đến Bakhmut tang thương nhưng anh dũng

Khi quốc thiều Iran trỗi lên trong sân vận động ở Doha, được hàng trăm triệu khán giả truyền hình theo dõi, camera cho thấy những gương mặt bất động của 11 cầu thủ Iran, vẫn giữ im lặng ; một thành viên phái đoàn chính thức là người duy nhất gân cổ hát. Một động thái biểu tượng, nhằm ủng hộ phong trào phản kháng chế độ thần quyền. Tại Ukraine, trong tang tóc, hoang tàn, Bakhmut vẫn kháng cựtrước nhng trận bão đạn pháo Nga dội xuống ngày đêm.

iran1

Các cầu thủ đội tuyển Iran không hát quốc ca trước trận đấu với đội Anh trong bảng B World Cup trên sân vận động Khalifa ở Doha (Qatar) ngày 21/11/2022. AP - Martin Meissner

Trực tuyến trước toàn thế giới, cầu thủ Iran từ chối hát quốc ca

Trong bài xã luận "T Qatar đến Tehran", La Croix chú ý tới sự kiện hai tháng sau cái chết của cô Mahsa Amini tại Iran, đến lượt các cầu thủ đội tuyển quốc gia bày tỏ sự phản đối chế độ trên chương trình truyền hình trực tiếp trước toàn thế giới.

Hôm thứ Hai 21/11 tại Qatar, họ đã từ chối hát quốc ca trước trận tranh tài đầu tiên với đội Anh. Trên khán đài, cổ động viên giơ cao biểu ngữ "Phụ nữ, cuộc sống, tự do". Khán giả Iran có lẽ chẳng nhìn thấy gì, vì chính quyền cho chiếu trễ vài phút để kiểm duyệt, nhưng có lẽ được phổ biến qua những kênh khác. Và điều này không thay đổi được một thực tế, là cuộc nổi dậy ở Iran chẳng những không yếu đi mà tuần này qua tuần nọ còn lan tràn đến tất cả mọi tầng lớp xã hội. Không chỉ là chuyện của giới trẻ, mà cả cha mẹ, ông bà. Những ngày gần đây, những người bán hàng tạp hóa ở Tehran, vốn trung thành với chính quyền cũng đã đình công.

Chế độ còn có thể duy trì được sự đoàn kết được bao lâu nữa ? Cuộc đàn áp đã cướp đi mạng sống của 375 người, trong đó có 47 trẻ em, theo tổ chức phi chính phủ Iran Human Rights. Sự tàn bạo này chừng như Vệ binh Cách mạng và thậm chí giới giáo sĩ Shia cũng phản đối. Mới đây, một trong những thành viên nhiều ảnh hưởng đã công khai ủng hộ người biểu tình, cho rằng họ có quyền tự vệ trước sự hoành hành của dân quân mặc thường phục. Một thách thức cho giáo chủ, và cho một chế độ chưa bao giờ bị lung lay đến như thế kể từ khi thành lập cách đây gần 45 năm.

Im lặng, vũ khí độc đáo trước chế độ độc tài

Vấn đề Iran hôm nay chiếm hẳn trang nhất và bốn trang khổ lớn bên trong của Libération. Ảnh trang nhất là khuôn mặt một cầu thủ nghiêm trang, ba vệt màu xanh lá cây, trắng, đỏ - tượng trưng cho màu cờ của nước Cộng hòa Hồi giáo - chạy dài dưới đôi mắt như những giòng lệ, với tựa lớn "Iran, vũ khí ca im lng".

Bài xã luận "Iran, mt cuc cách mng qua truyn hình trc tuyến toàn cu" nhận định hành động này mang tầm vóc quốc tế, một khoảnh khắc khó tin đến nỗi người ta tự hỏi phải chăng âm thanh đã bị tắt. Trong khi quốc thiều Iran trỗi lên trong sân vận động ở Doha, được hàng trăm triệu khán giả truyền hình theo dõi, camera cho thấy những gương mặt bất động của 11 cầu thủ Iran, vẫn giữ im lặng trong lúc một thành viên phái đoàn chính thức Iran là người duy nhất gân cổ hát, dưới tiếng huýt sáo phản đối ầm ĩ trên khán đài.

Một động thái mang tính biểu tượng cao độ, nhằm ủng hộ phong trào phản kháng đang làm rung chuyển nước Cộng hòa Hồi giáo từ hơn hai tháng qua. Nhưng phải chăng chỉ là phản kháng ? Ngày càng rõ là những người xuống đường đòi hỏi chấm dứt chế độ thần quyền, trong một cuộc cách mạng nổi lên một cách bất ngờ. Sau khi cô Amini 22 tuổi bị bắt và đánh chết chỉ vì choàng khăn không đúng cách, việc từ chối hát quốc ca đã trở thành một trong những yêu cầu khẩn thiết của người biểu tình đối với các vận động viên đi thi quốc tế.

Những nhân vật trong ngành điện ảnh, chính trị và thể thao Iran đã can đảm đi xa hơn nữa, chẳng hạn nữ diễn viên nổi tiếng Hengameh Ghaziani. "K t lúc này, dù chuyện gì xảy đến với tôi đi nữa, hãy nhớ rằng tôi luôn đứng bên cạnh người dân Iran cho đến hơi thở cuối cùng" - cô tuyên bố trong một video. Không mang khăn choàng Hồi giáo, trong một động thái thách thức các giáo sĩ, cô cột cao mái tóc, theo kiểu hàng ngàn cô gái khác vẫn làm từ sau cái chết của Mahsa Amini. Nữ nghệ sĩ Hengameh Ghaziani đã bị bắt. Nhưng đòi hỏi tự do cho dân tộc Iran của cô đã lan ra toàn thế giới, như sự im lặng vang động trên sân cỏ Doha.

Ukraine : Bakhmut vẫn chiến đấu trong tang thương đổ nát

Tình hình Ukraine, như thường lệ, không thể thiếu vắng trên các trang báo Pháp. Đặc phái viên Le Monde có bài phóng sự công phu cho biết "Tang tóc, hoang tàn, Bakhmut vẫn kháng cựtrước những trận bão đạn pháo Nga. Bài viết mô tả cảnh những y tá ở tiền phương vội vã tiếp nhận các thương binh được đưa đến, sơ cứu rồi đưa về bệnh viện ở hậu cứ. Theo bác sĩ phẫu thuật Volodymyr Pigulewski, mỗi ngày có từ 50 đến 100 thương binh nhập viện. Mấy chục chiếc cáng thương dính đầy vết máu chồng chất sát tường, cho thấy sức sát thương khủng khiếp của chiến trường đẫm máu nhất Donbass.

Bốn xác tử sĩ được phủ lên những chiếc chăn tạm bợ đặt ngoài sân. Dmytro Volkov phụ trách việc vận chuyển, nói rằng số tử trận phía Ukraine là "vừa phải" so với cường độ ngoài mặt trận. Yara, một tình nguyện viên 29 tuổi, nước da xám ngoét vì mệt mỏi, chăm sóc khoảng 20 thương binh mỗi ngày. Cô thổ lộ : "Nếu không giữ khoảng cách với những chàng trai này, hình dung ra cảm giác của họ và nghĩ rằng tình trạng này có thể xảy ra với mình hay người thân, thì không thể làm việc nổi. Phải nén lòng, cố quên tên của họ, nếu không mỗi khi nhớ đến sẽ rất đau lòng".

Bakhmut là mặt trận ác liệt nhất từ nhiều tháng qua. Quân Nga tập trung lực lượng tại đây, chủ yếu là lính đánh thuê Wagner. Putin cố gắng tìm kiếm một chiến thắng bằng mọi giá, nhất là sau khi phải rút khỏi Kherson. Tuy nhiên từ bốn tháng qua, Nga vẫn không chiếm nổi thành phố này, dù lượng bom đạn dội xuống vô cùng dữ dội, ngày cũng như đêm, hầu như không còn một cánh cửa sổ nào nguyên vẹn. Không chỉ có các chiến binh phải chịu thương vong, mà ngày nào cũng có một, hai thường dân trúng đạn pháo thiệt mạng. Hãy còn khoảng 15.000 dân bám trụ ở Bakhmut không chịu di tản theo lời kêu gọi của chính phủ, đa số là người lớn tuổi. Chỉ khi nào hỏa tiễn rơi trúng tòa nhà mình ở hay có một người thân bị tử thương họ mới chịu ra đi.

Pháp viện trợ thêm vũ khí giúp Ukraine bảo vệ không phận

Trong bối cảnh đó, cũng theo Le Monde, "Pháp loan báo đợt chuyn giao vũ khí mi cho Ukraine". Thường xuyên bị chỉ trích vì ít viện trợ quân sự cho Kiev, hôm Chủ nhật 20/11 bộ trưởng Quân lực Sébastien Lecornu loan báo viện trợ hai giàn phóng rốc-kết (LRU) và hai giàn hỏa tiễn phòng không Crotale NG cho Ukraine, đồng thời xem xét giao thêm các giàn radar.

Tương tự như Himars của Mỹ mà Ukraine sử dụng rất hiệu quả trong thời gian qua để phá hủy các cơ sở hậu cần của quân Nga, LRU có tầm bắn 80 kilomet với độ chính xác 5 mét. Quân đội Pháp sở hữu 13 hệ thống này nhưng chỉ có 8 đang hoạt động, có nghĩa là tặng 1/4 cho Kiev. Còn Crotale NG có thể phát hiện các vật thể bay trong vòng 20 km và tiêu diệt ở cách 11 kilomet, Pháp cũng chỉ có 12 giàn. Paris đang thuyết phục các đối tác giao những hỏa tiễn VT1 cho Ukraine để sử dụng với Crotale vì Thales đã ngưng sản xuất từ nhiều năm.

Về các radar, theo các nguồn tin quân sự, đó là Ground Master 200 (GM200), một hệ thống tầm trung do Pháp sản xuất có thể giám sát trong phạm vi 250 kilomet, rất hiệu quả để phát hiện các drone bay ở tầm thấp như loại của Iran đang đánh phá cơ sở hạ tầng Ukraine.

Bắc Kinh làm trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraine ?

Cũng về cuộc chiến tranh Ukraine, Le Figaro đặt vấn đề "Trung Quc có th đóng vai trò hòa gii hay không ?". Từ khi quân Nga rút khỏi Kherson, những lời thúc giục hòa đàm ngày càng nhiều. Tại Bali, bên lề hội nghị G20 tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã trịnh trọng kêu gọi Trung Quốc tham gia làm trung gian trong những tháng tới. Tờ báo lưu ý thái độ của Bắc Kinh không thay đổi kể từ đầu cuộc xâm lăng, được chuyên gia Antoine Bondaz tóm tắt "không ng h cũng không lên án".

Giảng viên Nicolas Tenzer của Sciences-Po cho rằng cuộc chiến làm ảnh hưởng đến thương mại quốc tế và sản xuất của Trung Quốc. Nếu chiến tranh kết thúc sẽ có lợi cho Bắc Kinh, đặc biệt là dự án Con đường tơ lụa mới. Hơn nữa vai trò nhà hòa giải mang lại lợi ích lâu dài cho Tập Cận Bình trên trường quốc tế, làm quên đi nạn đàn áp người Duy Ngô Nhĩ, Hồng Kông và Tây Tạng. Theo nhà Trung Quốc học Emmanuel Lincot, chưa chi ông Tập đã là người thắng cuộc vì được săn đón.

Tuy nhiên cũng theo ông Tenzer, khó thể có việc Trung Quốc gây áp lực để Nga rút quân khỏi Ukraine. Hơn nữa, đang thắng trên chiến trường, không có gì chắc chắn rằng Kiev sẽ chấp nhận những điều kiện mà Bắc Kinh đề nghị, có thể là từ bỏ một phần lãnh thổ. Bên cạnh đó, ông Emmanuel Lincot lưu ý dù là đồng minh trong lúc này, Bắc Kinh và Moskva vẫn cạnh tranh ảnh hưởng ở Trung Á. Việc các nước trong khu vực này gia tăng quan hệ với Trung Quốc cho thấy Nga đang giảm dần trọng lượng so với Bắc Kinh.

Trung Quốc đau đầu dai dẳng với zéro Covid

Trong khi đó tại Hoa lục, Les Echos nhận thấy "Làn sóng" Covid lan tràn khiến toan tính giảm nhẹ phong tỏa thất bại, mà tờ báo so sánh với "một bước tiến, hai bước lùi". Hôm Chủ nhật 20/11 đã có 26.824 ca dương tính, tăng gấp 10 trong vòng chưa đầy ba tuần. Con virus nay hiện diện tại tất cả các tỉnh, xuất hiện các ổ dịch lớn ở Trịnh Châu ("thành phố iPhone") thuộc Hà Nam ở miền trung, Trùng Khánh ở tây nam cho đến Quảng Châu, thủ phủ Made in China.

Tại Bắc Kinh, tình hình chưa bao giờ phức tạp như thế, cuối tuần qua đã có 3 người tử vong. Ở quận Triều Dương (Chaoyang) 3,5 triệu dân, cư dân những khu bị nhiễm nặng nhất được yêu cầu ở nhà. Khu Tam Lý Đồn (Sanlitun) vốn nhộn nhịp nay mang dáng dấp một thành phố ma. Thành phố Thạch Gia Trang (Shijiazhuang) 11 triệu dân ở gần Bắc Kinh định làm thí điểm, nay loan báo lại xét nghiệm hàng loạt, đóng cửa một số trường học và khu phố.

Trên thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư chưa kịp mừng đã phải thất vọng, vì chính quyền vừa công bố các biện pháp nới lỏng lại siết tiếp. Oxford Economics dự báo Trung Quốc chỉ có thể ra khỏi zéro Covid kể từ nửa cuối năm 2023. Nền kinh tế thứ nhì thế giới vẫn chưa thể đối phó với con virus xuất phát từ Vũ Hán và nay trở về nguyên quán.

Đài Loan học hỏi cách đánh của Ukraine để phòng thủ

Trả lời phỏng vấn Les Echos, ngoại trưởng Đài Loan Ngô Chiêu Nhiếp (Joseph Wu) lo lắng Tập Cận Bình có thể tấn công Đài Loan nhằm đánh lạc hướng những sai lầm trong chính sách zéro Covid. Được hỏi phải chăng chuyến thăm của chủ tịch Hạ Viện Mỹ Nancy Pelosi đã đổ dầu vào lửa khiến Bắc Kinh cho tập trận quy mô, ông Ngô nhấn mạnh, ngược lại Đài Loan rất hàm ơn. Đông đảo người dân Đài Bắc đã đón chào phái đoàn Mỹ dọc theo các con đường với biểu ngữ cảm ơn. "Trung Quc c gng cô lp chúng tôi, nhng ai lên tiếng ng h đều được hoan nghênh".

Ngoại trưởng Đài Loan lưu ý, Tập Cận Bình càng đáng sợ vì ông ta toàn quyền hành động, chỉ làm việc với một nhúm người. "Khi t chi nghe phn bin, nht định có th phm nhng sai lm". Ông nói thêm : "Điu làm tôi lo lng nht là tình hình kinh tế Trung Quốc. Với chính sách zéro Covid, tăng trưởng sẽ chậm lại và phản kháng xã hội tăng lên. Người ta có thể nghĩ rằng đó là tin vui cho Đài Loan, nhưng ngược lại : có nguy cơ Tập Cận Bình gây hấn với nước khác để làm quên đi những thất bại trong nước của ông ta".

Điều duy nhất có thể thấy được là Tập Cận Bình đang tăng cường quân đội, và Đài Bắc cũng phải coi đây là vấn đề ưu tiên. Thời gian đi quân dịch không quá bốn tháng sẽ được kéo dài thành một năm, chi quốc phòng sẽ tăng 14% trong năm tới, chiếm 2% GDP, một tỉ lệ mà các chuyên gia cho rằng hãy còn quá thấp. Đài Loan chỉ có 160.000 quân dự bị, sẽ bắt chước mô hình Ukraine để xây dựng lực lượng nhân dân tự vệ. Một cơ quan đã được lập ra để điều phối các nỗ lực phòng vệ của các tổ chức phi chính phủ, tập thể và Nhà nước ; và đang tìm mua những vũ khí hạng nhẹ cơ động, lập quan hệ đối tác với một số nước Châu Âu để học tập kinh nghiệm phòng vệ dân sự.

Ông Ngô Chiêu Tiếp nhấn mạnh, nếu phương Tây tiếp tục đoàn kết chống lại Nga sẽ giúp răn đe ý đồ xâm lăng Đài Loan của Bắc Kinh. Trong trường hợp Trung Quốc dân chủ hóa trong 10 năm, 20 năm nữa, có thể thống nhất hai nước hay không ? Ngoại trưởng Đài Loan không ngần ngại trả lời : Không ! Bây giờ và sau này, đều không thể chấp nhận nguyên tắc "nht quc, lưỡng chế". Việc đàn áp Hồng Kông đã chứng minh điều mà ai cũng biết : không bao giờ có thể tin vào lời hứa của Trung Quốc.

Thụy My

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Thụy My
Read 388 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)