Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quốc tế

26/02/2023

Ukraine : G7 không coi trọng vai trò của Trung Quốc

Tổng hợp

Các lãnh đạo G7 cảnh cáo những nước yểm trợ Nga

Thanh Phương, RFI, 25/02/2023

Hôm 24/02/2023, các lãnh đạo G7, nhóm các quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới, đã cảnh cáo tất cả những nước nào yểm trợ Nga trong cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine.

chine1

Ảnh tư liệu : Các lãnh đạo nhóm G7 dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại Bruxelles, Bỉ, ngày 24/03/2022. AP - Doug Mills

Theo hãng tin AFP, trong một thông cáo được đưa ra sau một cuộc họp trực tuyến dưới sự chủ tọa của Nhật Bản và với sự tham gia của tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, các lãnh đạo nhóm G7 yêu cầu những quốc gia và những tác nhân quốc tế khác ngừng yểm trợ về vật chất cho cuộc chiến tranh xâm lược của Nga, nếu không sẽ gánh chịu những hậu quả nặng nề. 

Thông cáo của nhóm G7 còn nhấn mạnh là sẽ quyết tâm ngăn chận Nga tìm nguồn cung cấp các thiết bị quân sự hiện đại từ các nước khác. Các lãnh đạo 7 quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới không nêu cụ thể tên nước nào, nhưng trong thời gian qua Moskva vẫn bị tố cáo sử dụng các máy bay không người lái (drone) do Iran cung cấp, hoặc sử dụng các thiết bị đến từ Bắc Triều Tiên. 

Trong thông cáo nói trên, các lãnh đạo G7 cũng đã tái khẳng định sự ủng hộ "không gì lay chuyển" đối với Ukraine, đồng thời cảnh cáo Moskva về việc sử dụng vũ khí nguyên tử trong cuộc chiến tranh Ukraine cũng như mọi vũ khí hóa học, sinh học, phóng xạ. Các lãnh đạo nhóm G7 cũng lấy làm tiếc về quyết định của Nga đình chỉ tham gia hiệp ước New Start về giải trừ vũ khí hạt nhân đã ký với Mỹ. 

G20 không đồng thuận về Ukraine ?

Trong khi đó, theo hãng tin Reuters, các bộ trưởng Tài Chính của nhóm G20 đã không đạt được đồng thuận về ngôn từ để mô tả cuộc chiến tranh Ukraine, cho nên cuộc họp tại Bangalore, Ấn Độ, sẽ kết thúc hôm nay mà không có thông cáo chung nào được công bố.

Theo lời các đại biểu được Reuters trích dẫn, Hoa Kỳ và các đồng minh trong nhóm G7 yêu cầu là thông cáo chung phải lên án rõ ràng Nga về cuộc xâm lược Ukraine, nhưng Moskva và Bắc Kinh đã bác bỏ yêu cầu này. Ấn Độ, nước chủ trì hội nghị các bộ trưởng Tài Chính G20, cũng gây áp lực để từ "chiến tranh" không được sử dụng trong bất cứ thông cáo nào của hội nghị.

Thanh Phương

**********************

Biden nói Trung Quc đàm phán kết cc chiến tranh Ukraine là 'không hp lý'

Reuters, VOA, 25/02/2023

Tng thng M Joe Biden nói vi ABC News trong mt cuc phng vn vào ngày th Sáu rng ý tưởng Trung Quc s đàm phán kết cc ca cuc chiến Ukraine là không hp lý, sau khi kế hoch hòa bình ca Bc Kinh cho cuc xung đt được công b.

chine2

Tng thng M Joe Biden nói chuyn vi gii truyn thông trước khi ri Nhà Trng vào cui tun, ti Washington, M, ngày 24/2/2023.

"[Tng thng Nga Vladimir] Putin hoan nghênh nó, vy làm sao nó có th tt được ?" ông Biden nói vi ABC News vào dp k nim mt năm chiến tranh.

"Tôi không thy gì trong kế hoch này cho thy có điu gì đó có li cho bt c ai khác ngoài Nga, nếu làm theo kế hoch ca Trung Quc".

"Ý tưởng Trung Quc s đàm phán kết cc ca mt cuc chiến hoàn toàn phi nghĩa đi vi Ukraine là không hp lý".

Kế hoch ca Trung Quc kêu gi c hai bên đng ý gim leo thang dn dn và cnh báo ch s dng vũ khí ht nhân.

Kế hoch, được nêu trong mt tài liu ca b ngoi giao, phn ln nhc li lp trường ca Trung Quc k t khi Nga tiến hành điu mà h gi là "chiến dch quân s đc bit" vào ngày 24 tháng 2 năm ngoái.

Ông Biden cũng lp li phát biu rng ông s không gi máy bay chiến đu F-16 đến Ukraine vào lúc này, nói rng Tng thng Ukraine Volodymyr Zelenskyy hin chưa cn.

"Ông y chưa cn F-16 vào thi đim này", ông Biden nói. "Tôi loi tr kh năng gi máy bay vào lúc này".

(Reuters)

**********************

Ukraine : Phương Tây phản ứng lạnh nhạt về kế hoạch hòa bình của Trung Quốc

Thanh Phương, RFI, 25/02/202

Hôm 24/02/2023, một số đồng minh phương Tây của Kiev đã có phản ứng lạnh nhạt về kế hoạch hòa bình mà Trung Quốc đề nghị để giải quyết cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine, trong khi tổng thống Zelensky tỏ ý muốn làm việc với Bắc Kinh để tìm một giải pháp cho cuộc xung đột.

chine3

Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp lãnh đạo cao cấp nhất của ngành ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại điện Kremlin, Moskva, Nga, ngày 22/02/2023. AP - Anton Novoderezhkin

Trong một tài liệu gồm 12 điểm, được bộ Ngoại Giao Trung Quốc công bố hôm qua, Bắc Kinh kêu gọi Moskva và Kiev mở đàm phán hòa bình, đồng thời tuyên bố chống lại việc sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc xung đột. 

Trong một thông cáo, bộ Ngoại Giao Nga hôm qua tuyên bố Moskva "đánh giá cao" những nỗ lực của Trung Quốc, nhưng nhấn mạnh là phải công nhận việc sáp nhập bốn vùng lãnh thổ của Ukraine vào Nga. 

Nhưng phát biểu nhân lúc đi thăm Triển lãm Nông nghiệp Quốc tế Paris khai mạc sáng nay, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kêu gọi Bắc Kinh giúp gây áp lực với Nga để "chấm dứt cuộc xâm lược" và "kiến tạo hòa bình" cho Ukraine. Theo ông Macron, nền hòa bình chỉ có thể đạt được với việc Nga ngừng tấn công, triệt thoái quân và tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và nhân dân Ukraine. Tổng thống Pháp cũng thông báo ông sẽ đi thăm Trung Quốc vào đầu tháng 4.

Về phản ứng của Hoa Kỳ, trên đài truyền hình ABC, tổng thống Joe Biden nói rằng ông không nhìn thấy trong kế hoạch hòa bình của Trung Quốc "có bất cứ điều gì có lợi cho bất cứ ai ngoài Nga". Còn lãnh đạo ngành ngoại giao của Liên Hiệp Châu Âu Josep Borrell đánh giá tài liệu do Bắc Kinh đề nghị "không phải là một kế hoạch hòa bình". Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier hôm qua cũng bày tỏ nghi ngờ về "vai trò mang tính xây dựng" của Trung Quốc nhằm đem lại hòa bình cho Ukraine. 

Trong khi đó, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky có phản ứng chừng mực hơn, cho rằng "cần phải làm việc" với Bắc Kinh để tìm ra giải pháp cho cuộc xung đột. Theo ông Zelensky, trong kế hoạch hòa bình do Trung Quốc đề nghị, "dường như có sự tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của chúng tôi và có những điểm liên quan đến an ninh". Tổng thống Ukraine thậm chí cho biết ông dự trù sẽ gặp chủ tịch Tập Cận Bình trong nay mai.

Về phần Liên Hiệp Quốc, phát ngôn viên của tổng thư ký Antonio Guterres xem kế hoạch hòa bình mà Trung Quốc đề nghị là "một đóng góp quan trọng", và đặc biệt hoan nghênh việc Bắc Kinh kêu gọi không sử dụng vũ khí nguyên tử. 

Hôm qua, đúng một năm tổng thống Putin phát động cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine, đại diện các nước thành viên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, kể cả đại diện của Nga, đã dành một phút mặc niệm cho các nạn nhân của cuộc chiến này.

Thanh Phương

**************************

Trung Quốc kêu gọi Nga-Ukraine đàm phán hòa bình

Phan Minh, RFI, 24/02/2023

Đúng 1 năm kể từ khi Nga tiến hành xâm lược Ukraine hôm 24/02/2023, Trung Quốc công bố tài liệu gồm 12 điểm kêu gọi Moskva và Kiev tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình và lên án việc sử dụng vũ khí hạt nhân.

chine4

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị trong phiên họp Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngày 22/9. Ảnh : SCMP

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde cho biết cụ thể :

Tài liệu được công bố trên trang web của bộ Ngoại giao Trung Quốc sáng nay nhắc lại một số đề xuất được đề cập trong sáng kiến an ninh toàn cầu do Bắc Kinh đưa ra cách đây vài ngày : sự cấp thiết trong việc đối thoại và đàm phán, tất cả các bên nên ủng hộ Nga và Ukraine đi theo cùng một hướng và nối lại đối thoại trực tiếp càng sớm càng tốt để đạt được một giải pháp hòa bình. Tiếp theo là tôn trọng chủ quyền của các quốc gia và lên án mạnh mẽ việc sử dụng vũ khí hạt nhân, mà Vladimir Putin nhắc đến nhiều lần kể từ khi xung đột bắt đầu và các cuộc tấn công vũ trang vào các nhà máy điện hạt nhân.

Trong số các phần bổ sung, một số điểm có đề cập đến thường dân và việc duy trì trao đổi kinh tế. Ngoài các lập luận hướng tới một giải pháp mà các nhà ngoại giao phương Tây chủ trương, kế hoạch của chính phủ Trung Quốc bao gồm cả việc từ bỏ tất cả các biện pháp trừng phạt nhắm vào Nga và tâm lý Chiến Tranh Lạnh.

Đối với Kiev, vốn đang chờ nhận được văn bản đề xuất của Trung Quốc trước khi có phản ứng, điều kiện tiên quyết là quân đội Nga phải rút lui khỏi Ukraine.

Còn tại Đức, tuần báo Der Spiegel hôm nay đưa tin rằng Trung Quốc đang có kế hoạch sản xuất những "drone tự sát" cho quân đội Nga sử dụng ở Ukraine.

Phan Minh

****************************

Trung Quốc trình bày với Nga "kế hoạch hòa bình" cho Ukraine

Anh Vũ, RFI, 23/02/2023

Hôm 22/02/2023, lãnh đạo cao cấp nhất của ngành ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, đã được tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp tại điện Kremlin, sau khi hội đàm với ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov. Trong cuộc gặp này, ông Vương Nghị đã trình bày "phương pháp tiếp cận của Trung Quốc để giải quyết khủng hoảng Ukraine bằng chính trị", theo thông cáo của bộ Ngoại Giao Nga.

chine5

Lãnh đạo cao cấp nhất của ngành ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) và tổng thống Nga Vladimir Putin, điện Kremlin, Moskva, Nga, ngày 22/02/2023. AP - Anton Novoderezhkin

Trước đó, Bắc Kinh đã hứa trong tuần này sẽ công bố các đề xuất nhằm chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine. Giới quan sát gọi đó là "kế hoạch hòa bình" cho Ukraine.

Thông tín viên Stéphane Lagarde tại Bắc Kinh cho biết thêm thông tin :

Theo tiếng Trung thì đó không phải là "kế hoạch hòa bình", mà là tài liệu trình bày"lập trường của Trung Quốc về việc giải quyết khủng hoảng Ukraine". Sự khác biệt về ngôn từ này rất quan trọng, bởi vì Bắc Kinh chỉ muốn đưa ra các gợi ý để làm dịu cường độ không suy giảm của cuộc chiến tranh sau một năm Nga xâm lược Ukraine, nhưng chủ yếu cũng muốn cho thấy quan điểm của Trung Quốc về thế giới, về trật tự quốc tế và cách giải quyết các xung đột.

Nhà nghiên cứu Triệu Thông của Trung tâm Carnegie-Thanh Hoa tại Bắc Kinh phân tích : "Mục đích của tài liệu này là trình bày đóng góp của Trung Quốc vào giải quyết khủng hoảng Ukraine một cách hòa bình. Tài liệu chủ yếu được gửi tới Châu Âu và các nước khác ngoài Hoa Kỳ, nhằm chứng minh chính sách đối ngoại của Trung Quốc là mang tính hòa bình và thể hiện hình ảnh một nước lớn có trách nhiệm và hùng mạnh. Tài liệu chỉ nêu các vấn đề mang tính nguyên tắc và có lẽ không có nhiều đề nghị cụ thể".

Những nguyên tắc lớn vì một nền hòa bình bền vững đã được các lãnh đạo Trung Quốc nhắc đến nhiều lần, đặc biệt là vấn đề "tôn trọng toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của các nước". Đó cũng là lập luận ủng hộ Ukraine. Thêm vào đó, theo như khẳng định của chế độ Cộng sản, "tất cả các nước phải tính đến các quan ngại hợp lý của nước khác về vấn đề an ninh". Đây cũng là lập luận mà Nga bảo vệ.

Từ đầu cuộc xung đột, Trung Quốc tỏ ra "trung lập", nhưng nghiêng về Nga. Giai đoạn tiếp theo sẽ là chuyến thăm Moskva của ông Tập Cận Bình vào mùa xuân tới, nhằm tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa hai đồng minh.

Kiev khẳng định không được Bắc Kinh tham khảo trước

Cũng trong chuyến đi Moskva, ông Vương Nghị đã bày tỏ mong muốn của Trung Quốc "tăng cường quan hệ đối tác chiến lược và hợp tác trên mọi phương diện" với Nga.

Về phần Kiev, một quan chức cao cấp của Ukraine, xin được giấu tên, khẳng định với AFP rằng Kiev đã không được phía Trung Quốc tham khảo ý kiến, đồng thời cho biết không một kế hoạch hòa bình nào được phép vượt qua "lằn ranh đỏ" mà Kiev đề ra, đó là không bao giờ chấp nhận những nhân nhượng về lãnh thổ với Nga, hiện đang chiếm đóng một số vùng ở miền đông và nam, cũng như bán đảo Crimea.

Anh Vũ

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Reuters, Thanh Phương, Phan Minh, Anh Vũ
Read 190 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)