Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Chết trong vụ nổ ở Moskva : Tướng Nga Kirillov là ai ?

Le Monde, Le Figaro Les Echos cùng trở lại với sự kiện thêm một lãnh đạo quân đội Nga thiệt mạng từ khi Moskva khai mào chiến tranh Ukraine tháng 2/2022. Cơ quan An ninh Ukraine đã nhận là tác giả vụ ám sát trung tướng Igor Kirillov, chỉ huy Lực lượng Bảo vệ Hạt nhân Hóa học và Sinh học trong quân đội Nga. Tướng Kirillov là "một nhà tuyên truyền, phao tin giả" của Putin.

kirilov1

Tướng Igor Kirillov phát biểu trong một phiên họp tại Quốc hội Nga, Moskva, 11/04/ 2023. via Reuters - Russian State Duma

Igor Kirillov, 54 tuổi, bị Anh Quốc trừng phạt do "bị tình nghi cho sử dụng vũ khí hóa học tại Ukraine" và ông là vị tướng cao cấp nhất của Nga tử vong. Les Echos ghi nhận : Ban đầu Moskva khai thác sự kiện này như một vụ thanh toán do một nhóm tội phạm nào đó ra tay. Nga đã muốn "tránh gắn liền vụ việc với chiến tranh ở Ukraine". Nhưng chỉ "một giờ sau" báo chí chính thức cho rằng trung tướng Kirillov bị "ám sát" trong một vụ "khủng bố".

Moskva tránh gắn liền vụ tướng Kirillov bị sát hại với chiến tranh Ukraine

Đây là tựa lớn của các tờ báo ở Moskva hôm 17/12/2024. Các đài truyền hình tại Nga, phát chương trình đặc biệt. Điều đó cho thấy "Nga không che giấu tầm mức quan trọng của vụ nổ ở ngay thủ đô, nơi có lắp đặt nhiều máy để theo dõi người dân". Có điều như thông tín viên của nhật báo Pháp Les Echos tại Moskva ghi nhận, ngay cả khi "Cơ quan An ninh Ukraine SBU nói đến một chiến dịch đặc biệt do họ tiến hành", hãng tin chính thức TASS mãi đến cuối bản tin về vụ chỉ huy bị sát hại, mới đưa ra một chi tiết : "Igor Kirillov từng bị Ukraine kiện do sử dụng những vũ khí hóa học bị cấm tại Ukraine".

Nhật báo Le Figaro tập trung nhiều hơn vào thân thế viên tướng vừa thiệt mạng và về vụ tấn công : Kirillov cùng tài xế của ông "chết ngay tại chỗ" trong vụ nổ lúc 6 giờ sáng qua trên một đại lộ ở đông nam thủ đô Moskva.

Từ 2017, Igor Kirillov chỉ huy Lực lượng Bảo vệ Hạt nhân Hóa học và Sinh học. Trong cương vị này ông bị Luân Đôn cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học trên chiến trường Ukraine và đã bị Anh Quốc đưa vào danh sách trừng phạt từ tháng 10/2024. Le Monde, trong một bài trên mạng viết : "Nhìn từ Kiev, Kirillov là một tội phạm chiến tranh và là một nhà tuyên truyền hoạt động không ngơi nghỉ" để phục vụ chế độ Putin. Một tài liệu của Cơ quan An ninh Ukraine được công bố một ngày trước khi Igor Kirillov bị sát hại khẳng định viên tướng này "đã ra lệnh sử dụng vũ khí hóa học trong hơn 4.800 vụ nhắm vào Ukraine từ đầu chiến tranh".

Kirillov, một nhà tuyên truyền chuyên phao tin giả

Cũng Le Monde nhắc lại vài tháng sau khi được giao chỉ huy Lực lượng Bảo vệ Hạt nhân Hóa học và Sinh học, Igor Kirillov từng tố cáo Mỹ "thiết lập nhiều phòng thí nghiệm sát biên giới Nga và Trung Quốc để bí mật phát triển vũ khí vi sinh vật. Lập luận này không ngừng được ông triển khai và lại càng được phổ biến từ khi Moskva đánh chiếm Ukraine".

Nhân vật Kirillov từng thu hút chú ý của Bbộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Trong một tài liệu hồi tháng 3/2023, Washington ghi nhận "từ tháng 2/2022, tướng Igor Kirillov thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện truyền thông để khẳng định là Mỹ tham gia chế tạo virus bệnh ban khỉ và Covid, là Hoa Kỳ phát triển vũ khí sinh học để nhắm tới một số sắc tộc trên lãnh thổ Nga. Nhưng ông ta chưa bao giờ đưa ra được bằng chứng về những điều này (…) Điện Kremlin loan tải những tin trên để biện minh với công luận Nga vì sao phải can thiệp để bảo vệ các công dân Nga trước những thế lực thù địch bên ngoài".

Cũng Kirillov, theo Washington, thậm chí còn khẳng định là Mỹ và Ukraine đã cộng tác để tạo từ "những đàn chim đến bầy muỗi và cả những con dơi có thể mang theo vi trùng và virus nguy hiểm để tấn công Nga".

Những thành tích đó của Igor Kirillov đã được hãng tin Nga, TASS nhắc đến trong bản tin hôm qua khi viết về viên sĩ quan cao cấp này của Nga.

Pokrovsk trước gọng kềm của Nga

Cũng về Ukraine, quân đội Nga đang cận kề Pokrovsk, một điểm chiến lược trong vùng Donbass. Đặc phái viên báo Libération gửi về phóng sự từ "một thành phố ma", 60.000 dân trước chiến tranh nay còn 11.000. Họ "không tiền bạc, không nơi nương tựa, biết đi đâu bây giờ ?". Đó là một điệp khúc dân cư tại đây lặp đi lặp lại với nhà báo Patrice Senécal. Bệnh viện, các cơ quan hành chính… đều đã đóng cửa. Hệ thống điện thoại đã bị sập từ nhiều ngày qua. Mỏ than ở phía nam thành phố, vốn là lẽ sống của những con người can đảm tại đây, đã ngừng hoạt động từ cả tuần qua. Không còn một bóng ma nào trên đường phố, có chăng là hình ảnh một vài cụ già lê bước đi tìm về những ngôi nhà tan hoang sau một đợt oanh kích của Nga.

Vladislav, một thanh niên 25 tuổi, là một trường hợp hiếm hoi cùng ông bố trên chiếc xe cũ kỹ, trên đường di tản về Dnipro. Anh chỉ đủ thời gian nói với phóng viên Pháp một câu ngắn gọn "bố con chúng tôi ra đi. Mẹ tôi mất vì ung thư hồi tháng 8 vừa qua". Nước mắt lưng tròng, anh lại hối hả đi tiếp với hy vọng cha con anh đến đích an toàn và nhất là trên suốt hành trình, chàng trai 25 tuổi ấy không bị kiểm tra giấy tờ, không bị gọi nhập ngũ.

Lattaquié, thành trì của chế độ cũ Syria : "Hồn ai nấy giữ"

Từ một cuộc xung đột này đến một cuộc nội chiến khác : Tổng thống Syria bị lật đổ, Bachar al-Assad và vợ con bình yên với cuộc sống mới ở Nga, nhưng trên quên hương ông, Lattaquié, chiếc nôi của chế độ Assad, những người trung thành với gia đình ông đang "tháo chạy".

Nhật báo Le Figaro có bài phóng sự từ Lattaquié, nơi mà "chính quyền mới đã bắt đầu tiếp quản" nhưng các hoạt động thì vẫn còn đóng băng. Riêng tại Qardahar, ngôi làng của gia đình Assad, những "người trung thành nhất và từng chịu ơn hai cha con nhà Assad đã bỏ chạy từ hôm 8/12 vì sợ nếu ở lại sẽ phải trả giá cho sự trung thành với chễ độ cũ. Thông tín viên của Le Figaro bình luận đó là một "tính toán khôn ngoan" trước cảnh tượng lăng mộ của cố tống thống Hafez bị đập phá… Điều đó nói lên sự căm thù của những người ngoài vòng ảnh hưởng của chính quyền Damascus cũ.

Argentina thoát khỏi suy thoái

Nhìn sang Châu Mỹ Latinh : Sau một năm cầm quyền, tổng thống Argentina, một chính khách "không giống ai", Javier Milei đã đưa đất nước khỏi cảnh suy thoái.

Báo kinh tế Les Echos đưa tin viện thống kê Argentina loan báo GDP nước này tăng 3,9% trong quý 3/2024. Viễn cảnh có vẻ còn sáng sủa hơn cho năm tới. Đây là lần đầu tiên từ tháng 12/2023, kinh tế Argentina tăng trưởng trở lại và đương nhiên đây là một thắng lợi lớn cả về kinh tế lẫn chính trị đối với tổng thống Milei vào lúc ông chuẩn bị kỷ niệm 1 năm cầm quyền.

Từng bị chỉ trích kịch liệt sau quyết định phá giá 50% đồng peso, đẩy lạm phát tại Argentina lên 25%, ông Milei không hề nao núng. Vị tổng thống cực hữu này nhất quyết cắt giảm chi tiêu triệt để hòng giải quyết nợ công và thâm hụt ngân sách nhà nước. Một năm qua, 33.000 nhân viên nhà nước mất việc. GDP giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm 2024. Hơn một nửa dân số Argentina sống dưới ngưỡng nghèo khó… Trong một sớm một chiều, thêm 5 triệu dân Argentina "rơi vào cảnh bần cùng".

Tổng thống Milei vẫn thản nhiệp áp dụng liều "thuốc đắng" và hứa hẹn tìm lại tăng trưởng cho đất nước. Thống kê vừa công bố cho thấy ông đã giữ được lời hứa với quốc dân : GDP tại Argentina tăng lên trở lại và lạm phát đang từ 25% xuống còn 10%. Ngân sách nhà nước không còn bị thâm hụt do chính quyền đã mạnh tay cắt giảm chi tiêu. Nhưng cũng phải nói là "nhờ chính sách kinh tế liều lĩnh đó, người dân Argentina đã đưa trở về nguyên quán hơn 20 tỷ đô la trong một năm qua và đó là dấu hiệu công luận tin tưởng vào chính quyền ở Buenos Aires hiện nay". Tổng thống Milei được 56% công luận tín nhiệm.

Pháp, chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm

"Những bước đầu vụng về của tân thủ tướng Pháp François Bayrou", bão Chido tàn phá đảo Mayotte lãnh thổ hải ngoại ở Ấn Độ Dương của Pháp : "Người dân sẽ phải cầm cự thêm bao lâu ?", nhà bảo vệ môi trường Paul Watson mang hai quốc tịch Mỹ và Canada không bị Đan Mạch dẫn độ về Nhật Bản và sắp được trở về Pháp, nơi ông định cư… Trang nhất nhật báo Libération ngày 18/12/2024 tóm gọn tất cả các chủ đề chiếm nhiều trang báo Pháp trong ngày.

Trang nói về thời sự Pháp của tờ Le Figaro tóm gọn tình hình đất nước trong tựa : "Mayotte, ngân sách, kiêm nhiệm nhiều chức vụ, Bayrou, chưa có thành phần chính phủ, hứng chịu nhiều chỉ trích từ phía đối lập".

Ngót một tuần lễ trước Giáng Sinh, vào lúc hàng triệu người dân Pháp chạy đua với thời gian để đi mua quà tặng người thân, trang nhất của báo La Croix cảnh báo độc giả coi chừng bị lừa gạt khi mua hàng trên mạng. Noel cũng là dịp để những tay lừa đảo "kiếm chác".

Thanh Hà

Additional Info

  • Author Thanh Hà
Published in Quốc tế

Nga : Người dân "tỉnh" về thực trạng kinh tế ẩn sau số liệu được Nhà nước "đánh bóng"

Chết chóc và hoang tàn sau cơn bão Chido tàn phá đảo Mayotte của Pháp ở Ấn Độ Dương, những thách thức cho tân thủ tướng Pháp từ ngân sách đến thành viên nội các, thời sự Syria và tình hình kinh tế Nga bị cuốn theo cuộc chiến Ukraine là những chủ đề thời sự chính trên một số tờ báo lớn của Pháp ngày 17/12/2024.

tinhthuc1

Bảng tỉ giá hối đoái tại Moskva, Nga, ngày 20/11/2024. AP - Alexander Zemlianichenko

Liệu sắp qua rồi thời kỳ điện Kremlin cười vào các biện pháp trừng phạt của phương Tây ? Sau gần 3 năm thể hiện dẻo dai, chống chọi thách thức, "bóng ma trì trệ" lộ dần tại Nga, theo nhận định của bài xã luận trên báo Le Monde. Còn Les Echos giải đáp câu hỏi : "Tại sao, bất chấp vẻ ngoài, những biện pháp (trừng phạt) này đang gây tổn hại cho nền kinh tế Nga".

Theo một số chuyên gia, được nhật báo kinh tế Pháp trích dẫn, các biện pháp trừng phạt rõ ràng không đạt hiệu quả như Mỹ và Châu Âu dự đoán nhưng không phải là không có tác dụng. Các lệnh trừng phạt đã gây tổn hại cho Nga, như đã làm với Iran, Cuba và Bắc Triều Tiên. Bởi vì, theo kinh tế gia Sergei Guriev, giám đốc Trường Kinh tế Luân Đôn, trong bài phát biểu tại một hội nghị chuyên đề do Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Kinh tế (CEPR) tổ chức ở Paris vào tuần trước, "cần phải xem Ukraine sẽ như thế nào nếu không có các lệnh trừng phạt đối với Nga. Những biện pháp này đã làm suy yếu khả năng của Putin trong việc gửi thêm quân ra trận, đầu tư cho các loại vũ khí thiện chiến hơn".

Cả Le Monde Le Figaro đều nhận định là nếu quân đội Nga tiến mạnh trên chiến trường trong những tuần gần đây, thì trên mặt trận kinh tế, tin tức lại không được thuận lợi cho Moskva. Đúng là "nền kinh tế Nga dường như kháng cự được cho đến nay", theo nhận định của báo Les Echos hoặc theo Le Monde, "Nga từng thành công trong việc duy trì ảo tưởng về khả năng phục hồi bất ngờ" nhờ "trông cậy vào sự giúp đỡ của Trung Quốc để cung cấp các sản phẩm công nghiệp, Ấn Độ để mua dầu lửa Nga và Bắc Triều Tiên và Iran để cung cấp vũ khí cho Nga". Nhìn toàn cảnh, "như thể các nước phương Nam quyết định cho phương Tây thấy rằng họ không còn là chủ nhân của thế giới".

Tạo số liệu để giảm mức nghiêm trọng của khủng hoảng kinh tế

Tuy nhiên, có thể thấy thực tế hiện nay tại Nga qua lãi suất cho vay lên đến 21% vào cuối tháng 10. Theo Le Monde, đây là mức cao chưa từng có ở Nga từ hơn 20 năm nay và khiến đầu tư trở nên phức tạp, bởi vì tìm được những dự án có lợi nhuận cao hơn lãi suất chỉ đạo hiện giờ trở thành nhiệm vụ bất khả thi. Tại sao tăng lãi suất lên thành 21%, gấp gần ba lần tỉ lệ lạm phát là 8,5%, theo số liệu của Nhà nước ? Một nghiên cứu của Viện Kinh tế chuyển tiếp ở Stockholm (Thụy Điển) thiên về khả năng số liệu thống kê về giá cả ở Nga là sai thực thế. Lạm phát đã bị hạ thấp, còn tăng trưởng GDP đã được thổi phồng.

Nhật báo kinh tế Les Echos cũng lưu ý "nền kinh tế Nga trong trình trạng không tốt. Chỉ riêng trong tháng 11, đồng rúp đã mất 8% so với đô la, mức thấp nhất kể từ khi bắt đầu chiến tranh. Và để kềm chế lạm phát sắp thành hai con số và bị thúc đẩy bởi tình trạng thiếu lao động, Ngân hàng Trung ương Nga có lẽ sẽ tăng thêm lãi suất cơ bản lên thành 23% vào thứ Năm (19/12)".

Các kinh tế gia của văn phòng Capital-Economics cho rằng "Nga đang có nguy cơ cao gặp khủng hoảng ngân hàng [...] với việc tăng lãi suất và dịch vụ nợ" và hoàn toàn có thể tính đến kịch bản "mất khả năng thanh khoản gia tăng và thắt chặt điều kiện tín dụng". Giá thuê nhà đã tăng vọt ở Moskva, cũng như giá một số thực phẩm cơ bản đã tăng 40% kể từ đầu năm. Theo Les Echos, có nhiều khả năng Nga sẽ phải tăng lãi suất lên thành 25% vào tháng tới và như vậy sẽ kéo theo việc tăng dần thuế thu nhập cá nhân sau 20 năm áp dụng "mức thuế khoán" (flat tax).

Ngành công nghiệp Nga cũng sẽ bị cản đà phát triển. Một số nhà phân tích cho rằng điện Kremlin sẽ không thể tài trợ cho nỗ lực chiến tranh trong chưa đầy một năm nữa. Dù vậy, theo Le Monde, tổng thống Nga vẫn quyết định tăng ngân sách quốc phòng thêm 30% cho giai đoạn 2025-2027 và như vậy ngân sách này sẽ chiếm đến 40% chi tiêu của Nhà nước.

Phương Tây tiếp tục chặn nguồn thu nhập của Nga

Mỹ chuẩn bị ban hành thêm những biện pháp hạn chế đối với việc xuất khẩu dầu lửa Nga, nhắm vào hoạt động mua bán lậu dầu lửa và các đội tàu dầu "ma" để lách trừng phạt. Theo trang Bloomberg, được Le Monde trích dẫn, thu nhập từ thuế dầu lửa Nga đã giảm 21% trong vòng một năm và sẽ còn giảm thêm trong năm 2025.

Liên Hiệp Châu Âu cũng có biện pháp tương tự trong loạt trừng phạt thứ 15 được thông qua ngày 16/12. Báo Le Figaro lưu ý các tàu chở trang thiết bị quân sự cho Nga, hoặc chở ngũ cốc đánh cắp của Ukraine cũng bị nhắm tới trong loạt trừng phạt này.

Israel lợi dụng hỗn loạn để triệt quân đội Syria, phá bàn đệm của Iran

Syria, một mặt trận khác, cũng là điểm nóng thời sự được các nhật báo Pháp chú ý. "Kho vũ khí Syria bị phá hủy vì chiến dịch oanh kích của Israel", theo bài viết trên báo Le Monde. "Đục nước béo cò", Israel đã không bỏ lỡ cơ hội lợ dụng tình hình hỗn loạn sau khi tổng thống Bachar al-Assad bị lật đổ.

Thực ra, Israel đã chuẩn bị cho kế hoạch này từ năm 2011 sau cuộc cách mạng mùa xuân. Ngay ngày 07/12/2024, khi quân nổi dậy tiến vào Damascus và sự sụp đổ của chế độ al-Assad chỉ còn tính theo giờ, Israel không tuyên chiến nhưng đã mở chiến dịch "Bashan Arrow" nhắm vào Syria. Khoảng 350 drone (tương đương với toàn đội drone của Không quân Pháp) đã tấn công hai sân bay T4 và Ble, các hệ thống phòng không, khu vực sản xuất vũ khí ở Damascus, Homs, Tartus, Lattaquia, Palmyra trên lãnh thổ Syria. Đây là một trong những loạt oanh kích có quy mô lớn nhất trong lịch sử Israel và triệt hạ 80% năng lực của quân đội Syria. Từng nằm trong số mạnh nhất Trung Đông, hệ thống phòng không Syria đã bị loại bỏ.

Nhà phân tích Michael Horowitz, trung tâm Le Beck, chuyên về Trung Đông, giải thích : "Israel muốn chuyển từ ưu thế trên không sang thế thượng phong hoàn toàn. Điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc tấn công vào Iran. Trước năm 2011, quân đội Syria từng bị Israel coi là một trong những mối đe dọa chính. Kể cả sau nội chiến, số vũ khí hạng nặng của Syria vẫn còn đáng kể. Israel sợ kịch bản Libya lặp lại và những kho vũ khí này bị mất kiểm soát vì các nhóm vũ trang đánh cắp".
Nhưng Israel không dừng ở đó mà chiếm vùng phi quân sự do Liên Hiệp Quốc kiểm soát từ năm 1974. Đây là khu vực phân chia giữa phần cao nguyên Golan bị Nhà nước Do Thái chiếm đóng từ năm 1967 với phần còn lại do Syria kiểm soát. Các vụ tấn công tiếp diễn trong suốt tuần sau khi chế độ Bachar al-Assad lật đổ đã khiến gây bất ổn cho chính quyền vừa hình thành ở Syria và khiến người dân lại phải di tản trong khi lẽ ra phải ồ ạt trở về, theo nhận định trên trang blog của nhà phân tích quân sự, cựu sĩ quan Pháp Guillaume Ancel.

Thế lưỡng nan của tân chính quyền ở Damascus

Trong khi đó, lực lượng thánh chiến HTS tìm cách lập chính quyền ở Damascus nhưng không liên kết với các nhóm tôn giáo thiểu số hoặc với các nước phương Tây. Trong bài "Những thế lưỡng nan của tân chính quyền ở Damascus", báo Le Monde phân tích một số điểm, trong đó có nhân sự cấp cao trong tân chính quyền sẽ chỉ là đàn ông, thuộc hệ phái Suni và thường được điều động từ chính quyền vùng Idlib, bị hạn chế về kinh nghiệm. Chính quyền mới phải kêu gọi toàn bộ đội ngũ nhân viên của chế độ cũ với lời hứa tăng lương 300%.

Chính phủ chuyển tiếp có 11 bộ trưởng do thủ tướng là nhà kỹ trị Mohamed al-Bashir điều hành nhưng "không có bộ trưởng Ngoại giao, Nội vụ hay Quốc phòng, điều này có nghĩa là những chức vụ này sẽ do chính Jolani đảm nhiệm", trong khi theo nhận định của Jihad Yazigi, tổng biên tập trang Syria Report, "Golani nên trao bớt một phần trách nhiệm vì quản lý Syria phức tạp hơn là vùng Idlib".

Tiếp theo là khó khăn về ý thức hệ, vì "HTS phải đối mặt với một xã hội đa dạng hơn so với Idlib" trong bối cảnh quan ngại về việc áp đặt luật Hồi giáo sharia. Một khó khăn khác là "bảo đảm sự tiếp nối trong tất cả cơ quan hành chính địa phương, ổn định xã hội và cung cấp dịch vụ cũng như thu thập mọi thông tin về Damascus và Syria để lập kế hoạch phát triển từ 2 đến 5 năm". Cuối cùng là nguồn tài chính để tái thiết Nhà nước, trong khi chính quyền mới dự định giảm rất nhiều loại thuế mà chế độ cũ "hút" từ người dân và tiểu thương.

Chế độ Bachar al-Assad sụp đổ cũng làm lộ rõ địa ngục trần gian trong các nhà tù. "Syria : Triều đại khát máu của Bachar al-Assad qua lời kể của các nạn nhân" được nhật báo Le Figaro thuật lại : Bắt giữ tùy tiện, tra tấn, sát hại… không có tội ác nào là không có dưới chế độ trấn áp của nhà độc tài kể từ cuộc nội chiến mùa Xuân 2011.

Pháp : Mayotte tan hoang vì bão Chido

Trang nhất của tất cả các nhật báo Pháp đều nói về cơn bão Chido càn quét đảo Mayotte của Pháp ngày 14/12 với sức gió lên đến 200 km/giờ.

"Mayotte tan nát" là ghi nhận trong phóng sự của báo Libération. Bệnh viện trên đảo lo điều tồi tệ nhất. Hệ quả "sau bão mới là điều khó khăn nhất phải trải qua". Tổ chức Solidarités International-cảnh báo "phải sớm bảo đảm an toàn cho nguồn nước để tránh đại dịch". Kèm với hình ảnh đống đổ nát, Le Monde đưa tin "ở Mayotte, chết chóc và hoang toàn sau khi bão Chido đi qua". Khi bão ập vào, người dân trên đảo như phải đối mặt với "ngày tận thế".

Để giải đáp cho câu hỏi : "Tại sao Mayotte lại nằm giữa đường đi của bão Chido", Le Figaro cho biết mắt bão đã tránh đảo Madagascar và tiến vào Mayotte và quét từng khu vực trên quần đảo chỉ trong 30 phút. Còn hiện tại, "Nhà nước đối mặt với hỗn loạn ở Mayotte". Nhật báo công giáo La Croix đánh động : "Khẩn cấp ở Mayotte". Chính quyền tỉnh cho rằng "có đến vài trăm", thậm chí là "vài nghìn" người chết do các khu ổ chuột ở tỉnh nghèo nhất nước Pháp bị bão quét sạch. Công tác cứu trợ khẩn cấp đang được tổ chức, thiệt hại vật chất được thẩm định lên đến vài trăm triệu euro.

Châu Âu thua Mỹ và Trung Quốc về công nghệ cao

Châu Âu đang bị thụt lùi về công nghiệp so với Mỹ và Trung Quốc. Đây là ghi nhận trong bài phân tích về "Châu Âu bị kẹt trong ngưỡng công nghệ tầm trung" của Le Monde.

Trí tuệ nhân tạo, pin mặt trời, pin, công nghệ sinh học : Từ nhiều thập niên qua, Châu Âu bị chậm trễ và đang gánh những hệ quả từ việc không dứt khoát tập trung đầu tư vào công nghệ của thế kỷ XX như công nghiệp ô tô, hóa học… hiện được coi là "công nghệ bậc trung". Lời cảnh báo đã được Mario Draghi, cựu thủ tướng Ý, đánh động trong bản báo gửi lên Ủy Ban Châu Âu vào tháng 09/2024 : thiếu cải cách sâu rộng, Châu Âu sẽ "từ từ suy tàn" với việc mất năng suất và sự đa dạng.

Pháp, nền kinh tế lớn thứ hai Châu Âu, hiện chưa nằm trong danh sách những nước bị thiệt hại, nhưng mức thâm hụt ngân sách lớn, vẫn còn rất nhiều công việc ít cần tay nghề cao và thiếu hụt trong hệ thống giáo dục sẽ đè nặng thêm những mối đe dọa trong tương lai.

Sàng lọc sơ sinh : Vài trăm bệnh hiếm sắp được phát hiện

Một tin vui trong ngành y tế, được Le Figaro đề cập, là việc giải trình tự bộ gen sẽ giúp sàng lọc ở trẻ sơ sinh số lượng bệnh di truyền lớn hơn nhiều so với biện pháp đang được áp dụng hiện nay và như vậy sẽ giúp điều trị sớm hơn và sẽ hiệu quả hơn. Đây là kết quả của nghiên cứu đầu tiên được công bố cuối tháng 10 trong dự án GUARDIAN được tiến hành tại đại học Columbia, New York (Mỹ). Mục tiêu của dự án là cho thấy biện pháp sàng lọc này có thể đáng tin cậy, nhanh chóng và không tốn kém khi được áp dụng cho toàn dân, một điều không tưởng cách đây 10 năm.

Thu Hằng

Additional Info

  • Author Thu Hằng
Published in Quốc tế

Khi năm 2024 sắp kết thúc và mùa đông đến, quân đội Nga vẫn tiếp tục đẩy lùi quân Ukraine.

coixaythit1

Lực lượng Nga đã liên tục tiến quân vào miền đông Ukraine trong những tháng gần đây / Reuters

Tổng cộng, Nga đã chiếm và chiếm lại khoảng 2.350 km2 lãnh thổ ở miền đông Ukraine và khu vực Kursk ở miền tây của Nga. Nhưng cái giá khủng khiếp phải trả là sinh mạng.

Bộ Quốc phòng Anh nói rằng số thương vong trong tháng 11 của Nga đã lên đến 45.680, con số lớn nhất kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện Ukraine vào tháng 2/2022. Theo ước tính mới nhất của Cơ quan Tình báo Quốc phòng Anh, lính Nga bị loại khỏi vòng chiến đấu trung bình 1.523 người mỗi ngày, cả chết lẫn bị thương.  Chỉ riêng ngày 28/11, Nga đã mất hơn 2.000 người, đây là lần đầu tiên điều này xảy ra.

"Chúng tôi đang chứng kiến Nga ngày một giành được lợi thế", một quan chức giấu tên nói. "Nhưng phải trả giá rất đắt".

Các quan chức cho biết số liệu thương vong dựa trên các nguồn tài liệu mở, đôi khi được tham chiếu chéo với dữ liệu mật. Nhìn chung, theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Washington, ước tính Nga đã thiệt hại khoảng 125.800 binh lính trong suốt các cuộc tấn công vào mùa thu.

ISW cho biết chiến thuật "cối xay thịt" của Nga đồng nghĩa với việc Moscow cứ mỗi km vuông lãnh thổ chiếm được họ phải trả giá hơn 50 binh lính.

coixaythit2

Về hỏa lực, các binh sĩ Ukraine vẫn đang bị lép vế trên chiến trường mặc dù Kyiv nhiều lần kêu gọi các đồng minh phương Tây khẩn trương tăng cường viện trợ quân sự - EPA-EFE/REX/Shutterstock

Ukraine không cho phép công bố số liệu thương vong của quân đội nước này, vì vậy không có ước tính chính thức nào vài tháng qua.

Bộ Quốc phòng Nga nói rằng hơn 38.000 binh lính Ukraine đã bị loại khỏi vòng chiến đấu (tử trận và bị thương) chỉ riêng ở Kursk - một con số không thể xác minh được.
Yuriy Butusov, một phóng viên chiến tranh Ukraine có nhiều mối quan hệ nhưng gây nhiều tranh cãi, cho biết 70.000 binh lính Ukraine đã bị thiệt mạng kể từ tháng 2/2022, và 35.000 người khác mất tích.

Đầu tuần này, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã phủ nhận tin tức từ truyền thông Hoa Kỳ đưa tin có tới 80.000 binh lính Ukraine đã thiệt mạng, nói rằng "ít hơn nhiều". Dù vậy, ông không đưa ra con số của riêng mình.

Nhưng xét về tổng thể, số liệu thương vong của Nga và Ukraine cho thấy cường độ giao tranh khủng khiếp đang diễn ra ở Kursk và các khu vực phía đông của Ukraine.
Các quan chức phương Tây nhận định không có dấu hiệu nào cho thấy điều này sẽ thay đổi.

Một quan chức cho biết quân Nga rất có khả năng sẽ tiếp tục cố gắng phân tán lực lượng Ukraine bằng cách sử dụng quân số áp đảo tại các vị trí phòng thủ để đạt được các lợi thế chiến thuật. Tốc độ tiến quân của Nga đã gia tăng trong những tuần gần đây (dù vẫn không thể so sánh với tốc độ nhanh chóng trong những tháng đầu của cuộc chiến), chỉ bị kìm hãm bởi sự thay đổi đáng kể trong tỷ lệ hỏa lực pháo binh giữa hai bên.

Trước đây, Nga có thể bắn tới 13 quả đạn pháo trong khi Ukraine chỉ có thể bắn trả 1 quả, nhưng hiện tại tỷ lệ này đã giảm xuống còn khoảng 1,5:1. Sự thay đổi đáng kể này một phần được giải thích là do việc sản xuất trong nước tăng lên, cũng như Ukraine tổ chức tấn công vào các kho chứa đạn dược của Nga và Triều Tiên. Nhưng pháo binh, dù quan trọng, không còn đóng vai trò quyết định như vậy nữa.

"Tin xấu là việc sử dụng bom lượn của Nga đã tăng mạnh", một quan chức phương Tây cho biết, "gây ra những tác động tàn khốc ở tiền tuyến". Việc Nga sử dụng bom lượn – loại bom được thả từ các chiến đấu cơ bay sâu vào không phận do Nga kiểm soát – đã tăng gấp 10 lần trong năm qua, quan chức này cho biết.

Bom lượn và máy bay không người lái (drone) đã thay đổi cuộc chiến khi mỗi bên đua nhau đổi mới sáng tạo. "Chúng ta đang ở điểm mà chiến tranh drone đã làm cho bộ binh trở nên vô dụng, nếu không muốn nói là lỗi thời", Serhiy, một chiến binh tiền tuyến, chia sẻ với tôi qua WhatsApp.

Về mặt nhân lực, cả Ukraine và Nga đều tiếp tục gặp khó khăn, nhưng lý do khác thì nhau. Ukraine không muốn giảm độ tuổi nghĩa vụ quân sự xuống dưới 25, còn Nga vẫn có thể thay thế những tổn thất của mình, dù Tổng thống Vladimir Putin khá miễn cưỡng và cần cân nhắc khi tiến hành một đợt động viên mới. Lạm phát tăng cao, bệnh viện quá tải và các vấn đề về chi trả bồi thường cho các gia đình có người thân qua đời đều là những yếu tố đóng góp vào khó khăn về nhân lực. Ở một số vùng của Nga, tiền thưởng dành cho những người tình nguyện sẵn sàng tham gia chiến tranh ở Ukraine đã tăng lên tới ba triệu rúp (khoảng 30.000 USD).

"Tôi không nói rằng nền kinh tế Nga đang bên bờ vực sụp đổ", vị quan chức này cho biết. "Tôi chỉ muốn nói rằng áp lực vẫn tiếp tục gia tăng ở đó".

Với cơn địa chấn ở Syria, các quan chức cho biết vẫn còn quá sớm để biết những sự kiện ở đó sẽ có tác động như thế nào đến cuộc chiến ở Ukraine.

Paul Adams

Nguồn : BBC, 10/12/2024

Additional Info

  • Author Paul Adams
Published in Diễn đàn
samedi, 07 décembre 2024 15:19

Cuộc chiến hiện sinh của Ukraine

Hôm nay, 7/12/2024, Pháp mời 50 nguyên thủ quốc gia đến dự lễ mở lại cửa Nhà thờ Đức Bà, sau 5 năm sửa chữa. Trong số khách mời và đã đến Paris có Donald Trump và Volodymyr Zelensky.

zelenskytrump1

Volodymyr Zelensky và Donald Trump hiện đang có mặt tại Điện Elysées Paris cùng với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trước khi dự lễ khai trương Nhà Thờ Đức Bà Paris sau 5 trùng tu

Theo chương trình vào lúc 16g, Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron sẽ tiếp Tổng thống đắc cử My Donald Trump tại Điện Elysées và ngay sau đó, sẽ gặp Zelensky vào. Đương nhiên là chủ đề của các cuộc gặp gỡ này là sự ủng hộ Ukraine trong thời gian tới…

Từ một vài ngày qua, tình hình trên chiến trường Ukraine không có gì thay đổi lớn. Tuy nhiên, tình hình ở Syria đã có những thay đổi ngoạn mục, thể hiện sự yếu kém của Nga. Quân Nga và quân của chính quyền độc tài Al Assad chạy như vịt, bỏ lại tất cả các trang bị vũ khí cho lực lượng phiến quân đang tiến như vũ bảo về thủ đô Damascus. Nga cũng như các đồng minh khác của Al-Assad (Iran, Hezbollah) đang hết hơi và đã gần như bỏ rơi Al Assad. Số phận của chế độ độc tài Syria gần như đã được định đoạt. Nga đang rất khó khăn với cuộc chiến tại Ukraine. Lực lượng Hezbollah thân Iran tại Lebanon đang bị Israel tẩn gần chết nên không còn hơi sức nào để cứu vãn Al Assad. Mà, thực tế cho thấy, ngay cả muốn giúp cũng không được vì quân đội của Al Assad không muốn đánh nhau nữa mà chỉ tìm cách bỏ chạy. Tượng của bố con Al Assad bị đập phá khắp nơi, bị kéo lê trên đường phố.

Từ nay đến lúc Trump lên ngôi, rất mong là các biến chuyển trên các mặt trận có lợi cho Ukraine để Ukraine sớm có hòa bình.

Một số bạn đọc ủng hộ Ukraine có vẻ bất bình với bài viết trước của tôi vì tôi có nêu một số khó khăn cụ thể của Ukraine. Thực tế còn khó khăn hơn thế. Nói tóm tắt là đánh nhau phải có tiền, súng đạn và lính trên chiến trường. Không thể đánh nhau bằng mồm được. Ukraine hiện nay không có đủ những yếu tố đó.

Nước Nga cũng đang rất khó khăn, mỗi ngày có cả ngàn binh sĩ chết và bị thương trên các chiến trường ở Ukraine, kinh tế xuống dốc, lực lượng viễn chinh của Nga tại Châu Phi cũng đang trong tình thế tứ bề thọ địch. Tuy nhiên liên bang Nga là một quốc gia lớn, có nhiều tagi nguyên hơn Ukraine rất nhiều lần, dân Nga cũng có khả năng chịu khổ cao. Nga là một quốc gia độc tài mà độc tài thì luôn thuận lợi hơn cho đánh nhau, nếu không thì dân chúng có thể nổi khùng đứng lên chống lại, nhất là trong thời điểm sắp tan rã.

Người Mỹ đã từng sai lầm cho rằng sẽ đưa Bắc Việt về thời kỳ đồ đá để rồi phải thua trận. Với chiến tranh kéo dài và bị bắn phá liên miên, Bắc Việt cũng đã ở tình trạng không xa thời "đồ đá" vì đất nước bị dội bom liên tục, các thành phố trở thành đống gạch vụn, dân chúng không còn gì ăn, đến bữa ăn chỉ mong có cơm đổ vào mồm… Vậy mà họ vẫn cứ đánh nhau dài dài. Sức chịu đựng của con người ở các nước độc tài, nhất là độc tài cộng sản, rất cao (nước Nga hiện nay trong thực tế vẫn chưa thoát khỏi hẳn thời bao cấp xã hội chủ nghĩa xô viết).

Thực tế cho thấy ở thời hiện đại này, ít có cuộc chiến nào được kết thúc bằng sự thất trận của một bên, đặc biệt là trong các cuộc xung đột vũ trang lớn. Vậy tôi nghĩ cuộc chiến Nga Ukraine cũng sẽ phải được kết thúc bằng đàm phán. Mà đã đàm phán thì có cái được, cái mất cho mỗi bên, không ai đạt được trọn vẹn những gì mong muốn.

Rất đau buồn khi nói lại là Ukraine phải chịu mất đất để đáp lại cái được của kẻ cướp là Nga. Nghe chuyện này, những người có lương tri đều phẫn uất, nhưng biết làm sao đây. Vấn đề là làm sao hạn chế được thiệt hại, đảm bảo có an ninh sau khi ngừng chiến. Trong đàm phán, không nên chỉ có sự chấp thuận của hai bên mà phải có sự đảm bảo cụ thể của quốc tế (Nếu chỉ tin vào sự chấp thuận của Nga thôi, một quốc gia ăn cướp, thì chỉ có đổ thóc giống ra mà ăn)…

zelenskytrump2

Bản đồ Ukraine hiện tại

Bây giờ là thời điểm để Ukraine có thể đàm phán

1. Trump lên ngôi và buộc hai bên phải đàm phán. Trump không phải là nhà phù thủy có cây gậy thần. Nhưng thực sự Trump có cây gậy và củ cà rốt, có khả năng đập bên này, đưa cà rốt cho bên kia và ngược lại. Mỹ không chỉ giúp Ukraine về tài chính và vũ khí, mà cả thông tin tình báo… cực kỳ quan trọng. Các bạn ủng hộ Ukraine hay quên chuyện này, cho rằng không cần Mỹ cũng được. Sai lầm to. Không ai có thể đánh nhau bằng mắt (thịt). Hơn nữa hiện nay Phong trào cực hữu lên cao ở Châu Âu, và đám cực hữu lại thường thân Nga, nên ít nhiều có ảnh hưởng đến việc trợ giúp cho Ukraine.

2. Nga mệt mỏi 1 thì Ukraine còn mệt mỏi 10. Thực tế là như vậy. Nó lấy thịt đè mình, nó đông hơn gấp 10 lần, nếu chết 10, mình chết 5 là toi, do đó nó không sợ nhiều người chết. Đã thế nó còn bỏ tiền ra còn mướn cả dân ở các nước nghèo vào chết thay. Nếu cứ tiếp tục đánh nhau, Ukraine sẽ rất thiếu quân, thiếu cả súng đạn và tiền. Đó là chưa kể càng đánh Ukraine càng mất đất. Đây là một thực tế mà người Ukraine thấy rõ hơn ai. Chúng ta ở bên ngoài nên không thấy.

Theo một cuộc điều tra của Viện Gallup, hiện nay 52% người Ukraine cho rằng Kiev phải vào bàn đàm phán để kết thúc chiến tranh. Thực tế còn phũ phàng ở chỗ những vùng đất mà Ukraine đã bị mất từ 2014, hầu như Ukraine không có khả năng lấy lại và bản thân những dân cư sinh sống ở đó sau từng ấy năm bị nhồi sọ, và với tỷ lệ gốc Nga cao, họ cũng không muốn trở về với Ukraine. Mỹ cũng không lấy đây là điều kiện tiên quyết cho đàm phán.

Cuộc chiến hiện nay của Ukraine với Nga không phải một cuộc chiến sinh tồn, tức không phải một cuộc chiến chống lại sự diệt vong. Kiểu gì thì Ukraine vẫn tồn tại. Cuộc chiến này chính là một cuộc chiến hiện sinh, nó liên quan đến sự tồn tại, đến giá trị sống, mục đích sống, nó có ý nghĩa không chỉ là sự sinh tồn mà còn liên quan đến bản chất hoặc ý nghĩa của sự tồn tại. Như vậy, với từng ấy dân số, đất còn lại cũng đủ cho Ukraine. Phần Lan cũng đã phải mất 10% lãnh thổ cho Nga. Có thể còn có nhiều thí dụ khác nữa… Như vậy, với từng ấy dân số, đất còn lại cũng đủ cho Ukraine. Phần Lan cũng đã phải mất 10% lãnh thổ cho Nga để được an lành. Có thể còn có nhiều thí dụ khác nữa

Khi buộc phải nói đến vấn đề này, tôi không thể không đau lòng. Nhưng thực tế cuộc sống cho thấy những bất công vẫn cứ tồn tại trên đời này mà chúng ta không thể làm gì được. Sự cố gắng của chúng ta chỉ có thể phần nào giảm bớt bất công thôi

Vive Ukraine.

Hoàng Quốc Dũng

(07/12/2024)

Additional Info

  • Author Hoàng Quốc Dũng
Published in Quan điểm

Giọng điệu tiêu cực, thậm chí có phần giận dữ.

"Tình hình ngày càng tệ. Chúng tôi không hiểu mục đích là gì. Lãnh thổ của chúng ta không phải ở đây".

kietque1

Binh lính Ukraine cho biết họ đã được lệnh cố giữ lãnh thổ ở Kursk cho đến khi ông Trump nhậm chức tổng thống Mỹ vào tháng 1/2025

Gần bốn tháng sau khi Ukraine phát động đòn tấn công chớp nhoáng vào vùng Kursk của Nga, tin nhắn giữa binh lính chiến đấu ở đó vẽ lên một bức tranh ảm đạm về cuộc chiến họ không thực sự hiểu cùng với nỗi sợ thua cuộc.

Chúng tôi đã liên lạc qua Telegram với một vài binh sĩ đang đóng quân ở Kursk, một người trong số họ vừa rời khỏi đó.

Chúng tôi đã đồng ý không tiết lộ danh tính của họ. Tất cả tên người trong bài viết đều là giả.

Họ nói về thời tiết khắc nghiệt và việc thiếu ngủ triền miên do những cuộc oanh tạc liên hồi của Nga, trong đó bao gồm cả những cuộc tấn công kinh hoàng bằng loại bom lượn 3.000 kg.

Họ cũng đang phải rút lui, với việc quân Nga đang dần giành lại lãnh thổ.

"Xu hướng này sẽ tiếp diễn", Pavlo viết vào ngày 26/11.

"Chỉ là vấn đề thời gian thôi".

kietque2

Binh lính Ukraine ở Kursk đang chịu nhiều áp lực từ những đợt oach tạc liên hồi của Nga

Pavlo nói về sự kiệt quệ cùng cực, tình trạng thiếu luân chuyển quân và việc các đơn vị chủ yếu là đàn ông trung niên được điều động trực tiếp từ các mặt trận khác có rất ít hoặc không có thời gian nghỉ ngơi.

Việc binh lính phàn nàn – về chỉ huy, mệnh lệnh hay thiếu thốn trang bị - là điều bình thường. Đó là điều binh lính thường làm khi tình hình khó khăn.

Dưới áp lực khổng lồ từ quân địch và mùa đông đang đến, nghe thấy những lời tích cực mới là điều lạ. Tuy vậy, những tin nhắn mà chúng tôi nhận được gần như ảm đạm y như nhau, gợi ý rằng cốt lõi vấn đề nằm ở động lực.

Một vài người trong số họ băn khoăn rằng liệu mục đích ban đầu của chiến dịch này – phân tán lực lượng của Nga khỏi mặt trận phía đông Ukraine – có đạt được hay không. Mệnh lệnh hiện tại là bám trụ tại vùng đất nhỏ này của Nga tới khi Mỹ có tổng thống và chính sách mới vào cuối tháng 1/2025, họ thuật lại.

"Nhiệm vụ chính của chúng tôi là giữ lại được càng nhiều lãnh thổ càng tốt, cho tới khi ông Trump nhậm chức và các cuộc đàm phán bắt đầu", Pavlo chia sẻ. "Mục đích là để sau này đem ra đổi lấy một thứ gì đó. Chẳng ai biết sẽ là thứ gì".

Vào lúc gần hết tháng 11, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gợi ý rằng cả hai phe đều để ý tới sự thay đổi của bộ máy chính quyền Mỹ. "Tôi chắc rằng ông ta [Putin] muốn đẩy chúng tôi ra [khỏi Kursk] trước ngày 20/1", ông nói. "Ông ta rất muốn thể hiện rằng mình kiểm soát được tình hình. Nhưng ông ta không kiểm soát được tình hình".

Nhằm giúp Ukraine kháng cự trước đòn phản công của Nga tại Kursk, Mỹ, Anh và Pháp đều đã cho phép Kyiv sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công những mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga. Có vẻ điều này không giúp tăng thêm nhuệ khí.

"Chẳng ai ngồi trong mấy con hào lạnh cóng rồi cầu mong có tên lửa cả", Pavlo nói. "Chúng tôi sống và chiến đấu ở đây, ngay lúc này. Tên lửa bay ở nơi nào đó chẳng ai biết được".

Tên lửa ATACMS và Storm Shadow có thể đã có tác động mạnh, thậm chí kinh hoàng, tới các điểm chỉ huy và kho đạn dược xa xôi, nhưng những thành tựu này dường như quá xa vời đối với binh lính ở tiền tuyến. "Chúng tôi không nói về tên lửa", Myroslav cho hay. "Trong hầm trú ẩn, chúng tôi nói về gia đình và việc luân chuyển quân. Về những điều đơn giản".

Đối với Ukraine, bước tiến chậm rãi nhưng dai dẳng của Nga ở miền đông Ukraine càng nhấn mạnh tính cần thiết của việc bám trụ tại Kursk. 

Chỉ trong tháng 10, ước tính Nga đã chiếm được 500 km vuông lãnh thổ Ukraine – mức cao nhất Nga chiếm được trong một tháng kể từ khi cuộc tấn công toàn diện nổ ra vào năm 2022. Trái lại, Ukraine đã mất đi 40% diện tích đất họ từng chiếm được ở Kursk vào tháng 8.

"Điểm mấu chốt không phải là chiếm được mà là giữ được", Vadym nói, "và chúng tôi đang gặp khó khăn trong việc đó".

Dù có những mất mát, Vadym nghĩ rằng chiến dịch ở Kursk vẫn tối quan trọng. "Nó đã giúp phân tán một phần lực lượng [của Nga] khỏi vùng Zaporizhzhia và Kharkiv", anh nói.

Nhưng khi nói chuyện với chúng tôi, một vài binh sĩ nói rằng họ cảm thấy mình không nên ở đây, rằng chiến đấu ở mặt trận phía đông của Ukraine quan trọng hơn là ở khu vực chiếm đóng được của Nga.

"Đáng lẽ chúng tôi nên ở đó [ở phía đông Ukraine], không phải ở đây, trên đất của người ta", Pavlo nói. "Chúng tôi không cần những cánh rừng Kursk này, nơi chúng tôi đã mất rất nhiều đồng đội".

Dù trong nhiều tuần qua có thông tin binh lính Triều Tiên, lên tới 10.000 người, đã được điều tới Kursk để tham gia phản công cùng Nga, những binh sĩ mà chúng tôi bắt chuyện chưa hề giáp mặt với lính Triều Tiên.

"Tôi chưa nhìn hay nghe thấy bất cứ điều gì về lính Triều Tiên, dù là người sống hay kẻ đã chết", Vadym trả lời khi chúng tôi hỏi về những thông tin trên.

Quân đội Ukraine đã công bố những đoạn ghi âm mà họ nói rằng là những cuộc liên lạc vô tuyến của binh lính Triều Tiên. Binh lính Ukraine nói rằng họ được lệnh tìm cách bắt giữ một lính Triều Tiên làm tù nhân, tốt nhất là có giấy tờ tùy thân. Họ nói về các giải thưởng – những chiếc drone hoặc tăng thời gian nghỉ - dành cho người nào bắt được một binh sĩ Triều Tiên.

"Rất khó để kiếm được một lính Triều Tiên trong khu rừng tăm tối ở Kursk", Pavlo mỉa mai. "Đặc biệt là nếu hắn không ở đây".

Những cựu binh từng tham chiến trong các chiến dịch thất bại nhận thấy sự tương đồng trong chiến dịch Kursk.

Từ tháng 10/2023 tới tháng 7/2024, quân Ukraine đã cố bám trụ tại một vùng đất chiến lược ở Krynky, bên bờ trái sông Dnipro, cách thành phố Kherson được giải phóng khoảng 40km về phía thượng nguồn.

Khu vực này, ban đầu được dự kiến sẽ là bàn đạp cho các cuộc tấn công sâu hơn vào lãnh thổ do Nga chiếm giữ ở miền nam Ukraine, nhưng cuối cùng đã bị mất. Chiến dịch nói trên tổn thất rất lớn. Lên tới 1.000 binh sĩ Ukraine được cho là đã chết hoặc mất tích.

Một số người bắt đầu coi đó là chiêu trò nhằm đánh lạc hướng sự chú ý khỏi những trì trệ ở những nơi khác. Họ lo rằng một viễn cảnh tương tự đang diễn ra ở Kursk.

"Ý tưởng tốt nhưng thực hiện kém", Myroslav, một sĩ quan hải quân từng phục vụ tại Krynky và giờ là tại Kursk, nhận định. "Hiệu ứng truyền thông, nhưng không có hiệu quả quân sự".

Một số nhà phân tích quân sự khẳng định rằng bất chấp khó khăn, chiến dịch Kursk tiếp tục giữ vai trò quan trọng. "Đó là khu vực duy nhất chúng ta [Ukraine] giữ được thế chủ động", ông Serhiy Kuzan, thuộc Trung tâm An ninh và Hợp tác Ukraine, nói với tôi.

Ông thừa nhận rằng quân đội Ukraine đang phải trải qua "tình thế vô cùng khó khăn" ở Kursk, nhưng nói rằng Nga đang phải tiêu tốn nguồn lực khổng lồ để đẩy lùi Ukraine – nguồn lực mà họ muốn sử dụng vào việc khác. "Chúng ta giữ được mặt trận Kursk càng lâu càng tốt – với đầy đủ thiết bị, đạn dược, HIMARS và tất nhiên là cả vũ khí tầm xa để bắn phá hậu phương của họ", ông nói.

Tại Kyiv, các chỉ huy cấp cao ủng hộ chiến dịch Kursk, lập luận rằng nó vẫn đem lại lợi ích về quân sự và chính trị. "Tình hình đang làm Putin khó chịu", một người bình luận, với điều kiện ẩn danh. "Ông ta đang hứng chịu những thất bại nặng nề ở đó".

Khi được hỏi về việc quân đội Ukraine có thể cầm cự ở Kursk trong bao lâu, câu trả lời rất rõ ràng : "Chừng nào việc này còn khả thi về mặt quân sự". 

Anastasiia Levchenko tường thuật bổ sung

Nguồn : BBC, 04/12/2024

Additional Info

  • Author Anastasiia Levchenko
Published in Diễn đàn

Tình báo quân sự Ukraine : Nga sử dụng tên lửa đạn đạo Bắc Triều Tiên để tấn công Ukraine

Thùy Dương, RFI, 03/12/2024

Ban lãnh đạo tình báo quân sự của Ukraine cho biết Nga dường như đã sử dụng 60 tên lửa đạn đạo KN-23 được chế tạo tại các nhà máy của Bắc Triều Tiên để tấn công Ukraine. Thông tin nói trên được hãng tin Ukraine RBC-Ukraine đăng tải hôm thứ Hai 02/12/2024 và được hãng tin Hàn Quốc Yonhap hôm nay 03/12 dẫn lại.

caucuu1

Một tên lửa đạn đạo được phóng từ một địa điểm không được tiết lộ ở Bắc Triều Tiên, ngày 20/02/2023.

Theo hãng tin Ukraine RBC-Ukraine, ông Andrii Chernyak, đại diện ban lãnh đạo tình báo của bộ Quốc Phòng Ukraine, hôm qua khẳng định các tên lửa này được chế tạo theo "những công nghệ đã lỗi thời" nên không có độ chính xác cao. Cũng theo cơ quan này, Nga đã nhận được "một số lượng lớn" đạn pháo của Bắc Triều Tiên.

Về viện trợ quân sự cho Kiev, theo AFP, chính quyền tổng thống Mỹ Biden hôm qua thông báo giải ngân khoản viện trợ quân sự bổ sung 725 triệu đô la cho Ukraine, chủ yếu gồm tên lửa và mìn sát thương.

Trong lĩnh vực ngoại giao, ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock hôm qua đã cảnh báo đồng nhiệm Trung Quốc là sự ủng hộ của Bắc Kinh đối với Moskva sẽ tác động đến các quan hệ và thúc giục Trung Quốc giúp chấm dứt xung đột Ukraine. Ngoại trưởng Baerbock kêu gọi một tiến trình hòa bình quốc tế cho Ukraine và nhấn mạnh đó là lý do bà đến Bắc Kinh. Ngoại trưởng Đức cho rằng mọi thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đều phải có "trách nhiệm đối với hòa bình và an ninh trên thế giới".

Về phía Nga, nhân ngày họp của các ngoại trưởng khối NATO tại Bruxelles, trong khi Kiev gây sức ép để Liên Minh Bắc Đại Tây Dương mời Ukraine gia nhập khối, điện Kremlin hôm nay cảnh báo việc Ukraine trở thành thành viên NATO sẽ cấu thành một mối đe dọa "không thể chấp nhận được" đối với Moskva.

Thùy Dương

**********************

Thiếu lao động trầm trọng, Nga "nhập khẩu" nhân công từ Châu Phi, Bắc Triều Tiên

Minh Phương, RFI, 02/12/2024

Chiến tranh Ukraine kéo dài cộng thêm tỷ lệ sinh nở thấp đã khiến tình trạng thiếu lao động tại Nga ngày càng trầm trọng. Chính quyền Moskva đã đề xuất nhiều giải pháp từ gia tăng tuyển dụng người nghỉ hưu, người khuyết tật, giảm tuổi lao động hợp pháp xuống còn 14, cho tới "nhập khẩu" nhân công giá rẻ từ Châu Phi, Bắc Triều Tiên.

222222222222222222222222222

caucuu2

Trong năm ngoái, tỷ lệ thiếu lao động tại Nga đạt mức kỷ lục, theo kết quả của cuộc khảo sát do Viện Chính sách Kinh tế Yegor Gaidar của Nga công bố. Cụ thể, có hơn một phần ba trong số 1.000 giám đốc doanh nghiệp được hỏi, tức 35%, cho biết họ đang thiếu nhân công, đây là tỷ lệ cao nhất được ghi nhận kể từ năm 1996. Đến mức tổng thống Vladimir Putin cũng phải thừa nhận Nga "không có đủ lao động", trong khi bộ trưởng Phát triển Kinh tế Maxime Reshetnikov thì khẳng định rằng đây là "vấn đề sống còn" với đất nước.

Đến năm nay, tình trạng này vẫn không mấy khả quan. Theo ghi nhận từ Reuters, việc thiếu nhân công đã khiến tỷ lệ thất nghiệp của Nga giảm mạnh. Trích dẫn dữ liệu do viện thống kê Rosstat công bố hôm thứ Tư, 27/11, tỷ lệ này đang ở mức thấp kỷ lục 2,3%. Sở lao động vùng Sverdlovsk, nơi tập trung nhiều nhà máy trong lĩnh vực quốc phòng, đã ghi nhận 54.912 cơ hội việc làm vào đầu tháng 10, trong khi chỉ có 8.762 người thất nghiệp. Còn tại các thành phố lớn phía tây của Nga thì có tới 9 vị trí trống, trong khi chỉ có 1 người thất nghiệp, theo phát biểu hôm thứ Ba, 26/11 của ông Igor Shchegolev, đặc phái viên của tổng thống tại khu vực này. Công ty tuyển dụng Nga Superjob cho biết số lượng vị trí trống ở Nga đã tăng gấp 1,7 lần trong vòng hai năm và gấp 2,5 lần trong ngành công nghiệp, trong khi Ngân hàng Trung ương cho biết 73% doanh nghiệp Nga đang thiếu nhân sự.

Bộ trưởng Nông nghiệp Oksana Lut ước tính khoảng 200.000 người, tương đương 3,3% tổng số lao động trong ngành nông nghiệp, đã rời bỏ lĩnh vực này trong năm 2023. Trong khi Hiệp hội Các nhà sản xuất Nông nghiệp InterAgroTech cho biết tình trạng thiếu lao động ảnh hưởng đến tất cả các khâu từ gieo trồng đến thu hoạch, và đã tác động đến chất lượng của vụ mùa.

Tình trạng thiếu lao động cũng đang rất nghiêm trọng tại bộ Nội Vụ, cơ quan quản lý lực lượng cảnh sát. Phát biểu trong tuần này, bà Valentina Matvienko, chủ tịch Thượng viện Nga, cho biết số lượng vị trí còn trống trong bộ này đã tăng gấp đôi trong hai năm qua, đạt mức 173.800 vị trí, chiếm 18,8% tổng số nhân viên, tính đến đầu tháng 11.

Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt này ?

Đầu tiên có thể kể tới tỷ lệ sinh giảm cùng với đó là tỷ lệ di cư tăng cao sau khi chủ nhân Điện Kremlin phát động cuộc chiến xâm lược Ukraine. Theo một nghiên cứu được kinh tế gia Alexander Kolandr tại Trung tâm Phân tích Chính sách Châu Âu (Cepa) và Alexandra Prokopenko, cựu cố vấn của Ngân hàng Trung ương Nga, công bố vào ngày 19/07, 650.000 người Nga đã trốn khỏi nước Nga, đây là số lượng di cư lớn nhất trong ba mươi năm. Hai chuyên gia này cho biết : "Sự vắng mặt của họ đã khiến tình trạng thiếu lao động trong nước càng thêm căng thẳng". Con số này có vẻ chẳng thấm vào đâu so với một đất nước có 144 triệu dân, nhưng vấn đề ở chỗ đa số những người này là có trình độ học vấn cao (80% có trình độ đại học).

Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân chính. Việc hàng chục ngàn thanh niên, những thành phần lao động chủ chốt của đất nước được kêu gọi gia nhập quân ngũ với mức lương rất cao mới là tác nhân chủ yếu khiến tình trạng thiếu hụt lao động trở nên trầm trọng.

Tại vùng Sverdlovsk, những người đăng ký đi chiến đấu ở Ukraine sẽ nhận được 2,1 triệu rúp, tương đương 18.560 đô la, có nghĩa là cao hơn gấp 25 lần mức lương cơ bản tại Nga. Đài France 24 dẫn lời ông Igor Delanoë, nhà nghiên cứu chuyên về các vấn đề an ninh và quốc phòng của Nga, cho biết ngoài việc trả tiền cho những người ghi danh vào quân đội, Moskva còn sẵn sàng chi mạnh tay cho các "tình nguyện viên". Ông nói : "Mỗi ngày có khoảng 1.000 người tình nguyện viên gia nhập quân đội, bù đắp phần nào tổn thất trên chiến trường. Tuy nhiên, Nga không muốn tiến hành một đợt động viên lần thứ hai như năm 2022, vì về mặt chính thức, Nga đang không tiến hành một cuộc chiến, mà chỉ tiến hành một 'chiến dịch đặc biệt'. Nhưng để tìm thêm tình nguyện viên, Nga buộc phải đưa ra mức lương rất cao và các khoản tiềng thưởng khổng lồ".

Chính quyền đã làm gì để xử lý vấn nạn này ?

Tăng lương, dỡ bỏ những quy định về làm quá giờ, tuyển dụng người nghỉ hưu, người khuyết tật là những gì mà chính quyền Nga đã áp dụng để giải quyết vấn đề này. Thậm chí, đảng cầm Nước Nga Thống Nhất còn đề xuất giảm độ tuổi lao động hợp pháp xuống còn 14 tuổi. "Chín trên mười thanh thiếu niên muốn bắt đầu làm việc trước khi đủ 18 tuổi, nhưng họ không thể tìm được công việc chính thức", Artyom Metelev, chủ tịch Ủy ban Chính sách Thanh niên của Duma (Hạ Viện Nga), cho biết trong một thông cáo báo chí. "Chúng ta có những thanh niên muốn trưởng thành và phát triển, nhưng họ phải trải qua vô số cuộc kiểm tra và xin phép, điều này chỉ không có lợi cho các nhà tuyển dụng".

Ngoài ra, một phần lớn nhân công được tuyển dụng để bù đắp sự thiếu hụt là những lao động nước ngoài, đa phần đến từ Bắc Triều Tiên và Châu Phi. Theo tờ Courrier International, vùng Viễn Đông của Nga, giàu tài nguyên nhưng lại thiếu dân cư, trong khi đó Bình Nhưỡng dồi dào lao động nhưng mức lương lại thấp. Sự chênh lệch về mức sống cũng như thu nhập luôn khiến công việc tại Nga trở nên rất hấp dẫn đối với người dân Bắc Triều Tiên. Trong một năm, một công nhân Bắc Triều Tiên có thể tiết kiệm khoảng 1.500 đô la Mỹ khi làm việc tại Nga. Thông thường, họ sẽ ở lại từ ba đến năm năm. Với số tiền từ 5.000 đến 7.000 đô la Mỹ tích lũy được, họ có thể mở một cửa hàng nhỏ ở Bình Nhưỡng, có khả năng mang lại thu nhập gấp 3 đến 4 lần mức lương trung bình của cư dân thủ đô.

Vào năm 2015, khoảng 35.000 công nhân Bắc Triều Tiên đã làm việc tại Nga. Tuy nhiên, từ năm 2016, Liên Hợp Quốc đã thông qua các lệnh trừng phạt kinh tế nghiêm ngặt đối với Bình Nhưỡng. Moskva khi đó đã đồng thuận và ký vào nghị quyết. Do vậy, việc sử dụng lao động từ Bắc Triều Tiên tại Nga đã trở thành bất hợp pháp. Nhưng đương nhiên là Nga bất chấp điều đó.

Theo tạp chí Nga Profil, chuyến công du lịch sử của ông Putin tới Bình Nhưỡng hồi tháng 6 dù không giúp cho khối lượng trao đổi thương mại giữa hai nước tăng cao, nhưng trong một số lĩnh vực, đặc biệt là "nhập khẩu lao động", hai nền kinh tế Nga-Triều đã "hoàn toàn bù đắp cho nhau".

Không chỉ có Bắc Triều Tiên, Châu Phi cũng là thị trường nhập khẩu lao động ưa thích của Moskva. Bảy trong số mười quốc gia có mức tăng cao nhất về các cơ hội việc làm tại Nga nằm ở Châu Phi. Tại Kenya, quốc gia đứng đầu trong số này, số lượng việc làm đã tăng từ 161 trong nửa đầu năm 2023 lên gần 6.500 trong sáu tháng đầu năm 2024. Ông Alexander Kolyandr nhận định dường như "Nga đang cố gắng tuyển dụng người Châu Phi tại các khu vực có đông người theo đạo Cơ Đốc ở Sahel". Lý giải cho điều này, tờ Le Figaro nhắc lại vụ tấn công khủng bố ở Crocus City Hall vào tháng 3 mà Nhà nước Hồi giáo Daesh thừa nhận đã tiến hành. Sau vụ đó, Điện Kremlin đã áp đặt các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt hơn đối với những người nhập cảnh, trong bối cảnh các cuộc biểu tình phản đối chống người nhập cư và thù địch với người Hồi Giáo gia tăng.

Minh Phương

Additional Info

  • Author Thùy Dương, Minh Phương
Published in Diễn đàn

Trước khi hiệp định Paris về chiến tranh Việt Nam được ký kết, chiến trường Việt Nam đã có những ngày nóng bỏng chưa từng có mà đỉnh cao là 12 ngày đêm Mỹ (từ ngày 18 đến ngày 29/12/1972) đã dùng B52 rải thảm bom ở Miền Bắc, kể cả ở Hà Nội.

ngaukraine1

Người Hà Nội và hầm trú bom - Ảnh minh họa

Tương tự như vậy, chiến tranh Nga-Ukraine cũng đang ở giai đoạn này. Qua theo dõi tình hình, các phát biểu của Zelensky, của Putin... theo thiển ý của tôi, Trump sẽ buộc hai bên phải ngồi vào bàn đàm phán.

Rất đau buồn là Ukraine có thể phải chấp nhận mất đất (tạm thời ?) và Nga cũng buộc phải chấp nhận "gặm" một miếng đất không to như mình muốn. "Gặm" được bao nhiêu thì phụ thuộc vào áp lực ở thời điểm đàm phán và đặc biệt là sự phán quyết của Trump. Chính vì vậy, hiện nay hai bên đánh nhau to, giống như Lê Đức Thọ đi Paris về thì hai bên lại choảng nhau mạnh hơn. Tôi nghĩ từ nay đến lúc Trump lên ngôi sẽ còn một trận choảng nhau mạnh như "12 ngày đêm" máu lửa ở Việt Nam hồi cuối năm 1972.

Muốn nói gì thì nói, tôi cũng phải đưa tin buồn này để chúng ta cùng biết. Ủng hộ Ukraine là lương tâm của một con người bình thường, nhưng ủng hộ không có nghĩa chối từ thực tế và lạc quan tếu.

Tôi không đi vào chi tiết các trận đánh nhau cho mất thì giờ, chỉ biết rằng nói chung Nga hiện tại vẫn đang ở thế mạnh hơn, vẫn liên tục gặm nhấm từng km2 đất của Ukraine và tháng 11 vừa qua Nga đã lấn được 725 km2 (số liệu của ISW), đạt kỷ lục về số diện tích chiếm được kể từ tháng 03/2022, với một giá rất đắt : 719.240 binh lính đã bị loại khỏi cuộc chiến (bị chết và bị thương nặng) : 105.960 năm 2022, 253.270 năm 2023 và riêng năm 2024, từ đầu năm đến tháng cuối tháng 10/2024, là 360.010 người (trung bình hơn 1000 người/ngày).

Cái khác biệt giữa Nga và Ukraine là Putin vẫn hèn nhát ra lệnh cho quân đội đánh bom hay bắn tên lửa vào nhà dân và cơ sở hạ tầng dân sự. Hàng đêm vẫn dùng hàng trăm UAV và tên lửa tấn công vào các khu dân cư trong các thành phố lớn, tấn công vào các nhà máy điện làm cho hàng triệu người Ukraine không có điện trong mùa đông giá rét này, nói chung gây rất nhiều khó khăn cho người dân Ukraine.

Những điểm mạnh của Nga

Trên trường quốc tế, chúng ta cũng phải thấy một số thuận lợi của Nga.

1. Mặc dù có sự phản kháng dữ dội của dân, chính quyền Georgia (Gruzia) ngả hẳn vào lòng Nga. Tại đây 80% dân số ủng hộ việc gia nhập Liên Hiệp Châu Âu và nước này năm 2023 đã đươc nhận vào quy chế chính thức là thành viên gia nhập Liên Âu, nhưng chính quyền thân Nga đã tìm mọi cách để phá, thí dụ như ban hành "Luật về ảnh hưởng từ nước ngoài" (Law on foreign influence - loi sur influence étrangère). Mới đây thôi, Georgia đã hoãn việc đàm phán để gia nhập Châu Âu đến cuối năm 2028. Hiện tại, dân Georgia đang ngày đêm biểu tình chống chính quyền.

Xin nhắc lại là năm 2013, tổng thống thân Nga của Ukraine là Victor Yanukovych đã phản bội ước vọng gia nhập Liên Hiệp Châu Âu của dân Ukraine bằng việc từ chối ký kết Hiệp định Liên kết với Liên Hiệp Châu Âu. Chính sự từ chối này mà cuộc cách mạng Maidan đã nổ ra. Yanukovych bị phế truất và bỏ chạy sang Nga.

Liệu dân Georgia có muốn làm cách mạng "Maidan 2" ?

2. Romania là một nước Đông Âu cũ đã từ bỏ chế độ cộng sản năm 1989 sau khi sát hại vợ chồng nhà độc tài Ceausescu, là thành thành viên của NATO năm 2004 và gia nhập Liên Hiệp Châu Âu năm 2007.

Vấn đề là những đảng cầm quyền bị dính nhiều phốt tham nhũng… nên trong cuộc bầu cử tổng thống vòng một tuần trước, Călin Georgescu một ứng cử viên cực hữu hoàn toàn vô danh, thân Nga, đã về nhất. Nếu vòng hai, ông này về nhất nữa thì đây là một thảm họa của cả Liên Âu lẫn NATO. Tất nhiên là để trúng cử vòng hai, mấy hôm nay, ông Călin Georgescu có nhiều phát biểu có vẻ để làm dịu nỗi lo sợ của dân Romania. Nhưng nói chung nếu Călin Georgescu được bầu làm tổng thống Romania thì sẽ vô cùng rắc rối.

Có thể Romania sẽ là nước thứ ba phá hoại sự đoàn kết của 27 nước trong Liên Hiệp Châu Âu và NATO chống lại cuộc xâm lăng của Nga vào lãnh thổ Ukraine, sau Hungary và Slovakia do Viktor Orban và Robert Fico, hai người phò Putin lãnh đạo.

3. Một số nước Châu Phi chấm dứt các hiệp định hợp tác với Pháp và thay vào đó là với Nga.

ngaukraine2

Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (Apec), ngày 8/9/2012, tại Vladivostok, vùng Viễn Đông Nga. Anatoly Maltsev / POOL / AFP

Những điểm yếu của Nga

Ngược lại, chúng ta cũng có thể thấy những điểm yếu của Nga và những tổn thất lớn lao mà họ đang gánh chịu.

1. Nga vẫn dùng chiến thuật biển người như Trung Quốc đã làm trong cuộc tiến công xuống miền Nam bán đảo Cao Ly trong những năm 1950-1953. Các chế độ độc tài không bao giờ tiếc sinh mạng của nhân dân cho những tham vọng của mình. Riêng trong tháng 11/2024, khoảng 45.700 lính Nga đã thiệt mạng hoặc bị thương. Tổn thất về vật chất khoảng 3 tỷ đô la. Nga có kế hoạch và chắc chắn sẽ động viên thêm được 700 nghìn quân cho mặt trận Ukraine trong năm 2025.

2. Nhóm phiến quân Hồi giáo cực đoan HTS (Hayat Tahrir al-Sham) đã bất ngờ tấn công dữ dội và chiếm Aleppo, thành phố lớn thứ 2 của Syria. Quân đội Nga và quân chính quy của Tổng thống Syria Al Assad đã phải bỏ của chạy lấy người. Mấy hôm nay, Nga vẫn tuyên bố ủng hộ nhà độc tài Al Assad và cũng tung ra vài đợt ném bom vào Aleppo nhưng không giải quyết vấn đề gì. Chưa biết là quân đội Nga tại Syria có còn đủ khả năng để ném bom hủy diệt và lực lượng để chiếm lại Aleppo như đã từng làm năm 2016 ?

Nhắc lại là từ năm 2015, Nga kết hợp với quân đội của Al Assad, quân đội của Iran, và phiến quân Hezbollah từ Lebanon đã ném bom hủy diệt và tấn công vào những ổ kháng cự của phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS-Islamic State) trong thành phố Aleppo. Dân chúng và phiến quân IS bị bao vây và bị cắt hết mọi liên lạc và viện trợ nhân đạo với bên ngoài. Quân chống chính phủ không chống cự nổi đã phải đầu hàng và rút lui, thành phố Aleppo chỉ còn lại hoang tàn và đổ nát.

Hiện nay trên chiến trường Ukraine Nga cũng đang hụt hơi thiếu người và thiếu vũ khí, trong khi đồng minh Iran đang bận tâm với sự sống còn lực lượng Hồi giáo Hezbollah ở Lebanon đang bị Israel đánh cho tơi tả. Ở Syria phiến quân Hồi giáo cực đoan HTS đang có nhiều thuận lợi hơn lần trước.

3. Đồng rúp của Nga đang xuống giá thê thảm. Ngân sách quốc phòng Nga tăng. Các doanh nghiệp Nga đang trên bờ vực thẳm, đời sống nhân dân xuống cấp thậm tệ.

Nước Nga không chỉ có nguy cơ sụp đổ về quân sự mà còn có cả một nguy cơ lớn là sụp đổ về kinh tế.

Hình ảnh đen tối ngày 26/12/1991 đang lờn vờn trước mặt Putin.

Hoàng Quốc Dũng

(02/12/2024)

Additional Info

  • Author Hoàng Quốc Dũng
Published in Quan điểm

Chiến lược máy xay thịt của Nga cực kỳ hiệu quả, cực kỳ lãng phí, và cực kỳ tàn ác.

biennguoi1

Những người lính nghĩa vụ Nga xếp hàng tại trung tâm tuyển dụng địa phương ở Rostov-on-Don, Nga, vào ngày 20 tháng 10. Sergey Pivovarov/Sputnik qua AP

Ngày nay, một trong những nơi ảm đạm nhất trên Trái Đất là cơ sở xử lý hài cốt của những người lính đã tử trận tại thành phố Rostov-on-Don của Nga, trung tâm hậu cần của cuộc xâm lược của nước này vào Ukraine. Dù được thiết kế để xử lý hàng trăm xác chết cùng một lúc, nhưng nhà xác khổng lồ này vẫn bị quá tải một cách vô vọng suốt nhiều tháng nay. Cảnh quay từ bên trong, được các nhân chứng đăng tải trên mạng xã hội, cho thấy hàng trăm thi thể ở nhiều giai đoạn phân hủy khác nhau và tứ chi nằm rải rác trên sàn hành lang. Nằm trong những chiếc hộp gỗ xếp dọc theo các bức tường từ sàn đến trần nhà, hết hàng này đến hàng khác, là những cá nhân may mắn : những người có thi thể được tìm thấy từ chiến trường, được nhận dạng, niêm phong trong những chiếc quan tài lót kẽm, và chuẩn bị được chuyển đến những người thân đang đau buồn ở những vùng xa xôi nhất của Nga. Cùng lúc đó, nhiều xác chết đã bị để mặc cho thối rữa trên các cánh đồng của Ukraine, vì việc di tản họ là không khả thi dưới sự tấn công liên tục của pháo binh và máy bay không người lái của phe phòng thủ.

Chắc chắn, cái chết của những người lính này là hậu quả tất yếu của quyền tự vệ của Ukraine trước một cuộc chiến xâm lược phi pháp. Hơn nữa, nhiều trong số những lính Nga này có thể đã phạm tội ác chiến tranh và hành vi tàn bạo đáng khinh bỉ đối với người Ukraine, bao gồm cả thường dân không có khả năng tự vệ. Nhưng tỷ lệ lính Nga bị giết ở tiền tuyến cao khủng khiếp – cao hơn nhiều so với tổn thất tương ứng của Ukraine, dù cả hai bên đều giữ bí mật về con số chính xác – theo đó cho thấy hai sự thật đáng lo ngại về cách người Nga tiến hành chiến tranh. Đầu tiên, sự coi thường tàn bạo đối với mạng sống con người ngay cả đối với lực lượng của chính Nga, vốn được Điện Kremlin triển khai một cách có hệ thống trong cái gọi là các cuộc tấn công kiểu máy xay thịt và biển người. Thứ hai, những cái chết hàng loạt trong quân đội Nga đã trở thành một phần của chính sách ưu sinh ngày càng rõ ràng, trong đó Điện Kremlin tìm cách loại bỏ những thành phần không mong muốn khỏi đất nước và tái cấu trúc dân số Nga. Khía cạnh ưu sinh trong cuộc chiến của Nga từ lâu đã là một bí mật công khai, được thảo luận rộng rãi trên các chương trình talk show và phương tiện truyền thông xã hội của Nga. Giờ đây, một chính trị gia cấp cao của Nga đã lần đầu tiên nói rõ điều đó.

Những con số này khiến người ta phải kinh ngạc. Với tỷ lệ thương vong ước tính là 1.500 người mỗi ngày, tháng 10 là tháng đẫm máu nhất trong cuộc chiến của Nga khi Tổng thống Vladimir Putin dốc toàn lực vào trận chiến. Ước tính tổng số lính Nga tử vong trên chiến trường dao động từ 115.000 đến 160.000, gấp hơn 10 lần số lính Liên Xô tử vong khi chiến đấu ở Afghanistan. Tổng số thương vong của Nga – cả tử trận và bị thương – ước tính vào khoảng 800.000. Theo Anastasia Kashevarova, một nhà báo Nga ủng hộ chiến tranh cuồng nhiệt, trung bình một người lính bộ binh Nga chỉ trụ được chưa đầy một tháng ở mặt trận trước khi thiệt mạng. Vì số thương vong vượt quá khả năng tuyển mộ lính mới, nên rất ít tân binh Nga được huấn luyện nghiêm túc trước khi được điều đi tấn công các tuyến phòng thủ của Ukraine.

Người Nga không chỉ mất đi nhân sự với số lượng đáng kinh ngạc – mà các thiết bị cũng đang bị tiêu hao với tốc độ vượt xa khả năng bổ sung từ ngành sản xuất vũ khí hoặc các kho dự trữ đang cạn kiệt. Theo WarSpotting, một dự án tình báo nguồn mở sử dụng xác nhận video để theo dõi tổn thất thiết bị của Nga, nước này đã mất hơn 500 thiết bị hạng nặng vào tháng 10 – bao gồm xe tăng, xe chiến đấu bộ binh, và máy bay – gấp đôi so với con số trong Trận Grozny từ năm 1994 đến năm 1995, trận chiến với tổn thất thảm khốc về người và thiết bị đã làm suy sụp tinh thần của quân và dân Nga vào thời điểm đó. Ngày nay, một số căn cứ lưu trữ quân sự lớn nhất của Nga gần như đã hết sạch thiết bị, thậm chí cả xe tăng và xe bọc thép cũ từ thời Liên Xô cũng bị kéo ra mặt trận.

Các chính trị gia, chuyên gia, và công dân Nga bình thường, những người công khai mơ tưởng về việc giết hàng loạt người Ukraine, đã không hề che giấu quan điểm rằng mạng sống của chính những người lính của đất nước họ cũng chẳng đáng giá hơn là bao. Việc chuyển sang chiến thuật máy xay thịt kiểu Thế chiến II đã được thảo luận rộng rãi và nồng nhiệt trên các kênh Telegram ủng hộ chiến tranh kể từ trận chiến giành Bakhmut, bắt đầu vào mùa hè năm 2022 và kéo dài gần một năm. Trận Bakhmut đã đánh dấu sự thay đổi về mặt học thuyết từ khái niệm "các nhóm chiến thuật cấp tiểu đoàn" đã thất bại – bao gồm một số đơn vị tinh nhuệ và hiệu quả nhất của Nga, chẳng hạn như trung đoàn lính dù và lực lượng đặc nhiệm – sang các cuộc tấn công trực diện hàng loạt theo kiểu Liên Xô.

biennguoi2

Đài tưởng niệm dành riêng cho các nạn nhân của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine tại Moscow vào ngày 9 tháng 6. © Ulf Mauder/Picture Alliance qua Getty Images

Tại Bakhmut, chỉ huy của Tập đoàn Wagner Yevgeny Prigozhin đã giới thiệu chiến thuật hiện đã trở thành chiến thuật tiêu chuẩn của Nga – gửi từng đợt lính bộ binh "dùng một lần" ra chiến trường tấn công cho đến khi súng của quân phòng thủ Ukraine bị hư hỏng hoặc hết đạn. Trong trường hợp của Wagner, nhóm này chủ yếu là những tù nhân được tuyển mộ từ các nhà tù với lời hứa về tự do và lính đánh thuê bị dụ dỗ bằng mức lương hấp dẫn. Sau cùng, Nga đã giành chiến thắng trong cuộc chiến kéo dài một năm tại những tàn tích của thành phố với cái giá phải trả là mạng sống của ít nhất 20.000 lính đánh thuê Wagner. Sau đó, chính sách máy xay thịt đã được áp dụng cho toàn bộ quân đội Nga, với mỗi đơn vị lớn đều thành lập các nhóm tấn công dành riêng cho mục đích đó.

Đây là một chiến thuật hiệu quả đến kinh hoàng, nhưng thương vong mà nó gây ra cho người Nga là không thể so sánh trong lịch sử quân sự gần đây. Chỉ riêng trận chiến giành thị trấn Avdiivka của Ukraine đã khiến khoảng 16.000 lính Nga thiệt mạng – và đây chỉ là một ước tính rất thận trọng được các blogger ủng hộ chiến tranh của Nga đưa ra, những người thường có động cơ hạ thấp tổn thất của phe mình.

Tuy nhiên, thái độ coi thường mạng sống của lính Nga không chỉ là vấn đề chiến thuật trên chiến trường, mà còn là một sự tàn ác có chủ đích. Quân đội Nga đã làm cả thế giới sửng sốt bởi sự tàn bạo vô cớ đối với thường dân Ukraine – bao gồm cả hiếp dâm, tra tấn, giết người, và bắt cóc tràn lan – và với các tù nhân chiến tranh. (Những tù nhân chiến tranh thường xuyên bị hành quyết, một tội ác khác trong danh sách dài các tội ác chiến tranh của Nga.) Nhưng sự tàn bạo của các sĩ quan Nga đối với cấp dưới của họ cũng gây sốc cực kỳ. Các kênh Telegram của Nga đầy rẫy những câu chuyện về những người lính bị tra tấn vì dám từ chối hoặc chất vấn mệnh lệnh, về những người lính bị thương nghiêm trọng bị đẩy thẳng vào chỗ chết trong những đợt tấn công, và về những đội quân rào chắn theo kiểu Liên Xô đóng ngay sau tiền tuyến, những người có nhiệm vụ duy nhất là bắn – hay "vô hiệu hóa" – những kẻ trốn tránh nghĩa vụ hoặc đào ngũ. Các cuộc tấn công bằng biển người tự sát vừa là phương tiện vừa là mục đích : Các chỉ huy được cho là đã phân công những người lính vào các đơn vị có thể hy sinh này như một hình phạt cho việc họ dám bất đồng ý kiến hoặc không trả tiền hối lộ.

Trong những hoàn cảnh này, không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều binh lính Nga chọn cách tự kết liễu cuộc đời mình. Đến nay, đã có hàng trăm video trực tuyến ghi lại cảnh những người lính Nga tự bắn vào miệng mình để tránh cái chết còn kinh hoàng hơn, bởi họ biết rằng có rất ít hy vọng họ được sơ tán y tế ở phía Nga.

Một khía cạnh thậm chí còn kinh hoàng hơn của việc coi thường giá trị sự sống là việc Nga ngày càng công khai xem cuộc chiến là một dự án ưu sinh quốc gia. "Những người thừa thãi" có "giá trị xã hội" thấp là cách mà nghị sĩ Nga Aleksandr Borodai mô tả những đồng hương của mình được gửi đến Ukraine làm bia đỡ đạn trong một đoạn băng bị rò rỉ, và tính xác thực của đoạn băng này sau đó đã được ông xác nhận. Ông giải thích rằng nên sử dụng lực lượng "có thể hy sinh" này để tấn công "những kẻ dũng cảm nhất [và] táo bạo nhất" của Ukraine và "làm kẻ thù kiệt sức đến mức tối đa". Borodai không phải là một nhân vật bình thường : Ông là một cố vấn chính trị từ Moscow, người đã tự tuyên bố mình là thủ tướng của cái gọi là Cộng hòa Nhân dân Donetsk ở Ukraine vào năm 2014, và hiện đang là thành viên của Quốc hội Nga thuộc đảng Nước Nga Thống nhất cầm quyền. Vì lời này đến từ một người nổi tiếng như vậy, nên về cơ bản, đây là sự xác nhận về cách Nga đang tiến hành cuộc chiến.

biennguoi3

Phụ nữ tụ tập để yêu cầu đưa những người lính trở về từ mặt trận Ukraine tại Moscow vào ngày 3 tháng 2. © Getty Images

Chiến tranh đã thay đổi thành phần dân số Nga, làm giảm tỷ lệ cao không thể so sánh được của các nhóm dân tộc thiểu số không phải người Nga – người Buryats, người Tatar, người Tuvan – những người đang chết dần trên chiến trường. Nhưng đây không phải là những bộ phận duy nhất bị thiệt thòi của dân số Nga trong khi giới lãnh đạo Nga bảo vệ những nhóm dân số quan trọng về mặt chính trị ở Moscow và St. Petersburg, nơi tình trạng bất ổn có thể gây nguy hiểm cho chế độ và cũng là nơi cư trú của phần lớn giới tinh hoa Nga. Các nhà tù đã gần như trống rỗng vì các tù nhân được đưa đến những khu vực đẫm máu nhất của chiến trường. Và việc bảo vệ các nhóm dân cư đô thị lớn ở phần Châu Âu của Nga có nghĩa là các khu vực xa xôi hơn, nghèo hơn, và ít người thuộc dân tộc Nga hơn đang chảy máu.

Để bù đắp cho sự mất mát có chủ đích của "những người có thể hy sinh" ở mặt trận, một phần quan trọng trong chương trình ưu sinh của Moscow đã được thực hiện bởi người Ukraine. Vài triệu người Ukraine đã bị di dời khỏi các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng và bị tái định cư đến Nga, với một tỷ lệ lớn trong số họ là phụ nữ và trẻ em. Còn tại Ukraine, những người định cư Nga đang di chuyển đến sống. Hàng chục nghìn, nếu không muốn nói là hàng trăm nghìn, những đứa trẻ bị bắt cóc hiện đang bị Nga hóa để tước đi mọi bản sắc Ukraine của chúng, một sự tương phản rõ ràng với chính sách ưu sinh của Đức Quốc Xã – đưa những đứa trẻ Ba Lan tóc vàng trở lại Đế chế để chúng được nhận làm con nuôi và biến chúng thành người Đức. Một số bé trai người Ukraine hiện đã đủ tuổi để bị cưỡng bức nhập ngũ vào quân đội Nga – một tội ác chiến tranh khác trong danh sách vốn đã dài.

Nga vẫn có ưu thế về quân số, nhưng nguồn lực của họ không phải là vô hạn. Chiến lược tiến hành chiến tranh theo kiểu tự sát của Nga, dù hiệu quả, nhưng không bền vững về lâu dài, đặc biệt là khi nền kinh tế Nga đã cho thấy những dấu hiệu căng thẳng lớn.

Số phận của cuộc xâm lược của Nga hiện phụ thuộc vào thiện chí của phương Tây trong việc cam kết hỗ trợ để Ukraine giành độc lập khỏi tham vọng tân đế quốc của Nga. Những tuần cuối cùng tại nhiệm của Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn có thể giữ vai trò quan trọng : Việc quyết định cấp phép cho Ukraine tấn công các mục tiêu quân sự quan trọng bên trong một số khu vực của Nga bằng vũ khí do Mỹ và Anh cung cấp đã kích động phản ứng giận dữ từ Moscow, ngay cả khi không có gì mới về việc Ukraine sử dụng vũ khí của phương Tây để tấn công các mục tiêu quan trọng ở những nơi mà Nga cho là lãnh thổ của mình, bao gồm cả Crimea bị sáp nhập bất hợp pháp. Phương Tây phải giúp Ukraine đảm bảo rằng Putin sẽ thua cuộc khi ném mọi thứ mình có vào Ukraine trước khi thiết bị và binh lính được huấn luyện của ông cạn kiệt. Những tổn thất nhân mạng thảm khốc sẽ không ngăn cản ông ta, vì chúng đã ăn sâu vào cách thức tiến hành chiến tranh tàn khốc của Nga.

Alexey Kovalev

Nguyên tác : "Putin Is Throwing Human Waves at Ukraine, But Can’t Do It Forever", Foreign Policy, 25/11/2024

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 29/11/2024

Alexey Kovalev là một nhà báo độc lập và là cựu biên tập viên điều tra tại Meduza, người đã rời Nga vào năm 2022.

Additional Info

  • Author Alexey Kovalev, Nguyễn Thị Kim Phụng
Published in Diễn đàn

Chiến tranh Ukraine : Thời khắc quyết định đối với Châu Âu

Chiến tranh Ukraine, Donald Trump trở lại Nhà Trắng, tác hại của nhựa đối với sức khỏe con người tiếp tục là những chủ đề được các tờ báo Pháp quan tâm hôm nay, 27/11/2024.

thoikhac1

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và thủ tướng Ba Lan Donald Tusk dự Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị Châu Âu tại Puskas Arena, Budapest, Hungary, ngày 07/11/2024. Reuters - Marton Monus

Về chiến tranh Ukraine, bài xã luận của nhật báo Le Monde chạy tựa "Ukraine : Thời khắc quyết định đối với Châu Âu". Xung đột giữa Nga và Ukraine chuẩn bị bước sang năm thứ tư và ngày càng khốc liệt, trong bối cảnh Donald Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng vào tháng 01/2025. Tình hình trở nên căng thẳng hơn và các quốc gia Châu Âu cần phải có đối sách phù hợp và kịp thời trong trường hợp Hoa Kỳ ngừng hỗ trợ quân sự Ukraine.

Xung đột đã chuyển từ cuộc chiến tiêu hao sang một giai đoạn nguy hiểm hơn. Giao tranh đang ngày càng dữ dội, trong bối cảnh Nga kêu gọi Bắc Triều Tiên hỗ trợ, còn ở bên kia chiến tuyến, Hoa Kỳ đã bật đèn xanh cho Ukraine tấn công các mục tiêu quân sự ở Nga bằng tên lửa tầm xa ATACMS do Washington cung cấp. "Ăn miếng trả miếng", Kremlin đã phản ứng bằng cách phóng tên lửa vào thành phố Dnipro, và tổng thống Nga Vladimir Putin cáo buộc phương Tây "toàn cầu hóa" cuộc xung đột.

Ukraine đang tìm mọi cách để không bị rơi vào thế yếu nếu hai bên quyết định đàm phán trong tương lai. Quân đội Nga, với sự hỗ trợ của binh sĩ Bắc Triều Tiên, đã giành lại được một nửa phần lãnh thổ bị Ukraine chiếm ở Kursk vào mùa hè vừa qua. Xung đột ngày càng ác liệt, đi kèm với lập trường khó đoán của Donald Trump, khiến tình hình càng thêm phức tạp.

Các quốc gia Châu Âu, vốn không muốn đối đầu trực diện với Nga, giờ phải tỏ lập trường rõ ràng. Le Monde nhận định đây là cuộc chiến của chính họ, tuy nhiên, nhiều nước vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về đối sách cần áp dụng. Thời gian đang gấp rút đối với Ukraine : quân đội gặp khó khăn, dân thường phải hứng chịu những đợt oanh kích dữ dội, còn cơ sở hạ tầng năng lượng bị phá hủy.

Một số quốc gia, như Pháp, Vương quốc Anh và Ba Lan, đang thảo luận về chính sách hỗ trợ Ukraine, bao gồm cả việc gửi binh lính cho Kiev, trong trường hợp Donald Trump "bỏ rơi" Ukraine.

Ukraine : Người dân không muốn ra chiến trường

Vẫn tại Ukraine, tờ Le Figaro có bài viết về những người đàn ông trong độ tuổi chiến đấu đang tìm mọi cách, thậm chí là chi tiền, để trốn lệnh động viên. Ở tuổi 39, Olexandr không muốn ra chiến trường. Sáu tháng trước, anh đã bán chiếc taxi của mình và chi trả 6.000 đô la để có được giấy chứng nhận thương tật giả mạo. Đó là một khoản tiền rất lớn tại một nước mà mức lương tháng trung bình chưa đến 400 euro. Số tiền này lẽ ra đã giúp anh được xóa khỏi danh sách động viên. Tuy nhiên, sau đó một tháng, một chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn đã nổ ra, và người nhận tiền của Olexandr bị bỏ tù. Từ đó, anh không nhận được tin tức gì, và tự giam mình trong nhà và chỉ dám ra ngoài vào ban đêm khi các cuộc tuần tra trở nên thưa thớt. Olexandr đã gửi vợ và con trai 11 tuổi sang Đức ngay sau khi nộp tiền, và than thở rằng "mặc dù vợ có gửi tiền đều đặn, nhưng cũng chỉ đủ để anh mua thức ăn".

Giống như Olexandr, hàng nghìn người đã trả tiền để không bị động viên. Số tiền cần chi trả dao động tùy thuộc vào khả năng tài chính của mỗi người. Theo các nguồn tin mà Le Figaro có được, số tiền này dao động từ 5.000 đô la đến 25.000 đô la, và một số giấy miễn trừ chỉ có giá trị trong vài tháng, một số khác thì có giá trị vô thời hạn.

Quy mô của hiện tượng này khó có thể đo lường, nhưng có thể được nhận thấy qua các vụ bê bối tham nhũng gần đây, đã làm ô danh các cơ quan đặc trách việc động viên. Vào đầu tháng 10, báo chí Ukraine đã tiết lộ hàng chục công tố viên có dính líu đến mạng lưới buôn bán giấy chứng nhận thương tật ở khu vực Khmelnytskyi. Bê bối này đã khiến chưởng lý Andriy Kostin phải từ chức hôm 23/10 vừa qua.

Trong nhiều tuần qua ở Ukraine, hoạt động kiểm tra ngẫu nhiên đầy bạo lực đã gia tăng trên toàn quốc. Gặp khó khăn ở mặt trận miền Đông, Ukraine đang cần thêm binh lính. Cuối tháng 10, tổng thống Zelensky đã thông báo muốn động viên thêm 160.000 người. Tuy nhiên, sau gần 4 năm chiến tranh, lòng nhiệt huyết bảo vệ tổ quốc đã phai dần. Nhiệt tình ái quốc của những tháng đầu tiên đã nhường chỗ cho sự mệt mỏi của một xã hội đã có khoảng 80.000 người chết và 400.000 người bị thương.

Mỹ : Donald Trump trở lại Nhà Trắng khiến thế giới "chao đảo"

Nhìn sang Hoa Kỳ, tờ Les Echos dành bài xã luận nói về những biến động trên thế giới với sự trở lại của Donald Trump. Trước khi nhậm chức tổng thống vào ngày 20/01 tới, nhà tỷ phú đã lấy lại thói quen từ nhiệm kỳ đầu tiên : đường đột thông báo trên mạng xã hội những quyết định chính trị có thể tác động sâu sắc đến nền kinh tế toàn cầu.

Khi tuyên bố sẽ áp thuế 25% đối với tất cả các sản phẩm xuất khẩu từ hai nước láng giềng sát cạnh là Mexico và Canada, cũng như áp thêm 10% đối với sản phẩm của Trung Quốc, Donald Trump đã khôi phục chính sách đối đầu, tái khởi động chiến lược đề cập trong cuốn sách "Trump : The Art of the Deal" (Nghệ thuật đàm phán).

Donald Trump biện minh kế hoạch tăng thuế này là do sự thụ động của Mexico và Canada trong cuộc chiến chống ma túy fentanyl, cũng như việc hai nước tỏ ra nhu nhược với di dân bất hợp pháp.

Tuy nhiên, các nhà sản xuất hiện tại không tỏ ra quá lo lắng, bởi họ biết rằng Trump muốn hướng sự chú ý vào bản thân, cũng như chính sách của ông không phục vụ lợi ích của Washington. Hoa Kỳ vẫn rất cần các nước láng giềng, bởi việc tăng chi phí sản xuất đối với hàng ngoại sẽ ngay lập tức gây tác động tiêu cực đến giá của chính các sản phẩm nội địa.

Giống như Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang tìm cách tự bảo vệ trước tầm ảnh hưởng của Trump, các doanh nghiệp cũng sẽ phải thích ứng với sự trở lại của nhà tỷ phú. Nhật báo kinh tế kết luận Donald Trump có thể sẽ không áp dụng một chính sách khép kín và tách biệt hoàn toàn, nhưng chắc chắn những quyết định của ông sẽ gây rối loạn thương trường quốc tế.

Bạo lực bùng phát ở Haiti

Nhìn xuống Trung Mỹ, nhật báo thiên tả Libération có bài viết nói về việc hơn 40.000 người đã phải di dời trong những ngày qua tại Port-au-Prince, sau khi bạo lực bùng phát trở lại, trong bối cảnh các băng đảng tội phạm kiểm soát gần như toàn bộ thủ đô Haiti. Nhà nước bất lực trong việc bảo vệ người dân, trong khi các tổ chức phi chính phủ, như Médecins Sans Frontières, đã phải ngưng hoạt động.

Theo Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), từ năm 2023 đến 2024, số trẻ em bị thu nạp vào các băng đảng đã tăng 70%, đến mức hiện nay chiếm một nửa số lượng thành viên của các băng đảng này.

Nạn bắt cóc phụ nữ và bé gái đi kèm với lạm dụng tình dục cũng ngày càng gia tăng. Theo Human Rights Watch, 4.000 phụ nữ, bao gồm cả người lớn và trẻ vị thành niên, đã tố cáo bị lạm dụng tình dục từ tháng 1 đến tháng 10 năm nay. Như thường lệ, khi nói về bạo lực tình dục, phần lớn các nạn nhân đều không dám lên tiếng, và con số này có lẽ không phản ánh đúng mức độ thực sự của vấn đề.

Các tổ chức phi chính phủ vẫn đang tìm cách giúp đỡ những nạn nhân này, nhưng việc chăm sóc, cả về thể chất lẫn tâm lý, gặp rất nhiều khó khăn. Và tại một quốc gia mà ngành tư pháp không tồn tại, thủ phạm không bị truy cứu trách nhiệm…

Pháp : Paris "tụt dốc" sau 12 năm Hidalgo cầm quyền

Về thời sự nước Pháp, tờ Le Figaro dành trang nhất và bài xã luận nói về Tòa Thị Chính Paris sẽ "đổi chủ" sau cuộc bầu cử địa phương sắp tới. Anne Hidalgo sẽ không còn là đô trưởng Paris sau kỳ bầu cử năm 2026, sau 12 năm lãnh đạo thành phố. Bà cho rằng đã "thay máu" thủ đô, nhưng bản thành tích của bà bị chỉ trích mạnh mẽ. Nợ của thủ đô Paris đã tăng vọt kể từ khi bà lên cầm quyền, đạt 9 tỷ euro. Thành phố cũng rất bẩn và xuống cấp, với những con phố bị hư hỏng, khiến không gian công cộng không còn "hấp dẫn" mọi người. Cư dân rời bỏ thủ đô, trường học vắng dần, trong khi số lượng chuột không ngừng tăng.

Tuy nhiên, bà Hidalgo đã được bầu lại làm đô trưởng vào năm 2020, với tỷ lệ vắng mặt rất cao. Do vậy, bà đã thử vận may trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2022, nhưng thất bại ê chề khi chỉ giành được vỏn vẹn 1,75% phiếu ở vòng một.

Vào năm 2026, Anne Hidalgo hy vọng cánh tả có thể tiếp tục lãnh đạo Paris, nhưng nhật báo thiên hữu nhận định đã đến lúc Paris phải thay đổi hướng đi.

Con người phải tỉnh ngộ về tác hại của nhựa

Về lĩnh vực môi trường, trang nhất và bài xã luận của tờ La Croix lo ngại về tình trạng ô nhiễm nhựa ngày càng gia tăng. Mọi chuyện dường như không khả quan. Tại Busan, Hàn Quốc, các nhà đàm phán từ 175 quốc gia đã đặt mục tiêu trước ngày 01/12 sẽ hoàn tất một hiệp ước đầu tiên có thể chấm dứt tình trạng ô nhiễm nhựa. Một bên là những người ủng hộ một chính sách mạnh mẽ và một văn bản có tính ràng buộc, nhằm giảm hoạt động sản xuất nhựa, trong đó có Pháp. Bên kia là một liên minh dẫn đầu bởi Nga, Iran và Saudi Arabia, tập trung vào việc tái chế và "tinh thần tự nguyện" của mỗi quốc gia, trong khi Mỹ thì đang phân vân. Do vậy, các nước dường như rất khó đạt được đồng thuận trong hồ sơ này.

Kết quả của hội nghị ở Busan dường như sẽ không xóa đi thất bại của COP29 tại Baku hôm 23/11 vừa qua. Thỏa thuận tài chính đạt được tại đó đã khiến các quốc gia dễ bị tổn thương bất bình, do số tiền hỗ trợ dường như không đủ để ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, như thường lệ, tính cấp bách của vấn đề đã trở nên rõ ràng. Từ những phân tử nhỏ nhất trong cơ thể chúng ta, bao gồm cả não bộ, và mọi ngóc ngách trong đại dương đều đang chứa nhựa. Hoạt động sản xuất nhựa đã tăng gấp đôi trong vòng 10 năm qua và có thể sẽ tăng gấp ba vào năm 2060. Hàng ngàn loại hóa chất được sử dụng trong việc sản xuất nhựa, trong đó một 1/4 là những chất đặc biệt có hại cho sức khỏe con người. Nhật báo công giáo kết luận đây là mối nguy mang tính sinh tồn và chúng ta phải nhận thức được điều đó ngay lập tức.

Phan Minh

Additional Info

  • Author Phan Minh
Published in Quốc tế
mercredi, 27 novembre 2024 12:47

Cái giống ấy là giống gì ?

Cách đây hơn 2 năm, khi cuộc chiến Nga - Ukraine mới nổ ra, trên mạng xã hội, hay nói đúng hơn là trong xã hội chúng ta, đã có những cuộc tranh luận rất lớn về việc ủng hộ bên nào (mạng xã hội là hàn thời biểu của xã hội). Lúc đó ở Việt Nam ta, số người ủng hộ Nga là rất lớn vì bị ảnh hưởng của tuyên truyền cộng sản, vì vương vấn tình cảm với nước Nga, vì lẫn lộn giữa tình cảm và lý trí, và một lý do cơ bản nữa là thiếu hiểu biết. Tôi cũng đã viết rất nhiều về những vấn đề này. Để bài viết không bị dài tôi sẽ không nói lại những gì đã nói nhưng tôi sẽ đề cập lại hai yếu tố.

docac1

Trong bối cảnh xung đột vũ trang quốc tế giữa Nga và Ukraine, các cuộc tấn công lặp đi lặp lại nhằm vào cơ sở hạ tầng dân sự quan trọng đang làm gián đoạn việc tiếp cận các dịch vụ thiết yếu, gây ra chết chíc và đau khổ to lớn cho người dân.

A. Sự ngu dốt

Albert Einstein đề cập rất nhiều về sự ngu dốt :

1. Sự ngu dốt không phải là thiếu hiểu biết mà là sự từ chối học hỏi.

2. Một cuộc đời bị trói buộc bởi những ý tưởng cứng rắn, bất động sẽ dẫn đến sự triệt tiêu tư duy.

3. Một câu nói cũng được cho là của Einstein : "Có hai thứ vô tận : Vũ trụ và sự ngu dốt của con người, nhưng tôi không chắc lắm về cái đầu tiên"…

Thực tế có thể thấy, sau từng ấy ngày chết chóc, số người ủng hộ Nga thực sự giảm. Những người không từ chối học hỏi, mặc dù ban đầu họ có thể không biết, nhưng rồi họ biết qua học hỏi nên họ đã thay đổi quan điểm của họ. Đâu có cần thông minh như Einstein để hiểu được vấn đề. Chỉ cần học hỏi.

B. Sự độc ác

Cũng lại nhà thiên tài Einstein, đã có một câu nói rất hay về sự độc ác :

"Thế giới là một nơi nguy hiểm, không phải vì những người làm điều ác mà vì những người thản nhiên nhìn điều ác, không làm gì".

Theo tôi, những người không làm gì ngăn chặn điều ác có 3 loại.

Loại 1 là những người như nói ở trên "từ chối học hỏi, từ chối hiểu biết"… vô tình ủng hộ cho độc ác.

Loại 2 là loại người bản thân họ độc ác. Chỉ có bọn độc ác mới cố tình không làm gì để ngăn chặn cái ác và ủng hộ, cổ xúy cho độc ác.

Loại 3 là loại đỉnh nhất : vừa ngu vừa độc ác.

Nước Nga có bản chất là nước chuyên đi xâm lược, cướp đất. Cái này thì rõ như ban ngày, nhưng nhiều bạn không biết là do thiếu hiểu biết. Nước Ukraine đang bị nước Nga xâm lược gây ra không biết bao nhiêu cảnh tang thương chết chóc. Putin là kẻ đã đẩy hàng triệu người (cả hai bên) đến cái chết hoặc bị thương, làm cho cả thế giới này hỗn loạn có thể dẫn đến chiến tranh thế giới… Vậy mà có một số người Việt Nam vẫn thường xuyên tỏ ra vui mừng khôn xiết, mỗi khi Nga giết được người Ukraine hoặc chiếm thêm đất của Ukraine. Cái này hoàn toàn tương tự như chuyện bọn chúng nhẩy cẫng lên ăn mừng khi Trung Quốc đang xâm lược nước ta, đang giết hại đồng bào ta…

Cái loại người đó người gì ?

Hiểu biết và hướng thiện, theo tôi, là hai yếu tố cực quan trọng về chất lượng của con người. Thiếu cả hai cái đó thì sống cũng chỉ làm hại cho cộng đồng.

Muốn ủng hộ Nga (hiện nay), bạn không cần phải là người Nga, chỉ cần bạn độc ác là đủ.

Hoàng Quốc Dũng

(27/11/2024)

Additional Info

  • Author Hoàng Quốc Dũng
Published in Quan điểm
Trang 1 đến 54