Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Vừa lo chống Nga trên chiến trường, Ukraine vừa phải đôn đáo trả nợ

Thu Hằng, RFI, 03/07/2024

Chịu áp lực trên chiến trường vì quân Nga vẫn liên tục oanh kích, Ukraine phải chịu thêm áp lực trả nợ. Chính quyền Kiev chỉ còn một tháng để đạt được đồng thuận với các chủ nợ nước ngoài vì ân hạn, đạt được ngay sau khi Moskva mở cuộc xâm lược Ukraine năm 2022, sẽ kết thúc ngày 01/08/2024.

uk1

Ngọn lửa và khói bốc lên từ đám cháy tại một cơ sở điện sau cuộc tấn công của Nga ở Kharkiv, Ukraine, ngày 22/03/2024/AP - Yakiv Liashenko

Ukraine rơi vào tình thế vô cùng khó khăn. Vòng đàm phán đầu tiên với các chủ nợ tư nhân đã thất bại. Các chủ nợ, hiện giữ khoảng 20 tỉ đô la tiền nợ của Ukraine, chủ yếu là hai quỹ quản lý trái phiếu lớn nhất thế giới là BlackRock của Mỹ và Amundi của Pháp, đã từ chối đề xuất của Kiev là giảm 60% giá trị trái phiếu, thấp hơn 3 lần so với mức đề xuất 20% và kéo dài ân hạn, có nghĩa là tiếp tục tạm ngừng trả nợ. Theo bộ trưởng Tài chính Ukraine, "việc này sẽ giúp Ukraine có thể tiếp cận được trở lại các thị trường và hỗ trợ quá trình tái thiết đất nước".

Nếu không đạt được đồng thuận, Ukraine sẽ phải trả từ 3 đến 4 tỉ đô la hàng năm trong khi lại đang phải khẩn trương tái cấu trúc nợ để tiếp tục được hưởng kế hoạch cứu trợ của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế - FMI. Một trong những điều kiện để nhận được khoản vay 15,6 tỉ đô la trong vòng 4 năm của FMI là "chính phủ (Ukraine) phải tiết kiệm hơn 4 tỉ đô la trong năm nay (2024)", theo bà Oleksandra Betliy, thuộc trung tâm tư vấn IED ở Kiev, đồng thời phải triển khai nhiều biện pháp thuế khóa và chống tham nhũng.

Tuy nhiên, "dường như các chủ đầu tư không đoái hoài đến viễn cảnh tiêu cực của nền kinh tế Ukraine", theo chuyên gia Oleksandra Betliy. Sau một thời gian đạt được mức tăng trưởng tương đương năm 2023, nhịp độ này đã bị hạ xuống còn 3,5% đến 4,6% do mạng lưới công trình năng lượng bị Nga oanh kích, làm mất đi hơn 70% khả năng sản xuất. Hậu quả là nguồn thu ngân sách của chính phủ bị tác động mạnh dù trước đó chính quyền đã cải thiện nguồn thu thuế theo yêu cầu của FMI, như kiểm tra nghiêm ngặt để chống thất thu, tăng một số loại thuế, tạo thuận lợi trong việc thanh toán qua các ứng dụng kỹ thuật số…

Nhật báo Pháp Le Figaro ngày 27/06 cho rằng sức ép từ các chủ nợ tư nhân nước ngoài tạo thêm áp lực mới đối với Ukraine, bị suy yếu từ hơn hai năm qua vì vừa phải duy trì phát triển kinh tế, vừa phải chi viện cho chiến tranh và phải tìm ra được các nguồn vốn mới để tái thiết. Tuy nhiên, giới chủ nợ cũng phải thu hồi các khoản đầu tư để chi trả cho khách hàng. Trong khi đó, Ukraine cạn tài chính, nợ công đã tăng thêm 50% kể từ đầu chiến tranh và sẽ tương đương với GDP của nước này từ nay đến cuối năm 2024. Viễn cảnh Ukraine mất khả năng thanh toán là nhãn tiền nếu không tìm ra được đồng thuận từ nay đến ngày 01/08.

Các nước đồng minh phương Tây hứa hỗ trợ tài chính cho Kiev, ví dụ 50 tỉ đô la được G7 hứa vào tháng 06 hoặc khoảng vay 60 tỉ đô la được Quốc hội Mỹ thông qua, nhưng số tiền này chưa được chuyển cho Ukraine. Thêm vào đó, những khoản tiền này được chủ yếu dành cho chi tiêu quân sự.

Dù Ukraine sẽ không bị tác động nhiều trên thị trường tài chính vì không còn vay mượn kể từ khi xảy ra chiến tranh. Tuy nhiên, uy tín của Ukraine sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi vì một quốc gia đang có chiến tranh thường rất chăm chút mối quan hệ với các chủ nợ và hiếm khi để xảy ra trình trạng mất khả năng thanh toán. Trước đây đã có trường hợp của Nga năm 2022 sau khi bị các nước phương Tây trừng phạt hoặc Iraq trong thập niên 1980 khi có chiến tranh với Iran. Nhưng cả hai nước này đều có nguồn dự trữ dầu khí dồi dào để trấn an các nước chủ nợ. Nhưng Ukraine hiện không có gì trong khi đất nước bị tàn phá.

Tình hình Ukraine hiện nay không hề khả quan. Các nước đồng minh phương Tây của Kiev không thể trả nợ hộ Ukraine vì điều đó đồng nghĩa với việc chính những người đóng thuế ở Mỹ hay ở Châu Âu trả cho các chủ nợ tư nhân. Đây là điều khó có thể thuyết phục được về mặt chính trị, theo nhận định của RFI. Ukraine mất khả năng trả nợ đồng nghĩa với việc các nước đồng minh để khối tư nhân hứng chịu "gánh nặng" chiến tranh. Lựa chọn này chắc chắn sẽ tác động đến sự đoàn kết trong việc hỗ trợ cho Ukraine.

Thu Hằng

**************************

Tại Kiev, thủ tướng Hungary kêu gọi Ukraine chấp nhận ngừng bắn với Nga

Anh Vũ, RFI, 03/07/2024

Thủ tướng Hungary Viktor Oraban, vẫn được biết là một người thân Nga, công du Kiev trên cương vị chủ tịch luân phiên của Liên Hiệp Châu Âu, đã kêu gọi Ukraine chấp nhận "ngừng bắn" để tạo điều kiện thương lượng hòa bình với Nga. Ngừng bắn trong điều kiện hiện tại là điều đi ngược lại lập trường của Liên Âu cũng như của Ukraine.

uk2

Thủ tướng Hungary Viktor Orban gặp tổng thống Ukraine Volodimir Zelensky tại Kiev, ngày 02/07/2024. AP

Thông tín viên Stéphane Siohan tại Kiev cho biết thêm thông tin :

"Viktor Orban và Volodymyr Zelensky đã họp báo chung. Không có gì bất ngờ, lãnh đạo Hungary đã hối thúc đồng nhiệm Ukraine chấp nhận ngừng bắn để đạt được hòa bình. Thủ tướng Viktor Orban nói : "Tôi đã đề nghị tổng thống Zelensky xem xét khả năng ngừng bắn một cách nhanh chóng. Đó là ngừng bắn giới hạn trong thời gian nhất định để giúp thúc đẩy nhanh các cuộc đàm phán hòa bình với Nga".

Về phần mình, tổng thống Volodymyr Zelensky biện hộ cho việc duy trì hậu thuẫn và viện trợ quân sự của các nước Châu Âu cho Ukraine. Chính phủ của Viktor Orban trong quá khứ đã nhiều lần ngăn cản các khoản viện trợ của Bruxelles cho Kiev. Vì thế người ta thấy không chắc gì chuyến thăm Kiev đầu tiên của ông Viktor Orban từ 12 năm qua có thể giúp hai nước xích lại gần nhau hơn.

Từ đầu cuộc xâm lược Ukraine của Nga, ông Viktor Orban thường tỏ ra là người phát ngôn cho các đề xuất của Kremlin. Đây dường như cũng là trường hợp lần này, khi ông nêu ý tưởng ngừng bắn, như các lãnh đạo Nga vẫn hay đặt lên trước.

Tại Kiev, nhiều người lo ngại việc Donald Trump quay lại cầm quyền ở Mỹ vào mùa thu năm nay và sự lên ngôi của trục dân tộc chủ nghĩa ở nhiều nước, trục Washington, Budapest và thậm chí Paris, sẽ được khai thác để ép Ukraine thỏa hiệp về lãnh thổ". 

Tại cuộc họp báo, tổng thống Ukraine không phản ứng ngay với các đề nghị của lãnh đạo Hungary, nhưng trong phát biểu hàng ngày vào buổi chiều với người dân, ông Zelensky đã nói mời Hungary và thủ tướng Orban tham gia "những nỗ lực đã được triển khai" nhằm tổ chức một hội nghị thượng đỉnh mới vì hòa bình cho Ukraine, sau hội nghị lần đầu tại Thụy Sĩ tháng trước.

Trước đây, lãnh đạo Ukraine đã bác bỏ ý kiến hưu chiến, vì cho rằng Moskva lợi dụng để củng cố lực lượng. Kiev đòi rút toàn bộ quân Nga ra khỏi lãnh thổ Ukraine, kể cả bán đảo Crimea, đã bị Nga sáp nhập năm 2014, và bồi thường thiệt hại do cuộc chiến tranh xâm lược từ năm 2022 đến nay.

Anh Vũ

************************

Mỹ viện trợ quân sự thêm 2,3 tỉ đô la cho Ukraine

Thùy Dương, 03/07/2024

Hoa Kỳ thông báo khoản viện trợ quân sự mới trị giá 2,3 tỉ đô la cho Ukraine, trong đó có tài trợ mua thiết bị phòng không và vũ khí chống tăng. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Lloyd Austin, hôm 02/07/2024 thông báo như trên với đồng nhiệm Ukraine, Rustem Umerov, khi đón tiếp ông tại Lầu Năm Góc.

uk3

Binh sĩ Ukraine tập luyện sử dụng vũ khí đạn dược mới tại một căn cứ quân sự tại Anh Quốc (không rõ địa điểm), ngày 24/03/2023. AP - Kin Cheung

Thông báo của Bộ Quốc phòng Mỹ được đưa ra trong bối cảnh các căn cứ quân sự của Ukraine thường xuyên bị hỏa lực Nga nhắm tới. Cũng trong ngày 02/07, theo Reuters, Moskva tuyên bố tiêu diệt được 5 chiến đấu cơ Su-27 của Ukraine và làm hư hại 2 chiếc khác trong vụ tấn công bằng tên lửa Iskander-M nhắm vào sân bay Myrhorod trong khu vực Poltava của Ukraine. Kiev cho biết đúng là sân bay đã bị tấn công nhưng phía Nga đã phóng đại thành tích. Tuy nhiên, Ukraine không cho biết chi tiết về thiệt hại.

Việc Nga tấn công các sân bay của Ukraine đang làm dấy lên những câu hỏi về khả năng liệu Ukraine có bảo đảm được an ninh cho các sân bay để tiếp nhận chiến đấu cơ F-16 do Mỹ chế tạo hay không. Các nhà phân tích quân sự nhận định Nga tấn công cơ sở hạ tầng sân bay của Ukraine, có thể là nhằm làm phức tạp hóa việc tiếp nhận và sử dụng phi cơ quân sự mà phương Tây hứa tài trợ cho Kiev. Một phát ngôn viên lực lượng vũ trang Ukraine thừa nhận, các vụ tấn công của đối phương có thể gây ra "một số vấn đề" nhưng không phải là trở ngại để Ukraine tiếp nhận và triển khai chiến đấu cơ F-16.

Theo dự kiến, các chiến đấu cơ F-16 sẽ được giao cho Ukraine trong tháng 07/2024, nhưng không rõ sẽ được đặt tại đâu. Hôm thứ Năm tuần trước 27/06, sau khi đã oanh kích sân bay Starokostiantyniv, phía Nga tuyên bố nhắm đến các sân bay có thể tiếp nhận F-16.

Dnipro : 4 người chết, 28 người bị thương do Nga oanh kích ồ ạt

Tại thành phố lớn Dnipro, vùng trung đông Ukraine, sáng 03/07, ít nhất 4 người chết và 27 người bị thương trong một đợt oanh kích của Nga bằng tên lửa và drone mang chất nổ. AFP trích dẫn thông cáo của chỉ huy không quân Ukraine, Mykola Oleshchuk, cho biết sáng hôm nay, lực lượng Nga đã phóng 7 tên lửa hành trình và tên lửa dẫn đường, 5 drone mang chất nổ và 1 drone trinh sát đến vùng Dnipropetrovsk mà Dnipro là thủ phủ.

Không quân Ukraine đã bắn hạ được 5 tên lửa và toàn bộ drone của Nga. Nhưng một trung tâm thương mại và một trạm xăng đã bị nhắm trúng. Chính quyền thành phố Dnipro thông báo để tang các nạn nhân vào ngày 04/07.

Truyền thông Ukraine nhắc lai trung tâm thương mại bị oanh kích lần này cũng từng bị Nga oanh kích bằng tên lửa hồi tháng 12/2023. Nằm cách đường chiến tuyến với Nga khoảng 100 km đường chim bay, Dnipro thường xuyên bị Nga oanh kích. Hồi tháng 01/2023, một tòa nhà dân sự trúng tên lửa khiến 46 người chết.

Trong đêm 2/7 rạng sáng 3/7, tại các vùng Donetsk và Kharkiv ở miền đông, cũng có 2 thường dân đã thiệt mạng trong các vụ oanh kích của Nga.

Thùy Dương

Additional Info

  • Author Thu Hằng, Anh Vũ, Thùy Dương
Published in Quốc tế

Bán đảo Crimea : Nga tố cáo Mỹ đứng sau các vụ tấn công bằng tên lửa ATACMS của Ukraine

Trọng Thành, RFI, 24/06/2024

Những ngày gần đây, quân đội Ukraine gia tăng oanh kích các căn cứ quân sự sâu trong hậu phương Nga với các tên lửa tầm xa do phương Tây cung cấp. Hôm qua, 23/06/2024, Bộ Quốc phòng Nga cáo buộc Mỹ đứng sau loạt tấn công, với 5 tên lửa ATACMS tầm xa, nhắm vào thành phố cảng Sevastopol, bán đảo Crimea, vùng lãnh thổ của Ukraine mà Moskva sáp nhập từ năm 2014.

crimea2

Tên lửa ATACMS khai hỏa trong một hoạt động quân sự - Ảnh : AFP

Theo Bộ Quốc phòng Nga, đường bay của tên lửa "do các chuyên gia Mỹ xác lập dựa trên các dữ kiện vệ tinh của tình báo Mỹ". Người đứng đầu chính quyền địa phương, do Nga dựng lên tại Crimea, cho biết trong "loạt tấn công giữa ban ngày này", có 4 dân thường thiệt mạng và 151 người bị thương, trong đó có 82 người phải nhập viện. Moskva đe dọa trả đũa.

Hiện tại, chưa có nguồn tin độc lập nào xác nhận thông tin phía Nga đưa ra nói trên. Thông tín viên Stéphane Siohan từ Kiev cho biết cụ thể :

"Từ nhiều tuần nay, quân đội Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS tầm xa để phá hủy các hệ thống phòng không của Nga bố trí dọc bờ biển bán đảo Crimea. Chủ nhật 23/06, 5 trái tên lửa dường như đã được bắn về hướng thành phố cảng Sevastopol. Phía Nga cho biết đã bắn hạ 4 tên lửa. Các mảnh vỡ có thể đã rơi xuống một bãi biển, nhiều đoạn video lan truyền trên các mạng xã hội hôm qua cho thấy cảnh dân tắm biển bỏ chạy.

Tối hôm qua, điện Kremlin khẳng định 5 dân thường thiệt mạng và khoảng 100 người khác bị thương. Hiện tại, chưa có nguồn tin độc lập nào xác nhận thông tin nói trên.

Cũng trong kỳ nghỉ cuối tuần này, xuất hiện nhiều hình ảnh một kho chứa tại một căn cứ quân sự ở vùng Krasnodar, miền nam nước Nga, bị phá hủy. Theo hải quân Ukraine, đây là địa điểm cất giữ các drone tự sát Shahed do Iran thiết kế.

Chính quyền Nga, dĩ nhiên không xác nhận điều này, bất chấp các hình ảnh chụp từ trên không dường như xác nhận đã có các thiệt hại tại một căn cứ. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại, khó có thể biết rõ hơn.

Có điều chắc chắn là quân đội Ukraine cố gắng tấn công sâu vào hậu phương của Nga với hai mục tiêu : Làm suy giảm khả năng oanh kích của không quân Nga, và hệ thống hệ thống phòng không của Nga tại bán đảo Crimea, ít tuần trước khi các chiến đấu cơ F-16 của phương Tây được chuyển giao cho Ukraine".

Theo AFP, hiện tại cả Ukraine và Mỹ chưa đưa ra các tuyên bố nào về loạt tấn công bằng tên lửa ATACMS hôm qua nhắm vào Sevastopol, nơi đặt trụ sở của hạm đội Hắc Hải Nga. Tháng 4/2024, Mỹ thông báo chuyển giao cho Ukraine tên lửa ATACMS tầm bắn 300 km, mà Kiev yêu cầu từ lâu.

Trọng Thành

***********************

Nga nói Mỹ phải chịu trách nhiệm vụ Ukraine tấn công Crimea gây thương vong

BBC, 24/06/2024

Hôm 23/6, Nga tuyên bố Mỹ phải chịu trách nhiệm cho cuộc tấn công của Ukraine vào bán đảo Crimea mà Nga đã sáp nhập.

crimea1

Một hệ thống tên lửa tầm xa (ATACMS) của Mỹ

Nga nói cuộc tấn công, bằng tên lửa do Mỹ cung cấp, đã khiến 4 người thiệt mạng, bao gồm 2 trẻ em, và làm 151 người khác bị thương.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, bốn quả tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ cung cấp, được trang bị đầu đạn phân mảnh, đã bị hệ thống phòng không của Nga bắn hạ.

Quả tên lửa thứ năm đã phát nổ giữa không trung.

Hôm 24/6, một quan chức quân sự cấp cao của Bắc Hàn đã chỉ trích Mỹ về việc tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine, tái khẳng định sự ủng hộ của Bình Nhưỡng đối với Moscow trong cuộc chiến ở Ukraine, theo hãng thông tấn nhà nước KCNA.

Lầu Năm Góc hôm 20/6 cho biết Ukraine có thể sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp để tấn công lực lượng Nga đang bắn phá quân đội Ukraine ở bất kỳ đâu bên kia biên giới chứ không chỉ trong lãnh thổ Nga gần khu vực Kharkiv.

Tháng trước, Tổng thống Joe Biden đã lặng lẽ cho phép Kyiv phóng vũ khí do Mỹ cung cấp vào các mục tiêu quân sự bên trong nước Nga.

Mỹ và Hàn Quốc ngày càng lo ngại về sự hợp tác quân sự sâu sắc giữa Nga và Bắc Hàn, đồng thời cáo buộc hai nước này vi phạm luật pháp quốc tế khi Bình Nhưỡng bán vũ khí để Moscow sử dụng ở Ukraine.

Moscow và Bình Nhưỡng đều phủ nhận việc chuyển giao vũ khí.

Nga nói về 'vụ tấn công vào Crimea'

Video phát trên truyền hình nhà nước Nga quay cảnh nhiều người dân chạy khỏi một bãi biển. Một số người khác được cáng đi trên những chiếc ghế cho khách tắm nắng.

Chính quyền do Nga bổ nhiệm ở Crimea cho biết các mảnh vỡ của tên lửa đã rơi xuống một bãi biển nằm ở phía bắc thành phố Sevastopol, nơi người dân địa phương đang nghỉ mát, vào buổi trưa.

Sự kiện này khiến giới lãnh đạo Nga phản ứng gay gắt.

Bộ Quốc phòng Nga nói rằng chuyên gia của Mỹ đã thiết lập tọa độ bay cho tên lửa dựa trên thông tin từ vệ tinh do thám của Mỹ và cho rằng điều này khiến Washington phải chịu trách nhiệm trực tiếp.

"Trách nhiệm cho cuộc tấn công tên lửa có chủ đích vào dân thường ở Sevastopol trước hết thuộc về Mỹ, nước đã cung cấp những vũ khí này cho Ukraine, và tiếp đó là tới Kyiv, do cuộc tấn công được thực hiện từ lãnh thổ của Ukraine", Bộ Quốc phòng Nga nói.

Đầu năm nay, Mỹ đã bắt đầu cung cấp cho Ukraine tên lửa tầm xa ATACMS có tầm bắn khoảng 300 km.

BBC và Reuters hiện chưa độc lập xác minh được những báo cáo liên quan đến vụ việc này.

'Chữa trị cho người bị thương'

Ông Mihail Razvozhaev, thống đốc Sevastopol do Nga bổ nhiệm, cho biết có bốn người thiệt mạng, 144 người bị thương, bao gồm 27 trẻ em.

Trong số những người bị thương, có 82 người phải nhập viện.

Các bác sĩ chuyên khoa đang được điều động từ các vùng khác của Nga đến để hỗ trợ.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết họ sẽ đáp trả cuộc tấn công hôm Chủ nhật mà không cung cấp thêm chi tiết.

Điện Kremlin cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin "thường xuyên liên lạc với quân đội" kể từ thời điểm xảy ra cuộc tấn công.

Ông Dmitry Medvedev, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga mô tả sự việc này là "một hành động đê hèn và đáng khinh nhắm vào người dân Nga".

Ông Medvedev so sánh vụ việc lần này với cuộc tấn công bằng súng hôm 23/6 vào một giáo đường Do Thái, một nhà thờ và một đồn cảnh sát ở Dagestan (Nga) và nói rằng "đối với chúng tôi, không có sự khác biệt nào" giữa chính quyền Mỹ, các lãnh đạo của Ukraine và "những kẻ cuồng tín điên rồ".

crimea3

Quang cảnh vụ tấn công ở thành phố Derbent, Dagestan, Nga, hôm 23/6

Giáo chủ Chính thống giáo Nga, Kirill, một người ủng hộ cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine, nói rằng "không có bất kỳ sự biện minh nào cho một cuộc tấn công tên lửa vào dân thường" và bày tỏ sự phẫn nộ khi việc này xảy ra vào ngày Lễ Chúa Ba Ngôi của Chính thống giáo.

Ukraine và Mỹ chưa đưa ra bình luận về cuộc tấn công.

Ông Putin đã nhiều lần cáo buộc Mỹ sử dụng Ukraine để phá hoại an ninh của Nga, điều mà Kyiv và các đồng minh phương Tây của họ phủ nhận.

Ông cũng nhiều lần cảnh báo về những rủi ro ngày càng tăng của một cuộc đối đầu trực diện giữa Moscow và liên minh NATO do Mỹ dẫn dắt.

Một số diễn biến mới đây

crimea4

Quang cảnh sau cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga vào khu vực Kyiv ở Ukraine hôm 23/6

Cuộc tấn công mà Nga cáo buộc Mỹ diễn ra cùng ngày Ukraine tuyên bố một người chết và 10 người khác bị thương trong một cuộc tấn công của Nga nhắm vào thành phố Kharkiv ở miền đông Ukraine.

Trong một diễn biến khác, đêm 23/6, ông Ruslan Kravchenko, người đứng đầu chính quyền khu vực Kyiv cho biết một cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga vào khu vực Kyiv đã khiến hai người bị thương và hàng loạt nhà dân cùng các công trình khác bị hư hại.

Cùng ngày, Tư lệnh Không quân Ukraine, ông Mykola Oleshchuk, cho biết trên Telegram rằng trong số ba tên lửa được Nga phóng đi, hệ thống phòng không của Ukraine đã bắn hạ hai tên lửa trên bầu trời khu vực Kyiv.

Ông không đề cập đến tình trạng của quả tên lửa thứ ba.

Ông Kravchenko nói trên Telegram rằng các mảnh vỡ rơi của tên lửa xuống đã khiến hai người bị thương nhưng không cần nhập viện.

Các mảnh vỡ cũng làm hư hại sáu tòa nhà dân cư cao tầng và hơn 20 ngôi nhà dân khác, ông Kravchenko nói thêm.

Ngoài ra, một trạm xăng, một hiệu thuốc, một tòa nhà hành chính và ba chiếc ô tô trong khu vực cũng bị hư hại.

Kyiv, khu vực xung quanh và một số khu vực khác trên khắp Ukraine đã có cảnh báo không kích trong khoảng một tiếng vào sáng Chủ nhật, bắt đầu từ 4 giờ 50 phút sáng giờ địa phương (0150 GMT).

Cũng vào ngày 23/6, ông Andrei Kartapolov, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Duma quốc gia Nga (Hạ viện), đã cảnh báo Nga có thể thay đổi thời điểm và tình thế quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân, hãng hãng thông tấn nhà nước RIA đưa tin.

"Nếu nhận thấy những mối đe dọa đang gia tăng, chúng tôi sẽ sửa đổi một vài điều trong học thuyết về thời điểm và quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân", ông Kartapolov tuyên bố.

Ngày 20/6, Ông Putin đã tuyên bố Nga đang cân nhắc khả năng thay đổi học thuyết của nước này về việc sử dụng vũ khí hạt nhân.

Nguồn : BBC, 24/06/2024

***********************

Nga : M chu trách nhim v v tn công chết chóc ca Ukraine vào Crimea

Reuters, VOA, 23/06/2024

Nga hôm 23/6 nói rng Hoa K phi chu trách nhim v v tn công ca Ukraine vào bán đo Crimea mà Nga sáp nhp bng 5 tên la được M cung cp khiến ít nht 5 người thit mng, trong đó có 3 tr em và làm 124 người khác b thương.

crimea5

B trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko.

B Quc phòng Nga cho biết, 4 trong s các tên la chiến thut gi tt là ATACMS mà M cung cp, được trang b đu đn chùm, đã b h thng phòng không bn h và đu đn ca qu tên la th 5 đã phát n gia không trung.

B này nói rng các chuyên gia M đã thiết lp ta đ bay ca tên la trên cơ s thông tin t các v tinh do thám ca M, nên nó đng nghĩa vi vic Washington phi chu trách nhim trc tiếp.

B này nói : "Trách nhim v cuc tn công tên la có ch ý nhm vào dân thường Sevastopol trước hết thuc v Washington, nước cung cp vũ khí này cho Ukraine và bi chính quyn Kyiv, lãnh th t đó cuc tn công này được tiến hành".

Hoa Kỳ bt đu cung cp cho Ukraine tên la tm xa hơn là ATACMS, có tm bn 300 km, vào đu năm nay.

Reuters không th xác minh ngay lp tc các báo cáo chiến trường t c hai phía.

Đon video trên đài truyn hình nhà nước Nga cho thy mi người chy khi mt bãi bin và mt s người được khiêng trên ghế dùng nm tm nng.

Chính quyn mà Nga thiết lp Crimea nói rng các mnh tên la đã rơi ngay sau bui trưa gn mt bãi bin phía bc thành ph Sevastopol, nơi người dân đa phương đang đi ngh.

B trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko cho biết, ít nht 124 người b thương. Nhà chc trách cho biết, nhng người b thương bao gm 27 tr em, 5 tr trong s đó đang trong tình trng nghiêm trng.

B Quc phòng cho biết Nga s đáp tr cuc tn công ca Ukraine hôm 23/6, nhưng không cho biết chi tiết. Đin Kremlin cho biết, Tng thng Vladimir Putin đã "liên lc thường xuyên vi quân đi" k t sau v tn công Sevastopol.

Reuters

Nguồn : VOA, 23/06/2024

***********************

Ukraine : Kharkiv dưới áp lực kinh hoàng của bom lượn Nga

Minh Anh, RFI, 23/06/2024

Tại Ukraine, quân đội Nga tiếp tục gieo rắc kinh hoàng nhằm vào Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của Ukraine. Hôm qua, 22/06/2024, một trận oanh kích bằng bom lượn đã làm 3 người chết và 47 người bị thương.

crimea6

Một tòa nhà ở Kharkiv, miền đông Ukraine, bị trúng bom lượn của Nga ngày 22/06/2024. AP

Ở phía bắc Kharkiv, quân Nga, sau khi mở mặt trận mới hồi tháng 5, hiện không tiến thêm được, do vấp phải tuyến phòng thủ của Kiev do được trang bị thêm vũ khí. Để đối phó, quân đội Nga đã cho điều chỉnh phương thức hoạt động : Làm cho người dân tại Kharkiv không sống nổi.  

Từ Kiev, thông tín viên đài RFI, Stephane Siohan tường thuật :

"Chiều thứ bảy, ba quả bom lượn dẫn đường được bắn đi từ các chiến đấu cơ của Nga đã rơi xuống khu trung tâm hành chính của Kharkiv, gieo rắc tan hoang. Nhiều thường dân đang đi bộ trên phố, bỗng chốc bị chôn vùi trong đóng đổ nát. Con số thương vong sơ bộ hiện rất nặng nề : 3 người chết là 47 người khác bị thương.

Tuy nhiên, điều nghịch lý là các cuộc oanh kích nhằm vào Kharkiv đã giảm xuống từ cuối tháng Năm, kể từ thời điểm phương Tây bật đèn xanh cho Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của họ, đặc biệt là các loại tên lửa Hilare của Mỹ để oanh kích vào những điểm tập trung quân của kẻ thù trên lãnh thổ Nga.

Do đó, một số khẩu đội tên lửa loại S-300 và S-400 ở vùng Belgorod của Nga, đã bị nghiền nát trước các cuộc oanh kích của Ukraine và hệ quả là các cuộc tấn công nhằm vào Kharkiv đã dừng lại.

Điều đó không có nghĩa là chấm dứt nỗi đau khổ cho người dân của thành phố lớn thứ hai của Ukraine. Bởi vì, trong lúc các lực lượng của Kiev giáng những đòn nặng nề cho quân Nga xung quanh vùng Vovchansk, các tiêm kích Nga vẫn tiếp tục thả hàng trăm quả bom lượn FAB nổi tiếng, nặng từ nửa tấn đến một tấn rưỡi xuống Kharkiv.

Để đối phó, chỉ có một loại vũ khí hiệu quả duy nhất : một đội máy bay chiến đấu, nếu có thể là F-16, để chặn các chiến đấu cơ của Nga đến gần Ukraine".

Hôm qua 22/06, tổng thống Volodymyr Zelensky kêu gọi các đồng minh cung cấp cho Kiev nhiều hệ thống phòng không hơn, bao gồm cả tên lửa tầm xa, sau khi miền đông Ukraine liên tục hứng chịu những cuộc oanh kích của quân đội Nga.

Minh Anh

Additional Info

  • Author Trọng Thành, Minh Anh, Reuters, BBC tiếng Việt
Published in Quốc tế

Cuộc tấn công của Nga ở khu vực Kharkiv ban đầu có khởi đầu thuận lợi, sau đó đi vào bế tắc và hiện có thể gây ra kết quả thảm hại. Các báo cáo trên mạng xã hội cho thấy hàng trăm binh sĩ Nga đang bị bao vây ở Vovchansk. Nỗ lực giải cứu đã thất bại trong nhiều ngày.

uk1

Pháo tự động phòng không Zu-23-2 của Ukraine

Tình hình ở mặt trận gần siêu đô thị Kharkiv thật khó lường. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy quân Ukraine gần Vovchansk không chỉ thành công trong việc ngăn chặn cuộc tấn công của Nga. Rõ ràng là họ thậm chí còn có khả năng gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho quân xâm lược Nga : người ta nói nó như một cái chảo lửa và những người lính Nga đầu hàng.

Khi quân đội Nga mở một mặt trận khác ở đông bắc Ukraine vào tháng 5, ban đầu họ đã đạt được tiến bộ nhanh chóng, chiếm được nhiều ngôi làng xung quanh Kharkov và tiến vào vùng ngoại ô của thị trấn nhỏ Vovchansk. Họ cũng chiếm giữ thị trấn cũ với 19.000 dân và chiếm hết đường phố này đến đường phố khác dưới sự kiểm soát của họ. Nếu chiếm được hoàn toàn Vovchansk, họ sẽ có căn cứ tốt để tiến vào khu vực xung quanh.

Một hướng tấn công có thể là thành phố Kharkiv, nơi đặt tên cho khu vực này. Tuy nhiên, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bác bỏ ý kiến ​​này và tuyên b rng không nên chinh phc nó. Người đứng đầu Đin Kremlin gii thích rng h ch mun to vùng đệm. Tuy nhiên, trong vài ngày nay, có v như kế hoch này có th kết thúc trong mt tht bi đẫm máu đối vi Moscow.

Hôm thứ Sáu, tờ Telegraph của Anh đưa tin, trích dẫn Lữ đoàn tấn công số 3 của Ukraine, rằng 24 binh sĩ Nga đã bị bắt. Một đoạn video được cho là cho thấy những người đàn ông bước ra khỏi chiến hào với hai tay giơ lên, bị bao vây bởi binh lính Ukraine. Theo Kyiv Post, đây là thành công của cuộc phản công của Ukraine ở Vovchansk. Tuần trước, Bộ chỉ huy khu vực Khortitsia thông báo rằng 60 binh sĩ thuộc lực lượng tấn công của Nga đã bị bắt trong vòng vài ngày.

Theo thông tin chưa được xác nhận, tình hình của họ giờ đây càng trở nên tồi tệ hơn. Các blogger quân sự Nga đưa tin rằng một nhóm lớn binh sĩ Nga đã bị cắt khỏi lực lượng còn lại ở Vovchansk – và đã như vậy trong nhiều ngày. Người ta cho rằng họ đã ẩn náu tại địa điểm của một nhà máy sản xuất sỏi bị đánh bom ở phía nam thị trấn nhỏ. Nguồn tin Ukraine đưa số lượng binh lính Nga lên mạng xã hội là 400. Điều này không thể xác minh được, nhưng một nhà báo Nga được cho là cũng nêu ra thông tin này. Một đoạn clip cũng xuất hiện trên mạng xã hội cho thấy cơ sở này bị pháo kích. Đây được cho là đạn do Mỹ cung cấp, có thể do máy bay quân sự Ukraine thả xuống.

Nỗ lực giải cứu của Nga thất bại

Trong vài ngày qua, binh lính Nga được cho là đã có nhiều nỗ lực để kết nối lại với các chiến binh bị mắc kẹt. Tuy nhiên, cho đến nay, tất cả đều được cho là đã thất bại. Các nguồn tin Ukraine cho rằng việc bao vây cuối cùng sẽ buộc binh lính Nga phải đầu hàng nếu không muốn chết trong một vụ thảm sát.

Thật khó để kiểm tra xem tình hình có thực sự vô vọng hay không. Theo các blogger quân sự Nga, ít nhất mọi thứ có vẻ không ổn. Điều này, cùng với những nguyên nhân khác, là do quân đội Ukraine đã bắn hạ được nhiều máy bay không người lái trinh sát của Nga. Điều này có nghĩa là người Nga phải chiến đấu ở chế độ 2D, trong khi người Ukraine có thể sử dụng "không khí" chiều thứ ba để tấn công, một blogger quân sự Nga viết trên Telegram.

Một số tài khoản mạng xã hội đang suy đoán rằng tình thế có thể đang chuyển sang mặt trận mới ở đông bắc Ukraine vì những chuyến hàng đạn dược đầu tiên từ các nước phương Tây đã đến khu vực. Một trong những lý do khiến các đơn vị Nga trước đây đạt được tiến bộ nhanh chóng như vậy ở khu vực Kharkiv là do Ukraine thiếu cả máy bay chiến đấu và đạn dược, chủ yếu dành cho phòng không. Các quốc gia phương Tây trong nhiều tháng đã cố gắng tăng năng lực sản xuất, đồng thời mua đạn dược từ khắp nơi trên thế giới và gửi đến Ukraine. Vẫn chưa xác nhận liệu chuyến hàng đầu tiên đã thực sự đến hay chưa và liệu chúng có đến khu vực Kharkov hay không.

Trung Khoa (Tổng hợp)

Additional Info

  • Author Trung Khoa
Published in Quốc tế

Hội nghị vì hòa bình cho Ukraine khó thể làm im tiếng súng

The Economist nhận định, ít có khả năng tiếng súng sẽ im sau Hội nghị vì hòa bình cho Ukraine, những thương lượng nghiêm chỉnh khó thể bắt đầu trước cuối năm nay. Le Figaro Magazine nói về một thượng đỉnh chưa thấy bóng dáng hòa bình, Courrier International dịch bài báo Die Zeit tiết lộ một số chuyện hậu trường trong việc tổ chức hội nghị.

hoinghi01

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu trong ngày khai mạc hội nghị thượng đỉnh về hòa bình cho Ukraine tại Thụy Sĩ, ngày 15/06/2024. via Reuters - URS Flueeler

Trên 90 nước và nhiều nguyên thủ tham dự

Ban đầu được cho rằng sẽ là một sự kiện lớn, một hội nghị lịch sử vào đúng ngày thứ 500 để kết thúc cuộc chiến. Nhưng sau khi bị trì hoãn năm lần, rốt cuộc hội nghị diễn ra trong hai ngày thứ Bảy 15 và Chủ nhật 16/06/2024, tức ngày thứ 843 và 844 của cuộc xâm lăng. Khi những lá quốc kỳ sẵn sàng được treo lên tại thành phố Bürgenstock của Thụy Sĩ, người ta vẫn lo rằng danh sách khách mời không đủ dài hay cấp tham dự không đủ cao.

Tất nhiên là không có Vladimir Putin, nhưng sự vắng mặt của tổng thống Mỹ Joe Biden là điều khá đáng tiếc, bà Kamala Harris thay mặt ông. Văn phòng tổng thống Ukraine làm việc cật lực 24/24 cho hội nghị này. Có vài tin vui : ít nhất 90/160 phái đoàn được mời sẽ hiện diện trong đó có Ấn Độ bất chấp áp lực của Nga ; và không ít lãnh đạo cao cấp nhất. Thủ tướng Đức Olaf Scholz, thủ tướng Anh Rishi Sunak, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đều có mặt.

Ý tưởng ban đầu của hội nghị là soạn thảo một đề nghị thống nhất dựa trên "công thức 10 điểm" của ông Zelensky năm 2022 để trao cho Nga. Vào lúc đó Ukraine ở thế tương đối mạnh, còn tình hình hiện nay không còn là màu hồng, hơn nữa với số lượng đông đảo thành viên tham dự cần có những thỏa hiệp. Thông cáo chung được chờ đợi chỉ đề cập đến ba điểm ít tranh cãi nhất : an ninh lương thực, an toàn nguyên tử, hồi hương tù nhân và trẻ em. Không có giải pháp chính thức cho những vấn đề gai góc như bồi thường chiến tranh, tòa án quốc tế hay Nga rút quân khỏi Ukraine.

Ukraine tìm kiếm hòa bình công chính, Putin đòi Kiev đầu hàng

Công thức hòa bình của Zelensky bị pha loãng khiến một số người ủng hộ lo ngại, tuy nhiên một viên chức cao cấp nhấn mạnh hội nghị sẽ góp phần tái khẳng định các điều kiện của Ukraine để chấm dứt chiến tranh. Đây là dịp để chứng tỏ ý hướng một nền hòa bình công chính, chống đế quốc, thuyết phục "các nước phương Nam" còn lưỡng lự.  

Nhưng những cái nhìn đã bắt đầu hướng sang những phía khác, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ và Vatican có thể là những trung gian hòa giải. Cả ba nước này đều được mời dự thượng đỉnh G7 ở miền nam nước Ý, trước khi diễn ra hội nghị về Ukraine ở Thụy Sĩ ; còn quan điểm Trung Quốc vẫn chưa rõ. Hiện Nga chưa đối thoại với một nước lớn phương Tây nào, quan hệ Mỹ-Nga chỉ còn là những tiếp xúc kỹ thuật.

Một ngày trước khi hội nghị khai mạc, Vladimir Putin "một lần nữa mưu toan phá rối với một đề nghị hòa bình mới, rõ ràng là soạn ra để Kiev bác bỏ" - The Kyiv Post nhận xét, được Courrier International trích dịch. Le Temps cho rằng đây là lần đầu tiên tổng thống Nga nói cụ thể như vậy. Ông Putin đòi hỏi Kiev từ bỏ bốn vùng bị sáp nhập bất hợp pháp Donetsk, Lugansk, Kherson, Zaporijjia và không gia nhập NATO. Tất nhiên Volodymyr Zelensky lập tức bác bỏ "tối hậu thư theo kiểu Hitler". Theo Le Figaro Magazine, việc đòi Ukraine đầu hàng một lần nữa chứng tỏ tổng thống Nga không muốn hòa bình với Kiev, mà hy vọng vào việc Donald Trump tái đắc cử.

Cuộc đua marathon ngoại giao của Zelensky

Il Corriere della Sera phân tích : "Tóm lại, Zelensky phải giải thích với binh sĩ và nhân dân là hai năm trời hy sinh khủng khiếp là vô ích : phải từ bỏ chủ quyền nhiều vùng đất và giải giáp. Có nghĩa là đầu hàng".Theo nhật báo Ý, rõ ràng Putin chỉ muốn gây nhiễu cho các cuộc thảo luận ở Bürgenstock. La Libre Belgique dẫn lời tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, chỉ trích sự khiêu khích "lần thứ không biết bao nhiêu" của ông chủ điện Kremlin.

Courrier International cũng dịch lại bài viết của nhật báo Đức Die Zeit, tiết lộ một số chuyện hậu trường về hội nghị. Theo đề nghị của Volodymyr Zelensky, ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock đã giúp vận động các nước còn do dự chưa đáp lại lời mời của Thụy Sĩ, đặc biệt là "các nước phương Nam".

Hồi tháng 5/2023 Volodymyr Zelensky, được mời dự hội nghị G7 ở Hiroshima đã tranh thủ phổ biến ý tưởng. Cùng với Đức, tổng thống Ukraine và các cố vấn đã làm một cuộc marathon ngoại giao để tham vấn các nước còn nghi ngại về những điểm trong kế hoạch mà họ có thể chấp nhận. Thành công đầu tiên đến vào đầu năm nay, khi Zelensky đánh vào lòng tự hào của người Thụy Sĩ : "Trung lập không có nghĩa là làm ngơ trước thực tế". Thụy Sĩ thấy rằng đây là dịp để lấy lại uy tín, sau khi bị nhiều đồng minh chỉ trích vì thái độ trong cuộc chiến với lý do "trung lập".

Hải quân Ukraine không cần thủy thủ

Về quân sự, The Economist nhắc lại khi bị Nga xâm lăng tháng 2/2022, Ukraine hầu như không có Hải quân, chiến hạm duy nhất phải tự đánh đắm để tránh bị quân Nga chiếm. Hai năm sau, Kiev thắng được Nga trên Hắc Hải, phá vỡ phong tỏa để xuất khẩu ngũ cốc. Chiến thắng này là nhờ sáng tạo công nghệ : trong khi Hải quân các nước dựa vào chiến hạm và thủy thủ để chiến đấu, Ukraine xây dựng một đội drone hải chiến với những drone nhỏ giá rẻ, dễ chế tạo để tấn công. Một nhà phân tích hải quân quan sát các video đã thống kê được 11 loại, nhưng thực tế có thể nhiều hơn. Theo The Economist, các drone hải chiến đã tiêu diệt được mười mấy chiến hạm Nga, trong đó có chiếc Caesar Kunikov.

Nga cố gắng dùng đại bác và súng máy để chống drone, nhưng người Ukraine đã có giải pháp. Các video mới đây cho thấy một drone tiến đánh tàu Nga với sáu rốc-kết Grad 122 ly, ngoài tầm bắn của quân Nga. Các rốc-kết không được GPS dẫn đường tuy kém chính xác, nhưng cũng gây được thiệt hại về người, làm hư radar, thiết bị thông tin, hỏa tiễn, đánh lạc hướng để các drone biển loại tự sát có thể đi ngang. Nhờ giá rẻ, Ukraine có thể đánh liên tục. Kyrylo Budanov, giám đốc tình báo quân đội Ukraine cho biết các drone sẽ còn gây nhiều bất ngờ cho quân Nga.

Chính trường Pháp : Tất cả các đảng đều rối ren !

Bên cạnh hội nghị thượng đỉnh vì hòa bình cho Ukraine, việc tổng thống Pháp bất ngờ giải tán Quốc hội sau bầu cử Nghị Viện Châu Âu là hai sự kiện được các tuần báo bàn luận nhiều nhất. Trang bìa L’Express đăng hình vẽ một bó chất nổ với tít lớn "Emmanuel Macron : Gu rủi ro". Le Point dành trang bìa cho chân dung tổng thống Macron, nhấn mạnh "Nước Pháp được ăn cả ngả về không". Le Nouvel Obs nhận xét "Trước Tập Hợp Dân Tộc (RN), cánh tả với thách thức ‘Mặt trận bình dân’". Nhìn từ các nước, Courrier International nhận thấy báo chí quốc tế bị sốc trước thắng lợi của đảng cực hữu cũng như quyết định của tổng thống Emmanuel Macron, chạy tít "Sự phá hoại Pháp".

Thời sự nước Pháp đang nóng bỏng. Chỉ mới bốn ngày bắt đầu chiến dịch tranh cử, đã có một loạt vụ thanh toán, "như một chuỗi bi hài kịch với nhiều tình tiết khiến bạn không thể rời khỏi ghế". Đó là nhận xét của Politico, được Courrier International trích dẫn. Đối với The Spectator, trong quá trình thăng tiến suông sẻ, Emmanuel Macron hầu như chưa bao giờ bị sỉ nhục, và kỳ bầu cử Nghị Viện Châu Âu vừa qua là cái tát đầu tiên. Macron phản ứng như một cậu bé đập vỡ món đồ chơi vì bị từ chối. Nhưng trong tuần lễ náo động này, đảng cánh hữu Những Người Cộng Hòa (LR) mới thực sự làm trò cười, theo Politico. Hôm thứ Ba, chủ tịch đảng Éric Ciotti chấp nhận liên kết với cực hữu RN, gây phẫn nộ cho hầu hết tên tuổi trong đảng. Bộ Chính trị LR họp để khai trừ chủ tịch, nhưng ông Ciotti cố thủ trong trụ sở và kiện ra tòa.

Bên cực hữu cũng nóng bỏng. Đầu tuần Marion Maréchal gặp người dì Marine Le Pen để liên minh, nhưng chủ tịch RN Jordan Bardella từ chối kết hợp với ông Éric Zemmour, chủ tịch đảng Reconquête (Tái chinh phục). Cô cháu bèn loan báo ủng hộ liên minh LR-RN, và ông Zemmour, người bị bỏ rơi tố cáo "kỷ lục thế giới về phản bội". Trong loạt "phim truyền hình với nhiều bất ngờ" này, theo The New York Times, cánh tả đoàn kết được với tên "Mặt trận Bình dân Mới". Tuy nhiên một số khuôn mặt chỉ trích Jean-Luc Mélenchon, chủ tịch đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất (LFI) bị ông này loại khỏi danh sách tranh cử.

Ngày 7 tháng Bảy : Chủ nhật buồn cho nước Pháp ?

L’Express dùng tên bài hát nổi tiếng "Sombre dimanche" (Chủ nhật buồn) làm tựa bài xã luận tuần này. Tờ báo nhấn mạnh, Macron bằng mọi giá muốn tránh cho ngày 07/07 tới không trở thành một Chủ nhật u ám, nhưng ông cần hiểu rằng những con xúc xắc không nằm trọn trong tay mình.

L’Express nhắc lại, tổng thống Charles de Gaulle hôm 30/05/1968 đã do dự rất nhiều cho đến phút chót, khi quyết định giải tán Quốc hội nhằm mục đích kết thúc cuộc khủng hoảng chính trị. Emmanuel Macron hôm Chủ nhật 09/06 có lẽ cũng đã trải qua những giờ phút tương tự, trước khi tuyên bố "xóa bài làm lại" vào lúc 21 giờ 02.

Trước đó chủ tịch Hạ Viện Yaël Braun-Pivet được mời đến Élysée để tham vấn, trong khi thường bị bỏ quên, đó là vì điều 12 Hiến Pháp đòi hỏi. Bà vẫn còn may mắn, vì tướng De Gaulle năm 1962 chỉ nói ngắn gọn với Gaston Monnerville, thậm chí không mời ngồi : "Thưa ông chủ tịch Thượng Viện, Hiến Pháp buộc tôi phải hỏi ý kiến của ông. Nhưng tôi đã biết ý kiến đó rồi, xin cảm ơn".  

Liệu ông tin rằng những lá phiếu sẽ giúp giành lại đa số, hay sẵn sàng được ăn cả ngả về không, kể cả mở cánh cửa điện Matignon cho cực hữu ? Trao lại tiếng nói cho nhân dân chưa bao giờ là ý tưởng tồi, khó thể trách nguyên thủ về việc đặt cử tri đứng trước trách nhiệm. Nhưng liệu người Pháp có thể thay đổi quan điểm chỉ trong vòng 20 ngày ?

Vị tổng thống trẻ lúc vừa được bầu lên hôm 07/05/2017 đã hứa hẹn "đoàn kết dân tộc", "sẽ làm mọi cách để 5 năm tới không còn lý do để bầu cho các đảng cực đoan". Emmanuel Macron đã thất bại trong cuộc chiến này : gần 40 % cử tri chọn cực hữu là cú đòn nặng cho ông. Những người tiền nhiệm từ Jacques Chirac, Nicolas Sarkozy cho đến François Hollande chưa bao giờ dám đùa với lửa như vậy.

Khi Narcisse đập vỡ tấm gương…

Le Point ví von "Ngày mà Narcisse đập vỡ tấm gương". Narcisse là nhân vật trong thần thoại Hy Lạp có sắc đẹp tuyệt trần, quá yêu chính mình, suốt ngày chỉ soi bóng xuống dòng sông để tự chiêm ngưỡng.

Emmanuel Macron có đúng khi bất ngờ loan báo giải tán Quốc hội sau thất bại của đảng mình ? Cực hữu sẽ thắng trong mọi trường hợp, thậm chí có thua trong kỳ bầu cử sắp tới, đảng của Marine Le Pen vẫn sẽ có số lượng dân biểu đông đảo trong Quốc hội. Phải chăng lịch sử sẽ lặp lại : tổng thống Chirac năm 1997 đã phải chung sống với thủ tướng của đảng Xã Hội. Điều chắc chắn là sau bảy năm cầm quyền, RN, đảng thân Putin và theo chủ nghĩa bảo hộ - đối thủ chính của Macron – lại đang thắng thế.

Khi người ta muốn làm mọi thứ thì chẳng làm được gì cả. Lên truyền hình thường xuyên, có mặt trong tất cả buổi lễ tưởng niệm, Thế vận hội, bay đến Tân Calédonie… Macron không có thời gian để cân nhắc về những vấn đề mà người Pháp đang bị ám ảnh : nhập cư mất kiểm soát, kinh tế trì trệ, trật tự trị an. Ba ngõ cụt này giúp RN phát triển, và đưa tổng thống ái kỷ vào danh sách những người tự gây ra hỏa hoạn cho nền đệ ngũ cộng hòa.

Giờ đây khi vị tổng thống Narcisse đã đập vỡ tấm gương, nếu giành được đa số trong vòng hai, ông có dám cải cách sâu rộng kinh tế xã hội hay không ? Người dân chẳng giúp gì cho Macron, sau khi đẩy cực hữu lên tầm cao chóng mặt, lại còn ủng hộ chiến lược của Jean-Luc Mélenchon - thủ lãnh cực tả với những đam mê xám xịt kể cả bài Do Thái. Có nên tin rằng hai đảng cực đoan này sẽ tranh chấp một nước Pháp hậu Macron với nhiều tàn tích ?

Từ cơn ác mộng dân chủ đến bức tường nợ công

Đối với tuần báo thiên tả Le Nouvel Obs, đây là "Cơn ác mộng dân chủ". Từ thành lũy ngăn cực hữu đến bậc tam cấp cho Tập Hợp Dân Tộc leo lên, chỉ có một lằn ranh mong manh, và Emmanuel Macron đã bước qua dù Hiến Pháp không đòi hỏi, tạo ra một trận động đất thực sự. Vào lúc chỉ còn 40 ngày nữa khai mạc Thế vận hội Paris và chiến tranh ở Ukraine cũng như Gaza đang ác liệt, đây là hành động vô trách nhiệm. Lần này Marine Le Pen và Jordan Bardelle, các thủ lãnh RN thực sự đang đứng trước ngưỡng cửa quyền lực ; trong khi đảng cánh hữu LR yếu hơn bao giờ hết, còn cánh tả tuy liên kết lại nhưng vẫn có những bất đồng khó vượt qua.

Le Point thiên hữu nhấn mạnh, từ nay Châu Âu chăm chú quan sát nước Pháp. Dù làn sóng cánh hữu dân tộc chủ nghĩa hay dân túy, cực hữu với mọi hình thái không chỉ ảnh hưởng mỗi nước Pháp, nhưng chỉ có cực hữu Pháp là hoàn toàn tách rời thực tại, với chương trình kinh tế bất khả thi. Marine Le Pen khác hẳn với thủ tướng Ý Giorgia Meloni. Không chỉ bà Meloni ủng hộ Ukraine, mà còn ít va vấp về kinh tế và chính sách Châu Âu nhờ thường xuyên trao đổi với Mario Draghi, cựu chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu.

L’Express trong bài "Jordan Bardella và bức tường nợ công" nhận định, nếu chiến thắng, vấn đề ngân sách sẽ nhanh chóng ám ảnh hàng đêm Bardella, thủ tướng tiềm năng sinh năm 1995. Khoảng cách lãi suất dài hạn giữa Pháp và Đức ngày càng xa hơn, những lời hứa vô tội vạ của cực hữu sẽ bị thị trường trừng phạt. Chẳng hạn việc giảm thuế xăng dầu từ 20 % còn 5,5 % sẽ làm ngân sách tiêu tốn 10 tỉ euro mỗi năm. Thủ tướng Anh Liz Truss từng mất ghế năm 2022 vì kế hoạch ngân sách phi thực tế, gây khủng hoảng lãi suất. Bardella và RN cần nhớ, dù muốn hay không, "những người cho chúng ta vay tiền luôn có lý".

Thụy My

Additional Info

  • Author Thụy My
Published in Quốc tế

Ukraine tuyên b ln đu tn công chiến đu cơ thế h mi nht ca Nga

VOA, Reuters, 09/06/2024

Lc lượng Ukraine ln đu tiên đã tn công mt máy bay chiến đu Sukhoi thế h mi nht ca Nga là Su-57 ti mt căn c không quân bên trong lãnh th Nga, cơ quan tình báo quc phòng GUR ca Kyiv cho biết hôm 9/6, đng thi đưa ra nhng bc nh v tinh đ xác nhn cuc tn công.

uk1

Mt chiếc Su-57 ca Nga ti mt cuc trin lãm hàng không. [nh minh ha]

Trong mt bài đăng trên Telegram, GUR không nêu rõ cách thc Su-57 b tn công hoc bi đơn v nào ca quân đi Ukraine.

Mt blogger quân s ng h chiến tranh ni tiếng ca Nga, người t gi mình là Fighterbomber và tp trung vào lĩnh vc hàng không, cho biết rng tin tc v cuc tn công Su-57 là chính xác và nó đã b máy bay không người lái oanh kích trúng.

GUR cho biết, chiếc máy bay đang đ ti sân bay Akhtubinsk, nơi h cho biết cách tin tuyến Ukraine gia Ukraine và lc lượng xâm lược Nga 589 km.

"Các bc nh cho thy, vào ngày 7/6, chiếc Su-57 vn nguyên vn và vào ngày 8/6, có nhng ming h do v n và các đim cháy đc trưng do hư hi vì ha hon gn nó", GUR nói, kèm theo nhng hình nh được đăng cùng tin nhn.

Ukraine đã phi chng chi vi cuc xâm lược toàn din ca Nga k t tháng 2 năm 2022. C hai bên đu tiến hành các cuc tn công thường xuyên sâu hàng trăm km vào lãnh th đi phương bng tên la và máy bay không người lái.

Ukraine, quc gia thiếu kho tên la khng l mà Moscow có, đã tp trung chế to máy bay không người lái tm xa đ tn công các mc tiêu sâu bên trong nước Nga.

Blogger người Nga Fighterbomber cho biết rng chiếc máy bay chiến đu đã b trúng mnh đn và thit hi hin đang được đánh giá đ xem liu máy bay có th sa cha được hay không.

Ông nói rng nếu chiếc máy bay được coi là không th sa cha được thì đó s là tn tht chiến đu đu tiên ca Su-57.

Phóng viên quân s Alexander Kharchenko ca thông tn xã nhà nước Nga RIA đã đăng mt thông đip n ý, không trc tiếp tha nhn cuc tn công nhưng ch trích vic thiếu nhà cha máy bay đ bo v máy bay quân s.

Mc dù được qung cáo là máy bay chiến đu thế h th năm ca Nga đ cnh tranh vi máy bay tương đương ca M, Su-57 vn gp khó khăn do s chm tr trong quá trình phát trin và mt v tai nn vào năm 2019.

Theo nhà sn xut, vic sn xut hàng lot máy bay này bt đu vào năm 2022.

Nó là mt máy bay chiến đu có kh năng thc hin nhiu vai trò khác nhau trên chiến trường.

Reuters

******************************

Ukraine lần đầu tiên phá hủy chiến đấu cơ Su-57 tàng hình trên lãnh thổ Nga

Thùy Dương, RFI, 09/06/2024

Ukraine tiếp tục tấn công vào các mục tiêu quân sự quan trọng nằm sâu trong lãnh thổ Nga. Ngày 08/06/2024, "lần đầu tiên trong lịch sử", chiến đấu cơ tàng hình Su-57, đời mới nhất của Nga, đậu ở sân bay Akhtubinsk, vùng Astrakhan, cách biên giới 60 km, đã bị phá hủy.

uk2

Chiến đấu cơ đời thứ năm Sukhoi S-57 của Nga. AP - Alexander Zemlianichenko - Ảnh minh họa

Cơ quan tình báo Ukraine - GUR đăng hai hình ảnh chụp ngày 07 và 08/06 từ vệ tinh, trước và sau vụ tấn công, cho thấy thiệt hại của vụ tấn công nhưng không nêu rõ cách tiến hành và cũng không nhận trách nhiệm. Tuy nhiên, một nguồn tin ẩn danh trong GUR cho AFP biết chính GUR tiến hành vụ tấn công bằng drone được chế tạo tại Ukraine.

Chiến đấu cơ tối tân Su-57 được đưa vào biên chế của Không Quân Nga từ năm 2020, thay thế cho các máy bay Su-27, Mig-29 từ thời Liên Xô. Blogueur quân sự Nga Flighterbomber xác nhận vụ tấn công, nhưng cho biết không thể xác định được liệu chiến đấu cơ bị bắn còn hoạt động được hay không.

Trước đó, ngày 08/06, Nga cho biết hệ thống phòng không đã phá vỡ môt vụ tấn công bằng drone của Ukraine nhắm vào một sân bay quân sự ở Bắc Ossetia, vùng Kavkaz, cách biên giới Ukraine đến 1.000 km.

Phía Nga cũng không ngừng tấn công Ukraine, đặc biệt nhắm vào các công trình hạ tầng năng lượng. Trả lời báo chí ngày 07/06, thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết chỉ còn 27% các nhà máy nhiệt điện trên cả nước có khả năng hoạt động bình thường. Tổng giám đốc công ty điện lực quốc gia Ukrenergo nhấn mạnh là năm 2024, các nhà máy điện chịu thiệt hại nhiều hơn so với năm ngoái.

Thùy Dương

*****************************

Diễn đàn Kinh tế Saint Petersburg : Tổng thống Nga tự tin sẽ chiến thắng trong cuộc chiến ở Ukraine

Minh Phương, RFI, 08/06/2024

Hôm nay, 08/06/2024, Diễn đàn Kinh tế thế giới Saint Petersburg, hội nghị thượng đỉnh thường niên của Nga, chính thức bế mạc. Nếu như trước đây, diễn đàn tập trung vào những nhà đầu tư của Châu Âu thì giờ, sau khi Nga xâm lược Ukraine, hội nghị lại trở thành một sự kiện chống phương Tây. Tại phiên bế mạc, chủ nhân điện Kremlin đã một lần nữa khẳng định sẽ tiếp tục theo đuổi chiến tranh và tuyên bố Nga sẽ là bên chiến thắng.

uk3

Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Diễn đàn Kinh tế thế giới Saint Petersburg, ngày 07/06/2024. © AP/Anton Vaganov

Từ Saint Petersburg, đặc phái viên RFI Anissa El Jabri tường thuật :

"Trên hành lang là những đại diện Taliban, rồi cả lãnh đạo Zimbabwe, quốc gia đang bị cấm vận, cũng bước lên diễn đàn bế mạc với Vladimir Putin. Những hình ảnh này nhằm tuyên truyền về một nước Nga hưng thịnh mà không cần có phương Tây. Cũng trên các lối đi, một robot khổng lồ cao vài mét cứ mỗi giờ lại hô vang :

"Nền kinh tế của chúng ta mạnh mẽ như thép trong cơ thể tôi".

Vladimir Putin liên tục khoe khoang những con số tăng trưởng của Nga, bỏ qua việc liệu nền kinh tế chiến tranh có đang bòn rút sự tăng trưởng đóhay liệu các khoản đầu tư vào nghiên cứu và đổi mới có đang dần tụt hậu. Và khi chúng ta hỏi một cỗ máy trí tuệ nhân tạo trên lối đi, nó phản hồi :

"Thật đáng tiếc, tôi không thể cung cấp thông tin cập nhật về tình hình nền kinh tế Nga, vì nó có thể thay đổi nhanh chóng".

Chiến tranh vẫn là mục tiêu chính và là đích đến của Vladimir Putin. Ông sẽ không từ bỏ và tiếp tục lặp lại trước toàn thể các nhà lãnh đạo :

"Dù là chiến thắng hay thất bại, tất cả các cuộc xung đột vũ trang đều kết thúc bằng các hiệp định hòa bình. Nhưng, như một cựu lãnh đạo của một quốc gia Châu Âu đã nói với tôi, những thỏa thuận này chỉ có thể được đúc kết dựa trên thất bại hoặc là chiến thắng quân sự của một bên nào đó. Và chúng ta sẽ là bên chiến thắng".

Nguyên thủ quốc gia Nga tiếp tục thể hiện sự tự tin và các mục tiêu vĩ đại của mình. Hôm qua, phát ngôn viên của ông thậm chí còn đưa ra những lời lẽ gay gắt và khinh miệt về hội nghị thượng đỉnh hòa bình cho Ukraine tổ chức ở Thụy Sĩ, gọi đây là "một cuộc tụ họp vô lý và lãng phí thời gian".

Cũng trong diễn đàn này, tổng thống Nga tuyên bố từ đầu năm nay quân Nga đã chiếm được thêm 47 khu dân cư tại Ukraine, tương đương 880 km vuông. Còn tại chiến trường, hôm qua đã có ít nhất 23 người đã thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương trong các cuộc tấn công của Ukraine nhằm vào các khu vực do Nga kiểm soát ở phía đông và nam Ukraine. 

Minh Phương

*****************************

Pháp muốn lập một liên minh để cử huấn luyện viên quân sự sang Ukraine

Thu Hằng, RFI, 08/06/2024

Pháp hỗ trợ Ukraine khôi phục cơ sở hạ tầng, trong đó có mạng lưới năng lượng, thông qua hai thỏa thuận tín dụng và tặng trị giá 650 triệu euro. Ngày 07/06/2024, khi tiếp đồng nhiệm Volodymyr Zelenky tại Paris, tổng thống Emmanuel Macron còn thể hiện quyết tâm cao hơn khi cho biết muốn "thành lập một liên minh" những nước sẵn sàng cử huấn luyện viên quân sự đến Ukraine.

uk4

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelenskyy, trong cuộc họp báo ngày 07/06/2024 tại Điện Elysée ở Paris, Pháp. AP - Yoan Valat

Trong buổi họp báo tại điện Elysée, ông Macron cho biết "nhiều nước đối tác đã đồng ý" và "những ngày tới được dành để thành lập liên minh". Theo nguyên thủ Pháp, yêu cầu của Ukraine là "chính đáng" vì họ đang "động viên đông đảo" và cần "đào tạo vài chục nghìn quân nhân" và việc này được tổ chức "thuận tiện hơn trên lãnh thổ Ukraine".

Tổng thống Pháp cũng xác nhận đợt huấn luyện lái chiến đấu cơ Mirage 2000-5 cho phi công Ukraine sắp bắt đầu. Tuy nhiên, ông không nêu rõ số lượng máy bay có thể giao cho Ukraine hay liệu có nước nào khác làm tương tự hay không. Chiến đấu cơ của Pháp có thể giữ vai trò như thế nào tại Ukraine ? Xavier Tytelman, cố vấn trong lĩnh vực hàng không quân sự và quốc phòng của tạp chí Air et Cosmos, giải thích trên đài RFI :

"Chiến đấu cơ Mirage 2000-5 là đời cuối của dòng Mirage 2000 trước khi chiến đấu cơ Rafale được đưa vào sử dụng cho đến hiện nay. Nhưng Mirage 2000 vẫn được dùng rất nhiều, nhất là trong phòng không. Có nghĩa là đây là một loại máy bay chủ yếu để chặn những chiến đấu cơ khác hoặc máy bay trực thăng, còn trong trường hợp Ukraine là những tên lửa hành trình, drone tự sát mà Nga không ngừng bắn vào lãnh thổ Ukraine.

Về mặt dân sự, Mirage 2000 giúp tránh được những trận tấn công, oanh kích vào cơ sở hạ tầng dân sự, vẫn là mục tiêu chính của Nga. Về mặt quân sự, loại máy bay này có thể bắn tên lửa có tầm bắn 60-80 km. Chúng ta có thể hình dung là Mirage 2000 có thể bắn chặn một số loại chiến đấu cơ, kể cả khi chiến đấu cơ Nga đang thả bom bay vào thành phố Kharkiv chẳng hạn hoặc ở những vùng chiến tuyến khác. Vì thế, Mirage 2000 vẫn có lợi ích tác chiến dù không thể so với F-16 được thông báo chuyển giao cho Ukraine trong năm nay, bởi vì F-16 có thể bắn tên lửa tầm xa 120 km. Cho nên hiện giờ, Mirage 2000 có lẽ được dành cho việc bảo vệ lãnh thổ Ukraine, chứ không phải là lập hệ thống phòng không chiến trường".

Cũng trong ngày 07/06, tập đoàn Pháp Thales thông báo Bộ Quốc phòng Ukraine đã ký hợp đồng mua hệ thống phòng không thứ hai để "góp phần bảo vệ lãnh thổ" khỏi các cuộc tấn công của của Nga. Trong thông cáo, Thales cho biết hệ thống phòng không đầu tiên được giao năm 2023 và đã thể hiện hiệu quả trên chiến trường.

Thu Hằng

Additional Info

  • Author Reuters, Thùy Dương, Minh Phương, Thu Hằng
Published in Quốc tế

Crimea, chiếc bẫy tử thần cho quân Nga

The Economist khẳng định "Tại Crimea, Ukraine đã đánh bại Nga". Le Nouvel Obs cho rằng "Hy vọng đã trở lại" với Kiev. Gói viện trợ 61 tỉ đô la của chính quyền Biden bắt đầu có tác động tốt, và nhiều nước phương Tây ít nhiều đã dỡ bỏ giới hạn trong việc dùng vũ khí viện trợ.

crimea1

Ảnh tư liệu từ video đăng trên kênh Telegram của thống đốc Sevastopol, Mikhail Razvozhaev ngày 29/04/2023 cho thấy một bồn nhiên liệu bốc cháy vì Ukraine oanh kích. Kiev đã có hỏa tiễn tầm xa, quân Nga ở Crimea chịu sức ép ngày càng lớn. AP

Cực hữu đe dọa cuộc bầu cử Nghị viện Châu Âu, chiến tranh ở Ukraine và Gaza, kỷ niệm 80 năm Đồng minh đổ bộ Normandie là những vấn đề chính trên các tuần báo kỳ này.

Le Point đăng ảnh tổng thống Nga với dòng tít "Chương trình của ông ta cho Châu Âu : Chiến tranh, can thiệp, gây bất ổn". Trang bìa L'Express mang nền xanh màu cờ Châu Âu với những ngôi sao và những mũi tên chi chít cắm vào, nêu ra "Trung Quốc, Nga, Azerbaijan... Châu Âu bị vây hãm". Cũng dùng lá cờ Châu Âu là nền cho trang nhất, Courrier International chạy tít "Cực hữu xâm chiếm Châu Âu". Ảnh trang nhất Le Nouvel Obs có hình năm thủ lãnh cực hữu ở châu lục, nhấn mạnh đến "Mối đe dọa từ bên trong".

Được cởi trói, hy vọng đã quay lại với Kiev

Liên quan đến Ukraine,     cho rằng "Hy vọng đã trở lại". Nhiều nước phương Tây trong đó có Hoa Kỳ đã cho phép Kiev oanh kích các mục tiêu quân sự trên đất Nga bằng vũ khí do họ cung cấp. Đây có thể là thay đổi mang tính quyết định trong cuộc chiến.

Nhiều chiến lược gia đã chỉ trích họ trói tay người Ukraine, và rốt cuộc mười mấy quốc gia đã dỡ bỏ toàn bộ hay một phần những hạn chế. Hà Lan còn thông báo 24 chiếc F-16 được hứa chuyển giao có thể dùng để tấn công vào lãnh thổ Nga. Đó là do quân Nga đã chiếm được 180 kilomet vuông của Kharkiv. Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW), khi đặt ra những giới hạn, Mỹ đã tạo ra một vùng cấm ở đó Nga tha hồ tập hợp đội quân xâm lăng, phóng đi những quả bom lượn và hỏa tiễn để yểm trợ cho đợt tấn công mới.

Các nhà phân tích so sánh với tình hình Crimea. Khi sử dụng hỏa tiễn đạn đạo ATACMS có tầm bắn 300 kilomet, Ukraine có thể tấn công tất cả mục tiêu Nga tại bán đảo bị chiếm đóng năm 2014. Được nhìn nhận là lãnh thổ Ukraine, Crimea không bị Washington hạn chế, và các hoạt động của Kiev hiện nay nhằm chuẩn bị cho việc tiếp nhận những chiếc F-16 đầu tiên. Vấn đề quan trọng đến nỗi Vladimir Putin đầu tư phương tiện khổng lồ để giữ bằng được Crimea, được coi là một hàng không mẫu hạm trên đất liền.

Áp lực mới khiến bán đảo này đang là thế mạnh bỗng trở thành điểm yếu, giúp Ukraine một ngày nào đó có thể thương lượng với thế thượng phong. Hạm đội Hắc Hải chưa chi đã phải rút khỏi cảng Sevastopol, thu mình lại ở Novorossiisk. Theo tướng Ben Hodges, nhờ tin tức vệ tinh do NATO cung cấp cũng như người Ukraine nắm rõ địa hình, không có chuyển động nào ở Crimea mà Kiev không hay biết. Tướng Hodges cho rằng khi thời cơ đến, Ukraine có thể phá hủy cầu Kerch, trục quan trọng nối bán đảo với lãnh thổ Nga.

Crimea trở thành chiếc bẫy tử thần cho Moskva

The Economist khẳng định "Tại Crimea, Ukraine đánh bại Nga", và bán đảo đã trở thành một chiếc bẫy tử thần cho lực lượng của Kremlin. Rốt cuộc đã có tin vui từ Ukraine, gói viện trợ 61 tỉ đô la của chính quyền Biden sau sáu tháng bị Quốc hội cản trở, có tác động tốt.

Hai tuần qua đợt tấn công của Nga vào Kharkiv đã bị mất đà, và Ukraine "đang biến Crimea thành nơi quân Nga không thể trú ngụ". Đây là phần thưởng lớn cho Kiev. Lâu nay các cơ sở hậu cần, căn cứ không quân và hải quân Nga ở Sevastopol vẫn được dùng để khống chế miền nam Ukraine, phong tỏa việc xuất khẩu ngũ cốc, liên tục đưa quân và vũ khí tấn công. Tất cả nay đang bị Kiev đe dọa.

Một cuộc đổ bộ theo kiểu D-Day của Đồng minh thời trước để giải phóng Crimea hiện khó thể nghĩ đến. Nhưng theo Sir Lawrence Freedman, chiến lược gia Anh, điều quan trọng là Crimea nay trở thành nhược điểm của Nga vì có quá nhiều thứ phải bảo vệ. Nico Lange, cựu cố vấn bộ quốc phòng Đức cũng cho rằng chiến lược của Kiev vừa quân sự vừa chính trị, và đang bóp nghẹt hậu cần Nga.

Quân Nga "không còn chỗ nào để trốn" trên bán đảo

Ukraine đã chứng tỏ sự hiệu nghiệm của hỏa tiễn hành trình Storm Shadow và Scalp do Anh, Pháp chi viện ; cũng như các drone biển tự chế một cách thông minh để đánh vào chiến hạm Nga. Đặc biệt là các tàu đổ bộ Ropucha được dùng để chở quân hầu hết đã bị phá hủy. Các drone và hỏa tiễn Ukraine đã loại ra khỏi vòng chiến phân nửa Hạm đội Hắc Hải. Số còn lại lùi về cảng Novorossiysk cách đó 300 kilomet hôm 17/05 cũng bị drone hải chiến tấn công, tiêu hủy một ga xe lửa, một nhà máy điện và một căn cứ hải quân bị thiệt hại.

Nhưng nay Ukraine còn phối hợp các drone tân tiến để đánh vào phòng không Nga. Những vụ tấn công vào các căn cứ không quân Djankoi rồi Belbek ở Crimea đã làm thiệt hại nhiều trực thăng, hệ thống S-400, trung tâm kiểm soát, radar và bốn phi cơ. Mười hỏa tiễn mỗi quả chứa 300 quả bom nhỏ bị phá hủy gây ra những vụ hỏa hoạn khổng lồ. The Economist cho rằng số hỏa tiễn ATACMS mà Kiev sở hữu nhiều hơn là 100 giàn đã nhận, S-400 trị giá 200 triệu đô la vốn được khoe khoang tỏ ra kém hiệu quả.

Ông Lange khẳng định Kiev sử dụng drone để dụ Nga bộc lộ vị trí radar, rồi chuyển lập tức cho ê-kíp ATACMS, chỉ 6 phút sau là bị diệt. Theo tướng Hodges, quân Nga "không có chỗ nào để trốn", mỗi mét vuông ở Crimea đều trong tầm ngắm của Ukraine. Trắc nghiệm đầu tiên cho thành công của Ukraine tại Crimea có thể được thấy vào mùa hè này, khi người Nga có thói quen theo đường cầu Kerch sang nghỉ mát. Ben Barry, Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế nhận định nếu du khách không sang nữa, sẽ là dấu hiệu xấu cho Putin. Crimea lệ thuộc rất nhiều vào kỹ nghệ du lịch, nhưng năm ngoái số đặt phòng đã giảm mất phân nửa. "Crimea từ một địa điểm sang trọng đã biến thành nơi rút rỉa nguồn lực Nga".

Chiến đấu cơ Mirage 2000-5 của Pháp : Bước ngoặt chất lượng cho Ukraine

L'Express phân tích về tác động của việc Paris cung cấp chiến đấu cơ Mirage 2000-5 cho Kiev. Mười tháng sau khi Hà Lan và Đan Mạch quyết định tặng F-16 cho Ukraine, đến lượt Pháp bước qua một ngưỡng mới.  Đối với quân đội Ukraine, đây là một bước nhảy vọt về chất lượng. Tướng Jérôme Pellistrandi giải thích, Mirage 2000-5 lợi hại hơn nhiều so với những chiếc Mig 29n đang được Ukraine sử dụng.

Đây là phiên bản cải tiến của Mirage 2000 dành cho không chiến, mục tiêu chính là chiến đấu cơ và hỏa tiễn địch. Hiện có 30 chiếc vẫn đang được quân đội Pháp sử dụng, trong đó bốn chiếc đã triển khai sang Litva để làm nhiệm vụ cảnh sát trên không, và đã ngăn chặn ít nhất 5 phi cơ Nga vào cuối tháng 2. Để không bị giảm quá nhiều năng lực, Paris cố gắng thuyết phục các nước khác như Hy Lạp, Ấn Độ, Brazil tham gia. Chuyên gia hàng không Xavier Tytelman cho biết để có hiệu quả cần phải đưa sang ít nhất 12 chiếc, và lý tưởng nhất là 30 đến 40 chiếc Mirage 2000-5 ; cộng với khoảng 85 chiếc F-16 do các nước Châu Âu khác viện trợ.

Vào lúc Moskva gia tăng không kích Ukraine, Mirage 2000-5 sẽ là hỗ trợ quý giá để bảo vệ bầu trời. Trong số vũ khí mang theo có hỏa tiễn không đối không Mica có tầm bắn 60 đến 80 kilomet. Tướng Pellistrandi cho biết, Mirage 2000-5 không được chế tạo để thả bom mà để tiêu diệt phi cơ địch. Như vậy các chiến đấu cơ này sẽ ngăn phi cơ Nga xâm nhập không phận Ukraine và chận các hỏa tiễn bắn đi từ lãnh thổ Nga, làm giảm mối đe dọa trên bầu trời các thành phố Ukraine.

Các chế độ độc tài tấn công Châu Âu từ mọi phía

Đã bị ảnh hưởng từ chiến tranh Ukraine, Châu Âu dân chủ còn bị các chế độ độc tài Nga, Trung Quốc, Iran, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan… lũng đoạn trong một cuộc chiến không tuyên bố. L’Express dành hẳn hồ sơ gồm 7 trang cho vấn đề này. Bà Nathalie Loiseau, chủ tịch ủy ban an ninh quốc phòng của Nghị Viện Châu Âu nói rằng từ lâu vẫn ghi chép đầy đủ những vụ can thiệp từ tung tin giả đến phá hoại, nhưng nay danh sách này quá dài, không thể đếm xuể.

Có thể tạm kể : Bốn ngàn vụ báo động bom giả gây sợ hãi trong các trường học ở Litva. Một vụ hỏa hoạn bí ẩn thiêu rụi một trong những trung tâm thương mại lớn nhất Ba Lan. Một tàu chở container khiến một ống dẫn dầu nối Estonia với Phần Lan không còn hoạt động được. Tại Strasbourg, một dân biểu Châu Âu của Latvia giữ liên lạc với FSB, trong khi ở Paris, ba kẻ ngay giữa ban ngày đặt năm chiếc hòm dưới chân tháp Eiffel với băng-rôn "Lính Pháp ở Ukraine"…

Còn thời điểm nào thích hợp hơn là cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu ? Từ ngày 6 đến 9/6, 360 triệu cử tri sẽ chọn lựa 720 dân biểu Châu Âu. Từ Vilnius tới Paris, các cơ quan tình báo đều căng thẳng, lo ngại những vụ phá rối lớn. Người ta còn nhớ cuộc bầu cử Slovakia cuối 2023. Ngay trước khi các phòng phiếu mở cửa, trên mạng xã hội xuất hiện một video giả trong đó ứng cử viên cánh trung Michal Simecka "tiết lộ" đã dùng thủ thuật để thắng cử. Lúc đó báo chí không còn được đăng tin về bầu cử nên không thể đính chính, hậu quả là hôm sau Robert Fico, nhân vật thân Nga đắc cử.

"Lá chắn dân chủ" cho châu lục ?

Từ khi Nga xâm lăng Ukraine, các vụ can thiệp ngày càng quy mô và tinh tế hơn. Việc đóng cửa các cơ quan tuyên truyền RT (Russia Today) và Sputnik của Moskva, cùng với việc trục xuất hàng trăm điệp viên Nga không mang lại kết quả mong muốn. Kremlin càng chế ra nhiều cách thức lũng đoạn. Trên Telegram, tình báo Nga nhắm vào các nhóm thảo luận để gieo rắc hoài nghi, chi tiền cho các trò phá hoại, trả bằng tiền ảo từ 20 đến 50.000 euro. Cơ quan chức năng các nước rất khó can thiệp vì thường là những người không tiền án tiền sự. Ở tầm Châu Âu, khó thể phối hợp 27 cơ quan tình báo khác nhau, trong đó không ít lỗ hổng.

Không chỉ phá rối chính trị xã hội, Nga, Trung Quốc… còn nhắm vào sức mạnh kinh tế của châu lục. Từ ăn cắp sở hữu trí tuệ cho đến kiểm soát những lãnh vực chiến lược, các chế độ độc tài này muốn chia rẽ, làm giảm năng lực sáng tạo để ngăn cản trở Châu Âu thành nhân tố kinh tế chính. Khác với các nước vùng Baltic đã có "fighting spirit" (tinh thần chiến đấu) tập thể, ý thức nơi EU còn quá kém. Tại Pháp, bộ trưởng phụ trách các vấn đề Châu Âu Jean-Noël Barrot vừa được bổ nhiệm đã kêu gọi thành lập "lá chắn dân chủ" cho châu lục. Muộn còn hơn không.

1001 cách phá rối của Putin

Le Point nhận định, làm yếu đi các quốc gia dân chủ, hơn bao giờ hết đang là ưu tiên của tổng thống Nga, và mọi phương cách đều được vận dụng. Trong vụ năm chiếc quan tài trước tháp Eiffel, ba người được trả vài trăm euro để làm việc này bị câu lưu, kẻ đứng sau được cho là một nhân vật thân cận với Kremlin. Giữa tháng 5, 35 vết bàn tay đỏ được sơn lên bức tường tưởng niệm vụ diệt chủng người Do Thái… Mỗi lần như vậy, các nhà điều tra nhanh chóng tìm ra những chiếc vòi bạch tuộc mang danh các quỹ, hiệp hội, doanh nhân Nga…

Pháp không phải là nước duy nhất bị nhắm đến. Các hoạt động ít tốn kém nhưng gây tiếng vang kiểu đó, được lặp lại khắp nơi tại châu lục : hỏa hoạn tại một nhà kho ngoại ô Luân Đôn, tại Đức một doanh nhân gốc Nga trả tiền cho những ai đi dán các sticker chế nhạo chính phủ. Ở Ba Lan, các áp-phích đả kích nông dân Ukraine xuất hiện đầy trên những nẻo đường các thành phố lớn… Hồi tháng 2, Le Point phát hiện các hoạt động của tổ chức Portal Kombat : tạo ra hàng mấy trăm trang web đăng tin giả bằng tiếng Pháp, Anh, Đức. Trước đó một start-up Nga là RRN tạo ra mấy chục trang web nhái theo những tờ báo chính thống Le Parisien, Le Point, Le Figaro với tin tức thất thiệt có lợi cho Nga.

Có vẻ Kremlin chi tiền như nước : chừng như mạng xã hội và internet vẫn chưa đủ, Nga lập ra những "cơ quan truyền thông" như Voice of Europe, và các bản sao RT tại nhiều nước Châu Âu. Moskva còn lũng đoạn trực tiếp chính trường. Cách đây vài ngày, cảnh sát Bỉ lục soát văn phòng nhiều dân biểu Châu Âu đã nhận những số tiền lớn để phổ biến các quan điểm của Vladimir Putin. Tại Cộng hòa Czech, phát hiện những món tiền mặt quan trọng nơi các ứng cử viên Châu Âu thân Nga…

Cơn ác mộng cực hữu ở Nghị Viện Châu Âu

Trong bối cảnh đó, mối lo các phe cực hữu chiếm ghế ở Nghị Viện Châu Âu càng gây thêm lo ngại. Le Nouvel Obs gọi cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu là "một cuộc bỏ phiếu lịch sử". Các phong trào dân tộc chủ nghĩa và dân túy từ Roma, Warzsawa cho tới Paris đang nở rộ, được bình thường hóa và bắt rễ lâu dài, là mối nguy hiểm cho nền dân chủ. Thủ tướng Pháp Gabriel Attal đánh giá đây là cuộc bầu cử quan trọng nhất kể từ 40 năm qua.

Lần đầu tiên, Nghị Viện Châu Âu sẽ đón nhận các đại biểu những đảng cực hữu từ Pháp, Áo, Bỉ, Cộng Hòa Czech, Hungary, Ý, Hà Lan, Ba Lan, Slovakia… Theo các thăm dò, họ sẽ chiếm 1/4 số ghế trong Nghị Viện, một cơn ác mộng cho các đảng ủng hộ Châu Âu – Dân chủ Thiên chúa giáo, tự do, dân chủ xã hội, sinh thái hiện đang chiếm đa số ghế.

Đây là một bước ngoặt lịch sử, đối với định chế luôn có mục tiêu vượt qua những sự đối địch và dân tộc quá trớn đã làm mấy chục triệu người chết trong các cuộc chiến tranh thế kỷ 20. Cực hữu sẽ phá rối các dự án quan trọng của EU – hỗ trợ Ukraine, chuyển đổi sinh thái, bảo vệ nhân quyền, xây dựng quốc phòng chung Châu Âu… bằng cách bỏ phiếu chống. Nền dân chủ, tài sản chung sẽ bị lợi dụng. Vì sao cực hữu phát triển ? Theo Le Nouvel Obs, các phe này luôn khai thác nạn bài ngoại, và xu hướng chống nhập cư càng khiến dân Châu Âu lo sợ khi số sinh đẻ Châu Phi đang rất cao.

Thời kỳ hậu chiến cởi mở đang khép lại, vào năm 1944 sau khi Đồng minh đổ bộ xuống Normandie và kéo dài đến 1989 với sự sụp đổ của bức tường Berlin. Rất nhiều thành tựu đã đạt được : 72% người Châu Âu cho rằng đất nước mình hưởng lợi qua việc gia nhập Liên Hiệp Châu Âu. Nhưng tự do, giá trị lớn từ 80 năm qua đang bị các chính phủ ở Budapest hay mới đây là Bratislava phá hoại. Bức màn sắt đã thô bạo rơi xuống Ukraine, nơi cả một dân tộc đang chiến đấu với hy vọng tham gia Châu Âu dân chủ.

Thụy My

Additional Info

  • Author Thụy My
Published in Quốc tế

Ukraine đề nghị được tự do hơn trong việc tấn công sang lãnh thổ Nga

Thùy Dương, RFI, 04/06/2024

Chỉ vài ngày sau khi Mỹ đồng ý để Ukraine sử dụng vũ khí của phương Tây để tấn công vào các mục tiêu quân sự trên lãnh thổ Nga, Kiev hôm qua 03/06/2024 cho biết sẽ yêu cầu các đồng minh cho quân đội Ukraine thêm nhiều quyền tự do hơn để tấn công đối phương.

xinphep1

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba (trái) bên cạnh ngoại trưởng Estonia Margus Tsahkna tại một khu tưởng niệm ở Kiev, Ukraine, ngày 03/06/2024. AP - Efrem Lukatsky

Theo AFP, ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kouleba, trong cuộc họp báo với đồng nhiệm Estonia Margus Tsahkna, tại Kiev, nhận định : "Đây không phải là sự cho phép tuyệt đối. Có những quy tắc cần phải tuân thủ". Ngoại trưởng Ukraine cho biết thêm : "Chúng tôi sẽ tiếp tục trao đổi với các đồng minh của mình để mở rộng phạm vi hoạt động".

Riêng Hà Lan, theo trang mạng Politico, được L’Indépendant trích dẫn, cho biết nhân Đối Thoại An Ninh Shangri-La, bộ trưởng Quốc phòng Kajsa Ollongren, đã thông báo với Kiev là Hà Lan sẽ không hạn chế việc Ukraine sử dụng chiến đấu cơ F-16 mà Hà Lan đã viện trợ, để tấn công sang lãnh thổ Nga. Điểm duy nhất được nhấn mạnh là chiểu theo Công ước Liên Hiệp Quốc, Ukraine chỉ được nhắm vào những mục tiêu quân sự phù hợp với mục đích phòng vệ chính đáng.

Về tình hình chiến sự, theo AFP hôm qua có 3 người, trong đó có 1 thiếu niên 12 tuổi, đã thiệt mạng trong các vụ tấn công của Nga ở miền đông và đông bắc Ukraine. Nhìn sang Nga, cũng vào hôm qua, thống đốc vùng biên Koursk, Alexeï Smirnov, cho biết 20 drone của Ukraine đã bị đánh chặn.

Ý sẽ cấp thêm 1 hệ thống phòng không SAMP/T cho Kiev

Về phía Ý, theo Reuters, chính quyền Roma dự tính chuyển cho Kiev hệ thống phòng không SAMP/T thứ hai. SAMP/T còn có tên là MAMBA, là hệ thống phòng không do Pháp-Ý hợp tác chế tạo, có khả năng theo dõi hàng chục mục tiêu và đánh chặn đồng thời được 10 mục tiêu. Đây là hệ thống phòng không duy nhất do Châu Âu sản xuất có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo. Ý hiện chỉ có tổng cộng 5 hệ thống phòng không SAMP/T. Hệ thống mà Ý dự định cấp cho Ukraine hiện giờ đang được triển khai tại Kuwait. Thông báo chính thức có thể sẽ được Roma đưa ra sau thượng đỉnh G7 dự kiến diễn ra tại Ý từ ngày 13 đến 15/06. 

Thùy Dương

****************************

Dùng vũ khí Mỹ đánh vào lãnh thổ Nga : "Đèn xanh" có hạn chế của Washington

Minh Anh, RFI, 04/06/2024

Ngày 30/05/2024, lần đầu tiên kể từ khi xung đột bùng phát, tổng thống Mỹ Joe Biden đã cho phép Ukraine sử dụng vũ khí Mỹ để đánh các mục tiêu tại Nga. Nếu như thông báo đưa ra cho thấy Washington từ bỏ một phần học thuyết mà Mỹ duy trì từ đầu cuộc chiến, những hạn chế kèm theo còn nhằm đề phòng nguy cơ leo thang quân sự với Nga.

xinphep2

Binh sĩ Ukraine khai hỏa nhằm vào quân Nga trên chiến trường gần Bakhmut, vùng Donetsk, Ukraine, ngày 02/07/2023. AP - Alex Babenko

Trong thông cáo Nhà Trắng nêu rõ "Ukraine có thể sử dụng vũ khí Mỹ để phản công tại vùng Kharkiv nhằm đáp trả các cuộc tấn công của quân đội Nga hay chuẩn bị tấn công họ". Nói một cách khác, sự cho phép này là rất hạn chế và Mỹ không thay đổi lập trường đối với lệnh cấm sử dụng tên lửa tầm xa, đặc biệt là loại hệ thống tên lửa ATACMS, cũng như là đánh sâu vào lãnh thổ Nga.

Theo giới quan sát được France 24 trích dẫn, thì lập trường mới của Mỹ "có những đường nét khá mơ hồ". Người ta chỉ có thể diễn giải điều đó rằng Ukraine chỉ có thể đánh các mục tiêu quân sự của Nga tới gần vùng Belgorod, cách biên giới Ukraine tầm 40 km và nhất là trong thế phòng thủ. Điều đó có nghĩa là Kiev không thể sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp để hỗ trợ các chiến dịch phá hoại tại vùng Belgorod.

Sự cho phép có hạn chế này không gây ngạc nhiên. Tổng thống Biden là một "môn đồ" của chủ trương phi leo thang xung đột với Nga. Ông hy vọng cách tiếp cận này có thể sẽ không gây ra phản ứng mạnh mẽ từ phía Matxcơva.

Khi quyết định bật đèn xanh, nguyên thủ Mỹ phần nào đáp ứng các mong mỏi từ Kiev, rất muốn sử dụng vũ khí Mỹ để đánh sâu vào lãnh thổ Nga, và đây cũng là đòi hỏi từ nhiều nước đồng minh trong khối NATO mà Anh Quốc là nước mở màn, theo sau là Pháp và Đức.

Sự hạn chế này của Mỹ còn được diễn giải ở việc tổng thống Joe Biden còn phải chăm chút cho chương trình nghị sự chính trị cá nhân của ông. Nguyên thủ Mỹ không mong muốn Nga giành được chuỗi thắng lợi vang dội tại Ukraine trước kỳ bầu cử tổng thống Mỹ tháng 11/2024. Với học thuyết mới này, Joe Biden hy vọng có thể cho phép chặn đứng đà tiến quân Nga, đồng thời bắn đi tín hiệu rằng Ukraine "sẽ có những phương tiện đáp trả bằng cách đánh vào lãnh thổ Nga", theo nhận định từ ông Patrick René Haasler, nhà phân tích chính trị chuyên về không gian hậu Xô Viết tại International Team For the Study of Security (ITS) Verona.

Nhìn chung, "đèn xanh" hạn chế này sẽ không làm thay đổi "một cách cơ bản thế tương quan lực lượng" trên thực địa. Trên thực tế, mọi việc phụ thuộc vào loại vũ khí mà Ukraine có thể sử dụng. Hệ thống phòng thủ Patriot - một con át chủ bài khác trong hệ thống vũ khí Mỹ - có thể được dùng để đối phó với những chiến đấu cơ nào của Nga tìm cách tiến đến gần phía bên kia biên giới.

Nhưng việc lắp đặt loại vũ khí này trong vùng Kharkiv là đầy rủi ro. Hệ thống này chỉ có thể hoạt động một cách hiệu quả khi được bố trí rất gần biên giới nhưng lại có nguy cơ biến thành "mồi ngon" cho hỏa lực Nga.

Tuy nhiên, theo một số nhà quan sát, điều Ukraine cần là đạn pháo, để có thể nhắm vào các mục tiêu ở bên kia biên giới, khu vực mà lực lượng Nga cho đến hiện tại có thể tập hợp mà không lo sợ "một trận bão lửa". Thế nên, quyết định của Hoa Kỳ đưa ra trước hết là vấn đề số lượng hơn là chất lượng vũ khí mà Kiev có thể sử dụng để nhắm vào các mục tiêu tại Nga.

Ông Patrick René Haasler, tóm tắt như sau : "Những loại vũ khí mới được cung cấp để tấn công Nga giống như "vũ khí thần kỳ" của phương Tây, từng được cho là có thể thay đổi cục diện cuộc chiến, thì hệ quả chính của chúng ngày nay là kéo dài thời gian chiến tranh cũng như là khả năng phòng thủ của Ukraine".

Một khả năng khán cự lớn và có thể giáng nhiều tổn thất hơn trên lãnh thổ Nga là các yếu tố có thể "đóng một vai trò có lợi cho Ukraine, nếu một ngày nào đó, đàm phán hòa bình được mở ra giữa hai phe". Nếu tình hình trên thực địa tiếp tục tồi tệ, Hoa Kỳ có thể để Ukraine đánh sâu hơn vào lãnh thổ Nga.

Điều có lợi là phải giữ thế mập mờ và mang lại một phạm vi hoạt động cho Ukraine. Nhưng điều đó cũng cho phép Mỹ ấn định những giới hạn với Ukraine nhằm tránh Ukraine đi quá đà dẫn đến leo thang xung đột !

Minh Anh

Published in Quốc tế

Hỗ trợ quân sự Ukraine : Nước Pháp "lên tuyến đầu"

Tranh cử Nghị Viện Châu Âu bước vào giai đoạn cuối và cuộc chiến Ukraine chống xâm lược Nga là chủ đề chính của nhiều nhật báo Pháp. Le Figaro dành bài xã luận trang nhất cho chủ đề nước Pháp "lên tuyến đầu", sau quyết định của tổng thống Macron cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do Pháp cung cấp để tấn công một số mục tiêu quân sự trên đất Nga.

hotro1

Pháo CAESAR, loại vũ khí được Pháp viện trợ cho Ukraine. Ảnh minh họa : Tập trận Spring Storm 2023 với đại bác CAESAR, ở Estonia. AP - Sergei Grits

Tiếp theo ngoại trưởng Anh và tổng thư ký NATO, đến lượt tổng thống Pháp thông báo dỡ bỏ lệnh cấm. Ngay sau tuyên bố được nguyên thủ Pháp đưa ra trong chuyến công du Đức, tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đưa ra quyết định "tương tự" vào tối hôm qua, 30/05/2024.

Bosnia, bài học đau đớn

Bài "Macron mở cửa cho phép Kiev tấn công vào đất Nga" nhấn mạnh đây là một quyết định "muộn màng", khi nhắc lại bài học đau đớn trước đây, khi Liên Hiệp Quốc áp đặt lệnh cấm vận vũ khí với ba cộng đồng tham chiến tại Bosnia những năm 1990.

Vào thời điểm đó, nạn nhân chính của các trừng phạt là người Bosnia, bị lực lượng Serbia ở Bosnia tấn công với sự hậu thuẫn của nước Serbia láng giềng, kế thừa kho vũ khí của Nam Tư cũ. Người Bosnia, về mặt nguyên tắc, được phương Tây bảo trợ, nhưng lại bị khóa tay vì lệnh cấm vận. Tình hình ngày càng tồi tệ buộc NATO phải trực tiếp oanh kích quân Serbia tại Bosnia để cứu người Bosnia.

"Nếu không hành động gấp, phương Tây sẽ buộc phải đưa quân vào Ukraine"

Theo Le Figaro, việc không cho phép Ukraine sử dụng các vũ khí được cung cấp để tự vệ, với việc tấn công vào lãnh thổ quốc gia xâm lược, trong lúc Moskva được Trung Quốc, Iran và Bắc Triều Tiên hỗ trợ trong cuộc xâm lăng Ukraine, là điều hoàn toàn "phi lý". Cho đến nay phương Tây vẫn dè dặt trước quyết định vốn hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế về chiến tranh này, do lo ngại các phản ứng dữ dội của Nga. Tuy nhiên, thực tế hơn hai năm chiến tranh cho thấy "tất cả những lằn ranh đỏ", mà điện Kremlin vạch ra đều lần lượt bị vượt qua, từ việc cấp xe tăng, đến tên lửa tầm xa, chiến đấu cơ…

Vấn đề chủ yếu hiện nay không còn là có cho phép Ukraine hay không, mà là phương Tây có kịp giúp "lấy lại khoảng thời gian đã mất" hay không, như câu hỏi mà một nhà ngoại giao Hà Lan đặt ra. "Nếu không hành động khẩn cấp, phương Tây rút cuộc sẽ buộc phải đưa quân vào Ukraine…", Le Figaro nhấn mạnh.

Các đồng minh NATO "cần mạo hiểm hơn"

Về chủ đề này, nhật báo kinh tế Les Echos có bài "Các đồng minh NATO cần mạo hiểm hơn trong việc hỗ trợ Ukraine", chỉ trích sự chậm trễ trong việc cung cấp vũ khí cho Kiev, trong đó có kế hoạch cấp đạn pháo. Kế hoạch mua 800.000 đạn pháo sản xuất bên ngoài Châu Âu, mà Cộng hòa Czech khởi xướng cách nay ba tháng, tiến triển chậm. Theo người phụ trách, mới chỉ có 5 nước hoàn tất việc cấp tổng cộng 600 triệu euro, trong lúc hiện tại, để mua 500.000 trái đạn cần đến 1,7 tỉ euro. Và trong thời gian này Nga cũng có thể trả giá đắt hơn để tranh mua.

Theo Les Echos, bộ trưởng các thành viên NATO họp tại Praha, trong hai ngày hôm nay và hôm qua, cũng bàn về việc chuẩn bị thượng đỉnh hỗ trợ quân sự Ukraine tháng 7 tới, tại Washington. Mục tiêu là đạt được kế hoạch huy động 100 tỉ đô la hỗ trợ Ukraine trong nhiều năm. Các thành viên NATO nghiêng về khả năng khâu điều phối hỗ trợ quân sự Ukraine có thể được chuyển giao cho NATO, thay vì Mỹ hiện nay. Quyết định này, nếu được đưa ra, sẽ có thể khiến quan hệ NATO và Nga trở nên căng thẳng hơn.

Nước Pháp "lên tuyến đầu" : Cần chuẩn bị tâm lý cho người dân

Bài xã luận của Le Figaro mang tựa đề "Bên tham chiến” nhắc nhở tổng thống Macron về việc cần chuẩn bị tâm lý cho người dân Pháp trong tình thế ngày càng căng thẳng hiện nay, khi nước Pháp "lên tuyến đầu" trong mặt trận hậu thuẫn Ukraine, và nhà cầm quyền Nga gia tăng cuộc chiến tin tặc, gieo rắc tin giả, bóp méo thông tin, phá hoại. Các hoạt động gieo rắc tin giả của Nga cũng là đe dọa với Châu Âu nói chung. Libération có bài phỏng vấn ủy viên Châu Âu Vera Jourova, phó chủ tịch Ủy ban phụ trách về các Giá trị và Minh Bạch, vừa có vòng công du tại Liên Hiệp Châu Âu nhằm đánh động sự chú ý của các quốc gia thành viên khối 27 nước về can thiệp nước ngoài, đặc biệt từ Nga, đối với cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu từ ngày 6 đến ngày 9/6 tới.

Cơ quan chống tin giả Pháp Viginium, "hình mẫu" cho EU

Ủy viên Châu Âu Vera Jourova nhấn mạnh đến việc điện Kremlin khai thác những khủng hoảng hiện có của Liên Âu, như nhập cư, biến đổi khí hậu, tác động tâm lý của biến đổi kỹ thuật số kỳ thị các cộng đồng thiểu số, đặc biệt là người đồng tính, chuyển giới… Chiến dịch tấn công của Nga là nhằm "đổ dầu vào lửa" vào những vấn đề được coi là nhạy cảm nhất với công luận.

Về các biện pháp đối phó của EU, ủy viên Châu Âu phụ trách về chống tin giả nhấn mạnh đến kinh nghiệm của các nước Bắc Âu, như Phần Lan và ba nước Liên Xô cũ vùng Baltic. Bộ Quốc phòng các nước này phối hợp chặt với NATO, đi tiên phong trong việc xây dựng các hệ thống "nhận dạng" và phản ứng với các hoạt động bóp méo thông tin nước ngoài. Nước Pháp cũng được khen ngợi là quốc gia duy nhất tại Châu Âu, cùng Thụy Điển, có một cơ quan riêng phụ trách chống can thiệp kỹ thuật số (Viginum, thành lập năm 2021). Theo vị ủy viên Châu Âu này, mô hình Viginium của Pháp cần được coi là một "hình mẫu" đối với toàn Châu Âu.

Sợ hãi, hận thù phổ biến… : Đất tốt cho niềm tin vào lãnh đạo độc tài

"Những người độc thân, thu nhập thấp, lo hãi về tương lai, luôn cảm thấy bất an sâu sắc trước thế giới hiện nay" là các mục tiêu hàng đầu của các chiến dịch bóp méo thông tin. "Một xã hội sống trong sợ hãi, tình cảm hận thù trở nên phổ biến, sẽ là nơi mà người dân trông đợi các nhà lãnh đạo độc tài, đưa ra viễn cảnh dùng bàn tay sắt kiểm soát xã hội, và mang lại an ninh, thịnh vượng". Những lãnh đạo đó cũng là những người "có liên hệ với Putin".

Để hóa giải được tình trạng này, cần phải chuyển đến những người dân ấy thông tin đáng tin cậy. Cần phải bảo đảm để xã hội có được các cơ sở truyền thông "có chất lượng", hướng đến đại chúng. Không thể để giới trẻ tại nhiều nơi "coi Tiktok là nguồn thông tin chính".

"Chính trị gia xảo quyệt nhất ở Châu Âu”

Cuộc tranh cử Nghị Viện Châu Âu đang bước vào giai đoạn chót. Le Monde chú ý đến các hoạt động của thủ tướng Ý Giorgia Meloni hồ sơ trang nhất "Trò chơi hai mặt của thủ tướng Ý Meloni". Nữ thủ tướng Meloni, lãnh đạo đảng Fratelli d’Italia chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa phát xít, cùng lúc tìm cách củng cố vị thế tại Bruxelles và tại Roma. Với Liên Âu, kể từ khi đảm nhiệm chức thủ tướng từ năm 2022, bà Meloni tỏ ra là một "đối tác xây dựng", ngược hẳn với lập trường đe dọa làm Liên Âu "sụp đổ" cách nay 5 năm. Với trong nước, bà Meloni tìm cách mở rộng liên minh cầm quyền sang phía cực hữu.

Chiến thuật của thủ tướng Ý dường như mang lại kết quả. Ngày 23/05 vừa qua, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu mãn nhiệm Ursula von der Leyen khẳnh định bà Meloni "rõ ràng là một người thân Châu Âu". Một quan chức cao cấp Liên Âu coi Meloni là "một lãnh đạo cánh hữu truyền thống". Trên thực tế, về những vấn đề không liên quan đến Liên Hiệp Châu Âu, thủ tướng Meloni tỏ rõ lập trường cực hữu. Cụ thể như việc ủng hộ việc những người tranh đấu chống nạo phá thai, có mặt tại các bệnh viện để thuyết phục phụ nữ không dùng các biện pháp "chấm dứt thai kỳ".

Lãnh đạo đảng cực hữu Pháp Marine Le Pen kêu gọi thủ tướng Ý liên kết để lập ra một lực lượng chính trị "lớn thứ hai" tại Nghị Viện Châu Âu. Hiện tại, chính trị gia Ý chưa hồi đáp chính thức. Tuy nhiên, theo dân biểu Sandro Gozi, tổng thư ký đảng Dân Chủ Châu Âu, chắc chắn hai bên "đã có các quan hệ mật thiết". Chính trị gia Ý này ví thủ tướng Meloni như "một kỳ nhông biến hình", nhà lãnh đạo "xảo quyệt nhất" tại Châu Âu hiện nay. 

Tranh cử cũng cần ăn vận như ca sĩ

Về chiến dịch tranh cử Nghị Viện Châu Âu, Les Echos dường như lo ngại cho việc liên đảng cầm quyền không thu hút được sự chú ý của cử tri. Bài "Valérie Hayer lẽ ra phải ăn vận như ca sĩ Taylor Swift" nhận xét : công luận hiện nay chỉ còn chú ý đến những gì gây sốc, các hình ảnh và cảm xúc. Trong nền văn minh mang đầy tính trình diễn như hiện nay, để thu hút công chúng, các chính trị cũng cần chú ý đến các phương tiện như vậy.

Mỹ cấm nhập Uranium từ Nga : Đích nhắm chính của Mỹ là Trung Quốc

Trong lĩnh vực kinh tế và chính trị, Les Echos đặc biệt chú ý đến quyết định ngày 13/05 của Mỹ cấm nhập khẩu từ Nga uranium làm giàu 20%, dùng cho năng lượng hạt nhân. Nhật báo kinh tế nhấn mạnh : quyết định này không chỉ làm rung chuyển tận nền móng nền công nghiệp hạt nhân, mà còn xa hơn thế. Vì sao quyết định này lại có ý nghĩa ghê gớm như vậy ?

Theo Les Echos, lệnh cấm nhập khẩu đến năm 2040 này là một tín hiệu "nhắm đến Trung Quốc nhiều hơn là Nga". Cụ thể là Washington sẽ không để cho Bắc Kinh có thể tiếp tục sử dụng các kim loại hiếm, trong lĩnh vực hạt nhân cũng như trong ắc quy điện…, như "các lá bài".  Chiến tranh kim loại hiếm cũng là một hồ sơ trang nhất của Le Monde hôm nay.

Châu Âu : Tương lai ô tô điện bị đe dọa

Về xe ô tô điện, Châu Âu đang trong một giai đoạn bản lề.  "Tương lai xe ô tô chạy bằng xăng – điện tại Châu Âu bị đe dọa" là hồ sơ trang nhất của Les Echos. Xã luận Les Echos về chủ đề "Xe ô tô chạy điện : Tự vệ hay suy sụp" cho biết EU đang đứng trước lựa chọn lùi một bước để tiếp tục tiến lên, hay tỏ ra cứng rắn với Trung Quốc, bằng cách tăng thuế để chống lại việc xe ô tô điện giá rẻ của Trung Quốc tràn ngập thị trường Châu Âu. Quyết định về vấn đề hệ trọng này rút cục sẽ được đưa ra sau cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu đầu tháng 6 tới.

Pháp : Nhiều nữ luật sư bị sa thải vì có thai 

Nhật báo thiên tả Libération hôm nay dành trang nhất và xã luận cho chủ đề các nữ luật sư tại Pháp gặp khó khăn trong nghề khi sinh con. Libération có phóng sự điều tra về tình trạng nhiều nữ luật sư làm việc tại các văn phòng luật bị "gạt sang lề, bạo hành, sa thải, hay buộc phải từ nhiệm…, sau khi họ thông báo có mang". Xã luận Libération, nhan đề "Bất công" châm biếm khi ví tình cảnh các nữ luật sư bị kỳ thị tại Pháp với cảnh ngộ của phụ nữ dưới chế độ Taliban ở Afghanistan.

Hành trình khổ ải của công dân Pháp đi đòi lại quốc tịch

Cũng Libération dành một hồ sơ chính cho trường hợp hai anh em, công dân Pháp, bố mẹ là công dân Pháp, đột nhiên bị mất "quốc tịch". Kể từ năm 2016 đến nay, hai anh em Alexandre, 32 tuổi và Céline, 27 tuổi tranh đấu không ngừng để được công nhận trở lại là người Pháp. Các luật sư cho biết, lý do mà chính quyền đưa ra để giải thích việc tước quốc tịch là giấy khai sinh của hai đương sự, làm tại nước ngoài, bị nghi ngờ là không chuẩn.

Tai họa bất ngờ ập xuống đầu hai công dân Pháp khiến không ít người nghĩ đến thân phận nhỏ bé của con người đối diện với một cỗ máy hành chính không lồ phi nhân trong thế giới tiểu thuyết bằng tiếng Đức của đại văn hào đầu thế kỷ 20 Franz Kafka (1883 – 1924), người Do Thái, sinh quán tại Praha (Cộng hòa Czech hiện nay), thuộc đế quốc Áo - Hung.

Thế giới phi lý tột cùng của Kafka : 100 năm sau vẫn còn ám ảnh

Phụ trương Sách của Le Monde hôm nay dành chủ đề chính cho đại văn hào Kafka nhân 100 năm ngày ông qua đời. Theo Le Monde, 100 năm sau khi mất, Kafka – tác giả của tiểu thuyết Vụ án (Der Prozess) - tiếp tục là nhà văn đương đại. Tiểu thuyết gia thành Praha là một biểu tượng đối với không ít thanh thiếu niên thế hệ Z, từ những người đang ở độ tuổi từ 12 đến 25.

Trên các mạng Instagram hay TikTok, hàng loạt hình ảnh được giới trẻ sử dụng để bày tỏ thái độ lên án những gì phi lý, phi nhân, một cách nhìn mang đậm chất Kafka. Một thanh niên đưa lên mạng bức tranh một côn trùng nhìn vào chiếc điện thoại, với chú thích : "Tôi, kẻ hàng ngày đang hấp thu những điều phi lý"..., chiếc bánh gatô mừng sinh nhật của một thiếu niên 16 tuổi mang hình tượng Kafka...

Truyện của Kafkaz được nhiều người ví như "chiếc rìu phá tan biển băng đá trong mỗi con người", ''Không chắc là tất cả những người trẻ dẫn Kafka trên các mạng xã hội đã đọc ông, nhưng rõ ràng chỉ việc dẫn lại ông tự nó đã có ý nghĩa''.

Một bộ phim về người tàn tật : Thành công lớn của điện ảnh Pháp

Bài xã luận của La Croix hôm nay dành để giới thiệu về bộ phim “Un p’tit truc". Với gần 5 triệu khán giả sau một tháng công chiếu, bộ phim kể về tình đoàn kết tại một trại nghỉ hè cho người trưởng thành tàn tật, được coi là thành công lớn nhất của điện ảnh tại Pháp từ đầu năm đến nay.

Trọng Thành

Additional Info

  • Author Trọng Thành
Published in Quốc tế

Chuyển biến mới về việc Ukraine dùng vũ khí phương Tây tấn công đất Nga

Đã có những chuyển động về việc Ukraine sử dụng vũ khí phương Tây, phiên tòa xử ông Donald Trump tại Mỹ, bầu cử Châu Âu, là những chủ đề được các báo Pháp chú ý hôm nay 30/05/2024.

chuyenbien1

Viktor, người lính bộ binh Ukraine thuộc lữ đoàn cơ giới 58 hút thuốc trong chiến hào ở tiền tuyến Donetsk, ngày 13/04/2024. Reuters - Thomas Peter

Giới hạn đặt ra trói tay Ukraine

Tây Ban Nha và Bỉ vừa ký kết thỏa thuận song phương với Ukraine, và Libération cũng như Le Monde, Le Figaro đều quan tâm đến việc Kiev muốn được tự do hơn trong việc sử dụng vũ khí viện trợ - điều mà phương Tây vẫn luôn từ chối. Tuy nhiên dường như đã có những chuyển biến.

Mới hôm qua, ít nhất 8 thường dân thiệt mạng trong các vụ oanh kích của Nga tại Kharkiv, Sumy, Donetsk, Dnipropetrovsk. Trong vụ bắn hỏa tiễn vào một siêu thị Kharkiv thứ Bảy tuần trước, số nạn nhân bị chết đã lên đến 19 người. Hướng đến hội nghị hòa bình giữa tháng Sáu tại Thụy Sĩ, tổng thống Volodymyr Zelensky từ đầu tuần đã có vòng công du xin viện trợ - đã trở thành thông lệ từ hai năm rưỡi qua, "để thế giới không lãng quên" và tiếp tục giúp đỡ Ukraine.

Thụy Điển vừa viện trợ 1,16 tỉ euro, trong đó có các phi cơ thám sát radar ASC890, toàn bộ thiết vận xa có trong kho, cùng với đạn pháo, hỏa tiễn phòng không và phụ tùng cho các thiết bị trước đó. Ngoài ra còn có kế hoạch hỗ trợ về năng lượng 57 triệu euro, và dự kiến viện trợ thêm 6,5 tỉ euro từ 2024 đến 2026 để trợ giúp lâu dài. Tại Tây Ban Nha, Zelensky ký thỏa thuận viện trợ 1 tỉ euro cho năm 2024 và tại Bỉ, thủ tướng Alexander De Croo hứa giao 30 chiến đấu cơ F-16 từ nay đến 2028.

Cùng với việc bày tỏ lòng biết ơn, Zelensky tranh thủ đề nghị để cho Ukraine được sử dụng vũ khí phương Tây tấn công vào lãnh thổ Nga, vì mọi hạn chế đã trở nên lạc hậu trước diễn biến trên chiến trường. Libération trích phát biểu của tổng thống Ukraine : "Tôi nghĩ đó là bất công, nhưng chúng tôi không muốn mất đi sự hỗ trợ từ đồng minh nên không sử dụng vũ khí của các đối tác để đánh vào đất Nga. Nay chúng tôi xin được cho phép".

Đồng minh chia rẽ, Moskva đắc chí

Đến nay đã có 11 nước ký thỏa thuận quốc phòng song phương với Ukraine, nhưng vẫn luôn với giới hạn : Kiev có thể dùng vũ khí, đạn dược phương Tây kể cả tại những vùng bị Nga chiếm đóng, nhưng không trên đất Nga. Dù vậy đang có những thay đổi, khi cuộc chiến đến hôm qua đã là ngày thứ 826.

Hôm thứ Ba, tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố Kiev cần được phép tự vệ, "vô hiệu hóa các địa điểm quân sự đã tấn công Ukraine" từ lãnh thổ Nga, và tất nhiên là không nhắm vào mục tiêu dân sự. Thủ tướng Đức Olaf Scholz thì vẫn mơ hồ vì e sợ vấn đề nguyên tử. Nhưng tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhấn mạnh, một khi đã chuyển giao, vũ khí phương Tây trở thành của Ukraine, không nên "trói quặt tay người Ukraine ra sau lưng".

Hôm qua, đến lượt thứ trưởng quốc phòng Ba Lan Cezary Tomczyk nói rằng Ukraine, nạn nhân bị xâm lược cần được tự do sử dụng vũ khí do Ba Lan cung cấp theo ý mình. Nhưng Hoa Kỳ tiếp tục phản đối, và sự chia rẽ của đồng minh khiến Moskva hài lòng, thậm chí Vladimir Putin còn lên tiếng đe dọa. Ông ta nói : "Tại Châu Âu, đặc biệt là các nước nhỏ, cần phải cân nhắc mình đang làm gì. Họ phải nhớ rằng họ là các quốc gia có lãnh thổ nhỏ bé và dân số đông đúc, việc leo thang sẽ dẫn đến hậu quả trầm trọng".

Putin dùng "võ mồm" trả đũa Macron

Trong bài xã luận "Võ mồm", La Croix nhận định gần như người ta đã quen với việc Vladimir Putin dọa dẫm bằng bóng ma nguyên tử để ngăn phương Tây ủng hộ Kiev. Nhưng lời đe dọa hôm thứ Ba 28/05 đặc biệt nhắm vào Pháp, để trả đũa ông Emmanuel Macron.

Phải chăng Nga sắp tấn công nguyên tử ? Chắc chắn là không ! Những lời huênh hoang của Putin nhằm tác động vào cuộc tranh luận ở Pháp và Châu Âu, trong khi việc chi viện vũ khí cho Kiev đang tăng lên. Dù đang gặp khó ở tiền tuyến miền đông và đông bắc, nhưng lượng đạn pháo và hỏa tiễn quan trọng sắp đến nơi sẽ giúp Ukraine lại có phương tiện để chuyển sang thế công. Trong đó có những vụ oanh kích tầm xa vào Nga.

Điều này không có gì mới. Những hỏa tiễn do Pháp và Anh sản xuất từ mùa hè 2023 đã gây thiệt hại lớn cho Hạm đội Hắc Hải ở Crimea. Theo luật pháp quốc tế, việc Ukraine tấn công vào các mục tiêu quân sự trên đất Nga là hợp pháp, nhưng Kiev cần có vũ khí từ phương Tây. Hoa Kỳ cũng như nhiều nước Châu Âu do dự vì sợ cho là đồng tham chiến, còn Paris nay công khai chấp nhận rủi ro này. Đó là một dấu hiệu mạnh mẽ mà Putin hoàn toàn lĩnh hội.

Đối với Mỹ, Ukraine không phải là cuộc chiến mang nghĩa tồn vong

Lý giải về sự khước từ của Mỹ, Le Monde cho biết "Giờ đây nhiều chuyên gia sẵn sàng nhìn nhận là đối với Washington, cuộc chiến tranh ở Ukraine không phải là cuộc chiến sống còn". Kể từ ngày 24/02/2022, các nhà lãnh đạo phương Tây đều khẳng định cuộc chiến đấu chống xâm lăng của người Ukraine mang ý nghĩa tồn vong, trước mối đe dọa thay đổi đường biên giới, viết lại lịch sử của Putin. Nhưng đối với các láng giềng sát cạnh của Nga, và phần còn lại của Châu Âu, và với Hoa Kỳ thì sao ? Câu hỏi không chỉ mang tính triết lý, mà còn có ý nghĩa thực tiễn và chiến lược.

"Thật khó khăn" - ngoại trưởng Ukraine, Dmytro Kuleba, nhìn nhận về tình hình trên chiến trường. "Nhưng hãy gởi cho chúng tôi những gì cần thiết : hỏa tiễn Patriot, đạn pháo, để cho chúng tôi tấn công các mục tiêu quân sự ở Nga, và quý vị sẽ thấy thay đổi". Đây là một trong những vấn đề mà Hoa Kỳ bị phê phán nhiều nhất. Tại sao lại trói tay Kiev, trong khi Nga tha hồ đánh vào thường dân, phá hủy cơ sở hạ tầng dân sự Ukraine ? Quân Nga càng tấn công dữ dội và đẫm máu, cuộc chiến càng bất bình đẳng. Theo Le Figaro, trên thực tế một dạng đối đầu đã diễn ra giữa Nga và Châu Âu : chiến tranh đa diện. Moskva đã nâng mức xung đột với những hoạt động phá hoại, tấn công mạng, lũng đoạn…

Sự do dự của Mỹ, sau gần bảy tháng Quốc hội đóng băng viện trợ cho Ukraine càng làm giảm sự tin tưởng của các đồng minh Bắc Âu, Đông Âu vào ê-kíp Joe Biden. Một cựu đại sứ Mỹ nhìn nhận, Hoa Kỳ hứa bảo vệ Israel nhưng chưa bao giờ nói như vậy với Ukraine. Washington là nhà viện trợ hàng đầu cho Kiev nhưng từ chối cam kết nhiều hơn, ngăn chận viễn cảnh Ukraine gia nhập NATO, để yên cho Kremlin dọa dẫm về vũ khí nguyên tử.

Để ngỏ cửa hậu thương lượng với kẻ phóng hỏa ?

Một viên chức Đông Âu ví von trên Le Monde : "Nhà đang cháy, vì có kẻ đổ xăng vào. Lính cứu hỏa đến nơi nhưng trễ, một số xe chữa cháy không có nước, số khác phun nước vào những nhà bên cạnh. Ở trong nhà, trẻ em Ukraine đã chết, cha mẹ các em lo dập lửa, xin gởi thêm nhiều xe cứu hỏa và xin nước từ láng giềng. Và đơn vị cứu hỏa lớn nhất trả lời : Các vị cần phải cám ơn vì những gì đã được điều đến ! Vâng, họ giúp, nhưng câu hỏi thực sự là có thể dập tắt được ngọn lửa hay không ?".

Càng phức tạp hơn, khi đơn vị quan trọng nhất này vẫn chưa quyết định xem có nên làm mọi cách để hỏa hoạn chấm dứt. Một số điều khiến người ta nghĩ rằng họ để ngỏ cửa hậu để thương lượng với kẻ phóng hỏa rằng OK, sẽ để cho anh ta đốt vài căn phòng nếu hứa không đốt trọn căn nhà. Còn chúng ta không dám phản đối vì sợ họ bảo tất cả xe cứu hỏa quay đi. Có thể hiểu đơn vị cứu hỏa láng giềng là Đức và đơn vị lớn nhất là Hoa Kỳ.

Hôm thứ Hai, tổng thư ký Jens Stoltenberg tại hội nghị NATO ở Sofia khẳng định đã đến lúc xem lại việc hạn chế sử dụng vũ khí phương Tây nhắm vào mục tiêu quân sự ở Nga, và hội nghị đã thông qua tuyên bố theo hướng này. Anh, Pháp đồng ý, còn Đức, Ý nghiêng về phía Mỹ. Theo các nhà lãnh đạo Baltic, vấn đề là đồng minh vẫn chưa thỏa thuận về việc "bảo đảm chiến thắng cho Ukraine", cũng như làm thế nào để dập tắt lửa.

Tin giờ chót từ Reuters và AFP cho biết rốt cuộc tổng thống Joe Biden đã đồng ý cho Ukraine dùng vũ khí Mỹ tấn công vào đất Nga nhưng chỉ tại khu vực Kharkiv mà thôi.

"Tôi đã quá già để ra đi !"

Trên thực địa, các phóng viên Le Figaro gởi về nhiều bài phóng sự. Bên cạnh "trò chơi trốn tìm trên các đường phố Ukraine để tránh bị động viên", còn có "hàng ngàn tù nhân xung phong ra chiến trường để bổ sung vào quân đội Ukraine đang thiếu người". Theo bộ trưởng tư pháp Ukraine, Denys Maliouska, 613 tù nhân trong số 3.868 người tù tình nguyện đã được tòa án cho phép gia nhập quân đội. Mỗi người đều được khám sức khỏe thể chất và tâm thần trước khi đưa hồ sơ lên tòa án. Những người phạm tội hãm hiếp, tái phạm sát nhân, tội chống Nhà nước đều bị loại. Tổng cộng có khoảng 19.000 tù nhân có thể được xem xét, theo luật mới ban hành. Họ sẽ được huấn luyện trong nhiều tháng và được trang bị đầy đủ trước khi bổ sung cho các đơn vị tác chiến.

Còn tại phía bắc Kharkiv, đặc phái viên tờ báo đến với những người lính Ukraine đang chống chọi lại các đợt tấn công của quân Nga. Trong căn hầm một căn nhà bỏ hoang gần Lypsi, một đơn vị drone đã bắt đầu làm việc trước khi bình minh thức dậy, để hỗ trợ cho lữ đoàn 92 ở Kharkiv. Lữ đoàn này được triển khai xung quanh Bakhmut, đã được điều khẩn cấp đến phía bắc Kharkiv, bốn ngày trước khi quân Nga vượt qua biên giới, một lần nữa đe dọa thành phố lớn thứ nhì của Ukraine. Bộ phận drone gặp nhiều khó khăn vì Nga gây nhiễu – một cuộc chiến tranh điện tử diễn ra cùng lúc với các trận đánh. Công nghệ phát triển rất nhanh, thường xuyên phải "đi bước trước" để đối phó với địch.

Trong ba tuần lễ, quân Nga đã kiểm soát được hai vùng đất ở bắc Lypsi và Vovchansk. Cũng trong thời gian đó, trên 11.000 thường dân đã được các tình nguyện viên giúp đỡ đi sơ tán. Một nông dân cho biết không hề muốn ra đi, nhưng từ hai ngày qua, tình hình trở nên khủng khiếp. Ivan Nicolaïevivh cầm theo một bịch rượu horilka. Ông nói đùa "50 độ, để chống lại nỗi sợ". Rồi ông cụ 82 tuổi bỗng dưng bật khóc : "Nhà tôi là thiên đàng, có tất cả những gì cần có để sống hạnh phúc. Tôi đã già, quá già để ra đi".

Thụy My

Additional Info

  • Author Thụy My
Published in Quốc tế

Tổng thống Pháp ủng hộ Ukraine dùng vũ khí phương Tây tấn công một số địa điểm quân sự tại Nga

Thùy Dương, RFI, 29/05/2024

Hôm 28/05/2024, ngày cuối cùng trong chuyến công du cấp Nhà nước tại Đức, tổng thống Pháp Emmanuel Macron dự cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng Pháp - Đức tại Meseberg. Trước đó, tổng thống Macron và thủ tướng Đức Olaf Scholz đã có buổi họp báo. Nguyên thủ Pháp bất ngờ ủng hộ việc Ukraine sử dụng các vũ khí mà phương Tây viện trợ để oanh kích một số địa điểm quân sự trên lãnh thổ Nga.

uk1

Tổng thống Emmanuel Macron giương tấm bản đồ chiến dịch của Nga tấn công vùng đông bắc Ukraine tại một cuộc họp báo ở Meseberg, Đức, ngày 28/05/2024. AP - Ebrahim Noroozi

Từ Meseberg, đặc phái viên Valérie Gas gửi về bài tường trình :

Tổng thống Emmanuel Macron từng khiến các đối tác Châu Âu ngạc nhiên khi ông nêu khả năng điều binh lính tới lãnh thổ Ukraine. Tại Meseberg lần này, cùng với thủ tướng Đức Olaf Scholz, ông Macron lại có một bước tiến mới trong việc ủng hộ Ukraine sử dụng vũ khí phương Tây chống lại Nga.

Tổng thống Pháp phát biểu : "Chúng ta phải cho phép họ vô hiệu hóa các địa điểm quân sự mà từ đó tên lửa (của Nga) được phóng đi và các địa điểm mà từ đó họ tấn công Ukraine, nhưng chúng ta không được cho phép họ tấn công vào các mục tiêu khác ở Nga".

Gần như ngay lập tức, Moskva phản ứng và có lời đe dọa về "các hậu quả nghiêm trọng". Washington cũng đưa ra phản ứng nhanh chóng không kém, phản đối các cuộc tấn công của Ukraine nhắm vào lãnh thổ Nga.

Như vậy là tổng thống Emmanuel Macron đang tìm cách gây hiệu ứng, làm thay đổi tình hình. Trái lại, về việc điều các nhà huấn luyện quân sự của Pháp sang Ukraine như Kiev đã nêu lên, nguyên thủ Pháp không muốn xác nhận.

Ông nói : "Tôi thường không bình luận về những tin đồn hay quyết định có thể sẽ được đưa ra. Tôi sẽ có cơ hội tiếp đón tổng thống Zelensky vào tuần tới, khi ông ấy tới Pháp nhân dịp D-Day [kỷ niệm cuộc đổ bộ của quân Đồng Minh lên bãi biển Normandie hồi năm 1944, thời Đệ Nhị Thế Chiến] và khi đó, tôi sẽ đưa ra ý kiến rất rõ ràng, cụ thể và thông báo những gì chúng tôi sẽ thực hiện".

Emmanuel Macron muốn biến lễ kỷ niệm 80 năm cuộc đổ bộ vào Normandie, với sự quy tụ của tất cả các đồng minh, thành một sự kiện ngoại giao và chiến lược".

Theo AFP, tổng thống Nga Vladimir Putin, đang công du Uzbekistan, xem đây là một "điều nghiêm trọng" và cảnh báo là Châu Âu, đặc biệt "các nước nhỏ nhưng rất đông dân", ám chỉ nước Pháp, phải "suy nghĩ kỹ về trò chơi mà họ đang tham gia", bởi vì "sự leo thang thường trực có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng".

Tại Mỹ, John Kirby, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia của Nhà Trắng, hôm qua khẳng định là quan điểm của Washington vẫn không thay đổi : Mỹ "không khuyến khích và không cho phép" Ukraine sử dụng vũ khí mà Washington cấp cho Kiev để tấn công sang lãnh thổ Nga.

Về khả năng điều các nhà huấn luyện quân sự sang Ukraine, cũng trong ngày hôm qua, lãnh đạo ngành ngoại giao Châu Âu, Josep Borrell, sau cuộc họp của các bộ trưởng quốc phòng của Liên Âu, khẳng định tạm thời chưa có sự đồng thuận trong khối về việc này.

Thùy Dương

***************************

Lãnh đạo ngoại giao Liên Âu : Ukraine có quyền sử dụng vũ khí của phương Tây để tấn công Nga

Thanh Phương, RFI, 28/05/2024

Lãnh đạo ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu, Josep Borrell, hôm nay 28/05/2024 tuyên bố Ukraine có quyền sử dụng vũ khí phương Tây viện trợ để tấn công vào lãnh thổ Nga. 

uk2

Lãnh đạo ngành ngoại giao Liên Âu, Josep Borrell, phát biểu trước báo giới, tại Bruxelles, ngày 27/05/2024. AP - Virginia Mayo

Theo hãng tin AFP, phát biểu khi khai mạc một cuộc họp với các bộ trưởng quốc phòngg Liên Hiệp Châu Âu tại Bruxelles, ông Borrell cho rằng phải có sự cân bằng giữa mối lo ngại leo thang với nhu cầu tự vệ của Ukraine. Ông nói : "Theo các luật về chiến tranh, hoàn toàn có thể làm như vậy, và không hề có sự mâu thuẫn. Tôi có thể đáp trả hoặc chiến đấu chống kẻ tấn công tôi từ lãnh thổ của kẻ đó".

Vấn đề cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ của phương Tây để tấn công vào lãnh thổ Nga hiện đang gây tranh cãi giữa các nước đồng minh của Kiev. Ukraine thường xuyên thúc giục các nước đối tác, nhất là Mỹ, cho phép họ sử dụng các vũ khí của phương Tây có tầm bắn xa hơn để tấn công vào các mục tiêu ở Nga. 

Tổng thư ký khối NATO, Jens Stoltenberg, cũng như một số nước Châu Âu đã bày tỏ sự ủng hộ, nhưng nhiều nước đồng minh khác, trong đó có Đức và Hoa Kỳ, vẫn không đồng ý, vì sợ dẫn đến xung đột trực tiếp với Nga. 

Bỉ cam kết sẽ cấp 30 chiến đấu cơ F-16 cho Ukraine 

Tiếp đón tổng thống Volodymyr Zelensky tại Bruxelles hôm nay, 28/05/2024, Vương quốc Bỉ cam kết sẽ cung cấp cho Kiev tổng cộng 30 chiến đấu cơ F-16 từ đây đến năm 2028, để hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến với Nga. 

Trên đây là thông báo của ngoại trưởng Bỉ, Hadja Lahbib. Theo hãng tin AFP, bà tỏ ý hy vọng là các máy bay F-16 sẽ bắt đầu được chuyển giao cho Ukraine kể từ cuối năm nay. 

Trong khuôn khổ chuyến công du Châu Âu, tổng thống Zelensky đến Bruxelles để ký một hiệp định an ninh song phương với Vương quốc Bỉ nhằm tăng cường các phương tiện quân sự cho Kiev.

Kể từ khi Nga mở cuộc chiến tranh xâm lăng Ukraine, Bruxelles đã hứa viện trợ tổng cộng 1,2 tỷ euro cho Kiev, theo số liệu do bộ trưởng quốc phòngg Bỉ Ludivine Dedonder đưa ra. Bộ quốc phòngg Bỉ cũng đã huấn luyện cho gần 2.500 binh lính Ukraine. 

Sau Bỉ, tổng thống Zelensky sẽ đến Bồ Đào Nha hôm nay để thảo luận với thủ tướng Luis Montenegro và tổng thống Marcelo Rebelo de Sousa về tăng cường hợp tác an ninh và quốc phòng.

Thanh Phương

*************************

Kiev thông báo chuyên gia quân sự Pháp sắp tới Ukraine

Anh Vũ, RFI, 28/05/2024

Tổng tư lệnh quân đội Ukraine, tối hôm 27/05/2024, đã tiết lộ thông tin chuyên gia quân sự Pháp chuẩn bị được gửi đến Ukraine để huấn luyện quân đội nước này đối phó với đà tiến của quân Nga. Ngay sau đó, Kiev đã giảm thiểu tầm mức của thông báo, xác nhận vấn đề này vẫn đang trong quá trình thảo luận với Paris.

uk3

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensk được bộ trưởng Quân lực Pháp Sébastien Lecornu đón tại sân bay Orly, ngoại ô Paris, ngày 16/02/2024. AFP – Bertrand Guay

Thông tín viên Stéphane Siohantừ Kievcho biết thêm :

"Tôi hoan nghênh sáng kiến của Pháp gửi các sĩ quan huấn luyện quân sự tới Ukraine. Tôi đã ký các văn kiện để cho phép họ tới các trung tâm huấn luyện của chúng tôi". Đó là nội dung mà tướng Ukraine Oleksandr Syrsky thông báo trên mạng Telegram cuối ngày hôm qua, thứ Hai. Ngay sau đó, Paris đã phản ứng thận trọng hơn trước việc phổ biến thông tin này.

Thông báo trên của Kiev được đưa ra chỉ vài ngày sau chuyến thăm Ukraine hồi tuần trước của tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp, tướng Thierry Burkhard, chính thức khẳng định lại với các đồng nghiệp Ukraine về sự hậu thuẫn của quân đội Pháp.

Người ta có thể nghĩ rằng cuộc thảo luận giữa các sĩ quan cao cấp Pháp và đồng nhiệm Ukraine không chỉ giới hạn trong trao đổi thân tình, vào lúc mà Paris đẩy mạnh hỗ trợ vũ khí và chơi bài mập mờ về việc gửi quân đến Ukraine.

Nhưng có lẽ đơn giản là trên hồ sơ rất nhạy cảm này, theo một cách nào đó, tổng tham mưu trưởng Ukraine đã vượt mặt chính phủ Pháp như để tạo ra hiệu ứng động lực.

Tối thứ Hai, bộ tổng tham mưu đã giảm nhẹ tầm mức của thông tin. Trong một thông cáo, phía Ukraine khẳng định vấn đề mới chỉ bắt đầu được nghiên trong nội bộ, để tránh mất thời gian khi quyết định chính trị được đưa ra".

Anh Vũ

Additional Info

  • Author Thùy Dương, Thanh Phương, Anh Vũ
Published in Quốc tế