Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Sau hai năm rưỡi chiến tranh, hòa bình vẫn ngoài tầm với của Ukraine

Le Figaro ngày 17/09/2024 cho biết "Các đồng minh của Kiev hy vọng có được lối thoát thông qua đàm phán". Sau gần 30 tháng chiến tranh, vấn đề thương lượng một lần nữa lại được âm thầm đặt ra. Từ phía phương Tây, nhưng cũng ở Kiev, vì tổng thống Volodymyr Zelensky nay cho rằng chiến thắng vẫn có thể đạt được bằng ngoại giao.

hoabinh1

Quân nhân Ukraine, Dmytro tuần tra khu vực xung quanh một tòa nhà bị phá hủy vì Nga oanh tạc ở Myrnohrad, Ukraine ngày 17/09/2024. AP - Yevgeny Maloletka

Phương Tây lặng lẽ chuẩn bị cho hòa đàm

Trên chiến trường, quân Nga vẫn đe dọa Pokrovsk. Gió có thể xoay chiều nhờ cuộc tiến công bất ngờ vào Kursk giúp Ukraine kiểm soát được 1.300 km2 lãnh thổ của Nga, nhưng không biết kéo dài được bao lâu. Về chính trị, Hoa Kỳ vẫn chưa cho phép Kiev sử dụng hỏa tiễn tầm xa đánh vào các mục tiêu quân sự ở sâu trong đất Nga, sợ rằng chế độ Moskva sụp đổ sẽ dẫn đến nước Nga tan rã, không thể kiểm soát được vấn đề nguyên tử.

Đức loan báo giảm viện trợ, Pháp mất đà từ khi giải tán Quốc hội, bầu cử tổng thống Mỹ vần vũ những áng mây đen. Trong trường hợp tệ hại nhất, Donald Trump có thể cắt viện trợ của Ukraine ; J.D Vance, người đứng chung liên danh đòi biến Ukraine thành vùng đệm với tư cách trung lập, có nghĩa là vẫn trong miệng sói Nga. Còn Kamala Harris có thể đi theo đường hướng của Barack Obama : xoay trục sang Châu Á, giảm quan tâm đến Châu Âu. Một viên chức Pháp tóm tắt : "Dù tổng thống Mỹ là ai, viện trợ cũng sẽ giảm và người Ukraine khó theo đuổi chiến tranh". "Các nước phương Nam" thì tỏ ra thực dụng, trong khi Trung Quốc, Iran, Bắc Triều Tiên hỗ trợ cho Nga.

Thế nên mới có khuynh hướng tái thúc đẩy "kế hoạch hòa bình". Volodymyr Zelensky là người đầu tiên mở ra cánh cửa thương lượng vào đầu mùa hè, đề nghị tổ chức một hội nghị hòa bình với, lần này có sự tham gia của Nga. Cuối tháng Chín, ông sẽ trao đổi với Joe Biden và Kamala Harris về "kế hoạch vì chiến thắng". Pháp cổ vũ cho một "giải pháp lâu dài và thương thảo, với Ukraine trong thế mạnh". Theo thông tin của Le Figaro, sau bầu cử tổng thống Mỹ hội nghị lần tới có thể diễn ra vào tháng 11 ở Abu Dhabi.

Lời đáp từ Washington và Moskva

Một viên chức Pháp đặt câu hỏi, vấn đề nào quan trọng hơn : Một chiến thắng quân sự giúp Ukraine thu hồi những lãnh thổ bị chiếm, hay chiến thắng về chính trị, có nghĩa là một quốc gia tự do dân chủ hội nhập với Liên Hiệp Châu Âu và NATO, dù phải từ bỏ tạm thời một số vùng đất ? Nhân vật này nêu ra mô hình nước Đức vào cuối Đệ nhị Thế chiến. Bốn mươi năm sau, bức tường Berlin sụp đổ và Đông Đức thống nhất với Tây Đức thành một quốc gia dân chủ tự do. Một giải pháp giúp cả hai bên đều có thể tuyên bố chiến thắng. Tuy nhiên dẫn đến một câu hỏi khác cũng không kém phần quan trọng : Làm thế nào bảo đảm an ninh cho Ukraine vào ngày mà vũ khí đã im tiếng ?

Lời đáp vừa ở Nhà Trắng vừa tại Kremlin. Ở Washington, vì Joe Biden cho đến nay vẫn phản đối việc Ukraine gia nhập NATO. Liệu việc rút khỏi cuộc đua có thể giải thoát ông khỏi áp lực chính trị, ưu ái hơn với Kiev ? Và ở Moskva, vì mọi người biết rằng "con gấu tấn công khi xung đột đóng băng". Một khi Vladimir Putin còn cầm quyền, thì không có gì bảo đảm chiến tranh không tái diễn. Và hiện nay tổng thống Nga vẫn đặt điều kiện cho hòa bình là Ukraine phải đầu hàng !

Putin chỉ muốn tạm nghỉ để đánh tiếp chứ không phải hòa bình

Trả lời Le Figaro, thủ tướng Litva, bà Ingrida Simonyte nhấn mạnh : "Vladimir Putin có lẽ cần tạm ngưng chiến một thời gian, nhưng không phải là hòa bình". Quyết tâm của người Ukraine vẫn không suy suyển, tuy nhiên không giống như các nước dân chủ, tại Nga, Putin có thể gây áp lực tối đa lên người dân. Ông ta tha hồ đầu tư bao nhiêu tùy ý vào quân sự, bất chấp thiệt hại cho dân Nga.

Nhưng bà cho rằng trước những vấn đề kinh tế hiện nay, Putin không thể kéo dài bao lâu cũng được. Những lằn ranh đỏ, kể cả vũ khí nguyên tử là cách đánh lừa của ông ta, nhằm thao túng dư luận phương Tây. Nữ thủ tướng Litva khuyến cáo không nên run sợ khi Kremlin đe dọa vì như vậy Putin sẽ còn dấn tới. Nếu không chận được nhà độc tài này, toàn thế giới sẽ rút ra bài học : Vào thế kỷ 21, một nhà lãnh đạo đủ bệnh hoạn để có thể thay đổi biên giới Châu Âu bằng vũ lực.

Trump lại bị mưu sát : Diễn biến mới trong chiến dịch bầu cử Mỹ

Về vụ mưu sát ông Donald Trump, Les Echos nhận xét không có việc hưu chiến trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ. Tối hôm qua, ứng cử viên Cộng hòa nói rằng nghi can hành động từ hệ quả những bài diễn văn "cánh tả cộng sản" của Biden và Harris.

Hôm Chủ nhật, khi Donald Trump chơi gôn ở West Palm Beach tại Florida, một nhân viên mật vụ phát hiện một người đàn ông vũ trang và đã nổ súng khiến người này bỏ chạy mà chưa bắn phát nào, sau khi đã rình rập gần 12 tiếng đồng hồ xung quanh câu lạc bộ golf của Trump. Một khẩu súng có kính ngắm loại SKS, hai túi ba lô và thiết bị ghi hình được tìm thấy gần đó. Nghi can Ryan Wesley Routh, một người Mỹ 58 tuổi ủng hộ Ukraine, bị khởi tố vì tội sở hữu vũ khí bất hợp pháp và có một khẩu súng đã xóa số đăng ký, có khung hình phạt lần lượt là 15 và 5 năm tù giam. Ngay từ khi Nga xâm lăng Ukraine, Routh đã ủng hộ viện trợ quân sự cho Kiev và vài tuần sau đã có mặt ở Ukraine. Nghi can khoe rằng đã tuyển mộ nhiều người sang chiến đấu cho Kiev, nhưng chỉ là hoang tưởng.

Chỉ còn bảy tuần nữa đến bầu cử tổng thống, chiến dịch lần này kịch tính chưa từng thấy trong lịch sử Hoa Kỳ : Vụ ám sát Donald Trump bất thành, Joe Biden bất ngờ từ bỏ tranh cử và Kamala Harris thay thế. Le Figaro lưu ý, thường khi sau khi bị mưu sát, nạn nhân sẽ giành được nhiều cảm tình của công chúng, nhưng lần này thì chưa hẳn, khi nước Mỹ đang chia rẽ sâu sắc.

Chiến lược kỳ lạ của Donald Trump : Đóng cửa với cử tri ôn hòa

Le Monde cho rằng chiến lược của Donald Trump rất kỳ lạ : đóng cửa trước những người ôn hòa, trong khi Kamala Harris tỏ ra trung dung để thu hút những cử tri còn đang do dự. Bản thân một cuộc tranh luận truyền hình không giúp thắng cử, nhưng vụ so găng vừa rồi giữa Donald Trump và Kamala Harris hôm 10/09 đã bộc lộ điểm yếu về chiến lược của Donald Trump.

Ông không khai thác thế mạnh của mình kinh tế. Dù lạm phát đã giảm còn 2,5%, Trump có thể tập trung tấn công vào khủng hoảng địa ốc, giá cả các mặt hàng thiết yếu, nhấn mạnh đến vật giá tăng cao trong bốn năm. Tuy không thể đổ lỗi hoàn toàn cho chính quyền Biden, nhưng góp phần giúp nhớ lại thời kỳ giá sinh hoạt dễ chịu khi Donald Trump làm tổng thống. Mê chơi golf, ông đã quên mất nỗi lo thường nhật của người dân. Thay vào đó, nhà tỉ phú lại nói về việc di dân Haiti ở Ohio ăn thịt chó mèo.

Nhưng tệ hại nhất là ông đã bỏ rơi những người trung lập cho đảng Dân chủ. Donald Trump không hướng về những cử tri đang không biết bầu cho ai vì nghi hoặc trước Kamala Harris, hay những người bảo thủ ôn hòa. Ngược lại, ông càng cực đoan hơn, đặc biệt về nhập cư, không vẽ ra được một tương lai cho Hoa Kỳ với những ý tưởng cụ thể. Tóm lại, Donald Trump tiến hành chiến dịch cứ như là cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Cộng hòa vẫn tiếp diễn, xuất hiện cả với một số nhân vật nổi tiếng cực hữu như Laura Loomer, đang bị chính những người ủng hộ trung thành nhất của ông đả kích.

Cuộc đua sát ván có thể được quyết định với vài chục ngàn lá phiếu

Donald Trump là nạn nhân của chính ông. Trump chỉ tin vào trực giác - sự nhạy cảm này đã giúp ông đứng bật dậy hô "Fight ! Fight !" sau vụ mưu sát ở Pennsylvania hôm 13/07, tạo ra cả một làn sóng ủng hộ ông. Tin rằng được ân sủng, Trump kêu gọi đoàn kết. Nhưng chữ "đoàn kết" đối với cựu tổng thống còn kèm theo những chữ không nói ra là "đứng sau tôi". Nikki Haley, đối thủ cuối cùng của ông trong bầu cử sơ bộ đã đến ủng hộ Trump nhưng được tiếp một cách lạnh nhạt. Lẽ ra Trump nên nồng nhiệt đón chào, hướng đến cử tri của bà vốn chiếm 15% đến 20% tại nhiều bang.

Về phía Kamala Harris từ khi bước vào cuộc đua đã không ngừng kêu gọi những cử tri đang lưng chừng. Đã đành sự ủng hộ của các nhân vật bảo thủ ồn ào nhất như Liz Cheney và cha là cựu phó tổng thống Dick Cheney không kéo được nhiều người, nhưng giúp các cử tri ôn hòa coi việc bầu cho Kamala Harris có thể là một hành động yêu nước, chống lại Donald Trump. Cựu tổng thống không quan tâm đến nhũng phát biểu của các diễn giả Cộng hòa trong đại hội đảng Dân chủ ở Chicago. Đây là một chọn lựa nhiều rủi ro, nếu cuộc bầu cử được quyết định bởi vài chục ngàn lá phiếu trong những bang chủ chốt.

Theo Les Echos, trong số những yếu tố như giàu nghèo, học vấn, màu da, tuổi tác, thành phố hay nông thôn, giới tính mới mang tính quyết định trong cuộc bầu cử lần này. Theo một nghiên cứu khả tín, tại 7 bang bản lề có đến 55% cử tri nữ cho biết sẽ bỏ phiếu cho Kamala Harris, chỉ 40% bầu cho Donald Trump. Dù tỉ lệ khác biệt không quá cao, nhưng trong cuộc đấu sát nút như hiện nay, như vậy đã đủ.

Ủy viên Thierry Breton từ chức : Pháp yếu thế trước Bruxelles ?

Về thời sự nước Pháp, cánh tả Pháp tiếp tục bất hòa, cảnh sát và tư pháp điều tra những đường dây đưa người vượt biên - khi từ đầu năm đến nay đã có 46 di dân chết đuối khi toan vượt biển Manche. Bên cạnh đó, sự kiện Ủy viên Châu Âu (Commissaire européen) Thierry Breton từ chức được tất cả nhật báo đề cập đến. Libération nhận định "Phía sau vụ từ chức của Thierry Breton là ảnh hưởng Pháp bị mất ở Bruxelles". Theo tờ báo, sự ra đi của Ủy viên Châu Âu người Pháp hôm qua cho thấy Emmanuel Macron đã đầu hàng bà Ursula von der Leyen.

Chính quyền Pháp liên tục có những tình huống kịch tính, cả tốt đẹp (như Thế vận hội) lẫn xấu (như những náo động trên chính trường). Sau giai đoạn đầy hồi hộp từ việc giải tán Quốc hội, chọn lựa thủ tướng rồi đến thành phần nội các, nay đến lượt Ủy viên Châu Âu ra đi sau khi tố cáo trên mạng xã hội, một ngày trước phiên họp toàn thể của Nghị viện Châu Âu. Người ta biết rằng quan hệ giữa ông Thierry Breton và bà Ursula von der Leyen vốn căng thẳng. Bà Leyen không chấp nhận quan điểm tự do của ông Breton : ông từng chống lại việc bà tái tranh cử, nêu vấn đề đạo đức, và tự ý cảnh cáo Elon Musk.

Nhưng vấn đề không chỉ là sự xung khắc giữa hai nhân vật đều tự cao. Elysée nhanh chóng tiến cử cựu ngoại trưởng đã từ chức, Stéphane Séjourné, để phụ trách "vấn đề chủ quyền trong kỹ nghệ, công nghệ và tính cạnh tranh của Châu Âu". Ông Macron như vậy đã hy sinh ông Breton để vẫn giữ được một chức vụ ở Ủy ban Châu Âu, nhưng không bao gồm quốc phòng, một hồ sơ chủ chốt vào lúc thế giới đang tái vũ trang. Điều đó có nghĩa là Pháp đã đánh mất ảnh hưởng. Đối với Le Figaro, Emmanuel Macron sau khi giải thể Quốc hội vào tháng 6 lại tiếp tục gây thiệt hại khi nhượng bộ bà Ursula von der Leyen.

Thierry Breton có thể làm phật lòng một số người, nhưng ông đã thúc đẩy được nhiều vấn đề chiến lược, từ kỹ thuật số, viễn thông đến quốc phòng, nguyên tử, không gian. Tờ báo không có gì phiền trách Stéphane Séjourné, nhưng việc ông "nhảy dù" xuống Bruxelles mang lại cảm giác một tổng thống mà ảnh hưởng giảm dần đang tìm chỗ đứng cho những người thân cận. Sau khi chấp nhận cho bà Leyen tiếp tục làm chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, Emmanuel Macron lại giúp bà thanh toán đối thủ, chẳng khác nào khuyến khích bà cứng rắn hơn. Thế là nước Pháp vẫn đòi hỏi "tự chủ chiến lược" nay bị Bruxelles đối xử như một nước nhỏ, và Đức có thể qua mặt để điều khiển Châu Âu.

Thụy My

Additional Info

  • Author Thụy My
Published in Quốc tế

Tăng quân số Nga : Tổng thống Vladimir Putin tính lấy người từ đâu ?

Thu Hằng, RFI, 18/09/2024

Quân đội Nga sẽ có 1,5 triệu lính, tăng thêm 180.000 người và trở thành lực lượng đông đảo thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (2 triệu). Sắc lệnh được tổng thống Vladimir Putin ký ngày 16/09/2024, công bố trên trang web của chính phủ, có hiệu lực từ ngày 01/12.

nga1

Lính nghĩa vụ quân sự Nga tại một trung tâm tuyển quân ở Bataysk, vùng Rostov, Nga, ngày 16/05/2024. Reuters - Sergey Pivovarov

Đây là lần huy động thứ ba kể từ khi Nga tấn công Ukraine tháng 02/2022 trong khi "chiến dịch quân sự" vẫn là chủ đề nhạy cảm, vì điện Kremlin luôn tạo cảm giác cuộc chiến không tác động đến đời sống người dân Nga.

Chính phủ được lệnh bổ sung các nguồn ngân sách cần thiết cho lực lượng vũ trang có tổng cộng gần 2,4 triệu người, trong đó có 1,5 triệu binh lính. Trả lời họp báo ngày 17/09, người phát ngôn điện Kremlin Dmitri Peskov giải thích "là do môi trường cực kỳ thù nghịch ở biên giới phía tây (với Ukraine) của chúng ta và sự bất ổn ở biên giới phía đông của chúng ta. Việc này đòi hỏi phải thực hiện các biện pháp thích hợp".

Đợt tăng quân lần thứ hai trước đó được tổng thống Putin ký vào tháng 12/2023, quy định quân số khoảng 2,2 triệu người trong đó có 1,32 triệu binh sĩ. Trong số này, gần 700.000 người, tương đương với hơn một nửa, tham chiến ở Ukraine nếu căn cứ theo phát biểu của tổng thống Putin vào tháng 06.

Có thể có hai lý do giải thích cho quyết định tăng quân số lần thứ ba. Thứ nhất, có ý kiến cho rằng chính sự thiếu hụt binh lính có lẽ là nguyên nhân dẫn đến thành công của Ukraine tấn công vào khu vực Kursk và kiểm soát được hơn 1.000 km² từ ngày 06/08. Thứ hai, Matxcơva không muốn điều quân từ chiến trường miền đông Ukraine sang bảo vệ Kursk do quân đội Nga đang chiếm ưu thế tại khu vực này và quyết tâm chiếm thành phố Pokrovsk, được cho là trung tâm trung chuyển và hậu cần quan trọng cho quân Ukraine.

Theo tình báo Mỹ, được trang Le Figaro trính dẫn ngày 17/09, khoảng 315.000 quân nhân Nga đã thiệt mạng hoặc bị thương kể từ khi gây chiến ở Ukraine. Ngoài tổn thất này, quân đội Nga còn bị phân tán lực lượng ở một số quốc gia thuộc Liên Xô cũ : Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tadjikistan, cũng như ở Moldova, Gruzia và Ukraine. Lực lượng quân sự Nga cũng hỗ trợ cho chính quyền Bachar al-Assad ở Syria và đồn trú ở một số căn cứ ở châu Phi như Sudan, Mozambic và Ai Cập.

Nền kinh tế tử thần

Do đó, Nga không còn cách nào khác là phải tuyển thêm quân. Cách hấp dẫn nhất là hứa những khoản tiền thưởng và thù lao hậu hĩnh cho người tình nguyện. Theo trang Radio France ngày 17/09, số tiền hiện giờ mà một lính tình nguyện kiếm được trong một năm tương đương với tổng số lương trong vòng 10 năm nếu làm việc "bình thường". Những tấm áp phích khổng lồ cổ vũ gia nhập quân đội được dán trên các bức tường của Matxcơva in con số lớn : 5.200.000 rúp (52.000 euro). Số tiền "không tưởng" đối với nhiều người chính là tổng số tiền mà tình nguyện viên nhận được trong năm đầu tiên. Bất chấp nguy cơ bỏ mạng trên chiến trường, nhiều người vẫn "nhắm mắt đưa chân" trước khoản đãi ngộ đó.

Thêm vào đó, họ sẽ không phải đóng thuế, nhận được mức lương cao gấp 8 lần so với mức lương trung bình ở Nga, hoặc hơn vậy như tại một số vùng nghèo nhất, ví dụ ở Buryatia, gần biên giới Mông Cổ. Nhà đối lập Alexandra Garmazhapova, chủ tịch tổ chức Buryatia Tự do, giải thích với đài France Radio : "Hiện nay, làn sóng quân nhân đến từ Buryatia vẫn rất lớn, bởi vì họ bị khoản tiền thưởng 1 triệu rúp lôi cuốn. Kiếm được khoản như vậy gần như là điều không tưởng ở Buryatia".

Trong trường hợp lính tình nguyện qua đời, Nhà nước sẽ trả cho gia đình số tiền lên tới 12 triệu rúp, tương đương 120.000 euro. Đó là một "nền kinh tế tử thần", theo nhận định của nhà kinh tế học người Nga Vladislav Inozemtsev sống lưu vong ở Hoa Kỳ : "Nếu chúng ta tính toán tổng thu nhập của một người đàn ông chiến đấu ngoài mặt trận trong một năm và giả sử người đó 35 tuổi, gia đình còn nhận được nhiều tiền hơn cả số tiền người đàn ông đó có thể kiếm được cho đến khi nghỉ hưu. Vì vậy ra chiến trường và bị thiệt mạng một năm sau đó còn có lợi hơn là làm việc trong nhiều thập niên".

Từ tháng 07/2023 đến tháng 06/2024, Nhà nước Nga đã trả cho những người tham chiến ở Ukraine, thương binh và gia đình liệt sĩ tổng số tiền tương đương với 30 tỉ euro. Số tiền này tương đương với 1,5% GDP của Nga, theo một nghiên cứu của dự án Re:Russia, được trang Euronews trích dẫn ngày 15/08. Dù sẽ phải chi khoản ngân sách khổng lồ cho chế độ "đãi ngộ" này nhưng theo đa số các kinh tế gia, Nga vẫn có thể tiếp tục trả những khoản tiền này trong ít nhất vài năm, và như vậy vẫn tiếp tục tài trợ được cho cuộc chiến ở Ukraine.

Quân đội và kinh tế chiến tranh cùng thiếu nhân lực

Dù có chế độ đãi ngộ hậu hĩnh như vậy, quân đội vẫn phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực và phải cạnh tranh với nền kinh tế chiến tranh đang phát triển mạnh và cũng cần lao động. Nhà nghiên cứu Ivan Kłyszcz, tại Trung tâm Quốc phòng và An ninh Quốc tế ở Tallinn (Estonia), giải thích với trang Euronews : "Mức lương cạnh tranh và điều kiện làm việc tốt hơn quân đội cũng đóng một vai trò quan trọng".

Giáo sư Mart Kuldkepp, Đại học College London, tóm tắt về thế lưỡng nan của các nhà lãnh đạo Nga : "Bộ quốc phòng ngày càng phải cạnh tranh với các chủ lao động khác, kể cả trong các lĩnh vực có tầm quan trọng chiến lược. Điều này không chỉ tạo ra sự cạnh tranh về tiền lương mà còn tạo ra thế tiến thoái lưỡng nan về những lợi ích của Nhà nước cần được ưu tiên". Còn theo Edward Hunter Christie, cựu quan chức NATO và thành viên cấp cao tại FIIA, "cho dù rút bớt nhân công để đi nghĩa vụ quân sự hoặc thu hút họ bằng chế độ lương hậu hĩnh, thì trong cả hai trường hợp, họ đều có nguy cơ thiếu nhân lực trong nền kinh tế dân sự".

Ngay khi tổng thống Vladimir Putin phát động chiến tranh ở Ukraine, hàng loạt lao động trẻ, có tay nghề cao đã ồ ạt trốn ra nước ngoài. Nhà nghiên cứu cấp cao Maria Snegovaya tại chương trình Châu Âu, Nga và Á-Âu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), thống kê : "Tổng số người di cư kể từ năm 2022 được ước tính từ khoảng 500.000 đến 1 triệu người, trong đó có rất nhiều người trẻ hơn, được giáo dục tốt hơn và làm việc trong các ngành công nghiệp then chốt như lĩnh vực công nghệ thông tin. Nếu tính thêm những người đi nghĩa vụ quân sự, tình nguyện viên và tổn thất liên quan đến chiến tranh từ 2020 đến 2023 thì nguồn dự trữ lực lượng lao động của Nga đã mất khoảng 1,9 đến 2,8 triệu người".

Ngoài làn sóng chảy máu nhân lực và chất xám, Nga còn phải đối mặt với tình trạng dân số già. Theo những dữ liệu mới nhất của cơ quan thống kê Rosstat cho năm 2024, số người hoàn toàn không còn làm việc ở Nga là 41 triệu người, chiếm khoảng 30% tổng dân số nếu tính cả số người đã ra nước ngoài và thương vong do chiến tranh. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi gần một nửa số công ty công nghiệp của Nga báo cáo tình trạng thiếu nhân lực vào năm 2023.

Nga cũng không thể trông cậy nhiều vào nguồn lao động nhập cư. Một số nước, đặc biệt là ở Nam Á, đã khuyến cáo công dân đề phòng với những thông báo tuyển dụng sang Nga làm việc do có nguy cơ bị lừa đưa ra chiến trường Ukraine. Ngoài ra, phải kể đến chiến dịch mạnh tay trấn áp của cảnh sát sau các vụ tấn công khủng bố do các nhóm Hồi giáo cực đoan gây ra ở Nga. Ví dụ, theo số liệu của Bộ lao động Tadjikistan, được trang Euronews trích dẫn, trong 6 tháng đầu năm 2024, số người lao động nhập cư từ Tadjikistan đến Nga đã giảm 16%.

Khi ký sắc lệnh bổ sung thêm 180.000 quân nhân nghĩa vụ, tổng thống Putin tạm thời ưu tiên đạt được mục tiêu trên chiến trường Ukraine.

Thu Hằng

************************

Drone Ukraine tấn công một kho vũ khí lớn tại tỉnh Tver, giáp thủ đô Nga

Trọng Thành, RFI, 18/09/2024

Theo giới blogger quân sự và truyền thông Nga, đêm qua rạng sáng hôm nay, 18/09/2024, một kho vũ khí lớn tại tỉnh Tver, tây bắc thủ đô Moskva bị drone Ukraine tấn công.

nga2

Thống đốc tỉnh Tver, Igor Rudenya (giữa) đi thị sát tình hình ở Toropets, tỉnh Tver, Nga, sau vụ tấn công bằng drone do Ukraine tiến hành ngày 18/09/2024. AP

Reuters cho hay, các trạm đo động đất ghi nhận những rung chuyển tương đương với một trận động đất nhỏ tại khu vực. Nhiều hình ảnh và video chưa được kiểm chứng, lan truyền trên các mạng xã hội, cho thấy một đám lửa khổng lồ bốc lên cao trong đêm, cùng lúc với nhiều tiếng nổ. Thống đốc tỉnh Tver, Igor Rudenya, thông báo trên Telegram, lực lượng cứu hỏa đang chữa cháy, nhưng không cho biết nguyên nhân. Bộ quốc phòng Nga hiện chưa đưa ra bình luận nào.

Theo thông báo của chính quyền ở Zapadnodvinski, nằm sát thị xã Toropets, cách Moskva khoảng 400 km, các trường học chuyển sang chế độ giảng dạy từ xa. Theo một thông tin của hãng thông tấn Nga RIA hồi 2018, vào thời điểm đó, Nga đã bắt đầu thiết lập một kho quân sự gần thị xã Toropets, để chứa tên lửa, đạn dược, thuốc nổ.

Hải quân Ukraine hôm qua cũng cho biết đã phá hủy nhiều kho đạn của Nga gần thành phố đông nam Mariupol, hiện Nga do kiểm soát, nhưng không thông báo rõ cuộc tấn công diễn ra vào lúc nào.

Theo Bộ năng lượng Ukraine sáng hôm nay, trong ngày qua, hàng loạt cơ sở hạ tầng năng lượng tại 8 tỉnh của Ukraine bị Nga tấn công, bao gồm Dnipropetrovsk, Donetsk, Zaporizhia, Mykolaïv, Poltava, Sumy, Kharkiv và Kherson. Riêng tại tỉnh miền trung Poltava, hoạt động hàng không bị đình chỉ do có báo động phòng không.

Kế hoạch chấm dứt chiến tranh : Kiev lần đầu tiên cho Mỹ biết một số nội dung cụ thể

Reuters dẫn lời người phát ngôn Bộ ngoại giao Mỹ, Matthew Miller, hôm qua, theo đó ngoại trưởng Antony Blinken trong chuyến đi tới Kiev tuần trước, đã được thông báo một số nội dung trong kế hoạch của Ukraine nhằm thúc đẩy Nga chấm dứt chiến tranh, được tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố hồi tháng trước. Tổng thống Ukraine dự kiến ​​trình bày kế hoạch này với nguyên thủ Mỹ Joe Biden nhân kỳ họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tuần tới.

Theo nhận định của nhà báo Sylvie Kauffmann, Le Monde, trong dịp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, tổng thống Ukraine hy vọng sẽ thuyết phục được tổng thống Mỹ Joe Biden, trước khi kết thúc nhiệm kỳ, "mời Ukraine gia nhập NATO" để có Kiev có thêm thế mạnh trong các đàm phán với Nga.

Trọng Thành

***************************

Tổng thống Nga ký sắc lệnh tăng quân số cho quân đội

Minh Anh, RFI, 17/09/2024

Tổng thống Nga Vladimir Putin, hôm 16/09/2024, ký sắc lệnh yêu cầu tăng thêm binh sĩ quân đội. Đây là lần thứ ba, tính từ đầu cuộc chiến tranh tại Ukraine, nguyên thủ Nga ra lệnh tăng mạnh quân số.

hoahaychien1

Một thanh niên ký vào một tài liệu tại trung tâm tuyển dụng di động trong một cuộc triển lãm vũ khí và trang thiết bị của Ukraine mà quân đội Nga tịch thu được ở phía nam đất nước. Reuters - Sergey Pivovarov

Kể từ ngày 01/12/2024, tổng quân số quân đội Nga phải đạt mức 2.389.000 người, tức tăng thêm 180 ngàn người. Như vậy, với ba sắc lệnh được ký tại các thời điểm tháng 08/2022, 12/2023 và 09/2024, quân số Nga tổng cộng tăng thêm 500 ngàn người.

Thông tín viên đài RFI, Anissa El Jabri tại Moskva cho biết thêm :

Bộ quốc phòng sẽ tìm số quân này ở đâu ? Chính quyền Nga đã hứa không gọi nhập ngũ lính nghĩa vụ hoặc ra lệnh huy động thêm. Họ không muốn mạo hiểm chính thức thúc bách người dân.

Do vậy, quân đội cam kết tiếp tục tuyển những người tình nguyện theo hợp đồng. Mùa hè này, tiền thưởng và tiền lương đã tăng vọt. Nhưng không sao, trong sắc lệnh, ông Vladimir Putin, xin trích, "yêu cầu chính phủ Nga cấp cho bộ quốc phòng các khoản kinh phí cần thiết để thực hiện".

Điều quan trọng, luôn được lặp đi lặp lại, chiến tranh tại Ukraine là một cuộc chiến của mọi thời đại. Bộ quốc phòng không nói gì khác hơn khi tuyên bố rằng, quyết định này là "do các mối đe dọa ngày càng lớn cho Nga có liên quan đến "chiến dịch đặc biệt"", và một lần nữa xin trích, cụm từ được chính quyền và truyền thông Nga không ngừng nhắc đi nhắc lại là "sự mở rộng liên tục của NATO".

Hồi tháng 6 vừa qua, khi được hỏi về việc không có báo cáo về tổn thất chính thức của quân đội Nga, tổng thống Vladimir Putin chỉ đơn giản khẳng định rằng xin trích, chúng "thấp hơn nhiều lần" so với tổn thất của Ukraine.

Nga tấn công cơ sở năng lượng Ukraine

Chính quyền vùng Sumy, đông bắc Ukraine hôm nay, 17/09/2024, cho biết quân Nga đã tấn công các cơ sở năng lượng khiến một số nơi trong vùng bị cắt điện và phải dùng đến hệ thống điện dự phòng.

Trong khi đó tại vùng Kursk miền nam nước Nga, chính quyền ra lệnh sơ tán người dân tại những làng cách 15 km biên giới Ukraine vì lý do "an toàn". 

Minh Anh

**************************

Putin ra lệnh tăng quân chính quy, đứng thứ hai thế giới sau Trung Quốc

BBC, 17/09/2024

Tổng thống Vladimir Putin mới đây đã ra lệnh tăng số lượng binh sĩ Nga thêm 180.000 lên thành 1,5 triệu, trở thành lực lượng quân đội lớn thứ hai sau Trung Quốc.

hoahaychien2

Chiến tranh Ukraine đã khiến quân Nga hao tổn sinh lực nặng nề, buộc ông Putin phải tăng quân số

Trong một sắc lệnh được công bố trên website của Điện Kremlin, ông Putin ra lệnh tăng tổng quân số lực lượng vũ trang lên 2,38 triệu người, trong đó 1,5 triệu là quân sẵn sàng chiến đấu.

Theo số liệu từ Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), động thái này sẽ khiến Nga vượt Mỹ và Ấn Độ về mặt số lượng quân sẵn sàng chiến đấu và chỉ đứng thứ hai sau Trung Quốc về quy mô. IISS nói rằng Bắc Kinh chỉ có hơn hai triệu quân sẵn sàng chiến đấu.

Động thái này, là lần thứ ba ông Putin mở rộng quy mô quân đội kể từ khi ông đưa quân vào Ukraine tháng 2/2022, diễn ra khi quân đội Nga đang nỗ lực tiến công ở miền đông Ukraine, trên một khu chiến tuyến kéo dài chừng 1.000km, và đang cố gắng đẩy lùi quân Ukraine ở vùng Kursk của Nga .

Dù Nga có dân số gấp ba lần Ukraine và đã chiêu mộ thành công tình nguyện viên theo các hợp đồng béo bở để chiến đấu ở Ukraine, nước này - tương tự quân đội Ukraine - đã hứng chịu những tổn thất nặng nề về sinh lực trên chiến trường và không có dấu hiệu nào cho thấy chiến tranh sẽ sớm kết thúc.

Cả hai phía đều nói rằng mức độ thiệt hại của họ là một bí mật quân sự.

Andrei Kartapolov, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Hạ viện Nga, nói rằng việc tăng số quân sẵn sàng chiến đấu là một phần trong kế hoạch cải tổ lực lượng vũ trang và tăng dần quy mô quân đội để phù hợp với tình hình quốc tế hiện nay và hành vi của "một số cựu đối tác nước ngoài của chúng ta".

"Ví dụ, chúng tôi hiện nay cần hình thành những đơn vị quân đội và cơ cấu mới để đảm bảo an ninh ở khu vực tây bắc của Nga kể từ khi Phần Lan, nước có chung biên giới với chúng tôi, gia nhập NATO", ông Kartapolov nói với Parlamentskaya Gazeta, tờ báo nội bộ của Quốc hội Nga.

"Và để thực hiện quá trình này, chúng tôi cần tăng số lượng quân".

Lần tăng quy mô quân đội thứ ba kể từ 2022

Trước lần tăng quân mới nhất này thì kể từ năm 2022, Tổng thống Putin đã hai lần chính thức ra lệnh tăng số quân thường trực - với số lượng tăng thêm lần lượt là 137.000 và 170.000.

Thêm vào đó, Nga đã tổng động viên hơn 300.000 lính vào tháng 9 và 10/2022, một bước đi khiến hàng chục ngàn nam giới trong độ tuổi nhập ngũ phải chạy trốn khỏi đất nước.

Tuy nhiên, Điện Kremlin nói rằng không có kế hoạch tổng động viên nào vào lúc này, và rằng chính phủ sẽ tiếp tục dựa vào những tình nguyện viên đăng ký chiến đấu ở Ukraine.

Dara Massicot, một chuyên gia về quân sự Nga tại tổ chức nghiên cứu Carnegie Endowment Vì Hòa bình Quốc tế, đã đặt câu hỏi liệu Moscow có sẵn sàng chi trả cho việc tăng quân số chính quy hay không.

"Có nhiều cách để bố trí 1,5 triệu quân sẵn sàng chiến đấu nhưng Điện Kremlin sẽ không thích cách này nếu họ thực sự phải vật lộn với những yêu cầu đó", bà Massicot viết trên mạng xã hội X.

"Họ có thể thực sự có khả năng tăng ngân sách quốc phòng để mua sắm và để chi trả cho yêu cầu này (tăng quân số) hay không ?"

Chuyên gia Massicot, người công bố báo cáo về nỗ lực tái thiết quân đội của Nga, nói rằng Moscow có thể đưa ra một quyết định tăng số quân chính quy hoặc sửa đổi luật nhằm cho phép nữ giới làm việc trong quân đội, để có thể đạt mục tiêu tăng tổng số quân - một quyết định khó khăn và không được lòng dân.

"Hãy tìm kiếm các dấu hiệu cho thấy đây là một sáng kiến thực sự nhằm tuyển mộ và mở rộng lực lượng, chứ không phải là cách để đe dọa người khác. Phương thức tình nguyện hiện nay có hiệu quả nhưng đã có những căng thẳng. Việc mở rộng này đồng nghĩa với chi tiêu nhiều hơn và căng thẳng hơn", bà nói.

Nguồn : BBC, 17/09/2024

Additional Info

  • Author Thu Hằng, Trọng Thành, Minh Anh, BBC tiếng Việt
Published in Quốc tế

Cuộc chiếm đóng kỳ lạ : Dân Nga ở Kursk thân thiện với lính Ukraine

Đặc phái viên Les Echos ngày 16/09/2024 nhận xét về "Cuộc chiếm đóng kỳ lạ của quân đội Ukraine tại vùng Kursk của Nga" : Cư dân Nga và lính tráng Ukraine khá thân thiện với nhau. Theo Le Figaro, thì dù Nga cố phản công nhưng khó thể tái chiếm Kursk trong những tháng tới.

uk1

Một đoàn xe tải của quân Nga bị hư hại vì Ukraine pháo kích trên xa lộ quận Sudzhansky thuộc tỉnh Kursk của Nga, ngày 09/08/2024. AP - Anatoliy Zhdanov

Dân Nga vùng chiếm đóng có thiện cảm với "quân xâm lược" Ukraine

Được bộ tham mưu bí mật chuẩn bị, quân đội Ukraine hôm 06/08 đã gây bất ngờ cho các quan sát viên quốc tế cũng như quân Nga đóng ở biên giới, chỉ trong vòng một tuần đã chiếm được 1.000 km² và khoảng 30 khu dân cư ở tỉnh Kursk của Nga - một sự sỉ nhục nặng nề cho Vladimir Putin.

Những tuần lễ gần đây tiến độ đã chậm lại, Ukraine nay phải bảo đảm việc quản lý lãnh thổ và dân chúng Nga dưới sự kiểm soát của mình. Đại tá Vadym Mysnyk, phát ngôn viên lực lượng Ukraine trong khu vực và là một trong những người đi cùng các nhà báo trong ngày, khẳng định trách nhiệm lo cho dân Nga và cung cấp những gì cần thiết. "Chính phủ của họ đã bỏ rơi và nay thì oanh tạc vào họ". Ukraine muốn chứng tỏ với thế giới là ngược với Nga, Kiev tôn trọng công ước Genève trong việc đối xử với thường dân trong thời chiến.

Chiếc xe chở phóng viên Les Echos và hai đồng nghiệp Ukraine phải thay đổi hành trình vì Nga dùng bom lượn. Chặng dừng đầu tiên là làng Kazachya Loknia, cách biên giới khoảng mười mấy cây số. Trái ngược với những thành phố, làng mạc Ukraine trong tầm bắn của pháo Nga, Kazashya Loknia vẫn nguyên vẹn, và khoảng một trăm người dân còn ở lại đây có quan hệ hết sức thân thiện với các quân nhân Ukraine. Nhiều người vẫy tay chào thân ái khi những chiếc thiết giáp Ukraine chạy ngang qua.

Chính quyền Nga bỏ rơi, quân đội Ukraine trợ giúp

Chiếc xe ngừng lại tại một đường phố trung tâm, những căn nhà xung quanh được viết lên chữ "Lyudi" bằng phấn, có nghĩa là có người sống bên trong. Những người lính Ukraine mang thực phẩm và thuốc men đến cho bà Irina, 70 tuổi. Dùng khăn mu-soa chậm nước mắt, bà nói : "Chúng tôi không có điện thắp sáng lẫn khí đốt, điện thoại, chẳng biết chuyện gì xảy ra ở Nga. Tôi xin tổng thống giúp đỡ nhưng ông ấy chẳng muốn". Bà đã nhiều lần kêu gọi trợ giúp trên mạng xã hội nhưng không có hồi đáp.

Chỉ trong vài phút, một nhóm dân làng tò mò đã bao quanh chiếc xe quan sát các nhà báo từ nước ngoài và những người mặc quân phục, chào hỏi thân thiện. Được hỏi về quan hệ với quân đội Ukraine, bà Irina bày tỏ lòng biết ơn về trợ giúp nhân đạo cho cư dân. Tuy dân chúng tỏ ra đầy thiện cảm, nhưng khi một phóng viên của kênh TSN (Ukraine) hỏi đám đông, ai chịu trách nhiệm về cuộc chiến tranh này, không ai dám trả lời. Nhà báo này cho rằng người dân cũng liên đới trách nhiệm vì đã bầu cho Vladimir Putin. Với một nụ cười cay đắng, đại tá Vadym Mysnyk tránh xa khỏi nhóm, không tham gia đối thoại.

Ông giải thích : "Vẫn luôn là những lời biện minh, chúng tôi không biết, không quan tâm đến chính trị, chúng tôi chỉ là dân nghèo. Họ từ chối nhận phần trách nhiệm trong cuộc chiến đã kéo dài từ mười năm qua. Đối với họ, chiến tranh chỉ bắt đầu khi người Ukraine tiến vào Kursk". Một trong các sĩ quan đưa máy tính ra, đề nghị dân làng xem một bản tin truyền hình tiếng Nga, cho thấy những vụ hỏa tiễn đánh vào các tòa nhà dân cư ở Lviv và Poltava của Ukraine mới đây. Cư dân Nga bất lực nhìn "những gì quân đội họ đã làm ở Ukraine", những căn nhà sụp đổ, thành phố tan hoang, các gia đình Ukraine khóc thương người thân thiệt mạng.

Một sĩ quan sau đó nói với phóng viên Les Echos, có thể chẳng được gì, nhưng cũng phải cho họ nhìn thấy. "Và có thể các trẻ em sẽ nhớ lại rằng những người lính Ukraine đã cho thức ăn và tử tế với các em". Công tác "tuyên truyền giáo dục" này có thể không kéo dài được, khi hôm thứ Năm Moskva đã loan báo phản công quy mô vào Kursk.

Moskva không đẩy lùi được quân đội Kiev khỏi Kursk

Tuy nhiên theo thông tín viên của Le Figaro tại Moskva, thì dù Nga cố gắng tái chiếm Kursk, nhưng đây không phải là chuyện dễ dàng. Quân đội Ukraine có thể còn lưu lại nhiều tháng nữa trên vùng đất gần biên giới này. Dường như thứ Sáu tuần trước quân đội Kiev lại tấn công vào khu vực tây nam Kursk để đánh bật các đơn vị Nga tham gia phản công.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, thì trong hai ngày quân Nga đã tái chiếm 10 khu dân cư ở phía tây Kursk, trong số khoảng 100 thành phố, làng mạc Ukraine đang chiếm đóng. Như vậy có nghĩa là đã tiến sâu 20 đến 23 kilomet, đến tận làng Gordeevka gần biên giới. Tuy nhiên các quan sát viên cho rằng Nga chỉ tiến được 10 đến 15 kilomet với thiệt hại rất nặng nề.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) dựa theo dữ liệu định vị khẳng định không có bằng chứng nào cho thấy quân Nga đột phá được như đã thông báo, ngoại trừ ở Krasnooktyabrsky và Snagost cờ Nga đã được treo lên. Theo trang tin Meduza, lực lượng Nga tập trung đông đảo ở bờ phía nam dòng sông Seïm chảy qua vùng Kursk, gồm tiểu đoàn thủy quân lục chiến 155 và ít nhất một trung đoàn của sư đoàn nhảy dù 106. Tư lệnh Ukraine, tướng Oleksandr Syrsky nói với New York Times là Nga huy động 60.000 quân cho mặt trận Kursk.

Vài ngàn quân Nga bị sập bẫy ?

Ukraine đã phá hủy các cầu và oanh kích thường xuyên những cầu phao mà quân Nga định dùng để vượt sông. Ngày 11/09, dường như Nga đã vào được làng Korenevo và chiếm Snagost, định giành Lyubimovka, trục tiếp tế quan trọng nhưng không thành công. Ý định tái chiếm Sudzha, thành phố mang tính biểu tượng khó thể thực hiện. Ngược lại, các hình ảnh của ISW ngày 11 và 12/09 và từ Osint (mã nguồn mở) cho thấy quân Ukraine vượt biên giới gần làng Novy Put ở tây nam tỉnh Kursk, cách Snagost 17 cây số, tuy với quy mô nhỏ.

Rõ ràng Ukraine muốn quật ngã nỗ lực phản công của quân Nga. Theo bản tiếng Nga của tờ báo Đức Bild, khoảng 2.000 đến 3.000 quân Nga bị bao vây tại khu vực giữa sông Seim và biên giới, không thể thoát ra vì các cầu đã bị đánh sập và cầu phao liên tục bị pháo phá hủy.

ISW cho rằng Nga vẫn chưa có chiến dịch phản công quy mô. Theo các chuyên gia phương Tây, cần phải có số quân rất đông đảo mới đẩy nổi lực lượng Ukraine ra khỏi vùng Kursk. Tạp chí Forbes dẫn nguồn tin riêng nói rằng Vladimir Putin ra lệnh phải tái chiếm Kursk từ nay đến ngày 01/10, còn chuyên gia George Barros của ISW tin rằng Nga mong đẩy lùi Ukraine trước mùa đông.

Vũ khí tầm xa : Mỹ dè dặt, Pháp mập mờ

Le Monde nhận định "Phía sau sự đoàn kết với Ukraine, chính quyền Biden vẫn dè dặt", chưa muốn cho phép Kiev tấn công Nga với các hỏa tiễn tầm xa của đồng minh. Được đào tạo trong thời chiến tranh lạnh, Joe Biden luôn lo ngại một sự leo thang với Nga. Trong khi Ukraine đã tiến sang tận đất Nga mà Kremlin vẫn cố gắng tỏ ra "bình thường", mặt khác bắt đầu nhận được hỏa tiễn đạn đạo Fateh-360 từ Iran.

Hai ứng cử viên Kamala Harris và Donald Trump khi tranh luận chỉ nói chung chung về giải pháp hòa bình cho Ukraine. Hai ngày sau, J. D. Vance, người đứng chung liên danh với Trump cho biết kế hoạch cụ thể : Ukraine phải từ bỏ những lãnh thổ bị Nga chiếm đóng, và không gia nhập NATO ! Về phía Pháp vẫn tỏ ra mù mờ trong vấn đề này.

Theo tiến sĩ Vincent Tourret, Quỹ Nghiên cứu Chiến lược, Kiev cần làm các vụ oanh kích phức tạp hơn bằng cách phối hợp nhiều loại vũ khí : hỏa tiễn đạn đạo, hỏa tiễn hành trình và drone. Hỏa tiễn Storm Shadow của Anh và Scalp của Pháp được bắn đi từ chiến đấu cơ Su-24, rất rủi ro khi đến gần biên giới Nga. Ngược lại hỏa tiễn ATACMS của Mỹ có thể phóng bằng các giàn rốc-kết cơ động, khó ngăn chặn hơn. Nếu Hoa Kỳ bật đèn xanh, sẽ bước sang một ngưỡng mới.

Tổng thống Biden muốn chặn hàng Trung Quốc trước khi rời Nhà Trắng

Trên lãnh vực kinh tế, Les Echos quan tâm đến việc "Hoa Kỳ châm ngòi một cuộc chiến tranh thương mại mới với Trung Quốc". Kể từ ngày 27/09, thuế hải quan đánh vào xe điện, bình điện, pin mặt trời của Trung Quốc xuất sang sẽ tăng từ 25% đến 100%.

Chính phủ Mỹ loan báo hủy bỏ việc miễn thuế cho một số những kiện hàng nhập khẩu có giá trị dưới 800 đô la, với 70% là hàng dệt may Trung Quốc. Trong vòng 10 năm, trị giá số kiện hàng loại này đã tăng từ 140 triệu đô la/năm lên trên 1 tỉ đô la/năm, trong đó hai hãng thương mại điện tử Shein và Temu chiếm khoảng 1/3. Hai nhãn hiệu này bán giá rất rẻ vì được miễn thuế đến 30%.

Thứ Tư tuần trước, 126 dân biểu Dân Chủ đã kêu gọi tổng thống Joe Biden hành động, khi gần đây 18 nhà máy dệt may Mỹ phải đóng cửa, Trung Quốc né được lệnh cấm nhập hàng liên quan đến lao động Duy Ngô Nhĩ cưỡng bức, và người Mỹ tiếp tục chết vì ma túy fentany được giấu trong những kiện hàng loại này. Nhưng tổng thống Biden không dừng lại ở đây, mà còn muốn đưa hẳn thành luật trước cuối năm, tức là trước khi chuyển giao quyền hành cho người kế nhiệm.

"Lễ hội thứ năm" : Người Pháp luyến tiếc chia tay Thế vận hội Paris 2024

Cánh tả Pháp bất đồng về trường hợp thủ lãnh cực tả Jean-Luc Mélenchon. Tân thủ tướng Michel Barnier tìm kiếm sự hỗ trợ của các đảng về dự định tăng thuế. Tập đoàn Sanofi bị tố cáo thải hóa chất độc hại. Đó là những vấn đề thời sự Pháp trên trang nhất báo chí hôm nay. Đặc biệt Le Figaro, Libération  Les Echos cùng nói đến cuộc chia tay đầy lưu luyến với hai kỳ Thế vận hội hết sức thành công.

Cuộc vui nào cũng đến lúc phải chấm dứt. Bắt đầu dưới những trận mưa như trút nước, ngày hội thể thao của hành tinh đã kết thúc với cuộc diễn hành hôm thứ Bảy vừa qua dưới bầu trời xanh trong, một lễ hội nhằm làm sống lại những phút giây tuyệt vời đã qua. Số 70.000 khán giả may mắn rút thăm được dự khán trên đại lộ Champs-Élysées của Paris vẫn luôn nồng nhiệt. Le Figaro dùng chữ "JO-stalgie", ghép hai từ JO (Jeux Olympics tức Thế vận hội) và "nostalgie" (hoài nhớ), họ muốn tận hưởng cho đến phút cuối.

Cuộc diễn hành trên "đại lộ đẹp nhất thế giới" được coi là "lễ hội thứ năm của Thế vận hội", sau bốn lễ khai mạc và bế mạc của Olympics, Paralympics Paris 2024. Nhân vật che mặt mang ngọn lửa thế vận, kỵ sĩ trong trang phục màu bạc... tái xuất hiện cùng với những bài hát đã được cất lên trong lễ hội như Que je t’aime của Johnny Hallyday, Midnight City, La Ritournelle... Sau phần trình diễn của các linh vật Phryges, 1.200 tình nguyện viên được công chúng vỗ tay khen ngợi, đến ê-kíp Paris 2024.

Niềm vui của đám đông bùng nổ khi các nhà vô địch xuất hiện. Khoảng 300 vận động viên Pháp mặc toàn trang phục màu trắng, tên của Léon Marchand, Antoine Dupont được nhiều người hô to, các lực sĩ và khán giả cùng cất cao bài quốc ca Marseillaise. Đoạn đường diễn hành 280 mét được cho là quá ngắn. Tổng thống Emmanuel Macron gắn huy chương cho 118 vận động viên. Buổi tối, dàn nhạc chơi những bài nổi tiếng trong hai kỳ thế vận. Vạc lửa nổi tiếng tắt dần trên bầu trời Paris - lần cuối cùng.

Thụy My

Additional Info

  • Author Thụy My
Published in Quốc tế

Phương Tây trông mong một "lối thoát hòa bình" cho Ukraine

Minh Anh, RFI, 17/09/2024

Chiến tranh Ukraine kéo dài đã hơn 30 tháng. Nếu như tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky không ngừng vận động phương Tây cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa do họ cấp để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trên lãnh thổ Nga, thì vấn đề đàm phán chấm dứt chiến tranh cũng được phương Tây và Kiev âm thầm đề cập đến.

drone01

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc họp báo tại Thượng đỉnh Hòa Bình cho Ukraine, tại Obbürgen, Thụy Sĩ, ngày 16/06/2024. AP - Laurent Cipriani

Tổng thống Ukraine là người đầu tiên hé mở khả năng một cuộc đàm phán. Hồi đầu mùa hè 2024, ông đề nghị tổ chức một thượng đỉnh vì hòa bình lần hai, có thể có sự tham dự của Nga. Theo nhận định của Le Figaro (17/09/2024), chính tình hình thực tế chiến trường bất lợi cho Kiev có lẽ là nguyên nhân đầu tiên khiến phương Tây thay đổi lập trường.

Thất bại chiến lược của Kiev

Tại Donbass, mục tiêu quân sự hàng đầu của điện Kremlin, quân Nga tiến chậm mà chắc, gậm nhấm từng tấc đất của Ukraine và hiện chỉ cách thành phố Pokrovsk vài km, cửa ngõ để vào Pavlograd, nơi tọa lạc của một trong những tổ hợp công nghiệp – quân sự Ukraine. Tình hình căng thẳng đến mức, phương Tây phải công khai thừa nhận rằng "Donbass và Crimea nằm ngoài tầm với quân sự Ukraine".

Rồi ở vùng Kursk, đông nam nước Nga, gió cũng đang đổi chiều. Từ nhiều ngày qua, Nga huy động từ 36-50 ngàn quân bao vây những vùng bị Ukraine chiếm đóng. Điều đáng chú ý là Nga không dùng đến một binh sĩ nào từ Donbass như kỳ vọng của Kiev. Một thất bại chiến lược, theo như đánh giá từ nhiều nhà quan sát. Còn đại tá Peer de Jong, trên Le Figaro, nói đến việc Ukraine rơi vào chính chiếc bẫy do họ giăng ra.

Thất bại không chỉ về quân sự mà cả về chính trị. Tổng thống Volodymyr Zelensky không thuyết phục được các nước đồng minh cho phép sử dụng vũ khí tầm xa do họ cung cấp để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga. Nhà Trắng quan ngại một sự leo thang quân sự dẫn đến chiến tranh hạt nhân. Nhưng sự sụp đổ của một nước Nga - quốc gia có nhiều kho vũ khí hạt nhân nằm khắp lãnh thổ - cũng khiến Mỹ, Pháp và Đức lo lắng.

Đánh giá sai lầm của phương Tây

Tuy nhiên, cũng theo đại tá Peer de Jong, việc đề xuất đàm phán hòa bình cũng cho thấy các bên đã cảm thấy mệt mỏi vào lúc nhiều nước đồng minh như Pháp, Đức đang gặp khủng hoảng chính trị nội bộ, còn Mỹ đang bước vào một giai đoạn bầu cử tổng thống nhiều bất định. Một quan chức Pháp cảnh báo, bất kể ai sẽ là chủ nhân Nhà Trắng, Donald Trump hay là Kamala Harris, viện trợ quân sự của Mỹ dành cho Kiev sẽ bị giảm, và "Ukraine sẽ không trụ được lâu" trong cuộc chiến.

Hơn nữa, sai lầm của phương Tây là đã đánh giá thấp ý đồ, mục tiêu địa chính trị của ông Putin, cũng như là đã xem nhẹ sức mạnh các mối quan hệ hợp tác giữa Nga với các nước đồng minh phương Nam, đặc biệt là Trung Quốc, Iran và Bắc Triều Tiên. Ba nước này đã chi viện đạn dược, tên lửa, drone, các linh kiện lưỡng dụng… cho phép Nga duy trì cường độ các cuộc tấn công và giành thắng lợi trên chiến trường.

Chính trong bối cảnh này mà ý đồ khởi động "đàm phán hòa bình" nảy sinh. Theo dự kiến, nguyên thủ Ukraine sẽ có cuộc gặp với tổng thống Mỹ Joe Biden và phó tổng thống Kamala Harris, bên lề cuộc họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vào cuối tháng Chín này, nhằm đề nghị một "kế hoạch cho chiến thắng". Thượng đỉnh hòa bình lần hai rất có thể sẽ được tổ chức vào tháng 11 sau kỳ bầu cử tổng thống Mỹ tại Abu Dhabi.

Vấn đề đặt ra là điều gì có thể được xem như là "một thắng lợi cho Ukraine" : Một thắng lợi lãnh thổ đòi hỏi phải kéo dài cuộc chiến để đoạt lại những vùng đất bị Nga chiếm đóng ? Hay đó chỉ cần một thắng lợi chính trị, nghĩa là một đất nước tự do, dân chủ ngả theo phương Tây, thành viên của Liên Hiệp Châu Âu và NATO, nhưng với cái giá phải trả là từ bỏ "tạm thời" chủ quyền lãnh thổ những vùng đất bị Nga chiếm ?

Rồi làm thế nào bảo đảm an ninh cho Ukraine một khi im tiếng súng ? Lời giải nằm ở Washington và Moskva. Tuy nhiên, một nhà ngoại giao lưu ý, "chừng nào ông Putin vẫn tại quyền, người ta không thể bảo đảm rằng chiến tranh sẽ không tái diễn". Trong hiện tại, điều tổng thống Nga muốn là một sự đầu hàng từ phía Kiev !

Minh Anh

****************************

"Drone rồng phun lửa" : Vũ khí mới của Ukraine chống quân Nga

Thùy Dương, RFI, 16/09/2024

Báo chí Pháp nửa đầu tháng 9 cho biết trên nhiều mạng xã hội đã liên tiếp xuất hiện các hình ảnh về loại vũ khí mới Ukraine đưa ra chiến trường, "drone rồng phun lửa", được trang bị vũ khí gây cháy với sức nóng lên tới 2.200 độ C, không thể dập tắt, có thể tiếp tục cháy ngay cả trong nước. Không chỉ phá hủy các thiết bị kim loại, gây thương tích, "drone rồng" còn là một loại vũ khí đánh vào tâm lý của đối phương.

drone1

Một lính cứu hỏa Nga nói chuyện qua bộ đàm, phía sau là một kho chứa xăng dầu bốc cháy do bị drone Ukraine tấn công. Sevastopol, Crimea, ngày 29/04/2023. AP

Qua một video đăng tải trên mạng X, Bộ Quốc phòng Ukraine hôm 04/09/2024 xác nhận đang triển khai "drone rồng" khạc lửa thiêu cháy các thiết bị quân sự mà các lực lượng Nga giấu dưới các lùm cây. Những chiếc drone với sức tàn phá khủng khiếp "là đôi cánh báo thù của chúng tôi, với hỏa lực trực tiếp dội xuống từ trên trời", binh lính Ukraine thuộc đơn vị drone của lữ đoàn cơ giới số 60 đang triển khai drone rồng tuyên bố trên mạng xã hội Facebook, được La Croix ngày 12/09 trích dẫn.

Còn theo Le Monde ngày 06/09, việc Ukraine sử dụng loại vũ khí này đã được phía Nga xác nhận, chẳng hạn trong video công bố ngày 05/09, một người lính Nga kể lại hậu quả của một cuộc tấn công bằng drone trang bị vũ khí nhiệt nhôm. Từ một vị trí ẩn náu trong một khu rừng thông, người lính giải thích rằng đơn vị của anh thuộc trung đoàn xe tăng 59 "đã mất hết trang bị, vũ khí, đạn dược, phương tiện cơ giới, máy phát điện, đồ dùng cá nhân, tài liệu, mọi thứ đều đã bị đốt cháy". Người đàn ông có khuôn mặt bị làm mờ để che giấu danh tính, yêu cầu được "viện trợ nhân đạo". Xung quanh người lính này, đất cát phần nào đã bị cháy thành than, xung quanh lửa vẫn bốc cao.

Theo nhóm tình báo nguồn mở Owl Osint, trung đoàn xe tăng số 59 của Lực lượng vũ trang Liên bang Nga (FAFR) được triển khai ở phía đông bắc thành phố Kreminna, vùng Luhansk, ngay phía trước lữ đoàn cơ giới số 60 của Lực lượng Vũ trang Ukraine (FAU).

Ngày 04/09, kênh Telegram "Voenny Osvedomitel" của Nga (Người cung cấp thông tin quân sự), có 620.000 người đăng ký, đã cho biết : "Việc lực lượng vũ trang Ukraine sử dụng drone trang bị vũ khí nhiệt nhôm để đốt thảm thực vật diễn ra ồ ạt. Việc sản xuất là ở quy mô công nghiệp (…). Thật đáng tiếc là Lực lượng vũ trang Liên bang Nga vẫn cứ chờ đợi, chúng tôi sẽ phải sản xuất không chỉ loại drone tương tự của riêng mình mà còn phải tìm ra các biện pháp đối phó".

Sức mạnh của drone rồng đến từ thermite - hợp chất hóa học gây cháy - hỗn hợp oxit sắt và bột nhôm. Phản ứng nhiệt nhôm - phản ứng hóa học giữa oxit sắt và bột nhôm tạo ra nhiệt độ cao tới 2.200°C, cao gấp đôi so với mức nhiệt 1000 độ C của bom Napalm mà quân đội Mỹ từng sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam trong những năm 1960. Mức nhiệt độ cao đến 2.200 độ C làm tan chảy bất kỳ loại kim loại nào và xuyên thủng xe bọc thép hoặc bong-ke. Không gì có thể dập tắt được ngọn lửa do phản ứng hóa học tạo ra, thậm chí lửa vẫn tiếp tục cháy trong nước, theo trang mạng Popular Mechanics, được France 24 trích dẫn hôm 09/09. Chính những đặc tính đó khiến từ hơn 1 thế kỷ nay thermite được giới quân sự tìm kiếm rất nhiều để áp dụng vào vũ khí gây cháy.

Vũ khí nhiệt nhôm đầu tiên được sử dụng ?

Ngược dòng lịch sử, tình cờ được nhà hóa học người Đức Hans Goldschmidt phát hiện ra năm 1893, chất đốt này ban đầu được dùng để cắt kim loại, rồi sau đó được giới quân sự dùng để chế tạo vũ khí gây cháy. Khí cầu Zeppelin của Đức đã dội bom nhiệt nhôm xuống Vương quốc Anh vào năm 1915, trong khi cả hai phe trong Đệ nhị Thế chiến đều sử dụng bom nhiệt nhôm một cách ồ ạt. Ví dụ, quân Đồng minh đã thả hơn 30 triệu quả bom nhiệt nhôm xuống Đức.

Bom nhiệt nhôm sau đó được sử dụng ở Việt Nam vào những năm 1960 và gần đây hơn là ở Syria, theo báo cáo của Human Rights Watch hồi năm 2023.

Nhưng chính Ukraine đã đổi mới bằng cách "trang bị" bom nhiệt nhôm cho drone. Vicky Karyoti, chuyên gia về các vấn đề an ninh quốc tế và sự xuất hiện của các công nghệ mới trong các cuộc xung đột, thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Thụy Điển, giải thích : "Họ gắn chúng vào các drone bán trên thị trường". Chuyên gia của Viện Quan hệ Quốc tế Thụy Điển cho rằng việc biến drone thành "rồng phun lửa" "dễ thực hiện hơn và rẻ hơn so với việc Ukraine phải phát triển hoặc mua bom nhiệt nhôm". Việc oanh kích bằng drone trang bị bom nhiệt nhôm cũng kín đáo hơn, do drone không gây nhiều tiếng ồn và và bay thấp hơn so với máy bay nên khó bị radar phát hiện hơn.

Gây thương tích rất khủng khiếp và đau đớn

La Croix ngày 12/09 trích dẫn báo cáo hồi năm 2020 của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch (HRW), theo đó các vết thương gây do vũ khí gây cháy, trong đó đương nhiên có vũ khí nhiệt nhôm, gây ra cho con người là vô cùng đau đớn và khó chữa trị. Những vết bỏng có thể sâu đến tận xương, gây tổn thương đường hô hấp, gây nhiễm trùng, các chấn thương và chứng suy nội tạng. Chính vì thế, việc sử dụng vũ khí nhiệt nhôm bị cấm, trừ phi không thể sử dụng vũ khí ít gây hại hơn để triệt tiêu khả năng gây hại của kẻ thù.

Tổn hại về tâm lý 

France 24 ngày 09/09 cho biết Ukraine dùng drone rồng lửa như một loại "vũ khí tâm lý" đánh vào đối phương. Frank Ledwidge, chuyên gia về các vấn đề quân sự Liên Xô tại Đại học Portsmouth của Anh, nhấn mạnh là binh sĩ đối phương sẽ bị chấn động trước "nguy cơ bị thiêu sống" một cách khủng khiếp.

Đối với chuyên gia này, việc Ukraine đăng tải và cho lan truyền các video "drone rồng phun lửa" cũng là một chiêu tuyên truyền của Kiev : "Đó là cách để quân đội Ukraine nói với kẻ thù : ‘Hãy nhìn mà xem, chúng tôi cũng có thể tàn bạo giống như các anh đấy nhé’". Trên thực tế, quân Nga từng bị cáo buộc sử dụng vũ khí gây cháy, đặc biệt là trong chiến dịch tấn công vào Bakhmut của Ukraine.

Đây cũng là cách Kiev để xoa dịu dư luận Ukraine. Vicky Karyoti, chuyên gia về các vấn đề an ninh quốc tế và các công nghệ mới trong các cuộc xung đột, thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Thụy Điển, nhấn mạnh : "Tinh thần của quân đội và người dân Ukraine không ở trạng thái tốt nhất và đây là cách chứng minh rằng quân đội có khả năng gây thiệt hại cho lực lượng Nga". Đối với chuyên gia Karyoti, các "drone rồng" cũng minh họa sự phát triển trong cách Ukraine sử dụng drone. Ban đầu chủ yếu được sử dụng cho các nhiệm vụ trinh sát, sau đó drone được các lực lượng Ukraine trang bị chất nổ để tấn công vào các mục tiêu của Nga. Và đến giờ, drone lại được trang bị chất gây cháy, biến thành "rồng phun lửa".

Nicholas Drummond, nhà phân tích về công nghiệp quốc phòng, chuyên về chiến tranh trên bộ, và cũng là cựu sĩ quan quân đội Anh, được La Croix trích dẫn, cũng tin rằng mục tiêu của việc triển khai drone nhiệt nhôm ở tiền tuyến Ukraine là nhằm gây bất ổn tâm lý, đe dọa lực lượng Nga ở Ukraine.

Loại vũ khí bị luật pháp quốc tế quản lý chặt chẽ ?

Theo báo Pháp Libération ngày 10/09, các loại vũ khí gây cháy, vốn đã gây ra những thiệt hại lớn trong Đệ nhị Thế chiến, nhất là ở Tokyo, Nhật Bản ngày 10/03/1945, đã được luật pháp quốc tế quản lý chặt chẽ kể từ những năm 1980. Còn theo France 24, chính những hậu quả đau thương mà bom Napalm mà Mỹ thả xuống Việt Nam cũng đã thúc đẩy cộng đồng quốc tế thông qua Nghị định thư về cấm và hạn chế sử dụng vũ khí gây cháy tại Genève, Thụy Sỹ, ngày 10/10/1980.

Ukraine và Nga là hai trong số các nước phê chuẩn. Vũ khí gây cháy bị cấm sử dụng nhắm vào dân thường và tài sản dân sự cũng như các khu dân cư. Việc dùng máy bay phóng vũ khí gây cháy tấn công vào một mục tiêu quân sự nằm bên trong khu dân cư cũng bị cấm. Tương tự, việc dùng vũ khí gây cháy để tấn công các khu rừng và thảm thực vật cũng không được phép, trừ khi những khu vực tự nhiên này tự cấu thành mục tiêu quân sự, hoặc bị sử dụng làm nơi che chắn, hoặc ngụy trang cho các chiến binh hoặc các mục tiêu quân sự khác.

Tuy nhiên, theo Vicky Karyoti, Ukraine dường như không vi phạm quy định quốc tế bởi vì họ chỉ oanh kích vào các nơi bị xem như "vị trí quân sự của kẻ thù", tức là chủ yếu gồm các cấu trúc quân sự và xe cơ giới, chẳng hạn xe tăng.

Tuy nhiên, Frank Ledwidge chuyên gia về các vấn đề quân sự Liên Xô tại Đại học Portsmouth của Anh, khẳng định việc Ukraine tuyên bố sử dụng loại vũ khí gây tranh cãi này lại "có nguy cơ thúc đẩy kẻ thù làm điều tương tự", thậm chí thúc đẩy Nga phản ứng mạnh hơn. Hiện nay, các nhà bình luận quân sự Nga đã kêu gọi Nga tự sản xuất drone rồng phun lửa. Càng nhiều drone rồng thì nguy cơ các trung tâm đô thị hứng hỏa lực càng cao.

Thùy Dương

*****************************

Ukraine dùng UAV "rồng phun lửa" tàn phá nhiều khu vực của Nga

Linh Quy, VoV.vn, 09/09/2024

Quân đội Ukraine đã triển khai máy bay không người lái "rồng phun lửa" để tấn công các vị trí của quân đội Nga trên chiến trường.

drone2

Hình ảnh UAV "rồng phun lửa" của Ukraine phá hủy một khu rừng của Nga (Ảnh : CNN)

Một loạt video được đăng tải trên mạng xã hội, bao gồm cả trên Telegram từ Bộ Quốc phòng Ukraine công bố mới đây cho thấy các máy bay không người lái bay thấp thả những quả cầu lửa (thực chất là kim loại nóng chảy) xuống các vị trí do Nga chiếm giữ trong các khu rừng.

Đây là các UAV "rồng phun lửa" phiên bản hiện đại của loại đạn dược từng mang lại tác động khủng khiếp trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới, được đánh giá là một cải tiến chiến trường đáng sợ mới nhất.

drone3

Sức tàn phá khủng khiếp từ UAV "rồng phun lửa" Ukraine tại các vị trí chiến đấu của quân Nga (Ảnh : CNN)

Thực chất đây là hỗn hợp bột nhôm và oxit sắt nóng, được gọi là "thermite", cháy ở nhiệt độ lên tới 2.200oC. Cảnh tượng thả thermite xuống giống như lửa phun từ miệng rồng. Đó là lý do vì sao máy bay không người lái này được đặt tên là "rồng phun lửa".

Thermite có thể dễ dàng đốt cháy hầu như mọi thứ, kể cả kim loại. Nó được một nhà hóa học người Đức phát hiện vào những năm 1890 và ban đầu được sử dụng để hàn đường ray xe lửa. Nhưng sức mạnh quân sự đáng ghờm của loại vũ khí này đã sớm được ghi nhận khi người Đức thả nó từ khinh khí cầu xuống Anh như những quả bom trong Thế chiến thứ I.

drone4

Thermite có thể dễ dàng đốt cháy hầu như mọi thứ, kể cả kim loại (Ảnh : CNN)

Cả Đức và đồng minh đều sử dụng bom trên không thermite trong Thế chiến thứ II và họ cũng sử dụng nó để vô hiệu hóa các khẩu pháo, đưa thermite vào khóa nòng và làm tan chảy vũ khí từ bên trong.

Văn phòng Giải trừ quân bị của Liên hợp quốc cho biết loại vũ khí gây cháy này có thể gây ra sự tàn phá lớn và thiệt hại về môi trường. "Những đám cháy do 'rồng phun lửa' gây ra rất khó dự đoán và ngăn chặn. Do đó, vũ khí gây cháy thường được mô tả là 'vũ khí khu vực' do tác động của chúng trên một khu vực rộng lớn", trang web của văn phòng này cho biết.

Hiện phía Nga chưa đưa ra bình luận về loại vũ khí này của Ukraine.

(theo CNN)

Linh Quy

Additional Info

  • Author Minh Anh, Thùy Dương, Linh Quy
Published in Quốc tế

Lãnh đạo Anh, Mỹ hoãn quyết định cho phép Ukraine dùng tên lửa phương Tây để tấn công Nga

Thanh Phương, 14/09/2024

Sau cuộc hội đàm hôm 13/09/2024, tại Nhà Trắng, thủ tướng Anh Keir Starmer và tổng thống Mỹ Joe Biden đã tạm hoãn quyết định cho phép Ukraine sử dụng các tên lửa do phương Tây cung cấp để tấn công vào sâu trong lãnh thổ Nga.

kursk1

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng, Washington, Mỹ, ngày 12/09/2024. AP - Manuel Balce Ceneta

Theo lời thủ tướng Anh, vấn đề này sẽ được đem ra thảo luận với các nước đồng minh khác bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc trong tháng này. 

Từ Miami, thông tín viên David Thomson tường trình :

"Vấn đề này đã là trọng tâm chuyến thăm của ông tại Nhà Trắng, nhưng thủ tướng Anh Keir Starmer đã không thuyết phục được tổng thống Joe Biden bật đèn xanh ngay cho Ukraine sử dụng các tên lửa tầm xa để tấn công vào sâu trong lãnh thổ Nga.

Tuy vậy, sau cuộc hội đàm, thủ tướng Starmer cho thấy là ông chờ đợi Mỹ sẽ ra quyết định trong những tuần hay những tháng tới. Hiện giờ Washington vẫn tỏ ra thận trọng. Tổng thống Joe Biden muốn tránh mọi nguy cơ leo thang với điện Kremlin sau lời cảnh cáo của tổng thống Vladimir Putin hôm thứ Năm (12/09) rằng cho phép Ukraine sử dụng tên lửa phương Tây để tấn công Nga "đồng nghĩa với việc các nước thành viên NATO tham chiến chống Nga".

Hoa Kỳ rất quan ngại trước lời đe dọa đó, theo lời phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby nói trước cuộc gặp giữa thủ tướng Keir Starmer và tổng thống Joe Biden. Tổng thống Putin tuyên bố trong quá khứ ông đã từng chứng tỏ khả năng "tấn công" và "leo thang". Ông John Kirby cho biết tổng thống Joe Biden hiện vẫn không thay đổi lập trường về việc sử dụng tên lửa phương Tây để oanh kích vào lãnh thổ Nga". 

Nhà Trắng chỉ trích đe dọa nguy cơ chiến tranh Nga-NATO của tổng thống Putin

Phát ngôn viên của Nhà Trắng Karine Jean-Pierre hôm qua đã chỉ trích những lời lẽ "vô cùng nguy hiểm" của tổng thống Putin về nguy cơ chiến tranh giữa khối NATO với Nga nếu phương Tây cho phép Ukraine dùng tên lửa tầm xa để tấn công Nga.

Về phần tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, hôm qua ông thông báo trong tháng này sẽ đến gặp tổng thống Mỹ Biden để trình bày "một kế hoạch giành chiến thắng" cho Ukraine. Ông Zelensky còn chê trách phương Tây "sợ" nêu lên khả năng giúp Ukraine bắn hạ các tên lửa và drone của Nga như đang giúp Israel.

Về tình hình chiến sự, tổng thống Ukraine khẳng định cuộc tấn công của lực lượng Kiev vào vùng biên giới Kursk của Nga đã đạt được kết quả mong muốn, đó là làm chậm lại đà tiến của quân Nga ở miền đông Ukraine, tuy ông thừa nhận tình hình tại vùng Donetsk còn "rất khó khăn".

Thanh Phương

****************************

Nga phản công quân Ukraine, giành lại hơn chục địa điểm trong vùng Kursk

Anh Vũ, RFI, 13/09/2024

Ngày 12/09/2024, quân đội Nga cho biết đã lấy lại 10 địa điểm trong vùng Kursk, nơi đã bị Ukraine chiếm hơn 1000 km2 sau cuộc tấn công từ đầu tháng 8. Cuộc phản công của Nga diễn ra vào thời điểm ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken công du Ba Lan để bàn cách hỗ trợ Ukraine. Trong khi đó chiến sự tiếp tục diễn ra ác liệt tại miền đông Ukraine.

kursk2

Dân chúng tại vùng Kursk, sát biên giới giữa Nga và Ukraine. Ảnh ngày 11/08/2024. AP

Quân đội Ukraine hiện chiếm khoảng 100 địa phương trong vùng Kursk. Tại Moskva, bộ Quốc Phòng Nga cho biết trong 2 ngày phản công, quân đội đã giành lại 10 địa phương. Đây được cho là thành công quân sự đầu tiên của quân đội Nga trong vùng Kursk. Về phía Kiev, tổng thống Volodymyr Zelensky xác nhận Nga đang phản công.

Mở mặt trận vào sâu trong lãnh thổ Nga, Kiev có mục đích giảm áp lực tấn công của Nga tại miền đông Ukraine. Nhưng đến giờ, ý đồ này không thành công. Quân Nga vẫn tiếp tục tấn công, tiến chiếm nhiều khu vực trong vùng Donbass và đang áp sát thêm thành  phố chiến lược Pokrovsk.

Từ Kiev, thông tín viên RFI, Alexander Query cho biết thêm chi tiết :

Sau hơn một tháng Ukraine tấn công vào Kursk, quân đội Nga đang cố lấy lại lãnh thổ bị mất trong vùng. Theo tổng thống Volodymyr Zelensky, Ukraine đã dự tính có cuộc phản công này. Ông tuyên bố trong một cuộc họp báo hôm qua rằng : "Cuộc phản công này đã được dự trù trong kế hoạch của chúng tôi".

Theo bộ Quốc Phòng Nga, họ có thể đã lấy lại một chục địa điểm trong vùng, khi tiến vào Slagnost, một địa phương ở phía tây của các vị trí mà quân đội Ukraine đang chiếm giữ. Những thông tin này không thể được kiểm chứng một cách độc lập trên thực địa vào lúc này.

Slagnost nằm cách thành phố Sudzha 30 km và là một trong những thành phố quan trọng nhất mà Ukraine chiếm được trong chiến dịch tấn công khiến tất cả các đồng minh của họ bất ngờ.

Theo chính quyền Kiev, cuộc tấn công vào Kursk nhằm mục đích tạo một vùng đệm bảo vệ thường dân ở Sumy, thành phố phía bắc Ukraine hàng ngày bị các máy bay Nga xuất phát từ sân bay Kursk oanh tạc.

Một mục đích khác là để giải tỏa mặt trận Pokrovsk, thành phố đang bị quân Nga tiếp tục cố gắng chiếm cho đến giờ vẫn chưa được.

Anh Vũ

Additional Info

  • Author Thanh Phương, Anh Vũ
Published in Quốc tế

Ukraine kiên trì kêu gọi phương Tây cho phép đánh sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tiếp tục kêu gọi phương Tây cho phép tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, Donald Trump và Elon Musk xích lại gần nhau trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 là hai trong số những chủ đề được các tờ báo Pháp quan tâm nhất hôm nay 13/09/2024.

xin1

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và đồng cấp Anh David Lammy hội kiến tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Kiev. Ảnh ngày 11/09/2024. AP - Mark Schiefelbein

Trang nhất của nhật báo Le Monde chú ý đến việc Ukraine tiếp tục gia tăng áp lực với các nhà lãnh đạo Mỹ, Anh và Pháp để phương Tây cho phép Kiev sử dụng tên lửa tầm xa tấn công sâu vào lãnh thổ Nga và phá hủy các căn cứ quân sự của nước này, trong bối cảnh Ukraine đang cố gắng giữ vững các khu vực đã chiếm được (khoảng 1.300 km2) trong cuộc tấn công bất ngờ vào mùa hè ở vùng Kursk của Nga, đồng thời làm chậm đà tiến của quân địch ở Donbass.

Chủ đề này là trọng tâm của chuyến thăm chung chưa từng có tới Kiev hôm 11/09 của ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và đồng nhiệm Anh Quốc David Lammy. Hai quan chức đã gặp tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, vốn kêu gọi phương Tây bật đèn xanh cho Kiev tấn công sâu vào lãnh thổ Nga từ nhiều tháng qua. Không có tuyên bố cụ thể nào được đưa ra, nhưng ngoại trưởng Blinken khẳng định "chuyến đi tới Kiev chứng tỏ phương Tây quyết tâm bảo đảm sự thành công của Ukraine".

Một ngày trước đó, tổng thống Mỹ Joe Biden đã tuyên bố chính quyền của ông đang "tìm những biện pháp" dỡ bỏ các hạn chế đối với Kiev. Theo hãng tin Bloomberg, nguyên thủ Ukraine tới Washington vào hôm nay để cho biết cụ thể về kế hoạch của mình. Hãng tin Mỹ cho biết thêm rằng "chính quyền Washington muốn hiểu rõ hơn mục tiêu cụ thể của Kiev trước khi đưa ra quyết định".

Những sự kiện này được điện Kremlin theo dõi sát sao và hôm 11/09, chính quyền Moskva đã dọa có phản ứng "thích hợp" trong trường hợp các đồng minh của Kiev cho phép Ukraine đánh sâu vào lãnh thổ Nga. Phát ngôn viên điện Kremlin Dmitri Peskov tuyên bố "những quyết định kiểu này của phương Tây là bằng chứng cho thấy tính chính đáng của chiến dịch đặc biệt" ở Ukraine.

Về phần mình, sau cuộc trao đổi với ngoại trưởng Anh David Lammy, thủ tướng Ukraine Denys Chmyhal tuyên bố : "Nếu chúng tôi được phép phá hủy các mục tiêu quân sự ở Nga hoặc kho vũ khí do kẻ thù sử dụng cho các cuộc tấn công nhắm vào Ukraine, an ninh của người dân, con cái chúng tôi sẽ được bảo đảm hơn".

Nga sẵn sàng tiến hành chiến tranh kim loại với phương Tây

Tờ Les Echos dành trang nhất nói về việc Vladimir Putin sẵn sàng tiến hành cuộc chiến kim loại, sau khi đã gây áp lực với phương Tây trong lĩnh vực khí đốt. Trong cuộc họp chính phủ được phát sóng trên truyền hình hôm 11/09, chủ nhân điện Kremlin đã yêu cầu các bộ trưởng xem xét hạn chế xuất khẩu niken, palladium hay uranium sang phương Tây.

Vladimir Putin phát biểu : "Nga là nước dẫn đầu về nguồn dự trữ các nguyên liệu thô chiến lược như uranium, titan và niken. Có lẽ chúng ta cũng nên nghĩ đến việc áp dụng các hạn chế. Tôi không nói rằng biện pháp này phải được thực hiện ngay lập tức, nhưng chúng ta có thể nghiên cứu về một số giới hạn nhất định, đồng thời phải bảo đảm những biện pháp này không gây thiệt hại cho chính chúng ta".

Tổng thống Nga không nêu đích danh những quốc gia bị nhắm mục tiêu, nhưng nhật báo kinh tế nhận định chắc chắn Châu Âu hay Hoa Kỳ sẽ bị ảnh hưởng. Đó là phản ứng của Nga đối với các lệnh trừng phạt đã được ban hành chống lại Moskva. Những hạn chế này có thể sẽ không áp dụng với Trung Quốc, và ngược lại, Bắc Kinh sẽ trở thành khách hàng thay thế.

Bất chấp hàng loạt những lệnh trừng phạt Nga được phương Tây ban hành từ khi nổ ra cuộc chiến ở Ukraine, hoạt động buôn bán kim loại vẫn tiếp diễn giữa Moskva và người tiêu dùng phương Tây. Về phần mình, Philippe Chalmin, giáo sư kinh tế tại đại học Paris-Dauphine và chuyên gia về nguyên liệu thô, giải thích "kinh nghiệm cho thấy các nước có thể dùng nguyên liệu thô làm công cụ bắt chẹt đối tác, nhưng biện pháp này phải được sử dụng một cách thận trọng". Chuyên gia Chalmin nhấn mạnh việc Trung Quốc tăng giá và hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản đã thúc đẩy nhiều nơi khác trên thế giới tái khởi động sản xuất và tinh chế nguyên liệu này, làm suy yếu áp lực từ phía Bắc Kinh.

Liệu những biện pháp hạn chế do tổng thống Putin dự tính ban hành có gây ra hậu quả nghiêm trọng cho Châu Âu ? Điều đó còn phụ thuộc vào tùy loại nguyên liệu. Mặc dù Nga là một trong những nước sản xuất niken lớn nhất, nguyên liệu thiết yếu để sản xuất bình điện cho ô tô điện, nhưng với sự trỗi dậy của Indonesia, vai trò của Nga có phần bị suy giảm.

Donald Trump và Elon Musk xích lại gần nhau trước bầu cử tổng thống Mỹ

Nhìn sang Hoa Kỳ, nhật báo thiên tả Libération dành trang nhất quan tâm đến việc ứng cử viên đảng Cộng Hòa Donald Trump đã hứa sẽ bổ nhiệm ông chủ của X và Tesla, Elon Musk, vào nội các nếu đắc cử tổng thống tháng 11. Đối với Asma Mhalla, nhà khoa học chính trị chuyên về địa chính trị công nghệ, đây là điều rất đáng chú ý.

Sau khi cựu tổng thống Donald Trump đưa ra tuyên bố nói trên hôm 04/09, chủ nhân Tesla và mạng xã hội X đã ngay lập tức chấp nhận đề nghị "phục vụ nước Mỹ mà không nhận lương".

Chuyên gia Mhalla nhận định việc tỷ phú Musk chấp nhận đề nghị của Trump không khiến bà ngạc nhiên chút nào, bởi rõ ràng là Elon Musk sẽ thu được rất nhiều lợi ích qua việc hợp tác chặt chẽ với chính phủ Mỹ. Ông có thể hưởng lợi từ các khoản tín dụng thuế cho Tesla, hay cho phép SpaceX hợp tác chặt chẽ với Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA).

Về phần mình, Donald Trump đang rất cần hình ảnh và tầm ảnh hưởng của Elon Musk. Với việc Joe Biden rút khỏi cuộc chạy đua vào Nhà Trắng và được Kamala Harris thay thế, cựu tổng thống đang cần một nhân vật có trọng lượng để thuyết phục cử tri, trong bối cảnh người đứng liên danh của Trump là J.D. Vance tỏ ra quá bảo thủ, không giúp cho Trump thu hút được thêm nhiều cử tri. Đối với Asma Mhalla, Donald Trump gần như đã coi Elon Musk như một phó tổng thống thứ hai.

Pháp : Nhà thờ ngày càng bị "đe đọa"

Về thời sự nước Pháp, trang nhất và bài xã luận của tờ Le Figaro chú ý đến hiện tượng các nhà thờ trên toàn quốc đang ngày càng bị "đe đọa". Gần đây nhất là vụ nhà thờ ở thành phố Saint-Omer, miền bắc đất nước, bị cháy, 4 năm sau vụ hỏa hoạn ở nhà thờ Nantes.

Động cơ của những hành động này là gì ? Tư pháp sẽ phải điều tra và làm sáng tỏ những sự cố này. Nhật báo thiên hữu đặt câu hỏi đó có phải là hành vi cố tình phá hoại, thủ phạm có bị rối loạn tâm thần, say rượu hay trầm trọng hơn nữa là có hành vi chống Công Giáo một cách công khai hay không ? Điều chắc chắn là dựa trên những số liệu do bộ Nội vụ đưa ra, tình hình không hề khả quan.

Le Figaro nhận định nhà thờ giờ đây đã trở thành nơi dễ bị "đe đọa". Những công trình này không phải là cung điện quốc gia, cũng không phải là nhà ga hay viện bảo tàng. Đó đơn giản là những ngôi nhà của người dân tin vào Chúa, và trừ một số trường hợp ngoại lệ, thường không có người bảo vệ hoặc camera giám sát. Tờ báo thiên hữu nhấn mạnh việc đóng mở cửa cũng như bảo trì nhà thờ thường do các tình nguyện viên phụ trách. Về bản chất, nhà thờ luôn mở cửa và là nơi tất cả mọi người được hoan nghênh. Nếu bị đóng cửa để thoát khỏi sự điên rồ của con người, nhà thờ sẽ không còn hữu dụng.

Nhà thờ thường rất đẹp, và trên hết, là ký ức về khả năng và niềm tin của những người đã xây dựng nên chúng. Sàn đá của các nhà thờ bị mòn bởi bước chân hoặc đầu gối của hàng ngàn tín đồ, chứng tỏ tầm quan trọng của những công trình này đối với cuộc sống của người dân Pháp.

Nhưng vẫn còn nhiều thứ đẹp hơn những viên đá, những bức vẽ hay những cửa sổ kính màu của nhà thờ. Đó là những gì ẩn chứa trong tâm mỗi người : sự hiện diện của Thiên Chúa Giáo. Dù con người có tin vào Chúa hay không, thì điều bí ẩn này vẫn phải nhận được sự nghiêm trang và tôn kính.

Ngoài những thiệt hại về vật chất do những hành vi phá hoại và phạm tội này gây ra, tình trạng này phản ánh rất rõ về thời đại loài người đang trải qua, được đặc trưng bởi sự suy giảm đáng lo ngại về vai trò của những thứ mang tính chất thiêng liêng.

Phải đồng lòng chống nạn lạm dụng tình dục

Vẫn tại Pháp, tờ La Croix dành bài xã luận để nói về phiên tòa xét xử vụ án "hiếp dâm tập thể ở Mazan" đã mở màn vào tuần trước. Một người đàn ông đã về hưu bị cáo buộc đánh thuốc mê vợ mình và sau đó cùng 50 người đàn ông khác thay phiên nhau hiếp dâm bà trong nhiều năm trời. Về bài học rút ra từ vụ này, nhật báo công giáo nhấn mạnh cần phải xác định chính những người thân, thành viên trong gia đình cũng có thể gây ra những hành vi bạo lực tình dục khủng khiếp. Trong bối cảnh này, nhiều người đàn ông đã cho lan truyền hashtag #NotAllMen để phản đối hiện tượng "vơ đũa cả nắm". Tuy nhiên, La Croix cho rằng đó không phải là cách phản ứng khéo léo. Tờ báo nhận định tất cả mọi người phải đồng lòng chống lại vấn nạn này và nam nữ cần tìm một khẩu hiệu chung, chẳng hạn như #AllUnited – "tất cả đoàn kết".

Tất cả mọi người đều quen biết những người đàn ông tuyệt vời, và đàn ông đôi khi cũng là nạn nhân của những hành vi bạo lực tình dục của phụ nữ, nhưng đa phần vẫn là những vụ phụ nữ bị phái mày râu tấn công. Đây là vấn đề trọng tâm của nền văn minh con người đang sống. Nạn nhân có thể chính là con gái, vợ hoặc mẹ của mỗi người, bởi thủ phạm có thể là cha, anh, em hoặc con trai.

La Croix kết luận tất cả mọi người phải cảnh giác cao độ và cùng nhau chống lại "sự tầm thường" của bạo lực tình dục. Cần phải nghiên cứu kỹ về những hành vi này, cụ thể là truy tìm nguyên nhân khiến cho con người nghĩ đến việc thực hiện hành vi đồi trụy này.

Phan Minh

Additional Info

  • Author Phan Minh
Published in Quốc tế

Vladimir Putin thực sự muốn ngưng chiến ?

Minh Anh, RFI, 12/09/2024

Ngày 05/09/2024, tổng thống Nga cho biết ông sẵn sàng đàm phán hòa bình với Ukraine. Ba ngày sau, ngày 08/09, thủ tướng Đức Olaf Scholz, trong cuộc phỏng vấn dành cho kênh truyền hình ZDF, kêu gọi gia tăng các nỗ lực ngoại giao để sớm chấm dứt xung đột. Phải chăng thời điểm cho đàm phán hòa bình đã đến ?

uk1

Tổng thống Vladimir Putin chủ trì cuộc họp với các quan chức an ninh và thống đốc vùng, thảo luận về tình hình ở miền nam nước Nga sau cuộc tấn công của quân đội Ukraine, ngày 12/08/2024. via Reuters - Gavriil Grigorov

Thất bại thỏa thuận Istanbul : Lỗi ở phương Tây ?

Tại một diễn đàn kinh tế với sự hiện diện của hai quan chức cao cấp Malaysia và Trung Quốc, tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố để ngõ cánh cửa đàm phán với Ukraine "dựa trên các tài liệu đã được nhất trí và thực sự được ký tắt tại Istanbul", Thổ Nhĩ Kỳ, hồi mùa xuân 2022, vài tháng sau khi Nga phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt" xâm lược Ukraine.

Vào thời điểm đó, Kiev và Moskva được cho là đã gần đạt được một thỏa thuận, theo đó, Ukraine đồng ý cắt giảm quy mô quân đội, từ bỏ ý định tham gia Liên minh Bắc Đại Tây Dương – NATO nhưng được tự do theo đuổi tư cách ứng viên gia nhập Liên Hiệp Châu Âu.

Cuộc đàm phán này cuối cùng đã thất bại mà theo cáo buộc của nguyên thủ Nga tại diễn đàn kinh tế, là do phương Tây thúc ép Ukraine bác bỏ thỏa thuận. Tổng thống Putin nêu đích danh thủ tướng Anh lúc đó là Boris Johnson, "đã đến Kiev và đưa ra chỉ thị cho Ukraine phải chiến đấu đến người lính cuối cùng. Và đó là những gì đang diễn ra với mục tiêu là có được thất bại chiến lược của Nga". Những cáo buộc cho đến giờ Ukraine vẫn phủ nhận.

Ngoài ra, tổng thống Nga còn gợi ý rằng ba nước Brazil, Ấn Độ, và Trung Quốc có thể làm trung gian cho các cuộc đàm phán mới để chấm dứt chiến tranh. Tuyên bố này của chủ nhân điện Kremlin làm dấy lên nhiều nghi vấn trong giới quan sát : Liệu mong muốn của ông Putin đàm phán chấm dứt chiến tranh có chân thành hay không ?

Điều kiện ngặt nghèo

Đây không phải là lần đầu tiên ông Vladimir Putin đề cập đến việc đàm phán với Ukraine. Vào cuối tháng 5/2024, trong chuyến thăm Belarus, tổng thống Nga để ngỏ khả năng đàm phán, nhưng phải dựa trên "tình hình thực tế" và trên cơ sở những điểm đã thống nhất trong những tuần đầu tiên của cuộc chiến, "chứ không phải trên cơ sở những gì một bên muốn", hàm ý nhắc đến bản kế hoạch hòa bình 10 điểm do tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đề xuất.

Sau đó, vào ngày 14/06/2024, phát biểu tại bộ ngoại giao Nga, tổng thống Vladimir Putin một lần nữa nhắc lại, Moskva sẵn sàng đàm phán một lệnh ngưng bắn nhưng với các điều kiện : Kiev phải từ bỏ ý định gia nhập NATO và rút hết quân ra khỏi bốn vùng đã bị sáp nhập vào Nga là Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporijia.

Đó là những điều kiện mà bà Christine Dugoin-Clément, chuyên gia phân tích địa chính trị, nhà nghiên cứu Viện Rủi ro, đại học Paris-Sorbonne, trên đài RFI Pháp ngữ (09/09/2024) đánh giá là hoàn toàn bất lợi cho Ukraine.

"Những gì mà người ta thường nghe, thường được đề cập đến là một công thức kiểu Istanbul mà ở đó, Nga có thể dễ dàng nói rằng họ luôn mở rộng cửa cho các cuộc đàm phán, giống như một sự đầu hàng với những điều khoản được cho là dễ chấp nhận. Trong khi những gì Ukraine đề nghị thì bị xem là không hợp lý và do vậy không thể là đối tượng cho cuộc thương lượng hay một cuộc họp từ phía Nga như ông Dmitri Peskov (phát ngôn viên điện Kremlin) đã nhiều lần nói đến".

Nga cũng không phải là bên duy nhất đề cập đến việc nối lại các cuộc thương lượng. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trả lời giới truyền thông trong nước hồi trung tuần tháng 7 từng tuyên bố rằng "phái đoàn Nga có thể tham gia hội nghị hòa bình lần hai".

Ông Zelensky còn đề xuất dự án vì một "nền hòa bình công bằng", khi giữ lại ba điểm trong thông cáo cuối cùng của hội nghị hòa bình ở Thụy Sĩ : Trả tự do cho các tù nhân, tự do lưu thông ở Hắc Hải và an ninh năng lượng. Mong muốn này của ông một lần nữa được khẳng định trong cuộc phỏng vấn dành riêng cho truyền thông Pháp vào đầu tháng Tám.

Xin nhắc lại là, trong hội nghị hòa bình thứ nhất do Ukraine tổ chức ở Thụy Sĩ vào trung tuần tháng Sáu, Nga không được mời dự, và Trung Quốc đã vắng mặt.

Sự mệt mỏi

Tuy nhiên, những động thái này của nguyên thủ Nga, của tổng thống Ukraine và gần đây nhất là của thủ tướng Đức Olaf Scholz dường như phần nào phản ảnh tình hình khó khăn trên chiến trường của quân đội Ukraine.

Đại tá Peer de Jong, phó chủ tịch Viện Themiis, trả lời nhà báo Vincent Roux, trong chuyên mục Quan Điểm của báo Le Figaro, ghi nhận tình trạng mệt mỏi chung từ nhiều tháng qua giữa các bên tham chiến.

"Tôi nghĩ rằng không chỉ Nga, Ukraine mệt mỏi mà cả phía Châu Âu nữa, bởi vì nước Đức, ngoài việc thúc đẩy Ukraine đàm phán với Nga, trong tuần rồi họ còn thông báo sẽ giảm một nửa nguồn đóng góp tài chính cho Ukraine. Rõ ràng có nhiều thông tin được đưa ra buộc các bên chủ chốt, đặc biệt là tổng thống Zelensky, phải nhận thấy thực tế là cần phải bắt đầu thảo luận. Do vậy, sự mệt mỏi của Châu Âu, Nga, và Ukraine thực sự là một yếu tố tiềm năng cho đàm phán".

Nhưng phải chăng Ukraine đang lặp sai lầm từ cuộc phản công mùa xuân tháng 6/2023, khiến nhiều lữ đoàn đã bị tiêu diệt, khi tấn công vào vùng Kursk trên lãnh thổ Nga từ hôm 06/08/2024 ? Trang Responsible Statecraft, thuộc Viện Quincy, một cơ quan tư vấn độc lập tại Mỹ, nhận định chiến dịch này của Ukraine đã thất bại :

"Ukraine không chiếm được một trung tâm dân cư hay nút giao thông quan trọng nào của Nga. Sự việc có thể làm ông Putin bối rối nhưng không làm lay chuyển được quyền lực của ông. Chúng có thể nâng cao tinh thần người dân Ukraine nói chung, nhưng theo tường thuật của phương Tây từ vùng miền đông, chiến dịch này không làm cho tinh thần quân đội Ukraine ở đó thêm hào hứng".

…và chiếc bẫy "Kursk"

Mục tiêu chuyển hướng lực lượng địch, chủ yếu từ Pokrovks và Kurakhove, đã bất thành. Để thực hiện cuộc tấn công, Ukraine đã điều động từ ba đến bốn lữ đoàn – những đơn vị tinh nhuệ nhất – lên phía bắc, để lại ở chiến trường miền đông là những binh sĩ mới nhập ngũ, thiếu kinh nghiệm và thiếu cả động lực.

Cũng trên chương trình Point de Vue của báo Le Figaro, đại tá Peer De Jong nói đến chiếc bẫy cho quân Ukraine :.

"Nếu như họ không ở lại Nga, chỉ cần ở lại 10 ngày, điều mà người ta gọi là đánh nhanh, rút gọn, họ phá hủy mục tiêu và họ lui quân, thì đây là một chiến dịch tốt. Ở đây, họ tái hiện mô hình trận Bakhmuth, họ đào hào và tự chôn mình. Trên thực tế, đây là một chiến dịch trên bộ, nhưng vấn đề ở đây là Nga đang thúc đánh ở miền trung, 4 hay 5 lữ đoàn Ukraine hiện đang ở phía bắc trong khi miền trung thì thiếu quân.

Điều này củng cố ý tưởng về một cuộc đàm phán bởi vì trên thực tế, điều chúng ta sẽ thấy là Nga làm ra vẻ đang đẩy mạnh tiến quân vào khu vực trung tâm Donetsk, họ đang tiến về phía tây nhưng thực tế không hẳn là vậy. Họ không thực hiện một nỗ lực lớn nào cả, rồi họ lặng lẽ rút đi, họ chỉ tiến hành một dạng hoạt động phòng thủ, họ để cho Ukraine đóng quân ở đó, có nghĩa là hiện nay, chiến dịch Kursk đã khiến hai, ba đến bốn tiểu đoàn bị kẹt lại ở phía bắc

(…) Nga rất tinh khôn, điều này mang đến cho ông Zelensky cơ hội để đàm phán một số điểm để đổi lấy vùng Donbass, vùng này sẽ bị bỏ rơi và ông Zelensky sẽ bỏ rơi Donbass. Ông Zelensky sẽ nói rằng, nghe đây, hãy để tôi rút đi, tôi sẽ để lại cho quý vị phần đất này. Một hình thức trao đổi lãnh thổ".

Đàm phán : Bài học "Chiến tranh Việt Nam"

Nhìn từ bản đồ, những vùng lãnh thổ mà Nga chiếm đóng giờ chạy dọc theo sườn đông của Ukraine kéo dài đến tận Biển Đen cùng với bán đảo Crimée. Moskva cũng đã thành công phần nào trong việc tạo được một sự liên tục giữa lãnh thổ Nga và các vùng chiếm đóng.

Vậy phải chăng Nga đã đạt được mục tiêu chiến tranh ? Hiện tại việc ngăn chặn mọi cơ hội Ukraine gia nhập NATO vẫn chưa đạt được. Nhưng với sự trợ giúp quân sự từ các đồng minh thân thiết là Iran, Bắc Triều Tiên và nhất là Trung Quốc, quân đội Nga có thể gia tăng các chiến dịch oanh kích vào các mục tiêu dân sự, "khủng bố" tinh thần người dân và gây thêm nhiều bất lợi cho phía Ukraine vào lúc nguồn viện trợ từ phương Tây cũng bắt đầu suy giảm do những khó khăn về kinh tế, chính trị tại nhiều nước đồng minh của Kiev.

Chiến tranh cũng có nguy cơ lan rộng vào lúc Mỹ và một số nước đồng minh xem xét cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa do họ cung cấp để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.

Nhưng khi cho rằng các bên có thể "bắt đầu nghĩ đến đàm phán", thì đàm phán có thể nhiều năm nữa mới bắt đầu và kéo dài nhiều năm, mà bài học chiến tranh Việt Nam là một ví dụ điển hình. Đại tá Peer De Jong nhắc lại, Hoa Kỳ đã mất gần như 7-8 năm trước khi thoát được khỏi "tổ ong vò vẽ" Việt Nam, bởi vì, "đàm phán kéo dài có lợi cho bên này và bên kia, và trong trường hợp này là có lợi cho Trung Quốc và Bắc Việt".

Chiến tranh khi nào kết thúc ? Câu hỏi này hiện khó thể trả lời. Một điều chắc chắn, như tựa đề một bài viết trên Foreign Affairs, đó là "Putin sẽ không bao giờ từ bỏ Ukraine" chừng nào cảm giác bất an cho an ninh của ông và chế độ Nga hiện nay chưa được xóa tan. Do vậy, phương Tây cũng không thể thay đổi được nước cờ của ông Putin, và họ chỉ có thể trông chờ ông ấy ra đi mà thôi !

Minh Anh

*******************************

Mỹ, Anh viện trợ 1,5 tỉ đô la cho Kiev nhưng chưa quyết định về việc sử dụng tên lửa tầm xa

Thu Hằng, RFI, 12/09/2024

Ukraine đã không nhận được câu trả lời của Mỹ về việc sử dụng tên lửa tầm xa do phương Tây cung cấp để tấn công sâu trong lãnh thổ Nga. Ngày 11/09/2024, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết vấn đề này sẽ được đề cập trong cuộc gặp giữa hai tổng thống Mỹ và Ukraine tại Washington ngày 13/09.

uk2

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (trái), ngoại trưởng Anh David Lammy (phải) và người đồng cấp Ukraine Andriiy Sybiha họp báo tại Kiev, Ukraine, ngày 11/09/2024. AP - Mark Schiefelbein

Khi tiếp hai ngoại trưởng Mỹ và Anh tại Kiev, tổng thống Zelensky đã bày tỏ lòng biết ơn đối với "hai nước đi đầu trong việc hỗ trợ Ukraine". Anh và Mỹ thông báo mỗi nước viện trợ thêm cho Ukraine hơn 700 triệu đô la.

Chính quyền Kiev liên tục kêu gọi các đồng minh "nới lỏng các hạn chế trong việc dùng vũ khí phương Tây cung cấp", vì có "sử dụng một số hệ thống thiết bị của Mỹ", để tấn công các mục tiêu quân sự trên lãnh thổ Nga. Anh và một số nước khác ủng hộ, nhưng Mỹ vẫn chưa quyết định. Theo Bloomberg, trích dẫn nhiều nguồn tin ẩn danh từ chính quyền Mỹ, dường như Nhà Trắng muốn tổng thống Zelensky trình bày một chiến lược chi tiết trước khi cho phép.

Thông tín viên RFI Alexander Query tại Kiev tường trình :

Chính quyền Kiev thất vọng vì ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken vẫn không thông báo dỡ bỏ hạn chế về tầm bắn của các tên lửa của Mỹ được gửi cho Ukraine trong khi Kiev vẫn gây áp lực đòi các đồng minh dỡ bỏ những biện pháp này để có thể tấn công vào các mục tiêu quân sự trên lãnh thổ Nga.

Trong cuộc họp báo tại Kiev, ông Blinken nhắc lại rằng thủ tướng Anh Keir Starmer sẽ gặp tổng thống Mỹ Joe Biden ở Washington vào thứ Sáu (13/09) để đề cập đến vấn đề này. Ngoại trưởng Mỹ tránh trả lời những câu hỏi liên quan đến tên lửa tầm xa mà chỉ nói : "Hai nhà lãnh đạo của chúng tôi chắc chắn sẽ thảo luận về chủ đề này khi gặp nhau vào thứ Sáu".

Anh Quốc không thay đổi lập trường về tên lửa Storm Shadows của họ, nhưng tầm bắn của những tên lửa này vẫn bị hạn chế. Ngược lại, ngoại trưởng Anh David Lammy thông báo khoản viện trợ quân sự mới 600 triệu bảng Anh cho Ukraine, tương đương hơn 700 triệu euro. Về phần ngoại trưởng Mỹ, ông thông báo khoản viện trợ 700 triệu đô la sắp tới.

Cả hai nhà ngoại giao đều nhắc đến mối nguy hiểm từ việc Nga mới nhận tên lửa đạn đạo của Iran, trong khi Moskva dường như đã nhận 5 triệu quả đạn pháo từ Bắc Triều Tiên. Ngoại trưởng Anh bày tỏ "quan ngại" về sự kiện mà ông đánh giá là một sự "leo thang". Ông phát biểu : "Chúng tôi rất quan ngại về hành động leo thang mà chúng ta có thể thấy, đặc biệt là từ Iran".

Cùng ngày trước đó, bên lề hội nghị ngoại giao cấp cao Platform Crimea, tổng thống Zelensky thừa nhận ông không ảo tưởng nhiều về việc dỡ bỏ các hạn chế nói trên. Hội nghị về việc chấm dứt tình trạng sáp nhập bán đảo Crimée, được tổ chức ở Kiev, quy tụ hơn 60 nhà lãnh đạo và quan chức ngoại giao.

Ngoại trưởng Mỹ bàn về hỗ trợ Ukraine với lãnh đạo Ba Lan

Ngày 12/09, ngoại trưởng Mỹ trở lại Warzsawa, lần lượt hội đàm với thủ tướng và tổng thống Ba Lan để bàn về hỗ trợ cho Kiev. Dù bị chia rẽ sâu sắc về đối nội, Ba Lan vẫn đoàn kết trong việc giúp đỡ Ukraine và tiếp tục là cửa ngõ trung chuyển quan trọng viện trợ của phương Tây cho Ukraine.

Về tình hình chiến sự, các công trình hạ tầng năng lượng tại vùng Sumy, giáp biên giới với Nga, tiếp tục bị oanh kích. Khoảng 13 người bị thương ở thành phố Konotop trong loạt oanh kích vào sáng sớm 12/09, theo thông báo của chính quyền vùng trên mạng Telegram.

Thu Hằng

Additional Info

  • Author Minh Anh, Thu Hằng
Published in Quốc tế

Có những dấu hiệu rõ ràng rằng Mỹ và Anh đang sẵn sàng dỡ bỏ các lệnh giới hạn của mình trong những ngày tới, từ đó cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa bắn vào các mục tiêu trong lòng nước Nga.

Ukraine đã khẩn nài việc này trong suốt nhiều tuần qua.

Vậy tại sao phương Tây lại chần chừ và những tên lửa này có thể tạo nên điều gì khác biệt trong cuộc chiến ?

phuongtay1

Anh đã cung cấp tên lửa hành trình tầm xa Storm Shadow cho Ukraine sau khi Kyiv đề nghị

Storm Shadow là gì ?

Storm Shadow là một tên lửa hành trình của Anh và Pháp có tầm bắn tối đa khoảng 250km. Pháp gọi nó là Scalp.

Tên lửa này được phóng từ máy bay, sau đó bay với tốc độ gần tốc độ âm thanh, bám sát địa hình mặt đất, trước khi rơi và kích nổ đầu đạn có sức công phá lớn.

Storm Shadow được coi là vũ khí lý tưởng để xuyên thủng các hầm ngầm kiên cố và các kho chứa đạn dược, như những loại mà Nga sử dụng trong cuộc chiến với Ukraine.

Nhưng mỗi tên lửa loại này trị giá gần một triệu đô la, vì vậy chúng thường được phóng cùng với các phương tiện khác trong các đợt tấn công được lên kế hoạch kỹ lưỡng, trong đó bao gồm các máy bay không người lái rẻ hơn nhiều, được triển khai trước để làm rối loạn và suy yếu hệ thống phòng không của đối phương, giống như cách mà Nga đã làm với Ukraine.

Anh và Pháp đã đưa tên lửa của họ tới Ukraine - nhưng với cảnh báo rằng Kyiv chỉ có thể phóng chúng vào các mục tiêu bên trong biên giới của mình.

Các tên lửa này đã được sử dụng với hiệu quả cao, nhắm trúng các trụ sở hải quân Biển Đen của Nga tại Sevastopol và khiến toàn Crimea trở nên không còn an toàn cho hải quân Nga.

Justin Crump, một nhà phân tích quân sự, cựu sĩ quan quân đội Anh và giám đốc điều hành công ty tư vấn Sibylline, nói rằng Storm Shadow đã và đang là một vũ khí cực kỳ hiệu quả cho Ukraine, có thể tấn công chính xác các mục tiêu được bảo vệ nghiêm ngặt tại các khu vực bị chiếm đóng.

"Không ngạc nhiên khi Kyiv vận động hành lang để sử dụng các vũ khí này bên trong lãnh thổ của Nga, đặc biệt là nhắm vào các sân bay đang được dùng để thực hiện các cuộc tấn công bằng bom lượn, vốn gần đây đã gây trở ngại cho các nỗ lực của Ukraine ở tiền tuyến".

Vì sao Ukraine muốn sử dụng chúng lúc này ?

Các thành phố và chiến tuyến của Ukraine hiện hằng ngày phải hứng chịu các đợt bom của Nga.

Nhiều trong số tên lửa và bom lượn phá hủy các khu vực quân sự, các khu nhà và bệnh viện được phóng từ các máy bay ở sâu trong lãnh thổ Nga.

Kyiv phàn nàn rằng việc không được phép tấn công vào các căn cứ nơi thực hiện các vụ tấn công này cũng giống như như tham chiến với một tay bị trói ngoặt sau lưng.

Tại diễn đàn an ninh Globsec mà tôi tham dự tại Prague tháng 9, thậm chí có ý kiến rằng các căn cứ không quân của Nga được bảo vệ tốt hơn cả dân thường Ukraine - những người đang hứng bom đạn vì những lệnh hạn chế này.

Ukraine cũng có chương trình máy bay không người lái tầm xa tân tiến và hiệu quả.

Có những thời điểm, các máy bay không người lái này đã khiến Nga bất ngờ và đã bay hàng trăm kilomet bên trong nước Nga.

Nhưng các máy bay không người lái này chỉ có thể mang theo một lượng vũ khí ít ỏi và hầu hết bị phát hiện và đánh chặn.

Kyiv lập luận rằng để đẩy lui các cuộc tấn công của không quân Nga, nước này cần tên lửa tầm xa, bao gồm Storm Shadow và các hệ thống tương tự như Atacms của Mỹ có tầm bắn xa hơn, lên tới 300km.

Vì sao phương Tây chần chừ ?

Chỉ có một từ : leo thang.

Mỹ lo ngại rằng dù cho tới nay mọi lời đe dọa của Tổng thống Vladimir Putin về các lằn ranh đỏ cuối cùng chỉ là những lời nói suông, việc cho phép Ukraine tấn công vào mục tiêu bên trong nước Nga bằng tên lửa của phương Tây có thể chỉ đẩy ông ta tiến tiến sát tới bờ vực của sự trả đũa.

Nhà Trắng lo ngại các nhân vật theo đường lối cứng rắn của Kremlin có thể kiên quyết thực kiện kế hoạch trả đũa bằng cách tấn công các địa điểm trung chuyển tên lửa trên đường tới Ukraine, như căn cứ không quân ở Ba Lan.

Nếu điều này xảy ra, Điều 5 Hiến chương NATO sẽ được kích hoạt, có nghĩa là liên minh này sẽ ở trong tình trạng chiến tranh với Nga.

Kể từ khi Nga phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine ngày 24/2/2022, mục đích của Nhà Trắng là hỗ trợ Ukraine nhiều nhất có thể mà không bị lôi vào xung đột trực tiếp với Moscow - dẫn đến nguy cơ không thể tưởng tượng được : một cuộc chiến tranh hạt nhân thảm khốc.

Storm Shadow tạo nên khác biệt gì ?

Storm Shadow có thể tạo ra một vài khác biệt.

Nhưng có thể đây là trường hợp "quá ít và quá trễ".

Kyiv đã yêu cầu sử dụng các tên lửa tầm xa của phương Tây trong lòng nước Nga từ rất lâu rồi, đến nỗi mà nay Moscow đã cảnh giác trước thời điểm mà phương Tây cuối cùng cũng dỡ bỏ các lệnh hạn chế.

Nga đã di chuyển bom, tên lửa và một số công trình kho bãi ra xa hơn khỏi biên giới với Ukraine và tầm bắn của Storm Shadow.

Tuy nhiên, Justin Crump của Sibylline nói rằng dù hệ thống phòng không của Nga đang phát triển để đối phó mối đe dọa của Storm Shadow từ Ukraine, nhiệm vụ này sẽ khó khăn hơn nhiều khi lãnh thổ của Nga hiện giờ có thể bị tấn công.

"Điều này sẽ khiến công tác hậu cần quân sự, chỉ huy và kiểm soát, cũng như hỗ trợ phòng không, trở nên khó khăn hơn khi thực hiện, và ngay cả khi máy bay Nga rút khỏi các tiền tuyến của Ukraine để tránh tên lửa, họ vấn sẽ mất thời gian và chi phí cho mỗi chuyến bay tới tiền tuyến".

Matthew Savill, giám đốc khoa học quân sự tại Viện nghiên cứu Rusi, tin rằng dỡ bỏ các lệnh hạn chế sẽ mang lại cho Ukraine hai lợi ích.

Thứ nhất, việc này có thể "mở khóa" một hệ thống khác, Atacms.

Thứ hai, việc này sẽ đặt Nga vào tình thế tiến thoái lưỡng nan khi phải quyết định sẽ đặt các hệ thống phòng không quý giá của họ ở đâu - điều mà ông cho rằng có thể khiến Ukraine dễ dàng dàng dùng máy bay không người lái để xâm nhập.

Nhưng tựu trung, Storm Shadow cũng khó mà đảo ngược tình thế.

Frank Gardner

Nguồn : BBC, 12/09/2024

Additional Info

  • Author Frank Gardner
Published in Diễn đàn

Chiến tranh leo thang 

Hoàng Quốc Dũng, 11/09/2024

Hoa kỳ đã có những bằng chứng rõ ràng về việc Iran cung cấp tên lửa đạn đạo (missiles ballistiques) tầm ngắn cho Nga. (Xin nhắc lại là Iran vẫn cung cấp cho Nga drones (Shahed) để bắn phá các thàng phố của Ukraine từ lâu rồi, nhưng lần này là tên lửa đạn đạo. Cũng nói để các bạn biết là việc bắn chặn các tên lửa đạn đạo khó hơn nhiều). Để đổi lại, Nga có thể sẽ giúp Iran thực hiện giấc mộng nguyên tử. Như vậy, Hiệp ước của thế giới về việc không phổ biến vũ khí hạt nhân (Traité sur la non-prolifération des armes nucléaires - TNP ; Treaty on the Non-Proliferation of Nuclear Weapons – NPT) nổ tung thành mây khói.

missile1

Tên lửa Iran được trưng bày tại thủ đô Tehran, nhân kỷ niệm 40 năm Cách mạng Hồi giáo, ngày 2/2/2019. AFP/ATTA KENARE

Hiệp ước này (ký từ năm 1968 và có hiệu lực năm 1970) có nôi dung chính là các nước đã có vũ khí hạt nhân không phổ biến cho các nước chưa có. Các nước chưa có không tìm cách để có.

Đa số các nước trên thế giới đều ký hiệp ước này, trừ Ấn Độ, Pakistan, Israel. Bắc Hàn ký rồi nhưng lại rút ra. 

Để đáp lại việc Iran cung cấp tên lửa đạn đạo cho Nga, Phương tây lại tăng cường các biện pháp trừng phạt Iran. Cũng nên biết là Iran đã bị trừng phạt từ 40 năm nay rồi, nên có vẻ không sợ. Quá nhiều biện pháp trừng phạt nên tôi không thể kể hết, tuy nhiên có một biện pháp mới là ba nước Pháp, Anh, Đức có thể sẽ hủy các hiệp ước song phương về hàng không. Đường bay trực tiếp từ Liên Âu đến Tehran có thể sẽ bị cắt đứt trong thời gian tới.

Cùng với các biện pháp trừng phạt thêm, Phương Tây sẽ có thể cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của Phương Tây để đánh vào đất Nga, đặc biệt là tên lửa khủng Scalp và Pháp hay Storm Shadow của Anh. Mấy quả này đã bắn chìm mấy tầu ngầm của Nga ở Crimea rồi. Kinh lắm.

Nhân thể nói luôn là đêm hôm qua, theo một số nguồn tin thì các drones của Ukraine đã đánh cả vào sân bay lớn thứ 2 của Moskva. Đó chỉ toàn là loại drone con con thôi mà đã rối loạn lung tung rồi. Không biết mấy quả Scalp kia thì sẽ ra sao. Mà không hiểu tại sao, quân đội thứ nhì thế giới lại không chặn được mấy cái drones con con đánh thẳng vào thủ đô.

Hoàng Quốc Dũng

(11/09/2024)

*************************

Washington "chuẩn bị" cho phép Ukraine dùng vũ khí do Mỹ cấp để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Trọng Thành, RFI, 11/09/2024

Chính quyền Mỹ hôm qua, 10/09/2024, phát đi nhiều tín hiệu cho thấy Washington có thể sớm cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa do Hoa Kỳ cấp để tấn công các căn cứ quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga, như đòi hỏi khẩn thiết của Kiev thời gian gần đây. 

uk1

Quân đội Mỹ bắn thử phiên bản đầu tiên của Hệ thống tên lửa chiến thuật, tại khu bắn thử White Sands Missile Range, Fort Bragg N.C., bang New Mexico, Mỹ, ngày 14/12/2021. AP - John Hamilton

Theo AFP, trả lời phỏng vấn báo giới tối hôm qua tại Washington, tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết "đang xem xét vấn đề này". Cũng ngày hôm qua, trên Sky News, ngoại trưởng Antony Blinken khẳng định : "Chúng tôi không loại trừ việc này" nhưng nhấn mạnh, Mỹ muốn chắc chắn là việc cho phép phải giúp Ukraine đạt được các mục tiêu mà Kiev đề ra.

Sáng hôm nay, ngoại trưởng Mỹ cùng người đồng cấp Anh, David Lammy, đi tàu hỏa từ Ba Lan đến Kiev. AFP cho hay, "việc giảm nhẹ các giới hạn trong sử dụng vũ khí của phương Tây cung cấp" trong cuộc chiến chống xâm lược Nga là một trọng tâm của chuyến công du của hai lãnh đạo ngoại giao Anh - Mỹ.

Một đòi hỏi chủ yếu của Ukraine là Mỹ cho phép sử dụng các tên lửa chiến thuật ATACMS, có tầm bắn đến 300 km để tấn công các căn cứ trong lãnh thổ Nga. Hồi đầu năm nay, Washington đã cho phép Kiev dùng vũ khí Mỹ cấp để tấn công các mục tiêu sát biên giới.

Truyền thông Anh cho hay, trong cuộc gặp tổng thống Mỹ hôm thứ Sáu 13/08, thủ tướng Anh Keir Starmer đề nghị Nhà Trắng dỡ bỏ quy định cấm Ukraine sử dụng tên lửa Anh Storm Shadow, do Anh - Pháp hợp tác sản xuất, có tầm bắn đến 550 km, tấn công các mục tiêu trên đất Nga.

Trang mạng Telegraph ngày 10/09 giải thích, việc sử dụng tên lửa Storm Shadow đòi hỏi phải có sự cho phép của Mỹ vì vũ khí này "được sử dụng với một số hệ thống thiết bị của Mỹ".

Theo AFP, việc Mỹ - Anh nối lại các thảo luận về chủ đề này diễn ra trong bối cảnh Hoa Kỳ phát hiện Iran cung cấp tên lửa cho Nga, gây lo ngại về việc quân đội Nga sử dụng các vũ khí này để tấn công vào các khu vực sâu trong hậu phương Ukraine ở miền tây, cho đến nay vốn tương đối ít bị chiến tranh ảnh hưởng.

Về vấn đề này, một số nhân vật tên tuổi trong phe Cộng Hòa Mỹ, trong đó có chủ tịch ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện Mỹ, Mike McCaul, đã gửi thư đến tổng thống Biden, hối thúc Nhà Trắng sớm ra quyết định. Tuy nhiên, nội bộ đảng Cộng Hòa cũng đang rất chia rẽ : Nhiều cộng sự của ứng cử viên tổng thống Donald Trump để ngỏ khả năng buộc Kiev phải nhân nhượng lãnh thổ cho Nga để chấm dứt chiến tranh, nếu Trump tái đắc cử trong cuộc bầu cử đầu tháng 11/2024.

Theo AFP, điện Kremlin hôm nay cho biết Nga sẽ có phản ứng "thích hợp", nếu Ukraine được các đối tác phương Tây cho phép sử dụng vũ khí tầm xa chống lại lãnh thổ nước này

Trọng Thành

Additional Info

  • Author Hoàng Quốc Dũng, Trọng Thành
Published in Quốc tế

Hà Lan cho phép Ukraine dùng vũ khí nước này tấn công các mục tiêu quân sự Nga

Minh Anh, RFI, 10/09/2024

Quân đội Ukraine có thể sử dụng vũ khí do Hà Lan cung cấp, để oanh kích các mục tiêu quân sự trên lãnh thổ Nga. Điều này cũng sẽ được áp dụng cho cả loại chiến đấu cơ F-16 mà Amsterdam sắp chuyển giao cho Kiev.

chophep1

Một chiến đấu cơ F-16 của quân đội Ukraine được chụp tại một địa điểm không được xác định ngày 04/08/2024. AP - Efrem Lukatsky

Theo báo Pháp Le Monde ngày 10/09/2024, bộ trưởng Quốc Phòng Hà Lan, Ruben Brekelmans, trong một cuộc phỏng vấn dành cho nhật báo Đức Frankfurter Allgemeine Zeitung (FAZ) cho rằng "Kiev có quyền tự vệ. Và nếu đất nước bị tấn công từ các vùng biên giới hay từ các sân bay quân sự Nga, Ukraine có thể nhắm bắn vào các mục tiêu đó. Điều này cũng tương tự cho tên lửa của kẻ thù : Chúng cũng có thể bị bắn chặn bằng vũ khí của chúng ta trên lãnh thổ Nga".

Bộ trưởng Brekelmans khẳng định, luật quốc tế không giới hạn khoảng cách, "quyền tự vệ hợp pháp không dừng lại ở 100 km cách biên giới" và Ukraine có thể sử dụng cả chiến đấu cơ F-16 mà Hà Lan sắp chuyển giao cho.

Lãnh đạo Bộ Quốc phòng Hà Lan còn kêu gọi các nước đồng minh khác của Ukraine nên có quyết định tương tự.

Ukraine oanh kích vùng Moskva, nhiều chuyến bay bị hủy

Hãng tin Anh Reuters dẫn truyền thông Nga hôm 10/09/2024, cho biết không quân Nga đã bắn hạ 144 drone do Ukraine phóng đi trong suốt đêm qua nhằm vào 9 vùng của Nga, trong đó có 20 chiếc tại vùng Moskva. Chính quyền vùng cho biết ít nhất hai tòa nhà dân cư bị cháy, một phụ nữ thiệt mạng, nhiều chuyến bay tại thủ đô Nga bị hủy.

Tại Ukraine, Bộ Năng lượng xác nhận nhiều cơ sở hạ tầng tại 8 vùng đã bị oanh kích trong vòng 24 giờ trước đó. Đồng thời, các cuộc tấn công của Nga đã làm hư hại đường dây cao thế và trạm biến áp điện ở một số khu vực.

Ngoài ra, truyền thông Ukraine dẫn nhiều nguồn tin quân sự khẳng định một tầu Nga đã vận chuyển "hơn 200 tên lửa đạn đạo Fath-360" của Iran tới một cảng ở vùng biển Caspi hôm 04/09. Các chuyên gia quân sự Iran sẽ hướng dẫn binh sĩ Nga cách sử dụng tên lửa tại trường bắn Ashuluk, cách biên giới Kazakhstan 45 km. Hoa Kỳ hôm nay cho biết sắp ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Iran.

Minh Anh

******************************

Ukraine tấn công Moscow trong cuộc không kích bằng máy bay không người lái lớn nhất từ ​​trước đến nay

Reuters, VOA, 10/09/2024

Ukraine hôm 10/9 đã tấn công khu vực Moscow trong cuộc tấn công bằng máy bay không người lái lớn nhất từ trước đến nay vào thủ đô của Nga, giết chết ít nhất một phụ nữ, phá hủy hàng chục ngôi nhà và buộc khoảng 50 chuyến bay phải chuyển hướng khỏi các sân bay xung quanh Moscow.

chophep2

Người dân nói chuyện với các quan chức gần khu chung cư bị hư hỏng vì cuộc tấn công của Ukraine.

Nga, cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới, cho biết họ đã phá hủy ít nhất 20 máy bay không người lái tấn công của Ukraine khi chúng bay qua khu vực Moscow, nơi có dân số hơn 21 triệu người, và 124 máy bay không người lái khác ở tám khu vực khác.

Ít nhất một người đã thiệt mạng gần Moscow, chính quyền Nga cho biết. Ba trong số bốn sân bay của Moscow đã phải đóng cửa trong hơn sáu giờ và gần 50 chuyến bay đã bị chuyển hướng.

Người phát ngôn của Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên rằng cuộc tấn công bằng máy bay không người lái là một lời nhắc nhở khác về bản chất thực sự của giới lãnh đạo chính trị Ukraine, mà ông nói là gồm các kẻ thù của Nga.

"Không đời nào các cuộc tấn công vào ban đêm vào các khu dân cư có thể liên quan đến hành động quân sự", ông Peskov nói.

"Chế độ Kyiv tiếp tục thể hiện bản chất của mình. Họ là kẻ thù của chúng tôi và chúng tôi phải tiếp tục chiến dịch quân sự đặc biệt để bảo vệ mình khỏi những hành động như vậy", ông nói, sử dụng cách diễn đạt mà Moscow dùng để mô tả cuộc chiến của mình ở Ukraine.

Trong khi đó Kyiv cho biết Nga, nước đã triển khai hàng chục nghìn quân vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022, đã tấn công Ukraine vào ban đêm bằng 46 máy bay không người lái, trong đó có 38 máy bay đã bị phá hủy.

Người dân nói với Reuters rằng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào Nga hôm 10/9 đã gây hư hại cho các tòa nhà chung cư cao tầng ở quận Ramenskoye thuộc vùng Moscow, khiến các căn hộ bốc cháy.

Một phụ nữ 46 tuổi đã thiệt mạng và ba người bị thương ở Ramenskoye, thống đốc vùng Moscow Andrei Vorobyov cho biết.

Người dân cho biết họ bị đánh thức vì tiếng cháy nổ.

"Tôi nhìn ra cửa sổ và thấy một quả cầu lửa", Alexander Li, một cư dân của quận nói với Reuters. "Cửa sổ bị thổi bay bởi sóng xung kích".

Georgy, một cư dân từ chối cho biết họ của mình, cho biết ông nghe thấy tiếng máy bay không người lái vo ve bên ngoài tòa nhà của mình vào sáng sớm. "Tôi kéo rèm lại và nó đánh trúng vào tòa nhà ngay trước mắt tôi, tôi đã nhìn thấy tất cả", ông nói. "Tôi đưa gia đình mình chạy ra ngoài".

Quận Ramenskoye, cách Điện Kremlin khoảng 50 km về phía đông nam, có dân số khoảng một phần tư triệu người, theo dữ liệu chính thức.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết hơn 70 máy bay không người lái cũng đã bị bắn hạ trên vùng Bryansk của Nga và hàng chục máy bay khác trên các vùng khác. Không có thiệt hại hoặc thương vong nào được báo cáo ở đó.

Trong khi Nga tiến lên ở miền đông Ukraine, Kyiv đã đưa cuộc chiến sang Nga bằng một cuộc tấn công xuyên biên giới vào vùng Kursk phía tây của Nga bắt đầu vào ngày 6/8 và bằng cách thực hiện các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái ngày càng lớn vào sâu trong lãnh thổ Nga.

Reuters

Additional Info

  • Author Minh Anh, Reuters
Published in Quốc tế