Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Để tồn tại, Kyiv cần phải thành lập thêm nhiều lữ đoàn mới và buộc Moscow vào đàm phán.

vientro0

Bích chương tuyển quân ở Kiev, tháng 3/2024 - Valentyn Ogirenko / Reuters

Sau nhiều tháng trì hoãn, việc Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ gần 61 tỷ USD cho Ukraine đã tạo ra cho Kyiv một phao cứu sinh cần thiết. Tuy nhiên, chỉ gói viện trợ này thôi thì không thể giải quyết những vấn đề lớn hơn của Ukraine trong cuộc chiến với Nga. Lực lượng Ukraine đang bảo vệ tiền tuyến trải dài khoảng 600 dặm ở phía nam và phía đông của đất nước, và sự trì trệ kéo dài ở Washington đã khiến quân đội Ukraine bị dàn mỏng nghiêm trọng. Làn sóng vũ khí và đạn dược của Mỹ sẽ làm tăng đáng kể chi phí cho cuộc tấn công mùa hè sắp tới của Nga. Gói viện trợ cũng cung cấp cho các lực lượng Ukraine đủ vật tư để hỗ trợ cho việc lên kế hoạch quân sự có hệ thống hơn cho mùa hè và mùa thu.

Tuy nhiên, việc chấm dứt chiến tranh theo những điều khoản thuận lợi cho Ukraine sẽ đòi hỏi nhiều hơn việc đơn thuần chỉ cung ứng trang thiết bị mới. Hơn hai năm kể từ cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine, mục tiêu của Moscow trong cuộc chiến vẫn không thay đổi : Điện Kremlin tìm cách khuất phục Kyiv. Những hỗ trợ mang tính không ổn định và sự trì hoãn chính trị từ phía các đối tác quốc tế của Ukraine đã khiến kết cục đó trở nên ngày càng khả thi hơn. Nếu Ukraine muốn ngăn chặn chiến thắng của Nga trong dài hạn, họ sẽ cần một chiến lược toàn diện. Điều này đồng nghĩa với một chương trình huấn luyện, trang bị và huy động lực lượng mới. Điều đó có nghĩa là thuyết phục Điện Kremlin rằng việc tiếp tục cuộc chiến sẽ ngày càng trở nên rủi ro đối với Nga theo thời gian. Cũng có nghĩa là thiết lập một vị thế đủ mạnh để Ukraine có thể tự mình đặt ra các quy tắc của một nền hòa bình lâu dài.

Không có nhiệm vụ nào trong số này là đơn giản, và không có nhiệm vụ nào có thể hoàn thành chỉ trong một đêm. Ukraine và các đối tác quốc tế cũng không thể lãng phí thời gian trong việc xây dựng một kế hoạch tiến lên phía trước. Mỹ và các đồng minh NATO sẽ cần đưa ra các cam kết dài hạn rõ ràng ; buộc Nga đàm phán sẽ đặc biệt khó khăn. Nhưng những lựa chọn khác còn tồi tệ hơn nhiều. Nếu không có một chiến lược tổng thể như vậy, thời gian xung đột có thể kéo dài, nhưng quỹ đạo của nó sẽ không thay đổi.

Vật lộn với bom lượn

Kể từ mùa thu năm 2023, tình hình chiến trường của Ukraine ngày càng xấu đi. Phần lớn là do thiếu hụt đạn dược, quân đội Ukraine buộc phải nhường lãnh thổ cho quân đội Nga, thường là sau khi chịu thương vong đáng kể. Nga đã tập trung khoảng 470.000 quân ở Ukraine và có ý định sử dụng số quân này để cố gắng hoàn thành việc chinh phục Donbas trong khoảng thời gian còn lại của năm 2024. Các lực lượng Nga đang tập trung tấn công các thị trấn quan trọng ở phía đông. Chiếm đóng được chúng sẽ cho phép Nga đe dọa các trung tâm hậu cần chính của Ukraine ở trong và xung quanh khu vực Donetsk.

Những thảo luận về các cuộc tấn công mới của Nga có thể gợi lên hình ảnh các đơn vị xe tăng tấn công phòng tuyến Ukraine, đột phá và sau đó cố gắng khai thác những thành quả đó sâu vào các vùng lãnh thổ do Ukraine kiểm soát để cắt rời các đơn vị Ukraine. Nhưng hiện tại, Nga không có khả năng thực hiện những chiến dịch như vậy, và cũng không có ý định làm như vậy. Sau hơn hai năm chiến tranh, đội ngũ sĩ quan chuyên nghiệp của Nga đã phải chịu tổn nhất nhân mạng nặng nề, khả năng lên kế hoạch và đồng bộ các cuộc tấn công quy mô lớn của họ bị hạn chế. Các cuộc tấn công của Nga chủ yếu bao gồm các cuộc tấn công liên tiếp ở cấp tiểu đội và đại đội, dẫn đến tiến công chậm chạp với thương vong nặng nề.

Tuy nhiên, hiện tại Nga có lợi thế pháo binh hơn Ukraine gấp mười lần. Với việc thông qua gói viện trợ mới của Mỹ, lợi thế đó có thể sẽ giảm xuống còn ba chọi một ở một số khu vực, điều này sẽ làm tăng tỷ lệ thương vong của Nga. Nhưng Nga có một số cách để kéo quân đội Ukraine vào các cuộc chiến cũng gây thiệt hại nặng nề tương tự. Ví dụ, lực lượng Nga đã sử dụng bom lượn cải tiến với hiệu quả tàn phá nặng nề. Đây là những quả bom FAB-500 do Liên Xô thiết kế – những quả bom nặng nửa tấn – được trang bị cánh và bộ dẫn đường và được máy bay Nga ném từ phía sau phòng tuyến Nga. Với phạm vi khoảng 65 km, chúng có thể dễ dàng tấn công các thị trấn Ukraine, làm sập đổ các tòa nhà và buộc dân chúng phải tản cư.

Do đó, quân đội Ukraine thường xuyên bị buộc phải huy động lực lượng đáng kể để bảo vệ các vị trí đơn lẻ tốn kém, đơn giản là để bảo vệ các khu dân cư thoát khỏi tầm bắn bom lượn của Nga. Lấy ví dụ như Chasiv Yar, một thị trấn nhỏ trên một dãy núi quan trọng ở vùng Donetsk phía đông. Nếu nó thất thủ, lực lượng Nga sẽ giành được vị trí thuận lợi để pháo kích các thị trấn ở Donbas và các tuyến tiếp tế quan trọng của Ukraine. Do đó, quân đội Ukraine đang cố gắng trong tuyệt vọng để giữ vững thị trấn này, ngay cả khi tình hình tác chiến trở nên bất lợi hơn. Thách thức này được khuếch đại bởi hệ thống phòng không quá tải của Ukraine, tình trạng hiện nay cho phép máy bay Nga tiến gần tiền tuyến, làm tăng độ chính xác của việc ném bom. Thật không may, Ukraine càng cần các hệ thống tên lửa đất đối không để bảo vệ các thành phố của mình, thì họ càng đặt các lực lượng mặt đất ở tiền tuyến vào tình thế nguy hiểm.

Giải pháp cho thách thức này thường được các nhà chiến lược quân sự gọi là "phòng thủ tích cực" (active defense), sử dụng các cuộc phản công quy mô nhỏ để phá vỡ nỗ lực củng cố các bước tiến của kẻ tấn công. Ví dụ, nếu lực lượng Nga chiếm được vị trí quan trọng ở Chasiv Yar, quân đội Ukraine có thể sử dụng các cuộc phản công để cô lập vị trí đó, khiến người Nga không thể cố thủ và tiến lên. Nhưng Ukraine có rất ít lực lượng dự bị và đã mất nhiều phương tiện tác chiến cần thiết để khai thác những điểm yếu của Nga ngay sau khi họ chiếm các vị trí. Do thiếu lực lượng dự bị để phản công, Ukraine phải chấp nhận phương án tối đa hóa thương vong của Nga cho mỗi vị trí họ chiếm đóng, từ đó làm chậm tốc độ tiến quân của Nga.

Trong những điều kiện như thế, ngay cả việc thông qua dự luật viện trợ của Mỹ cũng chỉ có thể thay đổi một phần cục diện chiến trường. Sự trì hoãn kéo dài ở Washington đồng nghĩa với việc sẽ mất thời gian để khắc phục phần lớn thiệt hại mà Ukraine phải hứng chịu. Kyiv sẽ mất thêm đất đai vào tay Nga trong mùa hè này. Vấn đề là mất bao nhiêu và quân đội Ukraine có thể khiến Nga phải trả giá đắt như thế nào cho những thành quả đạt được.

Cần bổ sung thêm nhân lực mới, và hạn chế thương vong

Bên cạnh việc cung cấp đạn dược ngay lập tức, hiệu quả lớn nhất của gói viện trợ mới của Mỹ chính là sự chắc chắn. Sau nhiều tháng mà thời gian và số lượng viện trợ của Mỹ vẫn đang trong tình trạng bất định, giờ đây Ukraine sẽ có đủ thông tin rõ ràng về nguồn lực quân sự trong sáu tháng tới để cho phép họ lập kế hoạch chiến lược rộng hơn.

Điều quan trọng nhất là cần phải thành lập các đơn vị mới. Để làm được điều đó, Ukraine sẽ cần huy động thêm nhân lực, cải thiện hệ thống đào tạo để duy trì lợi thế chất lượng so với các đơn vị Nga và trang bị đầy đủ cho những tân binh này. Cho đến nay điều này là không thể thực hiện được. Do thiếu trang thiết bị và vũ khí, đồng thời không thể dự đoán liệu có thêm viện trợ hay không và khi nào, giới lãnh đạo quân sự Ukraine buộc phải ưu tiên tất cả trang thiết bị cho lực lượng quân đội đang ở tiền tuyến. Quy mô gói viện trợ của Mỹ – và sự hỗ trợ thêm từ các đối tác Châu Âu – đồng nghĩa với việc giới lãnh đạo quân sự Ukraine giờ đây có thể thực hiện một kế hoạch cụ thể để huấn luyện và trang bị thêm cho quân đội. Ngược lại với những giả định phổ biến, Ukraine không thiếu người để động viên. (Theo một phân tích gần đây, có thể có thêm vài triệu người Ukraine có khả năng nhập ngũ). Điều Ukraine thiếu là một hệ thống tuyển mộ và đào tạo hiệu quả để đưa những người đã sẵn sàng vào lực lượng và trang bị cho họ. Những vấn đề này có thể và phải được giải quyết.

Các chỉ huy Ukraine cần phải thành lập các lữ đoàn mới thay vì chỉ đơn giản là khôi phục lại quân số của các đội hình hiện có. Quân đội hiện tại không đủ số lữ đoàn để luân phiên toàn bộ lực lượng ra khỏi tuyến đầu. Thay vào đó, các lữ đoàn riêng lẻ đã phải luân phiên các tiểu đoàn kiệt sức ra khỏi vùng giao tranh để nghỉ ngơi ngắn ngày – một chiến lược cung cấp thời gian nghỉ ngơi nhưng không cho phép huấn luyện tập thể cho toàn lữ đoàn, vì ban chỉ huy lữ đoàn và trang thiết bị hỗ trợ vẫn ở tiền tuyến. Do đó, điều quan trọng là Ukraine phải xây dựng và huấn luyện thêm các lữ đoàn ngay bây giờ để có thể thực hiện phòng thủ tích cực vào mùa thu. Theo thời gian, những đơn vị mới này sẽ nâng cao khả năng phản công của Ukraine.

Quân đội Ukraine do đó phải tiến hành huy động theo ba giai đoạn. Đầu tiên, họ phải ngay lập tức huy động lực lượng thay thế cho lực lượng hiện có trên chiến trường. Nhưng sau đó họ phải tái tạo lực lượng dự bị để cho phép các đơn vị hiện có luân chuyển, và sau đó xây dựng các đơn vị mới có khả năng tiến hành tấn công. Giai đoạn đầu là dễ giải quyết nhất. Thiết bị là yếu tố hạn chế đối với giai đoạn hai. Đối với giai đoạn ba, yếu tố hạn chế nhất là huấn luyện sĩ quan. Điều này có thể được giải quyết, nhưng nó phải được thực hiện ngay lập tức nếu Ukraine muốn thành lập lực lượng cần thiết vào mùa thu.

Nga có thể sẽ trở nên nguy hiểm nhất vào những tháng cuối năm 2024. Đến thời điểm đó, sau nhiều tháng hứng chịu các hoạt động tấn công của Nga, quân đội Ukraine sẽ bị kéo giãn, năng lực phòng không của họ sẽ cạn kiệt. Nga có thể sẽ có đủ quân để xoay vòng các đơn vị của mình để cho phép các cuộc tấn công liên tiếp vào mùa thu.

Nhưng năng lực của Nga không phải là không có giới hạn. Moscow đã đưa ra một số lựa chọn về công nghiệp và quân sự có thể hạn chế tiềm năng tấn công của họ trong năm 2025. Thứ nhất, Nga đã quyết định không mở rộng sản xuất nòng pháo, do đó sẽ có ít pháo mới có sẵn vào năm tới. Dựa trên tỷ lệ tổn thất hiện tại, kho dự trữ xe bọc thép của Nga cũng có thể sẽ bị cạn kiệt vào nửa cuối năm 2025. Điều này có nghĩa là quân đội Nga sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào các trang thiết bị mới được sản xuất thay vì trang thiết bị tân trang lại từ kho dự trữ hiện có, gây ra hạn chế nghiêm trọng cho khả năng bổ sung các hệ thống vũ khí tổn thất trong trận chiến. Đồng thời, bắt đầu từ cuối năm 2024, sản xuất vũ khí của Châu Âu sẽ bắt đầu tăng đều đặn khi các khoản đầu tư được thực hiện vào năm ngoái và những tháng đầu năm nay bắt đầu gặt hái kết quả. Do đó, đến năm 2025, các vấn đề về nguồn cung có thể sẽ ít cấp tính hơn đối với Ukraine và nghiêm trọng hơn đối với Nga – nếu Ukraine có thể cầm cự cho đến lúc đó.

Với tầm nhìn dài hạn này, thách thức đối mặt với Ukraine và các đồng minh của họ trở nên rõ ràng. Các ưu tiên hàng đầu phải là đảm bảo không chỉ cuộc tấn công mùa hè của Nga gây hao tổn chi phí cao cho Moscow mà còn đảm bảo quân đội Ukraine thực sự hiện diện để ngăn chặn các cuộc tấn công tiếp theo vào mùa thu – và lý tưởng nhất là thiết lập một tiền tuyến ổn định vào đầu năm 2025. Chỉ từ vị trí như vậy, Ukraine mới có thể giành lại quyền chủ động. Việc đạt được mục tiêu đó phụ thuộc phần lớn vào tốc độ huy động và trang bị lực lượng của Ukraine. Thứ duy nhất mà họ thiếu một cách tuyệt vọng là thời gian.

Đưa Nga đến bàn đàm phán

Ngay cả khi Ukraine có thể ngăn chặn đà thắng của Nga bằng cách huấn luyện, trang bị và triển khai nhanh chóng các lực lượng mới, thì những bước đi này tự chúng sẽ không tạo ra con đường để chấm dứt xung đột. Về cơ bản, điều này là do các đối tác quốc tế của Kyiv xây dựng lập luận ủng hộ dựa trên mục tiêu đơn giản hơn là duy trì khả năng chiến đấu của Ukraine thay vì buộc Nga phải đàm phán theo các điều khoản thuận lợi.

Mỹ và các đồng minh Châu Âu cần nhận ra rằng việc giúp Ukraine vô hiệu hóa các cuộc tấn công của Nga không giống với việc đưa Ukraine vào một vị thế đàm phán vững chắc. Điện Kremlin mong muốn các cuộc đàm phán dựa trên diễn biến hiện tại của cuộc chiến : họ tin rằng một khi các cuộc đàm phán diễn ra, những người ủng hộ Ukraine ở phương Tây sẽ đồng ý với gần như bất cứ điều gì, coi bất kỳ thỏa thuận nào đạt được là thành công, ngay cả khi nó không bảo vệ được Ukraine trong dài hạn. Và yêu cầu của Nga vẫn như cũ : đầu hàng trên thực tế. Để Moscow thực sự đàm phán, phải ép nước Nga đối mặt với tình huống mà xung đột kéo dài hơn nữa sẽ tạo ra mối đe dọa không thể chấp nhận được đối với chính nước Nga. Chỉ khi đó, Ukraine mới có thể đạt được những nhượng bộ có ý nghĩa.

Nga vốn đã phải đối mặt với một số điểm nóng. Trước nhất, tổn thất trên chiến trường của Nga đối với các hệ thống quan trọng – chẳng hạn như phòng không – là vấn đề, bởi vì các hệ thống đó tạo thành bức tường thành phòng thủ thông thường của Nga trước NATO. Trang bị cho Ukraine khả năng gây hư hại hoặc phá hủy các tài sản uy tín của Nga là lợi ích to lớn của NATO. Thứ đến, Nga sẽ không thể chi trả cho cuộc chiến vô thời hạn. Các lệnh trừng phạt của phương Tây chỉ là một trong những công cụ để gây thiệt hại cho tính thanh khoản tài chính của chế độ, và chúng ít hiệu quả hơn các lựa chọn khác. Thiệt hại đối với cơ sở hạ tầng dầu mỏ của Nga có thể sẽ có tác động lớn hơn nhiều. Mặc dù phương Tây có nhiều lý do để tránh hỗ trợ trực tiếp các cuộc tấn công như vậy, nhưng điều đó không có nghĩa là Ukraine không nên thực hiện chúng.

Thứ ba, mặc dù công chúng Nga phần lớn ủng hộ cuộc chiến, nhưng vẫn có những bức xúc sâu sắc với chính phủ Nga có thể được khai thác. Cho đến nay, các chính phủ phương Tây đã không tích cực theo đuổi các hoạt động thông tin chống lại chính phủ Nga, một phần vì chúng được coi là leo thang và một phần vì chúng không được dự đoán sẽ có hiệu quả ngay lập tức. Ngược lại, Nga đã tiến hành các chiến dịch thông tin tích cực trên khắp Châu Âu với ý định gây mất ổn định phương Tây.

Sự bất đối xứng này cần được khắc phục. Lo ngại của phương Tây về việc chiến tranh thông tin có thể châm ngòi cho leo thang là không thuyết phục : Điện Kremlin kiên quyết tránh đối đầu trực tiếp với Mỹ vì vấn đề Ukraine, và đây là cũng là thái độ của Nhà Trắng. Hơn nữa, Điện Kremlin từ lâu đã cho rằng phương Tây đã tiến hành các chiến dịch thông tin rộng rãi nhằm chống lại họ từ năm 2011, mặc dù điều này không đúng. Do đó, bất kỳ rủi ro leo thang tiềm ẩn nào của các chiến dịch như vậy đều đã được tính đến. Bên cạnh đó, hầu hết các con đường leo thang của Điện Kremlin thực sự không liên quan đến việc chống lại các chiến dịch đó. Xét theo tình hình này, phương Tây còn có thể làm nhiều việc hơn nữa. Về lâu dài, các chiến dịch thông tin tốt hơn và nhiều hơn có thể nâng cao nhận thức của Moscow về những rủi ro trong nước do cuộc chiến tranh tốn kém của họ gây ra.

Cải thiện "hỏa lực"

Do hiện tại đang bị lép vế, Ukraine chưa có khả năng đưa ra các điều khoản đàm phán thuận lợi để chấm dứt chiến tranh. Ngừng bắn có thể khiến Nga tái thiết lập sức mạnh quân sự, trong khi Ukraine không thể duy trì lực lượng của mình ở quy mô hiện tại. Hơn nữa, Kyiv có thể sẽ nhận được ít hỗ trợ hơn cho việc tái thiết nếu dự đoán về sự thù địch của Nga trở thành hiện thực trong tương lai gần. Tái thiết Ukraine sẽ phụ thuộc rất nhiều vào đầu tư từ khu vực tư nhân, và mối đe dọa về một cuộc xung đột mới sẽ khiến bất kỳ khoản tài chính nào như vậy trở nên rủi ro. Để đảm bảo Ukraine có thể đàm phán với niềm tin rằng họ có thể đạt được hòa bình lâu dài, các đối tác quốc tế của Kyiv sẽ phải đưa ra những đảm bảo an ninh đáng tin cậy. Vì Ukraine không thể đề xuất những đảm bảo đó, nên các đối tác quốc tế của họ sẽ phải là người thực hiện bước đầu tiên.

Cuối cùng, bất kỳ kết thúc thành công nào của cuộc chiến cũng sẽ phụ thuộc vào khả năng răn đe Nga một cách thuyết phục của NATO. Tư thế đó đòi hỏi liên minh không chỉ phải triển khai đủ lực lượng để chống lại mối đe dọa từ Nga mà còn phải thiết lập năng lực sản xuất đủ giữa các thành viên để duy trì dòng chảy ổn định của đạn dược trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến khác. Việc thiết lập nguồn cung này sẽ là cần thiết bất kể chiến tranh kết thúc như thế nào. Trong ngắn hạn, việc mở rộng sản xuất đạn dược sẽ rất cần thiết cho khả năng đánh bại quân đội Nga của Ukraine. Nếu Ukraine xoay xở để kéo dài cuộc xung đột và chiến tranh kết thúc có lợi cho họ, các đối tác của họ sẽ cần đạn dược để củng cố tính tin cậy của các đảm bảo an ninh. Mặt khác, nếu Nga đạt được mục tiêu của mình, thì số đạn dược này sẽ cần thiết để bảo đảm an ninh tương lai của NATO.

Gói viện trợ quân sự của Mỹ đã được thông qua đúng lúc để ngăn chặn sự sụp đổ của Ukraine. Nhưng để thực sự thay đổi chiều hướng của cuộc chiến, nó sẽ cần đi kèm với một chiến lược toàn diện hơn nhiều để chấm dứt cuộc chiến trong thành công. Và điều đó phải đến từ Washington, các đồng minh NATO của họ và chính Kyiv.

Jack Watling là Nghiên cứu viên cao cấp về Chiến tranh trên bộ tại Viện Các Quân chủng Thống nhất Hoàng gia, một think tank có trụ sở tại London.

Jack Watling

Nguyên tác : "American Aid Alone Won’t Save Ukraine", Foreign Affairs, 02/05/2024

Viên Đăng Huy biên dịch

Nguyễn Thế Phương hiệu đính

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 11/05/2024

Additional Info

  • Author Jack Watling, Viên Đăng Huy, Nguyễn Thế Phương
Published in Diễn đàn

Số phận lính đánh thuê Cuba trên chiến trường Ukraine

Le Figaro ngày 09/05/2024 dẫn các nguồn từ Cuba và Ukraine cho biết hiện có nhiều lính đánh thuê Cuba chiến đấu bên cạnh quân Nga ở Ukraine. Không ít người sang Nga lao động nhưng bị đưa ra chiến trường, không được trả lương và bỏ mạng trong một cuộc chiến không phải của họ.

cuba1

Bà Marilin Vinent cho xem ảnh con trai bà, Dannys Castillo mặc quân phục với dòng tin nhắn "Con đã bị kẹt lại" ngày 22/08/2023. Vinent cho biết người con trai cùng với những người Cuba khác đến Nga vì được hứa nhận vào làm công nhân xây dựng, nhưng sau đó bị đẩy sang chiến trường Ukraine. AP - Ramon Espinosa

Từ 500 đến 3.000 người Cuba đang đánh thuê cho Nga

Le Figaro tiết lộ về "Lính đánh thuê Cuba, đồng minh của Nga trên chiến trường Ukraine". Tờ báo đối lập Cuba 14ymedio gần đây đã chạy tít "Ukraine cảnh báo về số lượng lớn người Cuba chiến đấu bên cạnh quân Nga". Petro Yatsenko, phát ngôn viên của cơ quan điều phối Ukraine về tù binh cho biết : "Chúng tôi thấy trong các bức ảnh và video có nhiều lính đánh thuê Cuba ở phía Nga".

Báo chí đối lập và mạng xã hội của đảo quốc cũng thường xuyên đưa tin về những người mẹ Cuba tìm kiếm tin tức của con trai đang trên mặt trận Ukraine. Người Cuba không cần xin visa nhập cảnh vào Nga, nơi từ nhiều năm qua họ vẫn đến mua hàng để về nước bán lại giá cao. Không có số liệu chính thức về kiều dân Cuba tại Nga, nhưng khoảng 5.000 người làm việc tại đây. Còn số lính đánh thuê được ước tính từ 500 đến 3.000 người.

Emilio, một thanh niên từ La Havana đến Moskva cuối năm 2022 với ý định kiếm đủ tiền sang Venezuela, từ đó vượt biên đến miền đất hứa Hoa Kỳ, giống như nhiều người Cuba khác. Anh kể lại với phóng viên Pháp là đã làm trong ngành xây dựng với một nhóm đồng hương ở ngoại ô Moskva, được trả 30 đô la một ngày, lãnh lương mỗi 15 ngày. Có người đến đề nghị gia nhập quân đội, Emilio từ chối và vội vàng quay về nước.

Bị lừa ra trận, không được trả lương

Nhưng một số thanh niên Cuba khác ngỡ rằng tìm được việc, nhưng đã bị lừa đưa ra chiến trường. Chẳng hạn Frank Dario Jarrosay Manfuga, giáo viên dạy nhạc trẻ tuổi ở Guantanamo, bị Ukraine bắt giữ hồi tháng 3, và một phần cuộc thẩm vấn được tờ báo Cuba El Toque công bố trên YouTube.

Anh cho biết đọc được trên Facebook rao vặt tuyển người làm việc thợ hồ, thợ ống nước tại Nga. Được đón tại sân bay, Frank nhận được tháng lương đầu tiên 250.000 rúp (2.545 euro) và tiền thưởng 100.000 rúp (1.019 euro). Hợp đồng bằng tiếng Nga nhanh chóng được yêu cầu ký tên, và sau đó Frank bị đưa ra mặt trận. Anh được phát "một khẩu Kalashnikov không có băng đạn", một áo giáp, nhưng không có nón sắt, và vài tuần sau bị bắt. "Chúng tôi cùng đi, ba người Nga và ba người Cuba, rồi bỗng bị oanh kích. Tôi còn lại một mình, liền chạy theo một người Ukraine vì ngỡ rằng đó là người Nga, và bị bắt".

Được biết nam giới Cuba đều bị buộc đi quân dịch hai năm. Trong một video khác đăng cuối tháng 4, một lính đánh thuê Cuba che mặt tố cáo : "Người Nga lừa chúng tôi, họ không trả lương. Nhiều người bạn của tôi đã chết trên chiến trường". Nếu những nhà lãnh đạo già nua ở Cuba vẫn ủng hộ Nga với tình cảm dành cho Liên Xô xưa kia, dân chúng không hề mơ đến mô hình Nga. Chủ tịch Miguel Diaz-Canel bác bỏ mọi sự can thiệp vào cuộc chiến tranh và lên án việc sử dụng lính đánh thuê. Một thái độ nhập nhằng, vì không có gì thoát khỏi sự giám sát của Seguridad del estado (an ninh), nhất là những ai ra nước ngoài chiến đấu.

Marseile đón ngọn lửa thiêng Thế vận bằng lễ hội hoành tráng

Le Figaro, tờ báo duy nhất không nghỉ lễ Thăng Thiên, hôm nay đưa tít trang nhất "Đuốc thiêng Thế vận hội đã cháy lên ở Marseille". Bắt đầu từ Hy Lạp hôm 16/04, ngọn lửa Thế vận trên chiếc tàu Belem đã đến thành phố cảng cổ kính của nước Pháp hôm qua, được mấy chục ngàn khán giả vui mừng đón tiếp. Lửa thiêng sẽ được tiếp sức đưa về Paris để khai mạc Thế vận hội. Phóng sự của Le Figaro mô tả đó là "Một ngày lễ hội đầy hân hoan", được tổ chức hoàn hảo. Từ sáng sớm, mấy chục ngàn người đã chờ đợi dọc theo những dãy hàng rào an ninh để quan sát sự kiện lịch sử.

Đến trưa, 50.000 người đã tập họp lại ở khu trung tâm để tham quan và dự nhiều hoạt động, từ thể thao, khiêu vũ cho đến nghe hòa nhạc, xem diễu hành, và hôm trước đó đã có cuộc trình diễn do drone thực hiện. Mục tiêu của thành phố là phục vụ miễn phí cho tất cả mọi lứa tuổi và mọi gu thưởng thức, với vô số hoạt động đa dạng trong suốt cả ngày. Trên 1.000 tình nguyện viên đã được huy động trong ngày hôm qua, thứ Tư. Gần 6.000 cảnh sát và hiến binh, 1.200 nhân viên an ninh và trên 600 lính cứu hỏa của Marseille và những nơi khác đã tham gia, khiến người dân cảm thấy an toàn.

Thêm vào đó, thời tiết hết sức đẹp khiến các nhà tổ chức thở phào nhẹ nhõm, dù đã chuẩn bị kế hoạch B trong trường hợp gió quá mạnh khiến chiếc tàu buồm Belem không vào được cảng. Khung cảnh huy hoàng với 1.000 chiếc tàu hộ tống, phi đội danh dự biểu diễn… là điều mà hai Thế vận hội trước đó ở Tokyo (mùa hè 2021) và Bắc Kinh (mùa đông 2022) không thể nào có được, do Covid nên diễn ra không có khán giả.

Thế vận hội Paris, sức sống mới trong một thế giới đầy hiểm nguy

Trong bài xã luận, Le Figaro nhận định trong một thế giới đầy hiểm nguy, hy vọng đây là một khoảng thời gian ngắn ngủi tốt đẹp. Ngày hôm qua được bắt đầu từ ngọn lửa nơi tưởng niệm người chiến sĩ vô danh dưới Khải Hoàn Môn ở Paris, và kết thúc với lửa thiêng thế vận đến Marseille - những biểu tượng của chiến thắng và hòa bình.

Sau ngày 08/05/1945, một thế giới mới đã sinh ra, giúp hòa giải với một bộ phận Châu Âu mà hôm nay kỷ niệm việc gia nhập Liên hiệp. Tiếc thay, không thể hy vọng gì hơn trong ngày 08/05/2024, ngọn lửa Châu Âu không tìm được người tiếp sức xứng tầm, hưu chiến thế vận không thể diễn ra. Trong một thế giới hiếm khi hỗn loạn và nguy hiểm như hiện nay, tiếng súng im sẽ là một phép lạ.

Thế vận hội mùa hè 2024 với quá trình rước đuốc từ Marseille đến Paris, và từ Paris đến Tahiti, nơi kết thúc Thế vận hội dành cho người khuyết tật (08/09), một nguồn sinh lực mới đã trỗi dậy. Nắng nóng, ô nhiễm, tin tặc, khủng bố, kẹt xe dữ dội, ngành giao thông và vệ sinh đình công, giá cả tăng vọt... những dự báo bi quan đều bị đánh bại. Ngọn lửa Olympic đã đến, những con xúc xắc đã được gieo, thành công tùy thuộc vào người Pháp. Như tướng De Gaulle đã nói «chính h đã làm nên nước Pháp".

Hungary, trụ cột của Bắc Kinh tại Trung Âu

Sau ba ngày thăm Pháp rồi ghé Serbia 24 tiếng đồng hồ, chủ tịch Trung Quốc đến Hungary hôm thứ Tư 08/05. Phái đoàn của ông Tập không thể đi thẳng sang bằng tàu cao tốc Beograd-Budapest, vì tuyến xe lửa này do Trung Quốc cho vay vốn và xây dựng bị trễ hạn, không thể hoàn thành trong ít nhất là một năm nữa. Đây là công trình quan trọng trong dự án "Con đường tơ lụa mới", giúp hàng Trung Quốc khi đến cảng Pirée được nhanh chóng đưa sang Trung Âu. Có 16 hợp đồng hợp tác, nhất là về năng lượng tái tạo, được ký trong chuyến thăm.

Quan hệ giữa Bắc Kinh và Budapest thân thiết đến nỗi công an Trung Quốc có thể tuần tra ở Hungary. Về mặt chính thức là để bảo đảm an ninh cho du khách từ Hoa lục, nhưng tờ báo độc lập 444 nghi ngờ nhằm giám sát cộng đồng Hoa kiều, và các công nhân Trung Quốc đang xây dựng các nhà máy tại đây. Mùa thu 2022, tổ chức phi chính phủ Safeguard Defenders tố cáo một mạng lưới đồn công an bí mật của Trung Quốc trên thế giới, trong đó có hai đồn ở Budapest. Những nhà máy bình điện mọc lên như nấm ở khắp Hungary, bị dân chúng địa phương phản đối. Quận trưởng quận 9 của thủ đô trước mắt tạm thành công trong việc chận lại dự án xây một khuôn viên rộng lớn, chi nhánh của đại học Phục Đán ở Thượng Hải.

Trừng phạt thứ cấp : "Vũ khí sát thương" của Mỹ dành cho Nga

Trên khía cạnh kinh tế, cấm vận của Hoa Kỳ khiến nhiều ngân hàng phải ngưng giao dịch với Nga. Từ khi Washington trừng phạt các ngân hàng nước ngoài có liên hệ với kỹ nghệ quốc phòng Nga, ngày càng có nhiều doanh nghiệp trở nên thận trọng hơn, ngay cả tại Trung Quốc. Nỗi sợ bị trừng phạt lan ra như bệnh dịch.

Tháng 2, ngân hàng chính của Trung Quốc đối với các nhà nhập khẩu Nga là Zhejiang Chouzhou Commercial Bank thông báo chặn tất cả những khoản thanh toán liên quan đến Nga, và sau đó nhiều ngân hàng khác cũng theo chân. Đến nay hơn phân nửa các định chế Trung Quốc đã cắt mọi quan hệ với xứ sở của Vladimir Putin. Gần đây nhất, một số lượng đông đảo các cơ sở tín dụng Thổ Nhĩ Kỳ đã đóng những tài khoản của các công ty Nga. Ngay cả Dubai, nơi tị nạn của các tài phiệt Nga, ngân hàng nhà nước đóng sập cửa trước các công dân và nhà buôn dầu lửa Nga.

Vì sao có sự thù địch bất ngờ này ? Đó là do một nghị định được ký vào tháng 12/2023, cho phép bộ Tài Chánh Mỹ trừng phạt tất cả các ngân hàng ngoại quốc đã tạo điều kiện cho các giao dịch liên quan đến kỹ nghệ vũ khí, ngay cả việc chi trả không thực hiện bằng đồng đô la. Quyết định này được áp dụng cho tất cả mọi người dù không có liên hệ với Hoa Kỳ. Đây là phương pháp trừng phạt thứ cấp nhắm vào tất cả tổ chức hay cá nhân làm ăn với những người trong danh sách đen của Mỹ.

Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan cảnh báo, "bất kỳ ai ủng hộ nỗ lực chiến tranh của Nga có nguy cơ bị mất kết nối với hệ thống tài chánh Mỹ". Chuyên gia Vincent Gaudel của LexisNexis Risk Solution nhận định "Đó là vũ khí sát thương". Không chỉ ngân hàng các nước mà mọi trung gian đều lo sợ. Tác động lên thương mại Nga đã bắt đầu trông thấy : trao đổi với Trung Quốc sụt giảm từ tháng Giêng, và với Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm 30 % trong quý I. Hiện nay, để nhận được tiền bán hàng từ Nga, các công ty Trung Quốc sử dụng hệ thống chuyển tiền lậu, một số bằng tiền ảo. Theo Reuters, phân nửa số giao dịch giữa Trung Quốc với Nga phải thông qua các trung gian.

Bài hát nổi tiếng của người biểu tình Hồng Kông bị cấm

Liên quan đến Hồng Kông, trang web La Croix cho biết tòa phúc thẩm đặc khu hôm 08/05 đã cấm bài hát "Glory to Hong Kong" (Nguyện vinh quang quy Hương Cảng), đã nối kết hàng triệu người biểu tình đòi dân chủ hồi năm 2019. Đây là bài hát đầu tiên bị cấm, kể từ khi đặc khu được Anh trao trả cho Trung Quốc.

Trong những tháng đầu tiên, người biểu tình sử dụng bài thánh ca "Hãy hát Alleluia mừng Thiên Chúa". Sau đó một ca khúc khác, "Nguyện vinh quang quy Hương Cảng" do một người vô danh viết để kêu gọi xuống đường, xuất hiện vào tháng 8/2019 đã trở thành bài "quốc ca" của phong trào phản kháng. Bài hát xúc động này được hát vang trên các đường phố và những trung tâm thương mại rộng mênh mông. 

"Vì tất cả giòng lệ trên trái đất

Hãy lắng nghe sự phẫn nộ trong tiếng khóc

Hãy đứng lên và cất tiếng, giọng nói của chúng ta vang vọng

Tự do sẽ soi sáng chúng ta".

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng việc cấm đoán là cần thiết để "bảo vệ an ninh quốc gia", còn luật sư đại diện chính quyền khẳng định bài hát vẫn đang được lưu truyền và "đặc biệt hiệu quả, gây ra nhiều xúc động" trong dân chúng. Một tia phản kháng nào vừa le lói đều bị chính quyền đặc khu 7,5 triệu dân dập tắt lập tức, viện dẫn luật an ninh quốc gia do Bắc Kinh áp đặt. Từ khi luật này có hiệu lực, trên 290 người Hồng Kông đã bị bắt, 174 người bị truy tố và 114 bị kết án, đa số là chính khách, nhà đấu tranh và nhà báo ủng hộ dân chủ. Ngược lại, những tập đoàn internet như Google đã từ chối yêu cầu của chính quyền là xóa bài hát trong danh sách tìm kiếm và nền tảng video.

Thụy My

Additional Info

  • Author Thụy My
Published in Quốc tế

Chiến tranh Ukraine : Nga giành "nhiều bước tiến quan trọng" ở miền đông

Thu Hằng, RFI, 09/05/2024

Nga liên tục đạt những bước tiến nhỏ trên chiến trường miền đông Ukraine và đang chiếm lợi thế. Hôm nay, 09/05/2024, Viện Nghiên cứu Chiến tranh cho biết Nga đã giành "nhiều tiến bộ chiến thuật đáng kể" ở tây bắc thành phố Avdiïvka trong thời gian gần đây và đang tiến dần về phía tây. Trong khi đó, Ukraine tiếp tục oanh kích các cơ sở năng lượng trên lãnh thổ Nga để đáp trả các vụ tấn công của đối phương.

uk1

Một góc của làng Ocheretyne, mục tiêu tấn công của quân Nga trong vùng Donetsk, miền đông Ukraine. Ảnh chụp từ drone ngày 04/05/2024. AP

Trên mạng X, Viện Nghiên cứu Chiến tranh, trụ sở tại Washington, Hoa Kỳ, đăng nhiều bản đồ vị trí của hai bên trên chiến trường miền đông, với "nhiều hình ảnh được định vị công bố ngày 08/05 cho thấy quân đội Nga gần đây đã tiến được khoảng 4 km ở phía bắc Otcheretyne" và tiếp tục các chiến dịch ở phía đông Chasiv Yar, theo hướng Siversk, đông bắc Bakhmut. Tuy nhiên, "chiến tuyến không thay đổi trong những khu vực này".

Chasiv Yar chỉ cách khoảng 30 km phía đông nam thành phố Kramatorsk, mắt xích quan trọng trong hệ thống đường sắt và hậu cần ở vùng Donetsk bên phía Ukraine kiểm soát.

Bên phía Nga, các tỉnh biên giới cũng hứng chịu các cuộc tấn công của Ukraine nhắm vào những cơ sở năng lượng nhằm làm giảm nguồn thu của Moskvaa và gây xáo trộn nguồn cung ứng cho chiến trường. Hôm nay, thống đốc vùng Krasnodar, miền nam Nga cho biết "nhiều bể chứa dầu đã bị hư hại" trong vụ tấn công bằng drone gây hỏa hoạn tại một nhà kho ở Iourovka. Thành phố Belgorod và vùng phụ cận cũng có 8 người bị thương sau vụ tấn công của Ukraine trong đêm 08-09/05. 

Trong bối cảnh chiến tranh còn kéo dài, nguồn lực bắt đầu cạn kiệt, ngày 08/05, Quốc Hội Ukraine đã thông qua một đạo luật cho phép huy động một số phạm nhân ra chiến trường, đổi lại là được giảm án. Luật này còn chờ được tổng thống Zelensky phê chuẩn và chỉ liên quan đến những phạm nhân còn phải thụ án chưa tới 3 năm.

Thu Hằng

*****************************

Dùng lợi nhuận từ tài sản Nga để hỗ trợ Ukraine : Liên Âu đạt "thỏa thuận về nguyên tắc"

Phan Minh, RFI, 09/05/2024

Các quốc gia thành viên Liên Hiệp Châu Âu (EU) hôm qua, 08/05/2024, đã đạt được một "thỏa thuận về nguyên tắc" trong việc sử dụng lợi nhuận từ những tài sản của Nga bị phong tỏa trong khối nhằm hỗ trợ quân sự cho Ukraine.

uk2

Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo (trái) và chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel trong một sự kiện tại trụ sở Liên Hiệp Châu Âu, Bruxelles, Bỉ, ngày 18/04/2024. AFP – Ludovic Marin

Từ Bruxelles, thông tín viên Jean-Jacques Héry tường thuật :

Liên Âu không trực tiếp động đến số tiền 210 tỷ euro tài sản Nga bị phong tỏa do các lệnh trừng phạt của Châu Âu, bởi điều này không đơn giản về mặt pháp luật, nhưng khối 27 nước sẽ sử dụng tiễn lãi từ số tiền khổng lồ này.

Theo kế hoạch do Ủy ban Châu Âu đề xuất vào tháng 3 vừa qua, biện pháp này sẽ mang lại từ 2,5 đến 3 tỷ euro mỗi năm, và số tiền này sau đó được cấp cho Kiev, thông qua các cơ chế tài chính khác nhau : 90% số tiền này sẽ được sử dụng để hỗ trợ quân sự và mua vũ khí cho Kiev, 10% còn lại sẽ dành cho việc tái thiết và phục hồi kinh tế Ukraine.

Cho đến nay, chỉ có Bỉ, quốc gia nắm giữ phần lớn tài sản bị phong tỏa của Nga, sử dụng tiền lãi do tài sản này mang lại. Chỉ riêng tổ chức quản lý tiền ký gửi quốc tế Euroclear, có trụ sở tại Bruxelles, nắm giữ từ 150 đến 200 tỷ euro tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga. Tài sản của Moskvaa bị phong tỏa ở Bỉ mang lại rất nhiều tiền. Bruxelles đánh thuế trên thu nhập từ số tiền này trong khuôn khổ thuế doanh nghiệp. Chính vì thế, thủ tướng Bỉ Alexander de Croo đã có thể hứa cấp 1,7 tỷ euro cho Kiev vào tháng 10 năm ngoái.

Kể từ bây giờ, biện pháp do Bỉ thực hiện sẽ được áp dụng với toàn Liên Âu ở tất cả các quốc gia thành viên đang nắm giữ tài sản của Nga. Thỏa thuận sẽ phải được 27 quốc gia thành viên chính thức thông qua. Biện pháp này sẽ tạo ra một công cụ hợp pháp mới để tài trợ cho Ukraine trong dài hạn, với gói viện trợ đầu tiên có thể được cấp ngay từ tháng 7 tới.

Phan Minh

Additional Info

  • Author Thu Hằng, Phan Minh
Published in Quốc tế

Nga tấn công ồ ạt vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine

Minh Phương, RFI, 28/04/2024

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 27/04/2024, cho biết các "cơ sở hạ tầng năng lượng, cơ sở vận chuyển điện và khí đốt" của nước này tiếp tục là mục tiêu oanh kích của các tên lửa Nga. Theo bộ trưởng Năng lượng Ukraine German Galushchenko, cuộc tấn công đã gây nhiều "thiệt hại" cho các cơ sở tại các tỉnh nằm sát biên giới Liên Hiệp Châu Âu và nằm cách tiền tuyến hàng trăm km.

uk01

Đám cháy ở vùng Ivano-Frankivsk, Ukraine sau các cuộc tấn công đêm qua, 27/04/2024, của Nga. AP

Từ Kiev, thông tín viên RFI Emmanuelle Chaze cho biết cụ thể tình hình :

"Nga tiếp tục phá hủy cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine. Cuộc không kích đêm qua của quân đội Nga cho thấy Ukraine vẫn chưa có đủ nguồn lực cần thiết để bảo vệ toàn bộ lãnh thổ. Trong số 34 tên lửa mà Nga phóng đi, Kiev chỉ chặn được 21 tên lửa, số còn lại đã phá hủy ít nhất 4 nhà máy nhiệt điện cũng như một bệnh viện tâm thần ở Kharkov, khiến 1 người chết và 14 người khác bị thương. Ngay sau đó, tổng thống Zelensky nhắc lại rằng quân đội Ukraine vẫn đang rất cần các hệ thống phòng không.

Về phần mình, theo một nguồn tin tình báo, Kiev đã phóng drone tầm xa tấn công hai nhà máy lọc dầu và một căn cứ không quân của Nga ở vùng Krasnodar. Theo một quan chức Nga, vụ tấn công đã gây ra hỏa hoạn và làm gián đoạn hoạt động ở ít nhất một nhà máy lọc dầu của nước này. Đối với Kiev, những cuộc tấn công này có ý nghĩa chiến lược vì chúng nhắm vào các mục tiêu quân sự hỗ trợ cho quân đội Nga".

Cũng trong ngày hôm qua, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine, Oleksandr Syrsky, thông báo rằng tình hình cuộc chiến đang rất "phức tạp" và "có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn". Trong khi đó, ngày hôm nay 28/04, quân đội Nga cho biết đã vô hiệu hóa 17 drone của Ukraine nhắm vào một số khu vực ở phía tây lãnh thổ Nga. Trước đó, Kiev đã hứa sẽ đưa cuộc giao tranh sang đất Nga để trả thù cho những vụ đánh bom của Matxcơva trên lãnh thổ Ukraine.

Minh Phương

*************************

Quân Nga gia tăng tấn công vào hệ thống đường sắt của Ukraine

Thanh Phương, RFI, 27/04/2024

Một quan chức an ninh cao cấp của Ukraine hôm qua, 26/04/2024, cho hãng tin AFP biết quân đội Nga đang gia tăng oanh kích vào hệ thống đường sắt của Ukraine nhằm "làm tê liệt" việc cung cấp vũ khí, nhất là vũ khí của phương Tây, cho lực lượng của Kiev.

uk1

Xe lửa bị phá hủy sau một cuộc tấn công bằng rocket của quân Nga tại vùng Kharkiv, Ukraine, ngày 28/09/2022. AP - Andrii Marienko

Từ Kiev, thông tín viên Stéphane Siohan tường trình :

"Quân đội Nga đã tiến hành các cuộc oanh tạc ồ ạt vào hệ thống đường sắt của Ukraine từ ngày 19/04, ném bom vào ga xe lửa Dnipro, một trong những ga lớn nhất của Ukraine, đầu mối của các tuyến đường sắt đi mọi hướng đến miền bắc, miền đông và miền nam của nước này. 

Đợt oanh kích này diễn ra một ngày trước khi Quốc hội Mỹ bỏ phiếu thông qua việc tái lập viện trợ quân sự và cung cấp vũ khí cho Kiev. Các thiết bị quân sự và đạn dược này đang chờ trên những đường ray, trong những toa tàu ở miền đông Ba Lan để được vận chuyển vào lãnh thổ Ukraine.

Cho nên trong tuần này quân Nga đã nhiều lần oanh kích vào hệ thống đường sắt Ukraine, đặc biệt là tại Balaklia và Izium, hai thành phố có tính chất chiến lược nằm giữa Kharkiv và Donbass.

Các thiệt hại nặng nề đến mức công ty đường sắt quốc gia Ukraine đã tạm ngưng các chuyến tàu đi qua Izium. 

Dĩ nhiên là chính quyền Kiev không nói rõ về các mục tiêu đang bị Nga oanh kích, cũng như về cách thức vận chuyển đạn dược ra chiến trường. 

Nhưng từ mùa xuân 2023, quân Nga đã từng tấn công vào các ga xe lửa và các tuyến đường sắt nhằm gây rối loạn việc chuẩn bị của phía Ukraine cho chiến dịch phản công. 

Cho nên, Kiev phải làm sao tổ chức hậu cần đường bộ và đường sắt một cách bí mật nhất để không để lộ thông tin cho kẻ địch". 

Trong đêm qua, quân Nga đã lại tấn công ồ ạt vào các cơ sở hạ tầng năng lượng tại ba vùng của Ukraine, theo thông báo của chính quyền Kiev hôm nay. 

Trong khi đó, tòa thị chính Kiev hôm qua thông báo khẩn cấp di tản hai bệnh viện ở thủ đô vì sợ quân Nga oanh kích vào các bệnh viện này.

Về phía Nga, Bộ Quốc phòng nước này khẳng định trong đêm qua đã bắn chặn 68 drone của Ukraine tại Krasnodar (miền nam) và tại vùng Crimée. 

Thanh Phương

Additional Info

  • Author Minh Phương, Thanh Phương
Published in Quốc tế

Viện trợ Mỹ không giúp Ukraine lật ngược thế cờ trên chiến trường với Nga

Thu Hằng, RFI, 26/04/2024

Ukraine thở phào khi Quốc hội Mỹ thông qua khoản viện trợ 61 tỉ đô la. Tuy nhiên, theo giới quan sát, dù được coi là "chiếc phao cứu sinh" nhưng khoản hỗ trợ đó không phải là "cây đũa thần" để Kiev giải quyết được mọi khó khăn trên chiến trường và sớm tiến hành chiến dịch phản công.

uk1

Quân nhân Hoa Kỳ kiểm tra các kiện hàng đạn 155 ly gửi sang Ukraine từ căn cứ Không quân Dover, Delaware (Hoa Kỳ) ngày 29/04/2022. AP - Alex Brandon

Bất đồng kéo dài tại Hạ Viện Hoa Kỳ đã khiến Ukraine phải trả giá đắt. Sáu tháng chờ đợi là khoảng thời gian Ukraine bị mất đất, mất quân trên chiến trường. Binh lính Ukraine phải "dè xẻn" từng viên đạn, chống chọi các đợt tấn công của Nga. Trong khi đó, Nga không ngừng oanh kích cơ sở hạ tầng năng lượng ở Ukraine, đặc biệt là ở thành phố Kharkiv sát biên giới và chiếm ưu thế tại một số địa phương ở miền đông. Ukraine phải lùi về thế thủ, xây dựng nhiều lớp hào để ngăn đà tiến.

Ukraine bị trả giá vì 6 tháng chờ đợi Quốc hội Mỹ

Chính cố vấn an ninh Nhà Trắng Jake Sullivan thừa nhận rằng dù có "khoản hỗ trợ lớn", Ukraine "cần thời gian để thoát khỏi hố sâu vì 6 tháng chờ đợi" và "có thể Nga tiến thêm trong những tuần tới". Chiến sự được cho là khắc nghiệt cho quân Ukraine từ nay đến giữa tháng 5 vào lúc Nga dường như đang chuẩn bị một cuộc tấn công mới, trên quy mô lớn.

Dù tổng thống Joe Biden khẳng định lấy vũ khí trong kho giao ngay cho Kiev, nhưng cần phải có thời gian để đưa được vũ khí ra chiến trường. Thậm chí, trước khi Quốc hội thông qua gọi viện trợ, chính phủ Mỹ đã bí mật giao cho Ukraine tên lửa ATACMS, có tầm bắn tới 300 km, giúp Ukraine tấn công nhiều công trình của Nga trên bán đảo Crimea bị Moskva sáp nhập năm 2014. Một trong những điều kiện của Washington là Kiev không được dùng tên lửa ATACMS tấn công lãnh thổ Nga.

Theo nhà nghiên cứu Garret Martin tại Đại học Washington, được AFP trích dẫn, gói viện trợ của Mỹ có thể khích lệ phần nào tinh thần của những người lính Ukraine trên mặt trận nhưng "cái giá chờ đợi là quá đắt". Viện nghiên cứu Đức Kiel Institute cũng có chung đánh giá khi cho rằng "khoản viện trợ rất lớn", gồm 27 tỉ đô la mua vũ khí, 10 tỉ viện trợ phi quân sự và 23 tỉ đô la còn lại để dành bổ sung số vũ khí được Mỹ trích trực tiếp từ kho. Tuy nhiên, số tiền này "không làm thay đổi sâu sắc cục diện chiến trường" bởi vì từ 6 tháng qua, Ukraine chỉ biết cầm cự.

Có viện trợ nhưng Ukraine thiếu lính

Thêm vào đó, "có một điều mà khoản viện trợ này không thể làm được đó là tình trạng thiếu binh sĩ", theo nhận định của ông Garret Martin. Hai năm chiến tranh đã khiến ít nhất vài chục nghìn người thiệt mạng, dù Ukraine không công bố số liệu chính xác. Tổng thống Zelensky đã phải sử dụng đến biện pháp ít được lòng dân là hạ tuổi làm nghĩa vụ quân sự, gần như ép buộc thanh niên Ukraine sống ở nước ngoài về nước chiến đấu và ngừng cấp hộ chiếu cho nam giới trong độ tuổi từ 18 đến 60.

Cố vấn an ninh Nhà Trắng Jake Sullivan tỏ ra tin tưởng rằng "Ukraine có thể và sẽ giành chiến thắng" dù "con đường trước mặt không dễ dàng gì". Thực vậy, từ giờ đến cuối năm 2024, những khoản viện trợ quân sự cho Ukraine mới chỉ đưa trở lại mức tương đương nửa đầu năm 2023, theo thẩm định được Viện Kiel công bố ngày 25/04. Liên Hiệp Châu Âu hứa hỗ trợ cho Kiev 50 tỉ euro nhưng trải dài thành nhiều giai đoạn trong vòng 4 năm.

Christoph Trebesh, điều hành nhóm nghiên cứu của Viện Kiel theo dõi hỗ trợ cho Kiev, cho rằng nếu Mỹ không thông qua những kế hoạch hỗ trợ mới vào cuối năm 2024 hoặc năm 2025, Ukraine có thể lại phải đối mặt với tình trạng thiếu hỗ trợ vào năm 2025, đặc biệt trong viễn cảnh ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng nếu thắng cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới.

Thu Hằng

****************************

M và đng minh ch trương giúp Ukraine tăng cường phòng th sau khi vin tr gián đon

Reuters, VOA, 26/04/2024

Hoa Kỳ hy vng vic chuyn giao vũ khí mi s giúp Ukraine xây dng li h thng phòng th và tái trang b cho lc lượng ca h khi nước này phc hi sau giai đon b gián đon v s h tr ca M, nhưng Washington không k vng Kyiv s tiến hành các hot đng tn công quy mô ln vào lc lượng Nga trong thi gian ti, Reuters dn li quan chc quc phòng M cho biết hôm 25/4.

uk2

Mt binh sĩ Ukraine vùng Mykolaiv.

Vào ngày 26/4, Hoa Kỳ s t chc mt cuc hp trc tuyến vi các bên cp vin tr quc tế cho Ukraine, vài ngày sau khi Quc hi M thông qua gói vin tr tr giá 61 t USD cho Ukraine. Chính quyn ca Tng thng M Joe Biden nhanh chóng tuyên b s pháo binh, phòng không và các khí tài khác tr giá 1 t USD s sm được chuyn đến tin tuyến Ukraine.

Mt quan chc M hôm 25/4 cho hay M có th công b sm nht vào ngày 26/4 v vic mua vũ khí mi tr giá 6 t USD cho Ukraine.

Các vũ khí này có th bao gm radar chng pháo, xe chiến thut, tên la đánh chn Patriot, máy bay không người lái, pháo binh, đn chính xác và h thng chng máy bay không người lái, quan chc không nêu tên nói trên cho biết, vn theo Reuters.

Các nhà phân tích quân s cho rng đt chuyn giao vũ khí mi này có th ci thin cơ hi ca Kyiv trong vic ngăn chn mt bước đt phá ln ca Nga min đông, thi đim mi được hơn hai năm k t khi bt đu cuc xâm lược toàn din ca Moscow.

Quan chc quc phòng M không nêu tên nói rng mc tiêu là giúp Ukraine có th "ly li thế ch đng".

"Tôi s không d báo s có bt k cuc tn công quy mô ln nào trong thi gian ti", quan chc này nói, đng thi bày t s lc quan rng Kyiv s có th bt đu áp dng p lc ln hơn đáng k" đi vi các lc lượng ca Nga, k c Crimea do Nga chiếm đóng.

Moscow đã có li thế trên chiến trường k t khi chiếm được th trn đã có giao tranh kéo dài là Avdiivka khu vc Donbas thuc min đông vào tháng 2, và lc lượng ca nước này đang tiến quân dn dn bng cách s dng s lượng quân và đn pháo ln hơn.

Hin Nga đang tn công th trn Chasiv Yar, nm trên vùng đt cao mà nếu chiếm được s đưa Moscow đến gn hơn ti Kostiantynivka, Kramatorsk và Sloviansk, là các thành ph còn li do Kyiv nm gi vùng Donbas.

Các quan chc M trong nhiu tháng qua nói rng vin tr mi ca M là rt quan trng, ngay c khi Ukraine có th mt thi gian đ ly li đng lc.

Nguồn : VOA, 26/04/2024

***********************

Drone Nga đe dọa chiến xa Abrams mà Mỹ cung cấp cho Ukraine

Thanh Hà, RFI, 26/04/2024

Theo nhiều nguồn tin quân sự Mỹ được hãng tin AP ngày 26/04/2024 trích dẫn, Ukraine tạm ngừng huy động loại xe tăng "đắt tiền" Abrams M1A1 ra mặt trận, đề phòng trước các đợt Nga dồn dập tấn công bằng drone.

uk3

Một chiếc xe tăng M1A2 Abrams của quân đội Hoa Kỳ được chụp tại cảng Baltic Container Terminal ở Gdynia, Ba Lan, ngày 03/12/2022. © Mateusz Slodkowski / AFP via Getty Images

Hãng tin Mỹ nhắc lại từ tháng 1/2023 Hoa Kỳ đã đồng ý gửi 31 chiến xa Abrams cho UK, trị giá mỗi chiếc khoảng 10 triệu đô la. Loại chiến xa đời mới này của Mỹ được cho là có khả năng chọc thủng các chiến tuyến của quân Nga. Nhưng theo các giới chức quân sự, bối cảnh chiến tranh từ đó đến nay đã có nhiều thay đổi. Chủ yếu là do Nga huy động drone quan sát phát hiện xe tăng của Mỹ. Nga cũng sử dụng nhiều hơn các loại drone tự sát để nhắm trúng mục tiêu. Phía Ukraine khó để bảo đảm an toàn cho các loại chiến xa đắt tiền của Mỹ. Theo thống kê của AP đến nay 5 trong số 31 chiếc Abrams quân đội Ukraine sử dụng đã bị hư hại sau nhiều đợt tấn công của Nga. 

Nhiều nguồn tin quân sự của Hoa Kỳ đã cho biết những thông tin nói trên trong khuôn khổ một trao đổi với các đối tác Ukraine trước thềm cuộc họp của Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine dự trù diễn ra vào ngày hôm nay 26/04/2024 tại Berlin. Phó chủ tịch Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ, đô đôc Christopher Grady xác nhận, chiến xa của Mỹ tạm thời được rút ra khỏi các chiến tuyến, và công nhận drone là một mối đe dọa đối với loại chiến xa này.

Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine quy tụ khoảng 50 quốc gia, hoạt động từ 2 năm nay và hàng tháng vẫn họp lại để thẩm định về tình hình trên trận địa, về nhu cầu của Ukraine về đạn dược, trang thiết bị quân sự … trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền trước các lực lượng quân sự Nga.

Sau quyết định cung cấp tên lửa tầm xa ATACMS với tầm bắn 300 km cho Kiev chính quyền Biden kỳ vọng Đức sẽ không còn do dự để cung cấp cho Ukraine tên lửa Taurus. Anh và Pháp đã trang bị tên lửa Storm Shadow và Scalp với tầm bắn 250 km cho quân đội Ukraine. Riêng Berlin thận trọng. Cho đến tận ngày 25/04/2024 chính phủ Đức vẫn muốn tránh để "chiến tranh leo thang" với loại vũ khí có tầm bắn đến 500 km.

Tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương, Jens Stoltenberg trên đường đến dự cuộc họp của Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine lên án Trung Quốc yểm trợ Nga về công nghệ chế tạo vũ khí, đồng thời ông cho rằng nếu phương Tây giữ lời hứa cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine, "vẫn chưa quá trễ để Kiev giành được chiến thắng" trong cuộc đối đầu với nước Nga.

Thanh Hà

Additional Info

  • Author Thu Hằng, Thanh Hà, RFI, Reuters
Published in Quốc tế

Một sự kiện ngoại giao bí mật, tuy chỉ tồn tại ngắn ngủi, nhưng chứa đựng bài học cho các cuộc đàm phán trong tương lai.

damphan1

Các nhà đàm phán Nga và Ukraine gặp nhau qua hội nghị truyền hình vào tháng 3/2022 - Ảnh đăng lên Telegram ngày 14/3/2022 của Vladimir Medinsky / Minh họa của Bộ Ngoại giao

Rạng sáng ngày 24/02/2022, không quân Nga đồng loạt tấn công các mục tiêu trên khắp Ukraine. Cùng lúc đó, bộ binh và thiết giáp của Moscow từ phía bắc, phía đông, và phía nam tràn vào Ukraine. Trong những ngày tiếp theo, quân Nga đã cố gắng bao vây Kyiv.

Đó là những ngày và những tuần đầu tiên của cuộc xâm lược vốn dĩ có thể dẫn đến việc Ukraine bị Nga đánh bại và khuất phục. Khi nhìn lại, thật kỳ diệu là điều đó đã không xảy ra.

Chúng ta đã tương đối hiểu những diễn biến sau đó trên chiến trường. Nhưng điều ít được biết đến hơn là hoạt động ngoại giao diễn ra cùng lúc đó, với sự tham gia của Moscow, Kyiv, và một loạt các chủ thể khác – một hoạt động lẽ ra đã dẫn đến một thỏa thuận chỉ vài tuần sau khi chiến tranh bắt đầu.

Cuối tháng 3/2022, một loạt các cuộc gặp trực tiếp ở Belarus và Thổ Nhĩ Kỳ cũng như các cuộc họp trực tuyến khác đã tạo ra cái gọi là Thông cáo Istanbul, trong đó vạch ra khuôn khổ cho một thỏa thuận kết thúc cuộc chiến ở Ukraine. Các nhà đàm phán Ukraine và Nga sau đó bắt đầu soạn thảo văn bản của một hiệp ước, đạt được tiến bộ đáng kể nhằm hướng tới một thỏa thuận. Tuy nhiên, đến tháng 5, đàm phán bất ngờ kết thúc. Chiến tranh vẫn tiếp tục, và theo đó cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người ở cả hai bên chiến tuyến.

Chuyện gì đã xảy ra ? Các bên đã tiến gần đến hồi kết của chiến tranh đến mức nào ? Và tại sao họ không bao giờ hoàn tất một thỏa thuận ?

Để làm sáng tỏ giai đoạn quan trọng nhưng thường bị bỏ qua này, chúng tôi đã xem xét các dự thảo thỏa thuận được trao đổi giữa hai bên, một số chi tiết trong đó chưa từng được công bố trước đây. Chúng tôi cũng đã phỏng vấn một số nhân vật tham gia các cuộc đàm phán, cũng như các quan chức phục vụ tại các chính phủ chủ chốt của phương Tây vào thời điểm đó, những người mà chúng tôi xin phép giấu tên để thảo luận về các vấn đề nhạy cảm. Chúng tôi còn xem xét nhiều cuộc phỏng vấn được thực hiện gần đây hơn, có chứa các tuyên bố của các quan chức Ukraine và Nga đang phục vụ tại thời điểm diễn ra cuộc đàm phán. Hầu hết những nội dung này đều có trên YouTube, nhưng không phải bằng tiếng Anh, và do đó không được biết đến rộng rãi ở phương Tây. Cuối cùng, chúng tôi đã xem xét kỹ lưỡng dòng thời gian của các sự kiện kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược cho đến cuối tháng 5, khi đàm phán đổ vỡ. Khi ghép tất cả những mảnh này lại với nhau, những điều chúng tôi tìm thấy thật đáng ngạc nhiên, và có thể có ý nghĩa quan trọng đối với những nỗ lực ngoại giao trong tương lai nhằm chấm dứt chiến tranh.

Một số nhà quan sát và quan chức (trong đó nổi bật nhất là Tổng thống Nga Vladimir Putin) tuyên bố rằng đã có một thỏa thuận được đặt lên bàn đàm phán để có thể kết thúc chiến tranh, nhưng người Ukraine đã từ bỏ nó do sự kết hợp giữa áp lực từ các nhà bảo trợ phương Tây và những giả định ngạo mạn của chính Kyiv về sự yếu kém của quân đội Nga. Những người khác đã bác bỏ hoàn toàn tầm quan trọng của cuộc đàm phán, cho rằng các bên chỉ đang đàm phán cho có lệ và cố gắng câu giờ để sắp xếp lại thế trận, hoặc rằng các dự thảo thỏa thuận là không nghiêm túc.

Dù những cách giải thích đó chứa đựng một phần sự thật, nhưng chúng lại che khuất nhiều hơn là làm sáng tỏ vấn đề. Không có một bằng chứng rõ ràng nào, nên câu chuyện này thách thức những lời giải thích đơn giản. Hơn nữa, những giải thích nhân quả giản đơn như vậy đã bỏ qua một thực tế mà khi nhìn lại có thể được cho là điều phi thường : ngay giữa cuộc xâm lược chưa từng có của Moscow, người Nga và người Ukraine gần như đã hoàn tất một thỏa thuận có thể chấm dứt chiến tranh, và cung cấp cho Ukraine những đảm bảo an ninh đa phương, mở đường hướng tới trạng thái trung lập vĩnh viễn, và cuối cùng là tư cách thành viên EU.

Tuy nhiên, thỏa thuận cuối cùng vẫn khó đạt được vì một số lý do. Các đối tác phương Tây của Kyiv không muốn bị lôi kéo vào cuộc đàm phán với Nga, nhất là một cuộc đàm phán có thể tạo ra những cam kết mới buộc họ phải đảm bảo an ninh cho Ukraine. Dư luận ở Ukraine cũng trở nên căng thẳng hơn sau khi những tội ác của Nga tại Irpin và Bucha bị phát hiện. Và sau khi Nga thất bại trong việc bao vây Kyiv, Tổng thống Volodymyr Zelensky lại càng tự tin rằng, với sự hỗ trợ đầy đủ của phương Tây, ông có thể giành chiến thắng trên chiến trường. Sau cùng, dù nỗ lực của các bên nhằm giải quyết các tranh chấp kéo dài về cấu trúc an ninh đã mang lại triển vọng về một giải pháp lâu dài cho chiến tranh và ổn định khu vực, nhưng họ đã đặt mục tiêu quá cao và quá sớm. Họ đã cố gắng đạt được một giải pháp toàn diện ngay cả khi lệnh ngừng bắn cơ bản vẫn còn nằm ngoài tầm với.

Ngày nay, khi triển vọng đàm phán trở nên mờ mịt và quan hệ giữa các bên gần như không còn tồn tại, câu chuyện về cuộc đàm phán mùa xuân năm 2022 dường như chỉ gây xao nhãng mà không mang lại những hiểu biết có thể áp dụng trực tiếp vào hoàn cảnh hiện tại. Tuy nhiên, Putin và Zelensky từng khiến mọi người ngạc nhiên khi sẵn sàng xem xét những nhượng bộ sâu rộng để chấm dứt chiến tranh. Họ có thể sẽ làm mọi người ngạc nhiên một lần nữa trong tương lai.

Trấn an hay đảm bảo ?

Nga muốn đạt được điều gì khi xâm lược Ukraine ? Vào ngày 24/02/2022, Putin đã có một bài phát biểu trong đó ông biện minh cho cuộc xâm lược của mình bằng cách đề cập đến mục tiêu mơ hồ là "phi phát xít hóa" Ukraine. Cách giải thích hợp lý nhất cho cụm từ "phi phát xít hóa" là Putin muốn tìm cách lật đổ chính phủ ở Kyiv, có thể giết hoặc bắt giam Zelensky trong quá trình đó.

Tuy nhiên, vài ngày sau khi cuộc xâm lược nổ ra, Moscow lại bắt đầu thăm dò để tìm cơ sở cho một sự thỏa hiệp. Cuộc chiến mà Putin mong đợi là một cuộc chiến dễ dàng hoá ra lại khó hơn tưởng tượng, và việc sẵn sàng thỏa hiệp từ sớm cho thấy ông dường như đã từ bỏ ý tưởng lật đổ chế độ. Zelensky, như ông từng làm trước chiến tranh, đã bày tỏ sự quan tâm đến một cuộc gặp cá nhân với Putin. Dù từ chối nói chuyện trực tiếp với Zelensky, nhưng Putin đã chỉ định một nhóm đàm phán, và Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã đóng vai trò hòa giải.

Đàm phán bắt đầu vào ngày 28/02 tại một trong những khu dinh thự rộng rãi của Lukashenko gần làng Liaskavichy, cách biên giới Belarus-Ukraine khoảng 48 km. Phái đoàn Ukraine được dẫn đầu bởi Davyd Arakhamia, lãnh đạo tại quốc hội của đảng chính trị của Zelensky, và cũng bao gồm cả Bộ trưởng Quốc phòng Oleksii Reznikov, cố vấn tổng thống Mykhailo Podolyak, cùng nhiều quan chức cấp cao khác. Trong khi đó, Vladimir Medinsky, cố vấn cấp cao của Tổng thống Nga, người trước đây từng giữ chức Bộ trưởng Văn hóa, đã dẫn đầu phái đoàn Nga, đi cùng các thứ trưởng quốc phòng và ngoại giao, và một số nhân vật khác.

Tại cuộc gặp đầu tiên, phía Nga đã đưa ra một loạt điều kiện khắc nghiệt, đòi hỏi Ukraine phải đầu hàng. Đề xuất đã không được chấp nhận. Nhưng khi tình thế của Moscow trên chiến trường tiếp tục xấu đi, vị thế của nước này trên bàn đàm phán cũng dần suy giảm. Vì vậy, vào ngày 03 và ngày 07/03, các bên đã tổ chức vòng đàm phán thứ hai và thứ ba, lần này là ở Kamyanyuki, Belarus, ngay bên kia biên giới với Ba Lan. Phái đoàn Ukraine đã đưa ra yêu cầu của riêng họ : ngừng bắn ngay lập tức và thiết lập các hành lang nhân đạo cho phép dân thường rời khỏi vùng chiến sự một cách an toàn. Chính trong vòng đàm phán thứ ba này, Nga và Ukraine đã lần đầu tiên xem xét các dự thảo. Theo Medinsky, đây là bản dự thảo của Nga được phái đoàn của ông mang từ Moscow đến, và nó phản ánh sự kiên quyết của Moscow về tình trạng trung lập của Ukraine.

Vào lúc đó, các cuộc họp trực tiếp đã bị tạm dừng trong gần ba tuần, dù các phái đoàn vẫn tiếp tục gặp nhau qua Zoom. Trong những cuộc trao đổi này, phía Ukraine bắt đầu tập trung vào vấn đề sẽ trở thành trọng tâm trong tầm nhìn của họ về kết cục của cuộc chiến : những đảm bảo an ninh sẽ buộc các quốc gia khác phải đến bảo vệ Ukraine nếu Nga tấn công một lần nữa trong tương lai. Vẫn chưa rõ thời điểm mà Kyiv lần đầu tiên nêu ra vấn đề này trong các cuộc thảo luận với Nga hay các nước phương Tây. Nhưng vào ngày 10/03, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba – khi đó đang ở Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ, chuẩn bị cuộc gặp với người đồng cấp Nga, Sergey Lavrov – đã nói về một "giải pháp bền vững, có hệ thống" cho Ukraine, đồng thời nói thêm rằng Ukraine "sẵn sàng thảo luận" về những đảm bảo mà họ hy vọng sẽ nhận được từ các quốc gia thành viên NATO và từ Nga.

damphan2

Podolyak và Đại sứ Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ Vasyl Bodnar sau cuộc gặp với phái đoàn Nga, Istanbul, tháng 3/2022. © Kemal Aslan / Reuters

Điều mà Kuleba dường như đã nghĩ đến là một đảm bảo an ninh đa phương (multilateral security guarantee), một thỏa thuận trong đó các cường quốc đối thủ cam kết đảm bảo an ninh cho một nước thứ ba, thường với điều kiện là nước này sẽ không liên kết với bất kỳ bên nào. Những thỏa thuận như vậy gần như không còn được ưa chuộng sau Chiến tranh Lạnh. Trong khi các liên minh như NATO thường nhằm duy trì phòng thủ tập thể chống lại kẻ thù chung, thì các đảm bảo an ninh đa phương lại được thiết kế để ngăn chặn xung đột giữa các bên về sự liên kết của quốc gia được đảm bảo, và nói rộng hơn, là để đảm bảo an ninh của quốc gia đó.

Ukraine đã có một trải nghiệm cay đắng với phiên bản ít bền vững hơn của loại thỏa thuận này : một sự trấn an an ninh đa phương (multilateral security assurance), vốn khác với một sự đảm bảo. Năm 1994, nước này đã ký vào cái gọi là Bản ghi nhớ Budapest, quyết định tham gia Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí Hạt nhân với tư cách là một quốc gia không có vũ khí hạt nhân, và đồng ý từ bỏ kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba thế giới khi đó. Đổi lại, Nga, Anh và Mỹ hứa sẽ không tấn công Ukraine. Tuy nhiên, trái ngược với quan niệm sai lầm phổ biến, trong trường hợp Ukraine bị xâm lược, Bản ghi nhớ Budapest chỉ yêu cầu các bên ký kết triệu tập một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, chứ không phải đưa quân đến bảo vệ Ukraine.

Cuộc xâm lược toàn diện của Nga – và thực tế tàn nhẫn rằng Ukraine đang tự mình chiến đấu trong một cuộc chiến sinh tồn – đã thúc đẩy Kyiv vừa tìm cách chấm dứt hành vi xâm lược, vừa đảm bảo điều đó không bao giờ xảy ra nữa. Vào ngày 14/03, ngay khi hai phái đoàn đang gặp nhau qua Zoom, Zelensky đã cho đăng một thông báo trên kênh Telegram của mình, kêu gọi thực hiện "những đảm bảo an ninh bình thường, hiệu quả, khác với những đảm bảo ở Budapest". Trong một cuộc phỏng vấn với các nhà báo Ukraine hai ngày sau đó, cố vấn của Zelensky, Podolyak giải thích rằng : điều Kyiv tìm kiếm là "sự đảm bảo an ninh tuyệt đối" vốn đòi hỏi "các bên ký kết… không đứng bên lề trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công vào Ukraine, như những gì đang xảy ra. Thay vào đó, họ [sẽ] tham gia tích cực vào việc bảo vệ Ukraine trong một cuộc xung đột".

Việc Ukraine yêu cầu không bị bỏ mặc để họ tự bảo vệ mình một lần nữa là hoàn toàn dễ hiểu. Kyiv muốn (và vẫn muốn) có một cơ chế đáng tin cậy hơn là chỉ dựa vào thiện chí của Nga để bảo vệ an ninh của Ukraine trong tương lai. Nhưng để đạt được một đảm bảo an ninh là điều rất khó. Naftali Bennett là Thủ tướng Israel vào thời điểm đàm phán Ukraine-Nga diễn ra và đã tích cực làm trung gian hòa giải giữa hai bên. Trong cuộc phỏng vấn với nhà báo Hanoch Daum được đăng trực tuyến vào tháng 2/2023, ông kể lại rằng mình đã cố gắng khuyên Zelensky đừng mắc kẹt trong câu hỏi đảm bảo an ninh. "Có một câu chuyện cười về một anh chàng đang cố bán Cầu Brooklyn cho một người qua đường", Bennett giải thích. "Tôi nói : ‘Mỹ sẽ đảm bảo cho các vị hay sao ? Họ sẽ cam kết rằng trong vài năm nữa nếu Nga tái phạm thì họ sẽ cử binh lính đến à ? Ngay cả khi chính họ đã rời khỏi Afghanistan ?’ Tôi nói tiếp, ‘Volodymyr, điều đó sẽ không xảy ra đâu.’"

Để trình bày lại theo cách dễ hiểu hơn : nếu Mỹ và các đồng minh của họ không sẵn lòng cung cấp cho Ukraine những đảm bảo an ninh như vậy (chẳng hạn như dưới hình thức thành viên NATO) ngay từ trước chiến tranh, thì tại sao họ lại làm thế sau khi Nga đã thể hiện họ sẵn sàng tấn công Ukraine ? Các nhà đàm phán Ukraine đã đưa ra câu trả lời cho câu hỏi này, nhưng sau cùng vẫn không thể thuyết phục được các đồng nghiệp phương Tây vốn lo ngại rủi ro. Quan điểm của Kyiv là, như được ngụ ý trong khái niệm đảm bảo, Nga cũng sẽ là một bên đảm bảo, điều đó có nghĩa là Moscow về cơ bản đã đồng ý rằng các bên đảm bảo khác sẽ có nghĩa vụ can thiệp nếu họ tấn công lần nữa. Nói cách khác, nếu Moscow chấp nhận rằng bất kỳ hành động gây hấn nào trong tương lai chống lại Ukraine cũng đồng nghĩa với một cuộc chiến giữa Nga và Mỹ, thì Moscow sẽ ít có xu hướng tấn công Ukraine một lần nữa bởi nó tương tự như khi nước này tấn công một đồng minh NATO.

Bước đột phá

Xuyên suốt tháng 3, giao tranh ác liệt tiếp tục diễn ra trên mọi mặt trận. Nga cố gắng chiếm Chernihiv, Kharkiv, và Sumy nhưng thất bại thảm hại, dù cả ba thành phố đều bị thiệt hại nghiêm trọng. Đến giữa tháng 3, cuộc tiến công của quân đội Nga về phía Kyiv đã bị đình trệ và họ cũng phải chịu thương vong nặng nề. Hai phái đoàn tiếp tục hội đàm qua cầu truyền hình nhưng sau đó đã quay trở lại gặp mặt trực tiếp vào ngày 29/03, lần này là tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.

Ở đó, họ dường như đã đạt được một bước đột phá. Sau cuộc gặp, hai bên tuyên bố đã đồng ý ra thông cáo chung. Các điều khoản đã được mô tả trong thông cáo báo chí của hai bên ở Istanbul. Nhưng chúng tôi đã thu thập được bản sao toàn văn của dự thảo thông cáo, có tựa đề "Những điều khoản chính của Hiệp ước về Đảm bảo An ninh của Ukraine". Theo những người tham gia đàm phán được chúng tôi phỏng vấn, thông cáo phần lớn được soạn bởi phía Ukraine, trong khi Nga tạm thời chấp nhận ý tưởng sử dụng nó làm khuôn khổ cho một hiệp ước.

Hiệp ước được hình dung trong thông cáo sẽ tuyên bố Ukraine là một quốc gia phi hạt nhân và trung lập vĩnh viễn. Ukraine sẽ từ bỏ mọi ý định tham gia các liên minh quân sự, hoặc cho phép các căn cứ quân sự hoặc quân đội nước ngoài hiện diện trên đất của mình. Thông cáo liệt kê những chủ thể có thể trở thành bên đảm bảo là các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (gồm cả Nga) cùng với Canada, Đức, Israel, Ý, Ba Lan, và Thổ Nhĩ Kỳ.

Thông cáo cũng nói rằng nếu Ukraine bị tấn công và yêu cầu hỗ trợ, tất cả các bên đảm bảo đều có nghĩa vụ, sau khi đã tham khảo ý kiến với Ukraine và với nhau, để cung cấp hỗ trợ cho Ukraine nhằm khôi phục an ninh. Đáng chú ý, những nghĩa vụ này được nêu ra với mức độ chính xác cao hơn nhiều so với Điều 5 của NATO : áp đặt vùng cấm bay, cung cấp vũ khí, hoặc can thiệp trực tiếp bằng lực lượng quân sự của chính quốc gia đảm bảo.

Dù Ukraine sẽ trung lập vĩnh viễn theo khuôn khổ được đề xuất, con đường trở thành thành viên EU của Kyiv vẫn được để ngỏ và các bên đảm bảo (gồm cả Nga) sẽ "xác nhận rõ ràng ý định của họ là tạo điều kiện thuận lợi cho Ukraine trở thành thành viên EU". Điều này không có gì là bất thường : hồi năm 2013, Putin từng gây áp lực mạnh mẽ lên Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych, yêu cầu rút lui khỏi một thỏa thuận liên kết đơn thuần với EU. Giờ đây, Nga đã đồng ý "tạo điều kiện thuận lợi" cho Ukraine gia nhập đầy đủ vào EU.

Dù lợi ích của Ukraine trong việc có được những đảm bảo an ninh này là rõ ràng, nhưng vẫn chưa rõ tại sao Nga lại đồng ý với bất kỳ điều khoản nào trong số này. Chỉ vài tuần trước đó, Putin đã cố gắng chiếm thủ đô Ukraine, lật đổ chính phủ nước này, và áp đặt một chế độ bù nhìn. Thật khó tin khi ông ấy đột nhiên chấp nhận rằng Ukraine – quốc gia đang thù địch với Nga hơn bao giờ hết, vì chính những hành động của Putin – sẽ trở thành thành viên của EU và được Mỹ đảm bảo độc lập và an ninh (cùng nhiều thứ khác). Nhưng bản thông cáo cho thấy đó chính xác là điều mà Putin sẵn sàng chấp nhận.

Chúng ta chỉ có thể phỏng đoán lý do tại sao. Cuộc tấn công chớp nhoáng của Putin đã thất bại ; điều đó đã rõ vào đầu tháng 3. Có lẽ khi đó ông đã sẵn sàng chấp nhận từ bỏ nếu được đáp ứng yêu cầu lâu dài nhất của mình : rằng Ukraine sẽ từ bỏ nguyện vọng gia nhập NATO và không bao giờ tiếp nhận lực lượng NATO trên lãnh thổ của mình. Nếu ông không thể kiểm soát toàn bộ đất nước Ukraine, chí ít ông cũng có thể đảm bảo những lợi ích an ninh cơ bản nhất của mình, ngăn chặn tình trạng chảy máu của nền kinh tế Nga, và khôi phục danh tiếng quốc tế của đất nước.

Thông cáo cũng bao gồm một điều khoản khác gây ấn tượng mạnh khi nhìn lại : nó kêu gọi hai bên tìm cách giải quyết tranh chấp ở Crimea một cách hòa bình trong vòng 10 đến 15 năm tới. Kể từ khi Nga sáp nhập bán đảo vào năm 2014, Moscow chưa bao giờ đồng ý thảo luận về tình trạng của nó, nói rằng nó chỉ là một khu vực thuộc về Nga giống như bao khu vực khác. Bằng cách đề nghị đàm phán về tình trạng của Crimea, Điện Kremlin đã ngầm thừa nhận rằng thực tế không phải như vậy.

Vừa đánh vừa đàm

Trong nhận xét mà ông đưa ra vào ngày 29/03, ngay sau khi kết thúc đàm phán, Medinsky, trưởng phái đoàn Nga, rõ ràng đã rất lạc quan. Ông giải thích rằng các cuộc thảo luận xoay quanh hiệp ước về tính trung lập của Ukraine đang bước vào giai đoạn thực tế, và rằng – bất chấp những điều khoản phức tạp do hiệp ước có nhiều bên đảm bảo tiềm năng – Putin và Zelensky có lẽ sẽ ký nó tại một hội nghị thượng đỉnh trong tương lai gần.

Ngày hôm sau, ông nói với các phóng viên, "Hôm qua, phía Ukraine, lần đầu tiên đã thể hiện rõ bằng văn bản sự sẵn sàng thực hiện một loạt các điều kiện quan trọng nhất để xây dựng mối quan hệ láng giềng tốt đẹp và bình thường trong tương lai với Nga". Ông nói tiếp, "Họ đã trình bày cho chúng tôi những nguyên tắc về một thỏa thuận tiềm năng trong tương lai, được ghi rõ bằng văn bản".

Cùng lúc đó, Nga đã từ bỏ nỗ lực chiếm Kyiv và đang rút lực lượng khỏi mặt trận phía bắc. Alexander Fomin, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga, đã công bố quyết định này tại Istanbul vào ngày 29/3, gọi đây là nỗ lực "xây dựng lòng tin lẫn nhau". Trên thực tế, rút quân là điều bắt buộc phải làm. Người Nga đã đánh giá quá cao khả năng của mình và đánh giá quá thấp sự phản kháng của Ukraine, và giờ đây, họ đang biến thất bại quân sự thành một động thái ngoại giao để tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán hòa bình.

Việc rút quân đã gây ra những hậu quả sâu rộng. Nó củng cố quyết tâm của Zelensky, loại bỏ mối đe dọa trước mắt đối với chính phủ của ông, và chứng minh rằng quân đội được ca ngợi của Putin thực sự có thể bị đẩy lùi, nếu không muốn nói là bị đánh bại, trên chiến trường. Nó cũng cho phép phương Tây hỗ trợ quân sự quy mô lớn cho Ukraine, bằng cách giải phóng các tuyến đường dẫn đến Kyiv. Cuối cùng, cuộc rút lui đã khiến người ta phát hiện ra bí mật khủng khiếp về những hành động tàn bạo mà lính Nga đã thực hiện ở các vùng ngoại ô Kyiv là Bucha và Irpin, nơi họ đã hãm hiếp, tra tấn, và sát hại thường dân.

Các báo cáo từ Bucha bắt đầu nổi lên khoảng đầu tháng 4. Vào ngày 04/04, Zelensky đã đến thăm thị trấn. Ngày hôm sau, ông nói chuyện qua video với Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và cáo buộc Nga gây ra tội ác chiến tranh ở Bucha, so sánh lực lượng của Nga với nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (còn được gọi là ISIS). Zelensky sau đó đã kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc trục xuất Nga, vốn là thành viên thường trực.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý là hai bên vẫn tiếp tục làm việc suốt ngày đêm để soạn thảo một hiệp ước mà Putin và Zelensky dự kiến sẽ ký trong một hội nghị thượng đỉnh được tổ chức trong tương lai không xa.

Hai bên đã tích cực trao đổi các bản dự thảo với nhau và dường như cũng bắt đầu chia sẻ chúng với các bên khác. (Trong cuộc phỏng vấn vào tháng 2/2023, Bennett cho biết đã nhìn thấy 17 hoặc 18 bản thảo đàm phán của thỏa thuận ; Lukashenko cũng cho biết đã nhìn thấy ít nhất một phiên bản.) Chúng tôi đã xem xét kỹ lưỡng hai trong số các bản dự thảo này, một bản đề ngày 12/04 và một bản khác đề ngày 15/04, mà những người tham gia đàm phán cho chúng tôi biết là bản cuối cùng được trao đổi giữa các bên. Phần lớn nội dung giống nhau, nhưng vẫn có những khác biệt quan trọng – và cả hai bản đều cho thấy rằng thông cáo chung chưa giải quyết được một số vấn đề chính.

Đầu tiên, trong khi thông cáo và dự thảo ngày 12/04 nêu rõ rằng các bên đảm bảo sẽ quyết định một cách độc lập xem liệu họ có đến trợ giúp Kyiv trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công vào Ukraine hay không, thì trong dự thảo ngày 15/04, phía Nga đã cố gắng huỷ bỏ điều khoản quan trọng này, bằng cách nhấn mạnh rằng hành động trợ giúp sẽ chỉ xảy ra "trên cơ sở một quyết định được tất cả các bên đảm bảo đồng ý" – theo đó trao cho kẻ xâm lược tiềm năng là Nga quyền phủ quyết. Theo ghi chú trong văn bản, phía Ukraine đã bác bỏ sửa đổi đó, kiên quyết thực hiện công thức ban đầu, theo đó mỗi bên đảm bảo đều có nghĩa vụ phải hành động và không cần phải đạt được sự đồng thuận trước khi thực hiện.

Thứ hai, dự thảo có chứa một số điều khoản được bổ sung vào hiệp ước theo yêu cầu của Nga, nhưng không nằm trong thông cáo chung, và liên quan đến các vấn đề mà Ukraine từ chối thảo luận. Những điều khoản này yêu cầu Ukraine phải cấm "chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa Quốc Xã, chủ nghĩa tân Quốc Xã, và chủ nghĩa dân tộc hung hăng" – và, để đạt được mục tiêu đó, phải bãi bỏ sáu đạo luật của Ukraine (toàn bộ hoặc một phần) có liên quan đến các khía cạnh gây tranh cãi của lịch sử thời kỳ Xô-viết, cụ thể là vai trò của những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine trong Thế chiến II.

Có thể hiểu tại sao Ukraine lại phản đối việc để Nga quyết định các chính sách dựa trên ký ức lịch sử của mình, đặc biệt trong bối cảnh một hiệp ước về đảm bảo an ninh. Và phía Nga cũng biết những điều khoản này sẽ gây khó khăn cho người Ukraine trong việc chấp nhận phần còn lại của hiệp ước. Do đó, chúng có thể được xem là những "viên thuốc độc".

Tuy nhiên, cũng có thể các điều khoản này nhằm mục đích giúp Putin giữ thể diện. Chẳng hạn, bằng cách buộc Ukraine bãi bỏ các đạo luật lên án quá khứ thời Liên Xô và xem những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine đã chiến đấu với Hồng Quân trong Thế chiến II là những người đấu tranh cho tự do, Điện Kremlin có thể lập luận rằng họ đã đạt được mục tiêu đã đề ra là "phi phát xít hóa", dù ý nghĩa ban đầu của cụm từ đó có lẽ là việc lật đổ chính phủ của Zelensky.

Sau cùng, vẫn chưa rõ liệu có phải những điều khoản này đã khiến thỏa thuận đổ vỡ hay không. Trưởng đoàn đàm phán Ukraine, Arakhamia, sau đó đã hạ thấp tầm quan trọng của chúng. Ông nói trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 11/2023 trên một chương trình tin tức truyền hình Ukraine, rằng Nga đã "hy vọng cho đến giây phút cuối cùng rằng họ [có thể] ép chúng ta ký một thỏa thuận như vậy, rằng chúng ta [sẽ] chấp nhận trung lập. Đây là điều quan trọng nhất đối với họ. Họ sẵn sàng kết thúc chiến tranh nếu chúng ta, giống như Phần Lan [trong Chiến tranh Lạnh], giữ thái độ trung lập và cam kết không gia nhập NATO".

Quy mô và cơ cấu của quân đội Ukraine cũng là chủ đề được đàm phán căng thẳng. Tính đến ngày 15/04, hai bên vẫn có quan điểm quá khác biệt về vấn đề này. Ukraine muốn có một đội quân thời bình gồm 250.000 người, nhưng Nga nhất quyết rằng con số tối đa là 85.000, nhỏ hơn đáng kể so với quân đội thường trực mà Ukraine có trước cuộc xâm lược năm 2022. Ukraine muốn có 800 xe tăng, nhưng Nga chỉ cho phép 342. Sự khác biệt giữa tầm bắn của tên lửa thậm chí còn lớn hơn, 280 km (yêu cầu của Ukraine), và chỉ 40 km (yêu cầu của Nga).

Tuy nhiên, quá trình đàm phán đã cố tình bỏ qua vấn đề biên giới và lãnh thổ. Rõ ràng, ý tưởng là để Putin và Zelensky quyết định những vấn đề đó tại hội nghị thượng đỉnh đã lên kế hoạch. Nhiều khả năng, Putin sẽ nhất quyết đòi giữ toàn bộ lãnh thổ mà lực lượng của ông đã chiếm đóng. Câu hỏi đặt ra là liệu Zelensky có thể bị thuyết phục để đồng ý với việc chiếm đất này hay không.

Bất chấp những bất đồng đáng kể này, dự thảo ngày 15/04 gợi ý rằng hiệp ước sẽ được ký trong vòng hai tuần. Tất nhiên, ngày tháng vẫn có thể thay đổi, nhưng điều đó cho thấy hai bên đã lên kế hoạch tiến hành nhanh chóng. "Giữa tháng 4/2022, chúng tôi đã tiến rất gần đến việc kết thúc cuộc chiến bằng một thỏa thuận hòa bình", một trong những nhà đàm phán Ukraine, Oleksandr Chalyi, kể lại trong lần xuất hiện trước công chúng vào tháng 12/2023. "Một tuần sau khi Putin bắt đầu gây hấn, ông ấy kết luận rằng mình đã phạm sai lầm lớn, và cố gắng làm mọi cách có thể để đạt được một thỏa thuận với Ukraine".

Chuyện gì đã xảy ra ?

Vậy thì tại sao đàm phán lại đổ vỡ ? Putin tuyên bố rằng các cường quốc phương Tây đã can thiệp và huỷ hoại thỏa thuận vì họ quan tâm đến việc làm suy yếu nước Nga hơn là chấm dứt chiến tranh. Ông cáo buộc rằng Boris Johnson, khi đó là Thủ tướng Anh, đã thay mặt "thế giới Anglo-Saxon" gửi thông điệp này tới người Ukraine, rằng họ phải "chiến đấu với Nga cho đến khi đạt được chiến thắng và Nga phải gánh chịu thất bại chiến lược".

Phản ứng của phương Tây đối với cuộc đàm phán này, dù khác xa với mô tả của Putin, nhưng chắc chắn là rất lãnh đạm. Washington và các đồng minh hết sức nghi ngờ về triển vọng của con đường ngoại giao ở Istanbul. Xét cho cùng, thông cáo đã bỏ qua vấn đề lãnh thổ và biên giới, và các bên vẫn có quan điểm khác biệt về nhiều vấn đề quan trọng khác. Đối với phương Tây, dường như đây không phải là một cuộc đàm phán sẽ thành công.

Hơn nữa, một cựu quan chức Mỹ phụ trách chính sách đối với Ukraine vào thời điểm đó đã tiết lộ với chúng tôi rằng Ukraine đã không tham khảo ý kiến của Washington mãi cho đến khi thông cáo được ban hành, dù hiệp ước được mô tả sẽ tạo ra các cam kết pháp lý mới cho Mỹ – bao gồm cả nghĩa vụ gây chiến với Nga nếu nước này xâm lược Ukraine một lần nữa. Chỉ riêng điều khoản đó thôi cũng đủ khiến hiệp ước trở thành một điều không thể chấp nhận đối với Washington. Vì vậy, thay vì ủng hộ Thông cáo Istanbul và tiến trình ngoại giao sau đó, phương Tây lại tăng cường viện trợ quân sự cho Kyiv và gia tăng áp lực lên Nga, bao gồm cả việc thông qua chế độ trừng phạt ngày càng nặng.

Vương quốc Anh đã dẫn đầu nỗ lực này. Vào ngày 30/03, Johnson thể hiện việc không ủng hộ giải pháp ngoại giao khi nói rằng "chúng ta nên tiếp tục tăng cường các biện pháp trừng phạt với một chương trình gồm nhiều giai đoạn, cho đến khi không còn một người lính nào của Putin ở lại Ukraine". Sang ngày 09/04, Johnson xuất hiện ở Kyiv, trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến thăm thủ đô Ukraine sau khi Nga ngừng chiến dịch chiếm Kyiv. Theo báo cáo, ông nói với Zelensky rằng "bất kỳ thỏa thuận nào với Putin cũng là thỏa thuận đi vào ngõ cụt". Johnson nói rằng bất kỳ thỏa thuận nào "cũng là một chiến thắng đối với ông ta, nếu anh đưa cho ông ta bất cứ thứ gì, ông ta sẽ chỉ giữ nó, cất nó đi, rồi sau đó chuẩn bị cho cuộc tấn công tiếp theo". Trong cuộc phỏng vấn năm 2023, Arakhamia đã nổi giận và buộc Johnson phải chịu trách nhiệm về kết quả này. "Khi chúng tôi trở về từ Istanbul", ông nói, "Boris Johnson đã đến Kyiv và nói rằng chúng tôi sẽ không ký bất cứ thứ gì với [Nga] – và hãy cứ tiếp tục chiến đấu".

Kể từ đó, Putin đã liên tục sử dụng phát biểu của Arakhamia để đổ lỗi rằng phương Tây khiến đàm phán thất bại, và xem nó như bằng chứng cho sự phục tùng của Ukraine đối với những người ủng hộ nước này. Bất chấp trò thao túng của Putin, Arakhamia đã chỉ ra vấn đề thực sự : bản thông cáo mô tả một khuôn khổ đa phương đòi hỏi phương Tây sẵn sàng can dự ngoại giao với Nga và xem xét một sự đảm bảo an ninh thực sự cho Ukraine. Đó không phải là ưu tiên hàng đầu của Mỹ và các đồng minh vào thời điểm đó.

Trong những nhận xét công khai của mình, người Mỹ chưa bao giờ coi thường ngoại giao như Johnson đã từng làm. Nhưng họ dường như không coi đó là trọng tâm trong phản ứng của họ trước cuộc xâm lược của Nga. Ngoại trưởng Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã đến thăm Kyiv hai tuần sau Johnson, chủ yếu là để phối hợp hỗ trợ quân sự. Như lời phát biểu của Blinken tại một cuộc họp báo sau đó, "Chiến lược mà chúng tôi triển khai – hỗ trợ mạnh mẽ cho Ukraine, gây áp lực lớn lên Nga, đoàn kết với hơn 30 quốc gia tham gia vào những nỗ lực này – đang mang lại kết quả thực sự".

Tuyên bố rằng phương Tây đã ép Ukraine rút lui khỏi đàm phán với Nga là vô căn cứ. Nó cho thấy Kyiv không có tiếng nói gì trong vấn đề này. Đúng là những lời đề nghị hỗ trợ của phương Tây đã củng cố quyết tâm của Zelensky, và sự thiếu nhiệt tình của phương Tây dường như đã làm giảm mức độ quan tâm của Zelensky đối với ngoại giao. Tuy nhiên, xét cho cùng, trong các cuộc thảo luận với các nhà lãnh đạo phương Tây, Zelensky đã không ưu tiên theo đuổi biện pháp ngoại giao với Nga để chấm dứt chiến tranh. Cả Mỹ và các đồng minh đều không nhận thấy rằng Zelensky muốn họ phải tham gia vào con đường ngoại giao một cách tích cực. Vào thời điểm đó, xét đến sự cảm thông rộng rãi của công chúng phương Tây, việc thúc ép một giải pháp ngoại giao như vậy có thể ảnh hưởng đến chính sách của phương Tây.

Zelensky cũng vô cùng phẫn nộ trước những hành động tàn bạo của Nga tại Bucha và Irpin, và có lẽ ông hiểu rằng điều mà ông gọi là "cuộc diệt chủng" của Nga ở Ukraine sẽ khiến thỏa thuận ngoại giao với Moscow trở nên khó khăn hơn về mặt chính trị. Tuy nhiên, đằng sau hậu trường, công việc soạn thảo hiệp ước vẫn tiếp tục và thậm chí còn được tăng cường trong những ngày và tuần sau khi tội ác chiến tranh của Nga bị phát hiện, cho thấy rằng sự tàn bạo ở Bucha và Irpin chỉ là yếu tố thứ yếu trong quá trình ra quyết định của Kyiv.

Niềm tin mới xuất hiện của người Ukraine, rằng họ có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến, rõ ràng cũng đóng một vai trò nào đó. Việc Nga rút khỏi Kyiv và các thành phố lớn khác ở phía đông bắc và triển vọng có thêm vũ khí từ phương Tây (vì những con đường vào Kyiv giờ đây do Ukraine kiểm soát) đã giúp thay đổi cán cân quân sự. Sự lạc quan về những lợi ích có thể đạt được trên chiến trường thường làm giảm sự quan tâm của một bên tham chiến đối với những thỏa hiệp trên bàn đàm phán.

Quả thật, từ cuối tháng 4, Ukraine bắt đầu tỏ ra cứng rắn hơn, yêu cầu Nga rút quân khỏi Donbas như điều kiện tiên quyết cho bất kỳ hiệp ước nào. Như Oleksii Danilov, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine, đã phát biểu vào ngày 02/05, "Một hiệp ước với Nga là không thể – chỉ có thể chấp nhận đầu hàng".

damphan3

Các nhà đàm phán Nga và Ukraine gặp nhau ở Istanbul, tháng 3/2022 © Văn phòng Báo chí của Tổng thống Ukraine / Reuters

Ngoài ra, còn có câu chuyện từ phía người Nga, vốn rất khó đánh giá. Phải chăng toàn bộ cuộc đàm phán này là một vở kịch được dàn dựng khéo léo, hay Moscow thực sự quan tâm đến một giải pháp ? Liệu Putin có suy nghĩ lại khi biết rằng phương Tây sẽ không ký vào thỏa thuận, hay lập trường của Ukraine đã cứng rắn hơn ?

Ngay cả khi Nga và Ukraine giải quyết được bất đồng, khuôn khổ mà họ đàm phán ở Istanbul vẫn cần có sự đồng thuận từ Mỹ và các đồng minh của nước này. Và các cường quốc phương Tây đó sẽ phải chấp nhận rủi ro chính trị bằng cách tham gia vào cuộc đàm phán với Nga và Ukraine, đồng thời đặt uy tín của họ vào thử thách bằng cách đảm bảo an ninh cho Ukraine. Vào thời điểm đó, và trong suốt hai năm qua, ý chí sẵn sàng thực hiện các giải pháp ngoại giao rủi ro, hoặc thực sự cam kết bảo vệ Ukraine trong tương lai, gần như không hề tồn tại ở Washington và các thủ đô châu Âu.

Lý do cuối cùng khiến cho đàm phán thất bại là do các nhà đàm phán đã cầm đèn chạy trước ô tô khi đặt trật tự an ninh thời hậu chiến lên trước việc kết thúc chiến tranh. Hai bên đã bỏ qua các vấn đề thiết yếu về quản lý và giảm thiểu xung đột (thiết lập hành lang nhân đạo, ngừng bắn, rút quân) và thay vào đó, cố gắng tạo ra một thứ giống như một hiệp ước hòa bình lâu dài, nhằm giải quyết các tranh chấp an ninh vốn là nguồn gốc của căng thẳng địa chính trị suốt hàng chục năm qua. Đó là một nỗ lực đáng ngưỡng mộ – nhưng lại quá tham vọng.

Công bằng mà nói, Nga, Ukraine, và phương Tây đã thử làm điều ngược lại – và cũng thất bại thảm hại. Các thỏa thuận Minsk được ký vào năm 2014 và 2015 sau khi Nga sáp nhập Crimea và xâm chiếm Donbas gồm toàn những chi tiết vụn vặt, như ngày giờ chấm dứt chiến sự, và hệ thống vũ khí nào sẽ được rút đi, với khoảng cách bao nhiêu. Quan ngại an ninh cốt lõi của cả hai bên chỉ được giải quyết một cách gián tiếp, nếu có.

Câu chuyện này cho thấy rằng các cuộc đàm phán trong tương lai nên được triển khai theo nhiều kênh song song, trong đó tính thực tế của việc chấm dứt chiến tranh sẽ được giải quyết theo một kênh đàm phán riêng, trong khi các vấn đề rộng hơn sẽ được giải quyết theo một kênh khác.

Hãy ghi nhớ bài học

Ngày 11/04/2024, Lukashenko, trung gian ban đầu của đàm phán hòa bình Nga-Ukraine, đã kêu gọi các bên quay trở lại với dự thảo hiệp ước từ mùa xuân năm 2022. "Đó là một thỏa thuận hợp lý", ông nói trong cuộc trò chuyện với Putin ở Điện Kremlin. "Đó cũng là một thỏa thuận có thể chấp nhận được đối với Ukraine. Họ đã đồng ý với thỏa thuận này".

Putin đáp, "Tất nhiên là họ đã đồng ý".

Trên thực tế, Nga và Ukraine chưa bao giờ đi đến một văn bản thỏa hiệp cuối cùng. Nhưng họ đã đi xa hơn so với những gì chúng ta nghĩ trước đây, đạt được một khuôn khổ tổng thể cho một thỏa thuận khả thi.

Sau hai năm tàn sát vừa qua, nhắc lại điều này chỉ như nước chảy qua cầu. Nhưng đó là một lời nhắc nhở rằng Putin và Zelensky từng sẵn sàng xem xét những thỏa hiệp đặc biệt để chấm dứt chiến tranh. Vì vậy, nếu và khi Kyiv và Moscow quay trở lại bàn đàm phán, họ sẽ thấy bàn đàm phán tràn ngập những ý tưởng có thể hữu ích cho việc xây dựng một nền hòa bình lâu dài.

Samuel Charap Sergey Radchenko

Nguyên tác : "The Talks That Could Have Ended the War in Ukraine", Foreign Affairs, 16/04/2024

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 26/04/2024

Samuel Charap là giám đốc về Chính sách Nga và Á-Âu, đồng thời là nhà khoa học chính trị cấp cao tại Tập đoàn RAND.

Sergey Radchenko là giáo sư tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp của Đại học Johns Hopkins ở Châu Âu.

Additional Info

  • Author Samuel Charap, Sergey Radchenko, Nguyễn Thị Kim Phụng
Published in Diễn đàn

Mỹ thông báo đã chuyển cho Ukraine tên lửa ATACMS tầm xa

Trọng Thành, RFI, 25/04/2024

Bộ ngoại giao Mỹ hôm 24/04/2024 thông báo Washington đã chuyển cho Ukraine nhiều tên lửa ATACMS tầm xa, trước khi Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ 61 tỉ đô la cho Kiev. Nhiều tên lửa loại này đã được quân đội Ukraine sử dụng để tấn công cơ sở quân sự Nga cách xa chiến tuyến. Hoa Kỳ đã đưa ra quyết định nói trên sau khi không thuyết phục được Nga ngừng tấn công vào các cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine.

ukraine1

Quân đội Mỹ bắn thử phiên bản đầu tiên của Hệ thống tên lửa chiến thuật, tại khu bắn thử White Sands Missile Range, Fort Bragg N.C., bang New Mexico, Mỹ, ngày 14/12/2021. AP - John Hamilton

AFP dẫn lời phát ngôn viên bộ ngoại giao Mỹ cho biết việc chuyển giao cho Ukraine các tên lửa ATACMS tầm bắn 300 km đã được thực hiện theo "yêu cầu trực tiếp của tổng thống" Joe Biden. Các hỏa tiễn này nằm trong đợt viện trợ ngày 12/03 với tổng trị giá 300 triệu đô la. Theo bộ ngoại giao Mỹ, Hoa Kỳ đã giữ bí mật việc chuyển giao này "theo đề nghị của Ukraine vì lý do an toàn". Theo một giới chức Mỹ xin ẩn danh, quân đội Ukraine đã sử dụng nhiều hỏa tiễn loại này vào sáng sớm ngày 17/04 để tấn công một sân bay Nga tại bán đảo Crimea, cách chiến tuyến khoảng 165 km, và một lần nữa trong đêm thứ Ba 23/04 qua ngày thứ Tư 24/04, tại miền đông nam Ukraine. 

Trong một thời gian dài, Hoa Kỳ đã lưỡng lự trong việc chuyển giao tên lửa ATACMS tầm xa. Cho đến nay, Mỹ mới chỉ cấp cho Kiev tên lửa ATACMS tầm trung (165 km). Cũng giới chức nói trên cho biết, hai lý do chính đã khiến Washington thay đổi quan điểm. Thứ nhất là việc Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm xa do Bắc Triều Tiên cung cấp để tấn công Ukraine bất chấp nhiều cảnh báo của Mỹ với phía Nga. Thứ hai là Moskva không từ bỏ kế hoạch oanh kích các cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine.

Hôm qua, trả lời báo giới, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết chính quyền Kiev đã cam kết không dùng loại vũ khí này để tấn công vào các mục tiêu trên lãnh thổ Nga, mà chỉ tấn công trong phạm vi các vùng lãnh thổ Ukraine được quốc tế công nhận. 

Tổng thống Mỹ phê chuẩn gói viện trợ 61 tỉ đô la cho Ukraine

Về gói viện trợ 61 tỉ đô la cho Ukraine, hôm qua, tổng thống Mỹ đã ngay lập tức phê chuẩn sau khi Quốc hội lưỡng viện Mỹ bật đèn xanh. Ông Biden nhấn mạnh tầm quan trọng của gói viện trợ, được chờ đợi từ lâu nay, đối với an ninh của chính nước Mỹ, của các đồng minh Châu Âu, cũng như nền công nghiệp Mỹ :

"Tôi sẽ bảo đảm cho viện trợ bắt đầu được chuyển giao ngay lập tức. Chúng tôi sẽ bắt đầu chuyển các thiết bị đến Ukraine, gồm đạn được cho hệ thống phòng không, cho pháo binh, cho các hệ thống tên lửa và cho các xe thiết giáp.

Gói viện trợ này thực sự là đầu tư không chỉ cho an ninh của Ukraine, mà cả cho an ninh của Châu Âu và an ninh của chúng ta. Chúng tôi chuyển cho Ukraine các phương tiện có trong kho dự trữ của chúng ta. Tiếp theo, chúng ta sẽ thay thế các vũ khí dự trữ đó bằng những sản phẩm mới do chính các doanh nghiệp Mỹ sản xuất ngay tại Mỹ. Tên lửa Patriot được chế tạo tại Arizona, tên lửa chống tăng tại Alabama, đạn pháo tại Ohio, Pennsylvania và Texas.

Nói cách khác, chúng ta hỗ trợ Ukraine nhưng đồng thời cũng đầu tư cho năng lực sản xuất của nền công nghiệp chúng ta, tăng cường an ninh quốc gia của chúng ta, hỗ trợ việc làm tại gần 40 bang của nước Mỹ."

Trọng Thành

******************************

Tổng thống Mỹ Biden tuyên bố gởi vũ khí cho Ukraine "ngay từ tuần này"

Thanh Phương, RFI, 24/04/2024

Trong một thông cáo của Nhà Trắng được công bố hôm qua, 23/04/2024, tổng thống Joe Biden tuyên bố Hoa Kỳ sẽ bắt đầu gởi các vũ khí và thiết bị cho Ukraine "ngay từ tuần này" sau khi cả hai viện của Quốc Hội thông qua kế hoạch viện trợ quân sự mới cho Kiev. Trước đó, theo các quan chức Mỹ được hãng tin AP trích dẫn, Lầu Năm Góc sẽ tháo khoán ngay khoản viện trợ quân sự đầu tiên 1 tỷ đôla cho Ukraine.

ukraine2

Tổng thống Mỹ Joe Biden và đồng nhiệm Ukraine Volodymyr Zelensky trong một cuộc họp báo chung tại Nhà Trắng ngày 12/12/2023. Reuters - Leah Millis

Sau Hạ Viện, hôm qua, đến lượt Thượng Viện Hoa Kỳ, với đa số phiếu áp đảo, thông qua kế hoạch viện trợ tổng cộng 95 tỷ đôla cho Ukraine, Israel và Đài Loan, trong đó có đến 61 tỷ đôla sẽ để giúp Kiev chống trả quân Nga. 

Từ Washington, thông tín viên Guillaume Naudin tường trình :

"Tôi sẽ ký phê chuẩn và sẽ ngỏ lời với người dân Mỹ ngay sau khi văn bản này được chuyển đến văn phòng của tôi". Sau cuộc bỏ phiếu, tổng thống Joe Biden đã nhanh chóng chúc mừng việc thông qua viện trợ quân sự cho Ukraine, văn bản mà ông sẽ phê chuẩn ngay từ hôm nay.

Hệ quả ngay lập tức đó là viện trợ của Mỹ cho Ukraine, bị chặn lại từ đầu năm đến nay, sẽ có thể nhanh chóng được tái lập. Trong 60 tỷ đôla được dự trù, 1 tỷ đôla thiết bị quân sự sẽ được gởi đi trong những ngày tới, thậm chí từ đây đến cuối tuần đối với những thiết bị cấp thiết nhất.

Quân đội Mỹ đã chuẩn bị từ lâu và rất có thể họ chỉ cần chất đầy các phương tiện vận chuyển để gởi sang Ukraine đạn dược, nhất là đạn pháo mà lực lượng của Kiev không còn được cung cấp từ đầu năm đến nay.

Các thiết bị này sẽ được lấy từ các kho vũ khí của quân đội Mỹ. Trong khoản viện trợ quân sự mới đã được thảo luận với chính quyền Ukraine, cũng có các vũ khí phòng không để chống trả các cuộc oanh tạc của quân Nga. 

Điểm mới trong kế hoạch vừa được thông qua, đó là sẽ gồm cả các tên lửa có tầm bắn xa hơn, mà cho tới nay quân đội Mỹ không muốn cung cấp cho Ukraine vì ngại phản ứng của Nga. Nhưng tình hình trên chiến trường nay khó khăn đối với quân đội Ukraine đến mức mà Hoa Kỳ bắt buộc phải làm như thế.

Thanh Phương

*****************************

Ba Lan sẵn sàng tiếp nhận vũ khí hạt nhân : Nguy cơ leo thang với Nga

Thanh Phương, RFI, 24/04/2024

Trong bài trả lời phỏng vấn được đăng tải hôm 22/04/2024, tổng thống Ba Lan tuyên bố Warszawa sẵn sàng tiếp nhận vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của mình nếu khối NATO, mà Ba Lan là một thành viên, quyết định tăng cường bảo vệ sườn phía đông trước việc Nga triển khai vũ khí mới ở Kaliningrad và Belarus.

ukraine3

Hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ được bố trí tại Ba Lan, ngày 24/05/2010. AP – Marek Lis

Tại hội nghị thượng đỉnh Vilnius năm 2023, các đồng minh đã tái khẳng định NATO sẽ làm "bất cứ điều gì cần thiết để bảo đảm độ tin cậy, hiệu quả, an toàn và an ninh của sứ mệnh răn đe hạt nhân, bao gồm việc tiếp tục hiện đại hóa năng lực hạt nhân và cập nhật quy trình lập kế hoạch".

Trả lời nhật báo Fakt khi đang viếng thăm Canada, tổng thống Andrzej Duda nói : "Nếu các đồng minh của chúng tôi quyết định triển khai vũ khí hạt nhân trong khuôn khổ chia sẻ hạt nhân trên lãnh thổ của chúng tôi nhằm tăng cường an ninh ở sườn phía đông của NATO, thì chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận". 

Tuy nhiên, tổng thống Duda nhấn mạnh hiện chưa có quyết định nào về vấn đề này, mà ông chỉ khẳng định chia sẻ hạt nhân "chắc chắn sẽ củng cố vị thế và an ninh" của Ba Lan. Nguyên thủ quốc gia Ba Lan nói thêm rằng khả năng triển khai vũ khí hạt nhân ở Ba Lan đã là chủ đề thảo luận giữa Ba Lan và Hoa Kỳ.

Theo ông, "Nga đang ngày càng quân sự hóa Kaliningrad (vùng lãnh thổ nằm giữa Ba lan và Litva) và đang chuyển các vũ khí hạt nhân sang Belarus", cũng là quốc gia giáp biên giới Ba Lan. Chính tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng 6/2023 tuyên bố đã chuyển giao những vũ khí hạt nhân đầu tiên cho Belarus. 

Nguy cơ leo thang với Nga

Phía Nga dĩ nhiên là đã có phản ứng về tuyên bố của tổng thống Duda. Khi được hỏi về khả năng vũ khí hạt nhân được triển khai ở Ba Lan, hôm 22/04, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitri Peskov tuyên bố Nga sẽ bảo đảm "an ninh" của mình nếu điều này xảy ra. Ông nói : "Quân đội tất nhiên sẽ phân tích tình hình và trong mọi trường hợp sẽ thực hiện mọi biện pháp trả đũa cần thiết để đảm bảo an ninh của nước Nga". 

Trả lời trang mạng "7 sur 7" của Bỉ ngày 23/04, một cựu đại tá quân đội Bỉ Roger Housen nhấn mạnh Hoa Kỳ sẽ không chấp nhận cho triển khai vũ khí hạt nhân, kể cả vũ khí hạt nhân chiến thuật, ở Ba Lan, vì đây sẽ là một bước leo thang rất lớn dẫn đến xung đột giữa khối NATO và Nga. Hơn nữa, từ nhiều thập niên qua, Mỹ đã vẫn đặt rất nhiều vũ khí nguyên tử tại 5 nước châu Âu thành viên của NATO : Bỉ, Hà Lan, Ý, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ, chưa kể các vũ khí hạt nhân của Anh và Pháp.

Theo cựu đại tá Housen, tổng thống Duda dường như tin rằng Nga sẽ không dám tấn công Ba Lan nếu nước này có vũ khí hạt nhân. Nhưng lập luận đó là vô nghĩa : Cũng là một thành viên của NATO, Ba Lan đã nằm dưới sự bảo vệ của chiếc ô hạt nhân của khối này. Triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ Ba Lan chỉ khiêu khích Nga và khiến cho an ninh của Ba Lan càng khó được bảo đảm.

Bất đồng nội bộ Ba Lan

Tuyên bố của ông Duda được đưa ra trong bối cảnh chính trường Ba Lan đang trải qua thời kỳ chung sống khó khăn giữa một tổng thống vốn là đồng minh thân cận của chính quyền cũ theo chủ nghĩa dân túy với thủ tướng Donald Tusk, một nhân vận thân Âu, sau khi liên minh của ông chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 10 năm 2023. Tổng thống Duda và thủ tướng Tusk thường xuyên đối chọi với nhau về chính sách đối nội, nhưng quan điểm của họ về việc hỗ trợ Ukraine và mối đe dọa từ Nga phần lớn vẫn giống nhau. 

Tuy vậy, có vẻ như thủ tướng Donald Tusk không tán đồng phát biểu của tổng thống Duda về vũ khí hạt nhân. Trả lời báo chí hôm qua, thủ tướng Ba Lan nói ông muốn "biết tất cả các tình huống khiến tổng thống đưa ra tuyên bố này". Ông Tusk khẳng định : "Tôi rất mong muốn Ba Lan được sống trong an ninh, được trang bị vũ khí tốt nhất có thể, nhưng tôi cũng muốn mọi sáng kiến ​​trước hết phi được nhng người có trách nhim chun b tht k càng". 

Vậy thì vì sao tổng thống Duda lại nói đến khả năng triển khai vũ khí nguyên tử ở Ba Lan ? Theo suy đoán của cựu đại tá Housen, ông Duda là một nhân vật theo đường lối cứng rắn và những tuyên bố kiểu như vậy rất được những người ủng hộ ông tán thưởng. Trước đó vài ngày, tổng thống Ba Lan đã gặp cựu tổng thống Mỹ Donald Trump tại New York. Cựu đại tá Housen nói ông sẽ không ngạc nhiên rằng chính ông Trump đã khuyến khích ông Duda đi theo hướng này để gây khó khăn cho chính quyền Joe Biden, vốn không muốn căng thẳng gia tăng với Nga.

Thanh Phương

***************************

Ukraine dùng drone tấn công các cơ sở năng lượng và nhà máy luyện kim trên lãnh thổ Nga

Thùy Dương, RFI, 24/04/2024

Ukraine hôm nay 24/04/2024 đã dùng drone tấn công các cơ sở năng lượng tại vùng Smolensk, miền tây nước Nga, cách biên giới Ukraine khoảng 400 km.

ukraine4

Binh sĩ Ukraine chuẩn bị phóng drone Poseidon H10 tầm trung gần Bakhmut, Donetsk, miền đông Ukraine ngày 26/03/2024. AP - Efrem Lukatsky

Một nguồn tin quốc phòng Ukraine hôm 24/04 xác nhận thông tin này với hãng tin Pháp AFP và nhấn mạnh, đó là những mục tiêu tấn công "hợp pháp" của Ukraine. Theo nguồn tin này, các drone của Ukraine đã oanh kích vào "hai kho chứa dầu", vốn là nơi "trữ 26.000 m3 chất đốt". Các vụ tấn công do Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) tổ chức.

Thông tin được đưa ra sau khi thống đốc vùng Smolensk của Nga, Vassili Anokhine cho biết trên Telegram là hỏa hoạn đã xảy ra tại một số cơ sở năng lượng do các vụ tấn công của Ukraine.

Cũng trong hôm nay, Ukraine dùng drone tấn công nhà máy luyện kim NovoLipetsk, tại thành phố Lipetsk, cách biên giới Ukraine 400km. Đây là nhà máy của hãng NLMK, hãng luyện kim lớn nhất nước Nga năm 2022, và xếp hạng 23 thế giới, theo số liệu của Hiệp hội Thép Thế giới.

Trong khi đó, hôm qua, trước khi Thượng Viện Mỹ biểu quyết khoản viện trợ 61 tỉ đô la cho Ukraine, bộ trưởng quốc phòng Nga, Sergei Choigu, dọa gia tăng các vụ tấn công các cơ sở hậu cần và cơ sở trữ vũ khí của phương Tây tại Ukraine.

Thùy Dương

Additional Info

  • Author Trọng Thành, Thanh Phương, Thùy Dương
Published in Quốc tế

Mỹ và các đồng minh coi Nga, Trung Quốc, Iran, và Triều Tiên là trục đối thủ.

uk1

Một thùng hàng viện trợ cho Ukraine - Ảnh minh họa

Sau nhiều tháng tranh cãi và do dự, Hạ viện Mỹ cuối cùng cũng chịu hành động. Cuộc bỏ phiếu ở Washington nhằm cung cấp khoản viện trợ quân sự mới trị giá 61 tỷ đô la cho Ukraine có thể là một bước ngoặt trong cuộc chiến với Nga. Chí ít, nó sẽ giúp Ukraine có thể tiếp tục chiến đấu.

Về phần mình, Nga sẽ tiếp tục hy vọng rằng, nếu Donald Trump được bầu làm tổng thống vào tháng 11 tới, đây có thể là gói viện trợ quân sự lớn cuối cùng của Mỹ. Nhưng điều đó có lẽ cũng không thể gây tổn hại nghiêm trọng đến khả năng chiến đấu của Ukraine. Các ngành công nghiệp quân sự của châu Âu đã bắt đầu hoạt động (dù muộn màng) và sẽ có nguồn lực tốt hơn để hỗ trợ Ukraine vào năm 2025.

Cuộc bỏ phiếu nhằm cung cấp thêm viện trợ cho Ukraine đã được Hạ viện Mỹ thông qua, cùng với các cuộc bỏ phiếu khác nhằm cung cấp viện trợ đáng kể cho Israel và Đài Loan. Cùng nhau, chúng cung cấp một nhận thức rõ ràng về cách Mỹ – và các đồng minh chủ chốt của họ ở châu Âu và châu Á – nhìn nhận thế giới.

Nhìn chung, toàn bộ số tiền này nhằm mục đích đẩy lùi 4 quốc gia mà Tướng Chris Cavoli, chỉ huy lực lượng Mỹ ở châu Âu, mô tả là "trục đối thủ" (axis of adversaries), gồm Nga, Trung Quốc, Iran và Triều Tiên.

Từ "trục" gợi nhớ lại những ký ức không hay hồi năm 2002 và về "trục ma quỷ" (axis of evil) của George W. Bush, vốn đã phóng đại mối liên hệ giữa Iraq, Iran, và Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, sau hai thập niên, ngày càng có nhiều bằng chứng xác thực hơn về sự hợp tác quân sự nghiêm túc giữa Moscow, Bắc Kinh, Tehran, và Bình Nhưỡng.

Mỹ cáo buộc rằng Trung Quốc đang cung cấp cho Nga động cơ máy bay không người lái, thiết bị cho tên lửa hành trình, và các hình thức viện trợ quân sự khác. Các chế độ ở Bình Nhưỡng và Tehran đã trở thành nhà cung cấp vũ khí quan trọng cho Moscow. Trung Quốc gần đây cũng tuyên bố "tình bạn sâu sắc" với Triều Tiên và đã cử một quan chức cấp cao tới Bình Nhưỡng để đàm phán.

Trong lúc bốn chế độ chuyên chế này xích lại gần nhau hơn, các đồng minh dân chủ của Mỹ cũng đang thắt chặt quan hệ. Tại Washington, Mỹ và Nhật Bản gần đây đã công bố một loạt thỏa thuận mới sẽ đưa quan hệ đối tác an ninh giữa hai nước lên một tầm cao mới. Hàn Quốc cũng trở thành một nhà cung cấp vũ khí lớn cho Ukraine.

Trên thực tế, "liên minh phương Tây" hiện là một mạng lưới toàn cầu gồm các đồng minh cho rằng mình đang tham gia vào một loạt các cuộc tranh đấu cấp khu vực. Nga là đối thủ chính ở châu Âu. Iran là thế lực gây rối loạn nhiều nhất ở Trung Đông. Triều Tiên là mối nguy hiểm thường trực ở châu Á. Hành vi và lời nói của Trung Quốc đang trở nên hung hăng hơn, và nước này có thể huy động các nguồn lực mà Moscow hoặc Tehran không có.

Tất nhiên, vẫn có những khác biệt quan trọng giữa các quốc gia này. Nga, Iran, và Triều Tiên bị Mỹ và các đồng minh coi là những quốc gia bị bài xích. Ngược lại, Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn của tất cả các nước thuộc "phương Tây toàn cầu".

Tuy nhiên, giả định hiện hành ở Washington và Tokyo là, về lâu dài, Tập Cận Bình cũng kiên quyết như Vladimir Putin hay Ali Khamenei trong việc lật đổ trật tự thế giới hiện tại. Người Nhật, giống như người Mỹ, nghĩ rằng những gì xảy ra ở Ukraine sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến những gì xảy ra ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Do đó, Mỹ và các đồng minh tin rằng họ đang củng cố hàng phòng thủ bằng cách hỗ trợ các quốc gia nằm trong tầm bắn của trục đối thủ – trên hết là Ukraine, Israel và Đài Loan.

Việc tăng cường hỗ trợ quân sự cho các quốc gia này đã dẫn đến làn sóng chỉ trích trên khắp phổ chính trị. Cánh hữu chủ trương biệt lập ở Mỹ vẫn phản đối gay gắt việc hỗ trợ Ukraine, trong khi cánh tả cấp tiến cáo buộc Mỹ ủng hộ "cuộc diệt chủng" của Israel ở Gaza.

Ngay cả một số người ủng hộ khát vọng bảo vệ cơ cấu quyền lực toàn cầu hiện tại cũng lo lắng về chiến lược này. Henry Kissinger quá cố lo ngại rằng sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine đang đẩy Nga vào vòng tay của Trung Quốc. Những người khác tin rằng Mỹ đơn giản là thiếu các nguồn lực quân sự và kinh tế để dẫn đầu việc cùng lúc đẩy lùi các đối thủ ở châu Á, châu Âu, và Trung Đông.

Có lẽ có một phần sự thật trong quan điểm này. Một trợ lý cấp cao của chính quyền Biden thừa nhận rằng "hiện tại chúng ta đã làm hết sức rồi". Nhưng Mỹ và các đồng minh cũng biết rõ rằng đối thủ của họ đang gặp khó khăn rất lớn. Nga đã phải chịu thương vong lên đến hàng trăm nghìn người trong cuộc chiến với Ukraine. Kinh tế Trung Quốc đang chật vật khó khăn. Iran đối mặt với bất ổn nội bộ, còn Bắc Triều Tiên là một điểm nóng hạt nhân.

Washington cũng đang vật lộn với việc làm thế nào để tăng cường khả năng răn đe mà không khiến Mỹ trực tiếp tham gia vào một cuộc chiến với bất kỳ thành viên nào của trục đối thủ. Trên thực tế, điều này thường có nghĩa là cung cấp cho các đồng minh tiền tuyến của Mỹ viện trợ quân sự mới, đồng thời cố gắng kiềm chế hành động của họ.

Xuyên suốt cuộc chiến Ukraine, Mỹ đã cố gắng ngăn cản Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Sau khi Iran bắn một loạt tên lửa vào Israel trong tháng này, Mỹ cũng có động thái ngăn chặn xung đột leo thang hơn nữa.

Ngay cả khi Mỹ cung cấp thêm hỗ trợ về chính trị và quân sự cho Đài Loan, họ vẫn nhấn mạnh rằng Đài Loan không được khiêu khích Bắc Kinh bằng cách thực hiện các bước công khai hướng tới độc lập chính trị chính thức khỏi Trung Quốc.

Mỹ đang chơi một trò chơi trí tuệ nguy hiểm với các đối thủ của mình, triển khai lực lượng quân sự một cách có chọn lọc, với hy vọng ngăn chặn sự bùng nổ của một cuộc chiến rộng hơn. Ukraine đang chiến đấu cho tự do và độc lập của chính mình. Nhưng nước này cũng là tiền tuyến trong một cuộc xung đột tiềm tàng lớn hơn rất nhiều.

Gideon Rachman

Nguyên tác : "Ukraine is the front line of a much larger conflict", Financial Times, 21/04/2024

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 24/04/2024

Additional Info

  • Author Gideon Rachman, Nguyễn Thị Kim Phụng
Published in Diễn đàn

Khi không có viện trợ của Mỹ, Ukraine có thể trông cậy vào Châu Âu ?

Anh Vũ, RFI 23/04/2024

Khoản viện trợ hơn 60 tỷ đô la của Mỹ cho Ukraine vừa được thông qua sau hơn nửa năm bị chặn ở Quốc hội là một nỗ lực lớn của Washington nhằm giải cứu Kiev giữa lúc khó khăn nhất kể từ đầu cuộc chiến tranh. Phần đông giới quan sát dự báo có thể đây sẽ là khoản viện trợ lớn sau cùng của Mỹ để giúp Ukraine không bị thua trong cuộc chiến tranh và cũng để tránh một thất bại chiến lược của phương Tây trong cuộc đọ sức với Nga. 

uk1

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đi kiểm tra thiết bị và vũ khí của quân đội ở vùng Kiev, ngày 13/04/2024 via Reuters - Ukrainian Presidential Press Ser

Việc dự luật viện trợ cho Ukraine chật vật được thông qua ở Hạ Viện trong khi đa số nghị sĩ đảng Cộng Hòa vẫn chống đối (112 nghị sĩ chống, 101 bỏ phiếu thuận), cùng với viễn cảnh bầu cử tổng thống Mỹ cuối năm nay với sự quay trở lại của Donald Trump đang là là nỗi lo tiềm ẩn cho Kiev, dù tạm thời thở phào nhẹ nhõm. Khi nguồn viện trợ của Mỹ có thể cạn tương lai cuộc kháng chiến Ukraine sẽ đi về đâu ? Kiev có thể trông cậy vào đồng minh Châu Âu ?

Thực tế, từ đầu cuộc chiến tranh tại Ukraine nổ ra hồi tháng 02/2022, Hoa Kỳ và các nước Châu Âu đã phân chia gánh vác nhiệm vụ hậu thuẫn cho Kiev về trang thiết bị quân sự, cũng nhưng các nguồn tài chính cần thiết để vận hành Nhà nước Ukraine với ngân khoản lên tới hàng trăm tỷ đô la, mà cuộc kháng chiến của Ukraine chống Nga ngày thêm khó khăn.

Mặc dù đã có rất nhiều tuyên bố của các lãnh đạo Châu Âu bày tỏ quyết tâm đi cùng người Ukraine đến chiến thắng cuối cùng, nhưng hành động cụ thể thì lại thiếu. Có thể đơn cử một ví dụ mới nhất liên quan đến việc chia sẻ hệ thống phòng không hiện đại cho Kiev, vào lúc mà tên lửa và drone của Nga oanh kích hàng ngày vào các thành phố và hệ thống hạ tầng cơ sở trọng yếu của Ukraine.

Nhận thức được mối nguy hiểm đang đe dọa Ukraine, các nước Châu Âu đang cố gắng tập hợp để giúp Kiev. Nhưng dường như các nỗ lực không dễ thành hiện thực. Trong cuộc họp Hội Đồng Châu Âu hôm 17 và 18 tháng 4, những người đứng đầu Nhà nước và chính phủ của các nước trong Liên Hiệp tỏ ra thận trọng, chỉ đưa ra hứa hẹn tối thiểu. Chỉ có thủ tướng sắp mãn nhiệm của Hà Lan, Mark Rutte, cho biết ông sẵn sàng mua lại thiết bị do một số quốc gia nắm giữ để chuyển chúng sang Ukraine.

Bên lề hội nghị thượng đỉnh này, Jens Stoltenberg, tổng thư ký NATO, cũng khuyến khích các nước thành viên Châu Âu của Liên minh lấy trong kho vũ khí của họ để và chuyển đến Kiev. Ông khẳng định hỗ trợ phòng không của Ukraine là một ưu tiên lúc này.

Cho đến giờ, mới chỉ có Đức đã cung cấp 2 trong số 12 hệ thống Patriot của họ và bảo đảm cấp thêm một hệ thống thứ ba cho Ukraine. Thủ tướng Olaf Scholz khuyến khích các đồng minh Châu Âu làm điều tương tự.

Tại hội nghị các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Châu Âu hôm qua (22/04) ở Luxembourg, vấn đề chuyển giao hệ thống phòng không cho Ukraine đã được đặt ra, nhưng vẫn chỉ dừng lại ở thảo luận. Không một quyết định hay cam kết rõ ràng nào được đưa ra. Theo các nguồn tin ngoại giao, các nước đang có các hệ thống Patriot như vậy, khoảng một chục nước, đều lảng tránh đề nghị hoặc từ chối với lý do phải duy trì khả năng phòng không của chính mình, mặc dù tất cả đầu nhận thức được cần phải tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine.

Khả năng Châu Âu thay thế Hoa Kỳ hỗ trợ Ukraine đã được chứng minh trong những tháng qua. Một nửa năm gói viện trợ hơn 60 tỷ đô la bị chặn lại ở Quốc hội Mỹ, cũng là thời gian ở trong Châu Âu quyết tâm hậu thuẫn Ukraine có vẻ chùng xuống. Tiến độ cung ứng vũ khí, đạn dược bị chậm lại, không bảo đảm về thời hạn và số lượng như đã hứa.

Trả lời phỏng vấn trên trang tin bienpuplic.com, ông Léo Peria-Peigne, nhà nghiên cứu về vũ khí và công nghiệp quốc phòng, thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Pháp Ifri, nhận định : "Châu Âu đã thất bại trong việc thay thế Mỹ để giúp Ukraine. Kết quả là Ukraine giờ đây đang trong tình trạng khó khăn, tình hình mặt trận còn tồi tệ nữa vì thiếu trầm trọng nguồn viện trợ Mỹ mà Châu Âu không thể bù đắp được. Hiện tại, Châu Âu không có khả năng để chuyển giao đủ đạn pháo và đạn phòng không để giúp Ukraine tự vệ, cũng như bẻ gẫy các cuộc tấn công của của Nga".

Không có viện trợ của Hoa Kỳ, Châu Âu sẽ phải lo cho Ukraine, đó gần như là một trách nhiệm mặc định cho Liên Hiệp Châu Âu. Trong trường hợp Hoa Kỳ để lại khoảng trống ở Ukraine, liệu Châu Âu có thể lấp đầy ? Đó vẫn là câu hỏi không có lời giải. 

Anh Vũ

****************************

Chiến tranh Ukraine : Nga bắn sập tháp truyền hình, "biểu tượng" của thành phố Kharkiv

Trọng Thành, RFI, 23/04/2024

Tháp truyền hình cao 240 mét của Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của Ukraine cách biên giới Nga khoảng 30 km, bị quân đội Nga oanh kích hôm qua, 22/04/2024. Chính quyền địa phương cho biết, một tên lửa Kh-59 đã làm sập tháp.

uk2

Một phần của tháp truyền hình ở Kharkiv, Ukraine, ngày 22/04/2024 đổ sụp sau vụ tấn công bằng tên lửa của Nga. Reuters - Sofiia Gatilova

Theo Reuters, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong một phát biểu qua video ngày hôm qua đã tố cáo cuộc tấn công này là "một nỗ lực hù dọa để tất cả dân cư thành phố thấy rõ sự tàn bạo" của Nga. Trong cuộc điện đàm với tổng thống Mỹ Joe Biden cùng ngày hôm qua, tổng thống Ukraine nhấn mạnh "đây rõ ràng là ý đồ của Nga nhằm làm cho Kharkiv trở thành một thành phố không thể sống nổi". Cách nay hai năm, trong những tháng đầu chiến tranh, quân đội Ukraine cùng với lực lượng dân quân địa phương đã từng bảo vệ thành công thành phố chống lại các cuộc tấn công của Nga.

Về cuộc tấn công tháp truyền hình Kharkiv, thông tín viên Emmanuelle Chaze từ Kiev cho biết thêm :

"Một biểu tượng của thành phố Kharkiv đã bị phá hủy ngày thứ Hai sau một cuộc oanh kích của Nga : tháp truyền hình thành phố trúng một tên lửa, khiến phần trên của tháp sụp xuống. Không có ai là nạn nhân trong cuộc tấn công này. Những hình ảnh về vụ oanh kích gây ấn tượng, thiệt hại là lớn. Cùng lúc đó, nhiều khu dân cư trong vùng cũng bị tấn công. Đây là bằng chứng mới về việc Nga tăng cường oanh kích nhắm vào thành phố Kharkiv, cách biên giới với Nga khoảng 30 km.

Kể từ đầu năm đến nay, các cuộc tấn công nhắm vào Kharkiv gia tăng, đặc biệt với việc các cơ sở hạ tầng năng lượng của thành phố lớn thứ hai Ukraine bị Nga oanh kích dữ dội. Đến cuối tháng 3, tất cả các nhà máy điện của thành phố đều bị phá hủy, khiến điện thường xuyên bị cắt. Kharkiv là nơi sinh sống của một triệu rưỡi cư dân thành phố, trong đó có hàng nghìn người chạy khỏi các vùng chiến sự.

Trong lúc đợt viện trợ quân sự mới của Mỹ cho Ukraine dường như mới sắp sửa bắt đầu, người Ukraine lo ngại Nga sẽ tiến hành các đợt tấn công mới với quy mô lớn trước khi các hệ thống phòng không mới và đạn dược, giúp bảo vệ bầu trời Ukraine, tới được nơi."

Zelensky và Biden thảo luận về dự án cấp tên lửa ATACMS tầm xa

Theo AFP, tổng thống Ukraine cho biết, trong cuộc điện đàm hôm qua với nguyên thủ Mỹ, hai bên "đã bắt đầu thảo luận về một thỏa thuận an ninh" song phương. Trong những tháng gần đây, Kiev đã ký kết với nhiều thành viên NATO, như Anh, Pháp hay Phần Lan, các "thỏa thuận an ninh song phương", bảo đảm an ninh lâu dài cho Ukraine.

Tổng thống Zelensky cũng cho biết Kiev và Washington đã có nhiều bước tiến trong vấn đề cấp tên lửa ATACMS "tầm xa" cho Ukraine. Tên lửa ATACMS, có tầm bắn từ 165 đến 300 km, được giới chuyên gia xem là vũ khí có thể tham gia thay đổi cục diện trên chiến trường. Cho đến nay Ukraine mới nhận được tên lửa ATACMS "tầm trung".

Thượng Viện Hoa Kỳ hôm nay sẽ bỏ phiếu về khoản viện trợ 61 tỉ đô la của Mỹ cho Ukraine, cùng với các gói viện trợ khác cho Đài Loan, Israel…, đã được Hạ Viện bật đèn xanh trước đó hôm 20/04, sau 6 tháng bế tắc. Tổng thống Biden cam kết sẽ "nhanh chóng" phê chuẩn quyết định viện trợ nói trên sau khi Quốc hội lưỡng viện thông qua.

Trọng Thành

***********************

Bom bay đời mới của Nga : Thách thức lớn đối với Ukraine

Thùy Dương, RFI, 23/04/2024

Từ vài tháng trở lại đây, không quân Nga đã tăng cường cải tiến kho vũ khí đời cũ, đặt cược vào một loại vũ khí mới được cải tiến với tên gọi FAB-UMPK, bom bay được trang bị một thiết bị dẫn đường, để có thể tiến hành những vụ oanh kích có sức công phá mạnh hơn và xa hơn vào các thành phố và các chiến tuyến ở Ukraine, gây những thiệt hại nặng nề hơn cho đối phương, đồng thời giảm thiểu nguy cơ máy bay ném bom bị lực lượng phòng không Ukraine bắn hạ.

uk3

Một trái bom FAB-500 lực lượng Nga thả xuống vùng Zaporijja của Ukraine, ngày 23/03/2023, nhưng không phát nổ. AP - Andriy Andriyenko

Nhưng bom bay không phải là loại vũ khí mới ? 

Đúng là bom bay không phải vũ khí mới của Nga. Thực ra đây là loại vũ khí có từ thời Liên Xô và đã được quân đội Liên Xô sử dụng trong chiến tranh Afghanistan vào những năm 1980. Hiện giờ các kho vũ khí của Nga còn nhiều bom bay được chế tạo từ thời Liên Xô. Các lực lượng Ukraine cũng đã sử dụng bom bay ngay từ đầu chiến tranh. 

Điểm mới đáng nói là quân đội Nga đã hiện đại hóa loại vũ khí này, lắp thêm đôi cánh và một thiết bị dẫn đường vào những trái bom sẵn có để chúng có thể bay xa hơn và nhắm trúng mục tiêu với độ chính xác cao. Hệ thống mới này được gọi là UMPK. 

Nhờ sự cải tiến này, phi công Nga không phải lái máy bay đến vùng trời phía trên mục tiêu và thả bom theo chiều thẳng đứng như thời Đệ Nhị Thế Chiến, mà có thể ném bom khi còn ở cách rất xa mục tiêu. Tầm bay của bom có thể lên tới 50-70km. Nhờ đó, oanh tạc cơ của Nga nằm ngoài tầm bắn chặn của tên lửa địa đối không của Ukraine.

Nga ngày càng hướng tới những trái bom bay cực kỳ lớn ?

Việc cải tiến bom bay đã được áp dụng cho các loại bom nhiều kích cỡ : FAB-250 (250kg), FAB-500 (500kg) hay FAB-1500 (1,5 tấn). Những trái bom FAB-1500 có thể chứa đến 675kg chất nổ TNT. Tuần báo Pháp L’Express ngày 14/04 trích dẫn Jean-Christophe Noel, cựu sĩ quan không quân, nhà nghiên cứu hợp tác với Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI), cho biết, bom FAB-1500 đặc biệt phù hợp để oanh kích các mục tiêu tĩnh quy mô lớn, như một chốt chỉ huy, bunker hay kho vũ khí. 

Hồi tháng 03/2024, bộ trưởng quốc phòng Nga thông báo sẽ sản xuất hàng loạt bom FAB-3000, có khả năng mang tới 1,4 tấn thuốc nổ. 

Trong thời gian qua, Nga thường xuyên sử dụng bom bay để oanh kích Ukraine ?

Tuần báo Pháp Le Point ngày 30/03, cho biết, bom bay FAB - UMPK có sức công phá lớn hơn nhiều so với đạn pháo, thậm chí ngang bằng với sức công phá của tên lửa hành trình, nhưng có chi phí sản xuất thấp hơn. Chính vì thế, trong những tháng qua, Nga có xu hướng gia tăng việc sử dụng bom bay FAB - UMPK. Theo phía Ukraine, kể từ đầu năm 2024, Nga đã thả hơn 3.500 quả bom bay, nhiều gấp 16 lần so với năm ngoái và xu hướng này có thể tiếp tục. Theo France Info ngày 21/03, quân đội Nga khẳng định mỗi ngày thả 60-80 bom bay nhắm đến các mục tiêu của Ukraine. Báo chí Nga loan báo sản lượng bom bay FAB-1500 sẽ tăng gấp đôi trong năm 2024.

Bom bay FAB - UMPK khó bị đánh chặn ? 

Bộ thiết bị dẫn đường UMPK cho bom FAB không chỉ rẻ mà còn dễ chế tạo, nhưng lại có vai trò rất quan trọng, nhờ đó bom bay được cải tiến của Nga khó bị phát hiện và đánh chặn. Trên L’Express ngày 14/04, cựu phi công quân sự, chuyên gia hàng không Xavier Tytelman nhấn mạnh, bom bay FAB - UMPK "không hoạt động nhờ động cơ đẩy và không tỏa nhiệt" nên phòng không Ukraine phải dùng đến "những hệ thống hạng nặng được trang bị radar" mới phát hiện được mà đây lại là loại thiết bị Ukraine đang thiếu ở mặt trận. 

Do vậy, thách thức đối với lực lượng Ukraine là phải tiêu diệt được những oanh tạc cơ mà không quân Nga dùng để thả bom bay. Đó cũng chính một trong những lý do thúc đẩy tổng thống Volodymyr Zelensky liên tục kêu gọi phương Tây tăng cường cung cấp hệ thống phòng không tầm xa cho Ukraine. Ông nhấn mạnh : "Tôi sẽ không cho biết chúng tôi có bao nhiêu hệ thống Patriot. Nhưng tôi có thể nói rằng, trong tương lai, để bảo vệ toàn bộ Ukraine, chúng tôi nên có 25 hệ thống Patriot, mỗi hệ thống có từ 6 đến 8 bệ phóng".

Đâu là những khó khăn của Ukraine đối phó với oanh tạc cơ thả bom bay của Nga ?

Báo Le Figaro, thuộc sở hữu của tập đoàn Dassault, hãng chế tạo chiến đấu cơ Rafale của Pháp, ngày 26/03, nhấn mạnh là các lực lượng Ukraine đang phải đối mặt với một tình thế khó giải quyết và gây nhiều thương vong. Các hệ thống phòng không tầm ngắn của Ukraine, hiện được bố trí rải rác ở mặt trận, không đủ khả năng đánh chặn máy bay Sukhoi của Nga, vốn thường thả bom bay khi ở cách xa mặt trận vài chục km. Để đánh chặn, lực lượng phòng không Ukraine phải di chuyển những lá chắn phòng không giá trị nhất, đặc biệt là các hệ thống mà phương Tây viện trợ, đến gần máy bay của đối phương ở khoảng cách nguy hiểm cho chính họ. 

Theo giải thích hồi cuối tháng 03/2024 của một nguồn tin quân sự của Pháp với báo Le Figaro, "các hệ thống chiến lược này hiện giờ đang nằm trong tầm ngắm của lá chắn ISTAR (Intelligence, Surveillance, Target Acquisition & Reconnaissance - Tình báo, Giám sát, Thu thập Mục tiêu và Trinh sát) của Nga, với các bệ phóng tên lửa đa nòng Tornado-S, tương đương tên lửa Himars của Mỹ, có tầm bắn xa và chính xác". 

Còn theo trang tình báo nguồn mở Oryx, được Le Figaro trích dẫn, kể từ khi Nga chiếm được Avdiivka, Ukraine đã mất hai bệ phóng tên lửa Patriot của Mỹ và một bệ phóng tên lửa NASAMS của Na Uy. Đây là những thiết bị phòng không đặc biệt đắt đỏ và số lượng mà Kiev có được cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhưng nếu Ukraine giữ kỹ phía sau để bảo toàn các hệ thống phòng không này thì oanh tạc cơ của Nga sẽ có thể thoải mái hoạt động và thả bom bay. 

Ukraine sẽ phải sớm đối phó diện rộng với siêu bom bay FAB-3000 ?

Điều may mắn là hiện nay việc Nga đưa loại siêu bom bay FAB-3000 ra chiến trường Ukraine mới chỉ mang tính giả thuyết. Hiện giờ chưa có gì cho thấy bộ thiết bị dẫn đường UPMK có thể tương thích với những trái bom to nặng, cồng kềnh như FAB-3000. 

Một vấn đề khác, theo nhà nghiên cứu Matej Rafael Risko của Trung tâm Nghiên cứu Hòa bình tại Praha, Cộng hòa Czech, là Nga phải có được loại máy bay đủ khả năng chở những tái bom nặng đến 3 tấn và nhất là có đường kính rất lớn. Máy bay tiêm kích - oanh tạc cơ được các lực lượng Nga sử dụng nhiều nhất là Sukhoi Su-34, có thể sẽ khó phù hợp để chở siêu bom FAB-3000. Chuyên gia Benjamin Gravisse nhận định với Le Figaro là ý tưởng này "có vẻ mù mờ nhưng cũng không nên loại trừ khả năng này". Tuy vậy, chuyên gia này ví von "Sukhoi Su-34 chở bom FAB-3000 cũng chẳng khác nào một chiếc xe Lada lại kéo một chiếc xe máy kéo". Benjamin Gravisse là tác giả blog Red Samovar chuyên về quân đội Nga, và cũng là người đóng góp vào tạp chí Phòng thủ và An ninh Quốc tế - Défense & Sécurité Internationale (DSI)

Nga có thể sẽ dùng đến oanh tạc cơ Tupolev Tu-22M3. Nhưng Moskva được cho là chỉ có khoảng 60 chiếc Tu-22M3 trong kho và loại máy bay này hiện giờ không còn được sản xuất. Vẫn theo chuyên gia Benjamin Gravisse, "với chiến lược của Không quân Ukraine, việc Nga đưa oanh tạc cơ Tupolev vào vùng chiến sẽ gặp nhiều nguy cơ, rủi ro lớn. Đó là chưa kể đến việc trong tương lai Mỹ sẽ giao oanh tạc cơ F-16 cho Kiev". Theo báo Pháp Le Point ngày 30/03, mỗi chiếc oanh tạc cơ Su-34 của Nga có thể chở theo 3 trái bom FAB- 1500, nhưng như vậy sẽ khiến chúng dễ bị các oanh tạc cơ của Mỹ đánh chặn. F-16 nhẹ và dễ điều khiển hơn so với Su-34. 

Và cuối cùng, nhà nghiên cứu Matej Rafael Risko của Trung Tâm Nghiên Cứu Hòa Bình phân tích là có rất ít khả năng Nga triển khai ồ ạt siêu bom bay FAB-3000, bởi "FAB-3000 không phải loại vũ khí rất hiệu quả". Liên Xô đã từng dùng loại này trên chiến trường Afghanistan (giai đoạn 1979 - 1989), gây thương vong trong vòng bán kính 39 mét và khiến nạn nhân trong vòng bán kính 158 mét mét bị thương (do mảnh vỡ, chấn thương khí áp…) và tạm thời mất khả năng chiến đấu. Nhưng khả năng phá hủy như vậy cũng không khác mấy so với các loại bom bay nhỏ hơn là FAB-500 và FAB-1500. 

Chính vì thế, trong giai đoạn này, việc Nga thả bom bay nặng 3 tấn còn xa mới là mối nguy thảm khốc nhất đối với Ukraine. Kiev chủ yếu lo ngại về chiều hướng Nga huy động ngày càng nhiều bom FAB-500 và FAB-1500 tấn công Ukraine. 

Thùy Dương

***************************

Liên Âu khẳng định tiếp tục hỗ trợ Ukraine nhưng không cam kết cụ thể

Anh Vũ, RFI, 23/04/2024

Sau khi Quốc hội Mỹ thông qua ngân khoản viện trợ hơn 60 tỷ đô la cho Ukraine, Liên Hiệp Châu Âu đã bảo bảo đảm tiếp tục hỗ trợ Kiev, nhưng không đưa ra cam kết cụ thể nào, nhất là về việc cung cấp vũ khí phòng không.

uk5

Một binh sĩ Lữ đoàn Lực lượng Đặc biệt số 12 Azov, thuộc Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine bắn đạn pháo về phía quân Nga, tại Donetsk, ngày 05/04/2024. Reuters - Sofiia Gatilova

Theo AFP, hôm qua, 22/04/2024, các lãnh đạo ngoại giao và quốc phòng của 27 nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu đã họp tại Luxembourg, trong bối cảnh Hạ Viện Mỹ, sau nhiều tháng tranh cãi, hôm thứ Bảy 20/04 đã thông qua khoản viện trợ 60,8 tỷ đô la cho Ukraine.

Liên Hiệp Châu Âu đã có rất nhiều tuyên bố khẳng định hậu thuẫn Kiev nhưng không một quyết định cụ thể nào được đưa ra sau cuộc họp tại Luxembourg.

Tình hình Ukraine đang hết sức khẩn cấp, tổng thư ký khối NATO Jens Stoltenberg đã lưu ý từ cuối tuần trước rằng cần phải cung cấp ngay hệ thống phòng không để bảo vệ các thành phố và hạ tầng cơ sở của Ukraine trước các cuộc không kích của Nga.

Tham dự cuộc họp qua video, ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kouleba nhấn mạnh với các bộ trưởng của Liên Âu, "giờ là lúc để hành động chứ không phải thảo luận".

Lãnh đạo ngoại giao Châu Âu, ông Joseph Borrell, chỉ cho biết chung chung rằng nhiều nước thành viên đã bày tỏ "sẵn sàng" cung cấp viện trợ dưới dạng đạn dược hoặc hệ thống phòng không. 

Ukraine đang gặp rất nhiều khó khăn để chống đỡ các cuộc tấn công của Nga, trên bộ cũng như trên không. Từ nhiều tháng nay, Kiev kêu gọi các nước đồng minh khẩn cấp gửi vũ khí đạn dược, đặc biệt là các hệ thống phòng không hiện đại.

Bộ trưởng quốc phòng Hà Lan, Kajsa Ollongren, tuyên bố, "cái mà chúng ta cần là hành động nhưng đôi khi cũng cần phải thảo luận trước khi hành động. Đó là điều chúng tôi đang làm hiện nay".

Trong số các nước Liên Âu có hệ thống tên lửa phòng không Patriot mà Ukraine đang rất cần, có Hà Lan, Đức, Thụy Điển, Ba Lan, Hy Lạp, Tây Ban Nha và Rumani, theo thống kê từ các nguồn tin ngoại giao Châu Âu. Loại tên lửa đất đối không rất đắt tiền này có thể chống lại một cách hiệu quả các tên lửa siêu thanh mà Nga sử dụng tấn công Ukraine.

Tại cuộc họp hôm thứ Hai 22/04, Tây Ban Nha, qua lời ngoại trưởng José Manuel Albares, vẫn lảng tránh quyết định cụ thể, chỉ bảo đảm rằng Madrid "luôn luôn làm tất cả những gì có thể trong khả năng của mình" để giúp Ukraine.

Về phần mình, ngoại trưởng Ba Lan đánh giá có lẽ tốt hơn là nên xin "các nước Tây Âu" hơn là những nước gần với "chiến tuyến".

Đến giờ mới chỉ duy nhất có Đức đã thông báo chuyển bổ sung một hệ thống Patriot cho Kiev.

Theo Reuters, thủ tướng Anh, Rishi Sunak, trong chuyến thăm Ba Lan hôm nay dự kiến thông báo viện trợ bổ sung cho Ukraine 500 triệu bảng Anh (tương đương khoảng 600 triệu đô la Mỹ).

Anh Vũ

Additional Info

  • Author Anh Vũ, Trọng Thành, Thùy Dương
Published in Quốc tế

Ukraine loan báo "vô hiệu hóa" tàu cứu hộ của hải quân Nga ở Biển Đen

Thanh Hà, RFI, 22/04/2024

Một ngày sau khi Hạ Viện Mỹ thông qua gói viện trợ 61 tỷ đô la giúp Ukraine đối mặt với chiến tranh, Kiev hôm 21/04/2024 loan báo Hải quân Ukraine đã vô hiệu hóa tàu Kommuna, ở Crimea. Đây là một chiếc tàu chiến "lâu đời nhất" của Nga. Trong khi đó, chính quyền tại Sevastopol do Nga dựng lên, tuyên bố đã đẩy lùi được một vụ tấn công bằng tên lửa chống hạm do Ukraine tiến hành.

kommura01

Tàu cứu hộ Kommuna tại quân cảng Sevastopol tháng 11/2020. Mikhail Shapovalov / Alamy via Reuters

Thống đốc Sevastopol, Mikhaïl Razvozhayev, công nhận đã có nhiều mảnh vỡ từ tên lửa rơi xuống một chiếc tàu đang hoạt động và gây ra hỏa hoạn, nhưng các đám cháy đã "nhanh chóng được dập tắt".

Trong thông cáo trên mạng xã hội X, phát ngôn viên Hải quân Ukraine Dmytro Pletenchuk thận trọng cho biết chưa thể thẩm định chính xác về mức hư hại đã gây cho con tàu cứu hộ của Nga, nhưng Kommuna dường như "là không thể tiếp tục làm nhiệm vụ".

Kommuna là một trong những chiếc tàu quân sự cuối cùng lâu đời nhất còn hoạt động. Chiếc tàu này bắt đầu phục vụ từ năm 1915, có trọng tải hơn 3000 tấn, có nhiệm vụ cứu hộ ở các vùng biển sâu và cứu hộ tàu ngầm hay tàu vận tải bị mắc nạn. Từ 1996 tàu Kommuna thường trực tại khu vực Biển Đen.

Chasiv Yar và Bohdanivka : thông tin trái chiều

Còn tại các khu vực ở miền đông Ukraine, từ chiều qua, Bộ Quốc phòng Nga khẳng định đã "hoàn toàn giải phóng" Bohdanivka, một thị trấn với chưa đầy 100 dân cư trước chiến tranh. Bohdanivka cách thành phố lớn Chasiv Yar chừng 10 cây số nơi mà quân đội Nga đang quyết tâm đánh chiếm. Nhưng chỉ vài giờ sau đó thì phía Ukraine khẳng định vẫn đẩy lui được quân Nga khỏi Bogdanivka.

Về gói viện trợ hơn 60 tỷ đô la của Washington cho Kiev vừa được Hạ Viện Mỹ thông qua, điện Kremlin đánh giá khoản viện trợ này "không cho phép làm thay đổi tình thế trên chiến trận".

Trong cuộc họp cấp ngoại trưởng Liên Hiệp Châu Âu ngày hôm 22/04/2024 tại Luxembourg, ngoại trưởng Litva khẳng định là Liên Âu không thể "ỉ lại vào Mỹ". Đức cũng cho rằng Liên Âu cần "tiếp tục đẩy mạnh các cuộc thảo luận tăng viện cho Ukraine nhất là trang bị thêm cho quốc gia này các phương tiện để bảo vệ bầu trời".

Thanh Hà

***************************

NATO đồng ý cấp thêm hệ thống phòng không cho Kiev

Anh Vũ, RFI, 20/04/2024

Hãng tin AFP dẫn thông báo của tổng thư ký khối NATO Jens Stoltenberg hôm qua cho biết, các nước trong Liên minh đã đồng ý cung cấp bổ sung cho Ukraine các hệ thống phòng không trong đó có tên lửa Patriot.

uk1

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg trong cuộc họp báo khi kết thúc cuộc họp của Hội đồng NATO-Ukraine (NUC) tại trụ sở NATO ở Brusselles vào ngày 19/04/2024. AFP – Kenzo Tribouillard

Sau cuộc họp qua truyền hình giữa các bộ trưởng Quốc Phòng của NATO và tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, ông Jens Stoltenberg thông báo "NATO đã kiểm tra các khả năng hiện có của Liên minh và thấy có nhiều hệ thống có thể chuyển cho Ukraine". Ông Stoltenberg xác nhận thêm, "ngoài các tên lửa Patriot, còn có các hệ thống vũ khí khác mà các nước đồng minh có thể cung cấp, trong đó có SAMP-Ts", hệ thống tên lửa đất đối không do Pháp-Ý chế tạo.

Tuy nhiên, lãnh đạo NATO không cho biết con số cụ thể. Mặt khác, một nhà ngoại giao của NATO xác nhận với AFP rằng không có một cam kết chính thức nào được đưa ra trong cuộc họp này.

Cũng trong cuộc họp này, tổng thống Volodymyr Zelensky một lần nữa khẩn thiết đề nghị NATO giao nhanh nhất có thể vũ khí cho Ukraine. Ông nói : "Chúng tôi không thể chờ đến khi các quyết định được đưa ra nữa. Tôi đề nghị các vị xem xét yêu cầu của chúng tôi càng sớm càng tốt".

Tổng thống Zelensky cũng thừa nhận : "Chừng nào Nga còn ưu thế trên không và có thể dựa vào sức mạnh khủng khiếp của drone và tên lửa, thì khả năng dưới mặt đất của chúng tôi đáng tiếc là vẫn còn hạn chế".

Từ nhiều tháng nay quân đội của Kiev thiếu thốn quân số và đạn dược trầm trọng, gặp khó khăn trong việc kháng cự lại quân đội Nga đang chiếm ưu thế trên chiến trường. Ukraine giờ gần như hết khả năng bảo vệ các thành phố và hệ thống hạ tầng cơ sở năng lượng, vốn bị Nga liên tục bắn phá trong những tuần qua.

Các lãnh đạo Ukraine liên tục khẩn thiết kêu gọi các đồng minh viện trợ thêm các hệ thống phòng không, trong đó đặc biệt có hệ thống tên lửa Patriot có khả năng chống lại hiệu quả nhất các loại tên lửa siêu thanh đang được Nga sử dụng. Tuy nhiên sự chia rẽ trong Châu Âu và nhất là tại Hoa Kỳ đã làm chậm lại các viện trợ quân sự cho Kiev.

Anh Vũ

***************************

Slovakia : Chính phủ không giúp Ukraine, người dân quyên góp tiền để viện trợ Kiev

Thùy Dương, RFI, 20/04/2024

Trong bối cảnh nội các thân Nga từ chối đóng góp cho chương trình gây quỹ "Đạn dược cho Ukraine" do CH Séc đề xướng, hàng chục ngàn công dân Slovakia đã quyết định đóng góp vào một chiến dịch mới để gây quỹ cộng đồng nhằm viện trợ quân sự cho nước láng giềng chống quân Nga xâm lược. 

uk2

Người dân cầm cờ Slovakia và Ukraine trong cuộc biểu tình ủng hộ Ukraine, sau cuộc gặp của ngoại trưởng Slovakia và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov, tại Bratislava, Slovakia, ngày 12/03/2024. Reuters - Radovan Stoklasa

Từ Praha, thông tín viên trong khu vực, Alexis Rosenzweig, hôm 20/04 gửi về bài tường trình :

"Hơn hai triệu euro từ hơn 30.000 người quyên góp : sáng kiến ​​được đưa ra ch cách nay 4 ngày Slovakia đã thành công rc r và vượt xa ch tiêu đề ra ban đầu.

"Đạn dược cho Ukraine. Chúng tôi gửi cho họ mà không cần đến chính phủ". Đây là biểu ngữ của cuộc gây quỹ do tổ chức Hòa Bình Cho Ukraine phát động. Số tiền thu được sẽ dành để đóng góp vào dự án của chính quyền CH Séc nhằm hỗ trợ việc mua hàng trăm ngàn đạn pháo từ các nước thứ ba để cung cấp cho quân đội Ukraine hiện đang gặp khó khăn lớn trước quân xâm lược Nga.

Chính phủ của khoảng 20 nước đã chính thức thông báo khoản đóng góp vào kế hoạch của CH Séc, nhưng trong số đó lại không có chính phủ Slovakia, vốn là chính phủ liên minh có khuynh hướng thân Nga do Robert Fico lãnh đạo.

Chiến dịch quyên góp này, với sự ủng hộ của tổng thống mãn nhiệm, đã thu được số tiền nhiều hơn cả khoản đóng góp mà chính phủ Iceland đã loan báo. Chiến dịch này được tổ chức phối hợp với sáng kiến của CH Séc mang tên gọi "Quà tặng cho Putin". Một trong số các đợt quyên góp trước đây từng thu về vài trăm ngàn euro để mua xe rà phá bom mìn cho Ukraine".

Thùy Dương

*******************************

CIA : Ukraine có thể "thua" Nga trong năm 2024, nếu không được Mỹ hỗ trợ quân sự

Trọng Thành, RFI, 19/04/2024

Giám đốc cơ quan tình báo Mỹ CIA, Bill Burns, cảnh báo về nguy cơ Ukraine "thua" Nga, nếu không được Mỹ hỗ trợ thêm về quân sự. Tuyên bố được đưa ra hôm 18/04/2024, hai ngày trước cuộc bỏ phiếu tại Hạ Viện Mỹ, về khoản viện trợ quân sự hơn 60 tỉ đô la cho Ukraine, vốn bị trì hoãn từ cuối năm 2023.

uk3

Lửa bốc lên sau một vụ tấn công bằng tên lửa của Nga làm sáng cả một góc thành phố Kiev, Ukraine, ngày 21/03/2024. Reuters - Gleb Garanich

Theo AFP, phát biểu tại George W. Bush Center, ở Texas, Hoa Kỳ, giám đốc CIA dự báo, nếu "không có thêm hỗ trợ bổ sung, nguy cơ rất lớn là Ukraine sẽ thất bại trên chiến trường từ nay đến cuối năm 2024, hoặc ít nhất (tổng thống Nga) Putin sẽ có cơ hội ở thế thượng phong để áp đặt một giải pháp chính trị". Lãnh đạo CIA không cho biết cụ thể đối với Ukraine, "thua" Nga có nghĩa cụ thể là thế nào. 

Giám đốc cơ quan tình báo Mỹ CIA, Bill Burns, cũng nhấn mạnh, nếu được hỗ trợ bổ sung, người Ukraine sẽ đứng vững, "phá vỡ quan điểm kiêu ngạo của Putin là thời gian đang đứng về phía ông ta." 

Phát biểu của lãnh đạo CIA được đưa ra vào lúc chủ tịch Hạ Viện đảng Cộng hòa, ông Mike Johnson, đang chịu nhiều áp lực trong nội bộ, để không thông qua dự luật hỗ trợ Ukraine. Tối hôm qua, theo AP, Ủy ban Thẩm tra các Dự luật đã bỏ phiếu thông qua thủ tục đưa dự luật viện trợ quân sự cho Ukraine, cùng một số dự luật khác hỗ trợ Israel và Đài Loan, ra bỏ phiếu tại Hạ Viện. Ba dân biểu thuộc phái cánh cực hữu trong đảng Cộng hòa đã bỏ phiếu chống. 

Về phía Nga, khả năng kháng cự gia tăng của Ukraine có thể buộc Moskva phải tính đến việc ra lệnh động viên quân một lần nữa.

Từ Moskva, thông tín viên Anissa El Jabri cho biết cụ thể : 

Từ mùa thu năm ngoái, điện Kremlin đã thể hiện thái độ tự tin, đắc thắng, và tỏ ra khinh thường mọi trợ giúp của phương Tây cho Ukraine, kể cả khoản viện trợ của Mỹ bị trì hoãn lâu nay, nhưng đang chuẩn bị được đưa ra bỏ phiếu. Trưa hôm qua, phát ngôn viên điện Kremlin phát biểu : "Vì các tranh chấp chính trị nội bộ, Washington đang tìm kiếm các ý tưởng mới để hỗ trợ Ukraine. Tuy nhiên, tất cả các chuyên gia hoặc những người gần như là chuyên gia giờ đây đều hiểu rõ thực trạng chiến trường, và họ thấy rõ là những việc này không hề có lợi gì cho Ukraine, sẽ không mang lại thay đổi gì." 

Tuy nhiên, Điện Kremlin cũng theo dõi sát các tình hình quân sự, và rõ ràng là họ nỗ lực để tránh phải tiến hành một cuộc động viên mới lần thứ hai, bởi nhà cầm quyền hiểu rằng, nếu xảy ra, việc này sẽ rất gây mất lòng dân.

Hôm qua, tổng thư ký khối NATO Jens Stoltenberg khẳng định NATO đang chuẩn bị để chuyển thêm các hệ thống phòng không mới cho Ukraine. Thủ tướng Đức, Olaf Scholz, hy vọng là các quốc gia NATO có thể sẽ sớm viện trợ cho Ukraine 6 hệ thống phòng không Patriot.

Trọng Thành

****************************

Chiến tranh Ukraine : Oanh tạc cơ chiến lược đầu tiên của Nga bị rớt trên đường về căn cứ

Trọng Thành, RFI, 19/04/2024

Một oanh tạc cơ chiến lược Tupolev Tu-22M3 của Nga bị rớt tại miền nam nước Nga khi trên đường trở về căn cứ. Tình báo Ukraine hôm nay, 19/04/2024, cho biết oanh tạc cơ nói trên đã bị lực lượng phòng không nước này bắn hạ. Bộ Quốc Phòng Nga khẳng định đây dường như là một tai nạn do trục trặc kỹ thuật.

banha0

Không quân Ukraine xác nhận đã bắn hạ Chiến đấu cơ chiến lược Tupolev Tu-22M3 trong nội địa Nga. Ảnh minh họa - Russian Defence Ministry/AFP/File

Reuters dẫn lời cơ quan tình báo quân sự Ukraine, theo đó "lần đầu tiên các đơn vị thuộc lực lượng phòng không của binh chủng Không quân, phối hợp với ngành tình báo quốc phòng Ukraine, đã phá hủy một oanh tạc cơ tầm xa, mang tên lửa hành trình Kh-22, mà những kẻ khủng bố Nga sử dụng để tấn công nhiều thành phố Ukraine vô tội" . Theo tình báo Ukraine, oanh tạc cơ bị bắn hạ sau khi tiến hành một cuộc tấn công nhắm vào Ukraine.

Bộ Quốc Phòng Nga cho biết oanh tạc cơ Tupolev Tu-22M3 bị rớt tại vùng Stavropol, miền nam nước Nga, phía bắc vùng Kavkaz, cách Ukraine khoảng vài trăm cây số.

Theo báo chí Pháp, oanh tạc cơ Tupolev Tu-22M3, lần đầu tiên cất cánh năm 1976, hiện vẫn là một vũ khí chủ lực của không quân Nga. Phi cơ có tốc độ hơn 2.300 km/giờ, bay ở độ cao 13.000 km, rất khó bị bắn hạ. Tupolev Tu-22M3, có tầm hoạt động khoảng 7.000 km, cũng được coi "sát thủ tàu sân bay". Năm 2023, một oanh tạc cơ loại này ở căn cứ không quân Nga Solsy, miền tây bắc Nga, bị drone phá hủy.

Sân bay Nga ở Crimea bị oanh kích : Nhiều dàn phóng tên lửa S-400 bị phá hủy

Ngoài oanh tạc cơ nói trên, hôm qua, tình báo quân sự Ukraine cũng thông báo oanh kích thành công sân bay quân sự Nga ở Djankoi, bán đảo Crimea, phá hủy nhiều dàn phóng tên lửa S-400, nhiều trạm radar, và một trung tâm kiểm soát phòng không. Trên mạng Telegarm, một tài khoản gần gũi với quân đội Nga cho biết, Ukraine có thể đã sử dụng 12 tên lửa chiến thuật ATACMS, do Mỹ cung cấp, để tấn công căn cứ không quân này.

Theo chính quyền tỉnh miền trung đông Ukraine Dnipropetrovsk, hôm qua, Nga đã oanh kích nhiều cơ sở hạ tầng và nhà dân tại thủ phủ Dnipro, khiến 8 người chết và 25 người bị thương.

Trọng Thành

Additional Info

  • Author Thanh Hà, Anh Vũ, Thùy Dương, Trọng Thành
Published in Quốc tế