Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quốc tế

27/06/2017

Chính sách xoay trục của Donald Trump sang Châu Á

Tổng hợp

Ấn Độ và Hoa Kỳ thắt chặt quan hệ an ninh (RFA, 27/06/2017)

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cùng ra tuyên bố khẳng định các lợi ích an ninh chung và quan hệ đối tác chiến lược mở rộng giữa hai quốc gia về hợp tác ở Ấn Độ -Thái Bình Dương, chiến dịch chống khủng bố được Pakistan yểm trợ, và các vấn đề khu vực như Afghanistan, Bắc Hàn…

ando1

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại buổi họp báo ở Nhà trắng ngày 26/06/2017. AFP photo

Trước đó ngày 26/6, lãnh đạo hai nước đã có buổi gặp gỡ được miêu tả là "đầy hòa hợp" tại Tòa Bạch ốc. Người lãnh đạo chính quyền Washington còn gọi ông Modi là người bạn thực sự của mình trong khi đó ông Modi bày tỏ mong muốn phát triển quan hệ cá nhân với ông Trump.

*****************

Lãnh đạo Mỹ-Ấn Độ kêu gọi tôn trọng tự do hàng hải (RFI, 27/06/2017)

Trong cuộc gặp gỡ đầu tiên tại Nhà Trắng hôm qua, 26/06/2017, tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã kêu gọi tôn trọng tự do hàng hải ở vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và giải quyết các tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở vùng này một cách hòa bình, theo đúng luật pháp quốc tế.

an1

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (T) họp báo chung với tổng thống Mỹ Donald Trump, Nhà Trắng, Washington, 26/06/2017. REUTERS/Kevin Lamarque

Tổng thống Trump và thủ tướng Modi đưa ra lời kêu gọi nói trên trong bối cảnh tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước láng giềng về chủ quyền Biển Đông và biển Hoa Đông vẫn gay gắt. Đặc biệt, Bắc Kinh đã xây nhiều đảo nhân tạo ở Biển Đông và quân sự hóa các đảo này, gây quan ngại cho các nước trong khu vực, cũng như cho Hoa Kỳ và Ấn Độ.

Trong bản tuyên bố chung sau cuộc họp hôm qua, hai lãnh đạo Mỹ-Ấn Độ cũng lên án việc Bắc Triều Tiên tiếp tục bắn thử tên lửa và thử nghiệm hạt nhân, đe dọa nghiêm trọng hòa bình và an ninh toàn cầu. Ông Trump và ông Modi kêu gọi Bình Nhưỡng tuân thủ nghiêm chỉnh các nghĩa vụ và cam kết quốc tế.

Ngoài ra, hai nhà lãnh đạo Mỹ-Ấn Độ đã thảo luận về tình hình Afghanistan, nơi mà Hoa Kỳ dự trù triển khai thêm từ 3.000 đến 5.000 quân.

Riêng về quan hệ song phương, hôm qua, thủ tướng Modi đã không nói gì đến những hồ sơ gây bất đồng giữa hai nước, đặc biệt là hồ sơ về việc thị thực nhập cảnh làm việc, mà tổng thống Trump muốn hạn chế và thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu, mà ông Trump đã quyết định rút ra khỏi.

Trong lĩnh vực quốc phòng, tập đoàn General Atomics hôm qua thông báo đã được cấp phép bán máy bay không người lái MQ-9B Guardian cho Ấn Độ. Với loại máy bay không người lái này, New Delhi sẽ tăng cường khả năng giám sát vùng Ấn Độ Dương, nhất là theo dõi sát sát hơn những di chuyển của tàu bè Trung Quốc tại vùng biển này.

Chính quyền Mỹ cũng đã cho phép bán một máy bay vận tải quân sự C-17 cho New Delhi, với giá được thẩm định là khoảng 366 triệu đôla, theo thông báo của Lầu Năm Góc.

Thanh Phương

******************

Mỹ "sang trang" chiến lược tái cân bằng (Người Lao Động, 26/06/2017)

Sau khi tiếp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Nhà Trắng ngày 26-6, Tổng thống Mỹ Donald Trump còn có cuộc gặp với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trong tuần này.

Theo đài CNN (Mỹ), nhiều ánh mắt sẽ hướng về sự thể hiện của ông chủ Nhà Trắng để khẳng định với 2 vị lãnh đạo Châu Á rằng chiến lược tái cân bằng tại Châu lục quan trọng này từ thời người tiền nhiệm Barack Obama vẫn còn được vun đắp.

Có 2 câu hỏi cốt yếu cần được trả lời. Thứ nhất, chính quyền của ông Donald Trump có đủ tiềm lực để gắn kết sâu hơn với các quốc gia Châu Á về an ninh khu vực, tăng trưởng kinh tế, nhân quyền và giải pháp tranh chấp hòa bình ? Thứ hai, các đồng minh và đối thủ có còn xem Mỹ là đối tác quan trọng trong việc thực hiện chiến lược này không ?

Theo sau việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận chống biến đổi khí hậu Paris, hiện chưa rõ chính quyền của ông Donald Trump có thuyết phục được các lãnh đạo Châu Á rằng Washington nói là làm hay không. Hai cuộc gặp thủ tướng Ấn Độ và tổng thống Hàn Quốc là cơ hội đầu tiên để biết được khả năng thuyết phục của tổng thống Mỹ mạnh mẽ đến đâu.

bd1

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại một sự kiện ở Washington hôm 25/6 Ảnh : THE INDIAN EXPRESS

Theo các chuyên gia phân tích, chiến lược tái cân bằng tại Châu Á dưới thời ông Donald Trump đòi hỏi tăng cường quan hệ với New Delhi. Tổng thống Mỹ chủ trì một bữa tối dành cho vị lãnh đạo Ấn Độ mà ông gọi là "người bạn thực sự" trong thông điệp đăng trên Twitter hôm 25-6. 

Đây cũng là lần đầu tiên một nguyên thủ thế giới dùng bữa tối với Tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng. Theo trang Quartz, trên "bàn tiệc" là hàng loạt vấn đề, từ chống khủng bố và an ninh khu vực tới thương mại và thị thực.

Cam kết "đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại" của ông Donald Trump được cho là không thể thiếu việc mở rộng tiếp cận cho doanh nghiệp Mỹ với thị trường Ấn Độ. Với kim ngạch thương mại song phương gần 115 tỉ USD năm ngoái, không còn nghi ngờ gì về khả năng tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ Mỹ tại thị trường đông dân thứ hai thế giới. 

Trong cuộc gặp với lãnh đạo nhiều doanh nghiệp hàng đầu Mỹ hôm 25-6 tại thủ đô Washington, ông Modi cũng khẳng định Ấn Độ là một đất nước thân thiện với doanh nghiệp. Bằng chứng là chủ trương "Chính phủ tối thiểu, điều hành tối đa" được ông Modi xúc tiến ngay từ lúc tranh cử, tức xây dựng một chính phủ gọn nhẹ, tinh giản với ưu tiên cao nhất là xốc lại nền kinh tế bị sa sút trong nhiều năm qua.

Về khía cạnh an ninh, Ấn Độ - theo cách nói của Lầu Năm Góc - là đối tác tin cậy nhất của Afghanistan. Trong bối cảnh tổng thống Mỹ sắp công bố chiến lược Afghanistan của mình, hẳn ông cần thuyết phục thủ tướng Ấn Độ duy trì một sự gắn kết lâu dài. Các chuyên gia chính sách đối ngoại của Mỹ nhận định ông Donald Trump muốn Ấn Độ là đồng minh chủ chốt để đối trọng sự trỗi dậy của Trung Quốc ở Châu Á.

Trong chuyến thăm Mỹ ngày 29 và 30/6 sắp tới, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và ông chủ Nhà Trắng sẽ có cuộc gặp đầu tiên kể từ khi hai ông nhậm chức. Theo CNN, đây là cuộc gặp hết sức cần thiết bởi hai nhà lãnh đạo Mỹ - Hàn phải cùng suy tính những đòn bẩy để lôi kéo Trung Quốc tích cực hơn trong việc giải quyết vấn đề Triều Tiên. 

Theo đài CNN, tái cân bằng tại Châu Á dưới thời của tổng thống Mỹ thứ 45 đang ở ngưỡng bắt đầu một chương mới. Ông Donald Trump đã khẳng định đây là chính sách dưới thời ông Obama mà ông sẽ không bãi bỏ và nó đóng vai trò quan trọng để đạt được những mục tiêu an ninh quốc gia của Mỹ tại khu vực. 

Thu Hằng

****************

Modi : 'các quyền lợi của Ấn Độ và Mỹ ngày càng hội tụ về một điểm' (VOA, 26/06/2017)

Thủ tướng n Đ Narendra Modi nói ông "t tin rng các quyn li ca n Đ và Hoa Kỳ ngày càng hi t về một đim" gia lúc ông đang chun b gp Tng thng Donald Trump ti Toà Bch c.

bd2

Tổng Thống Mỹ Donald Trump-Thủ tướng Ấn độ Narendra Modi

Trong một bài quan đim đăng trên t Wall Street Journal, Thủ tướng Modi bày t lc quan v đà tăng trưởng kinh tế và tăng cường thương mi song phương gia hai nước.

Ông Modi viết :

"Trong bối cnh nn kinh tế toàn cu không my n đnh, hai quc gia chúng ta là nhng c máy tăng sc cho nhau đ tăng trưởng và đi mi".

Trong chuyến đi đu tiên ti thăm Hoa Kỳ k t khi ông Trump đc c tng thng M, hôm Ch nht ông Modi đã gặp các giám đc điu hành doanh nghip hàng đu ca Hoa Kỳ và các thành viên trong cng đng kiu bào n Đ.

Tại mt cuc hp mt khách sn th đô Washington quy t các nhà lãnh đo ca nhiu công ty công ngh hàng đu M, Th tướng n Đ ca ngi nhng lợi ích ca vic làm ăn n Đ, nơi mà ông nói có s can thip "ti thiu ca chính ph", khiến công vic kinh doanh nước Nam Á này d dàng hơn.

Trong số nhng người tham d cuc hp có ông Sundar Pichai ca Google, Satya Nadella ca Microsoft và Shantanu Narayen của Adobe Systems, tt c đu là người M gc n. Giám đc Amazon Jeff Bezos và Tim Cook ca Apple cũng tham d cuc hp.

Sau đó trong cùng ngày, tại mt khách sn Bc Virginia, Th tướng Modi gp g gn 1.000 thành viên ca cng đng n Đ ti Hoa Kỳ.

Ông Modi sẽ gp Tng thng Trump ti Toà Bch c trong ngày hôm nay, Th Hai 26/6 trong cuc đi thoi trc din đu tiên ca hai nhà lãnh đo. Trước cuc hp, ông Trump hôm th by viết trên Twitter rng ông nóng lòng mun tho lun các vn đ chiến lược vi mt "người bn tht s".

Hai chính phủ đang làm vic đ ra mt tuyên b chung v cuc chiến chng khng b.

Một quan chc cao cp ca Toà Bch c nói : "Chúng ta có th trông đi mt s sáng kiến mi v hp tác chng khng b".

Có những lo lng New Delhi v vic ông Trump đã không quan tâm đúng mc ti n Đ trong quá kh, nhưng ông Trump nói chung vn t ra tích cc v n Đ, da trên nhng thông đip công khai ca ông.

Ông Trump trước đây đã đi thăm Mumbai trong tư cách mt doanh nhân, và ông vẫn s hu mt s tài sn mang nhãn hiu Trump ti n Đ.

Như ông Trump, ông Modi trước khi tham chính tng là mt nhà kinh doanh. D kiến ông Modi s gp mt s giám đc điu hành M, thương lượng mt tha thun vi hãng chế to drone General Atomics của California đ đt mua 22 máy bay không người lái, không vũ trang Guardian (MQ-9) cho Hi quân n Đ đ tun tra hàng hi, và có th, điu đình vi công ty Lockheed Martin và Tata Advanced Systems đ sn xut máy bay chiến đu F-16 ti n Độ.

************************

Trung Quốc lo ngại về các hợp đồng quốc phòng Mỹ-Ấn (RFI, 26/06/2017)

bd3

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong buổi gặp đại diện cộng đồng người Ấn Độ tại Washington, Hoa Kỳ, ngày 25/06/2017. PIB / AFP

Trung Quốc hiện đang theo dõi rất sát chuyến đi thăm Hoa Kỳ của thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, đặc biệt là những hợp đồng về quốc phòng giữa hai nước, trong đó có hợp đồng cung cấp máy bay không người lái của Mỹ cho Ấn Độ.

Ngày 26/06/2017, thủ tướng Modi lần đầu tiên gặp tổng thống Donald Trump trong bối cảnh Ấn Độ và Hoa Kỳ đã thắt chặt quan hệ đối tác chiến lược kể từ khi ông Modi lên cầm quyền, tuy hai nước chưa phải là đồng minh. Dĩ nhiên ông Modi hy vọng là quan hệ giữa hai nước sẽ tiếp tục nồng ấm giống như dưới thời Obama, nhưng trước mắt ông sẽ cố thiết lập một mối quan hệ cá nhân tốt đẹp với ông Donald Trump.

Hai nhà lãnh đạo chắc cũng sẽ bàn về hợp đồng bán và chuyển giao công nghệ chiến đấu cơ phản lực của Mỹ cho Ấn Độ. Tuy nhiên, theo một chiến lược gia Trung Quốc tại Bắc Kinh được tờ Hindustan Times (26/07/2017) trích dẫn, Bắc Kinh không mấy lo lắng về việc Washington chuyển giao công nghệ sản xuất chiến đấu cơ F-16, vì dù sao đây cũng chiến đấu cơ đời cũ.

Điều làm cho Trung Quốc quan ngại nhất là khả năng Hoa Kỳ cung cấp các máy bay không người lái cho Ấn Độ. Theo chiến lược gia này, hợp đồng đó mang tính biểu tượng hơn là hợp đồng F-16 và sẽ giúp nâng cao khả năng giám sát của New Delhi ở vùng Ấn Độ Dương và như vậy Ấn Độ sẽ theo dõi sát hơn mọi di chuyển của tàu Trung Quốc tại vùng biển này.

Một số tờ báo loan tin là chính phủ Mỹ đã bật đèn xanh cho hợp đồng bán 22 chiếc máy bay không người lái Guardian MQ-9B, trị giá tổng cộng 2 tỷ đôla, mà Ấn Độ muốn trang bị cho lực lượng hải quân của họ. Hãng tin Reuters trước đó cho biết New Delhi xem hợp đồng này là một trắc nghiệm quan trọng cho quan hệ quốc phòng Mỹ-Ấn.

Theo dự kiến thì hợp đồng bán máy bay không người lái cho Ấn Độ sẽ được công bố trong bản tuyên bố chung sau cuộc gặp Trump-Modi hôm nay, nếu có sự chấp thuận chính thức của Quốc hội.

Nói chung là Bắc Kinh ngày càng quan ngại về quan hệ Mỹ-Ấn kể từ khi hai nước ký hiệp định về hạt nhân dân sự năm 2005, mở đường cho New Dehli nhập khẩu nhiên liệu và công nghệ hạt nhân. Cho tới nay Trung Quốc vẫn chống lại việc Ấn Độ muốn gia nhập nhóm 48 quốc gia cung cấp năng lượng hạt nhân, kiểm soát việc mua bán công nghệ hạt nhân trên thế giới.

Hơn nữa, Bắc Kinh nghĩ rằng Hoa Kỳ đang muốn dùng Ấn Độ để kềm chế, "bao vây" Trung Quốc. Hôm thứ Sáu 23/06, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã yêu cầu Washington và New Delhi "không làm ảnh hưởng đến hòa bình ở vùng Biển Đông", yêu cầu hai nước này nên đóng "vai trò xây dựng" trong những tranh chấp chủ quyền hơn là làm cho các tranh chấp đó trầm trọng. Bắc Kinh đã ra tuyên bố như trên vì biết chắc là hồ sơ này sẽ được đề cập đến trong cuộc gặp gỡ Trump-Modi lần này.

Thanh Phương

*****************

Tổng thống Donald Trump tiếp Thủ tướng Ấn Độ (RFA, 26/06/2017)

bd4

Tổng thống Donald Trump ôm chào Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Washington DC hôm 24/6/2017. AFP

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ngày 26/6 đón tiếp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại tòa Bạch ốc. Buổi gặp gỡ được nói là nhằm xây dựng mối quan hệ cá nhân mặc dù hai nhà lãnh đạo có nhiều quan điểm khác nhau chẳng hạn như về biến đổi khí hậu hay vấn đề nhập cư.

Hãng AFP cho biết trên trang Twitter của mình, nhà lãnh đạo chính quyền Washington đã gọi Thủ tướng Ấn Độ là người bạn thực sự của ông, còn ông Modi nói rằng ông rất mong đợi những tiến triển trong mối quan hệ cá nhân với Tổng thống Trump.

Nhận xét về buổi gặp mặt, một quan chức cao cấp của Ấn Độ cho biết rất hy vọng về sự hòa hợp giữa hai nhà lãnh đạo, trong khi một quan chức Mỹ nói rằng hai ông có nhiều điểm chung.

Tin cho biết thêm rằng hai nhà lãnh đạo sẽ cùng nhau ăn tối tại tòa Bạch ốc và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ là người nước ngoài đầu tiên dùng bữa tại Nhà Trắng với mục đích làm việc dưới chính quyền mới của Hoa Kỳ.

**********************

Hoa Kỳ - Ấn Độ : Thủ tướng Modi lần đầu tiên gặp tổng thống Trump (RFI, 26/06/2017)

bd5

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Diễn Đàn Kinh Tế Quốc Tế St. Petersburg, Nga, ngày 02/06/2017. REUTERS/Mikhail Metzel

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đến Hoa Kỳ hôm qua 25/06/2017 và hôm nay lần đầu tiên gặp tổng thống Mỹ Donald Trump để thắt chặt quan hệ quan hệ song phương và giải quyết những bất đồng giữa hai nước.

Hợp tác quân sự, an ninh trong khu vực Nam Á và kinh tế là những hồ sơ chính trong buổi làm việc đầu tiên giữa tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Nhà Trắng ngày. Đây cũng là cơ hội để Washington và New Delhi tìm cách giải quyết một số bất đồng sâu rộng.

Trong số này, đầu tiên phải kể đến quyết định của Washington giới hạn việc cấp visa cho người lao động nước ngoài vào Mỹ theo diện H1B. Biện pháp nói trên gây trở ngại cho hàng chục ngàn chuyên viên điện toán Ấn Độ cộng tác với các hãng Mỹ trong vùng Silicon Valley.

Bất đồng thứ nhì liên quan đến hiệp định Paris chống biến đổi khí hậu : Donald Trump rút nước Mỹ ra khỏi thỏa thuận lịch sử này và nhất là chủ nhân Nhà Trắng đã trực tiếp chỉ trích là thỏa thuận này có lợi cho Ấn Độ. New Delhi đã rất bất bình về cáo buộc đó của tổng thống Hoa Kỳ.

Trái với thông lệ, nguyên thủ hai nước không dự trù họp báo chung. Theo giới quan sát, phủ tổng thống Mỹ tránh né các câu hỏi của báo giới, do có nhiều bất đồng giữa Donald Trump và Narendra Modi.

Tuy nhiên, các nguồn thạo tin không loại trừ khả năng sau buổi làm việc hôm nay, Hoa Kỳ và Ấn Độ cùng thông báo một số thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng. Tập đoàn General Atomics đang đợi giấy phép để hoàn tất hợp đồng bán máy bay không người lái cho Ấn Độ, trị giá hơn 2 tỷ đô la.

Tuần trước, tập đoàn chế tạo vũ khí Lockheed Martin của Mỹ ký hợp đồng với Tata Advanced Systems của Ấn Độ, dự trù di dời một phần cơ sở từ bang Texas sang Ấn Độ để đổi lấy đơn đặt hàng trị giá hàng tỷ đô la của New Delhi.

Ấn Độ chuẩn bị thay thế hàng trăm chiến đấu cơ đã mua của Liên Xô. Thủ tướng Modi đã đặt điều kiện là máy bay bán cho Ấn Độ phải được lắp rắp ngay tại nước này.

An ninh khu vực là một hồ sơ lớn khác sẽ được hai ông Modi và Trump đề cập tới vào lúc Mỹ chuẩn bị đưa thêm 5.000 quân sang Afghanistan.

Trên trang Twitter tối ngày 24/06/2017, Donald Trump tuyên bố sẽ thảo luận về những vấn đề chiến lược rất quan trọng với ông Modi, "một người bạn thực thụ".

Sau thủ tướng Ấn Độ, ngày 29/06 tổng thống Mỹ sẽ có một cuộc đối thoại khác với tầm mức chiến lược quan trọng không kém, khi tiếp tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In.

Thanh Hà

*********************

Tổng thống Hàn Quốc thăm Hoa Kỳ (RFA, 26/06/2017)

bd6

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-In tại Seoul, hôm 5/6/2017  AFP

Tân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-In sẽ gặp gỡ với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trong tuần này để thảo luận về chương trình hạt nhân của Bắc Hàn, trong lúc Bình Nhưỡng phản đối các biện pháp chế tài quốc tế áp đặt đối với Bắc Triều Tiên.

Trong vấn đề chương trình võ khí hạt nhân của Bắc Hàn, hai vị tổng thống của Hàn Quốc và Hoa Kỳ đã không có đồng quan điểm. Tổng thống Moon cho rằng cần phải đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp chế tài đối với Bình Nhưỡng, trong khi Tổng thống Trump từng tuyên bố có thể sử dụng biện pháp quân sự.

Tổng trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Jim Mattis khẳng định Bắc Hàn là "mối đe dọa khẩn cấp và nguy hiểm", và Tổng thống Donald Trump cũng đặt vấn đề ngưng chương trình võ khí của Bình Nhưỡng là ưu tiên hàng đầu trong chính sách ngoại giao của Mỹ.

Mặc dù Seoul có thể là mục tiêu bị trả đũa đầu tiên của Bình Nhưỡng, nhưng các nhà phân tích cho rằng buổi gặp gỡ của hai vị tổng thống Hàn Quốc-Hoa Kỳ lần đầu tiên sẽ không bàn thảo về những quan điểm khác biệt giữa hai ông.

Quay lại trang chủ
Read 682 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)