Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quốc tế

25/04/2024

Điểm báo Pháp - Thứ trưởng quốc phòng Nga bị bắt giam

RFI tiếng Việt

Nga : Thứ trưởng quốc phòng bị bắt giam, điềm báo nguy cho bộ trưởng Shoigu ?

Le Figaro ngày 25/04/2024 cho biết chi tiết về sự rơi đài của thứ trưởng quốc phòng Nga Timur Ivanov. Nổi tiếng với cuộc sống xa hoa, ông ta bị kết tội tham nhũng và bị tống giam ở Moskva. Ivanov vốn là người tin cẩn của Sergey Shoigu, phải chăng đây là đòn nặng cho bộ trưởng quốc phòng?

quocphong1

Thứ trưởng quốc phòng Timur Ivanov thăm các khu nhà đang được xây dựng tại Mariupol, thành phố của Ukraine bị Nga chiếm đóng, ngày 15/10/2022. via REUTERS - Russian Defence Ministry

Những đại công trình và cuộc sống xa hoa của vợ chồng thứ trưởng

Timur Ivanov, 48 tuổi, bị bắt tối thứ Ba ngay tại phòng làm việc với cáo buộc "nhận hối lộ với quy mô lớn", một tội danh có khung hình phạt đến 15 năm tù. Nghi can Sergey Borodin bị cho là đồng lõa, cũng bị tạm giam. Hôm qua, ông thứ trưởng phụ trách quản lý toàn bộ bất động sản và công trình xây dựng của Bộ Quốc phòng đã xuất hiện với bộ quân phục trong chiếc lồng kính dành cho tù nhân, sau đó bị đưa về nhà tù Lefortovo.

Đã từ lâu quan chức này bị nghi ngờ biển thủ những số tiền lớn thông qua những công trình đại quy mô dưới quyền mình : tái thiết thành phố Mariupol của Ukraine đã bị quân Nga biến thành bình địa năm 2022, dựng lại giáo đường của quân đội trong "công viên Ái Quc" gần Moskva, phát triển sân bay vũ trụ Vostochny ở vùng Viễn Đông vốn ngốn rất nhiều tiền, mở 16 trung tâm y tế của Bộ Quốc phòng trong thời kỳ Covid. Vụ này còn mang tính chính trị vì Timur Ivanov là người thân tín của bộ trưởng Sergey Shoigu.

Timur Ivanov và vợ là Svetlana trong nhiều năm qua vẫn gây chú ý với vô số bất động sản, những lễ hội tưng bừng và những món chi tiêu lớn cho nữ trang, thời trang cao cấp và những kỳ nghỉ ở vùng núi Courchevel hay thành phố miền biển Saint-Tropez nước Pháp. Một nhà báo miêu tả ông thứ trưởng "không ging như mt quân nhân, ông mc áo măng-tô giá nhiu triu rúp và xc du thơm mc tin xa hàng cây s vn ngi thy". Từ 2013 đến 2018, cặp vợ chồng đã chi 850.000 euro để mướn nhng bit th, du thuyn sang trng Saint-Tropez, mua mt chiếc Rolls-Royce Corniche ch để đi ngh mát ngoài nhng xe sang đã có Moskva - theo điều tra từ Quỹ chống tham nhũng (FBK) của Alexei Navalny.

Đấu đá trong giới an ninh ?

Trang web Viortska cho biết thêm, bà Svetlana mua hàng mấy trăm ngàn euro những món hàng xa xỉ thông qua các công ty trung gian, và theo FBK, chủ yếu là các công ty sau đó được tham gia việc tái thiết Mariupol. Bà ta vẫn tiếp tục du ngoạn Châu Âu, đến các nhà kim hoàn nổi tiếng ở quảng trường Vendôme nước Pháp sau khi cuộc xâm lăng bắt đầu, con cái họ sống tại Luân Đôn, Paris và Mexico. Đến mùa hè cặp vợ chồng loan báo ly di, được nhiều nguồn tin cho là giả, để tránh cho Svetlana Ivanov khỏi bị Mỹ và Châu Âu trừng phạt. Quả thật đến cuối 2022 ông chồng bị cấm vận nhưng bà Svetlana vẫn có thể lại sang các nước Châu Âu. Năm 2019, tạp chí Forbes xếp Ivanov trong số "siloviki" giàu nht nước Nga.

Đang trong chiến tranh với Ukraine, Ivanov nay là lãnh đạo quốc phòng cao cấp nhất phải vào tù. Vì sao lại bắt lúc này ? Kênh Telegram "Vajnié Istorii" (Những câu chuyện quan trọng) dẫn nguồn thân cận FSB cho rằng : "Không ai b bt ch vì tham nhũng. Putin đã ra lnh sau khi tin rng đây là mt v phn quc. Ti nhn hi l ch là phn được công khai". Phát ngôn viên Kremlin, Dimitri Peskov, cũng nằm trong số những khách mời lễ lạc của cặp Ivanov bác bỏ giả thiết tội phản quốc.

Tâm điểm chú ý là bộ trưởng quốc phòng Sergey Shoigu, 68 tuổi, rất thân thiết với Vladimir Putin nhưng uy tín sút giảm. Theo trang Viortska, "Đây là đòn nng cho Shoigu, nht là trước l nhm chc" của Vladimir Putin ngày 07/05. Tân nội các sẽ được thông báo trong tháng 5. Một nguồn khác nêu ra khả năng đấu đá giữa các "siloviki". Timur Ivanov lâu nay vẫn trong tầm ngắm của GRU (tình báo quân đội), vốn thân cận với Yevgeny Prigozhin - người đã từng tố cáo ông thứ trưởng là "k cướp kho báu".

Hồng thập tự Nga tiếp tay cho chế độ Kremlin

Cũng liên quan đến Nga, La Croix cho biết hội Hồng thập tự Nga đang là đích nhắm của Hồng thập tự Quốc tế, vì hợp tác với Moskva trong việc tuyên truyền về chiến tranh với Ukraine. Theo những thông tin có được từ vụ KremlinLeaks, thì tổng thư ký Pavel Savchuk rất thân thiết với Mặt trận Bình dân Liên Nga, một tổ chức dân tộc chủ nghĩa ủng hộ xâm chiếm Ukraine.

Ông Savchuk cũng ký hợp tác với các tổ chức quyên góp trang bị cho lính Nga, hợp đồng với trung tâm thiếu nhi Artek vốn đã bị trừng phạt vì tham gia bắt đưa sang Nga và cải tạo trẻ em Ukraine trong các "trại ái quốc". Các thành viên Hồng thập tự Nga còn huấn luyện thanh thiếu niên Nga không chỉ việc cấp cứu, mà cả sử dụng vũ khí và những khái niệm quân sự căn bản. Tuy nhiên theo La Croix, ít có khả năng tổ chức này bị Hồng thập tự Quốc tế trừng phạt vì nguy cơ sẽ bị Moskva cấm vào những vùng đất của Ukraine đang bị Nga chiếm đóng.

Quốc hội Mỹ thông qua viện trợ cho Ukraine : Đa số đứng về phía chính nghĩa

Le Monde nhận thấy "Vin tr quân s ca Hoa K là tin tt lành cho Ukraine". Lá phiếu của các nhân vật Cộng hòa cho thấy thực chất của phe Trump : một thiểu số co cụm lại trong tầm nhìn quốc tế dừng lại ở biên giới nước Mỹ. Thượng Viện Hoa Kỳ hôm 23/04 đã thông qua với đa số áp đảo (79 thuận và 18 chống) viện trợ quân sự khẩn thiết cho Ukraine, đang dưới áp lực ngày càng lớn của quân Nga. Sau Hạ Viện, cuộc bỏ phiếu này cho thấy phe cực đoan trung thành vô điều kiện với cựu tổng thống Donald Trump đã bị mờ nhạt.

Hơn hai năm sau khi chế độ Putin xâm lược thô bạo nước láng giềng, đa số dân biểu, nghị sĩ Mỹ không thể chấp nhận thái độ thụ động đồng lõa để cho một quốc gia bị đè bẹp. Chủ tịch Hạ Viện Mike Johnson sau sáu tháng do dự mới ra tay hành động. Số phiếu thuận (101) của Cộng hòa tại Hạ Viện thấp hơn phiếu chống (112) đôi chút, nhưng không thiếu một phiếu nào từ phía Dân chủ. Tại Thượng Viện, nhiều thượng nghị sĩ Cộng hòa hơn (31 thuận và 15 chống) đã chọn lựa đứng bên cạnh một dân tộc bị oanh kích cả ngày lẫn đêm, thay vì vô cảm.

Donald Trump đang bận rộn với phiên tòa hình sự ở New York, không có ý kiến. Chính ông đã làm Quốc hội bất động trong thời gian dài vừa qua, đồng thời cho rằng có thể đạt được hòa bình chỉ trong một ngày, trong khi suốt bốn năm tại chức không làm nổi. Bởi vì cuộc chiến tranh thực ra bắt đầu từ 2014 với việc Nga đơn phương sáp nhập Crimea và yểm trợ lực lượng ly khai ở Donbass. Nhưng mối đe dọa vẫn còn đó, Trump vẫn có thể quay lại Nhà Trắng. Trước mắt, cuộc bỏ phiếu là tin tốt lành cho Ukraine đang vất vả chiến đấu, và làm tắt tiếng những kẻ chủ bại, đã không học được gì từ cuộc kháng chiến anh dũng chống lại ông chủ điện Kremlin của một dân tộc khao khát tự do.

"Sống sót trở về" : Tổ chức từ thiện cung cấp… súng máy

Les Echos dẫn lời tổng thống Mỹ Joe Biden sau khi phê chuẩn, rằng cuộc thương lượng tuy lâu lắc và khó khăn, nhưng đã "xng tm vi s kin". "Đó là đầu tư vào an ninh ca chính chúng ta. Khi các đồng minh mnh m, chúng ta s mnh hơn". Ông hứa sẽ gởi ngay khí tài cho Ukraine, gồm đạn pháo phòng không, rốc-kết, xe quân sự, trong đợt đầu là 1 tỉ đô la. Kiev chờ đợi chủ yếu đạn pháo 155 ly, xe thiết giáp và hỏa tiễn tầm xa ATACMS. Trên chiến trường, Ukraine vẫn rất khó khăn, đang mất dần đất vì mỗi lần Nga bắn sang 6,7 quả đạn thì Ukraine chỉ bắn trả được 1. Các chiến binh Ukraine nói đùa, nếu vị trí địch bị trúng một loạt đạn pháo chắc chắn là do Nga bắn lầm nhau, vì phía Ukraine chỉ được bắn đi một quả trong buổi chiều.

Với tinh thần tự lực cánh sinh, quỹ "Sống sót trở về" (Повернись живим) hay "Come back alive" theo tiếng Anh, là tổ chức từ thiện hiếm hoi trao tặng... súng máy. Quỹ này ban đầu hình thành từ sự thiếu hiệu quả của Nhà nước do lãng phí, tham nhũng hoặc quan liêu khiến xã hội dân sự vào cuộc. "Sống sót trở về" cung cấp các thiết bị phòng vệ như nón sắt, áo giáp, túi cứu thương, thiết bị liên lạc, ống viễn vọng hồng ngoại... và cả phương tiện sát thương như drone, xe jeep, súng máy, đạn pháo.

Từ khi thành lập đến nay, quỹ đã nhận được 341 triệu đô la, một phần ba từ các nhà hảo tâm ở nước ngoài, số còn lại từ công dân Ukraine dù thu nhập trung bình chỉ khoảng 500 đô la. Vũ khí hạng nhẹ mua được trên thị trường quốc tế nhờ các cựu chiến binh hiểu rõ nhu cầu của người lính. "Come back alive" đã cung cấp 1.200 xe jeep, mười mấy xe thiết giáp và 24.000 drone quan sát hoặc chế thành drone ném lựu đạn, thay cho đạn pháo quá thiếu thốn.

Donald Trump làm Châu Âu chia rẽ

Về quan hệ giữa hai bên bờ Đại Tây Dương, Le Monde phân tích "Trump có thể làm Châu Âu chia rẽ ra sao". Thủ tướng Hungary Viktor Orban có lẽ đã bỏ túi "tấm vé" dự lễ đăng quang trong trường hợp Donald Trump đắc cử, nhưng các nhà lãnh đạo khác muốn có thời gian quan sát. Đối với Anh quốc, mối quan hệ đặc biệt lâu đời khiến thủ tướng Anh luôn là lãnh đạo đầu tiên đến thăm tân tổng thống Mỹ, nhưng bà Theresa May đã bỏ qua truyền thống này. Thủ tướng Ý Giorgia Meloni được xếp vào cực hữu, có thể không ngại ngần.

Trump có lẽ không muốn tiếp các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu vì luôn ưu tiên cho quan hệ song phương. Đức, Pháp có mối quan tâm riêng : thủ tướng Olaf Scholz sẽ cố gắng lập mối giao hảo, còn tổng thống Emmanuel Macron liệu có lấy lòng Donald Trump như trong nhiệm kỳ đầu vào năm 2017 ? Tuy trước đây thành công, nhưng thế giới đã thay đổi, và Trump cũng vậy. Ông Trump trong nhiệm kỳ thứ hai sẽ cứng rắn hơn, và chủ đề dễ gây bất đồng nhất - đặc biệt với Emmanuel Macron - là Ukraine.

Emmanuel Macron và giấc mộng Châu Âu

Ngoài Le Monde quan tâm đến việc gia đình các con tin Israel lo sợ bị rơi vào quên lãng, việc tổng thống Pháp đọc diễn văn tại đại học Sorbonne hôm nay trong bối cảnh bầu cử Nghị viện Châu Âu sắp diễn ra, được các báo chú ý nhất. Le Figaro chạy tít "Bầu cử Châu Âu : Macron vào cuộc để cứu vãn phe mình", tương tự với Libération "Macron đóng vai lính cứu hỏa". La Croix đăng ảnh tổng thống Pháp với tít lớn "Macron và Châu Âu, hồi II", nhấn mạnh, bảy năm sau bài diễn văn quan trọng về Châu Âu, ông Macron quay lại Sorbonne để tạo sức nặng cho cuộc tranh luận.

La Croix nhận định "Emmanuel Macron, luật sư muôn đời về một Châu Âu hùng mạnh". Le Figaro cho rằng tổng thống sẽ nỗ lực hết mình để những ngôi sao của giấc mộng Châu Âu lấp lánh trở lại, nhưng e rằng chỉ là ảo tưởng. Đối với Libération, tuy ông Macron bị chỉ trích là tranh thủ dịp này để cổ vũ cho phe mình, nhưng tất cả những người tiền nhiệm của ông đều không khác. Vấn đề là khi phải đích thân bước lên tuyến đầu, Macron cho thấy ông quá cô đơn.

Thụy My

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Thụy My
Read 159 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)