Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quốc tế

30/05/2024

Nga thách thức sự thống trị của Mỹ trong không gian

RFI tiếng Việt

Cuộc chiến ở Ukraine đã khơi dậy lại sự cạnh tranh giữa hai cường quốc vũ trụ Nga-Mỹ, với sự gia tăng của các hành động gây hấn từ phía Moskva trong những tháng gần đây.

khonggian1

Tên lửa Soyuz của Nga được phóng lên trạm không gian quốc tế từ sân bay vũ trụ Baikonur, Kazakhstan, ngày 23/03/2024. AP - Bill Ingalls

Trong lúc quân đội Nga tiếp tục giành được ưu thế trên mặt trận Ukraine, có một lĩnh vực khác mà Moskva dường như đang dốc sức đầu tư trong nhiều tháng qua nhằm gây bất ổn cho Washington, đồng minh quân sự chính của Kiev, đó là không gian. Trong lĩnh vực then chốt này, căng thẳng giữa hai nước đang tích tụ. Gần đây nhất là sự kiện được phát ngôn viên Lầu Năm Góc Pat Ryder công bố ngày 22/05, đó là Nga đã triển khai "vũ khí không gian trên cùng quỹ đạo với vệ tinh của chính phủ Mỹ".

Tướng Ryder tuyên bố : "Nga đã phóng một vệ tinh vào quỹ đạo Trái đất tầm thấp mà chúng tôi tin là vũ khí không gian có khả năng tấn công các vệ tinh khác trong cùng quỹ đạo". Phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov đã từ chối bình luận về cáo buộc nói trên và cho biết Nga hành động "hoàn toàn tuân theo luật pháp quốc tế". Đối với các chuyên gia, cạnh tranh trong lĩnh vực không gian quân sự giữa Moskva và Washington đang tái diễn.

Tướng Michel Friedling, chỉ huy bộ tư lệnh không gian của quân đội Pháp từ năm 2019 đến năm 2022, cho biết : "Trong những năm gần đây, tại các cuộc họp giữa những quan chức quân sự vũ trụ, Trung Quốc luôn là mối bận tâm chính và Nga dường như đã hụt hơi. Nhưng trong thời gian gần đây, Moskva đã trở lại mạnh mẽ và điều này càng được thấy rõ cho đến tận bây giờ".

"Mèo vờn chuột"

Moskva đã nắm vững hầu hết công nghệ vũ khí chống vệ tinh kể từ những năm 1960 và 1970, khi sự cạnh tranh với Washington trong lĩnh vực không gian lên đến đỉnh điểm. Với sự sụp đổ của Liên Xô, các chương trình này đã bị gác lại. Tuy nhiên, kể từ năm 2014 khi sáp nhập Crimea và bắt đầu cuộc chiến ở Donbass, Nga đã kích hoạt trở lại những chương trình này và tăng cường phát triển vũ khí chống vệ tinh. Theo tướng Friedling, vốn không mang lại kết quả, những sáng kiến ​​này cui cùng đã ly li uy tín vào nhng năm 2019-2020 và kể từ đó, Nga liên tục chơi trò "mèo vờn chuột" với Mỹ.

Tháng 12/2019, lần đầu tiên Moskva khiến Washington "chột dạ" với việc phóng thành công vệ tinh mang tên "Cosmos 2543", có khả năng phóng vào không gian hai vệ tinh nhỏ khác, một loại "búp bê Nga", theo cách gọi của các chuyên gia. Sáng kiến ​​này trái vi các quy tc trong lĩnh vc không gian, bi vì để ngăn chn các vt th va chm, các quc gia trước tiên phi thông báo vi tng thư ký Liên Hip Quc bt k vt th nào mà nước đó d định đưa vào qu đạo. Theo Lu Năm Góc, vài tháng sau, vào tháng 06/2020, chính chiếc"Cosmos 2543" này đã phóng một "ngư lôi" vào không gian, trong khi hoạt động bắn chống vệ tinh theo truyền thống được thực hiện từ mặt đất.

Moskva đã gia tăng các hành động gây hấn trong giai đoạn 2021-2022. Tháng 11/2021, 3 tháng trước cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 02/2022, Nga đã thực hiện - như những gì họ có thể làm vào những năm 1960 - một cuộc tấn công chống vệ tinh ngoạn mục nhắm vào một trong những thiết bị cũ của họ, và cuộc diễn tập này đã tạo ra nhiều mảnh vỡ trong không gian. Tháng 08/2022, lần đầu tiên Nga đưa một vệ tinh "thanh tra" vào quỹ đạo, để thực hiện hoạt động gián điệp, lên đúng đường bay của một vệ tinh giám sát thế hệ mới nhất của Mỹ (USA 326), được phóng lên vài ngày trước khi nổ ra chiến tranh Ukraine.

Hoạt động gây nhiễu

Việc Lầu Năm Góc hôm 22/05 công khai tố cáo việc Nga lắp đặt một vệ tinh có khả năng vừa do thám vừa tấn công, trên cùng quỹ đạo với vệ tinh Mỹ, đánh dấu bước leo thang căng thẳng mới. Theo Washington, vệ tinh "Cosmos 2576" được phóng lên không gian ngày 16/05 bằng tên lửa Soyuz, cất cánh từ căn cứ Plesetsk, nằm cách Moskva 800 km về phía Bắc. Vụ phóng chưa từng có này đi kèm với việc Nga triển khai 9 vệ tinh giám sát "dân sự" khác, một kiểu hoạt động gây nhiễu mà Hoa Kỳ đã quen thuộc, nhưng Nga thì không.

Những sự kiện này diễn ra cùng thời điểm với một trận chiến khác cũ hơn, liên quan đến việc điều tiết không gian, với một tình tiết mới. Ngày 20/05, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã bác bỏ dự thảo nghị quyết của Nga chống lại việc "quân sự hóa không gian". Cuối tháng 4, chính Nga phủ quyết một dự thảo nghị quyết khác do Mỹ và Nhật Bản ủng hộ, kêu gọi "không phát triển vũ khí hạt nhân hoặc các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác" ngoài vũ trụ. Dự thảo này được đưa ra sau khi Nhà Trắng vào tháng 2 công khai bày tỏ lo ngại về một dự án phát triển vũ khí không gian của Nga có thể khiến các vệ tinh của Mỹ ngừng hoạt động thông qua bức xạ hạt nhân.

Isabelle Sourbès-Verger, nhà địa lý và giám đốc nghiên cứu về không gian tại Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia (CNRS), giải thích : "Trong lĩnh vực không gian, giờ đây rất khó để xác định một cách chắc chắn về khả năng của mỗi bên, nhưng có một điều chắc chắn là cả hai bên đều đạo đức giả". Bà Sourbès-Verger nhắc lại rằng kể từ cuộc chạy đua lên vũ trụ vào những năm 1960, Hoa Kỳ trên thực tế đã đạt được ưu thế về công nghệ và là nơi khởi nguồn của "phần lớn hoạt động" trong lĩnh vực này, phục vụ cả mục đích quân sự lẫn dân sự. Hoa Kỳ đã làm chủ được kỹ thuật bắn chống vệ tinh từ năm 1959 và lần cuối thực hiện điều này vào năm 2008.

Đại úy Béatrice Hainaut thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược của trường quân sự ở Paris nhận định rằng chính vì mục đích phát triển "các dự án kiểu tấn công" trong không gian, vốn chưa bao giờ được nêu chi tiết, mà Hoa Kỳ đã rút khỏi hiệp ước ABM (liên quan đến việc hạn chế các hệ thống nhằm chống lại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa) vào năm 2002. Kể từ Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất (1990-1991), các chiến lược gia Mỹ đã nhất trí rằng việc kiểm soát các hoạt động quân sự trên bộ cần được thực hiện từ không gian.

"Hình ảnh sức mạnh phi thường"

Chuyên gia Sourbès-Verger giải thích : "Kể từ thời điểm đó, Hoa Kỳ hiểu rằng họ cần kiểm soát cả không gian để đóng vai trò quốc gia bảo đảm hòa bình. Do đó, Mỹ bảo vệ quy định về không gian thông qua các ‘chuẩn mực’ với những hành động không ràng buộc, điều bị cả Nga lẫn Trung Quốc phản đối, khi Bắc Kinh cho rằng bị Washington đe dọa. Đó là lý do Moskva và Bắc Kinh bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực không gian và thúc đẩy việc thông qua một hiệp ước với những quy định thực sự trong không gian, có tính ràng buộc về mặt pháp lý. Tất cả những hành động này cũng nhằm thách thức Washington. Chiến tranh hỗn hợp như vậy cũng hiện hữu trong không gian".

Theo ước tính mới nhất, ngân sách dành cho không gian quân sự của Hoa Kỳ vào năm 2024 ít nhất là 40 tỷ đô la (37 tỷ euro), trong khi Nga chỉ dành khoảng 2,5 tỷ đô la và Trung Quốc 7 tỷ đô la. "Chiến tranh trong không gian rất tốn kém và Nga cũng như Trung Quốc sẽ không thể đuổi kịp Mỹ trong nhiều năm nữa. Nhưng những căng thẳng hiện nay cho thấy Moskva đang rất quan tâm đến cuộc cạnh tranh không gian mang tính biểu tượng này với Washington, bởi điều này mang lại cho Nga một hình ảnh về sức mạnh phi thường", bà Sourbès-Verger nhấn mạnh.

Mùa hè năm 2023, giám đốc cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos đã tiếp cận Algeria và Ai Cập (Cơ quan Vũ trụ Châu Phi, gồm 55 quốc gia, có trụ sở chính ở Cairo) để đề nghị hai nước này tham gia dự án trạm quỹ đạo của Nga. Sau các thỏa thuận không gian được ký kết trong những năm gần đây với Mali, Nigeria và Angola, dự án ​​nói trên rõ ràng nhm mc đích"mở rộng ảnh hưởng của Nga ở khu vực phía Nam", theo một báo cáo được công bố vào tháng một bởi Trung tâm Nghiên cứu Hàng không Chiến lược, thuộc Cơ quan Hàng không Không gian Pháp.

(Le Monde)

Phan Minh

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Phan Minh
Read 207 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)