Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quốc tế

02/11/2017

Donald Trump mang thông điệp nào tới Châu Á ?

Tổng hợp

Châu Á chuẩn bị đón Tổng thống Trump (RFA, 02/11/2017)

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chuẩn bị lên đường công du 5 nước Châu Á từ ngày 3 đến ngày 14/11 tới đây với một chính sách về ngoại giao không thể đoán trước và vào giữa lúc chương trình hạt nhân và tên lửa của Bắc Hàn đang gây căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

asia1

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát biểu tại buổi họp báo ở Vườn Hồng ở Nhà Trắng, Washington DC hôm 16/10/2017 - AFP

Chuyến đi Châu Á dài nhất của một Tổng thống Mỹ kể từ thời Tổng thống George H Bush hồi năm 1991 sẽ đưa Tổng thống Trump tới Nhật Bản, Nam Hàn, Trung Quốc, Việt Nam và sau cùng là Philippines.

Hai vấn đề chính được chú ý trong chuyến thăm Châu Á lần này của Tổng thống Trump là thương mại với các nước Châu Á và chương trình hạt nhân của Bắc Hàn.

Sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 11 nước khác vào đầu năm nay, nhiều nước Châu Á vẫn còn nghi ngờ về cam kết của Mỹ đối với Châu Á về mặt hợp tác kinh tế.

Tuy nhiên Nhà Trắng khẳng định chuyến đi dài ngày của Tổng thống lần này là một bằng chứng cho thấy cam kết của Mỹ đối với khu vực.

Sau chặng dừng ngắn ở Hawaii, Tổng thống Trump sẽ đến Nhật Bản và chơi golf với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe vào ngày chủ nhật 5/11. Hai vị lãnh đạo quốc gia trước đó vào tháng hai năm nay cũng đã từng chơi golf cùng nhau ở Florida.

Sau Nhật Bản, Tổng thống Trump sẽ đến thăm Nam Hàn. Tuy nhiên, khác với các vị Tổng thống Mỹ trước đó, Tổng thống Trump lần này sẽ khoogn đến thăm vùng phi quân sự trên bán đảo Triều Tiên. Thay vào đó, ông chỉ có một bài phát biểu được cho là sẽ gây chú ý cao ở Quốc hội Nam Hàn.

Nam Hàn hy vọng chuyến thăm kéo dài hai ngày của Tổng thống Mỹ đến nước này sẽ tái khẳng định cảm kết với đồng minh của Mỹ vào giữa lúc có những đe dọa từ chương trình tên lửa và hạt nhân của Bắc Hàn. Ngoài ra Nam Hàn cũng muốn sự đảm bảo từ Hoa Kỳ là sẽ không có những hành động quân sự với Bắc Hàn trước mà không được sự đồng ý từ Nam Hàn.

Sau Nam Hàn, chuyến thăm tiếp theo tới Trung Quốc của Tổng thống Trump cũng gây chú ý.

Chuyến thăm tới Trung Quốc vào thứ tư, ngày 8/11 diễn ra chỉ khoảng hai tuần sau đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nơi Chủ tịch Tập Cận Bình củng cố quyền lực của mình và bước vào nhiệm kỳ thứ hai trong vai trò người đứng đầu đảng và nhà nước Trung Quốc.

Trước đó Tổng thống Trump đã từng lên tiếng ca ngợi Chủ tịch Tập Cận Bình là người mạnh mẽ và ông cũng cho rằng ông Tập là một người tốt.

Sau Trung Quốc, Tổng thống Trump sẽ đến Việt Nam tham dự APEC ở Đà Nẵng, nơi ông sẽ có bài phát biểu về khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương mở và tự do. Đây là bài phát biểu được cộng đồng kinh doanh chờ đón vì Châu Á đang muốn biết Mỹ sẽ đưa ra hướng tiếp cận nào trong cam kết về kinh tế với khu vực sau khi rút khỏi TPP hồi đầu năm nay.

Phần cuối chuyến đi Châu Á sẽ đưa Tổng thống Trump đến Philippines, nước đồng minh lâu năm của Mỹ ở khu vực. Tổng thống Trump sẽ dự thượng đỉnh ASEAN và có cuộc gặp song phương với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Tuy nhiên ông sẽ không tham dự Thượng đỉnh Đông Á tại Philippines lần này.

Vấn đề về quy tắc ứng xử trong chuyến đi lần này của Tổng thống Trump tới Châu Á cũng là một điểm nhà Trắng phải lưu ý trước chuyến đi.

Quy tắc chung khi đến Châu Á được nêu ra là không nên bắt tay quá lâu hay quá ngắn, hay cũng không được lắp bắp tên và chức danh của người khác, hạn chế viết các tweet và không nên thắc mắc về đồ ăn.

Quy tắc này được đưa ra để tránh những ngạc nhiên và gây khó chịu trong chuyến đi quan trọng.

Nhưng Tổng thống Trump là người có thói quen đưa các ý kiến của mình trên tweeter về nhiều vấn đề.

Ngoài ra nhiều người cũng không quên hình ảnh Tổng thống Trump bắt tay Thủ tướng Nhật Shinzo Abe rất mạnh và có phần kéo tay Thủ tướng Nhật về mình hồi tháng 2 năm nay. Hình ảnh được camera thu lại sau cú bắt tay đó cho thấy Thủ tướng Nhật đã đảo mắt tỏ vẻ ngạc nhiên sau đó.

Hồi tháng 7 vừa qua, nhà Trắng của Tổng thống Trump cũng đưa ra một thông báo gọi Chủ tịch Tập Cận Bình là lãnh đạo của Trung Hoa Dân Quốc thay vì là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trung Hoa Dân Quốc là tên gọi chính thức của Đài Loan. Trung Quốc sau đó cho biết đã nhận được lời xin lỗi từ phía Mỹ.

Hãng AP đưa tin hôm thứ tư ngày 1/11, Tổng thống Trump đã cho thấy là ông hiểu tầm quan trọng của những nguyên tắc tế nhị trong chuyến thăm sắp tới. Tổng thống nói ông sẽ không làm cho bất cứ ai phải mất mặt trước khi ông đến Trung Quốc nhưng ông vẫn tiếp tục phàn nàn là những thỏa thuận thương mại và thâm hụt thương mại với Trung Quốc là điều khủng khiếp.

********************

Trump công du Châu Á : "Những gì diễn ra sau mới quan trọng" (RFI, 02/11/2017)

Vòng công du Châu Á đầu tiên của ông Donald Trump trong tư cách tổng thống Mỹ, là một sự kiện rất được chờ đợi và theo dõi, nhất là trên các báo Á Châu. Duy báo Asia Times, ngày 29/10/2017, qua bài phân tích của Grant Newsham, đã nhìn xa hơn chuyến đi, cho rằng "Những gì diễn ra sau đó quan trọng hơn".

asia2

Hoa Kỳ : Cuộc họp các bộ trưởng tại Nhà Trắng, ngày 01/11/2017. Reuters/Kevin Lamarque

Đối với tác giả bài báo, mọi người dĩ nhiên đều nôn nóng chờ xem tổng thống Mỹ sẽ làm gì, sẽ có những tuyên bố gì, được cho là sẽ rất quan trọng cho khu vực. Thế nhưng, quan trọng không kém sẽ là những điều mà ông Trump phải làm sau chuyến công du trong việc mang đến cho đồng minh và bạn bè của Mỹ ở Châu Á những lý do cụ thể để thấy rằng Mỹ vẫn là một chỗ dựa vững chắc để chống lại sự thống trị của Trung Quốc.

Với giọng điệu hóm hỉnh, tác giả bài phân tích, nguyên là một nhà ngoại giao Mỹ, hiện là nhà nghiên cứu tại trung tâm Japan Forum for Strategic Studies ở Tokyo, đã nêu bật mối lo hiện nay của giới ngoại giao Mỹ về tính khí của vị tổng thống của họ, theo đó với bản tính "con buôn" cố hữu, ông Trump có thể yêu cầu đồng minh làm một cái gì đó để đánh đổi lấy sự giúp đỡ của Mỹ, hoặc là tệ hại hơn nữa, là bán rẻ các nguyên tắc của nước Mỹ.

Theo Newsham, các đồng nghiệp hiện nay của ông không cần phải lo âu. Điều khó nhất đối với ông Trump trong chuyến đi này có lẽ chỉ là cố gượng cười khi được yêu cầu mặc áo ‘barong’ truyền thống của Philippines. Còn lại thì tổng thống Trump sẽ có một vài bài diễn văn, sẽ nói lại những điều thường nghe về quyết tâm của Mỹ là tiếp tục dấn thân vào khu vực, cổ vũ cho một trật tự dựa trên luật pháp, và những điều đại loại như thế.

Vấn đề tuy nhiên, theo tác giả bài báo, là cử tọa của ông Trump, tức là các nước Châu Á, vẫn muốn yêu cầu Mỹ chứng minh các cam kết bằng hành động cụ thể : "Bây giờ thì cho chúng tôi thấy đi !".

Phần lớn các nước Châu Á, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á, đang bị lâm vào thế kẹt do hành động của các chính quyền Mỹ trước đây.

Hiện nay, Trung Quốc đang vung tiền ra, tăng cường tiềm lực quân sự, và tỏ rõ thái độ thách thức trong Đại Hội 19 của Đảng cộng sản vừa qua. Sự kiên nhẫn của Trung Quốc không phải là vô hạn, và đối với các quốc gia trong khu vực, viêc ngăn chặn hay kềm hãm sự bành trướng của Trung Quốc ngày càng khó khăn hơn.

Grant Newsham còn nêu ra một ví dụ để nhắc nhở : với việc ASEAN và Trung Quốc tiến hành tập trận chung, Mỹ sẽ không còn tư thế độc diễn trong lãnh vực này nữa.

Trong bối cảnh đó, điều mà ông Trump sẽ làm, sau khi từ Châu Á trở về Mỹ cũng quan trọng y như điều mà ông làm trong vùng. Theo tác giả bài phân tích các tổng thống Mỹ tiền nhiệm đã có những bài diễn văn rất hay ở Châu Á, quân đội và doanh nhân Mỹ đã rất năng động ở đó, nếu ông Trump không đưa ra được cái gì hơn, thì điều đó có nghĩa là Mỹ bị thua.

Trung Quốc trên thực tế đã kiểm soát Biển Đông và sắp làm như vậy ở Biển Hoa Đông. Chính Trung Quốc, chứ không phải là Mỹ, đang ngày càng trở nên một đối tác kinh tế không thể thiếu vắng đối với các quốc gia trong vùng.

Trong bối cảnh như kể trên, ông Newsham đã không ngần ngại đưa ra một số khuyến cáo cho tổng thống Mỹ.

Kinh tế : Đừng đánh bạn bè mà hãy nhắm vào Trung Quốc

Đề nghị đầu tiên là ngay khi trở về Nhà Trắng, ông Trump hãy mời Wilbur Ross và ê kíp kinh tế của chính quyền lên để nói với họ là hãy ngưng ngay việc đánh nhau với những bạn bè của Mỹ trong khu vực, vừa chẳng thu lợi được bao nhiêu, mà lại còn gây phẫn nộ nơi các nước mà Mỹ chờ đợi đóng góp nhiều hơn về quốc phòng.

Vấn đề, đối với Newsham là Trung Quốc. Ông nêu một ví dụ về thái độ rụt rè của Mỹ : Thiệt hại do việc Trung Quốc ăn cắp tác quyền trong vài thập kỷ qua...100 tỷ đô la vẫn chưa đòi được.

Ngoài ra, không nên phớt lờ hiệp định TPP. Đó có thể là hiệp ước tồi, nhưng khi bỏ đi thì đã tạo ra một khoảng trống-chính trị cũng như kinh tế - mà Trung Quốc đang lấp đầy. Hãy đề nghị một cái gì đấy tốt hơn và cho khu vực biết.

Quan hệ đúng đắn với Đài Loan và Trung Quốc

Việc thứ hai cần làm là mời bộ ngoại giao lên-với ê kíp kinh tế vẫn còn trong phòng - và hỏi xem họ có nghĩ rằng liệu việc giúp đỡ một Đài Loan tự do, dân chủ, có quan trọng hơn là xoa dịu một chế độ độc tài hung hăng và để có thể được mua hàng rẻ hơn ở siêu thị Wal-Mart hay không ? Nếu không, thì hãy tìm một số viên chức khác đề cao các nguyên tắc của Mỹ và không có tính cách "con buôn" như vậy.

Khi có mặt đông đủ mọi người như vậy, hãy đọc lại kỹ Luật về Quan Hệ Đài Loan (Taiwan Relations Act) và hành động theo luật đó. Hãy chấm dứt việc xem Đài Loan và các viên chức của Đài Loan như là những tay trùm ma túy Nam Mỹ.

Hãy chấm dứt những giới hạn mà bộ ngoại giao tự đưa ra để cấm các tướng lãnh Mỹ tại chức viếng Đài Loan, và cũng nên cho Hải Quân viếng cảng Đài Loan và mời nước này tham gia cuộc thao diễn RIMPAC vào năm tới đây. Trên vấn đề RIMPAC, cũng nên đặt một số câu hỏi cho bộ trưởng quốc phòng Mattis và những cố vấn quân sự hay dân sự.

Cũng nên hỏi rõ là tại sao lại phải mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận RIMPAC và hai lần Trung Quốc tham gia trước đây có cải thiện phong cách cư xử của Trung Quốc hay không ? Hãy tạm hoãn lời mời Trung Quốc cho đến khi nước này rút các loại xe chở hỏa tiễn từ Bắc Triều Tiên về, những loại xe đã khiến cho Mỹ không thể phát hiện các loại hỏa tiễn liên lục địa đã sẵn sàng phóng sang Los Angeles.

Rà soát lại quân đội, đề cử người chuyên trách Châu Á

Ông Trump cũng nên nhìn về thực lực Hải Quân Mỹ cũng nên hỏi tại sao phải mất trên 30 năm để xây dựng lực lượng gồm 355 tàu như thứ trưởng Hải Quân đã nêu lên gần đây. Hãy tìm một người nào nghĩ rằng có thể làm nhanh hơn.

Ngay cả Thủy Quân Lục Chiến cũng phải giải trình : Hãy hỏi xem là lúc này có quân đội nào của Châu Á mà có thể làm được ngay trên hiện trường một chiến dịch đổ bộ nhanh mà không cần Mỹ giúp đỡ hay không ? Sau 50 năm thao diễn ở đây ít ra thì phải có một. Nên nói với các tướng lãnh để cử một số sĩ quan tài giỏi trên vấn đề này. Sẽ có hiệu quả....

Cuối cùng thì với quyền bổ nhiệm nhân sự, hãy cử người vào tất cả những vị trí liên quan đến Châu Á Thái Bình Dương còn để trống-và chọn lấy những người không nghĩ rằng chính sách Châu Á của Mỹ trong 30 năm qua là một thành công rực rỡ.

Theo ông Newsham có thực hiện một vài điều như nói trên thì sẽ cho những người bạn của Mỹ ở Châu Á lý do để tin vào những gì tổng thống Trump nói khi đến đây viếng thăm.

Mai Vân

*********************

Tổng thống Mỹ công du Châu Á mà "ruột gan rối bời" (RFI, 02/11/2017)

asia3

Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Dallas, Texas, ngày 25/10/2017 - Reuters/Kevin Lamarque/File Photo

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuần này bắt đầu một chuyến công du Châu Á dài 12 ngày (03/11-14/11/2017). Một chuyến đi đầy khó khăn trong bối cảnh uy tín của ông Trump đang bị suy giảm cả trong lẫn ngoài nước.

Trong vòng 12 ngày, tổng thống Mỹ lần lượt ghé thăm Hawai-tiền đồn quân sự của Mỹ tại Thái Bình Dương, Nhật Bản và Hàn Quốc-hai quốc gia đồng minh Đông Bắc Á ; ghé thăm chính thức Trung Quốc gặp Tập Cận Bình, trước khi đến Việt Nam dự thượng đỉnh APEC và Philippines mừng sự kiện 50 năm thành lập khối ASEAN và 40 năm hợp tác Hoa Kỳ - ASEAN.

Đây là chuyến công du Châu Á dài hơi nhất của một vị tổng thống Mỹ kể từ thời ông George H.W. Bush năm 1991. Nếu như với các quốc gia trong khu vực, chuyến công du này như là một lời bảo đảm sự dấn thân nghiêm túc của Washington trong khu vực, thì theo nhận định của giới phân tích, ít nhất có 4 thách thức lớn đang chờ đợi nguyên thủ Mỹ.

Thứ nhất, trên lĩnh vực kinh tế, ông Donald Trump làm thế nào để có thể ngăn chận đà ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực khi mà ông đã cho rút Hoa Kỳ khỏi Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương, một trong những biện pháp chủ đạo trong chính sách "xoay trục sang Châu Á" của người tiền nhiệm Barack Obama ?

Đối với Bắc Kinh, Hoa Kỳ rút khỏi TPP là một món "lộc trời cho". Có một điều chắc chắn, tại Trung Quốc, tổng thống Mỹ sẽ được đón tiếp long trọng và nồng hậu, nhưng ông sẽ không nhận được một sự nhượng bộ nào từ Tập Cận Bình. Giờ đây, mọi chú ý sẽ được tập trung vào bài diễn văn của tổng thống Mỹ tại thượng đỉnh APEC Việt Nam, trình bày tầm nhìn của ông về "một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở rộng".

Thứ hai là hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên. Liệu rằng tổng thống Donald Trump có trấn an được hai đồng minh Đông Bắc Á Nhật Bản và Hàn Quốc trước mối đe dọa hạt nhân Bắc Triều Tiên hay không ? Chưa có lúc nào lòng tin vào nguyên thủ Mỹ sụt giảm thê thảm như vậy. Người dân hai nước cảm thấy bất an về tính khí thất thường và những phát ngôn theo cảm hứng từ nhà lãnh đạo quốc gia đồng minh lớn của họ. Ông Scott Snyder, thuộc Hội Đồng Cố Vấn Quan Hệ Đối Ngoại, có trụ sở tại New York cho rằng : "Người dân Hàn Quốc muốn được trấn an là Hoa Kỳ sẽ không lôi kéo họ vào một cuộc chiến quá sớm và vô ích".

Thách thức thứ ba là vấn đề nhân quyền. Tại Manila, tổng thống Mỹ sẽ có cuộc gặp với đồng nhiệm Philippines Rodrigo Duterte, một nhân vật gây nhiều tranh cãi, bị giới đấu tranh nhân quyền chỉ trích mạnh mẽ vì chiến dịch bài trừ ma túy đẫm máu. Ai sẽ còn nghe theo Mỹ khi mà bản thân ông Trump lại có những lời lẽ hòa dịu ca ngợi ông Duterte, thực hiện "một công việc chống ma túy ngoài sức tưởng tượng".

Cuối cùng, tổng thống Mỹ có thể dành toàn tâm toàn ý cho chuyến công du Châu Á này hay không ? Cuộc điều tra nghi án Nga can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ 2016 đã có những tiến triển bất ngờ. Ba cựu cố vấn của tổng thống Mỹ bị khởi tố với các tội danh âm mưu chống Hoa Kỳ, rửa tiền, khai gian, không khai báo tài khoản ở nước ngoài và nói dối các nhà điều tra FBI hòng che giấu các mối liên hệ với các nhà trung gian Nga.

Nói tóm lại, chưa có một chuyến công du Châu Á nào của một nguyên thủ Mỹ lại gây hồi hộp như lúc này. Châu Á chờ đón Trump trong trạng thái lo lắng, ngờ vực và khó chịu. Ngược lại, Donald Trump đến với Châu Á mà "lòng dạ bất an". Với những tình tiết bất ngờ trong vụ điều tra Nga can thiệp bầu cử, liệu rằng trong 12 ngày đó, tổng thống Mỹ có sẽ từ bỏ được những dòng tweet sáng sớm mai hay không ?

Minh Anh

***************

Việt Nam hy vọng TPP không có Mỹ ‘đột phá’ tại APEC (VOA, 02/11/2017)

Nước ch nhà Vit Nam hy vng s có bước tiến trin đt phá ca Hip đnh đi tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ti Hi ngh thượng đnh APEC nơi các nguyên th quc gia ca 21 nn kinh tế khu vc hp mt vào tun sau.

asia4

Những người phn đi TPP bên ngoài Nhà Trng hi tháng 3/2016. Việt Nam hy vng TPP-11 không có M s đt được bước 'đt phá' ti Hi ngh thượng đnh APEC Đà Nng vào tun sau.

Việt Nam trông đi rng 11 thành viên còn li ca hip đnh thương mi khu vc ven Thái Bình Dương có th tho lun và tiến ti đng thun v mt hip đnh sa đi sau khi M rút khi TPP.

Thứ trưởng Ngoi giao Bùi Thanh Sơn nói ti mt cuc hp báo được truyn thông trong nước ghi nhn hôm 2/11 rng ông hy vng các cuc đàm phán ti Nht Bn tun này s "thu hp nhng khác bit trong quan đim" đ các b trưởng và lãnh đo có th thông qua một hip đnh sa đi ti din đàn ln này.

Theo nhận đnh ca v th trưởng ngoi giao này, cuc gp thượng đnh ti Đà Nng s có ý nghĩa then cht đi vi các thành viên TPP.

Trưởng đoàn đàm phán TPP Nht Bn, Kazuyoshi Umemoto, hôm 1/11 cho biết "Đà tiến ti mt hip đnh ti hi ngh Đà Nng đã gia tăng đáng k".

Nhật Bn là nước ch nhà ca 3 vòng đàm phán mi nht v TPP-11 va kết thúc ti Chiba. Ông Umemoto cho biết mi thành viên đu t ý mun đt được tiến b và kết qu ti APEC Vit Nam.

Nhận định v trin vng ca TPP-11, phó ban Môi trường Kinh doanh và Năng lc cnh tranh ca Vin nghiên cu chiến lược kinh tế Trung ương (CIEM) Trn Toàn Thng cho VOA biết : "Tháng 5/2017 khi Nht đưa vn đ (TPP-11) ra, các nước lúc đu có chn ch nhưng cho tới thi đim hin nay theo mt vài báo cáo ca Canada, Singapore và báo cáo ca (CIEM) thì trin vng có v sáng sa hơn".

Theo Tiến S Thng, sau khi tng thng mi nhm chc lúc đó rút M ra khi TPP, Vit Nam có đn đo v vic tham gia TPP-11 nhưng hiện nay các nhà lãnh đo có v quyết tâm tham gia vào khi kinh tế khu vc có tng kim ngch thương mi đt hơn 356 t USD vào năm ngoái.

Ngoại trưởng Bùi Thanh Sơn cho phóng viên trong nước biết hôm 2/11 rng "Vit Nam s đóng góp tích cc cùng các thành viên trong TPP để có kết qu tích cc nht, đáp ng được li ích ca các thành viên trong TPP".

Giải thích v mt li ích mà Vit Nam s có được t TPP-11, Tiến sĩ Thng nói "Tr M ra thì vi hu hết các nước Châu Á (Vit Nam) đã có hip đnh (thương mại). Vi mt s nước như Canada, Peru và Mexico thì (Vit Nam) chưa có hip đnh vì vy mình có th khai thác được thêm t TPP-11. Tuy nhiên thì cũng có nghĩa mình m ca khá nhiu vì TPP-11 là mt tha thun khá sâu mà nó da trên nn tng ca tha thuận với M cho nên cũng có nhng cái (Vit Nam) phi nhượng b. Thế nhưng bây gi khi sc hp dn vào th trường M không còn na thì nhiu người lo ngi như vy s thit cho Vit Nam".

Việt Nam, cũng như các nước thành viên, đang xem xét tm hoãn thc thi mt s điu khon liên quan đến M như dược phm, thanh toán th. Trước đây Vit Nam kỳ vng vào th trường M nhưng sau khi M rút ra ri thì nhng điu khon đó không còn cn thiết na, theo Tiến sĩ Thng. Nhà nghiên cu ca CIEM nhn đnh các nước thành viên sẽ bàn bc xem có tm hoãn mt s điu khon liên quan ti M hay tiếp tc thc thi.

Theo Tiến sĩ Thng, nghiên cu ca Canada Foundation cho thy s đng thun ca các nước tham gia hip đnh mà không thay đi các điu khon là "tương đi cao".

"[Các nước] đng ý tham gia mà không thay đi gì v các điu khon là do trên cơ s [các nước này] vn kỳ vng vào vic nh sau này M tr li", theo chuyên gia ca CIEM. "Có l quan trng nht là nếu như không tham gia mà các nước còn li vn tham gia, ví d TPP-10, thì có thiệt hay không ? V mt nguyên tc thì có th b thit. Thế nhưng nếu các nước khác vn chơi mà mình không chơi thì mình thit. Đó là cái mà tôi nghĩ chính ph Vit Nam và các nước khác đu cân nhc đim đó".

Sau khi New Zealand đồng ý sa các luật không chu nh hưởng ca TPP trong tun này, Reuters nhn đnh 11 quc gia còn li trong TPP không có M sp đi đến ký kết mt hip đnh thương mi toàn din.

Được thành lp năm 1989 vi 12 nn kinh tế và sau đó m rng ra 21 thành viên, APEC hin nay đại din cho 2.8 t người và chiếm gn 60% GDP toàn thế gii.

Cũng tại bui hp báo hôm 2/11, th trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết tt c các lãnh đo ca 21 nn kinh tế thành viên APEC đã xác nhn s tham d APEC ti Đà Nng t 6-11 tháng 11.

Quay lại trang chủ
Read 775 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)