Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quốc tế

26/01/2017

Mỹ rút khỏi TPP, cái gì sẽ xảy ra ?

tổng hợp

Trump rút Mỹ ra khỏi TPP, Bắc Kinh tự do tung hoành ở Châu Á (RFI, 26/01/2017)

Donald Trump ứng cử viên từng cam kết, Donald Trump tổng thống đã thực hiện : Ngày 23/01/2017, tổng thống Mỹ vừa nhậm chức đã ký sắc lệnh rút Hoa Kỳ ra khỏi khối tự do mậu dịch Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, từng được mệnh danh là "thỏa thuận thương mại của thế kỷ 21". Hầu hết các nhà phân tích đều tự hỏi là phải chăng khi xóa sổ TPP, tân lãnh đạo Nhà Trắng đã tạo điều kiện cho Trung Quốc lãnh đạo thương mại thế giới và áp đặt các chuẩn mực, quy tắc "made in China" tại vùng Châu Á-Thái Bình Dương, điều mà chính quyền Mỹ tiền nhiệm muốn ngăn chặn với hiệp định TPP.

mytpp1

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 23/01/2017 đã ký lệnh rút Mỹ ra khỏi Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP. REUTERS/Kevin Lamarque

Đối với chính quyền Obama, TPP không đơn thuần là một thỏa thuận tự do mậu dịch, mà còn là một vũ khí chiến lược để kháng lại đà vươn lên thống trị Châu Á của Trung Quốc.

Trong một bài phát biểu mới đây trước khi nhường chức lại cho người kế nhiệm thuộc êkíp Donald Trump, cựu Đại Diện Thương Mại Mỹ Michael Froman, người đã nỗ lực thúc đẩy hiệp định TPP cho đến lúc được đúc kết và được 12 nước ký kết - không có Trung Quốc trong số đó - đã cố cảnh báo rằng nếu không thúc đẩy những sáng kiến như TPP, điều đó "sẽ tạo ra một khoảng trống mà Trung Quốc rất sẵn lòng lấp đầy, và sẽ để cho các đồng minh quân sự gần gũi nhất cũng như các đối tác của Mỹ không còn lựa chọn nào khác là xếp hàng đi theo Trung Quốc".

Ngay cả trong đảng Cộng Hòa, nhiều tiếng nói cũng vang lên cảnh cáo ông Donald Trump về tác hại khôn lường đối với nước Mỹ của việc rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định TPP. Trong một thông cáo không khoan nhượng, thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa, John McCain chẳng hạn đã khẳng định là bỏ rơi Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương là "tạo cơ hội cho Trung Quốc áp đặt luật chơi trên bàn cờ kinh tế" và nhất là "bất lợi cho nhân công Mỹ".

Món quà hậu hĩnh cho Trung Quốc

Đối với nhật báo Mỹ Los Angeles Times - trong số đề ngày 24/01 - khi hạ bút xóa tên Mỹ ra khỏi TPP, Donald Trump đã mặc nhiên dâng lên cho Trung Quốc cơ hội lớn nhất để giành ngôi vị lãnh đạo kinh tế số một của thế giới đang ở trong tay Mỹ.

Đối với các nước bên bờ Thái Bình Dương, nét bút của ông Trump đã xóa tan hy vọng của họ là kháng cự được sức hút của quỹ đạo Trung Quốc.

Theo Los Angeles Times, động thái của tân tổng thống Mỹ quả là đã khiến cho Bắc Kinh hết sức hài lòng, vì không còn phải lo âu trước một sáng kiến của Mỹ bị họ coi là âm mưu phá hoại đà vươn lên của Trung Quốc. Ngoài ra, kể từ nay Bắc Kinh có thể yên tâm thúc đẩy những kế hoạch phù hợp với ý đồ của họ hơn.

Trả lời phỏng vấn của RFI, giáo sư kinh tế Lionel Fontagné, trường Đại Học Paris I, cho rằng hành động chống TPP của ông Donald Trump đồng nghĩa với việc trao quyền tổ chức thương mại thế giới lại cho Trung Quốc :

Lionel Fontagné : Hiệp định này đã được ký kết vào tháng Hai 2016, nhưng chưa được phê chuẩn, không bao gồm cả Trung Quốc lẫn Ấn Độ.

Khi rút Mỹ ra khỏi Hiệp Định TPP, Hoa Kỳ đã hoàn toàn để cho Trung Quốc quyền tự do hành động, tự do phát huy một hiệp định khác đang trong vòng thương thuyết : Hiệp Định RCEP, bao gồm 10 nước trong ASEAN, và 6 nước khác mà ASEAN từng có thỏa thuận tụ do mậu dịch : Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, New Zealand.

Quyết định của tân chính quyền Mỹ rất quan trọng vì lẽ khi ra khỏi TPP, Hoa Kỳ trong một chừng mực nào đó đã giao quyền tổ chức thương mại thế giới lại cho Trung Quốc, quyền ấn định các chuẩn mực cạnh tranh… Trong khi mà TPP lại chính là một phương tiện được thiết kế để chống lại Trung Quốc.

Và đúng như những người bênh vực TPP lo ngại, chữ ký của Donald Trump trên sắc lệnh rút Mỹ ra khỏi TPP chưa ráo mực, thì nhiều nước đã lục tục bám víu ngay vào Trung Quốc.

Mời Trung Quốc gia nhập để cứu TPP ?

Điển hình cho xu hướng này là Úc và New Zealand, hai thành viên TPP, đã bày tỏ hy vọng là có thể cứu vãn hiệp định TPP bằng cách khuyến khích Trung Quốc và các nước Châu Á khác cùng gia nhập khối.

Chile, một thành viên khác thì đã mời bộ trưởng các quốc gia TPP cùng với đồng cấp tại Trung Quốc và Hàn Quốc đến họp bàn về giải pháp cứu TPP.

Đề nghị mời Trung Quốc gia nhập TPP không mấy được Nhật Bản tán đồng, vì Tokyo từng hy vọng là chuẩn mực cao của hiệp định sẽ tạo nên một chế độ tuân thủ chặt chẽ các luật lệ, và một khi phát huy được hiệu quả sẽ có tác dụng lôi kéo đối với Trung Quốc.

Còn mời Trung Quốc vào TPP vào lúc này là quá sớm, với khả năng Bắc Kinh đặt ra yêu sách làm loãng đi giá trị của hiệp định.

Việc Mỹ rút ra khỏi TPP đã thúc đẩy các nước Châu Á quay sang Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực RCEP một sáng kiến của Bắc Kinh. Malaysia và Việt Nam là hai nước TPP được cho là sẵn sàng gia nhập hiệp định này, cho dù RCEP không giá trị bằng TPP.

Khi bác bỏ TPP cũng như là chống lại các hiệp định tự do mậu dịch đa phương nói chung, ông Donald Trump muốn phát huy các hiệp định mậu dịch song phương. Trên vấn đề này, giáo sư Lionel Fontagné rất dè dặt :

Lionel Fontagné : Đối với một nước rất lớn như Hoa Kỳ, các hiệp định song phương sẽ rất tốt ngày nào mà chính quyền Mỹ không phải đàm phán với một quốc gia rất lớn khác. 

Do vậy hình thức song phương sẽ rất tốt cho Mỹ khi nước này bắt đầu thương thuyết với các quốc gia như Peru, Chile, Malaysia chẳng hạn. Với Mexico thì có thể khó khăn hơn một chút, nhưng cũng được.

Nhưng nếu Mỹ muốn đàm phán tay đôi với Trung Quốc thì điều đó dĩ nhiên sẽ khó khăn hơn.

Tóm lại, như nhiều nhà phân tích ghi nhận, ông Donald Trump là một người chỉ trích rất gay gắt chính sách thương mại của Bắc Kinh. Nhưng do xu hướng bảo hộ mậu dịch và co cụm quá mức, ông đã mặc nhiên tạo điều kiện cho Trung Quốc vươn lên thành nước lãnh đạo thương mại thế giới.

Bảo hộ mậu dịch ở Mỹ : Trump không phải là người đầu tiên

Điều được giáo sư Fontagné ghi nhận là xu hướng bảo hộ mậu dịch không phải là mới trong lịch sử nước Mỹ. Cái mới là với chính quyền Trump, xu hướng này có nguy cơ trở thành một chiến lược thương mại lâu dài :

Lionel Fontagné : Trong thực tế, có hai vấn đề : Trước hết là trong lịch sử nước Mỹ, sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch đã được lập đi lập lại nhiều lần, tựa như việc lên cơn sốt.

Vào đầu thập niên 1990, nhân cuộc vận động tranh cử vào năm 1992, đã có ứng viên Ross Perot, một người cũng na ná như Trump, cũng là tỷ phú, thuộc đảng Cộng Hòa nhưng ra tranh cử tổng thống trong tư cách ứng viên độc lập. Ông ta cũng chống lại hiệp định NAFTA, chống lại việc di dời cơ sở sản xuất qua Mexico, với những câu đại loại như ông ta đã nghe thấy "những tiếng kêu khủng khiếp của công ăn việc làm Mỹ bị Mexico hành quyết". Dĩ nhiên là ông ta đã thua Bill Clinton.

Trước đó, vào thập niên 1970, khi ngành công nghiệp xe hơi Mỹ vấp phải sự thay đổi sở thích của người tiêu thụ Mỹ, bặt đầu thích loại xe tiết kiệm nhiên liệu hơn, thì chính quyền Mỹ đã áp dụng những biện pháp bảo hộ mậu dịch cực kỳ khắt khe nhằm giới hạn xe hơi nhập từ Nhật Bản.

Tóm lại, nước Mỹ đã nhiều lần lên cơn sốt bảo hộ mậu dịch. Nhưng điểm mới lần này, và đây là điều khá ngạc nhiên : Đó là lần này không phải là một cơn sốt, mà mọi sự như mang dáng dấp của một thay đổi chiến lược khá triệt để, và với chính quyền Donald Trump này, nước Mỹ có vẻ như muốn tháo gỡ hệ thống mậu dịch thế giới mà chính người Mỹ đã phải bỏ ra hàng chục năm trường để hình thành.

Trọng Nghĩa

**********************

Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương : Liệu Trung Quốc sẽ thay Mỹ ? (RFI, 26/01/2017)

mytpp2

Đại diện Thương Mại Hoa Kỳ Michael Froman (T) phát biểu trong cuộc họp báo về TPP, tại Sydney, Úc, ngày 27/10/2014 - REUTERS/Jason Reed

Trung Quốc nghĩ gì về lời mời của Úc muốn Bắc Kinh lấp vào khoảng trống Mỹ để lại trong Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP ?

Vài giờ sau sắc lệnh của tổng thống Donald Trump rút nước Mỹ ra khỏi TPP, Úc và New Zealand đánh tiếng mời Bắc Kinh tham gia Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương. Trong cuộc họp báo ngày 24/01/2017 phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh không đả động đến "nhã ý" của Canberra và Wellington mà chỉ khẳng định là Bắc Kinh "sẵn sàng đóng vai trò đầu tàu kinh tế thế giới (…) thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế trong vùng Châu Á Thái Bình Dương và đẩy mạnh Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực RCEP".

RCEP là sáng kiến của Bắc Kinh bao gồm 10 nước thành viên ASEAN cùng với 6 đối tác thương mại chính của Hiệp hội các nước Đông Nam Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Ấn Độ và New Zealand.

Tương tự hiệp định TPP, kế hoạch của Trung Quốc cũng nhằm giảm các hàng rào quan thuế và phi quan thuế giữa các nước thành viên, nhưng RCEP không đặt nặng vấn đề về các chuẩn mực liên quan tới môi trường, hay sở hữu trí tuệ, quyền lợi của người lao động như hiệp định vừa bị tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump khai tử.

Tổng thống Trump đã mở ra một con đường rộng rãi thênh thang cho ông Tập Cận Bình, khi hạ bút ký sắc lệnh ngày 23/01/2017 rút lui khỏi một hiệp định vốn được coi là thành trì để làm đối trọng với ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc cả về mặt kinh tế, thương mại lẫn chính trị.

Ba ngày trước lễ nhậm chức của Donald Trump ở Washington, tại Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới Davos, ông Tập đã khẳng Trung Quốc là một "cường quốc có trách nhiệm" và nhấn mạnh rằng "thế giới mở rộng và toàn cầu hóa là tiến trình không thể đảo ngược". Trong lúc nước Mỹ tiến sâu vào con đường bảo hộ mậu dịch, thì Trung Quốc tự khẳng định mình là "cái neo" vững chắc cho khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Từ khi lên cầm quyền năm 2013, ông Tập Cận Bình luôn chủ trương lôi kéo thêm các nước "đồng minh" vào quỹ đạo của Bắc Kinh với mục đích giải quyết hàng xuất khẩu của Trung Quốc, qua đó bảo đảm công việc làm cho "công xưởng của thế giới". Điều này đã thể hiện qua hàng loạt các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng, qua những hợp đồng hàng tỷ đô la giữa Trung Quốc với tất cả các đối tác trên thế giới, từ ở Nam Mỹ đến Châu Phi, từ Nam Á, Trung Đông đến Châu Âu và đương nhiên là những nền kinh tế trong vùng Đông Nam Á. Kế tiếp lãnh đạo Bắc Kinh qua dự án Một Vành Đai, Một Con Đường -còn được biết đến dưới tên gọi dự án Con Đường Tơ Lụa Thế Kỷ 21- đã "liên kết" rất nhiều các quốc gia, từ Âu sang Á.

Do vậy theo ghi nhận của một chuyên gia Mỹ được hãng tin Bloomberg trích dẫn, một khi Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương chết yểu, thì chỉ còn lại đầu máy RCEP của Trung Quốc là vẫn còn hoạt động, nếu không muốn nói đây là "động cơ" duy nhất đáng tin cậy của chính sách tự do mậu dịch. Có điều theo thẩm định Hội đồng cố vấn kinh tế cho cựu tổng thống Obama, với Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực của Trung Quốc, nền công nghệ Mỹ thất thu 5 tỷ đô la chỉ riêng với thị trường Nhật.

Trong lúc nước Mỹ lao vào con đường bảo hộ mậu dịch, Trung Quốc biến mình thành điểm tựa của thế giới, nhất là với các đối tác trong vòng cung Thái Bình Dương. Có điều theo ghi nhận của một số chuyên gia, vắng Mỹ trong TPP, tham vọng của Bắc Kinh không dừng lại trên bàn cờ kinh tế và thương mại.

Dưới chính quyền Barack Obama, Washington đã "xoay trục" sang Châu Á để giảm thiểu ảnh hưởng của Bắc Kinh với các nước trong vùng, đe dọa trực tiếp đến quyền lợi Hoa Kỳ. TPP là công cụ để thực hiện mục tiêu đó.

Cựu bộ trưởng Quốc Phòng Ashton Carter từng tuyên bố về mặt chiến lược, hiệp định TPP còn quan trọng hơn cả việc điều một đại đội hàng không mẫu hạm đến Thái Bình Dương. Trong mắt thượng nghị sĩ John McCain thuộc đảng Cộng Hòa, chủ tịch Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện Hoa Kỳ : "Rút khỏi TPP là một tín hiệu cho thấy Mỹ quay lưng lại với khu vực Châu Á Thái Bình Dương vào thời điểm mà Hoa Kỳ không thể cho phép mình làm điều đó".

Chủ tịch nhóm tư vấn EurasiaGroup, trụ sở tại New York, ông Ian Bremmer cho rằng uy tín của Hoa Kỳ với các đối tác Châu Á sẽ bị suy yếu đáng kể với việc Washington khai tử TPP bởi vì các đối tác của Mỹ, như là Nhật Bản hay Úc đã dấn thân quá xa cho dự án này và giờ đây họ nhận thấy rằng Mỹ không còn là một đối tác đáng tin cậy.

Với giáo sư Barry Naughton trường đại học San Diego, bang California việc Mỹ rút khỏi hiệp định tự do mậu dịch TPP cho thấy chẳng những Châu Á-Thái Bình Dương không còn là quan tâm hàng đầu của chính quyền Washington, mà hơn thế nữa Mỹ đẩy các đồng minh Châu Á vào thế kẹt, bởi đây là bằng chứng rõ rệt nhất cho thấy là các quốc gia này không đủ khả năng định đoạt lấy chính tương lai của mình mà luôn cần dựa vào nước lớn. Chẳng vậy mà như một chuyên gia Việt Nam được Bloomberg trích dẫn, Hà Nội hy vọng chính quyền mới ở Washington sớm trấn an các đồng minh, để khẳng định vai trò đầu tàu của Mỹ trong khu vực, hay ít ra là để cản đường những cường quốc khác muốn lấp vào chỗ trống Hoa Kỳ để lại.

Bên cạnh những cân nhắc được thua, sau việc Washington rút khỏi TPP và tương lai hiệp định tự do mậu dịch bao gồm 12 nước trong vành đai Thái Bình Dương đi về đâu, quyết định của tổng thống Trump hôm 23/01/2017 còn đặt lại trật tự về địa chính trị trong vùng.

Thanh Hà

************************

Nhật không ủng hộ Trung Quốc tham gia TPP (RFA, 26/01/2017)

mytpp3

Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe - AFP photo

Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói rằng sẽ tiếp tục trình bày với tân chính phủ Mỹ về tầm quan trọng của hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương TPP, nhưng đồng thời cũng sẵn sàng đàm phán bản hiệp định thương mại tự do với Hoa Kỳ.

Hôm nay khi ra điều trần trước Quốc Hội, Thủ tướng Abe từ chối dự đoán chính sách kinh tế của Tổng Thống Donald Trump, nói rằng cần phải chờ thêm một thời gian nữa mới biết được tân tổng thống Hoa Kỳ muốn gì, chính sách kinh tế, thương mại, sẽ được thực hiện ra sao.

Trong thời gian vận động tranh cử, Tân Tổng Thống Trump tỏ ý ủng hộ các cuộc đàm phán kinh tế song phương, không hài lòng với những bản hiệp định thương mại đa quốc gia. Ngay trong ngày đầu làm việc, ông ký sắc lệnh rút khỏi TPP, đúng như lời ông cam kết với cử tri.

Tân Tổng Thống Hoa Kỳ cũng nhiều lần gọi TPP là thảm họa cho nước Mỹ, vì không giúp phát triển kinh tế mà còn khiến công nhân Hoa Kỳ mất việc làm.

Cũng cần nói thêm sau khi Hoa Kỳ rút khỏi TPP, chính phủ Úc nêu ý kiến mời Trung Quốc thay thế. Ý kiến này không được sự ủng hộ của Nhật Bản.

**********************

Trung Quốc chưa tiết lộ có muốn gia nhập TPP hay không (VOA, 26/01/2017)

Trung Quốc vn kín tiếng v vic có mun gia nhp Hip đnh Đi tác Xuyên Thái Bình Dương hay không sau khi Tng thng M Donald Trump rút khi TPP.

Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull đã ra ch du cho thy kh năng Trung Quc tham gia hiệp đnh thương mi này nhưng phát ngôn viên B Ngoi giao Trung Quc Hoa Xuân Oánh chưa lên tiếng v vic này.

Đặc bit Trung Quc chú trng đến vic thúc đy hip đnh Đi tác Kinh tế Vùng Toàn din bao gm Australia, n Đ, Nht Bn, và các nước Đông Nam Á.

Trung Quốc cũng nhit tình thúc đy mt khu vc t do thương mi Châu Á Thái Bình Dương.

Cựu Tng thng M Barack Obama thot đu to TPP như mt phương cách đ đ ra các qui lut v thương mi, b Trung Quc ra ngoài.

Lên tiếng vi hãng tin Sky News, phát ngôn viên thương mi Jason Clare ca đng Lao đng Australia nói trên lý thuyết Trung Quc có th gia nhp TPP, nhưng điu đó khó xy ra vì các điu khon v chng tham nhũng, tiêu chun môi trường và lao đng khiến cho Trung Quc trước mt khó gia nhập.

Trong khi đó, một b trưởng cao cp liên bang ca Australia ch trích vic Hoa Kỳ rút khi TPP.

Bộ trưởng Công nghip Quc phòng Christopher Pyne nói TPP vn còn là "mt gii pháp sng" đi vi Australia và Tng thng M Donald Trump đã sai lm khi rút khỏi hip đnh này.

TPP bao gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nht Bn, Malaysia, Mexico, Peru, New Zealand, Singapore và Vit Nam.

Quay lại trang chủ
Read 659 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)