Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quốc tế

03/12/2017

Liệu chiến tranh có thể xảy ra giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên ?

Tổng hợp

Mỹ : ‘nguy cơ chiến tranh ht nhân vi Triu Tiên tăng tng ngày’ (VOA, 03/12/2017)

Cố vn An ninh quc gia ca Tòa Bạch c nói kh năng xy ra chiến tranh vi Triu Tiên, mt nước nghèo đói nhưng s hu vũ khí ht nhân, "đang lên cao tng ngày".

my1

Các giới chc đc trách ng phó vi tình trng khn cp làm vic ti trung tâm ch huy Honolulu, Hawaii, hôm 1/12/2017. (AP Photo/Caleb Jones)

Đề cp ti lãnh t Triu Tiên Kim Jong-un hôm th By 2/12, c vn an ninh quc H.R. McMaster nói :

"Ngoài giải pháp quân sự, cũng có những cách gii quyết đ tránh xung đt vũ trang, nhưng đây là mt cuc chy đua vi thi gian bi vì ông ta càng lúc càng ti gn".

Triều Tiên tun trước loan báo h gi đã có kh năng tn công lc đa M bng mt đu đn, sau khi phóng th mt phi đạn đn đo liên lc đa (ICBM),

Tin tức truyn thông cho hay Ngũ Giác Đài đang xem xét nhng đa đim bên b Tây, nơi có th lp đt các h thng phòng th ph tri, sau khi Triu Tiên đe da tn công Hoa Kỳ.

Hãng tin Reuters nói các biện pháp xét đến có phần chc s bao gm H thng Phòng th Tm cao Giai đon cui – gi tt là THAAD, tương t như các h thng đã được trin khai ti Hàn Quc.

Hôm thứ Tư tun ri, mt xướng ngôn viên Triu Tiên loan báo trên đài truyn hình nhà nước KRT :

"Tên lửa đn đạo liên lc đa Hwasong-15 mi được phát trin đã phóng thành công theo quyết đnh chính tr và chiến lược ca Đng Công nhân Triu Tiên".

Sau những v phóng tên la trước, min Bc rêu rao rng phi đn ca h có th vươn ti bt c đa đim nào trên lc địa nước M, nhưng đây có th là ln đu Triu Tiên có kh năng làm như vy vi loi tên la mi được nâng cp. C các gii chc M ln các gii chc Triu Tiên đu nói tên la mi có th bay cao hơn nhng tên la mà Bình Nhưỡng đã th nghim trong thi gian qua.

my2

Cố vn An ninh quc gia M H.R. McMaster ti cuc hp báo Tòa Bch c hôm 2/11/2017.

Ông McMaster hối thúc Trung Quc áp dng lnh cm nhp du toàn din đi vi Triu Tiên như mt cách đ răn đe các v phóng tên la. Ông nói "Không th phóng tên la nếu không có nhiên liệu".

Hôm Chủ nht, mt ngày trước các cuc din tp quân s hn hp M-Hàn ln nht t trước ti nay, Triu Tiên gi Hoa Kỳ và Hàn Quc là "nhng nước hiếu chiến".

Tờ báo ca đng cm quyn ti Triu Tiên, nht báo Rodong, hôm 3/12 nói các cuộc tp trn chung là "mt hành vi khiêu khích công khai, toàn din" chng li Triu Tiên "có nguy cơ dn ti mt cuc chiến tranh ht nhân bt c lúc nào".

Hiện không rõ liu Bình Nhưỡng đã làm ch được kh năng làm nh và gn đu đn ht nhân lên phi đạn đn đo xuyên lc đa hay không, nhưng các gii chc Hàn Quc trước đây nói rng điu đó có th xy ra trong vài tháng.

*********************

Bắc Triều Tiên : Mỹ đang lao vào "chiến tranh nguyên tử" (RFI, 03/12/2017)

Một ngày trước chiến dịch tập trận Mỹ -Hàn Vigilant Ace, nhật báo Rodong Sinmun của Bình Nhưỡng, số ra ngày 03/12/2017, lên án "hành vi công khai khiêu khích nhắm vào Bắc Triều Tiên và hành động đó có thể dẫn tới chiến tranh hạt nhân bất cứ lúc nào".

my3

Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson tới cảng Busan, ngày 15/03/2017, để tham gia cuộc tập trận với quân đội Hàn Quốc - Reuters

Tờ báo của Bắc Triều Tiên cho rằng Mỹ và Hàn Quốc đang lao vào một "sự tự hủy diệt". Ngày hôm qua, một quan chức bộ Ngoại Giao của Bình Nhưỡng tố cáo tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đang muốn "gây ra một cuộc chiến tranh nguyên tử bằng mọi giá".

Hoa Kỳ và Hàn Quốc chuẩn bị cuộc tập trận quy mô mở ra trong bốn ngày, kể từ ngày mai. Mỹ huy động máy bay tàng hình siêu thanh F-22 Rapto và khoảng 12.000 lính tham gia chiến dịch Vigilant Ace. Seoul cho biết điều động ít nhất 230 máy bay các loại và nhiều binh sĩ tham gia vào cuộc tập trận được tổ chức hai năm một lần này.

Chiến dịch diễn tập năm nay mở ra trong bối cảnh Bắc Triều Tiên vừa bắn tên lửa xuyên lục địa Hwasong 15 có thể bắn tới lãnh thổ Hoa Kỳ.

Tại Washington, cố vấn an ninh của Nhà Trắng tướng McMaster hôm 02/12/2017 đánh giá "nguy cơ chiến tranh với Bắc Triều Tiên ngày càng gia tăng. Điều đó có nghĩa là mọi người đang chạy đua với thời gian để giải quyết vấn đề". Tướng McMaster nói rõ : "Ngoài giải pháp quân sự, có nhiều cách để giải quyết hồ sơ Bắc Triều Tiên, nhưng thời gian có hạn".

Thanh Hà

***********************

Mỹ đang 'gấp rút' đối phó đe dọa từ Bắc Hàn (BBC, 03/12/2017)

Khả năng chiến tranh đang gia tăng mỗi ngày, nhưng xung đột vũ trang không phải là giải pháp duy nhất, ông McMaster nói với một diễn đàn quốc phòng.

my4

Cố vấn an ninh Nhà Trắng, McMaster nói 'không còn nhiều thời gian' để giải quyết vấn đề.

Bình luận của ông được đưa ra ba ngày sau khi Triều Tiên tiến hành thử nghiệm hỏa tiễn đạn đạo đầu tiên trong vòng hai tháng, trái với các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.

Hỏa tiễn mới nhất bay cao hơn bất kỳ chiếc nào trước đây đã từng được thử nghiệm, trước khi rơi vào vùng biển Nhật Bản.

Căng thẳng đã tăng lên trong những tháng gần đây khi chương trình hạt nhân và hỏa tiễn của Bình Nhưỡng tiếp tục phát triển, bất chấp bị lên án toàn cầu và các lệnh trừng phạt quốc tế.

my5

Bắc Hàn thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đầu tiên hồi tháng Bảy

Bình Nhưỡng đã tiến hành cuộc thử hạt nhân đầu tiên hồi tháng Chín.

Tin cho hay Lầu Năm Góc có thể đang tăng cường các điểm thám sát ở bờ biển phía tây nước Mỹ nhằm triển khai thêm phòng thủ, giữa lúc có thêm những tuyên bố từ Bình Nhưỡng nói rằng hỏa tiễn mới nhất của Bắc Hàn có thể vươn tới toàn bộ lãnh thổ nội địa Hoa Kỳ.

my6

Các loại tên lửa của Bắc Hàn với tầm bắn ước tính bằng km

Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Donald Trump đưa ra bình luận mà không dùng văn bản tại một diễn đàn ở California hôm thứ Bảy.

my7

Ước tính tầm xa các tên lửa của Bắc Hàn

Ông McMaster nói : "Có nhiều cách để giải quyết vấn đề này… nhưng đó là một cuộc chạy đua vì ông ta ngày càng áp sát hơn, và không còn nhiều thời gian nữa", ông McMaster nói, trong liên hệ tới nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un.

Cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng, ông HRM McMaster cũng nói rằng Mỹ đang "trong một cuộc chạy đua" để giải quyết mối đe dọa từ Bắc Hàn.

khó khăn cho các vụ phóng hỏa tiễn.

"Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc hành động vì lợi ích của Trung Quốc, như họ cần phải thế, và chúng tôi ngày càng tin rằng Trung Quốc đang có lợi ích cấp bách để làm nhiều hơn nữa".

"Quí vị không thể bắn hỏa tiễn mà không có nhiên liệu", ông McMaster nói thêm.

'Một thách thức rất lớn'

Hôm 01/12/2017, bình luận về áp lực của Washington đối với Bắc Kinh trong vấn đề chấm dứt cung cấp các nhiên liệu cho chính quyền Bình Nhưỡng, nhà báo Ngô Ngọc Văn (Yuwen Wu), biên tập viên thuộc Vùng Châu Á, World Service nói với BBC Tiếng Việt :

"Đây là một tình huống khó khăn nữa đối với Trung Quốc, bởi vì chính phủ Trung Quốc đã và đang ủng hộ các biện pháp chế tài chính quyền [Bắc Hàn] mà đã được Liên Hiệp quốc hoàn toàn nhất trí và Trung Quốc đã cắt nhập khẩu than đá [từ Bắc Hàn] và dừng xuất khẩu các sản phẩm dệt may tới nước này.

"Cung cấp dầu là một cấp độ khó khăn khác vì nếu kinh tế của Bắc Hàn phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc về mặt cung cấp nhiên liệu, chất đốt, quí vị có thể hình dung tác động mà việc cắt các nguồn cung cấp sẽ xảy ra đối với Bắc Hàn và với mối quan hệ Trung Quốc với Bắc Hàn.

"Quan hệ Trung - Triều, tôi nghĩ đang ở mức độ thấp nhất từ trước tới nay và Bắc Hàn đã lên án Trung Quốc như là một 'tẩu cẩu' (running dog) của chính phủ Mỹ và chuyến thăm gần đây của đặc sứ của Chủ tịch Tập Cận Bình, ông Tống Đào, tới Bắc Hàn, đã không có được sự chú ý ở mức độ cao, ông đã không thể gặp được ông Kim Jong-un, ông đã không được trao nhiều sự tiếp đón trọng thị.

"Do đó điều đó cho thấy Trung Quốc phải rất cẩn trọng với điều tiếp theo sắp làm, nếu Trung Quốc quyết định cắt thêm nữa mối quan hệ thương mại với Bắc Hàn, chúng ta có thể đặt câu hỏi rằng liệu Trung Quốc đã sẵn sàng đón nhận các hậu quả mà có thể mối quan hệ trở nên xấu tệ hơn nữa, thậm chí các vấn đề biên giới thêm nữa và sự thù địch".

Về giải pháp với vấn đề Bắc Hàn, nhà báo Ngô Ngọc Văn từ Thế giới vụ BBC nói thêm :

"Trung Quốc muốn Hoa Kỳ và Bắc Hàn quay lại bàn đàm phán và đồng thời Bắc Hàn phải ngừng chương trình hạt nhân của họ, tôi nghĩ đó là lập trường từ lâu của Trung Quốc, nhưng bây giờ mọi thứ có vẻ đi theo hướng ngược lại, ngày càng lệch xa khỏi những gì mà Trung Quốc mong muốn, do đó đây thực sự là một sự thách thức đối với ban lãnh đạo của Trung Quốc về quyết định sẽ làm gì tiếp theo.

"Việc cắt hoàn toàn nhiên liệu cung cấp là điều rất khó, do đó Trung Quốc có thể cắt một chút, nhưng mặt khác gây áp lực để Bắc Hàn ngừng phóng thêm các hỏa tiễn để xem liệu có hiệu quả không, nhưng đánh giá từ những trải nghiệm gần đây, Trung Quốc đang có ảnh hưởng rất nhỏ đối với Bắc Hàn, do đó điều đó là một thách thức rất lớn", nhà báo Ngô Ngọc Văn nói với Quốc Phương của BBC Tiếng Việt hôm 01/12.

*****************

Áp dụng cấm vận, Mông Cổ không tiếp nhận lao động Bắc Triều Tiên nữa (RFI, 03/12/2017)

my8

Lao động Bắc Triều Tiên trên một công trường xây dựng tại Mông Cổ - Chụp màn hình :www.scmp.com

Lệnh trừng phạt của quốc tế bắt đầu có hiệu lực. Chính quyền Mông Cổ ra thời hạn cho lao động Bắc Triều Tiên từ đây đến cuối năm phải rời khỏi quốc gia này.

Oulan-Bator thông báo không cấp lại giấy phép lao động mới một khi hết hạn. Như vậy, với việc áp dụng các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc, hơn 1200 công dân Bắc Triều Tiên đang làm việc tại Mông Cổ buộc phải thu xếp hành trang về nước.

Phần đông người Bắc Triều Tiên đến làm việc tại Nga và Trung Quốc, số khác mạo hiểm phiêu lưu đến Châu Phi và Cận Đông. Cùng với Ba Lan, Mông Cổ là một trong những quốc gia theo dân chủ hiếm hoi còn rộng cửa đón người Bắc Triều Tiên.

Theo ghi nhận của AFP (03/12/2017), đa số lao động Bắc Triều Tiên tại Mông Cổ được tuyển dụng làm việc trong ngành xây dựng trong những điều kiện khắc nghiệt. Họ phải làm những công việc nặng nhọc, ngày làm việc từ 12-16 tiếng và chỉ nghỉ 2 ngày trong tháng mà không nề hà.

Phần lớn lao động Bắc Triều Tiên ngủ tại công trường và không được phép đi dạo phố một mình. Vào mùa đông, nhiệt độ xuống đến -40°C nhưng lao động Bắc Triều Tiên sống dưới những tầng hầm không sưởi của những tòa nhà mà họ tham gia xây dựng.

Liên Hiệp Quốc ước tính khoảng 100000 người Bắc Triều Tiên làm việc ở nước ngoài. Đây là một nguồn thu ngoại tệ quý giá cho Bình Nhưỡng. Mỗi năm họ gởi về nước khoảng 500 triệu đô la.

Minh Anh

***************

Bắc Triều Tiên mở hội ăn mừng việc trở thành " quốc gia hạt nhân" (RFI, 02/12/2017)

Hai ngày sau vụ bắn thên lửa liên lục địa Hwasong-15 có khả năng bắn tới lãnh thổ Hoa Kỳ, hôm qua (01/12/2017), Bình Nhưỡng bắn pháo hoa mừng "Bắc Triều Tiên trở thành một quốc gia hạt nhân".

my9

Quang cảnh mít tinh trên quảng trường Kim Nhật Thành mừng thành công vụ thử tên lửa liên lục địa Bắc Triều Tiên, ngày 01/12/2017. Reuters/KCNA

Nhật báo Rodong Sinmun của đảng Lao động Bắc Triều Tiên ấn bản ngày 02/12/2017 đăng ảnh quảng trường Kim Nhật Thành tại thủ đô Bình Nhưỡng chăng đèn kết hoa, đông kín người. Tất cả rất hân hoan, vỗ tay reo hò mừng "vụ bắn tên lửa thành công", tung hô lãnh đạo Kim Jong-un đã đưa Bắc Triều Tiên thành một "quốc gia hạt nhân", "chứng minh với thế giới về sức mạnh" của quốc gia khép kín này.

Theo hãng tin Pháp, AFP Kim Jong-un vắng mặt trong buổi lễ tập hợp rất nhiều các quan chức cao cấp của quân đội, chính quyền và đảng Lao Động Bắc Triều Tiên.

Về phía Seoul, Hàn Quốc sáng nay cho biết một trận động đất ở cấp 2,5 trên thang địa chấn Richter đã xảy ra gần khu vực mà Bắc Triều Tiên đã tiến hành vụ thử bom nguyên tử hôm 03/09/2017. Đây là trận động đất thứ tư trong khu vực này được ghi nhận.

Cũng liên quan đến Bắc Triều Tiên, trong tháng này, Liên Hiệp Quốc sẽ tổ chức hai cuộc họp về chế độ Kim Jong-un. Một nhà ngoại giao tại New York hôm qua thông báo, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc mở một phiên họp về chương trình vũ khí của Bình Nhưỡng vào ngày 15/12/2017.

Trước đó, hôm 11/12/2017 một cuộc họp khác, tập trung vào các hành vi chà đạp nhân quyền của chế độ Bắc Triều Tiên, cũng sẽ được mở ra tại Liên Hiệp Quốc, theo yêu cầu của 9 trong số 15 nước thành viên Hội Đồng Bảo An.

Đại sứ Nhật Bản bên cạnh Liên Hiệp Quốc, Koro Bessho, cho biết thêm, riêng trong vế nhân quyền Bắc Triều Tiên, Trung Quốc đã nhiều lần can thiệp, ngăn cản quốc tế họp bàn về chủ đề này. Hãng tin Reuters nhắc lại, vào năm 2016, Hoa Kỳ đã đặt Kim Jong-un trong danh sách đen những lãnh đạo vi phạm nhân quyền trên thế giới.

Trước đó, một báo cáo của Liên Hiệp Quốc năm 2014 thẩm định là lãnh đạo an ninh Bắc Triều Tiên và có khả năng là kể cả Kim Jong-un đã phạm những tội ác không kém chế độ Đức Quốc Xã. Bình Nhưỡng luôn bác bỏ những cáo buộc nói trên.

Thanh Hà

Quay lại trang chủ
Read 745 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)