Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quốc tế

06/01/2018

Đức không phải "đất hứa" cho quan chức Việt Nam tỵ nạn

BBC tiếng Việt

Nhà báo Lê Mạnh Hùng từ Berlin cảnh báo về 'ngộ nhận' nước Đức là một nơi dung chứa cho người nước ngoài bị cáo buộc phạm tội, một nhà báo từ Berlin lên tiếng với BBC về những gì mà ông gọi là 'ngộ nhận' và 'ảo tưởng'.

duc1

Ở một đất nước pháp quyền, người đứng đầu Chính phủ như Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng phải tuân thủ pháp luật

Trao đổi tại Bàn tròn thứ Năm của BBC Tiếng Việt nhân chủ đề ông Phan Văn Anh Vũ, người bị Việt Nam truy nã đã trở về nước này từ Singapore, hôm 04/01/2018, nhà báo tự do Lê Mạnh Hùng nói :

"Luật lệ về tị nạn tại Đức quy định rất chặt chẽ.

"Nếu như ông Trịnh Xuân Thanh trước kia mà tiếp tục ở lại Đức, câu chuyện trở về Việt Nam hoặc theo con đường tự nguyện hoặc 'trình diện' giống như phía Việt Nam nói, hay là 'bị bắt cóc' như là phía Đức nói, thì ông Thanh cũng phải chịu những trình tự, thủ tục tị nạn giống như hàng triệu người khác tới Đức.

"Và nếu ông Thanh không chứng minh được những lý do chính trị chính đáng thì ông cũng sẽ bị trục xuất như rất nhiều người đã từng bị".

Đức là nhà nước pháp quyền

Nhà báo Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh ngay cả lãnh đạo Đức như Thủ tướng Angela Merkel cũng phải tôn trọng và tuân thủ pháp luật vì nước Đức là nhà nước pháp quyền, ông nói :

"Vì nước Đức là một nhà nước pháp quyền, bản thân quan chức của Đức, kể cả bà Thủ tướng Merkel cũng bị ràng buộc về điều đó.

"Trước đây, bà không thể làm được việc là giải quyết vấn đề đưa ông Thanh về nước như là phía Việt Nam đề nghị, thì đến bây giờ cũng vậy thôi, bà ấy cũng như nhiều quan chức trong chính phủ cũng không thể nào 'thò tay vào' can thiệp trong việc ông Thanh được.

"Diễn biến ông Thanh tới đây bị xử như thế nào ở Việt Nam cũng liên quan những quyết định, những bước đi tiếp theo của Chính phủ Đức đối với Việt Nam trong quan hệ ngoại giao mà chúng tôi cũng đang hồi hộp chờ đón sự phản ứng đó".

'Đó chỉ là một ảo tưởng'

Về quy định xét tỵ nạn chính trị của Đức, nhà báo Lê Mạnh Hùng nhân dịp này chia sẻ với BBC :

"Nước Đức là một nước đứng đầu trong khối EU về việc tiếp nhận người tỵ nạn, nhất là những trường hợp đặc biệt như những nước Trung Đông, những nước có chiến tranh, hay xảy ra những sự cố lớn.

"Việt Nam là một trong số những nước mà rất ít người tới Đức được công nhận tỵ nạn chính trị, bởi lẽ tình hình Việt Nam bây giờ không giống như tình hình Việt Nam ba bốn chục năm trước.

duc2

Nếu ông Trịnh Xuân Thanh không chứng minh được những lý do chính trị chính đáng với nhà nước Đức, thì ông cũng sẽ bị trục xuất như rất nhiều người khác

"Vì thế, những người nào trong nước vẫn ảo tưởng rằng mình đang có cuộc sống bình thường ở Việt Nam, bỗng dưng đến Đức trình bày là tôi bị đàn áp vì lý do a, b, c gì đó, cần nước Đức bảo vệ là ảo tưởng.

"Những cán bộ quan chức nhà nước cho rằng đến lúc gặp khó khăn chạy qua Đức xin tỵ nạn chính trị thì theo tôi đó là một ảo tưởng.

"Nước Đức [thường chỉ] bảo vệ những người mà vì chính kiến và những hoạt động chính trị của họ ở quê hương mà qua đó gặp phải sự đàn áp hay khó khăn", ông Lê Mạnh Hùng nói với Bàn tròn thứ Năm của BBC Tiếng Việt.

Quay lại trang chủ
Read 697 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)