Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quốc tế

13/02/2018

Tập trận Hổ Mang Vàng, Nhật phản đối Trung Quốc, tàu chiến Anh vào Biển Đông

Tổng hợp

Giảm nhẹ hiện diện của Myanmar tại tập trận Hổ Mang Vàng (RFA, 13/02/2018)

Thái Lan và Hoa Kỳ giảm nhẹ sự hiện diện của một giới chức quân sự Myanmar tại buổi lễ khai mạc cuộc tập trận chung thường niên "Hổ mang Vàng" ở miền Đông Thái Lan.

cobra1

Lính Mỹ bắt tay lính Thái sau cuộc tập trận đa quốc gia Hổ Mang Vàng ở Nakhon Ratchasima, miền đông bắc Thái Lan. hôm 24/2/2017 - AFP

Hãng thông tấn AP cho biết tin vừa nêu vào ngày 13 tháng Hai, dẫn lời của Đại sứ Hoa Kỳ tại Thái Lan Glyn Davies nói rằng Myanmar không có tham dự trong cuộc tập trận "Hổ mang Vàng" kỳ này, nhưng đã không có lời giải thích nào về sự hiện diện của một sĩ quan quân đội Miến tại lễ khai mạc.

Tướng Thanchaiyan Srisuwan của Thái Lan cho biết đã mời Myanmar tham dự buổi lễ khai mạc của cuộc tập trận "Hổ mang Vàng" và thông tin được tiết lộ là tướng Srisuwan mời 3 đại diện của Miến Điện. Tuy nhiên, chỉ có một sĩ quan quân đội Miến xuất hiện và cờ của Myanmar đã không được kéo lên tại buổi lễ khai mạc.

Hồi tuần trước, các thành viên của hai đảng Cộng hòa lẫn Dân chủ của Quốc hội Hoa Kỳ đã chỉ trích lời mời Myanmar của Thái Lan. Thượng nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Đảng Cộng Hòa nói với AP rằng quân đội Miến tham gia vào việc tảo thanh sắc tộc thì không nên được đào tạo kỹ năng cùng với quân đội Hoa Kỳ.

Cuộc tập trận thường niên "Hổ mang Vàng" nhằm tăng cường hợp tác an ninh, phát triển các lực lượng gìn giữ hòa bình và hỗ trợ trong hoạt động nhân đạo và cứu trợ thảm họa. Quân đội 7 quốc gia tham gia chính gồm Thái Lan, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Singapore, Hàn Quốc, Indonesia và Malaysia. Ngoài ra năm nay theo thông cáo từ phía Hoa Kỳ, có hơn 11 ngàn binh sĩ từ 29 quốc gia tham gia cuộc tập trận Hổ Mang Vàng năm nay.

***************

Nhật phản đối Trung Quốc xâm nhập biển Hoa Đông (RFA, 13/02/2018)

Nhật Bản hôm thứ ba ngày 13 tháng 2 cho biết nước này đã chính thức phản đối việc Trung Quốc đưa 3 tàu tuần duyên vào vùng biển của Nhật bản ở khu vực biển Hoa Đông.

cobra2

Tàu tuần duyên Haijing 2502 của Trung Quốc đi vào vùng nước gần quàn đảo Senkaku ở biển Hoa Đông hôm 6/11/2016. AFP

Tuần duyên Nhật cho biết hôm thứ ba ngày 13/2, 3 tàu tuần tra của Trung Quốc đã vào vùng nước của Nhật Bản gần quần đảo Senkaku do Nhật kiểm soát mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.

Hãng tin Kyodo trích lời giới chức tuần duyên Nhật cho biết các tàu Trung Quốc đã ở trong khu vực này khoảng 90 phút trước khi đi vào vùng tiếp giáp lãnh hải, ngoài vùng nước của Nhật bản vào buổi trưa.

Ông Kenji Kanasugi, Tổng Giám đốc văn phòng sự vụ biển thuộc Bộ Ngoại giao Nhật đã gửi công hàm phản đối đến đại sứ quán Trung Quốc tại Tokyo, khẳng định việc tàu Trung Quốc vào vùng biển Nhật Bản là vi phạm chủ quyền của Nhật.

Trước đó, Đô đốc chỉ huy tuần duyên Mỹ Paul Zukunft được hãng tin quân sự HIS Janes trích lời cho biết Mỹ có kế hoạch sẽ triển khai một tàu tuần duyên đến vùng Tây Thái Bình Dương trong các năm tới để khẳng định cam kết của Mỹ trong khu vực. Ông nói trong năm 2019, Hoa Kỳ sẽ triển khai một trong số các tàu đến khu vực biển Hoa Đông. Đây là động thái được cho rằng có thể làm cho Bắc Kinh lo lắng.

Hồi năm 2016, Đô đốc Zukunft cũng phát biển rằng tuần duyên Mỹ có thể giúp Việt Nam, Indonesia và những nước Đông Nam Á khác phát triển lực lượng thực thi luật pháp trên biển. Ông nói tuần duyên Mỹ có thể là sự hiện diện của Mỹ ở những vùng nước đang có tranh chấp.

****************

Tàu chiến Anh hướng về Biển Đông (VOA, 13/02/2018)

Một chiến hm ca Anh sẽ r sóng qua vùng Bin Đông vào tháng ti đ khng đnh quyn t do hàng hi, B trưởng Quc phòng Anh Gavin Williamson nói trong bài phng vn đăng hôm 13/2.

cobra3

Bộ trưởng quc phòng Anh Gavin Williamson.

Theo Reuters, sáu tháng trước, các quan chc Anh đã đánh tiếng v chuyến đi nhiu kh năng sẽ gây căng thẳng quan h vi Trung Quc.

Tàu khu trục HMS Sutherland s đi qua Bin Đông sau chuyến thăm Australia, ông Williamson cho biết như vy trong mt cuc phng vn vi t The Australian.

Theo tờ báo này, người đng đu B Quc phòng Anh nói rng chuyến đi ngang qua Bin Đông nhm "th hin rõ rng hi quân ca chúng tôi có quyn làm vy".

Ông Williamson không nói rõ liệu HMS Sutherland có tiến vào phm vi 12 hi lý cách bt kỳ khu vc tranh chp nào không.

Thời gian qua, nhiu tàu chiến M đã thc hiện các chuyến hi thành đ th hin quyn t do hàng hi, và đã vp phi phn ng mnh ca Bc Kinh.

Theo Reuters, phát biểu ti Bc Kinh, phát ngôn viên B Ngoi giao Trung Quc Cnh Sng cho biết ông biết các bình lun trên.

"Tất c các nước thuân th luật pháp quc tế đu được hưởng quyn t do đi li và bay qua Bin Đông. Không có bt đng v chuyn này", ông Cnh nói.

"Tình hình Biển Đông hin nay đang ci thin tng ngày. Chúng tôi hy vng rng tt c các bên liên quan, đt bit là nhng nước ngoài khu vực, tôn trng các n lc ca các nước trong khu vc".

**********************

Chiến hạm của Anh sẽ đi vào Biển Đông (RFA, 13/02/2018)

Tàu chiến HMS Sutherland của Hải quân Anh sẽ đi qua vùng Biển Đông vào tháng tới để khẳng định quyền tự do hàng hải tại khu vực này. Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson cho biết như vậy hôm thứ ba, ngày 13/2.

cobra4

Nữ hoàng Anh Elizabeth II thăm tàu chiến HMS Sutherland ở bến West India, London hôm 23/10/2017 AP

Nói với tờ The Australian, Bộ trưởng Wiliamson cho biết tàu HMS Sutherland sẽ đến thăm Australia trước khi ra biển Đông. Tờ báo trích lời Bộ trưởng nói rằng tàu sẽ đi qua khu vực biển Đông trước khi trở về Anh để khẳng định quyền tự do hàng hải tại khu vực này của hải quân Anh.

Tuy nhiên Bộ trưởng Williamson không nói cụ thể liệu tàu có đi vào vùng 12 hải lý quanh các khu vực đảo đang tranh chấp hay không.

Từ năm 2015 Hoa Kỳ đã thực hiện chương trình tự do hàng hải tại biển Đông. Theo chương trình này, tàu chiến của Mỹ đã vào khu vực biển Đông, đặc biệt là khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây lấp trong khu vực.

Bộ trưởng Williamson khuyến khích Australia làm hơn nữa cho khu vực này. Ông nói Hoa Kỳ trông đợi các nước làm hơn nữa, và đây là cơ hội cho Anh và Australia thực hiện điều này, tức thể hiện vai trò đi đầu của mình.

Vào năm ngoái máy bay chiến đấu Typhoon của Anh cũng đã bay qua khu vực biển Đông.

Máy bay chiến đấu của Australia trong các năm qua cũng đã thực hiện một số chuyến bay qua khu vực biển Đông.

Trước thông tin Anh cho tàu chiến vào khu vực Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng lên tiếng nói rằng tất cả các nước theo luật quốc tế đều có quyền tự do hàng hải và hàng không ở biển Đông.

Ông cũng nói thêm là tình hình Biển Đông đã được cải thiện mỗi ngày. Vì vậy, Trung Quốc hy vọng các bên liên quan, đặc biệt là các nước bên ngoài khu vực nên tôn trọng những nỗ lực của các nước trong khu vực, không gây thêm các rắc rối.

Biển Đông là khu vực đang có tranh chấp về chủ quyền giữa Trung Quốc và một số nước bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan. Trung Quốc là nước đòi chủ quyền phần lớn khu vực đường biển quan trọng này của thế giới.

Các hình ảnh vệ tinh của Tổ chức Sáng kiến minh bạch hàng hải AMTI tại Washington DC hồi đầu năm cho thấy trong suốt năm 2017, Trung Quốc đã âm thầm lắp đặt các thiết bị quân sự trên các đảo nhân tạo mà nước này bồi đắp tại biển Đông. Theo AMTI, Trung Quốc đã mở rộng xây dựng thêm khoảng 290,000 m2 trên các đảo thuộc Hoàng Sa và Trường Sa trong năm ngoái.

Tân Hoa xã hôm 10/2 cho biết Trung Quốc sẽ đưa chiến đấu cơ Sukhoi 35 tham gia tuần tra chung tại biển Đông nhằm bảo vệ chủ quyền của nước này.

*********************

Hải quân Anh sẽ tuần tra Biển Đông, bất chấp Trung Quốc (RFI, 13/02/2018)

Bộ trưởng quốc phòng Anh Gavin Williamson đang thăm Sydney ngày 13/02/2018 tuyên bố Luân Đôn sẽ gởi chiến hạm tuần tra Biển Đông vào tháng tới, để khẳng định quyền tự do hàng hải. Quyết định này có thể chọc giận Trung Quốc, hiện đang khẳng định chủ quyền với hầu như toàn bộ vùng biển chiến lược này.

cobra5

Bộ trưởng quốc phòng Anh Gavin Williamson tại Luân Đôn. Ảnh ngày 23/01/2018. Reuters/Toby Melville

Hãng tin AP dẫn lời ông Williamson khi trả lời báo Úc The Australian cho biết, chiến hạm chống tàu ngầm HMS Sutherland đang thăm Úc, trên đường về sẽ làm nhiệm vụ tuần tra Biển Đông, khẳng định quyền của Hải quân Anh.

Bộ trưởng quốc phòng Anh không nói rõ chiếc Sutherland có đi gần các đảo nhân tạo do Trung Quốc tự ý đào đắp ở Biển Đông hay không. Tuy nhiên ông tuyên bố Anh hoàn toàn ủng hộ việc các chiến hạm Mỹ đi vào bên trong khu vực 12 hải lý của các đảo nhân tạo này.

Hiện chưa rõ Bắc Kinh sẽ phản ứng như thế nào, nhưng phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng ngày 13/02/2018 tuyên bố : "Nhờ các nỗ lực phối hợp giữa Trung Quốc và các quốc gia ven biển, không hề có vấn đề gì về tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông".

Dù đang có những căng thẳng với Hoa Kỳ và các nước khác, ông Cảnh Sảng vẫn cho rằng "tình hình khu vực đang tiến triển" và Bắc Kinh "hy vọng các bên liên quan, đặc biệt là các nước bên ngoài vùng này tôn trọng các cố gắng của các quốc gia trong khu vực".

Tuy bộ ngoại giao Trung Quốc tỏ ra hòa dịu, nhưng AP dẫn lời Thì Ân Hoằng (Shi Yinhong), giáo sư về quan hệ quốc tế ở trường đại học Nhân Dân (Renmin) nhận định, việc Hải quân Anh tuần tra Biển Đông có nguy cơ gây rạn nứt mối quan hệ được gọi là "kỷ nguyên vàng"với Trung Quốc hiện nay.

Lầu Năm Góc : Trung Quốc đe dọa Ấn Độ - Thái Bình Dương

Trong dự thảo ngân sách cho năm tài chính 2019 trình lên Quốc Hội hôm 12/02/2018, bộ quốc phòng Mỹ nhận định Trung Quốc đang tăng cường hiện đại hóa quân đội nhằm thống trị khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Bản báo cáo nhận xét "Trung Quốc nay là một đối thủ cạnh tranh về chiến lược, sử dụng các biện pháp kinh tế thô bạo để đe dọa các nước láng giềng, đồng thời quân sự hóa các đảo tại Biển Đông".

Cũng theo báo cáo này, Trung Quốc và Nga đang rút ngắn khoảng cách với Hoa Kỳ về công nghệ quân sự, nên nước Mỹ cần phải có những phương cách mới và sáng tạo hơn.

Thụy My

*******************

Anh cho tàu chiến đến Biển Đông : "Đó là quyền của chúng tôi" (VNTB, 14/02/2018)

Tuần dương hạm HMS Sutherland (Anh Quốc) sẽ đến Úc và trên đường trở lại, nó sẽ đi vào các vùng biển đang nằm trong sự tranh chấp giữa Trung Quốc với Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Brunei và Malaysia : "Cảnh giác với bất kỳ ý định ác ý nào từ Trung Quốc". Đây là nơi có nhiều mỏ dầu, khí đốt và các tuyến thương mại đường thuỷ trị giá 5 nghìn tỷ đô la Mỹ hàng năm.

Vào tháng tới, một tàu chiến của Anh sẽ đi từ Úc và vượt Biển Đông, để khẳng định quyền tự do hàng hải trong vùng biển vốn là trung tâm tranh chấp quốc tế mà Trung Quốc như một nhân vật chính theo lời khẳng định của ông Gavin Williamson, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Anh hôm nay.

cobra6

Tận dụng sự mơ hồ của luật pháp quốc tế, Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên phần lớn vùng biển. Nơi bao gồm Trường Sa và Hoàng Sa, các đảo đang bị Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Brunei và Malaysia (gần 85% lãnh thổ) phản đối. Để đảm bảo kiểm soát các tuyến đường biển quan trọng trong vùng biển này, chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng một loạt hòn đảo nhân tạo, với các cơ sở quân sự và hải đăng để điều hướng.

Williamson cho biết, tuần dương hạm HMS Sutherland, một tàu khu trục chống tàu ngầm, sẽ đến Úc vào cuối tuần này. Bộ trưởng Bộ quốc phòng vừa kết thúc chuyến công du hai ngày tới Sydney và Canberra (Australia) cho biết : "Tàu HMS Sutherland sẽ đi qua vùng Biển Đông (trên đường trở về Anh) và chứng tỏ rằng hải quân của chúng tôi có quyền làm điều đó". Ông không giải thích liệu tàu khu trục này có thể đi vào vòng 12 hải lý từ lãnh thổ tranh chấp hay một hòn đảo nhân tạo do Trung Quốc xây như các tàu của Hoa Kỳ hay không, nhưng ông tuyên bố : "Vương quốc Anh ủng hộ hoàn toàn cách tiếp cận của Hoa Kỳ trong việc điều hướng"

Vào tháng 1, Bắc Kinh cho biết họ đã gửi một tàu chiến đến để trục xuất một tàu khu trục Mỹ đã "vi phạm" chủ quyền của Trung quốc. Theo ông Williamson, điều quan trọng là các đồng minh của Mỹ như Anh và Úc "khẳng định giá trị của họ" ở Biển Đông. Người ta tin rằng có nhiều mỏ dầu và khí đốt lớn và nằm trên tuyến thương mại trị giá 5 nghìn tỷ đô la Mỹ hàng năm.

Sau khi công bố các hình ảnh vệ tinh mới cho thấy việc triển khai radar và các thiết bị khác, vào tháng 12, Trung Quốc bảo vệ và xác định việc xây dựng trên các hòn đảo đang tranh chấp, vốn cũng do các nước láng giềng Đông Nam Á tuyên bố có chủ quyền là "bình thường". Ông Williamson nhắc lại sự cần thiết phải xem xét "bất kỳ ý định ác ý nào" nhằm trở thành một siêu cường trên thế giới của Bắc kinh. "Úc và Anh xem Trung Quốc như một quốc gia có nhiều cơ hội, nhưng chúng ta không nên mù quáng với những tham vọng của Trung Quốc và phải bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia của chúng ta", ông nói.

Phương Thảo dịch

Nguồn : Asianews

Quay lại trang chủ
Read 732 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)