Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quốc tế

13/02/2018

'Nước Mỹ trên hết' - cách giành quyền hay nhất ?

BBC tiếng Việt

Một bài xã luận của tác giả Benn Steil trên tờ Foreign Affairs gần đây, đặt câu hỏi không biết chính sách "Nước Mỹ trên hết" có phải là cách tranh giành quyền lực hay nhất.

america1

Tổng thống Mỹ Donald Trump và khẩu hiệu "Nước Mỹ trên hết"

Tác giả Benn Steil mở đầu bài viết của mình bằng cách nhắc lại sự kiện đã xẩy ra cách đây hơn 70 năm :

'Ảnh hưởng toàn cầu'

Một nhân viên Bộ ngoại giao Hoa Kỳ từng viết :

"Hoa Kỳ đang phải đối mặt với tình trạng mà thế giới đang có quan điểm trái với những giả định về chính sách đối ngoại của chúng ta". "Thay vào việc thống nhất các cường quốc là sự hoàn toàn chia rẽ". Ngoại trưởng Hoa Kỳ kết luận rằng người Nga đã" làm mọi thứ có thể tạo ra được sự đổ vỡ hoàn toàn. "Tổng thống kêu gọi hành động đơn phương để chống lại những kẻ thù của Hoa Kỳ. Ông nói với Quốc Hội : "Việc chúng ta chùn bước trong vai trò lãnh đạo của mình chắc chắn sẽ gây nguy hiểm cho lợi ích của quốc gia này ".

Những lời trên đã được lần lượt nói lên vào năm 1947, bởi ông Chip Bohlen, một chuyên gia về Nga, Ngoại trưởng George C. Marshall, và Tổng Thống Harry S. Truman.

Những lời này ngày nay đang được chính phủ mới thành lập của Hoa Kỳ lập lại, báo trước một kỷ nguyên của cuộc cạnh tranh quyền lực to lớn, trong đó các kẻ đối nghịch cạnh tranh để giành lấy ảnh hưởng toàn cầu.

Chiến lược gia về An ninh Quốc gia của Trump tuyên bố : "Sau khi bị bác bỏ như một hiện tượng của một thế kỷ trước", cuộc chiến quyền lực lớn đã trở lại ". Tuy nhiên, chiến lược của Truman và Trump hoàn toàn khác nhau.

Phân tích nguồn gốc chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong vòng hơn bảy thập niên qua, Benn Steil viết :

Cách đây 71 năm, sau Thế Chiến II, cuộc cạnh tranh quyền lực nguy hiểm mới đã khiến các nhà hoạch định chính sách Mỹ chấp nhận nhu cầu phải can thiệp với các nước trên thế giới để bảo vệ an ninh và thịnh vượng của Hoa Kỳ. Trọng tâm của chiến lược này là kết thân với các nước đồng minh ở Tây Âu và Châu Á mạnh mẽ, độc lập, có nền dân chủ và có khả năng chống lại các mối đe dọa cũng như cám dỗ của một chính thể độc tài. Từ đó Hoa Kỳ có thể bảo vệ lợi ích kinh tế và an ninh của mình, mà không cần dựa vào sức mạnh quân đội.

Tầm nhìn đó đã được duy trì trong suốt Chiến tranh Lạnh và sau đó, qua nhiều chính quyền tiếp nối của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa - cho đến nay. Benn Steil kết luận.

america2

Cựu Tổng thống Hoa Kỳ George Bush ký thỏa thuận Nafta năm 1992

'Những nhà quốc tế'

Benn Steil vạch ra :

Nhưng chính quyền của Trump hiện đang tranh cãi với chính nó về ý nghĩa của khẩu hiệu "nước Mỹ trên hết" và tính nhất quán với tầm nhìn đó, và kết quả của tranh cãi này sẽ quyết định là chính sách cấp tiến thời hậu chiến sẽ sống sót, hay một cuộc cạnh tranh quyền lực gay gắt sẽ xẩy ra, trong đó Hoa Kỳ sẽ chỉ đơn thuần là một trong nhiều cường quốc muốn giành lợi thế cho mình.

Sự mỉa mai châm biếm là ngay lúc chính quyền Donald Trump tuyên bố bắt đầu kỷ nguyên mới của cuộc cạnh tranh quyền lực lớn, nó lại đe dọa loại bỏ những công cụ đã giúp Hoa Kỳ giành chiến thắng trong cuộc giằng co trước đó.

Trong khoảng thời gian ngắn vài năm sau Thế Chiến thứ II, Hoa Kỳ đã tạo ra những cơ chế lớn cho đến giờ vẫn còn xác định trật tự thế giới ngày nay - một trật tự đã đưa đến cho Hoa Kỳ một nền hòa bình và thịnh vượng. Liên Hiệp Quốc, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương và những người tiền nhiệm của Tổ chức Thương mại Thế giới và Liên minh Châu Âu đều được Hoa Kỳ đưa ra trong khoảng thời gian từ 1945 đến 1949.

Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump nghĩ rằng các tổ chức này là mối đe dọa với chủ quyền của Hoa Kỳ. Với ông, WTO là "thảm hoạ... Chúng ta sẽ phải đàm phán lại hoặc chúng ta sẽ phải rút lui". Hiệp ước Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), theo Donald Trump, là lỗi thời, và là những sai lầm lịch sử tội tệ nhất. Về Liên Hiệp Âu Châu (EU), ông Trump tuyên bố, "đã được hình thành, một phần, để đánh bại Hoa Kỳ về mặt thương mại... Tôi không thực sự quan tâm là Châu Âu có liên hiệp hay tách rời".

"Lý luận của ông là ông có thể làm giảm thâm hụt thương mại - vốn liên quan mất thiết đến sự tăng trưởng của Hoa Kỳ - bằng cách thương thảo lại các thoả thuận thương mại song phương với các đối tác nhỏ hơn.

america3

Tổng thống Donald Trump nói : "WTO là thảm họa. Chúng ta sẽ phải đàm phán lại hoặc chúng ta sẽ phải rút lui"

'Thỏa hiệp'

Những người trong chính quyền muốn giữ gìn trật tự quốc tế hiện tại, như Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis và Giám đốc của Hội đồng Kinh tế Quốc gia Gary Cohn, đã được cả bạn và thù gán cho cái nhãn là "những nhà quốc tế".

Tuy nhiên, những người sáng lập ra chiến lược quyền lực mềm đến từ can thiệp ngoại giao là những người như Bộ Trưởng Ngoại Giao George C. Marshall, người kế nhiệm ông là Dean Acheson là những người thực sự thực tế một cách cứng đầu. Chính George Marshall là người lập ra chiến lược quân sự của Thế Chiến II. Những người này hầu như không hy sinh tài sản và chủ quyền của Hoa Kỳ để lợi dụng các lợi ích nước ngoài ; mà họ tham gia vào một sứ mệnh đầy tham vọng để tìm ra một trật tự thế giới do người Mỹ lãnh đạo, dựa trên cơ sở luân lý của những chính phủ dân chủ và trao đổi kinh tế tự do.

Chiến lược an ninh quốc gia của chính sách "nước Mỹ trên hết" của Tòa Bạch Ốc là một sự pha trộn không thoải mái về quan điểm của Marshall, Acheson, cũng như Truman với tầm nhìn mà Tổng Thống Trump đã quảng bá khi vận động tranh cử. Nó chứa, một mặt, nhiều tham chiếu đến tầm quan trọng của các liên minh và ăn mừng sự thành công trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ trong thế kỷ XX - bao gồm cả việc tạo ra Kế hoạch Marshall và NATO.

Mặt khác, Tổng thống Donald Trump nói rằng "đặt nước Mỹ trên hết là nghĩa vụ của chính phủ và là nền tảng cho sự lãnh đạo (thế giới) của Hoa Kỳ" và than thở về những việc các nước khác đã "khai thác các tổ chức quốc tế mà chúng tôi giúp xây dựng". Điều này phản ánh điều mà tác giả Benn Steil gọi là sự "tâm thần phân liệt" trong một nội các đang kêu gào được điều trị.

Tác giả Benn Steil kết luận :

"Trật tự toàn cầu hiện nay được xây dựng dựa trên sự hiểu biết rằng có các đồng minh - trái ngược với việc có thuộc địa hoặc các nước chư hầu - đòi hỏi nhất thiết phải có sự thỏa hiệp với các quốc gia có chủ quyền khác. Hoa Kỳ giờ đây phải quyết định liệu sự thỏa hiệp như vậy có đáng được duy trì để đạt được trật tự thế giới đang có hay không, hoặc chỉ cần cạnh tranh với Trung Quốc và Nga để dành lấy ảnh hưởng của các quốc gia và các khối khác.

Lựa chọn một cách khôn ngoan ngày nay có nghĩa là bạn đã hiểu cách thức và lý do tại sao Hoa Kỳ đã chọn chiến lược mềm dẻo từ trước đến giờ".

Quay lại trang chủ
Read 702 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)