Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quốc tế

03/05/2018

Chiến tranh thương mại : thực sự Mỹ muốn gì và có thể làm gì ?

RFI tiếng Việt

Cố vấn thương mại của Tổng thống Trump muốn mở cửa thị trường Trung Quốc (VOA, 03/05/2018)

Đại din Thương mi ca Tng thng M Donald Trump hôm 1/5 nói ông không đàm phán nhm thay đi h thng kinh tế Trung Quc, mà thương thuyết đ m nn kinh tế Trung Quc cho cnh tranh t nước ngoài. D kiến Đi din Thương mi M s đàm phán vi phía Trung Quc Bc Kinh trong tun này.

covan1

Đại din Thương mi Hoa Kỳ Robert Lighthizer.

Theo hãng tin Reuters, Đại din Thương mi Robert Lighthizer nói vi Phòng thương mi Hoa Kỳ rng ông coi các ni dung đàm phán vi các quan chc hàng đu Trung Quc vào ngày th Năm và th Sáu như là bước đu tiên trong mt tiến trình hc hi lâu dài cho c Washington ln Bc Kinh đ gii quyết tt hơn nhng khác bit thương mại gia hai nước.

Ông Lighthizer nói : "Mục tiêu ca tôi không phi là thay đi h thng kinh tế ca Trung Quc, mc dù theo các du hiu b ngoài, h thng này dường như có li hơn cho phía h… Nhưng tôi phi đt mình trong v thế làm thế nào đ Hoa Kỳ có thể gii quyết tình trng dó, đ Hoa Kỳ không là nn nhân ca h thng đó, và đó là nhim v ca chúng tôi".

Ngoài ông Lighthizer, trong phái đoàn của chính quyn ông Trump đi đàm phán Bc Kinh còn có B trưởng Tài chính Steven Mnuchin, B trưởng Thương mại Wilbur Ross, C vn Sn xut và Thương mi thuc Tòa Bch c Peter Navarro, và c vn Kinh tế Tòa Bch c Larry Kudlow.

Hôm 1/5 ông Ross cho biết Tng thng Trump sn sàng áp thuế quan đi vi hàng hóa Trung Quc nếu phái đoàn không đt được mt thỏa thuận đ gim thâm ht cán cân thương mi M - Trung.

Phát biểu trên đài truyn hình CNBC trước khi lên đường sang Trung Quc, ông Ross nói ông đã đt được tha thun "vi nhiu hy vng" có th gii quyết nhng căng thng thương mi gia hai nn kinh tế lớn nht thế gii.

*********************

"Chip điện tử" : Một cuộc chiến khác giữa Washington và Bắc Kinh (RFI, 03/05/2018)

Ngày 03/05/2018, một phái đoàn của Hoa Kỳ đã đến Trung Quốc để thảo luận về các tranh chấp thương mại đôi bên. Thế nhưng, cuộc chiến nhôm, thép và nông sản chỉ là bề nổi. Ẩn sau cuộc tranh chấp thương mại này là một cuộc đọ sức khác không kém phần gay cấn, đang khiến Washington lo ngại : "Cuộc chiến con chip điện tử".

chip1

Đại diện Thương Mại Mỹ Robert Lighthizer (giữa) khi rời khách sạn ở Bắc Kinh, ngày 03/05/2018. Reuters/Jason Lee

Trung Quốc "phải tự cung tự cấp" trong lĩnh vực công nghệ quan trọng và "tập hợp mọi sức lực để thực hiện những điều lớn lao", chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhấn mạnh như trên khi đến thăm một hãng công nghệ cao.

Nhưng con đường "thực hiện những điều lớn lao" đó vẫn còn một cản lực : Bắc Kinh chưa thể làm chủ công nghệ bán dẫn để tự sản xuất chip điện tử, một linh kiện điện tử thiết yếu trong các sản phẩm điện tử, từ điện thoại thông minh cho đến các loại máy vi tính. Trung Quốc, công xưởng thế giới giá rẻ, lại phải nhập khẩu đến 80% chip điện tử, chủ yếu là từ Hoa Kỳ, nơi mà những thương hiệu lớn như Intel, Qualcomm và Micron đang thống lĩnh thị trường này.

Với "Kế hoạch 2025", Trung Quốc thời Tập Cận Bình giờ muốn khắc phục sự chậm trễ đó. Mục tiêu của kế hoạch là làm thế nào hoàn thiện việc sản xuất trong nước công nghệ bán dẫn để giảm 50% sự lệ thuộc vào nguồn cung ứng bên ngoài, biến Trung Quốc thành một cường quốc công nghệ tân tiến, có thể cạnh tranh với Hoa Kỳ.

Tham vọng này của Bắc Kinh thật sự khiến Washington lo ngại vì có liên quan đến vấn đề "sở hữu trí tuệ", một điểm gai góc nhất trong cuộc tranh chấp này, như nhận định của ông Robert Lighthizer, Đại diện Thương Mại Mỹ USRT với hãng tin Pháp AFP.

Hoa Kỳ luôn lên án cách hành xử của Bắc Kinh, như "ép buộc" doanh nghiệp nước ngoài phải chuyển giao công nghệ nếu muốn làm ăn tại Trung Quốc ; hay cạnh tranh không lành mạnh, luồn lách các luật lệ cạnh tranh, qua việc thực hiện những chính sách hỗ trợ tài chính ồ ạt.

Theo các số liệu thống kê của USTR, từ năm 2014, chính quyền trung ương và địa phương tại Trung Quốc đã tài trợ khoảng 100 tỷ đô la cho nhiều tập đoàn Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn, như Hua Hong, có nhà xưởng ở thành phố Vô Tích (đông Trung Quốc), Thanh Hoa Unigroup hay ZTE…

Bộ trưởng Thương Mại Mỹ Wilbur Ross đã đánh giá "Kế hoạch 2025" này của Trung Quốc là"đáng sợ", và cho đấy là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thâm thủng thương mại của Mỹ ngày càng lớn.

Trong bối cảnh đó, chính quyền Donald Trump đã ra sức ngăn chặn các chiến dịch Trung Quốc mua lại công nghệ Mỹ. tháng 9/2017, tổng thống Mỹ, lấy lý do an ninh quốc gia, phản đối thương vụ một tập đoàn Nhà nước Trung Quốc mua lại công ty chế tạo bán dẫn Lattice. Tương tự, Thanh Hoa Unigroup năm 2015 đã thất bại trong việc tìm cách sở hữu Micron.

Dù có nhiều ý kiến cho rằng Trung Quốc sẽ còn phải mất đến nhiều năm nữa mới có thể "sánh vai" với Hoa Kỳ, nhưng điều gì có thể cản trở được nước này trong tương lai sở hữu được lĩnh vực công nghệ này, khi mà giờ đây Trung Quốc gần như đã có tất cả, từ bom nguyên tử cho đến cả công nghệ không gian. Thậm chí, "Silicon Valley của Trung Quốc" cũng đang trên đà qua mặt các cường quốc khác. Theo nhận định của AFP, rõ ràng, "cuộc chiến chip - rận điện tử đang làm "mẩn ngứa" quan hệ thương mại Mỹ - Trung".

Minh Anh

*********************

Thương mại : Mỹ hoãn binh ở Châu Âu để rảnh tay đối phó Trung Quốc (RFI, 02/05/2018)

Vì sao vào giờ chót hôm 30/04/2018 chính quyền của tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định hoãn thêm một tháng việc áp thuế mới trên nhôm và thép nhập khẩu từ Liên Hiệp Châu Âu ? Theo nhiều chuyên gia được hãng tin Pháp AFP phỏng vấn, đây là một chiến thuật hoãn binh mà Mỹ áp dụng đối với một khối có tầm quan trọng chiến lược, để rảnh tay bước vào cuộc đàm phán thương mại gay go với Bắc Kinh.

mytrung1

Nhôm thép của thế giới trong tầm ngắm bảo hộ mậu dịch của tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh : Một xưởng chế biến nhôm tấm tại Đức. TOBIAS SCHWARZ / AFP

Phản ứng trước quyết định tạm hoãn được Nhà Trắng công bố, Liên Hiệp Châu Âu không hề tỏ vẻ vui mừng, mà trái lại đã biểu lộ thái độ thất vọng, cho rằng quyết định không dứt khoát miễn áp thuế đối với Châu Âu chỉ "kéo dài tình trạng bấp bênh", không có lợi cho kinh doanh.

Giới phân tích đã gắn liền động thái hoãn binh của Mỹ đối với Châu Âu, với sự kiện một phái đoàn Mỹ lên đường qua Trung Quốc vào hôm nay để đấu tranh với Bắc Kinh về việc Trung Quốc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Theo bà Monica de Bolle, chuyên gia cao cấp tại Viện Kinh Tế Quốc Tế Peterson, tổng thống Mỹ không thể đơn độc đương đầu với Trung Quốc trong một cuộc chiến tranh thương mại, và "Liên Hiệp Châu Âu biết rõ điều đó".

Đối với bà de Bolle, tầm quan trọng của Liên Hiệp Châu Âu đối với Hoa Kỳ vượt xa khuôn khổ thương mại hay bất cứ thứ gì liên quan đến thép hoặc nhôm, vì lẽ Bruxelles có một trọng lượng về chiến lược và ngoại giao hiển nhiên mà Washington không thể bỏ qua.

Mặt khác, Liên Hiệp Châu Âu cũng phản đối chính sách của Bắc Kinh về sở hữu trí tuệ, nhưng sẽ không ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến chống Trung Quốc, nếu vẫn bị Washington tấn công trong lãnh vực nhôm và thép.

Ông Edward Alden, một chuyên gia về thương mại tại trung tâm nghiên cứu Hội Đồng Quan Hệ Đối Ngoại, cho rằng Washington không muốn gây sự với Bruxelles vào lúc mà phái đoàn thương mại hùng hậu của Mỹ đổ bộ xuống Bắc Kinh. Chính vì không muốn mở ra một mặt trận khác với Châu Âu mà chính quyền Trump đã quyết định hoãn áp thuế trên nhôm và thép.

Lý do rất đơn giản : Nếu thuế nhôm thép có hiệu lực đối với Châu Âu ngay từ ngày 01/05 như dự kiến, Liên Hiệp Châu Âu sẽ lập tức ra đòn trả đũa và điều đó, theo ông Alden, "sẽ khiến Mỹ bị cô lập trong việc đối phó với Trung Quốc".

Tuy nhiên, quyết định tạm hoãn áp thuế trên thép và nhôm đối với Châu Âu chưa giải quyết được dứt khoát mầm mống gây bất đồng giữa Mỹ và Châu Âu, với việc Liên Hiệp Châu Âu vẫn tiếp tục đòi miễn giảm vĩnh viễn các sắc thuế này.

Đối với ông Eswar Prasad, giáo sư chính sách thương mại tại Đại Học Cornell ở Hoa Kỳ, việc chỉ kéo dài việc miễn áp thuế một thời gian ngắn, cho phép chính quyền Trump duy trì áp lực trên Châu Âu, buộc Bruxelles nhượng bộ trên một số lãnh vực thương mại theo mong muốn của Hoa Kỳ.

Theo ông Alden, trong vấn đề này, Washington đang đặt cược trên khả năng một số nước khác ngoài Châu Âu như Brazil, Úc, Achentina và Hàn Quốc, chịu thua và chấp nhận các điều kiện của Mỹ. Trong tình hình đó Liên Hiệp Châu Âu sẽ bị đơn độc nếu tiếp tục cứng rắn.

Trọng Nghĩa

********************

Phái đoàn thương mại Mỹ đến Bắc Kinh (RFI, 02/05/2018)

Một phái đoàn Mỹ do bộ trưởng Tài Chính Steve Mnuchin dẫn đầu hôm nay 02/05/2018 đến Bắc Kinh để cố gắng tìm kiếm lối thoát cho các xung đột hiện nay, tránh cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.

mytrung2

Bộ trưởng Tài Chính Mỹ Wilbur Ross (giữa) và bộ trưởng Thương Mại Steven Mnuchin tại Washington, 24/04/2018. Reuters/Jim Bourg

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump từ nhiều tháng qua tố cáo tình trạng thâm hụt thương mại khổng lồ với Trung Quốc và các cung cách cạnh tranh thiếu sòng phẳng của Bắc Kinh. Ông Trump đòi giảm bớt 100 tỉ đô la (tổng thâm hụt năm 2017 là 375 tỉ đô la), và Trung Quốc phải mở cửa rộng hơn cho hàng hóa của Mỹ.

Hoa Kỳ cũng muốn tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, ngăn tình trạng liên doanh "cưỡng bức" nhằm buộc các công ty phương Tây phải chuyển giao công nghệ.

Tháp tùng ông Mnuchin có bộ trưởng Thương Mại Wilbur Ross, đại diện thương mại Mỹ (USTR) Robert Lighthizer, cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow. Phái đoàn Mỹ sẽ gặp gỡ các đồng nhiệm Trung Quốc dự kiến trong hai ngày 3 và 4/5, thời gian lưu lại Bắc Kinh tùy thuộc vào tiến triển của cuộc đàm phán.

Ông Robert Lighthizer nhìn nhận đây là một "thách thức rất lớn", "danh sách các vấn đề vướng mắc rất dài, đặc biệt là sở hữu trí tuệ". Bộ trưởng Tài Chính Steve Mnuchin trả lời Fox News trước khi lên đường cho biết sẽ có những "trao đổi thẳng thắn" và bày tỏ sự "lạc quan thận trọng". Còn theo bộ trưởng Thương Mại Wilbur Ross, Trung Quốc mất nhiều hơn là được nếu xung đột với Hoa Kỳ.

Tân Hoa Xã hôm nay loan báo phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (Liu He), nhân vật thân cận với Tập Cận Bình, sẽ phụ trách đàm phán với phía Mỹ. Bắc Kinh hoan nghênh chuyến đi của phái đoàn Mỹ, và ông Tập Cận Bình hôm 9/4 đã khẳng định Trung Quốc "đang đi vào giai đoạn mở cửa mới".

Thụy My

*********************

Áp thuế nhôm, thép : Mỹ hoãn thêm một tháng cho Châu Âu (RFI, 01/05/2018)

Hoa Kỳ thông báo tạm hoãn áp thuế hải quan lên thép và nhôm nhập khẩu từ Liên Hiệp Châu Âu, Canada và Mêhicô cho đến ngày 01/06. Châu Âu ngày 01/05/2018 cho rằng quyết định này "kéo dài thêm tình trạng bất định", mà không chấm dứt được đối đầu thương mại.

mytrung3

Công du Hoa Kỳ hôm 23/04/2018 tổng thống Pháp E. Macron (trái) kêu gọi Mỹ miễn áp thuế vào thép và nhôm của Liên Hiệp Châu Âu. Reuters/Kevin Lamarque

Tối 30/04/2018 trong một thông cáo vào giờ chót, Nhà Trắng cho biết gia hạn thêm 30 ngày, thay vì đánh thuế lên các mặt hàng trên từ ngày 01/05. Nhưng Liên Hiệp Châu Âu không hài lòng trước sự nhượng bộ của tổng thống Mỹ Donald Trump.

Ủy Ban Châu Âu ngay sáng nay đã phản ứng, cho rằng : "Quyết định của Mỹ chỉ kéo dài thêm sự bất an của thị trường, vốn đã bị ảnh hưởng".

Theo Bruxelles, Châu Âu "lẽ ra cần phải được miễn trừ toàn bộ và vĩnh viễn việc đánh thuế này, do không thể chứng minh bằng lý do an ninh quốc gia". Đối thoại với Hoa Kỳ vẫn tiếp tục, nhưng "chúng tôi sẽ không thương lượng dưới sự đe dọa".

Đức cho biết "vẫn chờ đợi được miễn hẳn", riêng Anh Quốc hoan nghênh quyết định tạm hoãn của Mỹ, nhưng nhấn mạnh tiếp tục tìm kiếm một giải pháp lâu dài.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 08/03 đã quyết định tăng 25% thuế hải quan lên thép nhập khẩu và 10% lên nhôm, nhưng miễn đánh vào Canada và Mêhicô do việc tái thương lượng hiệp định tự do mậu dịch Bắc Mỹ NAFTA, và đến cuối tháng Ba Nhà Trắng thông báo tạm hoãn đánh thuế nhắm vào Liên Hiệp Châu Âu.

Hoa Kỳ đòi hỏi các nhượng bộ về thương mại, và đã đạt được với Hàn Quốc : Seoul giảm xuất thép qua Mỹ, đồng thời mở cửa thị trường xe hơi. Nhưng Châu Âu cho rằng chính Trung Quốc mới là nguyên nhân của tình trạng sản xuất thừa trên thế giới, với việc trợ giá ồ ạt cho kỹ nghệ thép.

Bruxelles trong những tuần lễ gần đây đã nghiên cứu các biện pháp trả đũa. Trước mắt là đánh thuế khoảng vài chục mặt hàng nổi tiếng của Mỹ, trong đó có những mặt hàng được sản xuất tại các tiểu bang đã bầu cho ông Donald Trump. Một danh sách các mặt hàng bị áp thuế đã được các nước thành viên thông qua vào giữa tháng Tư. Liên Hiệp Châu Âu cũng có thể kiện lên Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO), nhưng vụ kiện sẽ kéo dài nhiều năm.

Thụy My

Quay lại trang chủ
Read 518 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)