Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quốc tế

25/02/2017

Nhà Trắng lên gân với giới truyền thông

tổng hợp

Tòa Bạch Ốc ngăn một số hãng tin dự họp báo (VOA, 25/02/2017)

hoaky1

Các phóng viên rời đi sau khi mt s cơ quan báo chí như CNN hay The New York Times, Politico b loi ra khi mt cuc hp báo kín vi phát ngôn viên Tòa Bch c Sean Spicer.

Tòa Bạch c hôm th Sáu b ch trích d di sau khi ngăn mt s cơ quan thông tn tham d mt bui hp báo hàng ngày vi phát ngôn viên Tòa Bch c Sean Spicer.

Một s hãng tin tng đăng bài ch trích Tng thng Donald Trump, bao gm đài CNN và báo The New York Times, là hai trong s nhng cơ quan b loi khi cuc hp.

Một s hãng tin được xem là thân thin hơn vi ông Trump, bao gm Breitbart News, America News Network One và Washington Times, được cho phép vào hoc được mi tham d.

Những hãng tin chính thng khác được phép tham gia bao gm các mng lưới truyn hình ABC, CBS, NBC và Fox. Mt s cơ quan báo chí, trong đó có hãng tin AP, t chi tham d đ biu th s đoàn kết vi nhng hãng tin b loi tr.

Thông tín viên của VOA ti Tòa Bch c hôm th Sáu không được mi tham d và cũng không tham d cuc hp vi ông Spicer.

Cuộc hp báo không ghi hình này - được các phóng viên Tòa Bch c gi là "gaggle" - được tổ chc ti văn phòng ca ông Spicer thay vì phòng hp báo hàng ngày có camera ghi hình, vn là nơi hp báo chính thc hơn vi tt c các hãng tin được cp phép được quyn tham dự.

*******************

Nhà Trắng cấm nhiều hãng truyền thông lớn dự họp báo (RFI, 25/02/2017)

hoaky2

Các nhà báo bỏ về khi biết Nhà Trắng loại nhiều cơ quan truyền thông lớn khỏi cuộc họp báo tuần ngày 24/02/2017 tại Washington. REUTERS/Yuri Gripas

Chính quyền của tổng thống Donald Trump đã cấm nhiều cơ quan truyền thông Mỹ vào buổi họp báo hàng tuần của phát ngôn viên Nhà Trắng. Các đơn vị bị cấm cáo buộc Nhà Trắng "thiên vị".

Buổi họp báo ngày 24/02/2017 không được ghi hình và truyền trực tiếp từ phòng họp báo như thường lệ trước đây mà diễn ra trong phòng họp của phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer. Trong số các cơ quan truyền thông bị cấm, có đài truyền hình CNN, nhật báo New York Times, trang thông tin Politico, Los Angeles Times hay hãng tin Pháp AFP.

Ngược lại, những cơ quan ngôn luận bảo thủ nhỏ hơn, như One America News Network, thường ủng hộ chính quyền mới, thì lại được tham dự. Các hãng tin vẫn thường xuyên đưa tin về Nhà Trắng như Reuters và Bloomberg, cũng có mặt, trừ hãng tin Mỹ AP tẩy chay buổi họp báo để tỏ thái độ phản đối.

Giám đốc nhật báo New York Times, Dean Baquet, đã ra thông cáo, trong đó nhấn mạnh : "Chưa bao giờ diễn ra chuyện như vậy ở Nhà Trắng, trong suốt một lịch sử lâu dài của báo từng đưa tin với vô số chính quyền thuộc các đảng khác nhau". Chủ tịch hiệp hội các thông tín viên của Nhà Trắng (WHCA), Jeff Mason, đã lên tiếng phản đối gay gắt cách thông tin với báo chí của chính quyền Trump. Tại cuộc họp báo ngày 24/02, nhiều nhà báo khi được biết một số cơ quan truyền thông lớn bị cấm đã bỏ ra về.

Trong chiến dịch tranh cử, cũng như từ khi chính thức bước vào Nhà Trắng hôm 20/01/2017, Donald Trump vẫn thường xuyên lên án báo chí bằng những ngôn từ nặng nề như là "không trung thực", "yếu kém" và tuyên truyền "tin thất thiệt". Tuần trước, ông Trump còn tung lên Twitter chỉ đích danh các đài báo như New York Times, CNN, ABC, CBS hay NBC là "kẻ thủ của nhân dân Mỹ".

Trước các phản ứng của giới báo chí về cuộc họp báo hôm qua, phát ngôn viên Sean Spicer vẫn khẳng định "Nhà Trắng luôn mở rộng cho các hãng truyền thông".

Đảng Dân Chủ "xốc" lại đội ngũ sau thất bại

Trong khi đó, đảng Dân Chủ Mỹ, bị chia rẽ và suy yếu sau thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống, sẽ bầu người đứng đầu vào ngày 25/02/2017. Hiện có hai ứng viên sáng giá cho chức chủ tịch đảng. Người thứ nhất là ông Tom Perez, người Mỹ gốc cộng hòa Dominica, từng giữ chức bộ trưởng Lao Động trong chính quyền của tổng thống Obama. Ông được những người đứng đầu đảng ủng hộ. Người thứ hai là Keith Ellison, một nghị sĩ da đen cải sang đạo Hồi và có khuynh hướng tiến bộ. Ông tuyên bố ủng hộ đưa ra thủ tục phế truất tổng thống Donald Trump.

Mỹ-Mexico căng thẳng thêm vì vấn đề người nhập cư

Ngày 21/02, chính quyền Mỹ công bố nhiều chỉ thị nhằm trục xuất người nhập cư bất hợp pháp, bất kể quốc tịch nào, về đất nước mà họ vượt biên vào Mỹ, nếu như các nước có liên quan, (Canada và Mexico) từ chối hợp tác.

Ngày 24/02, đến lượt Mexico đáp trả. Bộ trưởng Nội Vụ Miguel Angel Osorio Chong, cảnh báo Washington rằng Mexico sẽ không tiếp nhận những người bị Mỹ trục xuất (trừ công dân Mexico) và không có lý do gì "để Mexico tiếp nhận những người này".

Thu Hằng

**********************

Giới truyền thông lên án 'lệnh cấm' của Nhà trắng (BBC, 25/02/2017)

Bas du formulaire

hoaky3

Đồng loạt nhiều cơ quan báo chí, truyền thông Mỹ và quốc tế tỏ thái độ trước động thái hạn chế báo chí của Nhà Trắng.

Giới truyền thông đã phản ứng giận dữ sau khi nhiều tổ chức, báo đài, hãng truyền thông, bao gồm BBC, đã bị cấm dự một cuộc họp báo không chính thức với Thư ký báo chí của Nhà Trắng, Sean Spicer.

Tờ New York Times bị 'loại trừ' nói, động thái này là "một sự xúc phạm không thể nhầm lẫn với các lý tưởng dân chủ".

Lệnh cấm được đưa ra vài giờ sau khi Tổng thống Donald Trump tung ra một cuộc tấn công khác trên truyền thông, nói rằng "tin tức thất thiệt" là "kẻ thù của nhân dân".

BBC đã yêu cầu Nhà Trắng làm rõ việc hãng truyền thông này bị loại trừ.

Trưởng văn phòng BBC ở Washington, Paul Danahar, nói :

"Chúng tôi hiểu rằng có thể có những lúc, do không gian hoặc các tình huống, Nhà Trắng hạn chế sự kiện báo chí đến các cuộc họp báo được thiết lập. Tuy nhiên, những gì xảy ra hôm nay không phù hợp với trường hợp đó..."

Ông nói thêm : "Việc đưa tin của chúng tôi sẽ vẫn công bằng và vô tư, bất luận thế nào."

Trong khi đó, Hội phóng viên Nhà Trắng nói truyền thông là chìa khóa cho nền dân chủ ở Mỹ.

Cuộc họp báo hôm thứ Sáu đã được lên kế hoạch như một sự kiện được truyền hình trực tiếp trong phòng họp báo nhưng đã được đổi thành một sự kiện không chính thức và không được truyền hình, được biết đến như là một cuộc họp kín, trong văn phòng của ông Sean Spicer, thư kí báo chí Nhà Trắng.

Giải thích việc bỏ truyền hình trực tiếp, ông Spicer nói : "Chúng tôi không thường làm như vậy, chúng tôi đã không thực hiện họp báo sau khi Tổng thống đã có một sự kiện lớn rồi."

Ông Spicer nói việc một nhóm 'mở rộng' các nhà báo đã được mời tham dự một cuộc họp không chính thức. Các cuộc họp dạng này không phải là hiếm - các nhà báo tham dự sau đó chia sẻ tin tức của họ cùng với giới báo chí truyền thông chuyên đưa tin về Nhà Trắng.

Tuy nhiên, sự lựa chọn những người tham dự, bao gồm các nhóm được coi là thân thiện với chính quyền Trump, và thực tế các nhà báo khác, những người yêu cầu tham dự đã bị từ chối, dẫn tới việc các cơ quan, tổ chức truyền thông lên án.

Chủ tịch Hội phóng viên Nhà Trắng Jeff Mason nói họ đã "phản đối mạnh mẽ".

BBC, CNN, New York Times, Guardian, tờ Los Angeles Times, BuzzFeed, Daily Mail và Politico nằm trong số những cơ quan, tổ chức báo chí bị loại trừ.

'Động thái kinh khủng'

hoaky4

Ông Sean Spicer, Thư ký Báo chí Nhà Trắng, nói chính quyền của ông Trump sẽ 'không ngồi yên' để cho tin tức thất thiệt được hoạt động.

Những cơ quan được phép vào phòng họp phi chính thức bao gồm ABC, Fox News, Breitbart News, Reuters và Washington Times.

The Associated Press, USA Today và tạp chí Time từ chối tham dự để phản đối động thái.

Cả hai tờ Washington Post và McClatchy nói rằng họ không biết gì về những loại trừ tại thời điểm đó và rằng nếu họ được biết, các phóng viên của họ sẽ không tham dự cuộc họp bị hạn chế này.

Cả hai cơ quan báo chí này nói rằng họ sẽ không tham gia vào cuộc họp tương tự trong tương lai nếu việc loại trừ tiếp tục.

Người dẫn chương trình chính của Fox News, hãng được coi là bên ủng hộ của tổng thống Trump, cũng tỏ thái độ phản đối động thái của Nhà Trắng.

Khi được hỏi tại cuộc họp không chính thức, ông Spicer bác bỏ việc CNN và New York Times đã bị khước từ vì lý do Nhà Trắng không hài lòng với việc đưa tin, làm báo của họ.

Tuy nhiên, ông nói : "Đơn giản là chúng tôi sẽ không ngồi yên và để cho những câu chuyện sai sự thật, sự kiện không chính xác được công bố."

Jake Tapper, người dẫn chương trình của CNN nói loại trừ là "không thể chấp nhận được" là "biểu hiện của sự thiếu hiểu biết cơ bản về cách chức năng 'chín chắn' của Nhà Trắng".

Chủ biên của Washington Post Marty Baron nói động thái của Nhà Trắng là "kinh khủng".

Trong một xã luận, LA Times nói : "Nếu mục đích là để đe dọa các phóng viên viết ít đi những điều mà chính quyền không thích, và viết nhiều lên những điều mà chính quyền thích, thì động thái này là một thất bại."

Vài giờ trước khi có cuộc họp báo, ông Trump đã đưa ra một cuộc tấn công mạnh mẽ vào những gì ông gọi là "tin tức thất thiệt" trong truyền thông, nhắm mục tiêu vào các câu chuyện với các nguồn tin không được nêu tên.

Ông nói với Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ (CPAC) rằng các phóng viên "không nên được phép sử dụng các nguồn trừ khi họ sử dụng tên của ai đó. Hãy để tên của các nguồn đó được đưa nêu ra".

Ông nói "tin tức giả mạo" hay "tin tức thất thiệt" là "kẻ thù của nhân dân".

Các tin tức nói các trợ lý chiến dịch tranh cử của ông đã liên lạc với giới chức tình báo Nga đã đặc biệt làm tổng thống khó chịu.

Quay lại trang chủ
Read 590 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)