Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Đảng Bo th Anh va có chiến thng vang di nht trong hơn 30 năm qua trong cuc bu c mà có nm mơ h cũng không nghĩ rng s thng ln đến thế.

anh1

Lãnh đạo đng Bảo thủ, Boris Johnson, ôm chú chó cưng ca mình ri phòng phiếu hôm 12/12/2019.

Sau khi kết qu cho 649/650 ghế dân biu ti Anh được công b, Đng Bo th ca ông Boris Johnson chiếm 364 ghế, b xa đng Lao đng đng th hai vi 203 ghế.

Với kết qu này, người dân Anh không ch nhc li rng h mun ri Liên minh Châu Âu mà còn t thái đ vi khuynh hướng xã hi ch nghĩa ca đng đi lp chính, Đng Lao đng, cũng như vi Đng Dân ch T do.

Đảng Lao đng dưới s lãnh đo ca ông Jeremy Corbyn đã có nhng chính sách thiên t trong đó có vic quc hu hoá các doanh nghip trong mt s ngành. Mt trong các li ha được đưa ra trong cuc vn đng tranh c ca ông Corbyn là quc hu hoá hãng viễn thông BT đ sm mang internet băng thông rng ti người dân. Nhưng điu này b mt s chuyên gia cho rng s phn tác dng.

Ông Corbyn cũng bị ch trích vì phong cách lãnh đo không to được s đng thun trong ni b Đng Lao đng. Mt s đng viên đã rời b Lao đng vì không phc v lãnh đo đng. Mt đng viên như vy đã va giành ghế dân biu cho Đng Bo th sau khi đào tu khi Lao đng hi năm 2018.

Một trong nhng người trung thành vi Đng Lao đng trong nhiu năm và va b phiếu cho Đng Bo thủ ln đu trong đi nói vi đài BBC : "Cái chính là ông Jeremy Corbyn đã không to được cm hng trong tôi vi cách lãnh đo [ca ông]…

"Cuối cùng tôi cm thy tôi phi tiến sang cánh hu ca thiên kiến chính tr ít hơn đ b phiếu cho ông Boris Johnson so với chng đường tiến sang cánh t đ bu ông Jeremy Corbyn".

Đảng Dân ch T do ca bà Jo Swinson thm chí tuyên b s hủy b Brexit, tiến trình ri Liên minh Châu Âu. C tri đáp li bng cách gim bt mt ghế trong ngh vin ca đng này. Tiếc thay ghế đó lại chính là ca bà đng trưởng và Jo Swinson mt luôn chc.

Điều có th thy rõ qua cuc bu c ln này Anh là người dân đã chán ngy vi tình trng tê lit trong chính trường khi mà chính ph mun ri Liên minh Châu Âu càng nhanh càng tt nhưng hviện lại ch thích li cho tht lâu. Vi cuc b phiếu mang li chiến thng áp đo cho Đng Bo th, ln đu tiên trong my năm qua nước Anh mi có s thng nht gia đa s người dân, đa s dân biu và đa s quan chc chính ph v chuyn ri EU.

Đối vi mt s người dân, cuc bu c này là s la chn mt đng đ t hơn thay vì chn đng nào tt hơn. Đng Bo th thường b ch trích vì không quan tâm ti người nghèo và làm cho h càng nghèo khó hơn. Đng Lao đng có mt lãnh đo có th nói là "chán đi" tới mức các đng viên ca đng cũng chia r v vai trò ca người đng đu. Đng Dân ch T do ch mun hủy Brexit.

Người ta cũng có th coi đây là cuc bu c Brexit khi mà đa s người dân ch mun gii quyết xong cuc ly d vi EU cho nh n. Nhưng nó cũng đã khiến lãnh đo đng Dân ch T do lp tc mt ghế vì không đc c ngh viên. Trong khi đó lãnh đo Đng Lao đng cũng tuyên b s t chc trước cuc bu c ln ti. Người Anh đã phi b phiếu ti ba ln trong năm năm qua và gi có th th phào vì s không còn phải ti hòm phiếu ít nht trong năm năm na.

Nguyễn Hùng

Nguồn : VOA, 14/12/2019

Published in Diễn đàn

Hôm 08/06/2017, cử tri Anh Quốc bầu Quốc Hội trước kỳ hạn. Kết quả thăm dò cho thấy Đảng Bảo Thủ và Công Đảng bám nhau sát nút. Chưa bao giờ, Liên Hiệp Châu Âu lại lo lắng cho kỳ bầu cử Quốc Hội tại Anh Quốc như lúc này, do nguy cơ đàm phán Brexit bị phá vỡ.

baucu1

Cử tri Anh Quốc đi bỏ phiếu tại Congleton, Luân Đôn, ngày 08/06/2017. REUTERS/Paul Childs

Vào lúc nhiều người đang đặt cược vào thắng lợi của Theresa May, các kết quả thăm dò trước kỳ bỏ phiếu cho thấy Đảng Bảo Thủ cánh hữu đang bị Công Đảng cánh tả bám sát nút. Nguy cơ thắng cử không có đa số tuyệt đối, bất kể là đảng nào, càng khiến cho Châu Âu thêm lo lắng.

Liên Hiệp Châu Âu hy vọng bắt đầu đàm phán Brexit vào ngày 19/6, tức chỉ 10 ngày sau cuộc bầu cử và Bruxelles mong muốn sau cuộc bỏ phiếu hôm nay, nước Anh sẽ có một lãnh đạo "nặng ký", với một "nhiệm kỳ vững chắc" để tiến hành 2 năm đàm phán, được dự báo là sẽ rất căng thẳng.

Vấn đề đặt ra là Châu Âu không thể tiên đoán được chiến lược của Anh Quốc chừng nào Luân Đôn vẫn chưa ngồi vào bàn đàm phán. Do đó, mọi cặp mắt giờ đều đổ dồn vào cuộc bầu cử ngày hôm nay.

Nghe có vẻ nghịch lý, nhưng theo phân tích của giới chuyên gia, được AFP trích dẫn, nếu có được đa số tuyệt đối, thủ tướng mãn nhiệm, bà Theresa May, sẽ chịu ít áp lực và không phải có những "nhượng bộ" đối với phe bài Châu Âu ngay trong chính Đảng Bảo Thủ của bà. Trong trường hợp này bà Theresa May có thể dễ dàng thương lượng một số hồ sơ gai góc như khoản tiền Anh Quốc nợ Liên Hiệp Châu Âu (theo ước tính là từ 50-100 tỷ euro) và các quyền dành cho những công dân của Liên Hiệp Châu Âu đang sinh sống tại Anh.

Còn nếu như ông Jeremy Corbyn, lãnh đạo đối lập thắng cử, tình thế còn trở nên bất định hơn. Vì như vậy, "mọi thứ lại phải làm lại từ đầu", tuy rằng lãnh đạo phe tả vẫn luôn khẳng định tôn trọng kết quả cuộc trưng cầu dân ý.

Ông Michel Banier, trưởng đoàn đàm phán của Ủy Ban Châu Âu đã cảnh báo trước Luân Đôn có nguy cơ đi về tay trắng. Nghĩa là : Không đạt được thỏa thuận nào, đặc biệt là thỏa thuận trao đổi tự do mậu dịch song phương, thời hậu Brexit. Nếu vậy, Liên Hiệp Châu Âu phải dự trù một kế hoạch B.

Trong tình hình hiện nay, Bruxelles chỉ còn biết "chờ xem" và kêu gọi các thành viên "đoàn kết", đồng thời nhắc đi nhắc lại điệp khúc là các cuộc thương lượng về Brexit sẽ không làm xóa nhòa thiện chí tái thiết một Liên Âu vững mạnh, sau nhiều năm khủng hoảng và sự trỗi dậy của phe bài Châu Âu.

Minh Anh

Published in Quốc tế

Bầu cử Anh : Thủ tướng May được ăn cả ngã về không

Các báo Pháp hôm 08/06/2017, hầu hết đều nhìn về bên kia biển Manche theo dõi sự kiện quan trọng của nước Anh, cuộc bầu cử lập pháp trước thời hạn sau khi thủ tướng Theresa May tuyên bố giải tán Quốc Hội cách đây 2 tháng. Đây là kỳ bầu cử đặc biệt quan trọng, không chỉ vì nó diễn ra sau loạt khủng bố đẫm máu ở Manchester và Luân Đôn, mà còn mang tính quyết định cho tiến trình Brexit, cũng như tương lai chính trị của bà Theresa May.

anh1

Đối thủ của thủ tướng Anh, lãnh đạo Công Đảng Jeremy Corbyn, trong buổi bế mạc chương trình tranh cử, Luân Đôn, 07/06/2017. REUTERS/Clodagh Kilcoyne

Hầu hết các báo đều có chung một nhận định đây là kỳ bầu cử "đầy bất trắc" hay "khó khăn" nhiều "rủi ro" đối với thủ tướng Theresa May. "Vương quốc Anh : Bầu cử lập pháp được ăn cả ngã về không cho Theresa May" : Tựa lớn của nhật báo Le Figaro đã nói lên tính chất của cuộc bầu cử đối với bà Theresa May.

Tờ báo nhắc lại "Ngay sau ngày lễ Phục sinh, bà Theresa May đã khiến cả thế giới bất ngờ khi thông báo tổ chức bầu cử trước thời hạn Quốc Hội, được bầu cách đây 2 năm. Nổi trội trên chính trường với uy tín cao chót vót và trước một đối lập đang mất tín nhiệm, bà thủ tướng Anh nghĩ có thể tăng cường thêm đa số tại Hạ Viện. Phe bảo thủ của bà khi đó có 330 trên 650 ghế, tức là vẫn chiếm đa số tuyệt đối. Các thăm dò dư luận (cách đây hai tháng) đều cho thấy phe bảo thủ giành được hơn 45% ý định bỏ phiếu, trong khi Công Đảng do nhân vật Jeremy Corbyn lãnh đạo chỉ giành được cao nhất là 25% ý định bỏ phiếu. Bà Theresa May nghĩ rằng Đảng Bảo Thủ của bà có thể yên tâm lãnh đạo cho đến tận năm 2022".

Thế nhưng sau 7 tuần vận động tranh cử với nhiều biến cố trong nước, khoảng cách giữa hai đảng chủ yếu trong chính trường Anh đã rút ngắn đáng kể đến mức sát ngày bầu cử, nhiều người dự cảm Đảng Bảo Thủ có thể thất bại.

Le Figaro bình luận : Ở buổi đầu cuộc đấu tuyển cử trước thời hạn, chiến thắng dường như có vẻ dễ dàng. Theresa May nghĩ là có thể giành thắng lợi để mạnh tay chèo lái tiến trình Brexit. Đáng tiếc là niềm tin thái quá và một chiến dịch tranh cử đầy biến động diễn ra trong nước đã chặn đứng đà chiến thắng huy hoàng. "Những tuần lễ điên rồ vừa qua bị phủ tối bởi những thảm kịch khủng bố Luân Đôn và Manchester đã kéo bà Theresa May xuống đất. Mong được rảnh tay, nhưng bà sẽ có thể lại bị bó tay."

Bầu cử Anh cũng là chủ để chính của nhật báo Công giáo La Croix với bài xã luận mang tiêu đề : "Vương quốc chia rẽ". Tờ báo ghi nhận cuộc bầu cử này tạo cảm giác Vương quốc Anh đang bị mất phương hướng, hoài nghi. Người Scotland và Bắc Ailen đều muốn bảo vệ lợi ích riêng của mình. Còn tại Bruxelles, người ta đang nghi ngại một kết quả bầu cử không rõ ràng sẽ làm cho các cuộc thương lượng chia tay giữa Châu Âu và nước Anh càng trở nên không chắc chắn".

Cùng quan điểm với các báo, Libération cũng ghi nhận qua hàng tựa đầy hình ảnh : "Vương quốc Anh, ngày bỏ phiếu trong sương mù".

Nga ám ảnh nỗi lo "thế lực thù địch" từ bên ngoài

Nhìn sang nước Nga, trang quốc tế báo Le Figaro có bài viết mang hàng tựa "Đối mặt với các cáo buộc, nước Nga phản công".

"Nga bị kẻ thù vây xung quanh, bị phương Tây hung hăng hãm hại. Sau khi gây mất ổn định ở Trung Đông, xúi giục cách mạng ở Ukraine, giờ phương Tây lại mơ tưởng lật đổ Kremlin". Tờ báo ghi nhận đó chính là suy nghĩ ám ảnh người Nga và chưa bao giờ nước Nga lại phản ứng mạnh mẽ và thống nhất về "hội chứng bị vây hãm" như bây giờ.

Theo Le Figaro, trong tuần này, nhiều đại diện chủ chốt của các cơ quan an ninh, ngoại giao, lập pháp cũng như nhiều thành viên chính phủ và các nhà nghiên cứu chính trị đã tập hợp trong một phiên họp Hội Đồng Liên Bang – Thượng Viện để đối phó với "sự can thiệp của những thế lực phá hoại đất nước". Ý tưởng tổ chức cuộc họp này được đưa ra sau các cuộc gặp bị đánh giá là khá thất vọng của tổng thống Vladimir Putin với các đồng nghiệp Pháp, Đức và nhất là trước phiên điều trần của cựu giám đốc FBI trước Quốc Hội Mỹ liên quan đến những nghi ngờ Moskva can thiệp vào chiến dịch tranh cử Mỹ. Mặt khác, theo Le Figaro, cuộc họp cũng nhằm chuẩn bị dọn sân bãi cho kỳ bầu cử tổng thống Nga vào đầu năm 2018 mà dự kiến tổng thống V. Putin sẽ ra ứng cử thêm nhiệm kỳ thứ 4.

Theo bà chủ tịch Hội Đồng Liên Bang Nga Valentina Matvienko, thì chủ đề của phiên họp đặc biệt này rất đa dạng. Mục tiêu là tìm ra phương cách đáp trả những thế lực thù địch ở bên trong và ngoài đang muốn "làm suy yếu nước Nga cũng như ảnh hưởng đang tăng mạnh của Nga trên trường quốc tế.

Còn lãnh đạo tình báo đối ngoại Nga, ông Sergey Narychkin, thì lên án hệ thống chính quyền Mỹ đang tiến hành "một cuộc chiến kinh tế chống Nga".

Theo Le Figaro, sau cuộc họp kín trên, các thượng nghị sĩ thông báo thành lập một ủy ban đặc trách "ngăn chặn sự can thiệp nước ngoài", nhằm "kiểm soát hoạt động thù địch của các tổ chức và quốc gia từ bên ngoài". Thế nhưng theo tờ báo, nạn nhân chủ yếu của chủ trương này là những tổ chức phi chính phủ bị đánh giá là không được chính quyền ưa thích. Địa chỉ internet của các tổ chức này có thể bị khóa bất cứ lúc nào, chỉ cần một quyết định của Viện Công Tố. Các cơ quan truyền thông Nga được cung cấp tài chính từ nước ngoài, từ giờ phải thận trọng với mọi thông tin có thể được cho là mang nội dung can thiệp vào chính sách của Nga".

Vẫn theo tờ báo Pháp, từ một tuần nay Moskva liên tiếp phải chống chọi, phủ nhận các nghi ngờ của tình báo Mỹ rằng Nga can thiệp vào nội bộ nước khác. Hôm thứ Ba, Kremlin đã phải lên tiếng phản bác thông tin của hai cơ quan truyền thông Mỹ ; một hãng tố cáo tình báo quân đội Nga đã xâm nhập một phần hệ thống bầu cử Mỹ, hãng kia thì tố cáo Nga xúi bẩy chia rẽ các nước vùng Vịnh với Qatar bằng cách tấn công tin học vào cơ quan báo chí của Vương quốc Qatar…

Qua những gì đang diễn ra gần đây, người ta có cảm giác là việc Nga bình thường hóa quan hệ với Liên Hiệp Châu Âu vẫn còn là một viễn cảnh xa vời và nước Nga đang lao vào cuộc "xung đột dài hạn" với phương Tây.

Donald Trump khuấy động Trung Đông

Liên quan đến khu vực Trung Đông, vẫn trên Le Figaro có bài phân tích : "Trump nhằm vào Riyad để làm suy yếu Iran".

Theo tác giả bài báo, cán cân tranh giành ảnh hưởng trong khu vực Trung Cận Đông giữa Iran và Saudi Arabia vẫn luôn lệ thuộc vào chính sách của Mỹ trong khu vực. Với tổng thống Donald Trump, cán cân giờ có vẻ nghiêng về phía Saudi Arabia. Trong khi đó người tiền nhiệm của ông Trump, cựu tổng thống Obama thì không coi nhẹ Iran, muốn cân bằng tương quan lực lượng trong vùng và làm giảm nhẹ dấu ấn của Hoa Kỳ tại Trung Đông và ông đã phải rất nỗ lực để kéo được Iran đến với thỏa thuận hạt nhân năm 2015, theo đó Teheran chấp nhận tạm ngừng chương trình hạt nhân quân sự trong vòng chục năm.

Thế nhưng các cuộc chiến tranh ở Trung Đông và nước Mỹ có tân tổng thống Trump đã làm ngừng lại những diễn tiến ở khu vực.

Vẫn theo bài phân tích trên Le Figaro, trong chiến dịch vận động tranh cử, ông Donald Trump hứa sẽ "xé" thỏa thuận về hạt nhân Iran mà ông đánh giá là quá lợi cho Iran. Từ khi bước chân vào Nhà Trắng, ông Trump hiểu là không dễ gì phá vỡ một thỏa thuận quốc tế. Nhưng ông dự tính trừng phạt thêm Iran, vì chuyện nhân quyền và can dự vào Syria. Donald Trump muốn cô lập Iran trong vùng. Từ khi đắc cử, ông không ngừng tìm cách xích lại các đồng minh là những quốc gia Hồi Giáo Sunni trong khu vực Trung Đông. Từ khi Nhà Trắng có chủ nhân mới, Saudi Arabia cảm thấy được Washington ủng hộ nhiều, nhưng chừng đó chưa đủ để cô lập Iran, bài viết nhận định.

Kinh tế thế giới phục hồi

Chuyển qua với nhật báo kinh tế Les Echos. Trang nhất tờ báo loan tin "Tăng trưởng kinh tế thế giới cao nhất từ 6 năm qua".

Theo Les Echos, tổ chức Hợp Tác Phát Triển Kinh Tế OCDE, dự báo năm 2017, kinh tế thế giới có thể đạt mức tăng trưởng 3,5%. Thương mại thế giới đang lấy lại sức năng động. Đây là tỷ lệ tăng trưởng tốt nhất kể từ năm 2011 và cao hơn mức năm trước nửa điểm. Tình hình kinh tế nhìn chung sáng sủa hơn cho dù sức hồi phục vẫn còn khá khiếm tốn. Trong khu vực các nước giàu, tăng trưởng kinh tế Mỹ dự trù đạt 2,1% trong năm nay. Khu vực đồng euro đạt khoảng 1,8% năm nay và sang năm tới.

OCDE cũng vui mừng ghi nhận sự phục hồi trao đổi thương mại quốc tế, sau thời điểm xuống thấp năm 2015 và 2016. Sự năng động trở lại của kinh tế thế giới chủ yếu nhờ Trung Quốc và các nước Châu Á đang tăng trưởng trở lại mạnh mẽ.

Roland Garros : Các cuộc lật đổ ngoạn mục của những tay vợt trẻ

Phần cuối mục điểm báo hôm nay dành cho thông tin thể thao. Hầu hết các báo đều hôm nay đều chú ý đến giải quần vợt quốc tế Roland Garros đang diễn ra tại cửa ngõ Paris. Bất ngờ lớn đã xảy ra trên sân đấu của ngày hôm qua, khi đương kim vô địch Roland Garros, tay vợt người Serbia Novak Djokovic đã bị tay vợt trẻ người Áo, Dominic Thiem (xếp hạng 7 thế giới) loại khỏi cuộc chơi tại vòng tứ kết, chỉ bằng 3 ván đấu.

Các báo bất ngờ với thành tích của tay vợt trẻ mới nổi lên thì ít mà chủ yếu tỏ ý nuối tiếc cho thất bại của Djokovic, người đã đạt đủ mọi danh hiệu Grand Chelem và mới đây vẫn còn giữ vị trí số 1 thế giới. Bị mất ngôi vô địch ngay từ vòng tứ kết đối với một tay vợt hàng đầu thế giới và có phong độ thi đấu ổn định như Novak Djokovic quả là quá sớm và quá bất ngờ. Thế nhưng đó cũng không phải là trường hợp duy nhất ở giải đấu năm nay. Trước đó ở sân chơi nữ, hôm Chủ Nhật (04/06) đương kim vô địch Roland Garros, tay vợt Tây Ban Nha, Garbine Muguruza cũng đã bị tay vợt mới nổi lên của Pháp Kristina Maldenovic hạ tức tưởi từ vòng 1/8.

Anh Vũ

Published in Quốc tế