Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Là loại vũ khí thiết yếu trên chiến trường ở Ukraine, drone đang là trung tâm của cuộc chạy đua công nghệ giữa hai bên tham chiến. Trong cuộc chiến drone giữa Kiev và Moskva, một thiết bị mới ra đời có tên gọi là "búp bê Nga" có khả năng mang theo nhiều drone cùng lúc.

drone2

Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm một Trung tâm Công nghệ Đặc biệt chuyên chế tạo drone tại St Petersburg, Nga, ngày 19/09/2024. AP - Valeriy Sharifulin

Ưu thế của công nghệ được Nga triển khai này là gì ? RFI giới thiệu một số phân tích của các chuyên gia quân sự về loại vũ khí đang trở nên phổ biến trên chiến trường Ukraine.

Theo tạp chí Mỹ Forbes, các thiết bị mang drone FPV (drone được điều khiển như ngồi trong ca-bin) trang bị cho quân đội Nga đã được đưa vào hoạt động trên chiến trường tại Ukraine. Thông tin dựa trên phân tích của Serhii Flash, một trong những nhà bình luận chính của Ukraine trong lĩnh vực công nghệ quân sự khi thuật lại một vụ tấn công bất thường của drone Nga gần đây.

Trên mạng Telegram, Serhii Flash viết hồi giữa tháng 9 : "Một trong những đơn vị của chúng ta đã bị hai drone FPV tấn công. Vụ tấn công xảy ra ở cách chiến tuyến 40 km. Người ta cho rằng có hai chiếc drone "mẹ" có thể được sử dụng, vẫn chưa được xác định".

Nếu như chuyên gia này thiên về giả thuyết cho rằng đó là một loại thiết bị bay kiểu "búp bê Nga" là vì các drone FPV không có khả năng bay được khoảng cách xa để tấn công vào sâu chiến tuyến của kẻ thù. Người ta có cảm giác chúng được đặt trên một thiết bị bay. Do khả năng tích điện kém, bán kính hoạt động của các drone này chỉ giới hạn tối đa 30 km.

Marc Chassillan, chuyên gia tư vấn về các vấn đề quốc phòng giải thích : Lợi ích của hệ thống thiết bị được gọi là "búp bê Nga" này là nó bù đắp cho khả năng tự chủ của bình điện thấp của drone VPF, khi phải di chuyển trên quãng đường dài. Một lợi thế khác tạo được hiệu quả bão hòa số lượng với việc triển khai cùng lúc nhiều drone để sau đó tấn công vào nhiều mục tiêu.

Nguyên lý thiết kế cũ

Những tháng qua, các kỹ sư Nga dường như đã tăng tốc thiết kế để đưa các "con tàu mẹ" như vậy vào hoạt động trên bầu trời Ukraine. Thí dụ như mẫu Burya-20 đã bắt đầu đưa vào sản xuất, theo một lãnh đạo của công ty quốc phòng SPC Berkut được truyền thông Nga trích dẫn. Đây là thể là mẫu drone hiện đang tác chiến tại Ukraine.

Trang tin Ukraine Defense Express trong một bài viết đăng ngày 05/09/2024 cho biết, "drone Burya-20 sử dụng công nghệ trí tuệ nhân đạo để phát hiện mục tiêu và truyền thông tin cho người điều khiển để ra quyết định tấn công ".

Nhân cuộc triển lãm vũ khí mới tổ chức hồi tháng 8 vừa qua, công nghiệp quân sự Nga cũng đã giới thiệu Amiral, một mẫu thiết bị bay mang drone FPV.

Về phía Ukraine cũng tỏ ra không kém cạnh. Họ đang thử nghiệm nhiều mẫu mới, trong đó có Queen Hornet, một loại drone đa chức năng có thể vừa sử dụng để ném bom, vừa mang các drone khác, hay còn có thể dùng để làm trạm tiếp sóng vô tuyến nhằm tăng tầm bay của drone FPV.

Theo chuyên gia Marc Chassillan, " Nguyên lý thiết kế áp dụng cho drone đó đã có từ lâu trong lịch sử quân sự. Người ta có thể lấy thí dụ của loại tên lửa Apache được phát triển trong những năm 1980. Đó là một loại tên lửa hành trình mang theo các tên lửa khác. Mục đích là đưa tên lửa tấn công đến gần với các sân bay của kẻ thù sau đó phóng chúng và phá hủy máy bay hoặc đường băng sân bay".

Những thiết bị mới mang drone đang được sử dụng rất nhiều ở Ukraine vì giá thành rẻ mà hiệu quả phá hủy cao đối với bộ binh, pháo binh, chiến xa và thậm chí cả với trực thăng. Đó là chưa kể đến khả năng trinh sát rất tốt trên chiến trường.

Tạp chí Forbes ghi nhận : "Với thông tin qua vệ tinh và hệ thống xác định mục tiêu dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo. Những drone loại Shahed sử dụng tại Ukraine hay loại drone Bobr và Lyutys mà Ukraine dùng để tấn công Nga có thể mang được loại drone FPV để tập kích ồ ạt chính xác mục tiêu"

Tuy nhiên, không thể đánh giá số lượng, chắc chắn còn thấp, của các thiết bị này ở mặt trận Ukraine. Có bao nhiêu chiếc nguyên mẫu đã qua được công đoạn thử nghiệm ? Người Nga và Ukraine đều thận trọng không để lộ cho kẻ thù các chi tiết về khả năng mới của họ về các cuộc tấn công tầm xa bằng drone FPV.

Sự xuất hiện của những thiết bị drone mang drone này cho thấy cuộc chạy đua điên cuồng về vũ khí và cải tiến thiết bị mà Kiev và Moskva đã lao vào từ khi bắt đầu cuộc xung đột.

Sản xuất trên trên quy mô lớn

Được coi là công nghệ biểu tượng của cuộc chiến tại Ukraine , drone quân sự đã có bước phát triển chưa từng có kể từ đầu cuộc xâm lược của Nga. Dùng để chống nhiễu, tấn công hay trinh sát, hàng loạt hệ drone đã được sử dụng trên chiến trường theo các cách khác nhau.

Nhà nghiên cứu Anh, Peter Layton trong một bài đăng trên trang theconversation.com giải thích : "Một số drone có thể được dùng làm con mồi để thu hút hệ thống phòng không và một số khác có thể gây nhiễu hệ thống phòng không để cho các drone tấn công khác lọt qua hệ thống phòng thủ".

Ngoài ra, chưa bao giờ các thiết bị bay được hai bên tham chiến sử dụng trên quy mô lớn như vậy trong một cuộc xung đột vũ trang như ở Urkaina.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố rằng Nga sẵn sàng sản xuất 1,4 triệu drone trong năm nay, tức là tăng gấp 10 lần so với năm ngoái. Về phía Ukraine, tổng thống Volodymyr Zelensky hồi tháng 12 năm trước cũng thông báo chế tạo một triệu thiết bị bay như vậy trong năm 2024 này.

Chuyên gia Marc Chassillan cho biết thêm chi tiết, "các thông tin mà chúng tôi có được từ nhiều nguồn cho thấy Nga hiện sản xuất số lượng drone gần ngang bằng Ukraine. Đó là các drone có hiệu năng tương tự và đôi khi còn cao hơn cả của Ukraine" và drone của Nga đã góp phần phá hủy phần lớn các xe tăng của phương Tây.

(Theo france24.com)

Anh Vũ

Additional Info

  • Author France24, Anh Vũ
Published in Diễn đàn

Chiến tranh Ukraine : Nga và Ukraine đọ sức bằng drone

Thanh Hà, RFI, 03/08/202

Ukraine thông báo "vô hiệu hóa" hơn 20 drone của Nga trong đêm 02 rạng sáng mồng 03/08/2023, phần lớn trong số đó đang nhắm vào thủ đô Kiev. Về phía Nga, Bộ quốc phòng khẳng định đã bắn hạ 6 drone của Ukraine tại khu vực Kaluga, cách thủ đô Moskva chưa đầy 200 km về hướng tây-nam.

drone1

Một tòa nhà bị hư hại trong cuộc tấn công bằng drone của Nga ở Kiev, Ukraine, ngày 02/08/2023. Reuters – Gleb Garanich

Trên mạng Telegram, sáng nay Serguiy Popko, đặc trách về quân sự tại khu vực thủ đô Kiev loan báo đêm qua đã "phát hiện và tiêu diệt 15 mục tiêu" khi chúng đang bay về phía thủ đô Ukraine. Đấy là các "thiết bị bay tự sát Shahed" do Iran chế tạo. Theo các thông tin trước mắt, đợt tấn công đêm qua không gây thiệt hại vật chất và nhân mạng.

Thông cáo bên quân đội Ukraine cho biết thêm từ tỉnh Briansk, Nga đã phóng drone nhắm vào thủ đô Kiev và ngoài 15 chiếc bị bắn hạ, 7 "vật thể bay không người lái" khác cũng đã bị phát hiện. Tất cả đều đã bị phá hủy. Tuy nhiên, drone của Nga lợi hại hơn ở khu vực miền nam Ukraine : trong đợt tấn công vào sáng qua, ít nhất hai cảng Izmail và Reni trong khu vực Odessa đã bị thiệt hại, ít nhất 40.000 tấn ngũ cốc của Ukraine dành để xuất khẩu đã bị tiêu hủy. 

Về phía Nga, trong thông cáo sáng nay, Bộ quốc phòng xác nhận đã bắn hạ 6 drone của đối phương trong vùng Kaluga, cách thủ đô Moskva 180 cây số về hướng tây nam. Nhìn từ Moskva, đây là một "âm mưu của chính quyền Kiev dùng drone tiến hành một vụ tấn công khủng bố", sự cố không gây thiệt hại về vật chất và nhân mạng.

AFP nhắc lại Moskva từ nhiều tuần qua liên tục thông báo bắn hạ drone của Ukraine trên lãnh thổ Nga, phần lớn nhắm vào thủ đô Moskva và bán đảo Crimea đã bị Nga sáp nhập hồi năm 2014.

Chiến tranh Ukraine hơn 10.000 người chết 

Theo trang mạng thông tin của Ukraine, Ukrinform hôm 02/08/2023, trích dẫn lãnh đạo cơ quan điều tra về tội ác chiến tranh Yuriy Belousouv, từ khi Nga đưa quân xâm lược Ukraine, đã có ít nhất "10.749 thường dân Ukraine thiệt mạng, gần 15.600 người bị thương. Trong đó có 499 trẻ em chết vì chiến tranh, hơn 1.000 em mang thương tích các đợt oanh kích của quân đội Nga".

Quan chức này lo ngại, những thiệt hại về nhân mạng đối với Ukraine còn nghiêm trọng hơn rất nhiều so với các con số nói trên. 

Thanh Hà

***********************

Nga tiếp tục oanh kích Odessa và Kiev bằng drone

Phan Minh, RFI, 02/08/2023

Chính quyền Ukraine, hôm 02/08/2023, cho biết các drone của Nga đã làm hư hại cơ sở hạ tầng ở cảng Odessa và tấn công thủ đô Kiev từ nhiều hướng.

drone2

Một drone bị nổ trên bầu trời Kiev, Ukraine, rạng sáng ngày 02/08/2023. © Reuters / Gleb Garanich

Theo AFP, quân đội Ukraine thông báo đã đánh chặn các drone Shahed-136 do Iran sản xuất, được phóng từ Biển Azov qua Biển Đen nhắm vào khu vực Odessa.

Trên mạng xã hội Telegram, Bộ chỉ huy tác chiến miền nam Ukraine cho biết mục tiêu oanh kích của quân địch rõ ràng là cảng và cơ sở hạ tầng công nghiệp của Odessa, đồng thời khẳng định rằng lực lượng phòng không đã ngăn chặn không ngừng nghỉ trong gần 3 tiếng đồng hồ.

Theo thống đốc Odessa, Oleg Kiper, các cuộc tấn công của Nga đã làm hư hại cơ sở hạ tầng cảng biển và công nghiệp trong khu vực, nhưng ông không đề cập đến tổn thất về nhân mạng. Nga đã liên tục tấn công Odessa sau khi rút khỏi thỏa thuận cho phép Ukraine xuất khẩu ngũ cốc một cách an toàn qua ngả Biển Đen.

Vẫn về tình hình chiến sự, các quan chức Ukraine cho biết tối qua, thủ đô Kiev đã bị tấn công bằng drone và đã bắn hạ được 10 chiếc... Theo thị trưởng Kiev, Vitali Klitschko, cuộc oanh kích đã gây ra thiệt hại ở nhiều khu vực, bao gồm cả quận Solomyansky sầm uất, nơi có sân bay quốc tế Zhuliany. Còn tại quận Golosiivsky, các mảnh vỡ của drone rơi xuống một sân chơi cho trẻ em, đồng thời gây hỏa hoạn một tòa nhà.

Chính quyền Ukraine, trước đó, đã cảnh báo về các cuộc tấn công của Nga bằng drone và cảnh báo người dân không ra khỏi nhà.

Phan Minh

*************************

Nga tăng cường các cuộc oanh kích nhắm vào Ukraine

Phan Minh, RFI, 01/08/2023

Bộ quốc Phòng Nga, hôm qua 31/07/2023, thông báo đã gia tăng cường độ các cuộc oanh kích chống lại cơ sở hạ tầng quân sự Ukraine để đáp trả các cuộc tấn công của Kiev nhắm vào lãnh thổ Nga. 

drone3

Ảnh minh họa : Một khu dân cư tại Pokrovsk, Ukraine bị trúng tên lửa của Nga ngày 15/02/2023. AP - Evgeny Maloletka

Theo hãng tin AFP, thông tin này đã được bộ trưởng quốc phòng Nga, Sergey Shoigu đưa ra trong cuộc gặp các quan chức quân sự của Nga. Cường độ các cuộc oanh kích "tăng vọt" là để phản ứng lại các cuộc tấn công gần đây bằng drone của Ukraine nhắm vào bán đảo Crimea, bị Nga sáp nhập hồi năm 2014, cũng như vào thủ đô Moskva hôm 30/07, nơi có hai tòa nhà trong khu thương mại bị hư hại nhẹ. 

Ông Shoigu cho rằng đây là biện pháp để cải thiện khả năng phòng thủ trước các cuộc tấn công trên không và ngoài biển của Ukraine. Lãnh đạo Bộ quốc phòng Nga cũng khẳng định, cuộc phản công của Ukraine, được tiến hành từ đầu tháng 6 sau nhiều tháng chuẩn bị là "không hiệu quả" và "vũ khí phương Tây cung cấp không mang lại thành công mà chỉ kéo dài xung đột". 

Vẫn về tình hình chiến sự, hôm qua, Nga bắn hai tên lửa vào thành phố Kryvyi Rig, sinh quán của tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Theo chính quyền địa phương, cuộc oanh kích này đã khiến 6 người thiệt mạng và 75 người bị thương. 

Ngoài ra, quân đội Nga cũng cho biết đã đánh chặn được cuộc tấn công của 3 drone mà hải quân Ukraine phóng đi vào đêm qua nhắm vào các tàu tuần tra của Nga ở Biển Đen, tâm điểm của căng thẳng giữa Kiev và Moskva, kể từ khi Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc vào giữa tháng 7. 

Phan Minh

***********************

Tng thng Zelensky d đoán Nga s tiếp tc tn công vào lưới đin ca Ukraine

Reuters, VOA, 31/07/2023

Tng thng Volodymyr Zelensky hôm 30/7 nói rng ông d đoán Nga s ni li các cuc tn công vào h thng năng lượng ca Ukraine khi thi tiết lnh tr li vào cui năm nay, đng thi cam kết s làm tt c nhng gì có th đ bo v lưới đin.

drone4

Tên la Nga tàn phá Kryvyi Rih, Ukraine. [nh minh ha]

Gn 40% h thng năng lượng ca Ukraine đã b hư hi trong các cuc tn công bng tên la và máy bay không người lái ca Nga trong mùa đông va qua, khiến các thành ph ca Ukraine chìm trong bóng ti và lnh giá mà Kyiv gi là mt chiến lược có ch ý nhm gây hi cho dân thường, mt ti ác chiến tranh.

Moscow nói rng h tiến hành các cuc tn công nhm làm gim kh năng chiến đu ca Ukraine.

K t khi thi tiết m áp tr li, các cuc tn công vào cơ s h tng năng lượng ca Ukraine đã gim bt và thay vào đó là các cuc tn công vào các mc tiêu khác.

Nhưng ông Zelensky cho biết trong chuyến thăm thành ph phía tây Ivano-Frankivsk hôm 30/7 rng ông d đoán các cuc tn công năng lượng s tiếp tc.

"Rõ ràng là vào mùa thu này và... vào mùa đông, k thù s c gng lp li s khng b nhm vào ngành năng lượng Ukraine. Chúng ta nên sn sàng cho điu này trong mi trường hp", ông Zelensky nói vi các quan chc cp cao ca chính ph, an ninh và khu vc.

" cp đ chính ph và an ninh, chúng tôi s làm mi th có th".

Ông Zelensky cho biết, chính ph, các quan chc an ninh và nhân viên năng lượng đang làm vic đ bo v h thng năng lượng khi thit hi vt cht, phá hoi hoc tn công mng. Ông nói thêm rng mi thành ph và th trn Ukraine nên sn sàng x lý các trường hp khn cp trong lĩnh vc năng lượng.

Vic sa cha nhanh chóng, thường da vào các thiết b năng lượng d phòng do các đi tác phương Tây ca Kyiv gi ti, đã giúp Kyiv vượt qua mùa đông va qua. B trưởng Năng lượng German Galushchenko tun này bày t s tin tưởng rng Ukraine có th đáp ng nhu cu phát đin trong nhng tháng lnh giá.

Nguồn : VOA, 31/07/2023

Additional Info

  • Author Thanh Hà, Phan Minh, Reuters
Published in Diễn đàn

Các cuộc xung đột tại Libya, Thượng Karabakh và ở Ukraine cho thấy rõ hiệu quả của drone tấn công TB2 Bayraktar của Thổ Nhĩ Kỳ. Một nghiên cứu do Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI) thực hiện và tiết lộ riêng cho nhật báo công giáo La Croix gần đây cho thấy thiết bị quân sự này còn là một công cụ hữu hiệu để Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện chiến lược kép công nghiệp và ngoại giao, mở rộng ảnh hưởng sang Châu Phi, Trung Á, Trung Đông và thậm chí ở cả Châu Âu.

drone1

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan làm lễ hạ thủy tàu TCG Anadolu, tại Istanbul. Ảnh ngày 10/04/2023. © Murat Cetinmuhurdar/PPO /Reuters

Thứ Hai, ngày 10/04/2023, hải quân Thổ Nhĩ Kỳ làm lễ khai trương rầm rộ tàu TCG Anadolu, dài 231 mét, rộng 32 mét, đặc biệt được thiết kế để các loại drone chiến đấu có thể cất và hạ cánh, với sự chứng kiến của tổng thống Recep Erdogan, đang trong chiến dịch vận động tranh cử tổng thống.

Ngoài chiến đấu cơ hạng nhẹ Hurjet, chiếc tàu này được trang bị các loại drone TB2, TB3 và nhất là chiếc Kizilelma, drone tấn công động cơ phản lực tàng hình đầu tiên do chính Thổ Nhĩ Kỳ phát triển, dưới sự chủ trì của Selçuk Bayraktar, con rể của tổng thống Erdogan. Bên cạnh đó, không quân Thổ đang trong giai đoạn thử nghiệm sơ khởi chiến đấu cơ tàng hình TF-X.

Theo giải thích của nhà nghiên cứu Léo Peria-Peigné, không giống như các ngành công nghiệp quốc phòng phương Tây, cơ sở công nghiệp và công nghệ quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ (BITD) đã phát triển cùng lúc chiến đấu cơ và drone. Thành công có được như ngày hôm nay còn là kết quả của một chính sách tự chủ hóa nguồn cung ứng quân sự được định hình từ 50 qua, mà việc Hoa Kỳ năm 1974 ban hành lệnh cấm vận vũ khí Thổ Nhĩ Kỳ trong vòng 3 năm sau khi nước này chiếm đóng phía bắc Cộng hòa Cyprus là động lực chính.

Sự hiện diện và hiệu quả của drone TB2 tại các chiến trường Libya, Thượng Karabakh hay Ukraine giúp cho Thổ Nhĩ Kỳ có thể chào mời một dòng sản phẩm đáp ứng các tiêu chí cả về chất lượng và giá cả. Sản phẩm này có thể được ví như là một đại sứ ngoại giao cho phép Ankara mở rộng thêm ảnh hưởng tại nhiều vùng lãnh thổ khác. Nhiều nước Châu Phi như Morocco, Ethiopia, hay Niger lần lượt trang bị drone TB2 để giám sát biên giới. Tại Trung Á, Thổ Nhĩ Kỳ tận dụng sự thoái lui của Nga để trang bị quân sự cho các nước như Azerbaijan, Kirghizstan,Turkmenistan và Kazakhstan.

Cũng theo phân tích của Léo Peria-Peigné, tác giả bài nghiên cứu, "chiến lược xuất khẩu quân sự Thổ Nhĩ Kỳ tận dụng hình ảnh "hướng đi thứ ba". Một hướng đi ít bị ràng buộc về mặt chính trị hơn so với hệ thống phương Tây. Mua của Thổ Nhĩ Kỳ còn trung lập hơn là mua vũ khí từ Nga, Trung Quốc hay Iran, nhưng đồng thời cũng bảo đảm được một mức độ chất lượng như mong muốn".

Không những thế, drone còn là công cụ để Thổ Nhĩ Kỳ hàn gắn hay thúc đẩy các mối quan hệ song phương, mà bằng chứng gần đây nhất là việc Các Tiểu vương quốc ả rập thống nhất hồi tháng 9/2022 đã ký hợp đồng mua 120 chiếc drone TB2 nổi tiếng của Thổ Nhĩ Kỳ. Sự kiện đúc kết một sự hòa giải giữa Ankara và Abu Dhabi.

Drone của Thổ Nhĩ Kỳ còn "tấn công" cả thị trường Châu Âu, khi Ba Lan đặt mua 24 chiếc TB2, còn Phần Lan cũng tỏ ý định mua để giám sát đường biên giới với Nga sau khi được Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn đơn xin gia nhập NATO.

Đương nhiên, người ta cũng không quên vai trò của drone Thổ Nhĩ Kỳ trên chiến trường Ukraine. Việc Ankara cũng cấp drone cho Kiev nhưng không áp dụng các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga cũng như là tiếp tục mua dầu khí của Nga đang cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ một thế cân bằng, có thể đóng vai trò trung gian hòa giải trong cuộc xung đột Nga – Ukraine.

Minh Anh

Additional Info

  • Author Minh Anh
Published in Quốc tế