Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Biển Đông : Tại hội nghị G7, Nhật Bản yêu cầu Trung Quốc hành xử "có trách nhiệm"

Trọng Nghĩa, RFI, 12/12/2021

Nhân ngày họp đầu tiên của hội nghị ngoại trưởng nhóm G7 tại Liverpool (Anh Quốc) hôm 11/12/2021, lãnh đạo ngành ngoại giao Nhật Bản Hayashi Yoshimasa một lần nữa lên tiếng phản đối những nỗ lực đơn phương của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Hoa Đông và Biển Đông và yêu cầu Bắc Kinh "hành xử có trách nhiệm".

g71

Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi đến dự hội nghị G7 ở Liverpool (Anh) ngày 12/12/2021.  AP - Jon Super

Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo, bên cạnh vấn đề Biển Đông và Biển Hoa Đông, ngoại trưởng Nhật còn bày tỏ thái độ hết sức quan ngại của Tokyo về tình hình nhân quyền ở Hồng Kông và Tân Cương, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình và ổn định tại khu vực eo biển Đài Loan.

Một thông cáo của Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã trích lời ngoại trưởng Hayashi tuyên bố rằng : "Nhật Bản hướng tới việc xây dựng một mối quan hệ mang tính xây dựng và ổn định với Trung Quốc, theo đó Tokyo sẽ khẳng định khi cần thiết và thúc đẩy Bắc Kinh hành xử có trách nhiệm, trong khi vẫn tiếp tục đối thoại và hợp tác (với Trung Quốc) để đối phó với các thách thức chung".

Theo Kyodo, các thành viên G7 khác - bao gồm Anh, Canada, Đức, Hoa Kỳ, Pháp, Ý - cùng với Liên Hiệp Châu Âu cũng phát biểu tại hội nghị, trong đó có những tuyên bố quan ngại về Trung Quốc.

Nhật Bản và Hoa Kỳ cam kết tăng cường hợp tác đối phó với Trung Quốc

Về phần Nhật Bản, bên lề hội nghị G7, ngoại trưởng Hayashi cũng đã có một cuộc họp song phương với đồng nhiệm Mỹ Antony Blinken.

Theo Kyodo, hai bên đã nhất trí thức đẩy thêm hợp tác và tăng cường khả năng răn đe và phản ứng của liên minh Mỹ-Nhật nhằm chống lại sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương cũng như các mối đe dọa hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên.

Một cách cụ thể, hai ngoại trưởng Mỹ-Nhật đã nhắc lại quan diểm phản đối mạnh mẽ các nỗ lực của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực ở các vùng Biển Hoa Đông và Biển Đông. Cả hai ông Hayashi và Blinken đều nhấn mạnh sự cần thiết phải hợp tác với khối Đông Nam Á ASEAN cũng như các quốc gia cùng chí hướng như Úc và Ấn Độ.

G7 họp với ASEAN

Vào hôm nay, 12/12, lần đầu tiên các ngoại trưởng nhóm G7 sẽ có cuộc họp với các đồng nhiệm ASEAN đã được mời đến Liverpool dự hội nghị G7.

Theo Kyodo, G7 và ASEAN dự kiến tìm cách phối hợp để đối phó với hai vấn đề : Trung Quốc gia tăng tiềm lực quân sự cũng như các hành vi ngày càng quyết đoán hơn trong việc áp đặt yêu sách chủ quyền ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Trọng Nghĩa

******************

G7 muốn "đoàn kết đối phó với những kẻ xâm lược thế giới"

Thu Hằng, RFI, 11/12/2021

Anh là nước chủ nhà tổ chức Hội nghị Ngoại trưởng nhóm G7 diễn ra trong hai ngày 11 và 12/12/2021 ở Liverpool để thể hiện đoàn kết trước "những kẻ xâm lược thế giới". Nga, Trung Quốc, Iran là những chủ đề chính trong chương trình nghị sự. Các nước ASEAN cũng được mời họp để tìm giải pháp về Miến Điện.

g72

Ngoại trưởng Anh Liz Truss (trái) đón đồng nhiệm Mỹ Antony Blinken tham dự hội nghị ngoại trưởng G7 tại Liverpool, Anh, ngày 11/12/2021.  AP - Olivier Douliery

Theo Bộ Ngoại giao Anh, ngoại trưởng Liz Truss kêu gọi các đồng nhiệm G7 "thể hiện một mặt trận thống nhất chống lại những hành vi độc hại, kể cả lập trường của Nga về Ukraine, và cam kết về mặt an ninh, hỗ trợ kinh tế để bảo vệ những biên giới tự do trên thế giới"

Căng thẳng với Nga về tình hình Ukraine là hồ sơ lớn đầu tiên. Phương Tây cáo buộc Matxcơva âm mưu xâm chiếm Ukraine, trong khi điện Kremlin kịch liệt bác bỏ. Trong cuộc điện đàm ngày 07/12, tổng thống Vladimir Putin đã yêu cầu đồng nhiệm Mỹ đưa ra "các bảo đảm pháp lý" loại khả năng kết nạp Ukraine vào NATO.

Yêu cầu trên của tổng thống Nga bị tổng thư ký Jens Stoltenberg lên án hôm 10/12 là có ý đồ chiếm "một vùng ảnh hưởng" bất chấp "quyền của mỗi quốc gia được tự chọn vận mệnh". Theo ông, chỉ Ukraine và 30 nước thành viên NATO mới có quyền quyết định thiết lập quan hệ song phương như nào. Trước đó, ngoại trưởng Anh Liz Truss cũng cảnh báo Nga phạm "một sai lầm chiến lược" nếu xâm lược Ukraine. Tương tự, Liên Hiệp Châu Âu cũng dọa Nga phải "trả giá đắt".

Chủ đề thứ hai là cuộc khủng hoảng ở Miến Điện và an ninh trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương. Lần đầu tiên, ngoại trưởng các nước ASEAN được mời họp chung với G7 trong ngày 12/12. Phiên họp toàn thể do ngoại trưởng Anh chủ trì sẽ bàn về tình hình an toàn dịch tễ thế giới và ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương. Theo AFP, việc các nước ASEAN được mời họp với G7 cho thấy tầm quan trọng ngày càng lớn của vùng Đông Nam Á. 

Ngoại trưởng các nước G7 cũng đề cập đến hồ sơ hạt nhân Iran, kêu gọi chính quyền Tehran ngừng chạy đua vũ khí hạt nhân và trở lại bàn đàm phán Vienna đang bị bế tắc. 

Phát biểu trước hội nghị ngoại trưởng G7, bà Liz Truss kỳ vọng "Cuối tuần này, các nền dân chủ có sức ảnh hưởng nhất thế giới sẽ đưa ra lập trường chống lại những kẻ xâm lược tìm cách vi phạm các quyền tự do và sẽ gửi thông điệp rõ ràng rằng chúng tôi là một mặt trận thống nhất".

Thu Hằng

*********************

G7 họp cảnh báo gắt Nga về Ukraine, bàn cùng nhau hành động đối phó Trung Quốc

Khôi Chương, Pháp Luật online, 12/12/2021

Nga và Trung Quốc trở thành hai vấn đề chính được các quốc gia nhóm G7 bàn thảo trong cuộc họp ở thành phố Liverpool, Anh hôm 12/12.

g70

Ngoại trưởng các nước thành viên nhóm G7 tham dự cuộc họp tại Thành phố Liverpool, Anh, ngày 12/12. Ảnh : Reuters

Căng thẳng giữa Nga và Ukraine cũng như các chính sách quyết liệt của Trung Quốc đã trở thành các chủ đề trọng tâm được bàn thảo trong cuộc họp của nhóm các nước G7 ở Thành phố Liverpool, Anh hôm 12/12.

Hãng tin Reuters cho biết nhóm G7 cảnh báo Moscow sẽ phải đối mặt với hậu quả to lớn và tổn thất nặng nề nếu quyết định tấn công Ukraine, đồng thời bày tỏ lo ngại về sự trỗi dậy của Bắc Kinh trong nhiều vấn đề.

G7 ủng hộ Ukraine, kêu gọi Nga giảm căng thẳng

Các nước G7 tuyên bố họ thống nhất trong việc lên án hành động tăng cường lực lượng quân đội của Nga gần biên giới với Ukraine và kêu gọi Moscow giảm leo thang căng thẳng.

"Nga nên hiểu rõ rằng việc tấn công nhằm vào Ukraine sẽ gây ra những hậu quả lớn và phải trả giá đắt. Chúng tôi kêu gọi Nga tránh căng thẳng leo thang, theo đuổi các kênh ngoại giao và tuân thủ các cam kết quốc tế về tính minh bạch của hoạt động quân sự" - nhóm G7 cho hay.

Nhóm bảy quốc gia có nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới đồng thời "tái khẳng định cam kết kiên định" của họ đối với "chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, cũng như quyền của bất kỳ quốc gia có chủ quyền nào được xác định tương lai của chính mình".

Đại diện các nước G7 còn thể hiện sự ủng hộ đối với nỗ lực của Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm hỗ trợ Ukraine và răn đe Moscow bằng những cảnh báo về các biện pháp trừng phạt kinh tế nghiêm khắc có thể được áp dụng.

Trước đó, Đại sứ quán Nga tại London vào tối ngày 11/12 đã nói rằng việc Anh thường xuyên sử dụng cụm từ "sự gây hấn của Nga" trong cuộc họp tại Liverpool là gây hiểu lầm và là cái cớ để tập hợp nhóm G7.

"Nga đã đưa ra nhiều đề nghị với NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương) về cách giảm căng thẳng. Diễn đàn G7 có thể là cơ hội để thảo luận về chúng, nhưng cho đến nay chúng tôi không nghe thấy gì ngoài những lời gây hấn" - theo tuyên bố của Đại sứ quán Nga.

G7 : Cùng nhau hành động đối phó Trung Quốc

Bên cạnh vấn đề về Nga và Ukraine, các chính sách của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Bắc Kinh cũng trở thành vấn đề trọng tâm được nhóm G7 bàn thảo trong cuộc họp hôm 12/12.

Theo đó, Mỹ và các đồng minh G7 khác đang hướng đến một phản ứng nhất quán đối với sự quyết đoán ngày càng tăng của ông Tập Cận Bình sau sự trỗi dậy về kinh tế và quân sự của nước này trong 40 năm qua.

Ngoại trưởng Anh Liz Truss cho biết ngoại trưởng các nước G7 đã thảo luận về tình hình ở Hong Kong, khu vực Tân Cương, vấn đề hỗ trợ cho Litva và tầm quan trọng của nền hòa bình ở eo biển Đài Loan.

"Chúng tôi đã nói rõ tại cuộc họp cuối tuần này rằng chúng tôi lo ngại về các chính sách kinh tế mang tính cưỡng chế của Trung Quốc" - Ngoại trưởng Anh nói với các phóng viên.

Bà Truss nhấn mạnh G7 muốn cùng nhau hành động vì Bắc Kinh nhưng không phải là thành lập "một câu lạc bộ chống Trung Quốc".

Trước đó, hôm 8/12, sau Úc, Anh và Mỹ, Canada trở thành quốc gia tiếp theo tẩy chay Thế vận hội Mùa đông ở Bắc Kinh. Trung Quốc cho biết các quốc gia này sẽ phải trả giá cho hành động khinh suất của họ, Reuters đưa tin.

Khôi Chương

Published in Quốc tế

Hoàng Bách nói chuyện với Nguyễn Gia Kiểng và Đinh Xuân Quân

+ G7 khởi đầu từ 1975 là một câu lạc bộ để thảo luận về những vấn đề tiền tệ, ngân sách, thuế…

+ Ngày 11/6/2021, G7 cùng với 4 quốc gia quan sát viên Úc, Ấn Độ, Nam Hàn, Nam Phi đã trở thành một liên minh chính trị, khi ra một tuyên bố chung lên án Trung Quốc ở Biển Đông, Eo biển Đài Loan…

Nguồn : Hoangbach Channel, 23/06/2021

Published in Video

Bắt kịp Con đường tơ lụa mới của Bắc Kinh, lôi kéo các nền kinh tế đang phát triển ra khỏi vòng kềm tỏa kinh tế và ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc, giành lại vị trí đầu tàu thế giới của các nền dân chủ : đó là động lực thúc đẩy 7 nước công nghiệp phát triển nhất thế giới đề xuất sáng kiến Xây dựng lại một thế giới tốt đẹp hơn.

b3w1

Con đường tơ lụa mới của Bắc Kinh đặt các nền kinh tế đang phát triển vào vòng kềm tỏa kinh tế và ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc

Không phải tình cờ mà "phát triển cơ sở hạ tầng" cho các nước nghèo là mục tiêu mà cả Trung Quốc lẫn phương Tây cùng nhắm tới. Sáu năm sau Sáng kiến Một vành đai một con đường (Belt and Road Initiative–BRI) của Trung Quốc, G7 đề xuất kế hoạch "Xây dựng lại Một thế giới tốt đẹp hơn (Build Back Better World  – B3W)".

B3W bao gồm những gì ? Đâu là tính khả thi của một dự án còn khá mơ hồ và trước mắt các nước kém phát triển đánh giá thế nào về thông báo của khối G7 đưa ra hôm 13/06/2021 nhân thượng đỉnh tổ chức tại Cornwall Anh Quốc ?

Nội dung chưa nhiều

Trả lời RFI Việt ngữ, Antoine Bondaz, chuyên gia về khu vực Đông Bắc Á, thuộc Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược (Fondation de recherche stratégique-FRS) của Pháp nhấn mạnh đến một cuộc đua tranh giành ảnh hưởng của các nền dân chủ :

Antoine Bondaz : "Đây là một sáng kiến được Mỹ yểm trợ và đã được thông báo trong khuôn khổ thượng đỉnh G7, tức là có sự đồng thuận đa phương. Mục tiêu đề ra là tạo điều kiện cho các nền kinh tế đang trỗi dậy và các nước kém phát triển có phương tiện xây dựng cở hạ tầng. Trong đó bao gồm từ các chương trình xây dựng hệ thống đường xá đến bệnh, viện trường học… Hiện tại, nhu cầu của các nước nghèo ước tính lên tới 40 ngàn tỷ đô la. Từ nhiều năm nay Trung Quốc dùng lá bài BRI- Sáng kiến Một vành đai một con đường, hay còn gọi là dự án Con Đường Tơ Lụa mới của thế kỷ 21, để đáp ứng nhu cầu to lớn đó".

Thuần túy về kinh tế, B3W được đưa trong bối cảnh cả thế giới phải khắc phục hậu quả tai hại dịch Covid-19 gây ra. Nếu như cụm từ "phát triển cơ sở hạ tầng" được coi là cột sống của dự án thì cụ thể hơn sáng kiến vừa được bảy nước công nghiệp phát triển nhất thế giới đề xuất dành ưu tiên giúp các nước nghèo trong ba lĩnh vực : khí hậu, y tế, phát triển công nghệ kỹ thuật số. Chuyên gia Antoine Bondaz giải thích thêm :

 Antoine Bondaz :"Hiện tại chưa có nhiều thông tin cụ thể về B3W. Chỉ biết rằng đây là một kế hoạch đa chiều, một sáng kiến của các nước dân chủ với nguyên tắc là các dự án đầu tư phải được minh bạch. Đó cũng phải là những chương trình hợp lý về mặt tài chính, tránh đẩy các nước nghèo vào cảnh nợ nần quá đáng. Các dự án đầu tư thực hiện trong khuôn khổ B3W sẽ tôn trọng các thỏa thuận về khí hậu, môi trường. Chẳng hạn như các dự án năng lượng sạch sẽ được ưu tiên. Nhược điểm của B3W trước mắt là các bên chưa đưa ra những con số cụ thể về cách tài trợ cho chương trình này. Riêng về phía Hoa Kỳ, Washington đã có hẳn một ngân sách viện trợ phát triển cơ sở hạ tầng cho các nước nghèo và chính quyền Biden đang vận động Quốc hội để tăng thêm ngân sách cho khâu này".

Để so sánh, báo cáo gần đây nhất của Refinitiv, một tổ hợp Anh Mỹ chuyên cung cấp các thông tin cho các thị trường tài chính cho biết tính đến giữa năm ngoái, đã có hơn 100 quốc gia hưởng ứng sáng kiến Con Đường Tơ Lụa mới của Trung Quốc, để mở rộng các "kênh kết nối" từ đường sắt đến hàng hải, từ các hệ thống giao thông đường bộ đến tất cả những "công trình xây dựng cơ sở hạ tầng khác". Tổng cộng BRI của Trung Quốc quy tụ được hơn 2.600 dự án đầu tư với tổng trị giá 3.700 tỷ đô la.

Địa chính trị mới là sân chơi chính

Vậy thì vào lúc sáng kiến B3W của Nhật Bản và phương Tây mới chỉ là một đề xuất, chắc chắn mục đích G7 vừa qua nhắm tới là về địa chính trị. Chuyên gia Pháp, Antoine Bondaz nhấn mạnh đến một sự đối đầu giữa hai mô hình "Xây Dựng Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn" và "Con Đường Tơ Lụa" mới :

Antoine Bondaz : "Mục đích địa chính trị quá rõ ràng. Thông cáo của Nhà Trắng kết thúc thượng đỉnh G7 vừa qua, ngay ở khổ đầu tiên đã nêu đích danh Trung Quốc và Con Đường Tơ Lụa mới của Bắc Kinh. Sáng kiến của Trung Quốc đã được công bố vào năm 2013 và đã chính thức đi vào hoạt động hai năm sau đó. Dự án của nhóm G7 nhắm trực tiếp vào chương trình Một vành đai một con đường của Trung Quốc và mở ra một cánh cổng thứ nhì cho các nước đang phát triển, để số này không lệ thuộc vào các dự án đầu tư của Trung Quốc.

Tuy nhiên điều hết sức quan trọng cần nói ở đây là ở thời điểm hiện tại, G7 là nguồn tài trợ quan trọng nhất giúp các nước nghèo mở rộng cơ sở hạ tầng. Trong lĩnh vực này, Nhật Bản từ lâu nay là quốc gia năng động nhất. Trong vùng Đông Nam Á, Nhật Bản dẫn đầu bảng, đặc biệt là trong trường hợp ở Việt Nam. Đừng quên rằng những đóng góp của khối 7 nước công nghiệp phát triển cao hơn rất nhiều so với của Trung Quốc. Do vậy sáng kiến B3W nhằm nhắc nhở lại điều cơ bản đó đồng thời chứng minh rằng các nước dân chủ và phát triển không để cho Trung Quốc độc quyền giúp đỡ các nước chậm tiến".

Không dễ thuyết phục

Từ 2014 khi Sáng kiến Một vành đai một con đường của Trung Quốc bắt đầu hình thành, chính quyền Mỹ dưới thời tổng thống Barack Obama đã ghi nhận "đây là bước đầu tiên để trọng tâm của thế giới chuyển từ Mỹ sang Trung Quốc" : trong số 100 quốc gia hưởng ứng sáng kiến Con Đường Tơ Lụa của thế kỷ 21, có nhiều nước phương Tây, đứng đầu trong số này là Anh, Pháp hay Đức. Đi kèm với dự án này Trung Quốc đã lập ra Ngân Hàng Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Châu Á AIIB trong đó 1/3 vốn là của Trung Quốc. Về thực chất đây là công cụ tài chính của Bắc Kinh để thực hiện các dự án trong khuôn khổ chương trình Một vành đai một con đường, kết nối Trung Quốc với các nước, từ Indonesia ở Châu Á đến Ethiopia ở Châu Phi, từ Kazakhstan ở Trung Á đến tận cảng Hamburg của Đức.

"Cơ sở hạ tầng", một từ khóa

Bắc Kinh sở dĩ quan tâm đến các dự án "cơ sở hạ tầng" trước hết là để phục vụ cỗ máy kinh tế của Trung Quốc. Các mục tiêu của Trung Quốc gồm tìm kiếm những thị trường mới cho các tập đoàn từ sản xuất hàng thủ công đến các đại tập đoàn công nghiệp, hay ngành xây dựng của Trung Quốc, bảo đảm các nguồn cung cấp nguyên liệu cần thiết cho "công xưởng lớn nhất thế giới". Nhưng mục tiêu thứ ba và có lẽ đây mới là một vế quan trọng đó là mở rộng ảnh hưởng của Bắc Kinh về mặt địa chính trị : AIIB từng bước lấp vào chỗ trống mà các định chế tài chính đa quốc gia như Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế hay Ngân Hàng Thế Giới thậm chí cả Ngân Hàng Phát Triển Châu Á để lại. Các dự án từ khai thác cảng Piraeus Hy Lạp hay xây dựng đường xa lộ cho Montenegro… là những cánh cổng vào Châu Âu "danh chính ngôn thuận" cho Trung Quốc. Không ít thành viên trong Liên Hiệp Châu Âu đã hưởng ứng dự án Con Đường Tơ Lụa của Trung Quốc. Còn Ý thì đã là thành viên đầu tiên trong khối G7 đặt bút ký vào thỏa thuận Một vành đai một con đường, giúp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ghi được một bàn thắng trong cuộc đọ sức với tổng thống Mỹ thời đó là Donald Trump. Do vậy không chắc là dự án B3W lần này sớm trở thành hiện thực.

Thận trọng đón nhận B3W

Thế còn về phía các nước đang phát triển thì sao ? Trước mắt số này thận trọng hoan nghênh sáng kiến của các nước dân chủ. Antoine Bondaz, Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược Pháp cho biết :

Antoine Bondaz : "Về phía các quốc gia có thể nhận được viện trợ của G7, đương nhiên họ đã phản ứng một cách tích cực. Số này trông thấy một giải pháp khác cho phép giảm bớt lệ thuộc vào Trung Quốc. Tuy nhiên các nền kinh tế này chờ xem dự án B3W cụ thể bao gồm những gì và đóng góp tài chính của phương Tây sẽ là bao nhiêu. Riêng Bắc Kinh đã mau mắn phản ứng : Trung Quốc mỉa mai tuyên bố "hài lòng" về sáng kiến của phương Tây quan tâm đến các nước nghèo và G7 đã đi chậm hơn Trung Quốc vài năm. Trước các nền công nghiệp phát triển, Trung Quốc đã giúp đỡ các nước chậm tiến. Chữ giúp đỡ ở đây cần phải được giải thích thêm và đặt lại trong bối cảnh chung".

Antoine Bondaz giải thích rõ hơn về hai chữ "giúp đỡ" mà Bắc Kinh thường xuyên rao giảng :

Antoine Bondaz : "BRI – Dự án Một vành đai một con đường được đưa ra theo hai giai đoạn. Đầu tiên hết là được thông báo vào năm 2013 tại Indonesia rồi tại Kazakhstan. Đến 2015 Trung Quốc bắt đầu thực hiện. Đây không là một cử chỉ cho không. Bắc Kinh cấp tín dụng cho các nước đang phát triển để giúp họ xây dựng cơ sở hạ tầng. Về phía các nước tham gia dự án Con Đường Tơ Lụa mới thế kỷ 21 kết nối Trung Quốc với phần còn lại của thế giới, thì số này trở thành con nợ của Bắc Kinh. Để xây dựng các công trình đồ sộ trị giá hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đô la, các quốc gia này phải đi vay tín dụng của Trung Quốc, phải huy động thêm cả vốn được Ngân Hàng Thế Giới, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế cấp cho trong khuôn khổ các chương trình viện trợ phát triển. Họ cũng phải huy động luôn cả tín dụng vay của Mỹ hay Châu Âu trong các chương trình cộng tác song phương.

Nói tóm lại Bắc Kinh quảng bá rầm rộ cho dự án Một vành đai một con đường BRI và đã thành công vì tới nay đây là một trong những chính sách đối ngoại hiếm hoi được cả thế giới biết đến. Nhưng về thực chất của viện trợ phát triển, G7 mới là nguồn tài trợ quan trọng nhất. Điểm thứ nhì là rất, rất nhiều những dự án đầu tư của Bắc Kinh diễn ra một cách mờ ám để cuối cùng, các nước đi vay, rơi vào bẫy nợ Trung Quốc. Điển hình là trường hợp của Montenegro đang phải cầu cứu Châu Âu giúp đỡ để trả nợ cho Trung Quốc và đang xin khất nợ với Bắc Kinh".

Bài học TPP còn đó

B3W hay Xây Dựng Lại Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn tới nay mới chỉ là một sáng kiến được nhóm G7, gồm Mỹ, Canada, Nhật, và bốn nước Châu Âu là Anh, Pháp, Đức và Ý đề xuất. Bản thân nước Ý đã tham gia dự án Một vành đai một con đường của Trung Quốc và Roma không dễ thay đổi lập trường. Bản thân Châu Âu thì luôn trong cảnh "9 người, 10 ý". Còn nước Mỹ là một nền dân chủ với lá phiếu có thể thay đổi cục diện chính trị của đất nước. Chỉ cần thay đổi chính quyền, ngay cả những hiệp định mà Washington từng đặt bút ký vẫn có thể bị hủy bỏ. Điều đã được chứng minh với thỏa thuận hạt nhân Iran và nhất là hiệp định tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương TPP khi Hoa Kỳ từng đóng vai trò đầu tầu để rồi cũng nước Mỹ đã rút lui khỏi những hiệp định "lịch sử" và "đầy tham vọng" đó.

Thanh Hà thực hiện

Nguồn : RFI, 22/06/2021

Published in Diễn đàn

Ngoại trưởng của các nước thành viên nhóm G7 họp hôm 04/05/2021, tại Luân Đôn, để bàn về những đối sách chung trước những mối đe dọa toàn cầu. Đây là cuộc họp trực tiếp đầu tiên của nhóm này kể từ hơn 2 năm qua, trước cuộc họp thượng đỉnh G7 vào tháng 6 ở miền tây nam Anh Quốc. 

g71

Ngoại trưởng Anh Dominic Raab (trái) và đồng nhiệm Mỹ Antony Blinken hội đàm song phương, Luân Đôn, Anh Quốc, ngày 03/05/2021.  Reuters - POOL

Theo hãng tin AFP, Trung Quốc, Miến Điện, Libya và Syria là những hồ sơ chính trong chương trình nghị sự của cuộc họp trong 2 ngày giữa các ngoại trưởng của 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (Hoa Kỳ, Anh Quốc, Pháp, Canada, Nhật Bản, Ý, Đức). Các ngoại trưởng G7 cũng sẽ thảo luận tình hình Ethiopia, Iran, Bắc Triều Tiên, Somalia, vùng Sahel (Châu Phi) và vùng Balkans. Đó những nước và vùng, mà theo chính phủ Anh, đang đặt ra "những vấn đề địa chính trị khẩn thiết làm xói mòn nền dân chủ, các quyền tự do và các quyền của con người".

Trong một thông cáo, ngoại trưởng Anh Dominic Raab nhấn mạnh : "Nhiệm kỳ chủ tịch G7 của nước Anh là một cơ hội để tập hợp các xã hội dân chủ và cởi mở, và thể hiện sự đoàn kết vào lúc đang cần nhất, để đối phó với những thách thức chung và các mối đe dọa ngày càng lớn".

Về phần ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, ông khẳng định cam kết của Hoa Kỳ về việc thiết lập "một trật tự quốc tế dựa trên các luật lệ", để thế giới cùng đối đầu với những vấn đề, từ biến đổi khí hậu cho đến phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19. 

Đối với Châu Á, hôm qua 03/05, ngoại trưởng Blinken đã kêu gọi Bình Nhưỡng đi theo con đường ngoại giao để giải quyết hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên. Còn về Miến Điện, theo hãng tin AFP, các ngoại trưởng sẽ thảo luận về cuộc đảo chính ngày 01/02 và sẽ được nghe báo cáo về tình hình hiện nay. Ngoại trưởng Anh theo dự kiến sẽ kêu gọi các đối tác trong nhóm G7 thi hành các biện pháp mạnh hơn đối với tập đoàn quân sự Miến Điện. 

Tham gia cuộc họp hôm nay ở Luân Đôn còn có các đại diện của Liên Hiệp Châu Âu. Các nước Ấn Độ, Úc, Hàn Quốc, Nam Phi và hiệp hội ASEAN cũng được mời dự. 

Do tình hình đại dịch, cuộc họp trực tiếp hôm nay giữa các ngoại trưởng G7 phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt về phòng chống dịch : hạn chế số người của các phái đoàn, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn.

Antony Blinken liên tục tiếp xúc các ngoại trưởng dự hội nghị G7

Trước khi bước vào hội nghị chính thức, hôm qua, 03/05/2021, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã có một loạt các cuộc tiếp xúc song phương với các đồng nghiệp G7 để thông báo chính sách mới của Washington đối với Bắc Triều Tiên vừa được tổng thống Biden trình bày trước Quốc Hội cách đây ít ngày.

Theo AFP, ông Antony Blinken đã gặp riêng các ngoại trưởng Nhật và Hàn Quốc. Bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết, trong các cuộc tiếp xúc, ông Antony Blinken và các đồng nghiệp Hàn Quốc, Nhật Bản đã thông nhất với nhau về mục tiêu chung là tiến tới giải trừ hạt nhân bán đảo Triều Tiên.

Phát biểu trước Quốc Hội nhân 100 ngày cầm quyền tại Hoa Kỳ, tổng thống Joe Biden đã đề nghị xem xét lại chính sách với Bắc Triều Tiên mà chính quyền tiền nhiệm đã thực thi theo cách rất riêng của Donald Trump, đã có 3 cuộc gặp thương đỉnh với Kim Jong Un nhưng không đem lại kết quả nào.

Tổng thống Mỹ cho biết sẽ sử dụng "ngoại giao đồng thời với răn đe nghiêm khắc" để kiềm chế tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Chủ trương của chính quyền Biden ngày hôm 02/05 đã bị Bình Nhưỡng tố cáo là "chính sách thù địch", "ngoại giao xảo trá".

Ngoại trưởng Mỹ, hôm qua, đã kêu gọi Bình Nhưỡng cam kết giải quyết qua con đường ngoại giao hồ sơ phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Ông Bliken tuyên bố ; "Chúng tôi chờ đợi được thấy không chỉ những gì Bắc Triều Tiên nói mà cả những gì họ sẽ làm thực sự trong những ngày tháng tới đây".

Trong cuộc gặp với ngoại trưởng Anh Dominic Raab, vấn đề được hai bên quan tâm liên quan đến khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Ngoại trưởng Dominic Raab nhấn mạnh đến ưu tiên của Anh đối với vùng này cũng như thấy Trung Quốc phải chịu trách nhiệm trong chính sách với người Duy Ngô Nhĩ và Hồng Kông.

Liên quan đến hồ sơ Miến Điện, ngoại trưởng Mỹ đã đề cập đến trong các cuộc gặp riêng với đồng nghiệp Brunei, nước chủ tịch luân phiên ASEAN, và với ngoại trưởng Nhật Bản. Các bên đều thống nhất cần phải khẩn cấp đưa Miến Điện trở lại con đường dân chủ và quy trách nhiệm cho chính quyền quân sự nước này trong cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay.

Thanh Phương

Published in Quốc tế

Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 32 : Năm điểm thảo luận tại Singapore (RFI, 24/04/2018)

Từ 25 đến 28/04/2018, Hiệp Hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) họp thượng đỉnh tại Singapore, nước giữ chức chủ tịch luân phiên năm nay. Chủ đề ASEAN 2018 là "Linh hoạt và Sáng tạo" (Resilient and Innovative).

quocte1

Các lãnh đạo ASEAN trong lễ khai mạc thượng đỉnh lần thứ 30 tại Manila, Philippines, ngày 29/04/2017. Reuters/Mark Crisanto

Theo trang Asean Post ngày 24/04, thượng đỉnh ASEAN năm 2018 được đánh giá là sẽ sôi nổi vì Đông Nam Á đang đối mặt với nhiều thách thức mang tính khu vực cũng như trên quy mô thế giới.

Năm chủ đề chính sẽ được thảo luận là căng thẳng tại Biển Đông, thương mại, đô thị thông minh, an ninh quốc phòng và thảo luận về tình hình Bắc Triều Tiên.

Căng thẳng trên Biển Đông được chú ý nhất trong bối cảnh Trung Quốc quân sự hóa nhiều thực thể thuộc quần đảo Trường Sa, nơi nhiều nước (Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei và Trung Quốc) có tranh chấp chủ quyền. Bên cạnh đó là hoạt động vì tự do hàng hải được Hải Quân Mỹ thường xuyên tổ chức trong khu vực.

Vẫn theo Asean Post, thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, thường giữ im lặng về chủ đề này, có thể sẽ không đưa ra bất kỳ tuyên bố nào, nhưng vẫn có các cuộc thảo luận kín.

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ là chủ đề được đề cập trong cuộc họp. Dù chưa bị tác động, nhưng các nước ASEAN chắc chắn sẽ gặp khó khăn nếu cuộc chiến thương mại trở nên nghiêm trọng. Ngoài ra, lãnh đạo các nước ASEAN cũng sẽ xem xét đổi mới tự do thương mại trong bối cảnh Mỹ duy trì chính sách bảo hộ mậu dịch. Hai chủ đề khác, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và sự phát triển của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), cũng sẽ được đề cập.

*********************

Cảnh báo suy thoái đa dạng sinh học ở Châu Á (VOA, 24/04/2018)

"Đa dạng sinh hc - khác bit quan trng v các dng đi sng trên Trái đt - tiếp tc suy thoái ti tng khu vc trên thế gii, làm gim thiu đáng k kh năng ca thiên nhiên góp phn vào an sinh nhân loi", theo phúc trình mi nht ca Din đàn liên chính phủ v đa dng sinh hc và các dch v sinh thái (IPBES).

quocte2

Tổng thống Mỹ Donald Trump và đồng nhiệm Pháp Emmanuel Macron tại Washington, ngày 23/04/2018. Reuters/Joshua Roberts

Truyền thống bảo vệ hòa bình, tự do và phồn thịnh xuyên suốt Đại Tây Dương được Bắc Mỹ và Châu Âu duy trì từ hơn 7 thập kỷ qua. Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng duy trì cam kết mạnh mẽ tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Không chỉ dừng ở những thông cáo ngoại giao, chính quyền của tổng thống Trump còn triển khai lực lượng quân sự hùng hậu, gồm hàng trăm tầu chiến, hơn 1.000 máy bay và vài chục nghìn quân nhân Mỹ trong khu vực.

Pháp cũng gắn bó chặt chẽ với vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương vì có nhiều hải đảo, kiêm nhiệm vụ tiền đồn hải quân và không quân cùng với lực lượng vài nghìn quân nhân bảo vệ lãnh thổ và lợi ích của Pháp. Ngày 10/03/2018, tổng thống Macron còn khẳng định vai trò cường quốc hải quân Pháp trong vùng khi ký với thủ tướng Ấn Độ Modi một thỏa thuận hợp tác quân sự, mở cửa các căn cứ Hải Quân của nhau cho đối tác.

Tuy nhiên, theo nhận định trên trang National Interest (24/04/2018) của hai chuyên gia Walter Lohman và Valérie Niquet, cho đến nay, cả Pháp và Mỹ chỉ hành động "độc lập", không đủ vững chắc để đảm bảo ổn định trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, dù có sự tham gia của Anh Quốc, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ hay một số đối tác khác. Vì vậy, Pháp và Mỹ phải cải thiện sự phối hợp chiến lược, cũng như với mạng lưới đối tác và đồng minh vì thiếu phối hợp chiến lược sẽ dẫn đến thiếu niềm tin vào nhau. Để làm được việc này, theo hai chuyên gia trên, tổng thống Trump và tổng thống Macron cần tập trung vào ba ưu tiên chính.

Thứ nhất, cả hai nước phải đưa ra được một thông điệp rõ ràng, kiên định về chính sách đối với Trung Quốc. Châu Âu ghi nhận cam kết mạnh mẽ của Mỹ tại Châu Á, nhưng đôi khi lại không phân biệt được Washington coi Bắc Kinh là thách thức đối với trật tự trong khu vực hay là một đối tác có chung chí hướng. Nội bộ Châu Âu cũng bị chia rẽ về Trung Quốc. Ví dụ mới nhất là về dự án Con đường tơ lụa mới, Paris tỏ ra quan ngại trong khi nhiều nước Châu Âu lại coi đó là cơ hội kinh tế quan trọng.

Thứ hai, phương Tây phải phân biệt rõ hơn giữa bạn và thù. Do quan ngại về kiểu "đơn phương hành động" của chính quyền Trump, nhiều nước Châu Âu đôi khi nhầm lẫn về sự khác biệt thực sự, cơ bản giữa Hoa Kỳ và các chế độ toàn trị, như Trung Quốc chẳng hạn. Phải nhắc lại là các giá trị và thể chế của Mỹ rất vững chắc. Và nếu như các đồng minh phương Tây xem xét kỹ, không thiên vị, về các chính sách và hành động chính thức của chính quyền Trump tại Châu Á, họ sẽ thấy là họ còn thiếu nhiều giá trị liên quan đến họ.

Hoa Kỳ cũng nên hiểu hơn về tác động toàn cầu do chính sách thương mại của họ gây ra. Nếu có vấn đề Trung Quốc, thì Hoa Kỳ cần bàn với các đồng minh về cách xử lý, và không nên đơn phương hành động, tác động đến cả đồng minh và đối tác. Biện pháp mạnh tay này chỉ có lợi cho chính sách gây chia rẽ của Trung Quốc mà thôi.

Cuối cùng, Pháp, Mỹ và các nước đồng minh Châu Âu khác có cùng quan điểm cần cam kết đảm bảo sự phối hợp thường xuyên, ở cấp độ cao trong chiến lược vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, bởi vì cho đến nay, tuy các bên vẫn có sự phối hợp đáng kể nhưng ít khi đạt đến phản ứng ở cấp độ chính trị, trừ trường hợp nghiêm trọng như tình hình trên bán đảo Triều Tiên.

Hoa Kỳ và Châu Âu có chung nhiều lợi ích và cũng chia sẻ nhiều giá trị. Cả hai bên, cũng như vùng Châu Á-Ấn Độ Dương, đều được hưởng lợi nếu cùng khai thác được mối quan hệ một cách chiến lược. Nổi tiếng về tính cách "thực dụng" và suy nghĩ "không theo khuôn khổ", tổng thống Trump và tổng thống Macron có thể thúc đẩy quan hệ Mỹ-Pháp theo đúng hướng.

Thu Hằng

*******************

G7 : Đoàn kết chống Nga, cứng rắn với Bắc Triều Tiên, chia rẽ về Iran (RFI, 23/04/2018)

Trong cuộc họp cấp ngoại trưởng ngày 22/04/2018 tại Toronto, các cường quốc thuộc khối G7 đã tỏ ra đoàn kết để đương đầu với Nga. Tuy nhiên, nếu như thái độ cứng rắn trước Bắc Triều Tiên được ngoại trưởng bảy nước nhất trí, hồ sơ hạt nhân Iran vẫn gây chia rẽ các thành viên trong ngày làm việc 23/04.

quocte4

Ngoại trưởng Canada Freeland (g) và các đồng nhiệm trong nhóm G7 tại Toronto (Ontario, Canada) ngày 22/04/2018. Reuters/Fred Thornhill

Phát biểu với báo giới, một quan chức ngoại giao Mỹ cho biết : "Có sự đoàn kết trong khối G7 nhằm phản đối thái độ tai hại của Nga". Ngoài ra, ngoại trưởng các nước cũng liệt kê một số biện pháp "để ngăn chặn các xu hướng tiêu cực của điện Kremlin đang đe dọa đến hòa bình và an ninh". Theo AFP, các cuộc thảo luận cũng đề cập đến việc "củng cố nền dân chủ để chống lại can thiệp từ nước ngoài", ám chỉ đến nghi án Nga can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ 2016.

Ngày 22/04, đánh giá về vai trò của Nga khi trả lời đài Fox News từ Paris trước khi lên đường thăm Mỹ, tổng thống Pháp nhận định "không bao giờ được tỏ ra yếu đuối trước tổng thống Putin. Nếu chúng ta yếu đuối, người ta lợi dụng nó để làm suy yếu các nền dân chủ". Đây cũng là quan điểm của ngoại trưởng Pháp Jean- Yves Le Drian tại Toronto, "cần phải cứng rắn" những vẫn tiếp tục tìm cách đối thoại với Moskva.

Bắc Triều Tiên và Iran là hai hồ sơ quốc tế được đưa ra thảo luận nội bộ trong ngày 23/04. Trước hết, các ngoại trưởng G7 sẽ ra thông cáo chung khẳng định không nới lỏng sức ép và trừng phạt quốc tế đối với chế độ Bình Nhưỡng để đạt đến mục tiêu cuối cùng là "phi hạt nhân hóa hoàn toàn, có thể kiểm chứng được và không thể đảo ngược được" trên bán đảo Triều Tiên.

Hồ sơ hạt nhân Iran là chủ đề bất đồng giữa Mỹ và 4 nước thành viên Hội Đồng Bảo An cùng với Đức. Ngày 12/05, tổng thống Donald Trump sẽ quyết định duy trì hay từ bỏ thỏa thuận đã ký với Iran vào năm 2015, luôn bị ông đánh giá là quá khoan dung. Nhiều ngoại trưởng đã nỗ lực thuyết phục quyền ngoại trưởng Mỹ John Sullivan để Washington không vứt bỏ thỏa thuận, vì như vậy sẽ tạo điều kiện cho Iran rút khỏi thỏa thuận và điều này sẽ gây ra "những hậu quả nghiêm trọng".

Thuyết phục tổng thống Mỹ duy trì thỏa thuận hạt nhân với Iran là điểm chủ đạo trong chuyến công du của tổng thống Pháp Emmanuel Macron từ ngày 23 đến 25/04, vì theo ông Macron, hiện tại "không có phương án B".

Theo điện Kremlin, trong cuộc điện đàm tối 22/04, tổng thống Pháp và đồng nhiệm Nga đã nhất trí là phải duy trì thỏa thuận hạt nhân với Iran. Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov cũng cho biết Bắc Kinh và Moskva sẽ ngăn chặn mọi ý đồ "phá hoại" thỏa thuận trên.

Thu Hằng

Published in Quốc tế