Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quốc tế

24/04/2018

ASEAN-32, suy thoái sinh học Châu Á, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và G7

Tổng hợp

Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 32 : Năm điểm thảo luận tại Singapore (RFI, 24/04/2018)

Từ 25 đến 28/04/2018, Hiệp Hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) họp thượng đỉnh tại Singapore, nước giữ chức chủ tịch luân phiên năm nay. Chủ đề ASEAN 2018 là "Linh hoạt và Sáng tạo" (Resilient and Innovative).

quocte1

Các lãnh đạo ASEAN trong lễ khai mạc thượng đỉnh lần thứ 30 tại Manila, Philippines, ngày 29/04/2017. Reuters/Mark Crisanto

Theo trang Asean Post ngày 24/04, thượng đỉnh ASEAN năm 2018 được đánh giá là sẽ sôi nổi vì Đông Nam Á đang đối mặt với nhiều thách thức mang tính khu vực cũng như trên quy mô thế giới.

Năm chủ đề chính sẽ được thảo luận là căng thẳng tại Biển Đông, thương mại, đô thị thông minh, an ninh quốc phòng và thảo luận về tình hình Bắc Triều Tiên.

Căng thẳng trên Biển Đông được chú ý nhất trong bối cảnh Trung Quốc quân sự hóa nhiều thực thể thuộc quần đảo Trường Sa, nơi nhiều nước (Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei và Trung Quốc) có tranh chấp chủ quyền. Bên cạnh đó là hoạt động vì tự do hàng hải được Hải Quân Mỹ thường xuyên tổ chức trong khu vực.

Vẫn theo Asean Post, thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, thường giữ im lặng về chủ đề này, có thể sẽ không đưa ra bất kỳ tuyên bố nào, nhưng vẫn có các cuộc thảo luận kín.

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ là chủ đề được đề cập trong cuộc họp. Dù chưa bị tác động, nhưng các nước ASEAN chắc chắn sẽ gặp khó khăn nếu cuộc chiến thương mại trở nên nghiêm trọng. Ngoài ra, lãnh đạo các nước ASEAN cũng sẽ xem xét đổi mới tự do thương mại trong bối cảnh Mỹ duy trì chính sách bảo hộ mậu dịch. Hai chủ đề khác, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và sự phát triển của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), cũng sẽ được đề cập.

*********************

Cảnh báo suy thoái đa dạng sinh học ở Châu Á (VOA, 24/04/2018)

"Đa dạng sinh hc - khác bit quan trng v các dng đi sng trên Trái đt - tiếp tc suy thoái ti tng khu vc trên thế gii, làm gim thiu đáng k kh năng ca thiên nhiên góp phn vào an sinh nhân loi", theo phúc trình mi nht ca Din đàn liên chính phủ v đa dng sinh hc và các dch v sinh thái (IPBES).

quocte2

Tổng thống Mỹ Donald Trump và đồng nhiệm Pháp Emmanuel Macron tại Washington, ngày 23/04/2018. Reuters/Joshua Roberts

Truyền thống bảo vệ hòa bình, tự do và phồn thịnh xuyên suốt Đại Tây Dương được Bắc Mỹ và Châu Âu duy trì từ hơn 7 thập kỷ qua. Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng duy trì cam kết mạnh mẽ tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Không chỉ dừng ở những thông cáo ngoại giao, chính quyền của tổng thống Trump còn triển khai lực lượng quân sự hùng hậu, gồm hàng trăm tầu chiến, hơn 1.000 máy bay và vài chục nghìn quân nhân Mỹ trong khu vực.

Pháp cũng gắn bó chặt chẽ với vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương vì có nhiều hải đảo, kiêm nhiệm vụ tiền đồn hải quân và không quân cùng với lực lượng vài nghìn quân nhân bảo vệ lãnh thổ và lợi ích của Pháp. Ngày 10/03/2018, tổng thống Macron còn khẳng định vai trò cường quốc hải quân Pháp trong vùng khi ký với thủ tướng Ấn Độ Modi một thỏa thuận hợp tác quân sự, mở cửa các căn cứ Hải Quân của nhau cho đối tác.

Tuy nhiên, theo nhận định trên trang National Interest (24/04/2018) của hai chuyên gia Walter Lohman và Valérie Niquet, cho đến nay, cả Pháp và Mỹ chỉ hành động "độc lập", không đủ vững chắc để đảm bảo ổn định trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, dù có sự tham gia của Anh Quốc, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ hay một số đối tác khác. Vì vậy, Pháp và Mỹ phải cải thiện sự phối hợp chiến lược, cũng như với mạng lưới đối tác và đồng minh vì thiếu phối hợp chiến lược sẽ dẫn đến thiếu niềm tin vào nhau. Để làm được việc này, theo hai chuyên gia trên, tổng thống Trump và tổng thống Macron cần tập trung vào ba ưu tiên chính.

Thứ nhất, cả hai nước phải đưa ra được một thông điệp rõ ràng, kiên định về chính sách đối với Trung Quốc. Châu Âu ghi nhận cam kết mạnh mẽ của Mỹ tại Châu Á, nhưng đôi khi lại không phân biệt được Washington coi Bắc Kinh là thách thức đối với trật tự trong khu vực hay là một đối tác có chung chí hướng. Nội bộ Châu Âu cũng bị chia rẽ về Trung Quốc. Ví dụ mới nhất là về dự án Con đường tơ lụa mới, Paris tỏ ra quan ngại trong khi nhiều nước Châu Âu lại coi đó là cơ hội kinh tế quan trọng.

Thứ hai, phương Tây phải phân biệt rõ hơn giữa bạn và thù. Do quan ngại về kiểu "đơn phương hành động" của chính quyền Trump, nhiều nước Châu Âu đôi khi nhầm lẫn về sự khác biệt thực sự, cơ bản giữa Hoa Kỳ và các chế độ toàn trị, như Trung Quốc chẳng hạn. Phải nhắc lại là các giá trị và thể chế của Mỹ rất vững chắc. Và nếu như các đồng minh phương Tây xem xét kỹ, không thiên vị, về các chính sách và hành động chính thức của chính quyền Trump tại Châu Á, họ sẽ thấy là họ còn thiếu nhiều giá trị liên quan đến họ.

Hoa Kỳ cũng nên hiểu hơn về tác động toàn cầu do chính sách thương mại của họ gây ra. Nếu có vấn đề Trung Quốc, thì Hoa Kỳ cần bàn với các đồng minh về cách xử lý, và không nên đơn phương hành động, tác động đến cả đồng minh và đối tác. Biện pháp mạnh tay này chỉ có lợi cho chính sách gây chia rẽ của Trung Quốc mà thôi.

Cuối cùng, Pháp, Mỹ và các nước đồng minh Châu Âu khác có cùng quan điểm cần cam kết đảm bảo sự phối hợp thường xuyên, ở cấp độ cao trong chiến lược vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, bởi vì cho đến nay, tuy các bên vẫn có sự phối hợp đáng kể nhưng ít khi đạt đến phản ứng ở cấp độ chính trị, trừ trường hợp nghiêm trọng như tình hình trên bán đảo Triều Tiên.

Hoa Kỳ và Châu Âu có chung nhiều lợi ích và cũng chia sẻ nhiều giá trị. Cả hai bên, cũng như vùng Châu Á-Ấn Độ Dương, đều được hưởng lợi nếu cùng khai thác được mối quan hệ một cách chiến lược. Nổi tiếng về tính cách "thực dụng" và suy nghĩ "không theo khuôn khổ", tổng thống Trump và tổng thống Macron có thể thúc đẩy quan hệ Mỹ-Pháp theo đúng hướng.

Thu Hằng

*******************

G7 : Đoàn kết chống Nga, cứng rắn với Bắc Triều Tiên, chia rẽ về Iran (RFI, 23/04/2018)

Trong cuộc họp cấp ngoại trưởng ngày 22/04/2018 tại Toronto, các cường quốc thuộc khối G7 đã tỏ ra đoàn kết để đương đầu với Nga. Tuy nhiên, nếu như thái độ cứng rắn trước Bắc Triều Tiên được ngoại trưởng bảy nước nhất trí, hồ sơ hạt nhân Iran vẫn gây chia rẽ các thành viên trong ngày làm việc 23/04.

quocte4

Ngoại trưởng Canada Freeland (g) và các đồng nhiệm trong nhóm G7 tại Toronto (Ontario, Canada) ngày 22/04/2018. Reuters/Fred Thornhill

Phát biểu với báo giới, một quan chức ngoại giao Mỹ cho biết : "Có sự đoàn kết trong khối G7 nhằm phản đối thái độ tai hại của Nga". Ngoài ra, ngoại trưởng các nước cũng liệt kê một số biện pháp "để ngăn chặn các xu hướng tiêu cực của điện Kremlin đang đe dọa đến hòa bình và an ninh". Theo AFP, các cuộc thảo luận cũng đề cập đến việc "củng cố nền dân chủ để chống lại can thiệp từ nước ngoài", ám chỉ đến nghi án Nga can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ 2016.

Ngày 22/04, đánh giá về vai trò của Nga khi trả lời đài Fox News từ Paris trước khi lên đường thăm Mỹ, tổng thống Pháp nhận định "không bao giờ được tỏ ra yếu đuối trước tổng thống Putin. Nếu chúng ta yếu đuối, người ta lợi dụng nó để làm suy yếu các nền dân chủ". Đây cũng là quan điểm của ngoại trưởng Pháp Jean- Yves Le Drian tại Toronto, "cần phải cứng rắn" những vẫn tiếp tục tìm cách đối thoại với Moskva.

Bắc Triều Tiên và Iran là hai hồ sơ quốc tế được đưa ra thảo luận nội bộ trong ngày 23/04. Trước hết, các ngoại trưởng G7 sẽ ra thông cáo chung khẳng định không nới lỏng sức ép và trừng phạt quốc tế đối với chế độ Bình Nhưỡng để đạt đến mục tiêu cuối cùng là "phi hạt nhân hóa hoàn toàn, có thể kiểm chứng được và không thể đảo ngược được" trên bán đảo Triều Tiên.

Hồ sơ hạt nhân Iran là chủ đề bất đồng giữa Mỹ và 4 nước thành viên Hội Đồng Bảo An cùng với Đức. Ngày 12/05, tổng thống Donald Trump sẽ quyết định duy trì hay từ bỏ thỏa thuận đã ký với Iran vào năm 2015, luôn bị ông đánh giá là quá khoan dung. Nhiều ngoại trưởng đã nỗ lực thuyết phục quyền ngoại trưởng Mỹ John Sullivan để Washington không vứt bỏ thỏa thuận, vì như vậy sẽ tạo điều kiện cho Iran rút khỏi thỏa thuận và điều này sẽ gây ra "những hậu quả nghiêm trọng".

Thuyết phục tổng thống Mỹ duy trì thỏa thuận hạt nhân với Iran là điểm chủ đạo trong chuyến công du của tổng thống Pháp Emmanuel Macron từ ngày 23 đến 25/04, vì theo ông Macron, hiện tại "không có phương án B".

Theo điện Kremlin, trong cuộc điện đàm tối 22/04, tổng thống Pháp và đồng nhiệm Nga đã nhất trí là phải duy trì thỏa thuận hạt nhân với Iran. Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov cũng cho biết Bắc Kinh và Moskva sẽ ngăn chặn mọi ý đồ "phá hoại" thỏa thuận trên.

Thu Hằng

Quay lại trang chủ
Read 661 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)