Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

lundi, 17 juin 2024 10:44

Hội nghị hòa bình cho Ukraine

Đường dẫn đến chấm dứt chiến tranh còn dài và bất định

Anh Vũ, RFI, 17/06/2024

Hội nghị vì hòa bình tại Ukraine tổ chức tại Thụy Sĩ đã khép lại sau hai ngày thảo luận, với sự tham dự của hơn 90 lãnh đạo các nước và tổ chức quốc tế. Kiev đã mở rộng phạm vi sự ủng hộ, nhưng các nước phương Nam giữ thái độ dè dặt. Một lộ trình hòa bình cho Ukraine còn nhiều bất định. 

hoinghi1

Tổng thống Volodymyr Zelensky trong phiên họp toàn thể tại Hội nghị vì hòa bình cho Ukraine, Thụy Sĩ, ngày 16/06/2024. AFP - Urs Flueeler

Nước chủ nhà Thụy Sĩ ngày từ đầu đã đề ra mục tiêu chính cho hội nghị là nhằm phác thảo một lộ trình định hướng cho các cuộc đàm phán hòa bình cho Ukraine trong tương lai. Tuy nhiên, vắng mặt đại diện Nga và Trung Quốc trên các bàn thảo luận, con đường đi đến chấm dứt chiến tranh cho Ukraine có vẻ mơ hồ và xa vời.

Sau 2 ngày làm việc, 84 quốc gia đã ký thông cáo cuối cùng của hội nghị vì hòa bình ở Ukraine. Nội dung chủ chốt của văn kiện là tái khẳng định sự ủng hộ đối với "toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine", phản đối "việc quân sự hóa an ninh lương thực" và kêu gọi "hồi hương trẻ em Ukraine bị cưỡng bức đưa sang Nga". Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Saudi Arabia và Nam Phi đều từ chối ký thông cáo, mặc dù một số vấn đề gai góc đã được lược bớt trong văn kiện.

Tuy nhiên, hội nghị đã mang lại cho Kiev cơ hội đề cao sự hỗ trợ cần thiết của các đồng minh phương Tây để Ukraine có thêm sinh khí tiếp tục chiến đấu với kẻ thù lớn hơn nhiều. Thụy Sĩ, nhà tổ chức hội nghị này có tham vọng quy tụ càng nhiều quốc gia càng tốt, tham gia phác thảo một lộ trình hướng tới hòa bình làm tiền để để Nga có thể chấp nhận đàm phán.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky có thể hài lòng về số lượng quan khách tới dự hội nghị. Với ông, mục tiêu của hội nghị tại Thụy Sĩ trên hết là chứng tỏ các đồng minh luôn sát cánh với Ukraine, dù vào thời điểm mà những tin xấu đang chồng chất ở ​​phía trước. Hơn na, không ch có các nước phương Tây, s nghip chính nghĩa ca Ukraine đang được s ng h rng rãi trên khp thế gii.

Tinh thần của người dân Ukraine đang suy sụp sau hơn hai năm chiến tranh. Bất kỳ sự hỗ trợ nào, dù mang tính biểu tượng hay thậm chí một sự ủng hộ tinh thần, đều sẽ được hoan nghênh.

Trong bài phát biểu hôm Chủ nhật 16/06, tổng thống Volodymyr Zelensky đã giải thích rằng ông muốn tập hợp càng nhiều quốc gia càng tốt, theo một số nguyên tắc mà "một khi được đưa ra bàn và được tất cả mọi người chấp nhận, sẽ được truyền đạt tới các đại diện của Nga để chúng ta có thể chấm dứt chiến tranh".

Trong khi đó, chính Kiev đã không muốn mời Moskva nga dự hội nghị. Kremlin ngay từ đầu đã khẳng định Thụy Sĩ, tổ chức sự kiện, không trung lập và nhạo báng hội nghị "vô bổ", "tốn thời gian". Trung Quốc từ chối tham gia vì lý do Nga vắng mặt.

Theo ghi nhận của Reuters, vì không có một con đường rõ ràng nào mở ra cho một tiến trình hòa bình, nên hội nghị mới tập trung vào các vấn đề ngoài lề của cuộc chiến như an ninh hạt nhân, an toàn lương thực vì Ukraine là nước xuất khẩu ngũ cốc lớn của thế giới... Nhưng hội nghị đã bỏ qua nhiều câu hỏi khó như : giải pháp hậu chiến cho Ukraine sẽ ra sao ? Liệu Ukraine có thể gia nhập NATO trong tương lai ? Hay việc rút quân của hai bên sẽ thế nào trong trường hợp có thỏa thuận.

Hôm thứ Sáu, trước ngày khai mạc hội nghị, Moskva ngang nhiên đưa ra điều kiện trên thế của kẻ mạnh. Vladimir Putin cho biết sẵn sàng thương lượng, nếu Kiev chấp nhận từ bỏ đòi hỏi chủ quyền bốn vùng miền Đông mà ông đã ký sắc lệnh sáp nhập vào Liên bang Nga gồm Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporijjia. Như vậy, cộng với bán đảo Crimea thì Ukraine sẽ phải mất 25% lãnh thổ. Hơn nữa, Moskva yêu cầu Kiev từ bỏ toàn bộ dự định gia nhập NATO. Những điều kiện này tất nhiên là không thể chấp nhận được. Ngay lập tức tổng thống Zelensky và các lãnh đạo phương Tây coi đề nghị của Nga là một tối hậu thư đòi Ukraine đầu hàng.

Ngoại trưởng Ukraine, Dmytro Kuleba, sau đó cho biết, "tất nhiên, chúng tôi hoàn toàn hiểu rằng sẽ đến lúc cần phải nói chuyện với Nga, tuy nhiên, quan điểm của chúng tôi rất rõ ràng : chúng tôi sẽ không cho phép Nga nói ra ngôn ngữ của tối hậu thư như hiện nay".

Nếu coi hội nghị vì hòa bình cho Ukraine tại Thụy Sĩ là phác thảo cho một lộ trình đi tới một cuộc đàm phán với Nga, nhưng dường như cái đích đến còn ở rất xa.

Anh Vũ

***************************

Thượng đỉnh Hòa bình Ukraine : Vì sao Việt Nam được mời nhưng không tham dự ?

BBC, 17/06/2024

Dù được mời tới Thượng đỉnh Hòa bình Ukraine tại Thụy Sĩ, Việt Nam đã không tới tham dự.

Cố vấn chính trị, Phó Đại sứ Ukraine tại Việt Nam, bà Nataliya Zhynkina, cho BBC News tiếng Việt biết thông tin trên hôm 17/6.

hoinghi2

Hình ảnh một số lãnh đạo quốc gia tham dự Thượng đình Hòa bình Ukraine tại Thụy Sỹ (15-16/6/2024)

Trước thượng đỉnh nói trên, một số nhà quan sát từng đưa ra nhận định về khả năng Việt Nam tham dự thượng đỉnh nói trên.

Trong bài viết đăng tải trên chuyên trang Fulcrum hôm 6/6, Tiến sĩ Ian Storey, học giả của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS – Yusof Ishak Institute) tại Singapore từng viết rằng Việt Nam, Myanmar, và Lào là ba quốc gia trong ASEAN có thể không tham dự.

Ông phân tích :

"Cả Việt Nam và Lào đều từng bỏ phiếu trắng tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc trong các nghị quyết lên án việc Nga xâm lược Ukraine.

"Việc tham dự thượng đỉnh sẽ bị Moscow xem là hành động không thân thiện".

Thượng đỉnh Hòa bình Ukraine vừa diễn ra vào hai ngày 15-16/6 tại khu nghỉ dưỡng Bürgenstock của Thụy Sĩ.

Hôm 6/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nói rằng Việt Nam "hoan nghênh và sẵn sàng tham gia các nỗ lực trung gian hoà giải quốc tế, nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình, bền vững cho xung đột Nga – Ukraine, phù hợp với luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hiệp Quốc"..

Tuy nhiên, Việt Nam không có tên trong hơn 90 quốc gia tham dự Thượng đỉnh Hòa bình Ukraine.

Tổng cộng, Ukraine đã gửi thư mời tham gia thượng đỉnh đến khoảng 160 quốc gia và tổ chức.

Trong đó, Nga không được mời tham dự, Trung Quốc và Campuchia được mời nhưng tuyên bố không tham gia vì không có Nga.

Việt Nam cho đến nay luôn khẳng định "là bạn, là đối tác tin cậy của Liên bang Nga", luôn nhắc tới sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô trước đây cũng như Nga ngày nay.

Hôm 17/6, Reuters dẫn lời nhiều quan chức cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ thăm Hà Nội vào tuần này và nhấn mạnh lòng "trung thành" của Việt Nam đối với Nga.

Chuyến thăm dự kiến của Putin cũng vấp phải chỉ trích từ Mỹ.

Theo các quan chức, ông Putin dự kiến sẽ gặp Chủ tịch nước Tô Lâm và các nhà lãnh đạo khác trong chuyến thăm kéo dài hai ngày vào 19-20/6.

Trung Quốc kêu gọi Nga và Ukraine hòa đàm

Trong một diễn biến khác, dù từ chối tham dự Thượng đỉnh Hòa bình Ukraine tại Thụy Sĩ, Trung Quốc đã kêu gọi Nga và Ukraine hòa đàm càng sớm càng tốt.

"Trung Quốc kêu gọi các bên có liên quan tới cuộc xung đột thể hiện thiện chí chính trị, ngồi lại với nhau và bắt đầu các cuộc hòa đàm sớm nhất có thể để đạt được thỏa thuận ngừng bắn và chấm dứt các hoạt động quân sự", ông Geng Shuang, Phó Đại diện thường trú của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, phát biểu tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hôm thứ Sáu 14/6.

Việc Trung Quốc không tham gia thượng đỉnh lần này đã làm dấy lên những nghi vấn về tính trung lập của Bắc Kinh trong cuộc chiến ở Ukraine.

Ngày 15/6, ông Jake Sullivan, Cố vấn An ninh Quốc gia của Nhà Trắng, nói bên lề Thượng đỉnh Hòa bình tại Thụy Sỹ rằng việc Trung Quốc vắng mặt có thể là do chịu áp lực từ Nga và hành động này nhất quán với việc Trung Quốc "hỗ trợ Nga vận hành cỗ máy chiến tranh".

"Tôi cho rằng họ không ở đây vì [Vladimir] Putin đã yêu cầu họ không đến, và họ tuân theo yêu cầu của Putin", ông Sullivan nói với các phóng viên tại khu nghỉ dưỡng của Thụy Sĩ. "Trung Quốc đã khẳng định rằng họ ủng hộ hòa bình ở Ukraine. Một cách tốt để chứng tỏ điều đó đã là đến đây".

Cũng vào ngày 15/6, trong buổi họp báo của Liên Hiệp Quốc về việc cung cấp vũ khí cho Ukraine, ông Geng Shuang đã bảo vệ "tính khách quan và trung lập" của Trung Quốc, theo South China Morning Post (SCMP).

Ông cũng cáo buộc Mỹ "tuyên truyền sự dối trá rằng Trung Quốc đã hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Nga".

Trả lời báo chí vào cùng ngày 15/6, ông Igor Zhovkva, Phó Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine, nói rằng thượng đỉnh lần này "nhằm tập hợp các quốc gia sẵn sàng hành động để mang lại hòa bình cho Ukraine".

Theo ông Zhovkva, người Ukraine muốn sự tham gia của các quốc gia vẫn đang duy trì quan hệ với Nga.

Họ cho rằng đó là những quốc gia có thể tác động tới Moscow trong việc đưa ra đề xuất hòa bình với Ukraine.

Tham gia thượng đình lần này có cả những quốc gia không phải đối tác thân thiết của Ukraine, bao gồm Saudi Arabia và Kenya.

Ngoại trưởng Saudi Arabia từng cảnh báo rằng Ukraine sẽ phải thỏa hiệp, Kenya từng lên tiếng phản đối các biện pháp trừng phạt mới đây đối với Nga.

‘Sẽ tổ chức hòa đàm ngay hôm sau nếu Nga rút quân’

Ngày 16/6, trong khuôn khổ Thượng đỉnh Hòa bình Ukraine, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã nói rằng Kyiv sẽ tổ chức hòa đàm với Moscow ngay hôm sau nếu Nga rút quân ra khỏi lãnh thổ của Ukraine.

Cũng tại đây, ông Zelensky đã phát biểu rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ không chủ động chấm dứt cuộc chiến và phải bị ngăn chặn "bằng mọi giá", bao gồm cả các biện pháp quân sự và ngoại giao.

Ông Zelensky từng nói rằng Ukraine muốn "thử giải quyết bằng ngoại giao" và chứng minh rằng "những nỗ lực chung" có thể giúp chấm dứt chiến tranh.

Theo bài viết ngày 16/6 trên Politico, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã tuyên bố Ukraine sẽ không trực tiếp đàm phán với Nga, mà đang nỗ lực xây dựng một liên minh các bên trung gian để giúp chấm dứt chiến tranh ở Ukraine.

Ông cũng nói thêm rằng lý do Nga không được mời vì nếu "Nga quan tâm đến hòa bình thì đã không có chiến tranh".

Trước đó, ngày 14/6, ông Putin đã ra điều kiện ngừng bắn nếu Ukraine rút binh sĩ khỏi bốn vùng mà Moscow sáp nhập hồi năm 2022, là Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia.

Ukraine chưa bao giờ công nhận việc sáp nhập này.

Tại Thượng đỉnh Hòa bình Ukraine, nhiều quốc gia đã phản đối đề xuất nói trên của ông Putin.

Thủ tướng Italy Giorgia Meloni gọi kế hoạch của Tổng thống Nga là "tuyên truyền", ngụ ý rằng Nga đang đề xuất rằng Ukraine "phải rút lui khỏi Ukraine".

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng bác bỏ và gọi cho rằng đề xuất này thể hiện một "sự hòa bình độc tài".

Thủ tướng Anh Rishi Sunak chỉ trích ông Putin "thêu dệt dối trá về việc ông ta sẵn sàng đàm phán".

Ông nói thêm rằng các quốc gia đang cung cấp vũ khí cho Nga "đang ở sai phía của lịch sử".

Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine, ông Andriy Yermak, nói với BBC rằng Ukraine sẽ "không khoan nhượng về độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ".

Kết thúc thượng đỉnh, gần 80 quốc gia thể hiện cam kết đối với sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.

Văn bản chung của thượng đỉnh ủng hộ việc Ukraine khôi phục quyền kiểm soát đối với nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia hiện đang bị Nga chiếm đóng, cùng với việc trao đổi tất cả tù nhân và trả lại trẻ em bị Nga bắt cóc.

Văn bản này cũng gọi cuộc xâm lược của Nga là "chiến tranh", một cụm từ mà Moscow luôn phản đối.

Những vấn đề gây tranh cãi nhất, như tình trạng các khu vực mà Nga đang chiếm đóng, sẽ được giải quyết sau.

Trả lời báo giới sau cuộc họp, ông Zelensky cảm ơn các nhà lãnh đạo thế giới đã tham dự, cho biết ông rất biết ơn rằng những quốc gia này đã thể hiện sự độc lập và đến tham dự thượng đỉnh dù phải chịu áp lực từ Nga.

"Cuộc họp thượng đỉnh này cho thấy sự hỗ trợ từ quốc tế [đối với Ukraine] không hề suy yếu", ông nói, nhấn mạnh rằng các quốc gia trước đây không tham gia vào nỗ lực ngoại giao hiện đã tham gia vào quá trình này.

Trước đó, trong cuộc họp hôm 13/6, khối G7 đã nhất trí soạn một dự thảo cho Ukraine vay 50 tỷ USD.

Khoản này được trích từ tiền lãi của khoản 300 tỷ USD của Nga bị phong tỏa ở nước ngoài.

Ngoài ra, Kyiv đã kí với Washington một thỏa thuận an ninh song phương 10 năm để tăng cường khả năng phòng thủ của Ukraine.

Theo đó, Mỹ sẽ cung cấp thiết bị quân sự, đào tạo nhân lực, chia sẻ tình báo, hỗ trợ công nghiệp quốc phòng… cho Ukraine.

Nhật Bản cũng đã cam kết cung cấp 4,5 tỷ USD cho Ukraine trong năm nay.

Nguồn : BBC, 17/06/2024

*****************************

Đin Kremlin ch trích kết qu hi ngh v Ukraine mà không có Nga

Reuters, VOA, 17/06/2024

Nga hôm th Hai nói hi ngh do Thy Sĩ t chc v cuc chiến Ukraine đã mang li kết qu không đáng k và cho thy s vô ích ca vic t chc các cuc đàm phán mà không có Moscow.

hoinghi3

Người phát ngôn Đin Kremlin - Dmitry Peskov.

Bình lun ca Đin Kremlin là v hi ngh thượng đnh hi cui tun, nơi các cường quc phương Tây và đng minh lên án vic Nga xâm lược Ukraine nhưng không thuyết phc được các quc gia ln không liên kết tham gia vào tuyên b cui cùng ca h.

Người phát ngôn Đin Kremlin Dmitry Peskov nói kết qu ca cuc hp mà Nga không được mi tham d là "gn như bng 0".

Trong cuc hp báo thường nht vi các phóng viên, ông Peskov được hi liu vic các nước như Hungary, Serbia và Th Nhĩ K tham gia cuc hp và ký tuyên b có làm hng mi quan h ca Nga vi h hay không.

"Không, nó s không làm hng. Tt nhiên, chúng tôi s xem xét quan đim mà các quc gia này đã đưa ra. Điu này rt quan trng đi vi chúng tôi và chúng tôi s tiếp tc gii thích lý do ca mình cho h", ông Peskov nói.

"Nhiu nước trong s h, và đây là quan đim chung v s kin này, đã xác nhn h ý thc v vic không có trin vng cho bt k cuc tho lun nghiêm túc, thc cht nào mà không có s hin din ca đt nước chúng tôi... Nếu chúng ta nói v hiu qu tng th ca cuc hp này, nó gn như bng không".

Tng thng Vladimir Putin tun trước nói Nga sn sàng chm dt chiến tranh, nhưng ông đt ra các điu kin cho Ukraine là t b tham vng vào NATO và rút quân khi 4 khu vc mà Nga tuyên b ch quyn, điu mà Kyiv bác b vì coi đó tương đương vi đu hàng.

"Tt nhiên, chúng tôi hiu rt rõ rng s đến lúc cn phi nói chuyn vi Nga", Ngoi trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nói. "Tuy nhiên, quan đim ca chúng tôi rt rõ ràng : Chúng tôi s không cho phép Nga nói theo ngôn ng ti hu thư như nước này đang nói hin nay".

Ông Peskov nói rng điu mà ông gi là sáng kiến hòa bình ca ông Putin vn nm trong chương trình ngh s và tái khng đnh quan đim ca Moscow rng Nga sn sàng đi thoi.

Hãng thông tn nhà nước TASS dn li Giám đc tình báo nước ngoài Nga, Sergei Naryshkin, hôm th Hai nói rng nếu các điu kin ca ông Putin b bác b, chúng s được thay thế bng nhng điu khon mi và cng rn hơn.

Bước sang năm th ba ca cuc chiến, Nga kim soát gn 1/5 din tích Ukraine và đã dn dn tiến lên trên mt s mt trn k t tháng Hai.

Hơn 90 quc gia đã tham d các cuc đàm phán kéo dài hai ngày ti Thy Sĩ. Tuy nhiên, quyết đnh không tham gia ca Trung Quc gn như là khiến hi ngh thượng đnh không đt được mc tiêu ca Ukraine là thuyết phc các nước ln t "phía Nam đa cu" tham gia cô lp Nga.

Tuyên b cui cùng ca hi ngh thượng đnh kêu gi khôi phc quyn kim soát ca Ukraine đi vi nhà máy ht nhân Zaporizhzhia và các cng trên Bin Azov.

Tương ng vi nhng mc tiêu khiêm tn hơn đã được nêu ra, hi ngh đã b qua nhng vn đ khó khăn hơn v vic gii quyết hu chiến cho Ukraine ra sao, liu Ukraine có th gia nhp liên minh NATO hay vic rút quân t c hai bên có th din ra như thế nào.

Reuters

Additional Info

  • Author Anh Vũ, BBC, Reuters
Published in Quốc tế

Vắng các nước "phương Nam" chủ chốt, Hội nghị hòa bình cho Ukraine khó đạt mục tiêu.

Hội nghị vì hòa bình cho Ukraine, tổ chức tại Thụy Sĩ, sẽ diễn ra trong hai ngày, 15 và 16/06/2024. Hội nghị dự kiến, sẽ có sự tham dự của đại diện khoảng 90 quốc gia, từng được kỳ vọng sẽ là một bước tiến đáng kể trong quá trình tìm kiếm hòa bình cho Ukraine, nạn nhân của cuộc xâm lược Nga. Tuy nhiên, theo giới quan sát, sự vắng mặt của nhiều quốc gia "phương Nam" chủ chốt khiến cho mục tiêu gia tăng áp lực với Nga là điều khó thực thi.

puongnam1

Địa điểm tổ chức Hội nghị Hòa bình Ukraine, ở Buergenstock, Thụy Sĩ. Ảnh chụp ngày 13/06/2024. AP - Urs Flueeler

Kể từ khi Thụy Sĩ chấp nhận đăng cai tổ chức Hội nghị vì Hòa bình cho Ukraine, chính quyền Kiev đã gia tăng các nỗ lực ngoại giao để thu hút sự tham gia của đông đảo các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc. Ukraine hy vọng sự hiện diện của các cường quốc "phương Nam", bên ngoài đồng minh phương Tây, tại hội nghị ở Bürgenstock, sẽ làm gia tăng áp lực lên Nga.

Tuy nhiên, các vận động ngoại giao của Kiev đã không mang lại kết quả mong muốn. Khoảng một nửa trong số 90 quốc gia tham gia hội nghị là các nước Châu Âu, vốn là đồng minh của Ukraine. Đa số các quốc gia phương Nam chủ chốt không nhận lời mời tham dự hội nghị, cụ thể là Indonesia, Ai Cập, Nam Phi, Saudi Arabia… Ấn Độ cũng vắng mặt. Brazil chỉ cử đại diện ở cấp đại sứ, với tư cách quan sát viên. Trung Quốc tuyên bố một hội nghị tìm kiếm hòa bình vắng mặt một bên tham chiến, là Nga, sẽ không có ý nghĩa gì. Trừ phi có bất ngờ vào phút chót, hiện tại Bắc Kinh không có ý định cử đại diện tham gia.

Kỳ vọng của Kiev

Kỳ vọng của Kiev là hội nghị ở Thụy Sĩ sẽ là cơ hội để các bên tham dự "thống nhất về các nguyên tắc" giúp chấm dứt chiến tranh. Đối với tổng thống Ukraine, hội nghị Thụy Sĩ chính là "cơ hội thực sự đầu tiên để xác lập một nền hòa bình công bằng", và Moskva có thể tham gia vào các đàm phán tìm giải pháp để kết thúc chiến tranh tại Ukraine trong giai đoạn tiếp theo, sau khi quốc tế "thống nhất một kế hoạch chung" tại hội nghị Thụy Sĩ. Sự vắng mặt của các quốc gia chủ chốt "phương Nam" khiến kế hoạch dự kiến nói trên ít mang tính đại diện cho cộng đồng quốc tế hơn. 

Hố sâu ngăn cách ngày càng lớn giữa các nước phương Tây với phần còn lại của thế giới. Đại đa số các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc lên án cuộc xâm lược Ukraine của Nga, nhưng đại đa số các nước phương Nam không tham gia vào các biện pháp trừng phạt của phương Tây chống Nga. Đa số các quốc gia phương Nam chủ chốt không muốn chọn bên, mà chỉ có ý định đóng vai trò trung gian cho các đàm phán giữa Ukraine và Nga.

Đa số các nước "phương Nam" không muốn chọn bên

Thổ Nhĩ Kỳ có mặt tại Hội nghị. Ankara từng là quốc gia chủ nhà nơi diễn ra các đàm phán giữa Nga và Ukraine trong những tháng đầu chiến tranh. Theo chuyên gia Anna Jacob, viện tư vấn International Crisis Group, Saudi Arabia muốn "duy trì vị thế của một nước trung lập, để có thể đóng vai trò trung gian trong các đàm phán" giữa Ukraine và Nga sau này. Trước thềm hội nghị, ngày 23/05, Brazil và Trung Quốc ra một tuyên bố chung 6 điểm về cuộc chiến Nga chống Ukraine, nhấn mạnh đến việc "không mở rộng chiến sự", "không sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt", nhưng không nói đòi Nga rút quân khỏi các vùng chiếm đóng tại Ukraine.

Tuy nhiên sự vắng mặt của nhiều quốc gia phương Nam chủ chốt không có nghĩa là Hội nghị vì Hòa bình cho Ukraine, do Thụy Sĩ đăng cai là vô nghĩa. Hội nghị này ít nhất cũng là dịp để Kiev và các đồng minh siết chặt đoàn kết, để khẳng định một số điểm, trong "kế hoạch hòa bình của Kiev", được coi là có khả năng đạt đồng thuận cao. Cụ thể trong các vấn đề dễ nhận được sự ủng hộ của các nước phương Nam, như bảo đảm an toàn cho lưu thông hàng hải tại Biển Đen, để Ukraine có thể tiếp tục xuất khẩu ngũ cốc, điều có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh lương thực toàn cầu, hay bảo đảm an toàn cho nhà máy điện nguyên tử lớn nhất Châu Âu ở Zaporijjia.

Tương quan lực lượng trên chiến trường là căn bản

Chính quyền Thụy Sĩ dự kiến thông cáo chung của hội nghị vì hòa bình công bằng và bền vững cho Ukraine sẽ dựa trên kế hoạch 10 điểm của Kiev, và các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, Nga cương quyết không từ bỏ các yêu sách tại Ukraine, và chỉ chấp nhận thương thuyết nếu Kiev chấp nhận từ bỏ chủ quyền với các vùng đất mà Moskva đã chiếm. Bình luận về vấn đề này, nhật báo Pháp Les Echos, nhận xét các tuyên bố về hòa bình cho Ukraine chắc chắn không mang lại thay đổi đáng kể, triển vọng của xung đột hiện nay phụ thuộc nhiều vào tương quan lực lượng trên chiến trường.

Les Echos dẫn lại nhận định của thủ tướng Phổ Otto von Bismarck (cuối thế kỷ 19) : "Ngoại giao mà thiếu vũ khí cũng giống như âm nhạc mà không có nhạc cụ". Thỏa thuận an ninh 10 năm với Mỹ, mà Ukraine vừa ký kết hôm qua bên lề thượng đỉnh G7 ở Ý, chắc chắn có ý nghĩa quan trọng với Kiev hơn là tuyên bố của Hội nghị Hòa bình tại Bürgenstock, Thụy Sĩ.

Trọng Thành

Nguồn : RFI, 14/06/2024

*****************************

Zelensky kỳ vọng thỏa thuận an ninh Mỹ-Ukraine mở đường gia nhập NATO

Thu Hằng, RFI, 14/06/2024

Ngày 13/06/2024, bên lề thượng đỉnh G7 tại Ý, nguyên thủ Mỹ và Ukraine đã ký thỏa thuận an ninh song phương có thời hạn 10 năm. Tổng thống Joe Biden đánh giá thỏa thuận là "một dấu hiệu mạnh mẽ cho sự ủng hộ (của Mỹ) đối với Ukraine", còn tổng thống Volodymyr Zelensky hoan ngênh "một ngày lịch sử" mở đường cho Ukraine gia nhập Liên minh Bắc Đại Tây Dương NATO.

zelensky1

Tổng thống Joe Biden và đồng cấp Volodymyr Zelensky sau lễ ký kết thỏa thuận an ninh Mỹ-Ukraine. Ảnh ngày 13/06/2024. AP - Alex Brandon

Toàn bộ thỏa thuận, gồm 11 điều, được đăng trên trang web của tổng thống Ukraine. Theo điều II, liên quan đến hợp tác an ninh và quốc phòng, Hoa Kỳ cam kết giúp Kiev củng cố quân đội, đào tạo quân nhân và hợp tác với với tổ hợp công nghiệp quân sự Ukraine. Ngoài ra, hai bên cam kết hợp tác về tái thiết kinh tế và cải cách (điều III), cải cách thể chế để thúc đẩy tiến trình hội nhập vào Liên Âu - Đại Tây Dương (điều IV)…

Trong buổi họp báo chung với tổng thống Joe Biden sau lễ ký kết, tổng thống Zelensky phát biểu thỏa thuận "cho thấy Hoa Kỳ ủng hộ Ukraine gia nhập NATO trong tương lai và công nhận rằng thỏa thuận an ninh (song phương) mở đường cho Ukraine hội nhập NATO". Cùng ngày, Ukraine cũng ký thỏa thuận an ninh với Nhật Bản.

Tổng thống Ukraine là khách mời tại thượng đỉnh G7 do Ý tổ chức. Ngày làm việc đầu tiên (13/06) được dành thảo luận về việc sử dụng tài sản của Nga để hỗ trợ Ukraine phòng vệ. Các nhà lãnh đạo G7 đã nhất trí về "khoản vay liên đới" 50 tỉ đô la và sẽ chuyển khoản tiền này cho Kiev "từ nay đến cuối năm", theo thủ tướng Ý Giorgia Meloni, để chuẩn bị ngân sách kháng chiến cho năm 2025. Tổng thống Zelensky hoan nghênh quyết định của G7 và cho rằng "Nga phải thanh toán là chuyện công bằng".

Trên chiến trường, Ukraine tiếp tục bị Nga oanh kích. Không quân Ukraine thông báo bắn hạ 14 tên lửa (trong đó có 10 tên lửa hành trình Kh-101/Kh-555 được bắn từ oanh tạc cơ chiến lược Tu-95 MS) và 17 drone của Nga trong đêm 13-14/06. Phía Nga cũng cho biết đã bắn hạ 87 drone của Ukraine, tập trung chủ yếu vào các vùng biên giới Belgorod, Volgodrad, Voronej, Koursk, Rostov, Crimea.

Thu Hằng

Additional Info

  • Author Trọng Thành, Thu Hằng
Published in Quốc tế